Nhờ sự dẫn dắt của cô, chúng em đã có cơ hội mở rộng tầm nhìn về nhữngvấn đề xã hội Hàn Quốc, đồng thời tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích về kỹ năng làmnhóm, phản biện và phát biểu.Đặ
DẪN NHẬP
Với xu hướng toàn cầu hóa được bắt đầu từ giữa cuối những năm 90 của thế kỷ XX, bên cạnh thúc đẩy thương mại phát triển toàn cầu, yếu tố di dân và kết hôn với người nước ngoài cũng không thể nằm ngoài xu thế Việt Nam sau khi giành được độc lập cũng nhanh chóng bắt kịp xu thế của thế giới
Khoảng từ những năm 1995, hiện tượng kết hôn với chồng là người Hàn Quốc bắt đầu khi các công nhân nữ sang làm việc rồi kết hôn với người Hàn Quốc tại đó Sau đó, từ năm 2002-2003 trào lưu nam giới Hàn Quốc sang Việt Nam tìm vợ bắt đầu phát triển mạnh mẽ 1 Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Hàn Quốc, tính đến năm 2023, tỉ lệ các cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc chiếm mức cao nhất với 33.5% Ngoài ra, tỉ lệ các chàng rể Việt Nam lấy vợ người Hàn Quốc cũng đạt mức 15.8% chiếm thứ 3 trong danh sách 2
Qua thống kê, ta thấy được số lượng đông đảo người Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc hiện nay kéo theo một số vấn đề cần nên tìm hiểu và nghiên cứu Gia đình là môi trường mà một con người tiếp xúc đầu tiên, ảnh hưởng quan trọng đến mọi mặt của người đó Vì vậy, giáo dục con cái là một vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu trong tất cả các gia đình, đặc biệt trong môi trường gia đình có yếu tố đa văn hóa
Trong phạm vi của một bài tiểu luận có hạn hẹp nhiều vấn đề, nhóm sinh viên chúng tôi quyết định sẽ tập trung nghiên cứu về gia đình đa văn hóa Hàn-Việt 3 trong bối cảnh từ thế kỷ XXI tại Hàn Quốc Qua đó, nhóm sẽ cung cấp thông tin trả lời các câu hỏi về môi trường bên trong gia đình đa văn hóa Hàn-Việt là như thế nào, cách nuôi dạy con cái ra sao và sự hỗ trợ của chính phủ cho nhóm đối tượng này cũng như các thách thức và cơ hội mà môi trường này mang lại cho một con người.
1 Nguồn: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (8/2014) Khai thác từ https://www.inas.gov.vn/662-hon-nhan-viet-han- thuc-trang-va-giai-phap.html (Truy cập ngày 17/04/2024)
2 Nguồn: báo The Korea Times (2023) Khai thác từ https://www.koreatimes.co.kr/www/biz/2024/04/602_370940.html (Truy cập ngày 17/04/2024)
3 Chồng là người Hàn Quốc, vợ là người Việt Nam.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm gia đình và gia đình đa văn hóa
Có rất nhiều định nghĩa về gia đình, xuất phát từ các lĩnh vực như luật học, kinh tế học, xã hội học, hay trong các cuộc điều tra dân số, thống kê quốc gia, và mỗi định nghĩa lại có những điểm khác biệt nhất định Sự khác biệt này không chỉ đơn thuần do quan điểm hay cách nhìn nhận của mỗi người, mà còn bởi thực tế rằng gia đình gắn chặt với những yếu tố văn hóa xã hội nơi nó tồn tại Do đó, quan niệm về gia đình ở mỗi xã hội này sẽ khác biệt so với xã hội khác Tuy nhiên, có thể hiểu một cách ngắn gọn: Gia đình là tế bào của xã hội, trong đó các thành viên cùng sinh sống dựa trên mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, cùng có chung những giá trị vật chất và tinh thần, cùng thực hiện các chức năng khách quan phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của mỗi giai đoạn lịch sử nhất định 4
1.1.2 Khái niệm gia đình đa văn hóa
Gia đình đa văn hóa là gia đình bao gồm những người có quốc tịch, chủng tộc hoặc nền văn hóa khác nhau cùng chung sống, gắn kết bởi tình yêu thương và trách nhiệm 5 (Ví dụ: chồng người Hàn Quốc, vợ người Việt Nam sinh sống tại Việt Nam hoặc Hàn Quốc, cha mẹ là người nhập cư và con cái sinh ra tại quốc gia mới, cha mẹ thuộc nhiều chủng tộc khác nhau: cha là người da đen, mẹ là người da trắng, gia đình có con nuôi từ quốc gia khác, )
Gia đình đa văn hóa Hàn-Việt hay Việt-Hàn là gia đình có ít nhất 1 thành viên có gốc gác Hàn Quốc hoặc Việt Nam được tạo thành thông qua hình thức hôn nhân hợp pháp được cả hai phía chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc công nhận
4 Trần Thị Hồng Nhung (2020) Gia đình và vai trò, chức năng của gia đình trong quá trình phát triển của xã hội Đại học Sao Đỏ Khai thác từ http://gdcttc.saodo.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/gia-dinh-va-vai-tro-chuc-nang-cua-gia- dinh-trong-qua-trinh-phat-trien-cua-xa-hoi-296.html (Truy cập ngày 30/03/2024)
5 김김김 김김김 김 가 (多文化家族) 한한한한한한한한한 Khai thác từ https://encykorea.aks.ac.kr/Article/E0068878#cm_reference (Truy cập ngày: 30/03/2024)
Khái niệm và đặc trưng của giáo dục đa văn hóa
Khởi nguồn từ thuyết đa văn hóa, giáo dục đa văn hóa hướng tới việc mang lại các cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi người thuộc các nền tảng văn hóa, sắc tộc, hay tôn giáo khác nhau Tuy nhiên, theo học giả M Levinson, giáo dục đa văn hóa là “sự pha trộn khái niệm” bởi các cách nhìn nhận và tiếp cận khác nhau của các nhà tư tưởng cũng như của các nhà giáo dục học Có học giả cho rằng, “Giáo dục đa văn hóa là một lĩnh vực nghiên cứu dựa trên ý niệm rằng tất cả người học thuộc các nền tảng khác nhau đều có cơ hội như nhau về giáo dục” 6 Cũng có quan điểm cho rằng: “Giáo dục đa văn hóa là một cách thức giảng dạy, thúc đẩy các nguyên tắc như sự bao gồm, sự đa dạng, dân chủ, sự đạt được các kỹ năng, tư duy phản biện, coi trọng các quan điểm, hay sự tự chiêm nghiệm.
Nó khuyến khích người học thể hiện các khía cạnh văn hóa của họ và tạo cho người dạy nuôi dưỡng sự phát triển về mặt trí tuệ và cảm xúc xã hội của người học.”
Hiện nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về giáo dục đa văn hóa Tuy nhiên, dựa trên những nghiên cứu và thực tiễn, có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, tự do, công bằng và dân chủ Giáo dục đa văn hóa hướng đến xây dựng môi trường học tập tối ưu cho tất cả học sinh, giúp họ phát huy tối đa tiềm năng và phẩm chất của bản thân Mọi học sinh đều được tạo điều kiện bình đẳng để học tập và phát triển, bất kể xuất thân, giai tầng hay sắc tộc Đây là một quá trình cải cách giáo dục toàn diện, hướng đến giáo dục cơ bản cho tất cả học sinh, không phân biệt đối xử.
Thứ hai, cấu trúc linh hoạt với nội dung đa chiều Giáo dục đa văn hóa có thể thích ứng với nhiều nền văn hóa khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội đa dạng và phụ thuộc lẫn nhau Nội dung và phương thức giáo dục linh hoạt, không gò bó trong những định kiến hay quan điểm độc tôn Giáo dục đa văn hóa luôn luôn đổi mới, tiếp cận và tôn trọng những giá trị khác biệt.
Thế giới ngày nay đang bước vào kỷ nguyên mới, nơi các cộng đồng văn hóa buộc phải tăng cường giao lưu và hiểu biết lẫn nhau để cùng chung sống và phát triển Nhằm trang bị cho thế hệ trẻ tâm thế và tri thức phù hợp với thời đại mới này, giáo dục đa văn
6 J.A Banks, C.A.M Banks (1995) Handbook of Research on Multicultural Education hóa đang dần trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia tiên tiến Giáo dục đa văn hóa là một giải pháp thiết thực cho những thách thức của thời đại toàn cầu hóa, giúp thế hệ trẻ tự tin hòa nhập vào thế giới đa dạng và góp phần xây dựng một xã hội hòa bình, công bằng và văn minh 7
Vai trò và trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục đa văn hóa
Trong xã hội hiện đại ngày nay, gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục con cái về sự đa dạng và hòa nhập Gia đình là môi trường đầu tiên trẻ tiếp xúc, là nơi hình thành nhận thức và định hình tính cách còn cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên, là tấm gương sáng để trẻ noi theo Chính vì thế, giáo dục từ gia đình là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ Trong cuốn sách Thời thanh xuân ở Samoa (The Coming of Age in Samoa), Margaret Mead - nhà Nhân loại học nổi tiếng của nước Mỹ đã từng đề cập: “Chúng ta cần phải xem xét những tác nhân gây ảnh hưởng lên những đứa trẻ Samoa trong giai đoạn giáo dục thơ ấu, cái mà phù hợp và giúp ích cho sự phát triển bình thường của chúng, Trẻ em có giai đoạn đầu đời không tốt được ghi nhận có những quyết định sai lầm khi đối mặt mới những tình huống trong tương lai 8 ” Tác giả đã khẳng định việc giáo dục con trẻ những năm tháng đầu đời là một việc cần phải được lưu ý vì nó đem lại ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi cá nhân sống trong môi trường đó.
Tuy nhiên giáo dục như thế nào lại là một vấn đề cần phải xem xét Margaret Mead chủ trương giáo dục linh hoạt cho trẻ trong cuốn sách của mình, bà cho rằng giáo dục cần có sự cởi mở và khai phóng Nhận định của Mead viết trong cuốn sách trên đã khiến nhiều người thay đổi cách giáo dục trẻ em: “Trẻ em cần được dạy cách làm sao để suy nghĩ, không phải là suy nghĩ cái gì 9 Những cách giáo dục xưa cũ đang dần thay đổi, giáo dục con trẻ cần hướng chúng đến việc biết khoan dung và cởi mở Không ai bị áp đặt
7 Bùi Thị Minh Phượng, Nguyễn Thị Phương (2017) Vai trò của giáo dục đa văn hóa trong thời đại ngày nay Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 7.2017 Khai thác từ https://hcmussh.edu.vn/news/item/18752 (Truy cập ngày
8 Mead, M (2001) Coming of age in Samoa HarperPaperbacks, 207.
9 Children should be taught how to think, not what to think. trừng phạt chỉ vì phương pháp của họ đặc biệt, khác người.” 10 Dựa trên quan điểm của Mead, cần khuyến khích trẻ tự suy nghĩ, làm theo sở thích và khám phá những ý tưởng mới lạ truyền cảm hứng cho chúng Trẻ em nên được dạy cách làm sao tự học, quên và học lại Thông qua việc ghi nhớ và khám phá những điều mới không làm trẻ mất đi khả năng tư duy mà trái lại nâng cao khả năng tư duy của trẻ Từ khi còn nhỏ, trẻ cần được đào tạo phát triển các kĩ năng tư duy logic, tư duy phản biện và lý luận, khiến chúng nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là một trong những bước quan trọng mà cha mẹ và giáo viên phải thực hiện nhằm giúp trẻ khơi dậy sự tò mò về thế giới xung quan và quan sát cuộc sống thông qua những lăng kính đa sắc Điều này sẽ giúp trẻ trong tương lai có thể đối mặt và xử lý mọi tình huống trong cuộc sống Đối với gia đình đa văn hóa, việc giáo dục con cái thường gặp phải khó khăn do sự khác biệt văn hóa: cha mẹ có thể gặp khó khăn trong việc thống nhất phương pháp giáo dục do sự khác biệt văn hóa giữa hai vợ chồng Chính vì thế, dựa trên cách giáo dục linh hoạt cho trẻ mà Margaret Mead từng đề cập, khi giáo dục con cái trong gia đình đa văn hóa, thay vì áp dụng phương pháp giáo dục rập khuôn, cha mẹ cần linh hoạt điều chỉnh phương pháp phù hợp với từng nền văn hóa và đặc điểm của con Hơn nữa, việc tạo môi trường giáo dục cởi mở, khuyến khích con khám phá và học hỏi về các nền văn hóa khác nhau cũng là điều cần thiết
Việc tìm hiểu các khái niệm, đặc trưng liên quan đến “gia đình”, “gia đình đa văn hóa” và “giáo dục con cái trong gia đình đa văn hóa” cung cấp một kiến thức nền cho việc tìm hiểu sâu về đề tài Áp dụng luận điểm của nhà nhân loại học Margaret Mead thì việc áp dụng những phương pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc và tùy theo tính cách cũng như mỗi giai đoạn trưởng thành sẽ giúp ích cho sự phát triển về tâm lý và thể lý (tâm-thể lý) của một đứa trẻ hơn là áp dụng phương pháp giáo dục rập khuôn Ngoài ra, việc nuôi dạy được một đứa trẻ lớn lên lành lặn về tâm-thể lý thì
10 Mead, M (2001) Coming of age in Samoa HarperPaperbacks, 247. yếu tố gia đình hạnh phúc và cha mẹ hòa thuận, thống nhất phương pháp giáo dục cũng chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng.
GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA HÀN-VIỆT
Bối cảnh hình thành gia đình đa văn hóa Hàn-Việt
Kể từ khi quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và Hàn Quốc được thiết lập vào ngày 22/12/1992, sự hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Hàn Quốc là quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong 144 vùng quốc gia, lãnh thổ 11 Với việc các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, việc tăng lên các trường hợp kết hôn giữa công dân Hàn Quốc và Việt Nam là một hệ quả tự nhiên và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế
Quá trình hôn nhân liên quan đến yếu tố nước ngoài thường diễn ra thông qua hai con đường chính: cá nhân kết nối tự chủ hoặc thông qua dịch vụ trung gian Trong trường hợp đầu tiên, các cuộc hôn nhân thường phát triển từ sự tham gia tự nguyện cao và nền tảng cảm xúc, thường xuất phát từ sự hiểu biết chung được phát triển qua môi trường làm việc hoặc học tập Ngược lại, các phương pháp trung gian bao gồm các công ty môi giới hôn nhân hoặc sự giới thiệu từ người quen hoặc những người đã kết hôn trước đó Phương pháp này cho phép các bên tham gia lựa chọn đối tượng kết hôn, đôi khi bao gồm cả các tổ chức môi giới hôn nhân chủ yếu là vì mục đích lợi nhuận.
Việc phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc gia tăng trong bối cảnh mở rộng của quan hệ kinh tế của quốc gia, đặc biệt là ở các tỉnh miền Nam do sự gia tăng quan hệ kinh tế, văn hóa, du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong những năm gần đây 12 Tuy nhiên, xu hướng này không chỉ là về sự tăng đột biến về số lượng mà còn về những hậu quả tiêu cực như lạm dụng, trong đó phụ nữ Việt Nam đôi khi bị lợi dụng dưới cái bóng của các
11 Nguồn: Báo Công Thương (01/2024) Hàn Quốc đứng số 1 trong số 144 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt
Nam Khai thác từ https://congthuong.vn/han-quoc-dung-so-1-trong-so-144-quoc-gia-vung-lanh-tho-dau-tu-vao-viet- nam298109.html#:~:text=Nguy%E1%BB%85n%20H%C3%B2a&text=V%E1%BB%9Bi%209.863%20d%E1%BB
12 Nguồn: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (8/2014) Khai thác từ https://www.inas.gov.vn/662-hon-nhan-viet-han- thuc-trang-va-giai-phap.html (Truy cập ngày 17/04/2024) mối quan hệ Hàn Quốc-Việt Nam, liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp như sự lừa dối và lợi dụng, thực chất là biến phụ nữ thành một mặt hàng thương mại, thậm chí là cảm xúc của họ.
Mai mối đã tồn tại từ lâu trong quá trình phát triển của nhân loại, tuy nhiên, việc mai mối thông qua các kênh trung gian như các công ty môi giới, người quen hiện nay có nhiều biến tướng Những cuộc hôn nhân này có thể thiếu hiểu biết về cảm xúc, tam sinh quan, nền tảng kinh tế thật sự của đối phương, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột về tài chính, văn hóa và cuối cùng là sự ly hôn giữa các cặp vợ chồng
Một vài nguyên nhân dẫn đến hôn nhân Hàn-Việt như sau:
Thứ nhất, do Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách mở cửa, đẩy mạnh quan hệ quốc tế Việt Nam – Hàn Quốc đã tạo điều kiện cho công dân hai nước gặp gỡ, trao đổi tiến tới hôn nhân; khuyến khích các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phát triển
Thứ hai, do sự mất cân bằng giới tính trong xã hội Hàn Quốc Xã hội Hàn Quốc xem trọng tư tưởng Nho giáo, trong đó hệ lụy trọng nam khinh nữ đã ảnh hưởng đến tâm lý sinh con của nhiều gia đình Với sự phát triển của công nghệ siêu âm và chọc ối, cùng với chính sách gia đình một con vào thập niên 80 - 90; các gia đình có xu hướng bỏ con nếu đứa bé có giới tính nữ Đỉnh điểm, năm 1990, tỷ số giới tính khi sinh của Hàn Quốc là 116,7/100 13 Khi nam giới đến tuổi kết hôn nhưng sự mất cân bằng giới tính làm cho tỉ lệ nam giới lấy được vợ trong nước giảm đi, vì vậy dẫn đến xu hướng lấy vợ nước ngoài.
Thứ ba, sự nâng cao vị trí của phụ nữ Hàn Quốc Theo Cục thống kê Hàn Quốc
(2022) tỷ lệ tham gia kinh tế của phụ nữ ở độ tuổi 20 - 40 là khoảng 66% tính từ năm 2000 đến năm 2022 14 Vì thế tiêu chuẩn chọn chồng của họ cũng tăng cao hơn Nhiều đàn ông Hàn Quốc xuất thân nông dân, học vị không cao không thể đáp ứng được yêu cầu của phụ nữ hiện đại và có nguy cơ không lấy được vợ Ngoài ra, phụ nữ còn đấu tranh cho
13 Kim Geum Soo 김김김김김 김김김김 김김김김 한한한한한한, tr 15.
14 Nguồn: 김김김 (2022) 2022 한 12 한 한 한한 김김김김 Khai thác từhttps://kostat.go.kr/board.es? mid0301030200&bid!0&act=view&list_noB2981&tag=&nPage=1&ref_bid= (Truy cập ngày 15/03/2024) quyền lợi của mình dẫn đến việc không kết hôn với phong trào tiêu biểu 4B (4 không) không hôn nhân, không sinh con, không hẹn hò và không quan hệ tình dục 15
Biểu đồ 1 Tỷ lệ tham gia kinh tế theo độ tuổi của phụ nữ Hàn Quốc từ năm 2000 - 2022
Thứ tư, kết hôn với mục đích kinh tế của các cô dâu người Việt Nam Sự chênh lệch giàu nghèo (김김김김) giữa các vùng và quốc gia cũng góp phần thúc đẩy di cư hôn nhân Nhiều cô dâu Việt Nam muốn lấy chồng Hàn Quốc để có thể đổi đời 16 Trong vị thế Hàn Quốc là nước có nền kinh tế lớn của Châu Á và thế giới còn Việt Nam là một nước vẫn nằm thời kỳ đang phát triển Ngoài ra còn phải kể đến tác động mạnh mẽ của trung tâm môi giới
Thứ năm, sự tương đồng trong lối sống nông thôn của hai văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc Theo nghiên cứu của Soon-yang Kim và Yeong-gyun Shin (2007) 17 , hầu hết những người đàn ông lao động nông thôn ở Hàn Quốc lấy vợ từ nước ngoài, đặc biệt là Việt Nam (chiếm 67,9%) Họ cho rằng phụ nữ Việt Nam phù hợp với cuộc sống nông
15 김(非)김김ã김(非)김김김ã김(非)김김ã김(非)김김.
16 Nguồn: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (8/2014) Khai thác từ https://www.inas.gov.vn/662-hon-nhan-viet-han- thuc-trang-va-giai-phap.html (Truy cập ngày 17/04/2024)
17 Soon-yang Kim and Yeong-gyun Shin (2007) Multicultural families in Korean rural farming communities: Social exclusion and policy response Paper presented at the Fourth Annual East Asian Social Policy research network (EASP) International Conference The University of Tokyo, Japan.
Đặc điểm gia đình đa văn hóa Hàn-Việt
Ngoài ra, làn sóng văn hóa Hàn Quốc (Hallyu) cũng ảnh hưởng đến các cô gái Việt Nam Đa số cô gái Việt Nam chọn lấy chồng Hàn Quốc vì ngưỡng mộ văn hóa của đất nước xứ sở Kim Chi thông qua các bộ phim Các sản phẩm của Hàn Quốc (như mỹ phẩm, đồ điện tử, ) được coi là một phần của Hallyu, bắt đầu từ những năm 1990 Hallyu đã truyền đạt hình ảnh của đất nước này về văn hóa và cuộc sống, thể hiện sự thành công trong việc cân bằng giữa truyền thống và hiện đại Hàn Quốc đã tạo ra những sản phẩm như điện thoại Samsung và tạo ra mối quan hệ gắn bó, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình Chính điều này đã tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và tạo nên sự thiện cảm của các cô gái Việt Nam về đất nước và nam giới Hàn Quốc.
2.2. Đ ặc điểm gia đình đa văn hóa Hàn-Việt
2.2.1 Đặc điểm hôn nhân Hàn-Việt Đặc điểm thị trường
Bảng 1 Quốc tịch của các cô dâu nhập cư trong lĩnh vực nông nghiệp tự nhiên
Các nghiên cứu về hôn nhân đa văn hóa ở Hàn Quốc cho rằng hôn nhân đa văn hóa tại Hàn Quốc đang gia tăng, nhưng không phải do sự mở rộng lựa chọn bạn đời mà là do sự thu hẹp cơ hội tìm kiếm bạn đời trong nước của nam giới Hàn Quốc Hiện tượng này xuất phát từ sự mất cân bằng phát triển giữa các khu vực, chênh lệch kinh tế và giai cấp trong xã hội Hàn Quốc hiện đại.
Như đã đề cập ở phần 2.1, Hallyu và động lực mạnh mẽ muốn thoát khỏi nghèo đói và tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn của nhiều phụ nữ Việt Nam đã thúc đẩy số lượng gia đình đa văn hóa Hàn-Việt. Đặc điểm tự phát
Tính tự phát thể hiện trước hết là ở sự thiếu chuẩn bị của các chủ thể trong việc chuẩn bị xây dựng gia đình đa văn hóa Hôn nhân Hàn-Việt không chỉ thiếu việc chuẩn bị công cụ ngôn ngữ giao tiếp mà còn hầu như thiếu tất cả các điều kiện để hiểu biết về văn hóa, chưa chuẩn bị đủ các kỹ năng để thích nghi, để hội nhập, những chuẩn bị tối cần thiết giúp gia đình đa văn hóa có thể thực hiện được những chức năng quan trọng và phức tạp của gia đình 18
2.2.2 Đặc điểm đời sống gia đình đa văn hóa Hàn-Việt
Gia đình đa văn hóa Hàn-Việt là nơi giao thoa của hai nền văn hóa và ngôn ngữ riêng biệt Đặc điểm ngôn ngữ nổi bật trong môi trường này là việc sử dụng đan xen giữa tiếng Việt và tiếng Hàn Mức độ sử dụng mỗi ngôn ngữ phụ thuộc vào khả năng ngôn ngữ của từng thành viên, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong giao tiếp Trong trường hợp sinh sống tại Hàn Quốc, thì tiếng Hàn được sử dụng chủ đạo trong giao tiếp với cộng đồng và các hoạt động xã hội Tiếng Việt, một mặt, duy trì bản sắc văn hóa và kết nối với quê hương, được sử dụng trong giao tiếp nội bộ gia đình và duy trì tình cảm quê hương.
Ngoài ra trong một số gia đình Hàn-Việt còn sử dụng cả tiếng Anh 19 , vì một số lý do như
18 Nguồn: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (8/2014) Khai thác từ https://www.inas.gov.vn/662-hon-nhan-viet-han- thuc-trang-va-giai-phap.html (Truy cập ngày 17/04/2024)
19 Trần Thị Mai Nhân (2018) Vấn đề bảo tồn tiếng Việt như một “ngôn ngữ di sản” cho trẻ em trong gia đình đa văn hóa Hàn-Việt Tạp chí Khoa học Xã hội Số 10+11. mẹ hoặc bố người Việt không thể sử dụng tiếng Hàn, bố hoặc mẹ người Hàn không thể sử dụng tiếng Hàn Ẩm thực là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết gia đình Trong gia đình đa văn hóa Hàn-Việt, việc kết hợp hài hòa giữa hai nền ẩm thực Á Đông tạo nên một nét đặc trưng độc đáo, mang đến những trải nghiệm thú vị và tinh tế Bữa cơm gia đình Hàn-Việt là nơi giao thoa tinh tế giữa hai nền văn hóa Bên cạnh những món ăn truyền thống Việt Nam như phở, bún chả, gỏi cuốn, là sự hiện diện của các món ăn Hàn Quốc quen thuộc như kimchi jjigae (canh kimchi), bibimbap (cơm trộn), bulgogi (thịt bò nướng) Tuy nhiên, việc kết hợp ẩm thực hai quốc gia cũng có những thách thức nhất định Khác biệt về khẩu vị, nguyên liệu và cách chế biến có thể dẫn đến những bất đồng trong việc lựa chọn món ăn Tại các gia đình kết hôn Hàn-Việt sống tại Việt Nam hầu hết các người vợ Việt Nam sẽ nấu món ăn theo yêu cầu và sở thích của chồng Dựa theo khảo sát số ngày trong tuần nấu các món ăn Hàn Quốc nhiều hơn món ăn Việt Nam chiếm 31%, số ngày món ăn Việt Nam nhiều hơn món ăn Hàn Quốc chiếm 45%, còn lại 24% là tùy thuộc sở thích của vợ 20
Gia đình đa văn hóa Hàn-Việt là nơi giao thoa của hai nền văn hóa với những nét nghệ thuật và truyền thống độc đáo Việc kế thừa và tổ chức các hoạt động văn hóa từ cả hai quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc, kết nối các thành viên và tạo nên một môi trường sống phong phú Gia đình này có thể lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của cả Việt Nam và Hàn Quốc Các thành viên có cơ hội tiếp cận và học hỏi những loại hình nghệ thuật đa dạng như âm nhạc, múa, hát, hội họa, từ cả hai quốc gia Việc truyền dạy và thực hành các nghi lễ truyền thống như Tết Nguyên Đán, Chuseok (Tết Trung Thu Hàn Quốc), giúp các thế hệ hiểu biết và trân trọng giá trị văn hóa của quê hương Sự kết hợp giữa hai nền văn hóa tạo nên một môi trường nghệ thuật đầy sáng tạo Việc giao thoa và sáng tạo này góp phần tạo nên một bản sắc văn hóa độc đáo cho gia đình đa văn hóa Hàn-Việt.
20 Đỗ Thị Thùy (2013) Gia đình đa văn hóa Hàn-Việt dưới góc nhìn thích nghi của người chồng Hàn Quốc sống tại miền nam Việt Nam, tr 35-66.
Gia đình đa văn hóa Hàn-Việt là môi trường giáo dục đặc biệt, nơi con cái được tiếp cận tri thức và bản sắc từ hai nền văn hóa Việc tạo điều kiện cho con học tập và trải nghiệm giáo dục đa dạng sẽ góp phần bồi dưỡng cho con những kỹ năng cần thiết, phát triển tư duy toàn diện và trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng tương lai cho con trẻ, đặc biệt trong môi trường đa văn hóa Hàn-Việt Gia đình này mang đến cơ hội độc đáo cho con cái tiếp cận hệ thống giáo dục từ cả hai quốc gia, tạo nền tảng tri thức vững chắc và bản sắc văn hóa đa dạng Học tập giáo trình giáo dục Hàn-Việt giúp con cái trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống Việc học tiếng Việt và tiếng Hàn là chìa khóa để con giao tiếp hiệu quả, kết nối với gia đình và cộng đồng, đồng thời mở ra cơ hội học tập và làm việc tại cả hai quốc gia Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức, con cái còn được trải nghiệm và hòa mình vào hai nền văn hóa phong phú Việc tham gia các hoạt động giáo dục như học văn hóa, lịch sử, lễ hội truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc giúp con hiểu biết và trân trọng bản sắc dân tộc của cả hai quê hương.
Tôn giáo và tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi cá nhân Trong gia đình đa văn hóa Hàn-Việt, việc thực hành và kết hợp các giá trị tôn giáo từ hai quốc gia là một hành trình đầy ý nghĩa, góp phần tạo nên sự gắn kết và tôn trọng giữa các thành viên Gia đình đa văn hóa Hàn-Việt là nơi tôn vinh sự đa dạng về tôn giáo và tín ngưỡng Các thành viên có quyền tự do lựa chọn và thực hành tôn giáo của riêng mình, bao gồm Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Shaman giáo, Việc tôn trọng sự khác biệt về tín ngưỡng là nền tảng cho sự hòa hợp và gắn kết trong gia đình.Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng, gia đình đa văn hóa Hàn-Việt còn có thể tìm cách kết hợp các giá trị tôn giáo từ cả hai quốc gia Ví dụ, các thành viên có thể cùng nhau tham gia các nghi lễ tôn giáo của cả Việt Nam và Hàn Quốc, hoặc tìm kiếm những điểm chung giữa các tôn giáo để cùng nhau thực hành Việc giao thoa và kết hợp này giúp các thành viên hiểu biết và trân trọng tín ngưỡng của nhau, tạo nên một đời sống tâm linh phong phú và đa dạng.
Thực trạng gia đình đa văn hóa Hàn-Việt hiện đại
Hình 1 Biểu đồ tình trạng kết hôn người nhập cư theo quốc tịch (vùng) 21
Dựa theo thống kê của Cục Thống kê Hàn Quốc, số lượng người kết hôn nhập quốc tịch tính theo việc đăng ký visa của nữ giới Việt Nam từ năm 2012-2022 đạt 531.034 người 22 368.046 người định cư theo dạng visa F-6-1, loại thị thực dành cho công dân nước ngoài đã làm thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc theo đúng quy định pháp luật của hai nước và có ý định sinh sống ở Hàn Quốc
21 Nguồn: https://kosis.kr/statHtml/openFullsizeChart.do?g_ChartGubun=MsColumn2D và https://kosis.kr/statisticsList/statisticsListIndex.do? menuId=M_01_01&vwcd=MT_ZTITLE&parmTabId=M_01_01&outLink=Y&parentId=A.1;A_3.2;#A_3.2
22 Số liệu không đại diện cho tổng số hộ gia đình đa văn hóa Hàn-Việt
Hình 2 Biểu đồ các cô dâu Việt Nam mang Visa F6-2 Hàn Quốc 23
Nhìn vào hình 2, chúng ta dễ dàng nhận thấy tỷ lệ có con trong gia đình đa văn hóa Hàn-Việt có xu hướng tăng không nhỏ từ năm 2012-2022 Dù trải qua cuộc đại dịch Covid-19 thì số lượng nữ giới Việt Nam có con với chồng Hàn Quốc đã tăng gấp 7 lần trong khoảng thời gian 10 năm qua (Số liệu không đại diện cho tổng số gia đình Hàn- Việt có con cái).
Sự gia tăng các cuộc hôn nhân Hàn-Việt có thể phản ánh mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Việt Nam và Hàn Quốc, cũng như các yếu tố kinh tế, văn hóa, và xã hội khác Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Hàn, cả hai nước đã nâng cấp lên
“Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện”, đánh dấu tầm cao mới trong sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc Điều này cũng là một yếu tố quan trọng giúp đẩy mạnh sự giao thoa kinh tế, văn hóa, các giá trị tốt đẹp và cả gia đình đa văn hóa Hàn-Việt, Việt- Hàn.
23 Dành cho các đối tượng hiện đang mang thai hoặc đang nuôi con của công dân Hàn.
2.3.2 Những vấn đề phát sinh của hôn Hàn-Việt 2.3.2.1 Xung đột kinh tế
Các gia đình đa văn hóa Hàn-Việt đang phải đối mặt với hàng loạt xung đột, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hội nhập và phát triển bền vững trong thời gian gần đây. Đầu tiên là xung đột kinh tế (김김김 김김) Vì mục tiêu kinh tế là động lực chính khiến cô dâu và gia đình của cô dâu đồng ý kết hôn, các yêu cầu về chi tiêu kinh tế từ phía cô dâu thường được xem là quan trọng và thường xuyên Tuy nhiên, do điều kiện và khả năng hội nhập kém (trình độ học vấn thấp, thiếu ngoại ngữ, thiếu hiểu biết văn hóa Hàn), các cô dâu này thường gặp khó khăn trong việc tham gia vào lực lượng lao động để kiếm thu nhập kinh tế sau khi kết hôn và đến Hàn Quốc sinh sống Họ thường trở thành những người phụ thuộc hoàn toàn vào chồng hoặc gia đình chồng về mặt kinh tế Khả năng đáp ứng các yêu cầu chi tiêu kinh tế theo ý muốn của cô dâu từ phía chú rể Hàn thường rất hạn chế, do họ thường thuộc giai tầng nghèo ở nông thôn hoặc đô thị Hơn nữa, do tính thị trường của loại hôn nhân này, họ thường không đủ tình cảm, tình nghĩa và tâm thức để sẵn lòng thỏa mãn nhu cầu này Một số trường hợp thậm chí còn công khai thể hiện sự không hài lòng và kiểm soát kinh tế nghiêm ngặt hơn đối với các chi tiêu của cô dâu
Việt Nam và Hàn Quốc mặc dù đều là các quốc gia Châu Á bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Trung Hoa Tuy nhiên qua thời gian phát triển khác nhau, hai quốc gia cũng chắt lọc và phát triển theo hai hướng khác nhau Tưởng chừng rất tương đồng về văn hóa nhưng bên trong lại rất khác nhau ở những điểm rất nhỏ Ví dụ: người Hàn Quốc khi ăn không được cầm chén, không được cầm đồng thời cả đũa và muỗng Ngược lại, người Việt Nam lại không có vấn đề này Vì vậy, nếu không tìm hiểu văn hóa của hai nước trước khi kết hôn hoặc không thể đồng cảm văn hóa mới thì cũng gây nên sự xung đột văn hóa trong gia đình
Ngoài ra, văn hóa thứ bậc và bất bình đẳng giới ở Hàn Quốc rất cao 24 nên trong các gia đình nông thôn với học vấn thấp người vợ Việt Nam rất dễ cảm thấy ngột ngạt và sốc
24 Trong The Global Gender Gap Index 2022 rankings, Việt Nam đứng thứ 83 trong khi Hàn Quốc ở thứ hạng 99. văn hóa Ngược lại, người Việt Nam ít bị ảnh hưởng văn hóa Nho giáo hơn Hàn Quốc, các lễ nghi và sự tôn kính trong lời nói cũng không chia phức tạp như Hàn Quốc Đặc biệt, với các cô dâu lớn lên từ miền Nam Việt Nam lại càng khó khăn với sự phóng khoáng và cởi mở trong tính cách của họ.
2.3.2.3 Sự xâm hại nhân quyền đối với phụ nữ Việt Nam
Quá trình từ khi các trung tâm tư vấn hôn nhân tập trung những phụ nữ Việt Nam cho đến khi họ được giới thiệu với người chồng tương lai và tiến hành lễ cưới diễn ra trong một thời gian rất ngắn Hình thức "sáng xem mặt, chiều cưới đám cưới” hoàn tất trong một khoảng thời gian rất nhanh, làm mất đi ý nghĩa của nghi lễ đám cưới, khiến cho cô dâu và chú rể phải tuân theo lịch trình được định sẵn bởi trung tâm môi giới hôn nhân.
Trong quá trình này, quyền lợi và thể diện của phụ nữ Việt Nam thường bị coi thường, ví dụ như việc "xem mặt tập thể" và các hành động tương tự Tại Hàn Quốc cũng ghi nhận không ít vụ bạo lực gia đình (가 김김김) với người vợ Việt Nam, ví dụ như vụ chồng đánh vợ người Việt gãy xương sườn, ngoài tội bạo hành người chồng còn bị kết thêm tội danh bạo hành trẻ em, khi mà hành vi đánh đập vợ đã diễn ra trước mặt người con 25
Kể từ khi Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, hợp tác kinh tế hai nước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam Do đó việc tăng lên các trường hợp kết hôn giữa công dân Hàn Quốc và Việt Nam là một hệ quả tự nhiên và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế và ngày càng gia tăng Hôn nhân Hàn-Việt diễn ra thông qua hai con đường chính: tự nguyện hoặc qua dịch vụ môi giới Sau khi di cư sang xã hội Hàn Quốc, phụ nữ Việt Nam tiếp xúc với văn hóa Hàn Quốc, vốn rất khác với văn hóa Việt Nam, buộc phải đối mặt với những vấn đề về thích ứng văn hóa và những xung đột nảy sinh trong gia đình đa văn hóa.
25 Ban Thời sự (2019) Dư luận Hàn Quốc phẫn nộ trước vụ chồng đánh vợ người Việt gãy xương sườn Khai thác từ https://vtv.vn/the-gioi/du-luan-han-quoc-phan-no-truoc-vu-chong-danh-vo-nguoi-viet-gay-xuong-suon-
NUÔI DẠY CON CÁI TRONG
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em trong môi trường gia đình đa văn hóa
3.1.1 Trình độ văn hóa và trình độ kinh tế của người nuôi dưỡng
Việt Nam và Hàn Quốc – hai quốc gia nằm trong vùng ảnh hưởng của Nho giáo, đều xem trọng việc giáo dục con cái lên hàng đầu Gia đình chính là cái nôi đầu đời, nuôi dưỡng và định hình nhân cách và phẩm chất của mỗi con người Nhìn chung, các gia đình đa văn hóa chúng tôi nói đến là các gia đình có đầy đủ cha mẹ nên cha mẹ chính là người nuôi dưỡng trẻ trong khuôn khổ bài tiểu luận.
Nuôi dạy con trẻ là một công việc vô cùng khó khăn và đòi hỏi nhiều nỗ lực Trong đó ngoài việc cung cấp các tiện nghi vật chất thì việc chuẩn bị một môi trường thích hợp cho trẻ phát triển toàn diện và lành mạnh về mặt tinh thần và thể chất cũng vô cùng quan trọng Nhà Nhân học Margaret Mead đã từng đưa ra nhận định trong cuốn sách “The Coming Age of Samoan” rằng: “Chúng ta cần phải xem xét những tác nhân gây ảnh hưởng lên những đứa trẻ Samoa trong giai đoạn giáo dục thơ ấu, điều phù hợp và giúp ích cho sự phát triển bình thường của chúng.” 27 Qua đó ta có thể khẳng định tác động của môi trường đến việc hình thành tâm lý và tính cách của trẻ em đặc biệt trong những năm tháng đầu đời vô cùng lớn Đặc biệt trong các gia đình đa văn hóa, trách nhiệm giáo dục và nuôi dưỡng con cái được đặt lên đôi vai của cha mẹ có phần nặng nề hơn vì sự khác biệt về cách giáo dục của cả hai quốc gia.
Trình độ văn hóa và trình độ kinh tế của cha mẹ là yếu tố tiên quyết để nuôi dạy một đứa trẻ Nếu trình độ văn hóa của cha mẹ cao khả năng cao đứa trẻ cũng sẽ trưởng thành một cách lành mạnh Ngược lại, tuổi thơ của trẻ nếu gặp các vấn đề thì sẽ hình thành vết thương tâm lý ảnh hưởng đến tính cách, tư duy và hành động của trẻ sau khi trưởng thành Ngoài ra, cho dù cha mẹ có trình độ văn hóa cao nhưng không có khả năng nuôi dưỡng con cái thì đứa trẻ đó cũng khó có thể phát triển bình an và lành mạnh
27 Mead, M (2001) Coming of age in Samoa HarperPaperbacks, 207.
3.1.2 Thống nhất phương pháp giáo dục
Trẻ em được cho rằng “trang giấy trắng”, trẻ em sẽ học hỏi thông qua tương tác với môi trường J.Piaget cho rằng có ba loại tri thức mà trẻ có thể học được trong môi trường: tri thức về đối tượng và đặc điểm của nó; tri thức về mối quan hệ cá nhân tự xây dựng để tổ chức thông tin; tri thức có liên quan đến các quy tắc xã hội do con người xây dựng 28
Cha mẹ cần phải thống nhất cách giáo dục con cái ngay từ trước khi con được sinh ra Trẻ có thể bị bối rối nếu hành vi và cách giáo dục của cha và mẹ khác nhau Đầu tiên, cha và mẹ cần quyết định sẽ dạy trẻ với ngôn ngữ nào (có thể chọn 1 hoặc cả 2 ngôn ngữ).
Các chuyên gia khuyến khích nên dạy con cái bằng song ngữ, điều này giúp kích thích sự phát triển tư duy và trí não Ngoài ra nó còn mang lại nhiều lợi ích khác như: đem đến cho trẻ niềm tự hào bản thân, làm cho trẻ em hòa nhập tốt hơn vào trường học và xã hội, tăng cường sự bao dung đối với người thuộc các nền văn hóa khác Bên cạnh đó giáo dục song ngữ cũng thúc đẩy sự phát triển về nhận thức, xã hội và tình cảm, giúp cho việc học ngôn ngữ mới trở nên dễ dàng hơn, tăng khả năng xin việc, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của cộng đồng xã hội
Trẻ em tiếp xúc với ngôn ngữ kể từ khi mới lọt lòng, thông qua thính giác nhạy bén của mình để có thể ghi nhớ về tất cả các loại âm thanh khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là ngôn ngữ của con người Gordon Wells (1985), giáo sư Đại học California đã tiến hành một nghiên cứu và rút ra kết luận rằng người lớn nói chuyện với trẻ em ba lần mỗi phút và điều đó xảy ra hàng ngày trong gia đình Thông qua quá trình tưởng chừng như vô cùng đơn giản này, trẻ em liên tục nhận được những bài học về ngôn ngữ Bên cạnh đó, việc có trải nghiệm trực tiếp với sự vật, hiện tượng khi tìm hiểu về một loại ngôn ngữ mới cũng vô cùng quan trọng vì nó để lại một ấn tượng sâu sắc trong tâm trí trẻ nhỏ.
Trải nghiệm này nên được diễn ra một cách tích cực và thoải mái sẽ tạo nên những kí ức về một ngôn ngữ mẹ đẻ mang đầy màu sắc tươi sáng Từ việc học tập và sử dụng tốt ngôn ngữ mẹ đẻ, trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ thứ hai một cách hiệu quả và tích cực hơn.
28 Hoàng Thị Phương (2014) Giáo trình: Lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh NXB Đại học Sư phạm, tr 31-32.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần phải làm gương để trẻ nhỏ có thể học theo Trẻ nhỏ có tư duy bắt chước nhanh chóng, vì vậy, cha mẹ phải thật cẩn trọng trong việc hành xử với nhau, với mọi người xung quanh và đặc biệt là với con cái Khi xảy ra vấn đề trong việc giáo dục con cái, cha mẹ có thể liên hệ cho các chuyên gia có chuyên môn về giáo dục đa văn hóa để hỗ trợ Hiện tại, chính phủ Hàn Quốc cũng đã đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ cho gia đình đa văn hóa với đa dạng các chương trình khác nhau 29
3.1.3 Định hình tính chính thể của trẻ nhỏ
Từ khi sinh ra, con người luôn tự hỏi bản thân rằng “Tôi là ai?” và luôn tìm điểm chung để có thể kết nối giữa bản thân và cộng đồng xung quanh Sự hình thành bản sắc này rất đa dạng, từ bản sắc cá nhân được hình thành từ mỗi cá nhân đơn lẻ cho đến bản sắc của cả cộng đồng bao gồm những cá nhân có nhiều điểm chung giống nhau Đây là cách mà các dân tộc trên thế giới sống và tạo nên cộng đồng của riêng họ, nơi có những đặc điểm riêng biệt không thể lẫn lộn với các dân tộc khác Đặc biệt hơn là ở Hàn Quốc nơi tồn tại chủ nghĩa “Dân tộc đơn nhất” (김김김김) thì việc thể hiện sự khác biệt của bản thân lại trở nên vô cùng khó khăn đối với những người nước ngoài đến đây sinh sống, hoặc những đứa con sinh ra trong gia đình đa văn hóa 30 Vấn đề đặt ra trong trường hợp này chính là những đứa trẻ sinh ra trong gia đình đa văn hóa có xem bản thân chúng là người Hàn Quốc không
29 Nguồn: https://www.cheongyang.go.kr/vet/sub05_02.do
30 김김김 (2021) 김김 김김김 김김 김김김 ‘김김김김’ 김김, 김김ã김김김 김김 김김김? 김김김 36.5 김, 99, 88-93.
Bảng 2 Nhận thức tính chính thể của thanh thiếu niên thuộc các nhóm chủng tộc ở Hàn
Theo khảo sát Thanh thiếu niên Hàn Quốc, thanh thiếu niên thuộc khu vực Châu Á tự nhận thức bản thân mình là người Hàn Quốc nhiều nhất (51,4%), theo sau đó là nhóm chủng tộc tự nhận mình vừa là người Hàn Quốc, vừa là người nước ngoài (70,6%) Tuy nhiên, ngay cả khi tự nhìn nhận bản thân là người Hàn Quốc, cá nhân đứa trẻ cũng cần phải nhìn nhận lại về gia đình mình có cha hoặc mẹ không phải là người Hàn, thậm chí có hiện tượng tiêu cực đến mức phủ nhận gia đình hoặc giấu giếm sự thật rằng gia đình của đứa trẻ ấy là người ngoại quốc Đây là hệ quả của chủ nghĩa dân tộc đơn nhất đề cao “tính thuần khiết của dân tộc” tồn tại trong suy nghĩ của người Hàn từ lâu nay 32 Một xã hội có tính bài trừ những điều dị biệt và đề cao tính thuần nhất tạo ra một áp lực không hề nhỏ đến việc giáo dục những đứa trẻ sinh ra trong gia đình đa văn hóa Chúng cần được cha mẹ dạy về việc chấp nhận bản thân và gia đình, cũng như niềm tự hào về bản thân Bên
31 김김김 (2015) 김김 김김김김 김김김김김 김김 김김김 김김김 김김 김김 김김김김김김김, 8(3), 153-175
32 김김김 (2021) 김김 김김김 김김 김김김 ‘김김김김’ 김김, 김김ã김김김 김김 김김김? 김김김 36.5 김, 99, 88-93. cạnh đó, xã hội Hàn Quốc đang ngày một tiệm cận thành một xã hội đa văn hóa, đa chủng tộc cùng tồn tại, khiến Chủ nghĩa Dân tộc đơn nhất cũng dần bị thay đổi 33
3.1.4 Hiểu rõ quá trình phát triển của con cái
Bác sĩ, nhà tâm lý học Maria Montessori gọi giai đoạn phát triển của trẻ từ 0-6 tuổi là giai đoạn vàng của trẻ nhỏ Trẻ em từ 0-6 tuổi có khả năng tiếp nhận thông tin vô cùng đặc biệt, chúng có thể học tập từ môi trường xung quanh rất nhanh Với tính hiếu kỳ và tò mò về thế giới xung quanh, chúng luôn tìm hiểu về thế giới nhỏ bé quanh mình Bộ não của trẻ nhỏ tiếp nhận và ghi nhớ những đặc tính về hình dạng, màu sắc, chất liệu của sự vật từ đó ngày càng nâng cao nhận thức Trẻ em tiếp nhận một cách vô thức trong khoảng 3 năm đầu đời và tiếp nhận có nhận thức kể từ tuổi thứ 3 trở đi Từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn tiếp nhận có ý thức, đây cũng là giai đoạn quan trọng nhất để phát triển trí tuệ và nhận thức
Phương pháp, quy trình giáo dục con cái
Theo Tiến sĩ Montessori, người đã dành thời gian để nghiên cứu về trẻ nhỏ đã đưa ra những nhận xét Trong thời kỳ này, trẻ hành động để tương tác với thế giới xung quanh mà không hề có bất cứ áp đặt nào về quan niệm xấu-tốt, đúng-sai, sạch-bẩn, Cha mẹ cần có để trẻ tự do quan sát và tương tác với thế giới mà không có sự hạn chế hay cấm cản Ví dụ cha mẹ không nên cấm cản con mình nhặt một chiếc lá rơi xuống đất vì sợ con bị bẩn tay, thay vào đó hãy để trẻ tự do tìm hiểu về thế giới của mình, điều này khiến cho quá trình học tập của trẻ diễn ra suôn sẻ mà không bị bất cứ giới hạn nào Việc cần thiết mà cha mẹ có thể làm để hỗ trợ trẻ chính là tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ, giúp trẻ có không gian để tự phát triển và hoàn thiện bản thân Cha mẹ không nên thúc ép con mình phải làm được những điều giống như con của gia đình người khác cũng như không nên so sánh con mình với con của gia đình khác
Trong giai đoạn từ 0-1 tuổi rưỡi, trẻ đã dùng tiếng khóc, ngôn ngữ cơ thể để nói chuyện với cha hoặc mẹ trong gia đình Những hoạt động chăm sóc từ cha hoặc mẹ trong giai đoạn này nhằm thiết lập và củng cố mối liên hệ trở nên ngày càng gắn bó và bền chặt hơn
Giai đoạn từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi là thời kì mà trẻ phát triển được nhiều kỹ năng hơn, đồng thời cũng rất hiếu kỷ và ham thích tham gia khám phá thế giới xung quanh.
Mặc dù giai đoạn này trẻ đã có ý thức độc lập và tự chủ, tuy nhiên song song với đó, trẻ vẫn còn ỷ lại vào cha mẹ Trong giai đoạn này gia đình cần ở bên trẻ nhiều hơn Đối với những phụ huynh có định hướng muốn con mình giữ lấy ngôn ngữ di sản (HeritageLanguage) là Tiếng Việt, họ cần giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ này để giúp trẻ tiếp cận với Tiếng Việt nhiều hơn, cũng như tạo cảm giác thân thuộc cho trẻ từ khi còn nhỏ Sở dĩ trẻ có cảm giác như vậy là vì hành động lặp đi lặp lại việc thỏa mãn những nhu cầu của trẻ Khi trẻ bị đói và la khóc, người mẹ luôn xuất hiện để bế trẻ lên và cho trẻ bú Ngay khi trẻ đã no liền ngừng không khóc nữa, trẻ đã thỏa mãn được nhu cầu và bắt đầu nảy sinh cảm giác tin tưởng và an toàn đối với người mẹ Tuy nhiên nếu người mẹ bị ràng buộc với công việc và không thể chăm sóc trẻ thì nhất định phải tìm một người có khả năng yêu thương và chăm sóc trẻ lâu dài Việc thay đổi người trông trẻ liên tục khiến trẻ bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý Thậm chí, có nhiều gia đình chọn cách nuông chiều trẻ quá mức để bù đắp cho sự thiếu gần gũi trẻ khiến trẻ trở nên ỷ lại và nhõng nhẽo với cha mẹ
Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, trẻ đã có nhiều bạn bè hơn và thích chơi với bạn bè xung quanh Do đó gia đình cần cho trẻ chơi với những đứa trẻ có tính cách và giáo dục tốt để tạo ra ảnh hưởng tích cực giữa chúng với nhau Trẻ cũng đã bắt đầu học tập những lối sống, nét văn hóa và những đặc điểm của môi trường gia đình đa văn hóa của mình Gia đình có thể giải thích cho trẻ những lễ nghi, phép tắc truyền thống của Việt Nam cũng như Hàn Quốc để giúp trẻ định hình được những đặc điểm văn hóa của hai bên nội, ngoại giúp trẻ dễ dàng phân biệt và tôn trọng, yêu quý văn hóa gia đình mình Bên cạnh đó, Tiến sĩ Montessori cho rằng cha mẹ cần tôn trọng trẻ em và cho trẻ không gian tự do cùng với sự tôn trọng để phát triển Thậm chí trẻ có phạm sai lầm đi chăng nữa, gia đình cũng cần bao dung và từ tốn chỉ dạy cho trẻ những điều phải trái Trẻ em tồn tại “tâm trí tiếp thu” luôn thôi thúc trẻ tìm kiếm và khao khát tìm hiểu thế giới Theo Montessori, một môi trường hoàn hảo gồm: Dụng cụ hỗ trợ học tập phù hợp, các hoạt động giao tiếp từ đơn giản đến phức tạp, bầu không khí cần vui vẻ và yêu thương, yêu thích lao động, yêu thiên nhiên, Đó là những yếu tố quan trọng trong việc thiết lập môi trường tốt cho trẻ phát triển 34
Trong giai đoạn này, gia đình cũng nên đẩy mạnh giáo dục văn hóa và lễ nghi cho trẻ Sự khác biệt giữa văn hóa hai nước Hàn Quốc và Việt Nam đều có chuẩn mực lễ nghi và quy phạm đạo đức riêng Tuy nhiên nguyên tắc cơ bản luôn là tuân thủ những đức tính cương trực, ngay thẳng, thật thà, nhân ái, có tình thương đối với những người xung quanh Trẻ cần phải biết giữ phép tắc tôn trọng và yêu quý mọi người xung quanh, luôn giúp đỡ người khác nếu có thể Những điều đó đều cần gia đình chỉ dạy một cách chi tiết và cẩn thận, lý giải chi tiết cho trẻ thấu hiểu và làm theo Bên cạnh việc tự lấy mình làm
34 김김김 (2022) 김김김김김김김 김김김김김김 김김김김김 김김김 김김김 김김김김 김김김 김김 김김김김 21, 13(6). gương, cha mẹ cũng nên dạy dỗ trẻ những hành vi như: thái độ tôn trọng người khác và lời nói, hành vi lịch sự, giúp cho trẻ trở thành người có trách nhiệm, vui vẻ, tự tin và biết lễ nghi Ngoài ra, văn hóa của Hàn Quốc và Việt Nam có đôi chút khác biệt trong lời nói và trong văn hóa ăn uống Người Việt thường sử dụng lối giao tiếp có phần thẳng thắn hơn so với Người Hàn ưa thích lối nói uyển chuyển, hàm ý Gia đình cần chỉ dạy cho trẻ cách giao tiếp với từng trường hợp cụ thể Thêm nữa, trên bàn ăn của người Việt và Người Hàn cũng có nhiều khác biệt Những đặc điểm trên là một trong những khác biệt văn hóa của hai quốc gia, mà gia đình đa văn hóa cần chú trọng giáo dục cho con mình
Giai đoạn này trẻ em đã có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống hơn cũng như mở rộng các mối quan hệ ra bên ngoài xã hội Thế giới của trẻ không còn bó hẹp lại trong gia đình nữa mà còn có cả trường học, thầy cô, bạn bè Trong giai đoạn này, trẻ cần được cha mẹ dạy về những quy tắc cư xử không chỉ trong gia đình mà còn ngoài xã hội Trẻ cần được học cách hành xử trong môi trường học đường, làm sao để có thể hòa nhập với cộng đồng học sinh thuộc gia đình có cha và mẹ cùng là người Hàn Gia đình cần giáo dục cho trẻ niềm tự hào về nguồn gốc gia đình mình, các biện pháp chống lại phân biệt và bạo lực học đường Đặc biệt giáo dục tình thương cho trẻ nhận ra được gia đình chính là tổ ấm yêu thương giúp trẻ nhận ra được mối liên kết giữa bản thân và các thành viên trong gia đình Giai đoạn này cũng là lúc mà con cái trong gia đình đa văn hóa đang trải qua quá trình dậy thì Những thay đổi không chỉ về mặt thể chất mà còn về mặt tâm sinh lý khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng hoang mang, lo lắng thậm chí là nổi loạn nếu như không nhận được sự quan tâm đúng đắn của cha mẹ Những đứa trẻ trong giai đoạn này thường có xu hướng so sánh bản thân với người khác để tự định hình bản thân mình Tuy nhiên những đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan và còn nông cạn khiến trẻ có cái nhìn thiên kiến và sai lệch về một đối tượng cụ thể nào đó Thậm chí chỉ dựa vào những dữ liệu thông tin sai lệch mà trẻ quy kết ý kiến chủ quan lên một đối tượng Vì lý do đó mà người lớn rất khó có thể gây được ấn tượng và niềm tin đối với trẻ Khi trẻ đã có ấn tượng về ai đó, ấn tượng này tồn tại rất sâu trong tâm trí chúng Đây là bước thang lớn trong sự phát triển của trẻ Ở độ thiếu niên trở đi, trẻ tự phát triển cho bản thân mình khả năng tự giáo dục một cách độc lập, chúng không chỉ là khách thể của quá trình giáo dục mà còn đồng thời là chủ thể của quá trình này Tuy nhiên đối với nhiều trẻ, khả năng này cần được bồi dưỡng và chăm sóc không chỉ thông qua bàn tay của các giáo viên trong trường học mà còn thông qua sự giáo dục ngay ở trong gia đình Vì vậy gia đình cần tạo điều kiện cho trẻ xây dựng khả năng tự giáo dục nhằm giúp trẻ có khả năng phân biệt điều tốt xấu, cũng như làm tăng khả năng tự lập giúp trẻ sống độc lập.
Việc giáo dục một đứa trẻ trở thành một người trưởng thành đã là một vấn đề khá lớn đối với đại đa số gia đình, giáo dục con cái trong gia đình đa văn hóa lại càng gặp phải nhiều thách thức hơn trong quá trình sinh sống và phát triển Giáo dục con cái trong gia đình đa văn hóa Hàn- Việt chịu tác động từ nhiều khía cạnh, trong đó ảnh hưởng từ người nuôi dưỡng là lớn nhất Trình độ văn hóa và khả năng tài chính là một trong những nhân tố lớn Bằng việc giáo dục con cái thông qua ngôn ngữ và văn hóa có sự tổng hòa từ hai nền văn hóa của cha và mẹ, trẻ sẽ phát triển được những ưu thế mà không có trong các gia đình cha và mẹ đều là người Hàn Chính vì thế, giáo dục con cái cần có những phương pháp thích hợp và cụ thể theo từng độ tuổi Đặc biệt gia đình cần khuyến khích trẻ tự do tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh trong một khuôn khổ nhất định, giúp trẻ tự do phát triển trí tuệ và năng khiếu cá nhân nhưng cũng đảm bảo an toàn cho trẻ phát triển theo đúng hướng Giai đoạn đầu đời từ 0 đến 6 tuổi là độ tuổi trẻ cần nhiều sự quan tâm và chăm sóc từ gia đình nhất Đây cũng là giai đoạn hình thành nền móng cơ bản nhận thức của con cái đối với thế giới xung quanh, và cũng là tiền đề để trẻ thiết lập mối liên kết sâu sắc với gia đình Từ 6 đến 18 tuổi là giai đoạn phức tạp nhất, yêu cầu cha mẹ cần phải thay đổi phương pháp nuôi dạy con, mặc dù trẻ đã lớn và đã có ý thức tự lập Trong giai đoạn này trẻ đã xây dựng các mối quan hệ với xã hội nhiều hơn Nhưng vai trò gia đình vẫn là chủ chốt, cha mẹ bên cạnh con cái, điều chỉnh những suy nghĩ, tư tưởng của trẻ trở nên tích cực và đúng đắn, tránh bị ảnh hưởng bởi những tri thức, định kiến sai lầm từ xã hội Giai đoạn này cũng là giai đoạn trẻ trải qua quá trình dậy thì, những thay đổi về mặt tâm sinh lý khiến trẻ trở nên nhạy cảm hơn Gia đình cũng cần có những phương pháp giáo dục đặc biệt hơn nhằm giúp trẻ không bị tổn thương cũng như gây ra những vết hằn tâm lý không lành mạnh trong ký ức của trẻ Chính vì vậy, những phương pháp giáo dục con cái nên được các bậc phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh trong gia đình đa văn hóaHàn-Việt quan tâm nghiên cứu một cách kỹ lưỡng nhằm giúp nuôi dưỡng và phát triển những đứa trẻ cũng chính là tương lai của một đất nước Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tìm đến các chuyên gia từ chính phủ hay tư nhân để có thể hỗ trợ cha mẹ trong việc giáo dục con cái.
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ -
Chính sách hỗ trợ của chính phủ
Kế hoạch cơ bản về chính sách gia đình đa văn hóa lần thứ 4 (2023-2027) trình bày định hướng chính sách gia đình đa văn hóa có thể hỗ trợ nhiệm vụ quốc gia của chính phủ Yoon Seok-yeol là ‘hiện thực hóa một gia đình không ai bị bỏ rơi và một xã hội nơi mọi người ở bên nhau’ Có hai mục tiêu của chính sách mới là đảm bảo vạch xuất phát bình đẳng giới cho trẻ em và thanh thiếu niên đa văn hóa và tạo môi trường sống ổn định cho gia đình đa văn hóa Kế hoạch cơ bản tập trung vào hỗ trợ phát triển theo từng giai đoạn của trẻ em và thanh thiếu niên đa văn hóa; hỗ trợ người nhập cư theo diện kết hôn; tăng cường sự chấp nhận đa văn hóa; tăng cường cơ sở thực hiện chính sách gia đình đa văn hóa Ở phần này, chúng tôi chỉ nêu các chính sách về hỗ trợ phát triển theo từng giai đoạn của trẻ em và thanh thiếu niên đa văn hóa. Đầu tiên, trung tâm gia đình [가 김김김] cung cấp giáo dục cho phụ huynh về từng giai đoạn mang thai, sinh nở, thời kì thơ ấu đến thanh thiếu niên của con cái, đồng thời hỗ trợ các hoạt động chăm sóc tại trung tâm chia sẻ chăm sóc trẻ em cộng đồng [김김 김김김김김] để tạo ra một môi trường chăm sóc hòa thuận Ngoài ra, họ cũng đánh giá tình trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, hỗ trợ giáo dục ngôn ngữ phù hợp và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển cảm xúc và hình thành thói quen, lối sống Đối với trẻ em đang trong độ tuổi đi học, hỗ trợ nâng cao năng lực học tập của trẻ để các em có thể thích nghi tốt với trường học và không gặp khó khăn ở trường Từng bước mở rộng chương trình hỗ trợ học tập cơ bản trước và sau giờ học của trung tâm gia đình,đồng thời giới thiệu các dịch vụ để tăng cường khả năng tiếp cận Cụ thể hỗ trợ học tập cơ bản tăng từ 90 (2022) lên 138 điểm, dự kiến sẽ mở rộng dần đến năm 2025
Mở rộng số lượng lớp học tiếng Hàn để giáo dục tiếng Hàn chuyên sâu trong trường học và tăng cường hệ thống liên kết để cung cấp giáo dục tiếng Hàn tại các trung tâm gia đình ở những khu vực không mở lớp học tiếng Hàn hoặc khi cần hỗ trợ ngoài trường học.
Lớp tiếng Hàn mở rộng dần dần từ 444 (2022) lên 527(2023), dự kiến đến năm 2024 có khoảng 570 lớp 35
Mở rộng chương trình hỗ trợ lập kế hoạch nghề nghiệp bằng cách sử dụng các cố vấn thanh thiếu niên tại các trung tâm gia đình và cố vấn kết hợp với sinh viên đại học Mục tiêu mở rộng từng bước: 78 (2022) → 113 (2023) → trên dưới 130 (dự kiến)
Giáo dục song ngữ vốn chỉ giới hạn ở việc khuyến khích sử dụng ở nhà sẽ được tổ chức thành một chương trình học tập trực tiếp giảng dạy song ngữ Trẻ em có thể luyện tập song ngữ bằng cách liên kết với các khóa học trực tuyến và ngoại tuyến từ các tổ chức liên quan như Viện Giáo dục Quốc tế Quốc gia Trẻ em và thanh thiếu niên đa văn hóa có kỹ năng song ngữ xuất sắc được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực (DB) 36 và được liên kết với những nơi phù hợp, chẳng hạn như trao đổi quốc tế, các nhóm tình nguyện ở nước ngoài và giới thiệu học bổng Mục tiêu đến năm 2027 đạt 2000 người.
Tư vấn tâm lý và hướng nghiệp tăng từ 78 điểm năm 2022 lên 113 điểm năm 2023, dự kiến khoảng 130 điểm năm 2024 và sẽ mở rộng dần dần Mở rộng số lượng trợ lý song ngữ và người hướng dẫn phát triển ngôn ngữ để trẻ em và thanh thiếu niên đa văn hóa ở độ tuổi đi học có thể phát triển thành nguồn nhân lực có khả năng nhạy cảm quốc tế Cụ thể tăng trợ lý song ngữ từ 180 lên 210 người, giảng viên phát triển ngôn ngữ từ 300 lên 330 người.
Ngoài ra, tăng cường hệ thống hỗ trợ tư vấn tâm lý để ổn định cảm xúc của thanh thiếu niên, đào tạo giáo viên tăng cường khả năng giáo dục đa văn hóa của họ để tạo ra một môi trường học đường không có sự phân biệt đối xử Để đối phó với bạo lực học
35 김 4 김 김김김 김김김 김김김김가 (2023~2027) Khai thác từ https://www.mogef.go.kr/kor/skin/doc.html? fn92548c3fc4267baa215a6e06b6405.hwpx&rs=/rsfiles/202404/ (Truy cập ngày 13/4/2024)
36 김김김김김김김김(DB) đường, các cố vấn, phiên dịch viên và biên dịch viên đa văn hóa tham gia đảm bảo rằng học sinh đa văn hóa có cơ hội đưa ra suy nghĩ, quan điểm và cung cấp hỗ trợ như tư vấn, bảo vệ và tự giúp đỡ thông qua Trung tâm Tư vấn và Phúc lợi Thanh thiếu niên 37
Hình 4 Kế hoạch cơ bản về Chính sách gia đình đa văn hóa lần thứ 4 (2023-2027) 38
Cơ hội và thách thức của việc giáo dục con cái trong gia đình đa văn hóa Hàn-Việt 33 1 Cơ hội
4.2.1 Cơ hội 4.2.1.1 Đối với cá nhân của con cái
Con cái trong các gia đình đa văn hóa Hàn-Việt là những cá nhân được sinh sống trong môi trường có sự đa dạng về ngôn ngữ Việc giáo dục những đứa trẻ biết về ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ của môi trường hiện đang sinh sống vô cùng quan trọng nhằm
37 김김김김김김김김김
38 Nguồn: 김김 김김가 giúp ích cho việc duy trì hiểu biết về văn hóa nguồn cội và gìn giữ liên kết với các thành viên trong gia đình Ngoài ra nó còn mang lại nhiều lợi ích khác như: đem đến cho trẻ niềm tự hào bản thân, làm cho trẻ em hòa nhập tốt hơn vào trường học và xã hội, tăng cường sự bao dung đối với người thuộc các nền văn hóa khác Bên cạnh đó giáo dục song ngữ cũng thúc đẩy sự phát triển về nhận thức, xã hội và tình cảm, giúp cho việc học ngôn ngữ mới trở nên dễ dàng hơn, tăng cơ hội nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của cộng đồng xã hội
Sự giao thoa giữa hai nền văn hóa đặc sắc mang đến cho gia đình đa văn hóa Hàn- Việt những cơ hội vô cùng quý giá cho việc giáo dục con cái và giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ lẫn tinh thần Ở trong một môi trường đa văn hóa như vậy, trẻ có cơ hội để được hòa nhập hai nền văn hóa, phát triển tư duy đa chiều, có được khả năng ngôn ngữ vượt trội Ngoài ra, nhờ nền tảng kiến thức và hiểu biết về hai quốc gia, trẻ có được nhiều cơ hội học tập, nghiên cứu và làm việc trong môi trường quốc tế, mở ra tương lai rộng mở và tươi sáng
Trẻ em ngay từ khi được sinh ra đã được tiếp xúc với hai ngôn ngữ khác nhau từ cha và mẹ Nếu trẻ được tiếp xúc với tiếng Hàn và tiếng Việt thường xuyên và đồng đều từ nhỏ, khả năng song ngữ của trẻ sẽ phát triển tự nhiên và cân bằng Trẻ có thể giao tiếp trôi chảy bằng cả hai ngôn ngữ, hiểu rõ ngữ pháp và cấu trúc câu của cả hai Từ đó, trẻ có thể học và sử dụng cả hai ngôn ngữ giúp có được lợi thế trong học tập, công việc và cả trong giao tiếp về sau.
Việc tiếp xúc với hai nền văn hóa như một cánh cửa mở ra thế giới đầy màu sắc,góp phần định hình bản sắc cá nhân độc đáo và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử linh hoạt cho trẻ Trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường đa văn hóa sẽ kết hợp hài hòa được những giá trị của cả hai nền văn hóa, biết chắt lọc những giá trị phù hợp trong giao tiếp đời thường Từ đó, trẻ hình thành tính cách cởi mở, thích nghi và hòa nhập tốt với môi trường sống, biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống văn hóa khác nhau, tránh những mâu thuẫn và hiểu lầm.
Thông qua việc nuôi dưỡng con cái, cha mẹ có thể trao dồi kỹ năng ngôn ngữ của bản thân để có thể giao tiếp được với con tốt hơn Quá trình nuôi dưỡng, thử thách cái phương pháp giáo dục khác nhau giúp cho cha mẹ có khả năng linh hoạt và ứng biến tình huống tốt hơn Điều này không những giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong các môi quan hệ xung quanh mà còn có thể ứng dụng vào trong công việc và cuộc sống hàng ngày Cha mẹ có thể kết nối cộng đồng đa văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam với nhau Điều này giúp làm giảm nổi nhớ nhà của cha mẹ và có một cộng đồng cùng nhau nuôi dưỡng con cái của mình Sự học hỏi từ các bậc phụ huynh khác là điều cần thiết cho các gia đình đa văn hóa.
4.2.1.3 Đối với xã hội Hàn Quốc và Việt Nam
Như ta đã biết về mối quan hệ thân thiết giữa Hàn Quốc và Việt Nam, chúng ta có thể đặt kỳ vọng vào một mối quan hệ ngày càng thân thiết hơn nữa Những đứa con bước ra từ các gia đình đa văn hóa Hàn-Việt có khả năng làm việc ở cả hai quốc gia, giúp cho kinh tế, văn hóa của hai đất nước ngày càng phát triển hơn Với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, gia đình đa văn hóa sẽ giúp làm đa dạng hơn các loại hình gia đình và sản sinh ra các đời sau có khả năng hấp thụ được các điểm tốt đẹp của cả hai quốc gia.
Song song với những cơ hội quý giá trong việc giáo dục con cái mà gia đình đa văn hóa Hàn-Việt mang lại, những thách thức cũng cần được nhìn nhận một cách thấu đáo.
4.2.2.1 Đối với cá nhân của con cái
Việc trẻ được tiếp xúc với hai ngôn ngữ không có nghĩa là trẻ có khả năng cân bằng được cả hai ngôn ngữ đó Nếu trẻ chủ yếu tiếp xúc với một ngôn ngữ (tiếng Việt) trong gia đình và ngôn ngữ còn lại (tiếng Hàn) ở môi trường bên ngoài như trường học,trẻ có thể sẽ phát triển khả năng ngôn ngữ không đồng đều Điều đó khiến trẻ có thành thạo ngôn ngữ được ưu tiên nhưng lại gặp khó khăn hơn với ngôn ngữ còn lại Sau này dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn trong việc học và sử dụng hai ngôn ngữ cùng lúc, ảnh hưởng đến giao tiếp, học tập và có thể dẫn đến hiện tượng "ngôn ngữ lơ lửng", không giỏi ngôn ngữ nào
Ngoài ra, nếu phương pháp giáo dục của gia đình không đồng nhất, con cái có thể gặp bối rối khi tư duy, ứng xử và hành động Người Việt thường có xu hướng bảo bọc con cái cho đến khi chúng lớn Nhiều trường hợp phụ huynh thường giành làm hết những công việc từ lớn đến nhỏ, thậm chí tận tay chuẩn bị quần áo sách vở cho con dù con đã học tới lớp 5 Họ coi đây là niềm vui khi chăm sóc con mà không biết rằng điều đó góp phần khiến con sinh ra tính ỷ lại Trong khi cha mẹ Hàn đề cao kỷ luật, sự tôn trọng và đề cao tính cộng đồng Sự khác biệt này có thể dẫn đến mâu thuẫn trong cách giáo dục con cái khi hai bên cha mẹ không cùng chung phương pháp và mục tiêu hướng tới khi nuôi dạy con cái Khi được tiếp xúc đồng thời cả hai nền văn hóa, trẻ có thể cảm thấy lạc lõng, không biết mình thuộc về đâu
Thêm nữa, nếu sinh sống trong một gia đình cha mẹ không hạnh phúc, hay cãi vã cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thế giới quan của con cái Đặc biệt, trong một gia đình đa văn hóa như vậy, con cái có thể có nhiều suy nghĩ lệch lạc không mong muốn nếu trải qua tuổi thơ vất vả.
Lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp với môi trường gia đình, môi trường xã hội xung quanh cùng với các đặc tính riêng biệt của con cái sẽ gây áp lực và căng thẳng cho cha mẹ Việc bảo vệ con cái khỏi phân biệt chủng tộc cũng là một thách thức khó khăn mà cha mẹ không cùng văn hóa gốc có thể phải trải qua Kim Seok Ho, giáo sư Xã hội học của Đại học quốc gia Seoul, viết về thực trạng này trong báo cáo năm 2019:
"Khoảng cách xã hội của người Hàn Quốc với những người từ quốc gia khác không hề thay đổi trong 10 năm Từ năm 2008 đến năm 2018, người dân dễ hòa nhập với người Mỹ và châu Âu, trong khi xa cách với người Trung Quốc và Đông Nam Á" 39
39 Minh Phương (Theo Korea Herald) (3/2022) Luật ngầm phân biệt màu da ở xứ sở kim chi Báo điện tử VnExpress Khai thác từ https://vnexpress.net/luat-ngam-phan-biet-mau-da-o-xu-so-kim-chi-4433817.html (Truy cập ngày 30/3/2024)
4.2.2.3 Đối với chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam
Với việc phân biệt chủng tộc và bạo lực học đừng, bạo lực gia đình là một vấn nạn khó giải quyết đối với chính quyền ở cả hai nước Tình trạng các vụ chèn ép con dâu, vợ người Việt Nam và các vụ việc phụ nữ Việt Nam kết hôn vì mục đích kinh tế hay quốc tịch vẫn còn tiếp diễn trong tương lai sẽ gây bất lợi cho thiện chí người dân ở cả hai nước.