1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập nhóm môn luật sở hữu trí tuệ đề tài ai có được công nhận là chủ sở hữu và tác giả của tác phẩm nghệ thuật do nó tạo ra hay không

20 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề AI có được công nhận là chủ sở hữu và tác giả của tác phẩm nghệ thuật do nó tạo ra hay không?
Tác giả Đàm Thị Thanh Thúy, Vũ Thị Phương Anh, Bùi Thị Quỳnh Mai, Lê Nguyên Phương, Lê Huy Phương, Hoàng Thanh Trang, Đỗ Anh Thái, Lê Trần Minh Quang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Luật sở hữu trí tuệ
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Như vậy, pháp luật hiện nay quy định chỉ có tổ chức, cá nhân mới là các chủ thể được nắm giữ quyền tác giả; các đối tượng như máy tính, robot hay AI chưa thể là chủ thể được nắm giữ quyề

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

=====000=====

BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

ĐỀ TÀI: AI có được công nhận là chủ sở hữu và tác giả của tác phẩm

nghệ thuật do nó tạo ra hay không?

Giảng viên : TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh Lớp tín chỉ : LUKD1173(124)_01 - Luật sở hữu trí tuệ Nhóm sinh viên : Nhóm 1

1 Đàm Thị Thanh Thúy - 11226201 2 Vũ Thị Phương Anh - 11220692 3 Bùi Thị Quỳnh Mai - 11224008 4 Lê Nguyên Phương - 11225213 5 Lê Huy Phương - 11225209 6 Hoàng Thanh Trang - 11226370 7 Đỗ Anh Thái - 11225718

8 Lê Trần Minh Quang - 11214995

Hà Nội, 8/2024

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHÂN TÍCH 5

1 Quan điểm của Việt Nam 5

2 Quan điểm của Liên minh Châu Âu (EU) 6

3 Quan điểm của Hoa Kỳ 9

4 Quan điểm của Vương Quốc Anh 11

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 17

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AI Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)

CDPA 1988 Luật về bản quyền, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế của Vương

quốc Anh (Copyright, Designs and Patents Act 1988) CJEU Tòa án Công lý Liên minh châu Âu (Court of Justice of the

European Union) USCO Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ (United States Copyright Office)

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại hiện nay, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp, thuật ngữ như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning) và học sâu (deep learning) dần phổ biến và trở thành những khái niệm mà các công dân của kỷ nguyên 4.0 phải nắm được Cùng với đó, những sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo cũng là điều đáng quan tâm, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật về sở hữu trí tuệ AI không chỉ đơn thuần là những chương trình máy tính mà đã dần được công nhận như những “người sáng tạo” thực thụ, với khả năng tư duy và tạo ra các giá trị mới Tại Việt Nam, chính phủ đã nhận thức được tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo và xác định rằng đây sẽ là công nghệ mang tính đột phá trong thập kỷ tới AI được coi là "mũi nhọn" cần được chú trọng nghiên cứu và phát triển nhằm khai thác tối đa các cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại

Chính những tiềm năng to lớn này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các nhà khoa học và nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của AI Không chỉ dừng lại ở đó, AI còn mang đến những giá trị kinh tế đáng kể cho người lập trình hoặc chủ sở hữu của nó Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là sự gia tăng của các tranh chấp pháp lý xoay quanh AI, đặc biệt khi con người cùng AI sáng tác ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật thì việc xác định ai là chủ sở hữu và có quyền tác giả đối với các tác phẩm này vẫn còn nhiều tranh cãi

Điều này đặt ra câu hỏi quan trọng về việc bảo hộ các tác phẩm được tạo ra bởi AI:

AI có được công nhận là chủ sở hữu và tác giả của tác phẩm văn học nghệ thuật do nó tạo ra hay không?

Trang 5

PHÂN TÍCH 1 Quan điểm của Việt Nam:

❖ Pháp luật SHTT Việt Nam hiện nay không bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm do AI tạo ra

❖ Lý do:

Thứ nhất, AI không thuộc phạm vi chủ thể quyền tác giả

Pháp luật dân sự ở Việt Nam quy định chủ thể phải là cá nhân hoặc tổ chức (BLDS 2015), chưa ghi nhận dạng chủ thể là máy móc hay chương trình máy tính Căn cứ theo khoản 1 Điều 12a Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022, tác giả phải là người trực tiếp tạo ra tác phẩm của mình Điều này có nghĩa rằng tác giả là con người và người đó, trực tiếp lao động sáng tạo trong lĩnh vực như lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học để tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm thuộc một trong các lĩnh vực trên Do vậy sẽ là không thể nếu xác định tư cách pháp lý của AI là những chủ thể pháp luật

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi mới nhất năm 2022) cũng chưa có quy định về trí tuệ nhân tạo Theo đó, Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ, quy định về chủ thể quyền tác

giả bao gồm: “tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được

công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo công ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên”

Theo khoản 1, 2 Điều 3 Công ước Berne cũng quy định rằng tác giả phải là công dân của một nước thành viên của một nước liên hiệp hoặc không phải là thành viên của một nước liên hiệp mà công bố đầu tiên ở một trong các nước thành viên của Liên hiệp; Công dân ở đây nghĩa là một cá nhân, một con người cụ thể có năng lực pháp luật và năng lực hành vi Do vậy, AI không được coi là một tác giả

Như vậy, pháp luật hiện nay quy định chỉ có tổ chức, cá nhân mới là các chủ thể được nắm giữ quyền tác giả; các đối tượng như máy tính, robot hay AI chưa thể là chủ thể được nắm giữ quyền tác giả, bởi theo quy định pháp luật của nước ta, quyền sở hữu trí tuệ chỉ được đặt ra đối với những tài sản trí tuệ do con người sáng tạo ra Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý khi phát sinh tranh chấp, đặc biệt là những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm do AI tạo ra bị xâm phạm hay ở chiều ngược lại là những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ mà AI xâm phạm

Thứ hai, tác phẩm do AI tạo ra không đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết của một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Dựa trên Công ước Berne và khoản 7 Điều 4 và khoản 3 Điều 14 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2022, một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả cần phải đáp ứng ba tiêu chí gồm: được thể hiện dưới một hình thức nhất định, là kết quả của hoạt động sáng tạo tinh thần và tác phẩm phải mang tính nguyên gốc Tính nguyên gốc của tác phẩm do AI tạo ra vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi Pháp luật SHTT Việt Nam hiện nay chưa có

Trang 6

khái niệm về tính nguyên gốc tuy vậy có thể hiểu rằng tính nguyên gốc của một tác phẩm là việc tác giả sáng tạo bằng “lao động trí tuệ” của mình mà không sao chép từ tác phẩm của một ai khác Tính độc lập về mặt tư duy của AI không thể coi là tuyệt đối bởi những gì AI vận hành đều dựa trên tri thức sẵn có của nhân loại và các thuật toán do con người phát minh Do vậy, tính mới trong các các sản phẩm của AI khó có thể được đánh giá một cách chính xác bởi có khi nó chỉ là một bản sao hay nột bản tổng hợp thay vì là một tác phẩm nguyên gốc có dấu ấn cá nhân riêng biệt của chủ thể sáng tác

2 Quan điểm của Liên minh Châu Âu (EU):

❖ Hiện nay, pháp luật EU chưa có quy định cụ thể để điều chỉnh việc bảo vệ quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo ra bởi AI, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu (CJEU) cũng chưa có một phán quyết nào về vấn đề này Ủy ban Châu Âu còn ghi nhận, theo pháp luật châu Âu, AI không thể sở hữu quyền tác giả khi không được công nhận là tác giả và không có năng lực pháp luật để sở hữu tài sản trí tuệ.1 Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa các tác phẩm tạo ra bởi AI sẽ không được bảo vệ theo pháp luật EU, khi việc sử dụng công nghệ này ngày càng phổ biến Pháp luật EU chưa có cơ sở cụ thể để người sử dụng các công cụ AI được hưởng các quyền tác giả gắn liền với tác phẩm tạo bởi những nền tảng trên

❖ Lý do:

Thứ nhất, một tác phẩm để được bảo hộ tại EU phải đáp ứng các tiêu chí sau:

Đó là một tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học, khoa học hoặc nghệ thuật theo Điều 2 của Công ước Berne

Đó phải là sản phẩm của hoạt động sáng tạo tinh thần Công ước Berne tuy không định nghĩa tác giả, nhưng xét thời điểm văn bản này ra đời (1886), rõ ràng tác giả và quyền tác giả đề cập đến cá nhân Như vậy, nếu một tác phẩm được tạo ra hoàn toàn bởi hệ thống AI mà không có bất kỳ sự sáng tạo của con người sẽ không được bảo vệ bản quyền Tuy nhiên, nếu con người có sự đóng góp vào quá trình tạo ra tác phẩm thì vẫn có thể xem xét về khả năng bảo hộ Bên cạnh đó, yêu cầu về tính sáng tạo của luật pháp EU được đáp ứng “nếu tác giả có thể thể hiện khả năng sáng tạo của mình trong quá trình tạo ra tác phẩm bằng cách đưa ra những lựa chọn tự do” Trong nhiều án lệ, CJEU đã xác định các yếu tố cần thiết cho sự sáng tạo, dựa trên quy tắc, kỹ thuật hoặc chức năng Những điều này có thể đóng vai trò trong việc đánh giá về sản phẩm được hỗ trợ bởi AI trong các trường hợp cụ thể Đồng thời, tác phẩm cần phải có tính nguyên gốc Để AI có được quyền tác giả, việc phân tích sự tồn tại tính nguyên gốc là vô cùng quan trọng và hiện nay, vẫn chưa có cơ sở pháp lý cụ thể để trả lời liệu các tác phẩm tạo ra bởi AI có được bảo vệ trong chế định nói trên hay không2

1 Nguyễn Thanh Tú và Lê Tấn Phước Vinh (2024), “Quyền tác giả đối với tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tạo sinh: thực tiễn của liên minh châu âu và kinh nghiệm cho việt nam”, truy cập tại:

https://www.researchgate.net/

2 Lê Thị Minh (2024), “Pháp luật của Liên minh Châu Âu về bảo hộ tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo và một số khuyến nghị cho Việt Nam”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, truy cập tại: https://danchuphapluat.vn/

Trang 7

Tiêu chí về hình thức thể hiện của tác phẩm Những ý tưởng không có hình dạng hoặc hình thức nhất định không thể được coi là tác phẩm CJEU đã nhiều lần xác nhận rằng hình thức thể hiện là điều kiện thiết yếu để bảo vệ bản quyền Yêu cầu này bao hàm mối liên hệ nhân quả giữa hành vi sáng tạo của tác giả và sự thể hiện hành vi đó dưới hình thức tác phẩm được tạo ra Tuy nhiên, CJEU không yêu cầu cá tính của tác giả phải được nhận thấy một cách rõ ràng trong cách thể hiện của tác phẩm Đồng thời, tác giả cần có sự hình dung khái quát về tác phẩm trước khi nó được thể hiện3

Thứ hai, xét khả năng bảo hộ đối với tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo theo pháp luật của Liên minh châu Âu

Đối chiếu những đặc điểm của một tác phẩm tạo ra bởi AI với các tiêu chí để bảo hộ theo pháp luật EU, có thể thấy như sau:

Tác phẩm đó thuộc lĩnh vực văn học, khoa học hoặc nghệ thuật

Hệ thống AI có khả năng tạo ra gần như toàn bộ các loại tác phẩm này => dễ dàng đáp ứng tiêu chí thứ nhất

Sản phẩm sáng tạo tinh thần

Tác phẩm do AI tạo ra phải có sự kết hợp với nỗ lực trí tuệ của con người Tác phẩm do AI tạo ra sẽ đi kèm với một số hình thức can thiệp của con người, như phát triển phần mềm, thu thập hoặc lựa chọn dữ liệu, chỉnh sửa

=> Điều kiện này nhìn chung sẽ được đáp ứng CJEU tuyên bố rằng sự kết hợp sáng tạo giữa các ý tưởng ở các giai đoạn riêng biệt của quy trình sản xuất tác phẩm của AI có thể đủ điều kiện để được coi là tác phẩm được bảo hộ Tính sáng tạo trong tác phẩm do AI tạo ra sẽ phụ thuộc vào việc tác giả con người có thể đưa ra các lựa chọn sáng tạo trong quá trình tạo ra tác phẩm hay không Khi đánh giá tiêu chuẩn này, người ta phân chia quá trình tạo ra tác phẩm nói chung thành ba giai đoạn như sau:

(i) Giai đoạn 1 - giai đoạn hình thành: Giai đoạn này bao gồm việc thiết kế, yêu cầu một loạt các lựa chọn chi tiết đến từ phía con người, như lựa chọn thể loại, phong cách, kỹ thuật, chất liệu, phương tiện, hình thức bài viết, cốt truyện, ý tưởng giai điệu, thông số chức năng Ở giai đoạn này, vai trò của con người là rất quan trọng, trong khi máy móc về cơ bản chỉ là một công cụ trong quá trình sáng tạo

3 Lê Thị Minh (2024), tlđd

Trang 8

(ii) Giai đoạn 2 - giai đoạn thực hiện: Giai đoạn này liên quan đến việc chuyển đổi thiết kế thành tác phẩm, ví dụ tạo văn bản, ghi âm nhạc, chụp ảnh, mã hóa phần mềm Trong giai đoạn này, tuy hệ thống AI thường đóng vai trò chủ đạo, nhưng vẫn có thể đòi hỏi sự lựa chọn sáng tạo từ phía người dùng trong việc hướng dẫn hệ thống AI hướng tới mục tiêu mong muốn

(iii) Giai đoạn 3 - giai đoạn biên tập: Giai đoạn này bao gồm việc xử lý các phiên bản được tạo ra từ giai đoạn thực hiện, để nó trở thành một sản phẩm hoàn thiện Giai đoạn này có thể bao gồm nhiều hoạt động như viết lại, chỉnh sửa, cắt xén, sàng lọc và các hoạt động hậu kỳ khác, tùy thuộc vào từng hệ thống AI và sản phẩm được tạo ra Ví dụ, một nhạc sĩ, sau khi sử dụng trình soạn nhạc AI như AIVA hoặc MuseNet, có thể sẽ làm lại và chỉnh sửa đầu ra trước khi hoàn thiện bản sáng tác Trong một số trường hợp, vai trò biên tập của người dùng sẽ chỉ đơn giản nằm ở việc chọn hoặc loại bỏ một số đầu ra được AI tạo sẵn, và điều này cũng vẫn được xem là sự sáng tạo của con người theo CJEU 4

Hình thức thể hiện của tác phẩm

Sự sáng tạo của tác giả phải được phản ánh trong kết quả cuối cùng Điều này cũng hàm ý tác giả phải có một ý niệm khái quát về tác phẩm trước khi nó được hình thành Yêu cầu này có thể gây trở ngại cho tác phẩm được tạo ra bởi AI vì tác giả có thể sẽ không dự đoán chính xác kết quả cuối cùng Tuy nhiên, tác phẩm vẫn có thể đáp ứng điều kiện bảo hộ nếu nó nằm trong phạm vi ý định chung của tác giả Tiêu chí này cũng có thể được củng cố và đáp ứng ở giai đoạn biên tập

 Xác định tác giả của tác phẩm được tạo ra bởi AI: EU đã cho thấy tốc độ thích nghi

nhanh với sự phát triển bởi AI khi dự thảo Đạo luật Trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới đã được Nghị viện châu Âu thông qua vào ngày 14 tháng 06 vừa qua Tuy nhiên, Đạo luật về AI của EU mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất rằng “cá nhân, tổ chức có đóng góp quan trọng vào quá trình sáng tạo ra một tác phẩm từ AI nên được trao quyền tác giả đối với tác phẩm đó”5 mà chưa có một định nghĩa nào để có thể xác định mức đóng góp thế nào đủ để được coi là “đóng góp quan trọng”

4 Lê Thị Minh (2024), tlđd 5 Vương Khánh Huyền (2024), Bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra – Quan điểm của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam, truy cập tại:

file:///C:/Users/Admin/Downloads/FWPS-Vol-1-No-2-Paper-11%20(1)%20(1).pdf

Trang 9

Ví dụ: Sự kiện đáng chú ý nhất trong EU đến từ khu vực của Cộng hòa Séc 6Theo đó, nguyên đơn đã sử dụng mô hình AI có tên là DALL-E và sử dụng những dòng lệnh để tạo ra các hình ảnh Bị đơn đã sử dụng những hình ảnh này để sử dụng cho website của mình Nguyên đơn đã khởi kiện Bị đơn lên Tòa án Thành phố Prague về vi phạm về pháp luật quyền tác giả Tòa án này xác định vấn đề trọng tâm của tranh chấp là vấn đề quyền tác giả và liệu AI có thể được công nhận là tác giả theo pháp luật quyền tác giả ở Cộng hòa Séc hay không? Như đã chứng minh ở trên, AI không thể được coi là tác giả của tác phẩm và tại Cộng hòa Séc điều này vẫn được đảm bảo Nguyên đơn cho rằng việc mình hướng dẫn công cụ AI qua các lệnh là đủ để trở thành tác giả của những hình ảnh này Tuy nhiên, Tòa án Thành phố Prague đã từ chối những lập luận trên, cho rằng những đóng góp của con người trên nền tảng này thông qua dòng lệnh không phải là kết quả của quá trình sáng tạo, và sẽ không được pháp luật quyền tác giả Cộng hòa Séc bảo vệ Từ phán quyết trên, mặc dù chưa đưa ra được nhận định rõ mức độ đóng góp thế nào đủ để coi là đóng góp quan trọng vào việc tạo ra tác phẩm nhưng đã xác định rõ ràng được việc bày tỏ ý tưởng thông qua các lệnh vào phần mềm trí tuệ nhân tạo không được coi là đóng góp quan trọng vào việc sáng tạo ra tác phẩm

3 Quan điểm của Hoa Kỳ:

❖ Tại Hoa Kỳ, các tác phẩm được thực hiện từ AI hiện không được pháp luật SHTT Mỹ công nhận và bảo hộ quyền tác giả và do đó sẽ được sử dụng một cách công cộng

❖ Lý do: Tại Mỹ, với quan điểm cho rằng, Luật Bản quyền được sử dụng với mục đích bảo vệ thành quả lao động trí óc của nhân loại, bảo vệ những giá trị sáng tạo do chính con người tạo ra Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ (U.S.C.O) đã tuyên bố rằng “họ sẽ chỉ cho phép đăng ký quyền tác giả đối với các tác phẩm có được là do hoạt động của con người sáng tạo nên”.7

Theo một số văn bản hướng dẫn của USCO, tác phẩm chỉ có thể được chấp thuận bảo hộ khi là thành quả của lao động trí tuệ, là tác phẩm sáng tạo của bộ óc con người Họ cho rằng pháp luật về bản quyền và về SHTT nhằm mục đích bảo vệ thành quả trí tuệ của nhân loại, vì vậy mà tất cả các đơn đăng ký bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm không phải do con người tạo nên (tức là tác phẩm do AI tạo ra) đều đã bị từ chối

Cụ thể, tại Điều 306, Văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bản Quyền Hoa Kì - Copyright Compendium (Tái bản lần thứ ba)8 có quy định rõ về Yêu cầu quyền tác giả của con người (The Human Authorship Requirement):

8Compendium of U.S Copyright Office Practices, Chapter 300, Copyrightable Authorship: What Can Be

Registered, truy cập tại: https://www.copyright.gov/

Trang 10

306.1: "The U.S Copyright Office will register an original work of authorship,

provided that the work was created by a human being." (Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ sẽ đăng ký một tác phẩm nguyên gốc có tác giả, với điều kiện rằng tác phẩm đó được tạo ra bởi một con người)

306.2: "The Office will not register works produced by a machine or mere

mechanical process that operates randomly or automatically without any creative input or intervention from a human author." (Văn phòng sẽ không đăng ký các tác phẩm được sản xuất bởi một máy móc hoặc quy trình cơ học đơn thuần mà hoạt động một cách ngẫu nhiên hoặc tự động mà không có bất kỳ sự can thiệp hoặc đóng góp sáng tạo nào từ một tác giả là con người)

Có thể thấy, các quy định về AI tại Mỹ đã và đang tiếp cận trí tuệ nhân tạo và các sản phẩm được tạo ra từ công nghệ này dưới dạng là những “công cụ” thay vì là những chủ thể độc lập có khả năng tạo ra các sáng chế cũng như các tài sản trí tuệ tương tự

Ví dụ: Vụ án Tác phẩm xin đăng ký từ công nghệ Raghav9

Ngày 1/12/2021, theo hồ sơ tác phẩm mỹ thuật 2 chiều có tên “Suryast”10 (ở Hình 3 nêu trên) tại USCO, ông Sahni tuyên bố Tác phẩm xin đăng ký có đồng tác giả gồm bản thân ông Sahni và tác giả thứ hai là ứng dụng vẽ tranh nhân tạo Raghav

Trả lời USCO yêu cầu làm rõ cách thức tạo ra Tác phẩm xin đăng ký từ công nghệ Raghav, ông Sahni giải thích rằng Tác phẩm xin đăng ký được tạo ra bằng cách sử dụng Ảnh nội dung (tác phẩm gốc ở Hình 1) do chính ông là tác giả nhúng vào ứng dụng Raghav, sau đó tiếp tục nhập bức họa của Van Gogh vào ứng dụng Raghav làm Ảnh phong cách

9 Bross & Partners - Vinh Le Quang (2024), Ai không thể là đồng tác giả của tác phẩm, truy cập tại:

https://www.lexology.com/

10 Quyết định ngày 11/12/2023 của Hội đồng giải quyết khiếu nại thuộc Cục Bản quyền Hoa Kỳ (USCO) từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật “Suryast”:

https://www.copyright.gov/

Ngày đăng: 09/09/2024, 10:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w