1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm môn kế hoạch hóa phát triển 1 Đề tài bình luận về quan Điểm kế hoạch và thị trường như nước với lửa

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình Luận Về Quan Điểm 'Kế Hoạch Và Thị Trường Như Nước Với Lửa'
Tác giả Hoàng Thị Thúy Huyền, Trần Thị Hiên, Lê Hà Chi, Nguyễn Thùy Dương, Dương Diễm Quỳnh, Phạm Ngọc Phương Chi, Đặng Thu Hà, Trần Ngọc Ánh
Người hướng dẫn GS.TS Ngô Thắng Lợi
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế Hoạch Hóa Phát Triển
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 175,01 KB

Nội dung

Câu nói này đặt ra một vấn đề quan trọng trongkhoa học kinh tế: liệu kế hoạch và thị trường có thực sự là hai yếu tố đối lập không thểhòa hợp hay không, và nếu có thể hòa hợp, thì phương

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KẾ HOẠCH & PHÁT TRIỂN

~~~📖~~~

BÀI TẬP NHÓM MÔN KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN 1

ĐỀ TÀI: BÌNH LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM

“KẾ HOẠCH VÀ THỊ TRƯỜNG NHƯ NƯỚC VỚI LỬA”

Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Ngô Thắng Lợi Thành viên nhóm 6

Họ và tên Mã sinh viên Đánh giá % đóng góp

Hoàng Thị Thúy Huyền 11222877 100% - nhóm trưởng

Phạm Ngọc Phương Chi 11221047 100%

Hà Nội, tháng 10 năm 2024

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển kinh tế, việc xây dựng và triển khai các chính sách kinh

tế luôn đóng vai trò quan trọng để định hình hướng đi của một quốc gia Hai khái niệm

cơ bản trong quản lý và phát triển kinh tế là "kế hoạch" và "thị trường" thường đượcđưa ra như những yếu tố then chốt Tuy nhiên, khi bàn về vai trò của kế hoạch và thịtrường, có những quan điểm cho rằng chúng giống như "nước với lửa" – hai yếu tố khóhòa hợp, thậm chí đối lập và xung đột Câu nói này đặt ra một vấn đề quan trọng trongkhoa học kinh tế: liệu kế hoạch và thị trường có thực sự là hai yếu tố đối lập không thểhòa hợp hay không, và nếu có thể hòa hợp, thì phương thức và phạm vi kết hợp như thếnào để đạt được sự phát triển bền vững?

Quan điểm cho rằng kế hoạch và thị trường như nước với lửa phản ánh một cáchnhìn nhận truyền thống trong kinh tế học, trong đó các nền kinh tế kế hoạch tập trung vàcác nền kinh tế thị trường tự do được xem là hai mô hình đối nghịch nhau Nền kinh tế

kế hoạch tập trung nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát, phân bổ tàinguyên và đưa ra các quyết định chiến lược cho sự phát triển kinh tế Trong khi đó, nềnkinh tế thị trường tự do đề cao vai trò của cung và cầu, cùng sự tự do của các cá nhân vàdoanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định kinh tế Quan điểm này thường được củng cốbởi những ví dụ về các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nơi vai trò của kế hoạch hóa rấtmạnh mẽ, và các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nơi thị trường đóng vai trò chi phối.Tuy nhiên, trên thực tế, kinh nghiệm phát triển của nhiều quốc gia đã cho thấyrằng việc kết hợp giữa kế hoạch và thị trường, dù là một quá trình phức tạp và đòi hỏi

sự linh hoạt, có thể đem lại những kết quả tích cực cho tăng trưởng kinh tế và phúc lợi

xã hội Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phức tạp của môi trường kinh tếquốc tế, việc kết hợp giữa kế hoạch và thị trường dường như trở thành một giải phápkhả thi hơn so với việc áp dụng một cách đơn thuần bất kỳ mô hình nào

Bài tiểu luận này sẽ đi sâu vào việc phân tích quan điểm "Kế hoạch và thị trường như nước với lửa", nhằm tìm hiểu liệu sự khác biệt giữa chúng có thực sự tạo ra xung đột, hay thực chất chúng có thể bổ sung cho nhau Đồng thời, bài viết cũng sẽ bình luận

về mối quan hệ giữa hai yếu tố này trong bối cảnh Việt Nam, nơi mà nền kinh tế đang chuyển đổi từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Qua quá trình phân tích, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể đưa ra được những quan điểm rõ ràng và thuyết phục về vai trò của kế hoạch và thị trường trong phát triển kinh tế, góp phần làm sáng tỏ cách tiếp cận phù hợp nhất để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phúc lợi xã hội

1

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

I KHÁI QUÁT CHUNG 3

1 Thị trường 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Vai trò của thị trường 3

1.3 Bản chất của thị trường 3

2 Kế hoạch và kế hoạch hóa 4

2.1 Kế hoạch 4

2.2 Kế hoạch hóa phát triển 5

II BÌNH LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM 6

1 Mối quan hệ đối lập giữa kế hoạch và thị trường 6

1.1 Sự đối lập giữa kế hoạch và thị trường 6

1.2 Minh chứng cho sự đối lập của kế hoạch và thị trường 7

2 Mối quan hệ tương tác bổ sung lẫn nhau giữa kế hoạch và thị trường 8

2.1 Mối quan hệ tương tác bổ sung lẫn nhau 8

2.2 Những minh chứng cho sự kết hợp thành công của kế hoạch và thị trường 11

III PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA .14

1 Thị trường và kế hoạch trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay 14

2 Giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 16

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

I KHÁI QUÁT CHUNG

1 Thị trường

1.1 Khái niệm

Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thểđược đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bản với sự xác định giá cả và số lượng hànghóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội Nhưvậy, thị trường có thể được nhận diện ở cấp độ cụ thể, quan sát được như chợ, cửa hàng,quầy hàng lưu động, phòng giao dịch hay siêu thị và nhiều hình thức tổ chức giao dịch,mua bán khác

Ở cấp độ trừu tượng hơn, thị trường cũng có thể được nhận diện thông qua cácmối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ trong xã hội, được hìnhthành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định Theo nghĩa này, thị trường

là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gồm cung, cầu, giá cả; quan hệ hàng - tiền; quan hệgiá trị, giá trị sử dụng; quan hệ hợp tác, cạnh tranh; quan hệ trong nước, ngoài nước Đây cũng là các yếu tố của thị trường

1.2 Vai trò của thị trường

Xét trong mối quan hệ với thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hóa (dịch vụ) cũngnhư thúc đẩy tiến bộ xã hội, vai trò chủ yếu của thị trường có thể được khái quát nhưsau:

i Một là, thị trường thực hiện giá trị hàng hóa, là điều kiện, môi trường chosản xuất phát triển

ii Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội,tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế

iii Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh

tế quốc gia với nền kinh tế thế giới

Cơ chế thị trường là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn vốn,tài nguyên, công nghệ, sức lao động, thông tin, trí tuệ trong nền kinh tế thị trường Đây

là một kiểu cơ chế vận hành nền kinh tế mang tính khách quan, do bản thân nền sản

xuất hàng hóa hình thành Cơ chế thị trường được A.Smith ví như là một bàn tay vô hình có khả năng tự điều chỉnh các quan hệ kinh tế.

1.3 Bản chất của thị trường

Thị trường hoạt động dựa trên nguyên tắc cung và cầu Người bán cung cấp hànghóa và dịch vụ, còn người mua tạo ra nhu cầu Mức giá cân bằng sẽ được thiết lập ởđiểm mà cung và cầu gặp nhau, qua đó thị trường có khả năng phân bổ nguồn lực hiệuquả

3

Trang 5

Thị trường có khả năng tự điều tiết thông qua cơ chế giá Khi nhu cầu tăng vàcung không đổi, giá sẽ tăng lên, điều này khuyến khích người sản xuất cung cấp nhiềuhơn Ngược lại, khi cung vượt cầu, giá giảm, khiến người bán giảm cung hoặc ngườimua tăng tiêu thụ.

Thị trường thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, từ đó nâng cao chấtlượng sản phẩm và dịch vụ, cũng như tối ưu hóa chi phí Trong thị trường cạnh tranhhoàn hảo, không có người bán hoặc người mua nào có khả năng thao túng giá cả, mà giáđược quyết định bởi thị trường chung

Một yếu tố quan trọng của thị trường là thông tin Người mua và người bán cần có

đủ thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm và các yếu tố liên quan để đưa ra quyết địnhmua hoặc bán Khi thông tin bị bất cân xứng, có thể dẫn đến thất bại của thị trường

2 Kế hoạch và kế hoạch hóa

2.1 Kế hoạch

2.1.1 Khái niệm

Kế hoạch là sự thể hiện mục đích, kết quả cần đạt tới đối với các hoạt động đượclựa chọn trong tương lai cũng như cách thức, giải pháp tổ chức thực hiện nhằm đặt đượccác mục tiêu đó

Nếu xét về nội dung cốt lõi, kế hoạch luôn hàm chứa 2 yếu tố, đó là những mụctiêu cần đạt tới trong tương lai và những giải pháp tổ chức thực hiện các mục tiêu đó

2.1.2 Bản chất

Xét về bản chất, kế hoạch phản ánh sự hướng tới tương lai, đồng thời, kế hoạch làthể hiện sự lựa chọn

Thứ nhất, kế hoạch là phản ánh sự hướng tới tương lai

Có thể nói, kế hoạch được xem như là nhịp cầu nối từ hiện tại đến chỗ mà chúng

ta muốn đến trong tương lai Tính chất hướng đến tương lai trong kế hoạch thể hiện ở 2

nội dung: một là, kế hoạch dự đoán những gì sẽ xảy ra, đặt ra kết quả đạt được trong tương lai; hai là, kế hoạch thực hiện việc sắp đặt các hoạt động của tương lai, các công

việc cần làm và thứ tự thực hiện các công việc để đạt được kết quả đã định Kế hoạchcần xác định xem một quá trình phải làm gì? làm thế nào? khi nào làm? ai sẽ làm? vàsâu hơn nữa là làm như thế để làm gì

Thứ hai, kế hoạch có nghĩa là sự lựa chọn

Trên thực tế, chúng ta có rất nhiều mong muốn, những gì sẽ xảy ra trong tương laicũng rất phong phú, đa dạng mà có lẽ không thể một lúc làm ngay và đạt được ngaynhững mong muốn đó Vì thế, làm kế hoạch tức là thực hiện sự lựa chọn để xác địnhtrong khoảng thời gian nhất định (gọi là kỳ kế hoạch), chúng ta sẽ phấn đấu đạt đượcnhững mong muốn nào? sẽ thực hiện làm những gì? Cùng với sự lựa chọn các mongmuốn cần đạt được, tính chất lựa chọn trong kế hoạch còn thể hiện ở sự lựa chọn cáchthức, giải pháp tổ chức phối hợp, các nguồn lực cần có để thực hiện mong muốn đó Đểthực hiện được các mục tiêu đặt ra, sẽ cần nhiều sự tiêu phí nguồn lực và cần có cách

Trang 6

thức tổ chức thực hiện Tuy nhiên sẽ là rất kém thuyết phục nếu chúng ta chỉ đưa ra mộtphương án tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu và tương ứng chỉ có một phương ánhuy động phân bổ và sử dụng nguồn lực thực hiện, vì trên thực tế sẽ có nhiều phương ánkhác nhau Vì thế kế hoạch chính là đưa ra những phương án tổ chức thực hiện khácnhau và thực hiện sự lựa chọn một trong số những phương án sao cho có tính khả thi vàđạt hiệu quả cao nhất.

2.2 Kế hoạch hóa phát triển

2.2.1 Khái niệm

Kế hoạch hóa phát triển được hiểu là quá trình soạn lập để có một bản kế hoạch tốt

và sử dụng nó với chức năng là công cụ điều tiết các hoạt động diễn ra trên thực

Kế hoạch hóa phát triển nếu hiểu là một quy trình, một phương thức thì bao gồmcác giai đoạn:

i Soạn lập kế hoạch (mở rộng hơn là soạn lập các văn bản mang tính kế hoạch),nhiệm vụ chính của bước này là soạn lập kế hoạch, trong đó nội dung chỉnh làxác định mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển và hệ thống giải pháp chínhsách áp dụng trong thời kỳ kế hoạch;

ii Tổ chức thực hiện kế hoạch, bao gồm quá trình tổ chức phối hợp hoạt độngcủa các bên, sử dụng các chính sách, giải pháp nhằm khai thác, huy động và sửdụng nguồn lực trong quá trình thực hiện mục tiêu kế hoạch;

iii Theo dõi, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch với những yếu tố mớiphát sinh trong môi trường kinh tế, bao gồm quá trình theo dõi thường xuyênhoạt động của hệ thống kinh tế quốc dân; đánh giá tình hình thực hiện mụctiêu kế hoạch và tác động của kế hoạch đến phát triển kinh tế, xã hội; bổ sung

và điều chỉnh kế hoạch trong kỳ hoặc kỳ kế hoạch sau

2.2.2 Bản chất của kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh

Trong nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa thực chất là sự khống chế trực tiếpnhững hoạt động kinh tế bằng cách tập trung phân bổ nguồn lực thông qua các quyếtđịnh mang tính mệnh lệnh phát ra từ Trung ương

Theo đó, các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch được định trước bởi các nhà kế hoạch ởtrung ương đã tạo nên cơ sở cho một kế hoạch kinh tế quốc dân toàn diện, đầy đủ vàđược chuyển xuống cấp dưới theo tuyến dọc Các mục tiêu, chỉ tiêu mang đặc trưng:

i chi phối một cách toàn diện các khâu của quá trình tải sản xuất: sản xuất,phân phối, trao đổi, tiêu dùng;

ii chủ yếu là các chỉ tiêu hiện vật;

iii mang tính chất pháp lệnh bắt buộc các đơn vị cấp dưới phải thi hành

Cách thức can thiệp của nhà nước để thực hiện triển khai thực hiện kế hoạch đượctiến hành trên cơ sở các văn bản mang tính hành chính và pháp lệnh thông qua việc bảo

5

Trang 7

vệ và giao hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh cấp trên giao cho cấp dưới Sau khi các văn bảnmang tính hành chính, pháp lệnh được ban hành, phương thức cấp phát - giao nộp vốn,vật tư, lao động, sản phẩm hàng hóa được sử dụng mang tính phổ biến.

II BÌNH LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM

“Nước và lửa” là 2 yếu tố không thể thiếu cho sự sống và phát triển của chúng ta

Giữa “nước” và “lửa” luôn tồn tại một sự đối lập nhưng lại có thể tương tác bổ sung lẫn nhau, việc so sánh với hình ảnh ẩn dụ "nước và lửa" là một cách ví von thú vị để chỉ ra

được mối quan hệ yêu ghét giữa hai yếu tố quan trọng trong nền kinh tế là kế hoạch vàthị trường. 

“Nước” thường tượng trưng cho sự mềm dẻo, thích ứng, tự do và không có hìnhdạng cố định Trong kinh tế, nó đại diện cho thị trường, nơi mà giá cả, cung và cầu tự

do biến động, các doanh nghiệp cạnh tranh và người tiêu dùng có quyền lựa chọn. Trong khi đó, “Lửa” lại tượng trưng cho sự cứng nhắc, quy định, kiểm soát và cóhình dạng cố định Trong kinh tế, nó đại diện cho kế hoạch, nơi mà nhà nước hoặc một

cơ quan trung ương đưa ra các quyết định về sản xuất, phân phối và tiêu dùng. 

Tưởng chừng là đối lập nhưng sự kết hợp hoàn hảo giữa nước và lửa đã tạo ra cácđiều kiện cần thiết và mang lại sự sống cho muôn vàn sinh vật Từ đó, ta cũng thấyđược sự tương đồng trong mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường Đó là mặc dù có vẻđối lập, kế hoạch và thị trường lại có mối quan hệ bổ trợ và cần thiết cho nhau trong quátrình phát triển kinh tế

1 Mối quan hệ đối lập giữa kế hoạch và thị trường

1.1 Sự đối lập giữa kế hoạch và thị trường

1.1.1 Cơ sở xuất phát 

Trong nền kinh tế kế hoạch, cơ sở kinh tế được xây dựng là chế độ công hữu

xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, nhà nước chuyên chính vô sản không nhữngđóng vai trò điều hành chính trị mà còn có khả năng điều tiết và quản lý toàn diện,trực tiếp các vấn đề về kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, đây là nền kinh tế có tính chất đa thành phần

kinh tế, sở hữu tư nhân dưới nhiều hình thức khác nhau thống trị trong toàn bộ hệ

thống kinh tế Ở đây, thị trường tồn tại và chi phối các mặt hoạt động của đời sốngkinh tế - xã hội

1.1.2 Nội dung

Trong nền kinh tế kế hoạch, các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch được định trước

bởi các nhà kế hoạch ở trung ương đã tạo nên cơ sở cho một kế hoạch kinh tế quốc

dân toàn diện về mọi mặt và được chuyển xuống cấp dưới theo tuyến dọc Chỉ tiêu ở đây chủ yếu là hiện vật, mang tính chất pháp lệnh bắt buộc các đơn vị cấp dưới phải

thi hành. 

Trang 8

Cách thức tác động của nhà nước để thực hiện triển khai kế hoạch được tiến

hành trên cơ sở các văn bản mang tính hành chính và pháp lệnh theo hệ thống cấp

trên giao cho cấp dưới

Trong nền kinh tế thị trường, các mục tiêu và chỉ tiêu được xác định mang tính

định hướng, dự báo, nó chỉ thể hiện trong một số lĩnh vực chủ yếu, được ưu tiên trong từng giai đoạn phát triển nhất định và được biểu hiện ở dạng giá trị.

Cách thức tác động của Chính phủ thường mang tính gián tiếp thông qua các chính sách định hướng và điều tiết vĩ mô Những công cụ được sử dụng là những

công cụ trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính và ngoại thương

1.1.3 Kết luận bản chất 

Kinh tế kế hoạch mang tính cưỡng chế trực tiếp, thể hiện ở tính chất pháp lệnh,

hiện vật và cấp phát - giao nộp

Kinh tế thị trường mang tính thuyết phục gián tiếp và là sự lựa chọn các hoạt

động hợp lý và tối ưu, ngăn chặn để cho nền kinh tế khỏi đi lạc với mục tiêu tăngtrưởng ổn định với những công cụ năng động và gián tiếp

1.2 Minh chứng cho sự đối lập của kế hoạch và thị trường

1.2.1 Sự khác biệt trong cung cấp hàng hóa và dịch vụ

Ở Liên Xô (trước năm 1991), nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là những sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, quần áo, và đồ dùng gia đình Người dân thường phải xếp hàng dài để mua sắm, và các cửa hàng thường xuyên không có đủ hàng để bán, dù nhu cầu rất cao

Ở các nước phương Tây như Hoa Kỳ, hàng hóa và dịch vụ luôn được cung cấp phong phú và đa dạng Các doanh nghiệp tư nhân cạnh tranh lẫn nhau để cung cấp sản phẩm chất lượng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Ví dụ, các cửa hàng luôn có nhiều lựa chọn về quần áo, thực phẩm, và thiết bị công nghệ

1.2.2 Hiệu quả sử dụng nguồn lực

Nền kinh tế Liên Xô trước đây thường gặp tình trạng lãng phí tài nguyên và hiệu suất sản xuất thấp Ví dụ, việc sản xuất thép và máy móc vượt quá nhu cầu thực

tế, trong khi các sản phẩm tiêu dùng lại thiếu hụt nghiêm trọng Điều này là do các kếhoạch sản xuất được xây dựng không dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường

Các doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường luôn tìm cách tối ưu hóa

sử dụng nguồn lực để giảm chi phí và tăng lợi nhuận Điều này dẫn đến việc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và nâng cao năng suất Ví dụ, các công ty công nghệ ở Silicon Valley liên tục cải tiến quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm với chất lượng cao hơn và chi phí thấp hơn

7

Trang 9

1.2.3 Động lực đổi mới và sáng tạo

Tại Trung Quốc trước thời kỳ cải cách kinh tế năm 1978, hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung không khuyến khích đổi mới Các doanh nghiệp nhà nước khôngchịu áp lực phải sáng tạo hoặc cải tiến công nghệ vì không có sự cạnh tranh

Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Trung Quốc đã chứng kiến sự bùng

nổ trong đổi mới và phát triển công nghệ Các doanh nghiệp tư nhân, như Alibaba và Tencent, đã trở thành những tập đoàn hàng đầu thế giới nhờ sự sáng tạo, cạnh tranh

và đáp ứng nhu cầu thị trường

1.2.4 Phản ứng với thay đổi trong nhu cầu và điều kiện thị trường

Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của Đông Đức trước khi thống nhất vào năm

1990 không thể điều chỉnh kịp thời khi nhu cầu thị trường thay đổi Ví dụ, trong ngành ô tô, các sản phẩm như Trabant và Wartburg lạc hậu, không đáp ứng được nhucầu của người tiêu dùng về chất lượng và tính năng, dẫn đến việc mất khả năng cạnh tranh trên thị trường

Ở Nhật Bản, ngành công nghiệp ô tô phát triển mạnh nhờ khả năng nhanh chóng thích ứng với thay đổi nhu cầu Các hãng như Toyota và Honda đã liên tục cải tiến công nghệ, chất lượng và thiết kế, tạo ra các dòng xe phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn cầu

1.2.5 Mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân

Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở Triều Tiên hiện nay đang đối mặt với tình trạng nghèo đói, thiếu lương thực và dịch vụ cơ bản cho người dân Nhà nước kiểm soát chặt chẽ mọi khía cạnh của đời sống kinh tế, khiến cho chất lượng cuộc sống bị giảm sút

Ngược lại, ở Hàn Quốc - nơi có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, người dân có mức sống cao hơn, và đất nước này đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển và thịnh vượng nhất châu Á

Những minh chứng này thể hiện rõ sự đối lập giữa kế hoạch và thị trường Kế hoạch thường thiếu linh hoạt và ít khuyến khích đổi mới, trong khi thị trường lại pháttriển dựa trên cạnh tranh, sáng tạo, và khả năng đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thay đổi

2 Mối quan hệ tương tác bổ sung lẫn nhau giữa kế hoạch và thị trường

2.1 Mối quan hệ tương tác bổ sung lẫn nhau

2.1.1 Tại sao trong nền kinh tế thị trường cần có kế hoạch?

Thứ nhất, trong thực tế, không có nền kinh tế nào hoàn toàn dựa trên kế hoạch hoặc thị trường thuần túy.

Trang 10

Như chúng ta đã biết, kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại Từ trước đến nay nó tồn tại và phát triển chủ yếu dưới chủ nghĩa tư bản, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản Cơ chế thị trường có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực Về mặt tích cực: nó là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế rất linh hoạt, mềm dẻo, uyển

chuyển; nó có tác dụng kích thích mạnh và nhanh sự quan tâm thường xuyên đến đổi mới kỹ thuật, công nghệ quản lý, đến nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng; nó có tác dụng lớn trong tuyển chọn các doanh nghiệp và cá nhân quản lý kinh doanh giỏi Trên cơ sở đó, CCTT kích thích sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển Về mặt tiêu cực : trên thị trường chứa đựng tính tự phát, chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, mất cân đối Vì chạy theo lợi nhuận, các nhà sản xuất, kinh doanh có thể gây nhiều hậu quả xấu: môi trường bị hủy hoại, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, phá sản, thất nghiệp, phân hóa xã hội cao, lợi ích công cộng bị coi nhẹ, các vấn đề công bằng

xã hội không được bảo đảm, tệ nạn xã hội gia tăng, thậm chí có người làm ăn bất hợppháp, trốn lậu thuế, làm hàng giả Cũng vì mục tiêu lợi nhuận mà các nhà sản xuất, kinh doanh không làm những ngành nghề ít lợi nhuận Để hạn chế những khuyết tật

đó, đòi hỏi Nhà nước phải quản lý nền KTTT Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch định hướng, bằng các công cụ, chính sách, biện pháp kinh tế CCTT chịu sự tác động rất mạnh của các quy luật kinh tế thị trường, do đó sự can thiệp vĩ mô của nhà nước phải phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường

Mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô-viết là một kiểu tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế theo kế hoạch hóa tập trung muốn sớm khắc phục những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, muốn nhanh chóng xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn, một

phương thức sản xuất văn minh, hiện đại hơn chủ nghĩa tư bản.  Nhưng có lẽ do nôn nóng, làm trái quy luật (muốn xóa bỏ ngay kinh tế hàng hóa, áp dụng ngay cơ chế kinh tế phi thị trường), không năng động, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết cho nên rútcuộc đã không thành công

Việt Nam là một nước nghèo, kinh tế - kỹ thuật lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề.Suốt một thời gian dài, Việt Nam, cũng như nhiều nước khác, đã áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô-viết, mô hình kinh tế

kế hoạch tập trung mang tính bao cấp Mô hình này đã thu được những kết quả quan trọng, nhất là đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đất nước có chiến tranh Nhưng về sau mô hình này bộc lộ những khuyết điểm; và trong công tác chỉ đạo cũng phạm phải một số sai lầm mà nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, không tôn trọng quy luật khách quan, nhận thức về chủ nghĩa xã hội không đúng với thực tế Việt Nam Chính vì vậy, từ tháng 12 năm 1986,  Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam

đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở

và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý, và phân phối Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,

9

Ngày đăng: 29/11/2024, 20:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w