LỜI MỞ ĐẦU Tây Bắc là một khu vực nổi tiếng với núi cao rừng già khúc khuỷu “ngànthước lên cao, ngàn thước xuống”, dẫn đường cho những bước chân chinh phục tự nhiên từ xa xưa của các dân
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Tên học phần: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Giáo viên giảng dạy: Phạm Thị Tú Trinh
Nhóm trình bày: Nhóm 9
Lớp: 22SNV2
Trang 2Đà Nẵng, tháng 11 năm 2022
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9:
1 NGUYỄN LÊ KHÁNH DƯỢC
2 LÊ TRẦN DIỄM HẰNG
3 TRẦN NGUYỄN THỦY TIÊN
4 ĐẶNG NGUYỄN THÙY TRÂN
5 ĐOÀN MAI ĐẠT
Page | 2
Trang 3LỜI CẢM ƠN Chúng em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến cô Tú Trinh đã tạo điều kiện để
chúng em được học tập và nghiên cứu đề tài này Có thể bài nghiên cứu sẽ còn nhiều thiếu sót, nên chúng em mong muốn nhận được những góp ý từ cô để có thể hoàn thiện bài tốt hơn!
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
Trang 4LỜI NHẬN XÉT
Page | 4
Trang 5MỤC LỤC
A.LỜI MỞ ĐẦU 7
B.NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM: 1.1 Các khái niệm về văn hóa/văn hóa vùng 8
1.1.1 Văn hóa 8
1.1.2 Văn hóa vùng 8
1.2 Lịch sử hình thành, đặc điểm tự nhiên và xã hội vùng Tây Bắc 8
1.2.1 Lịch sử hình thành vùng Tây Bắc 8
1.2.2 Đặc điểm tự nhiên 9
1.2.3 Đặc điểm xã hội 10
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA VÙNG TÂY BẮC 2.1 Văn hóa vật chất 11
2.1.1 Lao động sản xuất 11
2.1.2 Ẩm thực 11
2.1.2.1 Nguyên liệu thường dùng 11
2.1.2.2 Một số món nổi tiếng 11
2.1.3 Trang phục 12
2.1.4 Nơi cư trú 12
2.2 Văn hóa tinh thần 12
2.2.1 Phong tục tập quán 12
2.2.1.1 Tết của người đồng bào 13
2.2.1.2 Các tập tục tiêu biểu khác 17
2.2.1.3 Âm nhạc nghệ thuật 18
Trang 62.2.1.4 Giao tiếp chữ viết 20
2.2.2 Tôn giáo tín ngưỡng 22
2.3 Vai trò của văn hóa Tây Bắc trong nền văn hóa Việt Nam .23
2.3.1 Vai trò của văn hóa Tây Bắc 23
2.3.2 Những hạn chế của văn hóa Tây Bắc 23
2.3.3 Những biện pháp khắc phục 24
C.KẾT LUẬN 18
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Page | 6
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU Tây Bắc là một khu vực nổi tiếng với núi cao rừng già khúc khuỷu “ngàn
thước lên cao, ngàn thước xuống”, dẫn đường cho những bước chân chinh phục
tự nhiên từ xa xưa của các dân tộc người Thái, Mường…Mưu sinh từ lâu trênmiền núi cao, đồng bào ở vùng cao Tây Bắc đã hình thành nên vốn văn hóa bảnđịa vô cùng đặc sắc.Đằng sau cái vẻ đẹp hoang dã hùng vĩ, tráng lệ của bản rừnggià ấy là một vùng văn hóa xứ sở đã nuôi dưỡng tâm hồn con người nơi đây, làtrái tim địa đầu Tổ quốc Mỗi một dân tộc lại có một nét riêng bởi trong quá trìnhsinh cơ lập nghiệp, đồng bào các dân tộc vùng cao đã sinh thành những quanniệm nhân sinh để rồi chuyển hóa thành những phong tục, tập quán riêng trongđời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của bản làng Từ đời này sang đời khác,người già lưu giữ và truyền lại cho con cháu đời sau và đời sau nữa.Cứ như thế,kho trầm tích văn hóa dân gian trong những vùng đất, những bản làng luôn đầy
ắp những giá trị nhân văn, luôn đa dạng những loại hình và được bồi đắp theotháng năm Ở Tây Bắc, người ta dường như không tính thời gian theo tuần theo.tháng mà theo mùa hoa Hết mùa này sang mùa khác, hàng nghìn sắc hoaphương Bắc e ấp quyến rũ bước chân lữ khách du lịch Tây Bắc Có lẽ ai đã một
lần lên Tây Bắc đều đã từng bắt gặp những đứa trẻ nơi miền biên viễn.Nhữngđứa trẻ thiếu ăn thiếu mặc, đứng co ro trong giá rét của những ngày đông nhưngtrên gương mặt của các em chưa bao giờ vắng đi những nụ cười hiếu khách, thơngây.Và trong bài tiểu luận, thuyết trình ngày hôm nay nhóm chúng em xin đượctrình bày những kiến thức về vùng văn hóa có lịch sử hình thành và phát triển lâuđời nhất Việt Nam với phong tục tập quán, trang phục, tôn giáo, tín ngưỡng,…
mà có lẽ trước đây ít ai tìm hiểu
“Anh sẽ đưa em về miền Tây Bắc Nơi bạt ngàn rừng thẳm tiếp trời xanh Nơi chim chóc chuyền cành kêu ríu rít Hoa rừng thơm, bên suối mát ngọt lành”
(Tây Bắc Hành)
Trang 8CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM1.1 Các khái niệm về văn hóa/vùng văn hóa
1.1.1 Văn hóa
Theo cách hiểu thông thường, văn hóa là học thức, lối sống của con người.Theo nghĩa rộng, văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra, được chi phối bởi môi trường xung quanh, từ đó mang lại những đặc trưng riêng biệt cho con người
1.1.2 Văn hóa vùng
Văn hóa vùng là một không gian văn hóa nhất định được tạo thành bởi các cộng đồng dân cư trong phạm vi địa lý đó, đã diễn ra những mối giao lưu có ảnh hưởng qua lại nên đã hình thành những đặc trưng văn hóa chung
Việc phân vùng văn hóa bao gồm các yếu tố có vai trò tác động đến sự hình thành văn hóa:
-Môi trường tự nhiên và phương thức canh tác
-Các quan hệ lịch sử-cội nguồn
-Trình độ phát triển kinh tế-xã hội
-Giao lưu và ảnh hưởng văn hóa
1.2 Lịch sử hình thành, đặc điểm tự nhiên và xã hội vùng Tây Bắc
1.2.1 Lịch sử hình thành vùng Tây Bắc
Tây Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng:
-Năm 1930, nhân dân Yên Bái nổi dậy khởi nghĩa với khẩu hiệu: “Không thành công cũng thành nhân”
-Từ khi thành lập liên khu Việt Bắc(1949), nhân dân Tây Bắc tích cực chiến đấugiải phóng đất nước làm nên những chiến thắng quan trọng: Chiến dịch Hòa Bình Đông-Xuân (1951-1952), Chiến dịch Tây Bắc Thu-Đông(1952), đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang
-Chiến tranh chấm dứt.Nhân dân Tây Bắc khôi phục và phát triển kinh tế, có những đóng góp về công sức và của cải cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.Đồng thời, nhân dân Tây Bắc cũng đã hoàn thành nhiệm vụ giữ vững biên giới trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc (1979)
Page | 8
Trang 9-Năm 1975, khu tự trị giải thể, vùng được phân chia thành 5 tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái.
1.2.2 Đặc điểm tự nhiên
a Vị trí địa lý
-Tây Bắc là miền vùng núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc (phía Tây giáp Thượng Lào, phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam).Vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái
- Diện tích tự nhiên 37.533,8 km , chiếm 11,33% diện tích cả nước.2
+ Phía Bắc là những dãy núi cao, phân định biên giới Việt – Trung
+ Phía Tây và Tây Nam là các dãy núi cao kế tiếp nhau, phân định biên giới Việt – Lào
+ Phía Đông và Đông Nam là dãy Hoàng Liên Sơn và Đông Dương với đỉnh Phanxipang(3.143 m), giáp với Đông Bắc và một phần đồng bằng sông Hồng + Phía Nam giáp với Bắc Trung Bộ
b Địa hình
-Tây Bắc là vùng núi non hiểm trở vì ở đây có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.Với dãy Hoàng Liên Sơn có những đỉnh núi cao từ 2800m đến 3000m.Đặc biệt hơn ở địa hình này có dãy núi Sông Mã dài 500km và ngoài ra ở giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà
-Tây Bắc có hai con sông lớn: sông Đà và sông Thao
c Khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Chế độ gió mùa có
sự tương phản rõ rệt: mùa hè và mùa đông
- Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở vùng cao nguyên là núi cao lớn hơn ở các thung lũng
- Độ ẩm tương đối trung bình thường từ 78 – 93%, ở các tiểu vùng có độ chênh lệch từ 2 – 5%
-Khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn, bình quân từ 1.800 – 2.500mm/năm.Cáchiện tượng thời tiết đặc biệt ở Tây Bắc là gió Lào và gió lạnh địa phương Ngoài
ra có mưa đá, sương muối,
Trang 10d Tài nguyên thiên nhiên
- Nước:
Tây Bắc là đầu nguồn của một vài hệ thống sông lớn như sông Đà, sông
Mã, sông Bôi.Sông Đà bắt nguồn từ Ngụy Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), có chiều dài 983km.Đây là nguồn thuỷ năng lớn nhất Việt Nam.Nguồn nước nóng ởtrong vùng tương đối nhiều nhưng đang ở dạng tiềm năng và chưa được khai thác nhiều
Vùng Tây Bắc có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc nhờ những cánh đồng rộng, khí hậu thích hợp, đặc biệt là nuôi bò lấy thịt và sữa ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La)
+Tài nguyên rừng: bị khai thác mạnh
1.2.3 Đặc điểm xã hội
a Dân tộc
- Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như người Thái, Tày, Mường, Người Mường chiếm 1,2% dân số cả nước.Người Thái chiếm gần 1,3%dân số của cả nước Người Dao, cư trú ở độ cao 700 – 1000m, nơi nạn đốt rừng đang gây ra hiện tượng xói mòn với tốc độ đáng lo ngại.Vẫn có người Kinh sinh sống
b Mật độ dân số
-Mật độ dân số toàn vùng rất thấp và không đồng đều.Nơi tập trung đông nhất làcác thị xã, các điểm dân cư tập trung (nông, lâm trường).Trái lại ở các khu vực núi cao, đường giao thông ít, đi lại khó khăn…thường chỉ có các dân tộc ít ngườisinh sống, nên mật độ dân cư rất thấp
c Nguồn lao động
-Vẫn còn 9,3% số lao động chưa có việc làm Lao động của khu vực nông nghiệp chiếm ưu thế 76,6 %, công nghiệp và dịch vụ chỉ có 23,4 %
-Số người trên và dưới độ tuổi có khả năng tham gia lao động ước khoảng
163.000 người (chiếm 18,8 % lực lượng lao động) (Theo Tổng quan về Tây Bắc).
Page | 10
Trang 11CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA VÙNG TÂY BẮC
2.1 Văn hóa vật chất
2.1.1 Lao động sản xuất
- Hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng Tây Bắc là nông nghiệp mà cụ thể là nghề trồng lúa nước ở vùng thung lũng, ruộng bậc thang ven sườn núi Ngoài ra còn trồng các loại cây như ngô, sắn, đậu tương ở nương rẫy
- Người dân tộc Thái sinh sống tại đây có kinh nghiệm trong việc đào mương, đắp phai, dựng cao, bắc máng để làm ruộng…
2.1.2 Ẩm thực
- Mang đậm nét đặc trưng của người dân tộc thiểu số: người Thái, Tày, Nùng…
- Lương thực truyền thống của người dân Tây Bắc là gạo nếp, song ngày nay gạo
tẻ cũng đã trở thành nguồn lương thực chính
- Cơ cấu bữa ăn của họ cũng giống với người Kinh chúng ta: cơm – rau – cá – thịt.Tuy nhiên họ có cách chế biến khác và họ hay làm các món nộm, nhúng, ướp muối từ thịt, thích các món nướng, đồ, sấy sau đó mới đến canh, xào, luộc,…
- Hương vị thường có trong các món ăn vùng Tây Bắc là vị cay, chua, đắng… vì người dân nơi đây ưa các hương vị ấy Và ít các món có vị ngọt, lợ, đậm nồng…
- Thường các bữa ăn thì sẽ có thêm rượu cần, rượu cất
2.1.2.1 Nguyên liệu
- Nguyên liệu, gia vị chế biến phong phú lấy từ thiên nhiên núi rừng : mắc kén, hạtdổi, mật ong, các loại măng mọc ở rừng ( măng mọc, măng vầu, măng nứa, măng mai, măng trúc), các loại gạo đặc sản ở Tây Bắc ( gạo Bắc Hương Điện Biên, gạo Tám Điện Biên, gạo Séng Cù )
2.1.2.2 Một số món ăn nổi tiếng
+ “Pa Pỉnh Tộp”: là tên gọi món cá suối nướng của đồng bào người Thái vùng TâyBắc, nó mang giá trị ẩm thực và là thước đo cho sự khéo léo của đồng bào nơi đây
+ “Thắng cố”: món ăn truyền thống của người H’Mông
Trang 12+ “Nậm Pịa”: món ăn đặc trưng của người Sơn La.
2.1.3 Trang phục
- Mỗi dân tộc đều có một trang phục truyền thống để tạo bản sắc riêng qua đó có thể nhận biết tộc người, nơi cư trú và tập quán của họ
- Hầu hết các trang phục đều đơn giản nhưng tinh tế, thể hiện nét sống đơn giản
và đầy xúc cảm của người đồng bào:
+ Người Thái (dân tộc chiếm số đông):
Nữ: áo cánh ngắn, nhiều màu, màu sắc sặc sỡ, nẹp đính khuy bạc có hình con vật nhỏ (ve, bướm, nhện…), bó sát thân.Váy màu tối hơn, suông dài, thắt eo bằng dải lụa màu, đeo xà tích bạc bên hông.Nhiều người phụ nữ Thái đen còn đeo chiếc khăn piêu với những hoa văn nhiều màu
Nam: thường mặc quần cắt theo kiểu chân què có cạp thắt lưng, áo cánh
xẻ ngực, có túi cài khuy tết bằng dây vải, cuốn khăn đầu rìu, quần áo chủ yếu màu đen, gạch non, hoa văn kẻ sọc hoặc trắng
2.1.4 Nơi cư trú
- Hầu hết ở người Tây Bắc đều sinh hoạt thường ngày ở nhà sàn Và nhà sàn cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của nơi đây trong nhiều loại dáng vẻ khác nhau: nhà mái tròn khum hình mai rùa, hai đầu mái hồi có khau cút, bốn mái mặt bằng sàn hình chữ nhật, có hiên, có lan can, nhà sàn dài, cao, cótiền sảnh,…
+ Từ xa xưa thì nhà sàn đã được xây dựng là nơi che mưa, che nắng, bảo vệ người dân khỏi thú dữ
+ Kiến trúc nhà sàn chủ yếu được dựng từ các vật liệu tự nhiên của núi rừng: gỗ,
lá cọ, tre
+ Chủ yếu người dân sẽ dùng gỗ vì gần rừng nên có nguồn nguyên liệu dồi dào, thời gian sử dụng lâu bền, vững chai, màu sắc qua thời gian vẫn giữ được sự tự nhiên
2.2 Văn hóa tinh thần
2.2.1 Phong tục tập quán
2.2.1.1 Tết của người đồng bào
Page | 12
Trang 13Dãy đất Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp, hùng vĩ của chốn rừng thiên mà còn bởi sự đa dạng về con người khi đây là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em với những nét văn hóa vô cùng đặc sắc tạo nên sự giao thoa và đa dạng cho văn hóa Tây Bắc.
a Tết Nguyên Đán
Tết nguyên đán là một phong tục lâu đời, một nét đặc sắc về văn hóa của đa phần các dân tộc châu Á mà nói riêng ở Việt Nam thì hầu như tất thảy các vùng miền và cả 54 dân tộc anh em đều có sự chuẩn bị và đón chào năm mới.Tết nguyên đán là tết chung của cả dân tộc ta,kết thúc một năm cũ và chào đón năm mới với nhiều ước nguyện hi vọng về một cuộc sống no đủ, sung túc.Trước tết thì mỗi gia đình đều có sự chuẩn bị sắm sửa đồ đạc ,dọn dẹp trang trí nhà cửa saocho đẹp nhất
Ngoài ra với sự đa dạng về tộc người cư trú nên Tết ở Tây Bắc cũng chứa rấtnhiều nét riêng biệt và độc đáo:
- Dân tộc Thái:
+ Đồng bào dân tộc Thái thông thường sẽ chuẩn bị đón tết trước 10
ngày.Những công việc đồng án nông vụ hay những lao động mưu sinh đều gấp rút hoàn thành và đến độ 24, 25 tháng chạp sẽ tạm gác lại để chuẩn bị quét dọn, trang trí nhà cửa cũng như sắm sửa cho mình những bộ trang phục thật sặc sỡ + Ngày 29, những người phụ nữ trong gia đình sẽ bắt đầu gói và luộc các loại bánh truyền thống (thường sẽ là bánh chưng gù).Khi luộc bánh phải luộc ngoài trời để thần linh cảm nhận những hương thơm tinh túy nhất của bánh và phù hộ cho gia chủ được bình an, công viên được suôn sẻ
+ Về mâm lễ cúng giao thừa người Thái sẽ bày biện đa dạng các món ăn, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau cùng ăn,cùng uống rượu và trò chuyện trao cho nhau những câu chúc tốt lành Điều đặc biệt là bàn thờ ông bà trong đêm giao thừa không được để nhang tàn và bếp lửa cũng sáng liên tục
+ Sáng mùng một mọi người sẽ đến suối để lấy nước mới Dùng nước này rửa
mặ với tâm niệm nước sẽ đem lại sự may mắn no đủ.Trong những ngày tết ngoàinhững hoạt động chúc tết nhau giữa những gia đình trong làng bản thì chiều tối mọi người thường tụ họp ở một không gian rộng rãi cùng nhau nhảy múa, hát hò
- Dân tộc H’Mông:
Trang 14+ Cùng với đồng bào Thái thì đồng bào H’Mông cũng có những phong tục đón tết rất đỗi đặc trưng Đầu tiên phải kể đến trò đánh quay hay còn gọi là tu lu-một trò chơi truyền thống của người Mông thường diễn ra ở một bãi đất bằng phẳng hay sân nhà Để có được những con quay to và tốt, trước tết khoảng một tháng, người Mông lặn lội lên núi tìm những khúc gỗ cứng, vững về đẽo quay + Sau khi quay được đẽo xong, người Mông mang xuống ao hay ruộng bùn ngâm khoảng một tuần cho quay được bền chắc hơn.Từ ngày mồng 1 tết họ sẽ tổchức chơi quay và thi đấu quay.Trò này thường sẽ là nam giới chơi nhiều nhưng vẫn có sự tham gia của phụ nữ.Một con quay thắng cuộc phải là quay được bổ xuống theo hình vòng cung tính từ tay người đánh, phải quay tít, quay lâu và khi quay phát ra tiếng kêu gần như chói tai.
+ Tiếp theo,một lễ hội cũng rất nổi tiếng diễn ra vào dịp tết của đồng bào H’Mông - lễ hội Gầu Tào.Họ sẽ chọn một mỏm đất cao và bằng phẳng ở giữa bản, người Mông tại các bản dựng khán đài để tổ chức các hoạt động truyền thống như ca hát, đẩy gậy, đánh quay Lễ hội Gầu Tào hay còn gọi là hội chơi núiđược người Mông Tây Bắc tổ chức với mục đích tạ ơn trời đất đã ban cho con cái, cầu cho mùa màng bội thu
+ Để tạ ơn thần rừng, hằng năm, cứ vào đầu xuân mới, đồng bào Mông vùng Tây Bắc lại tổ chức lễ cúng rừng ngay tại chân rừng thiêng
- Dân tộc Tày:
+ Đồng bào Tày cũng có những nét văn hóa đón tết vô cùng độc đáo và mới mẻ.Đó là tắm rửa dụng cụ lao động.Người Tày quan niệm, trong cả một năm lao động vất vả, các vật dụng lao động như: cuốc, dao, gùi, cày,… đã giúp con ngườilàm nương rẫy ruộng đồng, mưu sinh nuôi sống gia đình.Vậy nên chúng cũng nên được tắm rửa để nghỉ ngơi ăn tết.Chiều 28 tháng chạp tất cả các vật dụng sẽ được rửa sạch sẽ và dựng ở thành góc nhà đến sau tết thì tiếp tục cùng đồng hànhlàm việc với con người trong năm tiếp theo
+ Một tập tục rất khác biệt với dân tộc Kinh chúng ta là tục kiêng lì xì mừng tuổi.Người Tày quan niệm năm mới đem tiền cho người khác sẽ mất đi may mắn
và người nhận sẽ bị coi khinh vì đi nhận tiền lẻ của người khác vào năm mới + Ngoài ra, họ còn rất nhiều phong tục độc lạ và thú vị khác như: xua đuổi kiến mối, không sát sinh, xin lửa xin nước
b Tết mừng lúa mới
Page | 14