Trong bài mời trầu của nhà thơ Hồ Xuân Hương, có câu thơ: “Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi “ Hãy cho biết từ Hán Việt nào có trong câu trên: A.. Thành ngữ nà
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****
KHOA NGỮ VĂN – TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
50 CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
TỪ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH THCS
HỌC PHẦN: LITR146701 – CÁC YẾU TỐ HÁN VIỆT
TRONG TỪ VỰNG HÁN VIỆT
Nhóm thực hiện: Fan Mono Lớp học phần: 2121LITR146701 _ ca chiều Giảng viên: ThS Phạm Thị Thuý Hằng
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****
KHOA NGỮ VĂN – TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
50 CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
TỪ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH THCS
HỌC PHẦN: LITR146701 – CÁC YẾU TỐ HÁN VIỆT
TRONG TỪ VỰNG HÁN VIỆT
Nhóm thực hiện: Fan Mono Lớp học phần: 2121LITR146701 Giảng viên: ThS Phạm Thị Thuý Hằng
Trang 3DANH SÁCH NHÓM
ST
3 Nguyễn Huyền Trang 46.01.606.094
5 Nguyễn Hoàng An 46.01.606.002
Trang 41 Thành ngữ “Thiên binh vạn mã” từ Hán Việt “Thiên” ở đây có nghĩa là:
A Ngày B Trời C Di dời D Nghìn
đáp án: D
2 Từ “mại” trong “thương mại” có nghĩa là:
A Gia tăng B Bán C Già D Mua
Đáp án: Bán
3 Nghĩa Hán Việt của từ “vô biên” là:
A Không có điểm dừng
B Không có ranh giới, giới hạn
C Không chỗ kết thúc, to lớn, rộng rãi đến không thể đo đếm được
D Tất cả đều chấm dứt
Đáp án: B
4 Từ “tác giả” có nghĩa Hán Việt Là:
A Tạo ra sự giả dối
B Người làm ra tác phẩm nghệ thuật
C Người sáng tác, người làm ra
D Người sáng kiến ra một hiện tượng, sự việc
Trang 5đáp án : C
5 Từ “hạ” trong “nhàn hạ” có nghĩa là:
A Mùa hè B Thư thái C Rảnh rỗi D xuống
đáp án: C
6 Từ nào sau đây là từ Hán Việt:
A Chắp bút B Phong Phanh C Đoạn tràng D Nhậm chức đáp án: D
7 Trong bài mời trầu của nhà thơ Hồ Xuân Hương, có câu thơ:
“Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi “
Hãy cho biết từ Hán Việt nào có trong câu trên:
A Duyên B Bạc C Vôi D Thắm
đáp án: A
8 Nghĩa Hán Việt của từ “Đồng âm” là:
A tri kỷ, hiểu được tiếng lòng của nhau
B Âm điệu tương hoà
C Giống nhau
D Âm thanh hay
Trang 6đáp án B
9 Thành ngữ Hán Việt “khổ tận cam lai” có nghĩa là:
A Khổ mãi cho đến không biết khi nào ra khỏi
B Cam chịu cái khái khổ
C Hết khổ đến sướng
D Khổ đã hết nhưng phải tiếp tục cam chịu
đáp án: C
10 Thành ngữ nào sau đây dùng đúng thành ngữ Hán Việt:
A Lòng chim dạ cá B Bày binh dàn trận
C Lễ bạc tâm thành D Bán nước cầu vinh
Đáp án: C
Câu 11: Từ “sáng suốt” mang nghĩa Hán Việt của từ nào sau đây:
A Thông tuệ
B Thông thái
C Thông minh
B Thấu đáo
Đáp án: C
Câu 12: Yếu tố Hán - Việt “Thiên trong “Thiên hạ” mang ý nghĩa gì”
Trang 7A Trời B Ý kiến
C Tất cả mọi nơi trên trái đất D Tất cả những gì dưới trời Đáp án: D
Câu 13: Thành ngữ sau mang ý nghĩa gì?
“Nam nữ thọ thọ bất thân”
(Thành ngữ)
A Trai gái không được thân cận với nhau
B Trai gái nên tránh xa nhau
C Trai gái không được nhận đồ một cách trực tiếp
D Yêu thương bạn bè
Đáp án: C
Câu 14: Từ Hán – Việt “Phong” trong câu sau mang ý nghĩa gì?
“Phong thanh hạc lệ, thảo mộc giai binh”
(Tục Ngữ)
A Tiếng gió B Gió mát C Cảnh sắc thiên nhiên D Cây phong Đáp án: A
Câu 15: Đâu là từ Hán Việt đúng trong các đáp án sau:
A Chẩn đoán B Chuẩn đoán C Sát nhập D Da tăng
Đáp án: A
Câu 16: Xác định thành ngữ Hán – Việt trong câu thơ sau:
“Ba quân đông mặt pháp trường,
Trang 8Thanh thiên, bạch nhật rõ ràng cho coi Việc nàng báo phục vừa rồi, Giác Duyên vội vã gửi lời từ quy”
(Truyện Kiều)
A Ba quân đông mặt
B Thanh thiên bạch nhựt
C Gởi lời từ qui
D Thanh thiên bạch nhật
Đáp án: D
Câu 17: Yếu tố “Phụ” trong từ “Phụ khoa” có nghĩa
A Cha
B Giúp sức cho các bệnh lý liên quan đến phụ nữ
C Phái nữ
D phụ hợ, giúp sức
Đáp án: C
Câu 18: Trong tục ngữ sau có bao nhiêu từ Hán – Việt
“An nhà lạc nghiệp”
(Tục Ngữ)
A Một từ B Hai từ C Ba từ D Bốn từ
Trang 9Đáp án: C
Câu 19: Câu nào sau đây dùng đúng nghĩa Hán Việt
A Bệnh nhân đã thoát chết một cách ngoạn mục
B Nói như thế là bao biện, không đúng sự thật
C Đức vua đã băng hà vào ngày hôm qua
D Thiền sư đã thâu thần viên tịch vào tối hôm kia
Đáp án: D
Câu 20: Chọn đáp án đúng nhất Chọn một câu không phải thành ngữ Hán – Việt
A Tôn sư trọng đạo
B Vong ân bội nghĩa
C Còn nước còn tát
D Thế thái nhân tình
Đáp án: C
Câu 21: Trong bốn câu thơ sau, có sử dụng bao nhiêu từ Hán Việt?
“Dừng cương nghỉ ngựa non cao Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon
Đi rồi khuất ngựa sau non Nhớ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu.”
(Đẹp xưa - Huy Cận)
Trang 10A 2 B 3 C 1 D.4
Đáp án: B (lữ thứ, tràng đạc, tịch liêu)
Câu 22: Câu nào sau đây có sử dụng từ Hán Việt?
A Bán chỗ nằm, mua chỗ ngồi
B Bán gia tài mua danh phận
C Biết sự đời, mười đời chẳng khó
D Bốn chín chưa qua, năm ba đã tới
Đáp án: B
Câu 23: Xác định từ Hán Việt trong những câu thơ sau
“Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh Lung linh bóng sáng bỗng rùng mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.”
(Nguyệt cầm - Xuân Diệu)
A đêm rằm B trời trong C nương tử D.nước xanh
Đáp án: C
Câu 24: Từ nào dưới đây có yếu tố Hán Việt “phong” có nghĩa là “vẻ đẹp” ?
A Phong thanh B Phong trần C Phong cảnh D Phong nhã
Trang 11Đáp án: D
Câu 25: Nối các từ chứa yếu tố Hán Việt ở cột A với nghĩa ở cột B: (Đ)
Đáp án: 1.C, 2 D, 3 A, 4 B
Câu 26: Từ nào sau đây có nghĩa là “người
đốn củi” trong các từ Hán Việt sau:
A sơn thủy B viễn du C tiều phu D giang sơn
Đáp án: B
Câu 27: Câu nào dùng đúng từ Hán việt:
A Anh ta nhận chức bí thư khi đã tròn hai mươi sáu tuổi
B Một sự thật với cô ta quá đổi bàn hoàng
C Với sự kiện trên, cô ta bày tỏ một thái độ bàng quan
D Chúng em tham quan sở thú Sài gòn
Cột A
1 việt vị
2 ngộ nhận
3 vị tha
4 phong thanh
Cột B
A vì người khác
B nghe thoáng qua
C Vượt quá vị trí
D Nhận thức sai
Trang 12Đáp án: D
Câu 28: Chỉ ra các từ Hán Việt có trong các câu sau:"Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà"
A việc nhà B việc nước C phụ nữ D phụ nữ Việt Nam
Đáp án: C
Câu 29: Từ “viên tịch” dùng để chỉ cái chết của ai?
A Nhà vua B Người cao tuổi
B Vị hòa thượng D người có công
Đáp án: B
Câu 30: Xác định thành ngữ Hán Việt trong những câu sau:
A Cá lớn nuốt cá bé B Lễ bạc lòng thành
C Mèo khen mèo dài đuôi D Bán tín bán nghi
Đáp án: D
31 Câu nào dưới đây sử dụng không đúng nghĩa của từ "lạc hậu"?
A Phần lớn mọi người đều nghĩ Triều Tiên là nước nghèo nàn, lạc hậu
B Tốt lạc hậu là một bất lợi lớn tại thời điểm khai cuộc
C Những tư tưởng lạc hậu nếu không loại bỏ sẽ trở nên vô cùng gò bó
D Tính lạc hậu chỉ mang tính tương đối trong văn hóa
Đáp án: B
Trang 1332 Đâu là từ Hán Việt mang nghĩa “máy, tổ chức có hệ thống” ?
A Cơ bản B Căn cơ C Cơ nghiệp D Cơ quan Đáp án: D
33 Từ "tố nga" trong câu sau mang ý nghĩa gì?
"Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân."
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
A Người con gái đẹp
B Đắp một bức tượng lớn
C Tấm lòng thành tốt đẹp
D Mách bảo tốt
Đáp án: A
34 Cho các từ ngữ sau đây, từ nào mang nghĩa "đến, lại"?
A Lai lịch, lai láng, ngoại lai, lai căng
B Lai lịch, lai vãng, ngoại lai, tương lai
C Lai lịch, biên lai, bồng lai, tương lai
D Lai lịch, lai vãng, bồng lai, lai căng
Đáp án: B
Trang 1435 Từ ngữ Hán Việt nào sau đây không có thành phần nghĩa chính là “mạnh
mẽ, cứng cỏi”
A Quật cường B Kiên cường C Bá cường D Cường đại
Đáp án: C
36 Từ “tự” trong thành ngữ: “Cửu tự cù lao” mang ý nghĩa gì?
A Chùa B Chữ C Tựa như D Thuật lại
Đáp án: B
37 Đâu là những từ ngữ Hán Việt mang nét nghĩa “cỏ cây”?
A Thảo mộc, cam thảo, bách thảo
B Lương thảo, thám thảo, hiếu thảo
C Thảo nguyên, thảo luận, tiên thảo
D Dự thảo, bản thảo, thương thảo
Đáp án:A
38 Đâu là thành ngữ Hán Việt mang nghĩa "Miệng nam mô bụng bồ dao găm"?
A Khẩu phật tâm xà B Khẩu tâm như nhất
C Khẩu tâm bất nhất D Miệng mật lòng gươm
Đáp án: A
39 Đâu không là từ ngữ Hán Việt
A Bảo dưỡng B Bảo hiểm C Bảo ban D Bảo trọng
Đáp án: C
Trang 1540 Từ ngữ Hán Việt nào mang nghĩa “trái với lẽ thường”
A Phi công B Vương phi C Phi pháp D Phi thường
Đáp án: C
Câu 41: Câu nào dưới đây dùng sai nghĩa của từ “ Yếu điểm”?
A.Địch tăng cường lực lượng để bảo vệ yếu điểm quân sự Xuân Lộc
B Yếu điểm của anh A là không kiên trì, dễ bỏ dở công việc khi gặp khó khăn C.Quảng cáo là yếu điểm cho công việc mở rộng thị phần
D.Phần hai chính là yếu điểm quan trọng nhất của bài làm này
Đáp án: B
Câu 42: Từ "cứu” nào sau đây Không có nghĩa Hán Việt là “giúp cho thoát khỏi tình cảnh trắc trở hoặc hiểm nghèo.”
A Cứu cánh B Cứu tế C Giải cứu D Cứu hộ
Đáp án: A
Câu 43: Từ “ Giả” trong Hán Việt nào dưới đây khác các từ còn lại:
A Độc giả B Giả thiết C Giả danh D Tác giả
Đáp án: B
Câu 44: Nghĩa của câu thành ngữ: “Hận ngư đóa châm” này là:
A Ếch ngồi đáy giếng
B Hổ dữ không ăn thịt con
Trang 16C Giận cá chém thớt
D Kén cá chọn canh
Đáp án: C
Câu 45: Câu nào dưới không không sử dụng từ Hán Việt
A Quyển sách này tái bản lần thứ tư
B Buổi sáng tinh mơ trong khung cảnh núi rừng cao vời vợi
C Bổn phận làm con phải biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ
D Cha mẹ là người có công lao sinh thành con cái
Đáp án: B
Câu 46: Trong các từ dưới đây từ nào không phải là từ Hán Việt?
A Phát biểu
B Năm mới
C Hành chính
D Ấn tượng
Đáp án: B
Câu 47: Trong các từ dưới đây từ nào không phải là từ Hán Việt?
A Vua
B Hiền triết
C Lãnh tụ
D Giám đốc
Trang 17Đáp án: A
Câu 48: Ý nghĩa của câu:"Nhất tự thiên kim" là:
A Lời nói của con nhà quyền quý
B Lời nói từ tâm mới đáng quý
C Một chữ đáng giá nghìn vàng
D Một ý hay sẽ khiến người khác quý trọng
Đáp án: C
49 Yếu tố Hán Việt “tử” trong “Bách gia chư tử” nghĩa là:
A Con cái B Học giả C Mang,vác D Công tử Đáp án: B
50 “ Trăm năm muốn trọn ân tình Đương khi hoạn nạn ai đành bỏ nhau”
Câu thơ trên có bao nhiêu từ Hán Việt?
A 1 B 2 C 3 D 5
Đáp án: A