Chẳng hạn như thị trường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nhỏ, các quyết định của các công ty về sản xuất cái
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHÂN HIỆU VĨNH LONG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI THU HOẠCH THUYẾT TRÌNH
Đề tài :
“Thị trường: khái niệm & các yếu tố cấu thành thị trường; phân khúc thị trường; vai trò, chức năng của thị trường & sự vận hành kinh tế thị trường.”
***
Môn học: Kinh tế chính trị Mác – Lênin.
Giảng viên hướng dẫn: PGS, TS Vũ Anh Tuấn
Lớp học phần: 24C9POL51002404.
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Vĩnh Long, ngày 19 tháng 08 năm 2024
1 Nguyễn Thị Thu Hà 6 Phạm Nguyễn Xuân Ánh
2 Đoàn Phương Nhi 7 Kim Thị Thúy Kiều
3 Nguyễn Như Quỳnh 8 Nguyễn Thị Bình Nhi
4 Lê Thị Thanh Trúc 9 Lê Thị Ngọc Hân
5 Lê Thị Cát Tường 10 Nguyễn Ngọc Ngoan
11 Lê Phi Yến Vy
Trang 2TÓM TẮT ĐỀ TÀI
"Nền kinh tế thị trường đã trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia trên thế giới Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường luôn là vấn đề được các nhà kinh tế quan tâm hàng đầu Việt Nam, với quyết tâm đổi mới và hội nhập, đã lựa chọn con đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Quyết định này đã mang lại những thành quả đáng kể, giúp đất nước thoát khỏi những khó khăn của cơ chế cũ và vươn lên trở thành một quốc gia có nền kinh tế năng động
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường không phải lúc nào cũng suôn sẻ Việc tìm kiếm một mô hình quản lý kinh tế phù hợp, cân bằng giữa vai trò của nhà nước và thị trường vẫn là một thách thức lớn
Nhóm chúng tôi, với mong muốn góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, đã chọn đề tài này để nghiên cứu Qua bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi, cũng như những bài học kinh nghiệm rút ra được Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để hoàn thiện bài tiểu luận."
Trang 3Lời cảm ơn
Đầu tiên, chúng tôi xin cảm ơn trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – Phân hiệu Vĩnh Long đã đưa môn học Kinh tế chính trị Mác LêNin vào chương trình đào tạo Đặc biệt, nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến đến giảng viên bộ môn - PGS, TS Vũ Anh Tuấn đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian vừa qua Trong suốt thời gian tham gia lớp học nhóm chúng tôi đã tiếp thu cho mình rất nhiều kiến thức bổ ích Nhóm chúng tôi tin chắc rằng đây sẽ
là hành trang để chúng tôi có thể vững bước sau này
Trong quá trình làm bài, nhóm chúng tôi luôn cố gắng để bài báo cáo được chỉnh chu và hoàn hảo nhất Tuy nhiên, kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế và khả năng nghiên cứu còn giới hạn nên bài báo cáo của chúng tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, chúng tôi mong rằng thầy sẽ đón nhận bài tiểu luận và đưa
ra những lời nhận xét, góp ý để chúng tôi hoàn thiện hơn trong những đề tài sau này Một lần nữa, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy
Xin cảm ơn!
Trang 4Mục lục
Trang 5I KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH THỊ TRƯỜNG
1 Khái niệm thị trường
Sự ra đời và phát triển của thị trường gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa Có
nhiều cách đưa ra khái niệm thị trường Chẳng hạn như thị trường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nhỏ, các quyết định của các công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu cho ai đều được dung hòa bằng sự điều chỉnh giá cả Như vậy, thị trường có thể được nhận diện ở cấp độ cụ thể, quan sát được như chợ, cửa hàng, quầy hàng lưu động, phòng giao dịch hay siêu thị và nhiều hình thức tổ chức giao dịch, mua bản khác
Ở cấp độ trừu tượng hơn, thị trường cũng có thể được nhận diện thông qua các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định Theo nghĩa này, thị trường là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gồm cung, cầu, giá cả; quan hệ hàng – tiền; quan hệ giá trị, giá trị sử dụng, quan hệ hợp tác, cạnh tranh; quan hệ trong nước, ngoài nước Đây cũng là các yếu tố của thị trường
1.1 Nghĩa rộng
Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hòa các mỗi quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bản hàng hỏa trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định
Theo nghĩa này, thị trường là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gồm cung, cầu, giá cả; quan
hệ hàng -tiền; quan hệ giá trị, giá trị sử dụng; quan hệ hợp tác, cạnh tranh; quan hệ trong nước, ngoài nước… Cùng với đó là các yếu tố kinh tế như nhu cầu (người mua hàng); người bán; tiền - hàng; dịch vụ mua bán… Tất các quan hệ và yếu tố kinh tế này được vận động theo quy luật của thị trường
Ví dụ: Thị trường lao động là nơi cung và cầu lao động gặp nhau, bao gồm việc tuyển dụng, tìm việc, và các hoạt động liên quan đến lao động Đây không chỉ giới hạn trong việc tìm việc làm mà còn bao gồm các dịch vụ liên quan như đào tạo, tư vấn nghề nghiệp
1.2 Nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ thể kinh
tế với nhau Nói như vậy, thị trường có thể là chợ, cửa hàng, quầy hàng lưu động, văn phòng giao dịch hay siêu thị…, đó là nơi mà những người mua và người bán gặp và mua bán hàng hóa đồng thời xác định một mức giá cụ thể Với khái niệm theo nghĩa hẹp này, thì trường chỉ tồn tại hai thực thể người tham gia đó là người mua và người bán Thị trường phải là một địa điểm cụ thể để diễn ra hoạt động trao đổi buôn bán
VD: Chợ nông sản - đây là một ví dụ điển hình của thị trường theo nghĩa hẹp Tại đây, người mua và người bán tập trung để giao dịch các loại rau củ, trái cây, thực phẩm tươi sống
Trang 6(*) So sánh:
Đặc điểm Thị trường theo nghĩa rộng Thị trường theo nghĩa hẹp Phạm vi Bao gồm tất cả các hoạt động
kinh tế
Chỉ giới hạn trong một lĩnh vực hoặc một loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể
Độ bao quát Rất rộng, bao gồm nhiều loại hình
thị trường khác nhau
Hẹp hơn, tập trung vào một loại thị trường
cụ thể
Ví dụ Toàn bộ nền kinh tế Thị trường ô tô, thị trường bất động sản
2 Điều kiện xuất hiện thị trường
Thị trường xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa Vì vậy, điều kiện ra đời và sản xuất hàng hóa cũng là điều kiện xuất hiện thị trường Sản xuất hàng hóa ra đời khi có đủ hai điều kiện: có sự phân công lao động xã hội
và có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
3 Phân loại thị trường
Có rất nhiều cách phân loại thị trường, tùy theo tiêu thức hoặc mục đích nghiên cứu Căn
cứ vào mục đích sử dụng hàng hóa thì có thị trường tư liệu sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng
Tư liệu sản xuất bao gồm: Máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên nhiên vật liệu Đó phần lớn là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
Tư liệu tiêu dùng gồm các nhu yếu phẩm, vật phẩm phục vụ trực tiếp đời sống con người
Tuy nhiên, sự phân chia hai nội dung này có sự giao thoa Ví dụ: Cùng là cà chua, đối với người dân nó là tư liệu tiêu dùng (để ăn), còn đối với các nhà máy chế biến đồ hộp nó là tư liệu sản xuất
Bên cạnh đó, căn cứ vào đầu vào và đầu ra của sản xuất, có thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường hàng hóa đầu ra Tuy nhiên, giống như trên, sự phân biệt này cũng có tính chất tương đối Ví dụ: Xăng là thị trường đầu ra của quá trình sản xuất của nhà máy lọc dầu, nó lại là thị trường đầu vào của quá trình sản xuất hàng hóa khác
Ngoài ra, còn căn cứ vào phạm vi hoạt động, có thị trường trong nước và thị trường thế giới, căn cứ vào tính chuyên biệt của thị trường có thể chia thị trường gắn với các lĩnh vực khác nhau
Ví dụ: Thị trường đồ hộp, thị trường xăng dầu, thị trường vàng,…
Và căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành của thị trường, có thể chia ra thị trường tự do, thị trường có điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền)
Trang 74 Các yếu tố cấu thành thị trường
Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, thị trường được hình thành bởi các yếu tố chính là:
- Chủ thể tham gia thị trường:
Người mua (người tiêu dùng): Những cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu và khả năng mua hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của mình
Người bán (nhà sản xuất): Những cá nhân hoặc tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ
để đáp ứng nhu cầu của người mua
Trung gian: Là cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò kết nối giữa người mua và người bán, hỗ trợ quá trình mua bán diễn ra hiệu quả hơn
- Đối tượng giao dịch:
Hàng hóa: Là sản phẩm vật chất được bày bán trên thị trường
Dịch vụ: Hoạt động cung cấp giá trị vô hình nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Môi trường thị trường:
Khung khổ pháp lý: Bao gồm các quy định, luật pháp do nhà nước ban hành nhằm quản lý hoạt động của thị trường
Cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng, hỗ trợ cho hoạt động của thị trường
Thông tin thị trường: Giá cả, sản phẩm, dịch vụ, nhu cầu của khách hàng, giúp cho người mua và người bán đưa ra quyết định hợp lý
- Yếu tố về giá: Là mức giá người mua phải trả để mua một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ Giá cả hình thành do sự tương tác giữa cung và cầu
- Mối quan hệ: Quan hệ cung - cầu, hàng - tiền, hợp tác - cạnh tranh
Giả sử thị trường điện thoại di động:
- Chủ thể tham gia:
Người mua: sinh viên, người đi làm, trẻ em, các doanh nghiệp
Người bán: Các hãng sản xuất điện thoại lớn (như Apple, Samsung, Xiaomi, )
Trung gian: các nhà bán lẻ như Thế Giới Di Động, FPT Shop
- Đối tượng giao dịch:
Hàng hóa: Điện thoại, laptop, phụ kiện (sạc, ốp lưng ), sim card
Dịch vụ: các gói cước, bảo hành, sửa chữa
- Môi trường thị trường:
Khuôn khổ pháp lý: Luật Thương mại, Luật Bảo vệ Người tiêu dùng, các quy định về
an toàn sản phẩm
Cơ sở hạ tầng: Hệ thống nhà máy sản xuất, kho bãi, cửa hàng bán lẻ, mạng lưới phân phối
Trang 8 Thông tin thị trường: Thông số kỹ thuật, đánh giá sản phẩm, giá cả, chương trình khuyến mãi, tin tức về công nghệ mới
- Yếu tồ về giá: Giá của một chiếc iPhone 14 Pro Max có thể thay đổi tùy thuộc vào cấu hình, thời điểm mua hàng, kênh online, các cửa hàng bán lẻ
II PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG
1 Khái niệm phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường là quá trình chia nhỏ thị trường tổng thể thành các nhóm khách hàng nhỏ hơn, có những đặc điểm chung về vị trí, nhu cầu, hành vi hay sở thích
Phân khúc thị trường có thể giúp cung cấp thông tin và tạo kế hoạch Marketing đáp ứng nhu cầu của đối tượng mục tiêu thay vì tạo ra một chiến lược Marketing chung cho tất cả Biết phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp nhắm mục tiêu sản phẩm, bán hàng và các phương pháp Marketing phù hợp Nó cũng hỗ trợ quá trình phát triển sản phẩm bằng cách hướng dẫn xây dựng các sản phẩm cho các nhóm khác nhau, chẳng hạn như nam giới với nữ giới Những phân khúc này có thể được sử dụng để tối ưu hóa các nỗ lực sản phẩm, tiếp thị, quảng cáo và bán hàng
2 Ý nghĩa của phân khúc thị trường
Phân đoạn thị trường cho phép các thương hiệu tạo ra chiến lược cho những người tiêu dùng khác nhau, tùy thuộc vào cách họ cảm nhận giá trị tổng thể của một số sản phẩm/ dịch
vụ nhất định.
Ý nghĩa của việc phân khúc thị trường là giúp các doanh nghiệp tập trung vào việc phục vụ một nhóm khách hàng cụ thể Thay vì phục vụ rộng rãi cho tất cả các khách hàng tiềm năng,.
việc phân khúc thị trường rất quan trọng vì nó cố gắng làm cho các nỗ lực tiếp thị của công
ty trở nên chiến lược và tinh tế hơn Bằng cách phát triển các kế hoạch cụ thể cho các sản phẩm hướng đến đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp có thể tăng cơ hội tạo doanh thu và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn
Phân khúc thị trường cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, bao gồm nhu cầu, sở thích, thói quen mua hàng và các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá trình mua hàng Cho phép các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm/ dịch vụ tốt hơn, tăng cường tương tác, xây dựng mối quan hệ lâu dài và trung thành từ khách hàng
3 Mục tiêu của phân khúc thị trường
Có nhiều mục tiêu khác nhau để phân khúc thị trường Trong đó có 4 mục tiêu cốt lõi phải
kể đến như:
Sản phẩm: Tạo ra những sản phẩm thành công là một trong những mục tiêu chính của các tổ chức và là một trong những lý do khiến họ tiến hành phân khúc thị trường Điều này cho phép doanh nghiệp thêm các tính năng phù hợp vào sản phẩm, đồng thời giảm chi phí để đáp ứng nhu cầu của đối tượng mục tiêu
Giá cả: Một mục tiêu phân khúc thị trường khác là thiết lập mức giá phù hợp cho sản phẩm Xác định đâu là đối tượng mục tiêu sẽ sẵn sàng trả tiền cho nó Khuyến mãi:
Trang 9Giúp doanh nghiệp nhắm mục tiêu đến các thành viên của từng phân khúc và chọn
họ vào các danh mục khác nhau để có thể định hướng chiến lược của mình một cách phù hợp
Địa điểm: Mục tiêu cuối cùng của phân khúc thị trường là quyết định cách mà doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho từng nhóm người tiêu dùng và làm cho họ hài lòng
4 Phân loại phân khúc thị trường.
- Phân khúc theo nhân khẩu học: Căn cứ vào giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập,quy
mô gia đình, dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo, thế hệ,… để phân khúc thị trường
Ví dụ phân khúc thị trường theo độ tuổi thế hệ Thanh niên thường thích các dòng xe thể :
thao, trong khi người trung niên và người cao tuổi thường thích các dòng xe sedan hoặc SUV
- Phân khúc theo địa lý: Chia theo tỉnh thành, theo từng đơn vị địa lý, từng vùng miền khác nhau như miền Bắc, miền Trung hoặc miền Nam Khi thực hiện phân đoạn thị trường, doanh nghiệp có thể chỉ nhắm vào một vùng địa lý nào đó, hoặc hoạt động trên các vùng nhưng vẫn phải chú ý tới sự khác biệt về mong muốn, nhu cầu của khách hàng ở từng vùng khác
nhau.
Ví dụ về phân khúc thị trường theo địa lí: Thương hiệu Coca-Cola điều chỉnh hương vị, bao
bì và chiến dịch quảng cáo tùy theo từng quốc gia để phù hợp với khẩu vị và văn hóa địa phương Chẳng hạn như, ở các quốc gia Trung Đông thì Coca-Cola thường có vị ngọt hơn
để phù hợp với khẩu vị địa phương Hay tại Nhật Bản, Coca-Cola đã giới thiệu nhiều phiên bản có hương vị đặc biệt như Coca-Cola Cherry, Coca-Cola Lemon
- Phân khúc theo tâm lý: Hình thái phân khúc này sẽ phân thị trường thành những nhóm khác nhau dựa theo các tiêu chí về lối sống, tầng lớp xã hội, cá tính,…
Ví dụ về thị trường thực phẩm:
Ý thức hệ: Người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe sẽ chọn mua thực phẩm hữu cơ, không chứa chất bảo quản
Giá trị: Người tiêu dùng coi trọng gia đình sẽ mua các sản phẩm thực phẩm tiện lợi
để dành thời gian cho gia đình
- Phân khúc theo hành vi tiêu dùng: Phân khúc dựa vào sự khác nhau giữa quan niệm, thái
độ, kiến thức, thái độ, sự sẳn lòng mua sản phẩm, thời gian mua hàng, số lượng mua, tần suất mua Lợi ích khách hàng tìm kiếm Mức độ trung thành với sản phẩm
Ví dụ ngành hàng thời trang Phân khúc khách hàng theo phong cách thời trang (thanh lịch, :
thể thao, cá tính), dịp mua sắm (hàng ngày, đi làm, đi chơi), và mức độ trung thành với thương hiệu
Trang 10III VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG.
1 Thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển
Sản xuất hàng hóa phát triển, sản xuất ra càng nhiều hàng hóa, dịch vụ thì càng đòi hỏi thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn
- Mở rộng thị trường tác động trở lại sản xuất phát triển → Thị trường là môi trường kinh doanh, điều kiện không thể thiếu
- Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng → Thị trường có vai trò thông tin, định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh
Ví dụ: Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới trồng chủ yếu ở miền Nam nên thị trường đầu tiên của loại trái cây này là các tỉnh phía Nam Nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, sầu riêng bắt đầu mở rộng ra ngoài thị trường miền Bắc
2 Thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế
Thị trường thúc đẩy các quan hệ kinh tế không ngừng phát triển → đòi hỏi các thành viên trong xã hội phải không ngừng nỗ lực, sáng tạo để thích ứng với sự phát triển của thị trường,
từ đó tạo động lực thúc đẩy
Khi sự sáng tạo được thị trường chấp nhận → chủ thể sáng tạo thụ hưởng lợi ích tương xứng Và khi lợi ích được đáp ứng, động lực cho sự sáng tạo được thúc đẩy → kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội
Thông qua các quy luật thị trường, các nguồn lực cho sản xuất được điều tiết, phân bổ tới các chủ thể được sử dụng hiệu quả → thị trường tạo ra cơ chế để lựa chọn các chủ thể có năng lực sử dụng nguồn lực hiệu quả
Ví dụ: Gia đình ông A kinh doanh cà phê, để tăng tính cạnh tranh và thu được lợi nhuận cao hơn nên gia đình ông A đã sáng tạo cách chế biến cà phê mới tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn bán ra với giá cũ Khi đó, giá trị sẽ thấp hơn giá cả thì các quy luật kinh tế thông báo cho những người kinh doanh khác biết đây là một lĩnh vực đầu tư có lợi, họ sẽ dồn nguồn lực sang sản xuất cà phê
3 Thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
- Xét trong phạm vi quốc gia:
Thị trường làm cho các quan hệ sản xuất lưu thông, phân phối, tiêu dùng trở thành một thể thống nhất
Thị trường không phụ thuộc vào địa giới hành chính
Thị trường gắn kết mọi chủ thể giữa các khâu, giữa các vùng miền vào một chỉnh thể thống nhất
Thị trường phá vỡ ranh giới sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc để thống nhất định trong nền kinh tế