1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm môn luật thi hành Án dân sự Đề tài phí và chi phí trong thi hành Án dân sự

25 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phí và chi phí trong thi hành án dân sự
Tác giả Bùi Trần Khánh Linh, Đặng Hoàng Linh, Nguyễn Khánh Linh, Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Phạm Khánh Linh, Vũ Hạnh Linh, Bùi Phương Mai, Đặng Nhật Minh, Nguyễn Nhật Minh, Tăng Vũ Hoàng Minh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật thi hành án dân sự
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 802,61 KB

Nội dung

Khái niệm và bản chất phí thi hành án dân sự Phí THADS là khoản tiền mà người được THA có yêu cầu THA phải nộp vào NSNN khi họ nhận được tiền, tài sản từ việc CQTHADS tổ chức THA.. Trư

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Đề tài: Phí và chi phí trong thi hành án dân sự

Hà Nội, 2024

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: 4/9/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

● Vắng mặt: 0 Có lý do: 0 Không có lý do: 0

Nội dung: Chọn đề tài và phân tích

Tên bài tập: Bài tập nhóm Môn: Luật thi hành án dân sự

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm với kết

quả như sau:

ĐÁNH GIÁ

KÝ TÊN

(số)

ĐIỂM (chữ)

GV (ký tên)

10 462456 Tăng Vũ Hoàng Minh X

Kết quả điểm bài viết:

- Giáo viên chấm thứ nhất:………

- Giáo viên chấm thứ hai:………

Kết quả điểm thuyết trình:

- Giáo viên cho thuyết trình:………

Điểm kết luận cuối cùng:

- Giáo viên đánh giá cuối cùng:………

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2024

NHÓM TRƯỞNG

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LTHADS Luật Thi hành án dân sự

THADS Thi hành án dân sự

NSNN Ngân sách nhà nước

CQTHADS Cơ quan thi hành án dân sự

CHV Chấp hành viên

Trang 4

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

II NỘI DUNG 1

1 Phí thi hành án dân sự 1

1.1 Khái niệm và bản chất phí thi hành án dân sự 1

1.2 Mức phí thi hành án dân sự 2

1.3 Nghĩa vụ nộp phí thi hành án 4

1.4 Miễn, giảm phí thi hành án dân sự 5

1.5 Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thu phí thi hành án dân sự 6

2 Chi phí thi hành án dân sự 7

2.1 Khái niệm chi phí thi hành án dân sự 7

2.2 Nghĩa vụ nộp chi phí thi hành án dân sự 8

2.3 Miễn, giảm chi phí thi hành án dân sự 9

2.4 Thẩm quyền, thủ tục và mức thu đối với chi phí thi hành án dân sự 10

3 Một số bất cập trong việc thu, nộp và miễn, giảm phí thi hành án và đề xuất hướng hoàn thiện các quy định về phí thi hành án 11

3.1 Một số bất cập 11

3.2 Liên hệ quy định quốc tế liên quan 13

3.3 Một số đề xuất hướng hoàn thiện 14

III KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

PHỤ LỤC 1 16

PHỤ LỤC 2 19

PHỤ LỤC 3 21

Trang 5

đề tài “Phí và chi phí trong thi hành án dân sự” sẽ phân tích và làm rõ hơn về nội

dung này

II NỘI DUNG

1 Phí thi hành án dân sự

1.1 Khái niệm và bản chất phí thi hành án dân sự

Phí THADS là khoản tiền mà người được THA có yêu cầu THA phải nộp vào

NSNN khi họ nhận được tiền, tài sản từ việc CQTHADS tổ chức THA

Hoạt động tổ chức THA được thực hiện trước hết vì quyền và lợi ích của đương

sự có đơn yêu cầu THA, và Nhà nước là đơn vị đứng ra chi trả những khoản tiền không nhỏ lấy từ NSNN cho các hoạt động tổ chức THADS Trên cơ sở này, pháp luật THADS

đã đưa ra quy định liên quan đến phí THADS đối với người được THA có yêu cầu THA

Trên phương diện pháp lý, việc thu phí THADS đặt ra cho các đương sự yêu cầu

nhận thức về ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc THADS Trách nhiệm nộp phí THADS tương đương với việc đương sự có trách nhiệm về tài chính nên khi yêu cầu THADS THA, đương sự sẽ phải cân nhắc trước khi đưa ra quyết định yêu cầu THA

Trên phương diện tài chính, việc thu phí THADS là một cách thức để tăng nguồn thu

cho NSNN, qua đó tăng kinh phí cho tổ chức và hoạt động của các CQTHADS

Tại Việt Nam, trên thực tế việc quy định người được thi hành án có yêu cầu thi hành án phải nộp phí thi hành án mới chỉ được thực hiện ở mức độ bù đắp được phần nào cho kinh phí của Nhà nước dành cho hoạt động thi hành án Với khoản phí thu tính tính trên giá trị tài sản thi hành án như hiện nay thì khoản phí do đương sự nộp chưa thể coi là đủ để trả cho Nhà nước ngân sách đã chi cho hoạt động của hệ thống cơ quan THADS, tương đương với việc ngân sách nhà nước vẫn cần hỗ trợ chi phí đáng kể cho các hoạt động của cơ quan THADS

Trang 6

Về bản chất, phí là khoản tiền bù đắp lại một phần chi phí đầu tư, quản lý của tổ

chức, cá nhân đã cung cấp dịch vụ cho người thụ hưởng Nó khác với thuế, cơ sở để thu phí là việc chủ thể được nhận phí đã cung cấp cho chủ thể nộp phí một lợi ích nhất định thông qua dịch vụ của mình Việc thu phí mang tính hoàn trả trực tiếp, ngang giá (mức phí cũng như lệ phí có thể coi là một loại giá cả đặc biệt do nhà nước quy định nhưng không có sự mặc cả như hàng hóa trên thị trường và thường gắn với mục tiêu chi cụ thể cho một hoạt động phục vụ cụ thể của nhà nước)

Từ những đặc điểm chung của phí như trên, ta có thể thấy bản chất của khoản phí THADS là một khoản tiền mà người được THA phải nộp khi được nhận các lợi ích vật chất từ hoạt động của CQTHADS Ở đây cần lưu ý là chỉ khi nào người được THA nhận được các lợi ích vật chất, lợi ích này phải được định lượng bằng tiền thì mới phải nộp phí chứ không phải những lợi ích chung chung không có khả năng định lượng Nhìn

từ góc độ thu phí, CQTHADS là chủ thể cung cấp dịch vụ còn đương sự là người thụ hưởng dịch vụ này

1.2 Mức phí thi hành án dân sự

Qua việc tổ chức THADS, CQTHADS sẽ khôi phục được quyền và lợi ích hợp pháp của người được THA đã bị xâm phạm Do đó, về nguyên tắc, cơ sở để tính số phí THADS sẽ thu được dựa trên giá trị tài sản hoặc số tiền mà người được thi hành thực nhận

Theo hướng dẫn Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016, mức phí THA phải nộp khi được nhận tiền, tài sản như sau:

- Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng thì mức phí THADS là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận;

- Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng thì mức phí THADS là 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng;

- Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng thì mức phí THADS là 190.000.000 đồng cộng với 1% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng;

- Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng thì mức phí THADS là 220.000.000 đồng cộng 0,5% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng;

Trang 7

- Số tiền, giá trị tài sản thực nhận trên 15.000.000.000 đồng thì mức phí THADS

là 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng

Đối với vụ việc chia tài sản chung, chia thừa kế, chia tài sản trong ly hôn, vụ việc

mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản THA (chỉ cần một trong các bên có yêu cầu THA) thì người được CQTHADS giao tiền, tài sản THA phải nộp phí THA tương ứng với giá trị tiền, tài sản thực nhận Ví dụ: Tòa án xử ly hôn giữa ông A

và bà B, trong phần chia tài sản ly hôn, bà B được nhận nhà trị giá là 500.000.000 đồng

và phải thanh toán cho ông A số tiền: 200.000.000 đồng Trong trường hợp này, số phí thi hành án dân sự mà các bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người, cụ thể như sau: Số phí thi hành án dân sự ông A phải nộp là [3% x 200.000.000 đồng = 6.000.000 đồng]; Số phí thi hành án dân sự bà B phải nộp là [3% x (500.000.000 đồng - 200.000.000 đồng) = 9.000.000 đồng]

Trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một số tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số yêu cầu THA mà CHV đã

tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã yêu cầu hoặc người đại diện của người

đã có yêu cầu để quản lí thì người yêu cầu hoặc người đại diện đó phải nộp phí THADS tính trên toàn bộ giá trị tiền, tài sản thực nhận theo mức quy định1 Ví dụ: Bản án của TAND huyện X tuyên: Ông Trần Văn Đ phải giao cho bà Nguyễn Thị A, anh Trần Văn B, anh Trần Văn C quản lý căn nhà tại xã Y huyện X có giá trị là 1,5 tỷ đồng Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, chỉ có bà Nguyễn Thị A có đơn yêu cầu thi hành án

Cơ quan THADS đã tiến hành giao tài sản cho bà A quản lý Trong trường hợp này,

bà A sẽ phải nộp phí tính trên toàn bộ giá trị tài sản thực nhận là 1.500.000.000 đồng

Cụ thể, bà A phải nộp phí với số tiền là [1.500.000.000 đồng x 3% = 45.000.000 đồng] Trường hợp CQTHADS đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 216/2016/TT-BTC tính trên số tiền, tài sản thực nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư 216/2016/TT-BTC Ví dụ: Bản án số 01/KDTM-

ST tuyên, ông Nguyễn Văn A phải thanh toán trả Ngân hàng thương mại cổ phần B số tiền nợ cả gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng HĐTD/3352-LD là 2.000.000.000 đ và

1 Khoản 1 Điều 4 Thông tư 216/2016/TT-BTC

Trang 8

lãi suất chậm thi hành án theo mức lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước quy định Trong trường hợp ông Nguyễn Văn A không thanh toán trả nợ được ngân hàng TMCP

B thì Ngân hàng TMCP B có quyền đề nghị cơ quan Thi hành án kê biên phát mại tài sản của ông Nguyễn Văn A là nhà đất tại địa chỉ xã Kim Long, huyện X Trong quá trình thi hành án cơ quan THADS đã tiến hành các trình tự thủ tục như thông báo, xác minh điều kiện thi hành án nhưng chưa tiến hành cưỡng chế thi hành án thì ông A tự nguyện trả tiền cho ngân hàng TMCP B số tiền 2.000.000.000đ, trường hợp này Ngân hàng TMCP B phải nộp số phí là [2.000.000.000x 3% x 1/3= 20.000.000đ]

Trường hợp CQTHADS đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế THA thì người được THA phải nộp 100% mức phí THA theo quy định tính trên số tiền, tài sản thực nhận Cơ quan THA dân sư thực hiện việc thu phí THA khi chi trả tiền hoặc giao tài sản cho người được THA và cấp biên lai thu phí THA Người được THA không nộp phí THA thì cơ quan thu phí có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thu phí THA, kể cả việc bán đấu giá tài sản đã giao cho người được THA để bảo đảm thu hồi tiền phí THA Chi phí định giá, bán đấu giá tài sản để thu phí do người được THA chịu

1.3 Nghĩa vụ nộp phí thi hành án

Người được THA và người phải THA đều có quyền làm đơn yêu cầu THA Nhưng dù là người được THA hay người phải THA yêu cầu THA thì CQTHADS tổ chức THA vẫn là vì quyền và lợi ích hợp pháp của người được THA Do vậy, việc thu phí THA có đơn yêu cầu THA thì họ phải nộp phí THA đối với các khoản THA có giá ngạch tính trên giá trị tài sản hoặc số tiền mà người đó thực nhận Trường hợp người được THA có đơn yêu cầu THADS nhưng chưa nhận được tài sản thì không phải nộp phí THADS Trường hợp người được THA không có đơn yêu cầu THA nhưng được nhận tiền, tài sản thì vẫn phải chịu phí THA theo mức quy định Người phải THA có đơn yêu cầu THA thì không phải chịu phí THADS

Về nguyên tắc, người được THA khi đã nhận được tài sản THA thì phải nộp phí THA Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhiều trường hợp mặc dù người được THA đã nhận được những khoản tiền mà tòa án đã xử cho họ nhưng số tiền đó không lớn, số tiền đó lại rất cần thiết cho sinh hoạt tối thiểu của họ, ví dụ như nhận được khoản tiền cấp dưỡng, tiền lương, tiền công lao động, tiền trợ cấp mất việc hoặc có những khoản tiền mặc dù người được THA đã nhận được nhưng số tiền đó không thể bù đắp hết những thiệt hại, mất mát mà họ đã phải gánh chịu như tiền bồi thường thiệt hại tính

Trang 9

mạng, sức khỏe Vì thế, pháp LTHADS nước ta đã quy định về một số trường hợp người được THA nhận được tài sản nhưng không thu phí THA đối với các khoản tiền

đó Những trường hợp không phải chịu phí THA khi được nhận các khoản tiền, tài sản được quy định như sau2:

Người được THA không phải chịu phí THA khi nhận được các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau đây:

- Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động

- Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục của nhân dân không vì mục đích kinh doanh mà người được THA được nhận

- Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi

- Tiền hoặc giá trị tài sản theo yêu cầu THA không vượt quá hai lần mức lương cơ

sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định

- Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác

- Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí

1.4 Miễn, giảm phí thi hành án dân sự

Các quy định liên quan đến việc miễn, giảm THADS được quy định cụ thể tại Điều 48 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 và Thông tư số 21/2016/TT-BTC như sau:

2 Điều 6 Thông tư số 216/2016/TT-BTC

Trang 10

Các trường hợp được miễn phí THA 3

- Được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

- Thuộc diện neo đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; thuộc diện tàn tật hoặc ốm đau kéo dài có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận

- Người được THA xác minh chính xác sau khi CQTHADS đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện THA theo quy định tại khoản 1 Điều 44a LTHADS 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) và CQTHADS xử lý được tài sản để THA

Các trường hợp giảm phí THADS 4 :

- Giảm đến 80% phí THADS đối với người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn

hộ nghèo và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận;

- Giảm 30% phí THADS tương ứng với số tiền thực nhận từ việc xử lý tài sản của người phải THA mà người được THA xác minh chính xác khi yêu cầu THA và CQTHADS xử lý được tài sản để THA mà không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản

án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại;

- Giảm 20% phí THADS trong trường hợp quy định tại điểm b khoản này nếu phải

áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại

1.5 Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thu phí thi hành án dân sự

Theo hướng dẫn tại Điều 5, Thông tư số 216/2016/TT-BTC, thủ tục thu, nộp phí THADS được thực hiện như sau:

Thứ nhất, về quyền hạn thu phí, thủ trưởng tổ chức thu phí THADS là người có

quyền ra quyết định thu phí Mỗi lần thu phí, thủ trưởng tổ chức thu phí phải ra một quyết định thu phí THADS

Thứ hai, đối với trường hợp thu phí nhiều lần, nếu người được THADS được

nhận tiền, tài sản thành nhiều lần theo quy định pháp luật thì tổng số tiền phí THADS phải nộp từng lần bằng số tiền phí THADS phải nộp khi nhận toàn bộ tiền, tài sản trong một lần theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 Nếu người được THA nhận tiền, tài sản làm nhiều lần mà số tiền, giá trị tài sản được

3 Khoản 1 Điều 7 Thông tư 216/2016/TT-BTC

4 Khoản 2 Điều 7 Thông tư 216/2016/TT-BTC

Trang 11

nhận mỗi lần không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đổi với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do nhà nước quy định nhưng tổng số tiền, giá trị tài sản được nhận lớn hơn hai lần mức lương cơ sở thì vẫn thu phí THADS theo quy định và việc thu phí thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016

Thứ ba, về cách thức thu phí, trong trường hợp CQTHADS chi trả bằng tiền mặt,

chuyển khoản hoặc gửi qua bưu điện cho người được THA thì thực hiện việc khấu trừ

số tiền phí THADS mà người được THA phải nộp trước khi chi trả cho họ Trường hợp Tòa án không tuyên giá trị tài sản hoặc có tuyên nhưng tại thời điểm thu phí không còn phù hợp (thay đổi quá 20%) so với giá thị trường thì tổ chức thu phí tổ chức định giá tài sản để xác định phí THADS mà người được THA phải nộp Chi phí định giá do CQTHADS chi trả từ nguồn phí THADS được để lại Trước khi giao tài sản ít nhất 15 ngày, tổ chức thu phí thông báo số tiền phí THADS mà người được THA phải nộp theo quy định tại Thông tư này

Thứ tư, về trách nhiệm của tổ chức thu phí, khi có sự nhầm lẫn về số phí

THADS phải nộp thì tổ chức thu phí có trách nhiệm tính toán lại theo quy định Tổ chức thu phí có trách nhiệm làm thủ tục hoàn trả số tiền thu thừa hoặc thực hiện việc thu bổ sung khoản phí THADS còn thiếu

Thứ năm, về trường hợp ủy thác THA, cơ quan ký thác THA phải ghi rõ số phí

THADS đã thu, số phí THADS còn phải thu Cơ quan nhận uỷ thác tiếp tục thu phí THADS và được quản lý, sử dụng tiền phí THADS thu được theo quy định của Thông

tư 216/2016/TT-BTC

2 Chi phí thi hành án dân sự

2.1 Khái niệm chi phí thi hành án dân sự

Để có thể tổ chức cưỡng chế THADS, cơ quan thi hành dân sự cần phải tiến hành một số hoạt động nhằm chuẩn bị và thực hiện việc cưỡng chế THA Những hoạt động này cần phải có kinh phí để thực hiện Vì thế bên cạnh việc quy định về thu phí THADS thì pháp LTHADS còn có những quy định về chi phí THADS hay còn gọi là chi phí cưỡng chế chi trả cho việc tổ chức cưỡng chế THADS

Chi phí cưỡng chế THA là các khoản chi phí do người phải THA chịu để tổ chức cưỡng chế THA, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế THA do người được THA hoặc do NSNN chi trả Như vậy, có thể hiểu chi phí cưỡng chế THA là các

Trang 12

khoản chi phí phát sinh từ việc tổ chức cưỡng chế THA do đương sự, cá nhân, tổ chức

có liên quan hoặc do NSNN chi trả theo quy định

2.2 Nghĩa vụ nộp chi phí thi hành án dân sự

Theo LTHADS và các văn bản pháp luật khác có liên quan, chủ thể chịu phí THADS bao gồm có người phải THA, người được THA và người thứ ba bị cưỡng chế THA, trừ trường hợp chi phí cưỡng chế THA do NSNN bảo đảm Cụ thể hơn như sau:

Thứ nhất, đối với người phải THA sẽ phải chịu các chi phí cưỡng chế THA được

quy định tại Điều 4 Thông tư 216/2020/TT-BTC5

Ví dụ: Ông A bị tòa án tuyên phải trả cho ông B số tiền 500 triệu đồng Sau khi quyết định THA có hiệu lực, CHV đã thông báo và yêu cầu ông A tự nguyện THA trong thời hạn quy định Tuy nhiên, ông A không tự nguyện thi hành và cũng không đưa ra lý

do chính đáng CHV tiến hành xác minh và phát hiện ông A có một căn nhà trị giá khoảng 1 tỷ đồng CHV quyết định cưỡng chế kê biên, xử lý căn nhà này để THA Cụ thể các chi phí cưỡng chế THA như sau: (1) Chi phí thuê phương tiện vận chuyển tài sản: 5 triệu đồng; (2) Chi phí thuê kho bãi để bảo quản tài sản: 10 triệu đồng; (3) Chi phí định giá tài sản: 15 triệu đồng; (4) Chi phí tổ chức bán đấu giá: 20 triệu đồng Tổng chi phí cưỡng chế: 50 triệu đồng

Trong trường hợp này, theo Điều 4 Thông tư 216/2020/TT-BTC, ông A sẽ phải chịu toàn bộ chi phí cưỡng chế 50 triệu đồng vì các lý do sau: (i) Có điều kiện nhưng không tự nguyện thi hành; (ii) Không có lý do chính đáng; (iii) Chi phí nằm trong danh mục quy định

Thứ hai, đối với người được THA sẽ phải chịu các loại chi phí cưỡng chế THA

theo Điều 5 Thông tư 200/2016/TT-BTC6

Ví dụ: Ông B là người được THA, nhận 100 triệu đồng từ ông A Ông A có tài sản là một căn nhà trị giá 500 triệu đồng CHV ra quyết định cưỡng chế kê biên, bán đấu giá căn nhà Ông B yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế ngay mà không chờ thời hạn tự nguyện THA Các loại chi phí phát sinh bao gồm: chi phí cưỡng chế: 20 triệu đồng; chi phí định giá: 5 triệu đồng; chi phí bán đấu giá: 15 triệu đồng

Kết quả của việc cưỡng chế THA: Bán đấu giá nhà được 500 triệu đồng, trừ chi phí cưỡng chế 20 triệu đồng thì ông A nhận được 380 triệu đồng (phần còn lại sau khi trả nợ) và ông B nhận được 100 triệu đồng

5 Xem mục 1 Phụ lục 1

6 Xem mục 2 Phụ lục 1

Ngày đăng: 09/12/2024, 21:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w