1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề bài lập bảng khảo sát, phân tích từ hán việt và Điển cố, thành ngữ gốc hán trong 50 câu truyện kiều ( từ câu 2251 – câu 2300)

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 383,3 KB

Nội dung

Đóng góp không nhỏ cho sự thành công của ngôn ngữ trong “Truyện Kiều” là cách Nguyễn Du sử dụng và sáng tạo từ Hán Việt - một bộ phận quan trọng chiếm dung lượng lớn trong vốn từ vựng Ti

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA NGỮ VĂN

BÀI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC PHẦN: TỪ HÁN VIỆT: LÍ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH

Đề bài: Lập bảng khảo sát, phân tích từ Hán Việt và điển cố, thành ngữ gốc Hán

trong 50 câu Truyện Kiều ( từ câu 2251 – câu 2300)

Giảng viên: PGS TS Hà Văn Minh Lớp tín chỉ: PHIL430-K71SP Văn.01_LT Sinh viên: Tăng Thảo Nguyên

Mã sinh viên: 715601296

Số thứ tự: 40

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2024

Trang 2

I MỞ ĐẦU

Nguyễn Du là một trong những nhà thơ kiệt xuất nhất của nền văn học Việt Nam Trong số những tác phẩm của đại thi hào ấy, “Truyện Kiều” từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, không chỉ bởi nội dung sâu sắc, bởi tấm lòng chứa chan tinh thần nhân đạo của nhà thơ mà còn bởi tài năng sử dụng và sáng tạo ngôn ngữ hiệu quả và độc đáo Đóng góp không nhỏ cho sự thành công của ngôn ngữ trong

“Truyện Kiều” là cách Nguyễn Du sử dụng và sáng tạo từ Hán Việt - một bộ phận quan trọng chiếm dung lượng lớn trong vốn từ vựng Tiếng Việt Từ Hán Việt, điển

cố và thành ngữ gốc Hán được sử dụng thuần thục và đầy độc đáo trong “Truyện Kiều” là minh chứng cho tài năng hơn người, vốn sống, vốn tri thức phong phú uyên bác của bậc thi hào Thông qua những tìm hiểu khái quát về Nguyễn Du và “Truyện Kiều” và bảng thống kê từ Hán Việt, điển cố thành ngữ Hán Việt, người viết mong đem đến cho độc giả cái nhìn rõ nét hơn về giá trị của việc sử dụng từ Hán Việt, điển

cố và thành ngữ gốc Hán và tác dụng của nó trong sáng tác văn chương

II KHÁI QUÁT TÁC GIẢ NGUYỄN DU VÀ TÁC PHẨM “TRUYỆN KIỀU”

1 Tác giả Nguyễn Du

Nguyễn Du (1765–1820), tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, là một trong những nhà thơ lớn nhất của Việt Nam Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Cha ông, Nguyễn Nghiễm, là một đại thần triều Lê, giữ chức Tể tướng, còn mẹ là bà Trần Thị Tần, người gốc Bắc Ninh Nguyễn Du lớn lên trong một gia đình có truyền thống học vấn, văn chương, nhưng sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, điều này đã giúp tâm hồn ông sớm trưởng thành và thấu hiểu được thế thái nhân tình, những thiện ác trắng đen của xã hội Sống trong thời kỳ đầy biến động của lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, ông thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với nỗi đau khổ của con người, đặc biệt là số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Tác phẩm của

Trang 3

ông lên án mạnh mẽ những bất công hủ tục trong xã hội, thể hiện niềm xót thương đau đớn trước những số phận bất hạnh bị áp bức, là tiếng nói trăn trở đau đáu vì con người vẫn sẽ vang vọng khắp ngàn năm

2 Tác phẩm “Truyện Kiều”

"Truyện Kiều", tên đầy đủ là "Đoạn Trường Tân Thanh", là một trong những kiệt tác nổi tiếng nhất của đại thi hào Nguyễn Du Tác phẩm được viết vào khoảng cuối thế kỷ

XVIII, đầu thế kỷ XIX, trong bối cảnh xã hội Việt Nam phong kiến đầy biến động Truyện

Kiều được sáng tác dựa trên cốt truyện của "Kim Vân Kiều Truyện", một tiểu thuyết

chương hồi của tác giả Trung Quốc Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng đã Nguyễn Du sáng tạo lại trở thành một tác phẩm mang đậm dấu ấn và bản sắc dân tộc Việt Nam Tác phẩm gồm 3.254 câu thơ lục bát, kể về cuộc đời bi kịch của Thúy Kiều, qua đó phản ánh nỗi đau khổ

và bi kịch của con người trong xã hội phong kiến Cuộc đời gian truân của Thúy Kiều là biểu tượng cho số phận những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng chịu nhiều bất hạnh trong xã hội Nguyễn Du đã nêu lên tinh thần nhân đạo, đề cao quyền sống và khát vọng tự

do, hạnh phúc của con người, đặc biệt là người phụ nữ

Đoạn thơ được lựa chọn nhằm khảo sát từ Hán Việt, điển cố và thành ngữ Hán Việt bắt đầu từ câu thơ 2251 đến câu thơ 2300, nằm trong phần “Gia biến và lưu lạc” Từ Hải chiến thắng trở về đón Kiều, hai người bày tỏ tình cảm ái mộ và tin tưởng dành cho nhau Thuý Kiều cho Từ Hải biết những người có ân và những người gây oán với nàng, Từ Hải nổi giận quyết trả lại công bằng cho Kiều

III KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỪ HÁN VIỆT, ĐIỂN CỐ VÀ THÀNH NGỮ GỐC

HÁN

1 Định nghĩa về từ Hán Việt

Từ Hán Việt là những từ ngữ trong tiếng Việt được mượn từ tiếng Hán (Trung Quốc) Những từ này có nguồn gốc từ tiếng Hán, nhưng đã được viết bằng chữ nôm hoặc chữ quốc ngữ để phù hợp với ngữ cảnh và ngữ điệu của tiếng Việt

Trang 4

2 Định nghĩa về điển cố

Điển cố là một trong những biện phỏp tu từ cơ bản của văn chương cổ điển Đào Duy

Anh trong "Từ điển Hán - Việt" Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội - 2003 (tái bản) định nghĩa điển cố: “là những sự việc chộp trong sỏch vở xưa" Theo định nghĩa của Viện Ngôn ngữ học trong "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên) Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển

học - Hà Nội – 2006 thỡ lại cú sự phõn biệt giữa điển tớch và điển cố: “Điển cố là sự việc hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn trong thơ văn” và điển tích là: "Câu chuyện trong sách đời tr-ớc, đ-ợc dẫn lại một cách cô đúc trong tác phẩm"

Cú thể thấy, cú rất nhiều ý kiến khỏc nhau về cỏch định nghĩa về điển cố Song tổng hợp lại cỏc ý kiến, người viết đưa ra quan niệm của mỡnh, rằng điển cố là những sự việc, danh nhõn cú thật hoặc được cho là cú thật, cựng cả tớch truyện, câu chữ, ý văn thơ mẫu

mực từ x-a đựơc viện dẫn vào văn, thơ một cỏch cú chủ đớch theo nhu cầu của tỏc giả Điển

cố õm Hỏn Việt

Âm Hỏn Việt là một trong những đặc tớnh của điển cố Đặc tớnh của điển cố bao

gồm: điển cố õm thuần Việt- điển cố gốc Hỏn được dịch ra tiếng Việt, điển cố õm

Hỏn Việt là điển cố đọc õm Hỏn Việt, điển cố õm bỏn Việt húa là điển cố bao gồm

õm thuần Việt và õm Hỏn Việt,

Điển cố õm Hỏn Việt là điển cố đọc õm Hỏn Việt Vớ dụ như: tam sinh, huyờn

đường, tri õm, hay cỏc tờn nhõn vật, địa danh, tờn sỏch, tờn khỳc hỏt, từ cõu

chuyện lịch sử của Trung Hoa thường được giữ nguyờn õm Hỏn Việt: Chung Kỳ,

Thụi Trương, Quảng Lăng, Lõm Kiều, Đổng Tước,

3 Định nghĩa về thành ngữ và thành ngữ Hỏn Việt

Thành ngữ: cụm từ cố định, bền vững, cú tớnh nguyờn khối về ngữ nghĩa

nhằm thể hiện một quan niệm suy nghĩ một cỏch ngắn gọn, hàm sỳc Vớ dụ: xấu như

ma

Trang 5

Thành ngữ Hán Việt: Thành ngữ Hán Việt dùng để chỉ những kết cấu ngôn ngữ

rất ổn định, phổ thông, cô đọng về mặt ngữ nghĩa thịnh hành trong tiếng Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam và sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay Thành ngữ Hán Việt

có thể sử dụng từ nguyên bản từ gốc Hán, tuy nhiên cũng không hiếm khi thành ngữ Hán Việt được dịch nghĩa để trở thành thành ngữ Việt, hoặc thành ngữ Hán Việt ngẫu nhiên trùng nghĩa với một thành ngữ do người Việt sáng tạo Trường hợp chuyển hóa thành ngữ Hán Việt thành thành ngữ thuần Việt thường gặp đối với những thành ngữ sử dụng thường xuyên trong tiếng Việt, nhưng nếu để nguyên gốc

sẽ rất khó hiểu, trúc trắc về mặt ngôn từ

IV BẢNG KHẢO SÁT TỪ HÁN VIỆT, ĐIỂN CỐ VÀ THÀNH NGỮ GỐC

HÁN TRONG TRUYỆN KIỀU TỪ CÂU 2251-2300

1 TỪ HÁN VIỆT

Trang 6

STT Từ Hán

Việt

Chữ Hán

Xuất

xứ

Nghĩa từ

tố

Nghĩa của từ Đặc

điểm

Phương thức cấu tạo

hùng

người tài giỏi 雄: mạnh khoẻ

Người mạnh

mẽ, có tài, được ngưỡng mộ

Từ ghép đẳng lập

Danh từ

đơn

Danh từ

bình

không 平: yên

ổn

Bất mãn, tức giận

Từ ghép chính phụ

Động từ

đơn

Danh từ

đơn

Động từ

đơn

Danh từ

Trang 7

7

nga

宮娥 2263 宮: cung

điện 娥:

phiếm chỉ người con gái

Những người phụ nữ phục vụ vua chúa trong cung điện

Từ ghép đẳng lập

Danh từ

doanh

大営 2270 大: to

lớn

営: nơi đóng quân

Doanh trại lớn nơi đóng đại quân của Từ Hải

Từ ghép chính phụ

Danh từ

đơn

Phó từ

10 Giáp

binh

甲兵 2252 甲:áo

giáp

兵:đồ binh

Chỉ quân lính chiến đấu

Từ ghép đẳng lập

Danh từ

mặt trời hoặc ráng mây

mù 衣: quần

áo

Váy áo đỏ như rang chiều hoặc chỉ y phục cao quý rực rỡ

Từ ghép chính phụ

Danh từ

Trang 8

12 Hàn vi 寒微 2290 寒: cùng

quẫn 微: nhỏ

Gia cảnh bần hèn, nghèo khó

Từ ghép đằng lập

Tính từ

13 Hoa

quan

花冠 2266 花: bộ

phận sinh sản của cây 冠: mũ nón

Mũ được kết hoa

Từ ghép chính phụ

Danh từ

14 Hoả bài 火牌 2269 火: lửa

牌: thẻ bài

Thẻ bài hoả tốc, cầm đi trước để báo tin

Từ ghép chính phụ

Danh từ

đơn

Động từ

16 Kình

ngạc

鯨鱷 2252 鯨: cá

voi 鱷: cá sấu

Chỉ những kẻ hùng mạnh trong đám binh

Từ ghép đẳng lập

Danh từ

đơn

Danh từ

18 Nam

đình

phương

Triều đình ở phương Nam do

Từ ghép

Danh từ

Trang 9

9

Nam 廷: triều đình

Từ Hải lập ra đẳng

lập

19 Nguy

hiểm

không an 險: sự tình không tốt

Có thể làm hại được

Từ ghép đẳng lập

Tính từ

20 Nhạc

quân

樂軍 2286 樂: ca

nhạc 軍: binh lính

Âm nhạc của quân đội

Từ ghép đẳng lập

Danh từ

đơn

Danh từ

đơn

Danh từ

23 Phu

nhân

chồng, đàn ông 人:

người

Hiệu để gọi vợ của vua chư hầu, vợ của quan

Từ ghép đẳng lập

Danh từ

24 Phượng

liễn loan nghi

鳳輦

鸞儀

2265 鳳:

phượng hoàng

Kiệu đòn chạm hình chim phượng, xung quanh vây màn

Từ ghép đẳng lập

Danh từ

Trang 10

輦: một loại xe của quý tộc 鸞: một loại chim trong truyền thuyết 儀: lễ nghi

thuê chim loan,

là loại kiệu dùng cho hoàng hậu, vương phi

25 Phong

trần

風塵 2287 風: gió

塵: bụi

Khó khăn vất vả Từ

ghép đẳng lập

Tính từ

26 Sát khí 殺氣 2251 殺: giết,

chết

氣: hơi

Khí sát phạt của quân lính

Từ ghép đẳng lập

Danh từ

đơn

Danh từ

đơn

Danh từ

Trang 11

11

29 Thân

nghênh

親迎 2272 親: tự

mình

迎: đón tiếp

Tự mình đích thân ra đón tiếp

Từ ghép đẳng lập

Động từ

30 Thủy

chung

始 終 2295 始 : bắt

đầu, khởi điểm 終: kết thúc

Từ trước đến sau, từ đầu đến đuôi, sau cũng như trước, cuối cũng như đầu

Từ ghép đẳng lập

Tính từ

đơn

Động từ

32 Tiền lộ 前路 2269 前: trước

前:

đường

Con đường ở phía trước

Từ ghép chính phụ

Tính từ

đơn

Danh từ

huy

Từ đơn

Danh từ

35 Tướng

quân

người chỉ huy

Vị tướng chỉ huy quân đội

Từ ghép đẳng lập

Danh từ

Trang 12

軍: quân lính

36 Trướng

mai

帳 梅 2284 帳: màn

che 梅: hoa mai

Bức màn che thêu hoa mai, chỉ phòng ngủ

của vợ chồng

Từ ghép đẳng

lập

Danh từ

37 Vinh

hoa

榮華

2287 榮: vẻ

vang 華: hoa

lệ, đẹp

đẽ

Vẻ vang, rực rỡ Từ

ghép đẳng lập

Tính từ

38 Vu quy 于歸 2264 于: đi

歸: trở

về

Người con gái

về nhà chồng

Từ ghép đẳng lập

Động từ

Trang 13

13

2 ĐIỂN CỐ HÁN VIỆT

ST

T

Điển cố Hán Việt

Chữ Hán

Xuấ

t xứ

1 dây cát

được nhờ bóng cây

Cát 葛:

cây sắn

228

0

Ví các cô gái lấy chồng như là các loại dây leo cát lũy quấn quanh thân cây

cù mộc (Cát lũy luy chi)

Cù mộc là loại cây cao bóng cả như người quân tử (người chồng) che chở cho

vợ cùng sống hạnh phúc với nhau vậy Cát lũy là dây leo nên còn tượng trưng cho thân lẻ mọn như Thúy Kiều đã ví mình khi

đã được chuộc về từ lầu xanh để làm vợ lẻ

của Thúc Sinh

Nguyên gốc: Nam hữu cù mộc, cát luỹ luy chi

南 有 樛 木, 葛藟

纍 之 Mượn ý thơ trong bài “Cù mộc”《國 風·周南·樛木》 thuộc chương Chu Nam, Quốc Phong trong Kinh

Thi Đây là bài dân

ca Hoa Hạ của đời tiên Tần

Trang 14

3 THÀNH NGỮ

ST

T

Thành ngữ gốc Hán

Thành ngữ nguyên gốc

Xuấ

t xứ

Nghĩa thành ngữ

1 Cá nước

duyên ưa

Ngư thuỷ duyên hài 魚水緣諧

Lưu Bị nói mình gặp Gia Cát Lượng như con cá gặp nước, tức

là thoả mãn chí bình sinh, điều mình ao ước

227

5

Hoà hợp, gắn bó, vợ chồng đẹo duyên Đây nói Từ Hải và Thuý Kiều gặp nhau như cá gặp nước, thoả điều mơ ước bình sinh

Trang 15

15

V PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA HỆ

THỐNG TỪ NGỮ HÁN VIỆT, ĐIỂN CỐ, THÀNH NGỮ TRONG

ĐOẠN THƠ

* Phân tích giá trị biểu đạt của hệ thống từ ngữ Hán Việt trong đoạn thơ

Sau khi gặp được Từ Hải, người anh hùng đầy chí khí và hoài bão, Kiều

đã phải lòng Từ và trao số phận mình cho Từ Hải Tuy nhiên, Từ Hải còn mang giấc mộng phiêu du quyền lực, nên đã lên đường chinh chiến Đoạn trích từ 1251 đến

1300 thể hiện cảnh Từ Hải thắng trận trở về giữ lấy lời hứa đưa Kiều về làm vợ và giúp Kiều báo ân báo oán

Câu thơ từ 2251 đến 2258 thể hiện cảnh chiến trận khói lửa binh đao

Ngất trời sát khí mơ màng, Đầy sông kình ngạc, chật đường giáp binh

Người quen kẻ thuộc chung quanh Nhủ nàng hãy tạm lánh mình một nơi

Nàng rằng: Trước đã hẹn lời, Dẫu trong nguy hiểm dám rời ước xưa

Còn đương dùng dắng ngẩn ngơ Mái ngoài đã thấy bóng cờ tiếng loa

“Sát khí” thể hiện sự dữ dội của không khí chết chóc dâng lên ngợp trời, người xưa

tin rằng ở nơi binh đao người chết nhiều, không khí cũng bốc lên cái mùi đáng sợ chết chóc “Sát khí” kết hợp với các từ “kình ngạc”, “giáp binh” “nguy hiểm”, một loạt các từ Hán Việt mang thanh trắc cùng các tính từ “đầy”, “chật” khiến cho không gian càng trở nên chật hẹp, đáng sợ, thể hiện một khung cảnh hùng tráng và ác liệt của chiến tranh Kiều hoang mang, sợ hãi nhưng vẫn nhất quyết ở lại chờ vì nàng có lời hứa với Từ Hải, điều đó tạo nên hai bức tranh đối lập, một là khung cảnh khói lửa loạn lạc bên ngoài với tinh thần dũng cảm và sắt son của Kiều dành cho đấng hôn phu

Trang 16

Cho đến khi nhận ra bên ngoài là bóng cờ tiếng loa đúng theo lời hứa của Từ Hải nói khi trở về sẽ đem cờ lộng rực rỡ đón nàng, Kiều mới thật sự buông đượ trái tim đang treo trên cổ họng Cảnh tiếp theo diễn tả lại khung cảnh Từ Hải mang người mang kiệu đến rước Kiều làm dâu:

Đồng thanh cùng gửi: nào là phu nhân?

Hai bên mười vị tướng quân, Đặt gươm, cởi giáp, trước sân khấu đầu

Cung nga, thể nữ nối sau, Rằng: Vâng lệnh chỉ rước chầu vu qui

Sẵn sàng phượng liễn loan nghi, Hoa quan phấp phới hà y rỡ ràng

Dựng cờ, nổi trống lên đàng, Trúc tơ nổi trước, kiệu vàng theo sau

“Phu nhân” là từ Hán Việt chỉ dành cho những quý phụ cao sang vợ của quan cao trên triều hoặc vợ của các vua chư hầu, khi binh lính gọi Kiều là phu nhân cho thấy địa vị của nàng đã lên một tầm cao khác hẳn “Tướng quân”, “cung nga”,

“khấu” đầu với Kiều, những người tài giỏi chỉ đạo người khác, những phụ nữ làm việc trong cung cho vua chúa thể hiện một hành động trịnh trọng, tôn kính với Kiều càng khẳng định địa vị của nàng và chiến thắng oanh liệt của Từ Hải Từ Hải tỏ ý yêu thương và tôn trọng Kiều lắm nên mới dùng những 10 vị tướng tài để thực hiện hành động “khấu” đầy kính cẩn và dùng nghi lễ đưa rước linh đình và trịnh trọng nhất để cưới Kiều Đồng thời, cũng cho thấy tác giả dường như đã dành sự ưu ái và

vô cùng đề cao với Từ Hải, cung hoa thể nữ chỉ những người con gái đẹp hầu hạ trong cung dành cho các bậc vua chúa, giờ Từ Hải đang được đối đãi như một vị vua Các từ “vu quy”, “phượng liễn loan nghi”, “hoa quan”, “hà y” thể hiện sắc thái trang trọng, nghiêm cẩn và xa hoa của nghi lễ rước dâu dành cho bậc quyền quý

“Phượng” và “loan” vốn là hai loài chim quý trong truyền thuyết, cách đồ vật điêu

Trang 17

17

khắc hình chim này chỉ dành cho hoàng hậu phi tần và các bậc quý nữ

Một lần nữa, Nguyễn Du nhấn mạnh lại vẻ đẹp hùng tráng và tài năng phi thường của Từ Hải:

Hoả bài tiền lộ ruổi mau, Nam đình nghe động trống chầu đại doanh

Kéo cờ lũy, phát súng thành,

Từ công ra ngựa, thân nghênh cửa ngoài

Rỡ mình, là vẻ cân đai, Hãy còn hàm én mày ngài như xưa

“Hoả bài” là tấm thẻ hình chữ nhật có khắc chữ được quan lại sử dụng, thường là dùng vào việc gấp, bởi việc cần nóng như lửa đốt, kết hợp với “tiền lộ” và tính từ ruổi, mau, dường như con đường ấy được binh lính cầm rồi chạy rất nhanh để thông báo cho mọi người ra phục dịch, bái lạy Từ Hải chúc phúc cho lễ rước dâu của trai anh hùng gái thuyền quyên “Nam đình”, “đại doanh”, “luỹ”, “thành” là các từ Hán Việt thể hiện quy mô và sức mạnh quân đội của Từ Hải là rất rộng lớn và mạnh mẽ ngang với một triều đình, Từ Hải chính là ông vua không ngai chúa tể cả một phương và Từ Hải cũng dành cho Kiều sự đối đãi như một vương phi hoàng thất Dù mang vẻ “cân đai”, áo mũ y phục mang cung cách lễ nghĩa chỉn chu nhưng Kiều nhận ra đó vẫn là Từ Hải, người mà nàng yêu với nét mặt và phong thái hào sảng anh hùng Các từ “cả”, “trướng mai”, “tự tình” vẽ ra một khung cảnh hết sức vui tươi, sung sướng có cả chút e thẹn ngại ngùng nhưng cũng thật hạnh phúc của đôi lứa xứng đôi và hoà hợp đằm thắm Nhìn qua đám rước dâu và nghe hiệu trống chầu,

có thể thấy sự ưu ái mến mộ của tác giả dành cho Từ Hải là hoàn toàn xứng đáng, khi chàng không chỉ có phong thái hào sảng, mà tài mưu lược dùng binh và lễ nghĩa cũng rất chỉn chu Từ Hải đích thân “thân nghênh” đón Kiều “Thân nghênh” chỉ dùng khi thật sự quý trọng trong khi Từ đã là bậc nam vương, hoàn toàn có thể để người hầu kẻ hạ đón Kiều nhưng vì yêu mến và trân trọng nên đã tự mình nghênh đón

Ngày đăng: 10/12/2024, 10:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w