Theo quy định tại điều 133 Luật SHTT 2005 thì trong những trường hợp vì mục đích công cộng, phi thương mại, quốc phòng an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và đáp ứng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
THẢO LUẬN LẦN 3
Bộ môn: Luật Sở hữu trí tuệ
Giảng viên: Nguyễn Phương Thảo
Lớp: HS46B1
Nhóm thảo luận: Nhóm 3
Trang 2MỤC LỤC
A Nội dung thảo luận tại lớp: 1 A.1 Lý thuyết: 1
1 Trình bày các trường hợp hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế (ngoại lệ của hành vi xâm phạm sáng chế) theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành 1
2 Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên Các nguyên tắc này được áp dụng cho những đối tượng nào? 3
3 Trình bày Quy trình đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ đối với Sáng chế Người nộp đơn cần chuẩn bị những thông tin, tài liệu gì khi nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với Sáng chế? 5 A.2 Bài tập: 8
B Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp: 11
Trang 3A Nội dung thảo luận tại lớp:
A.1 Lý thuyết:
1 Trình bày các trường hợp hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế (ngoại
lệ của hành vi xâm phạm sáng chế) theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành
Theo quy định tại điều 133 Luật SHTT 2005 thì trong những trường hợp vì mục đích công cộng, phi thương mại, quốc phòng an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội thì chủ
sở hữu phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan Nhà nước Bộ, cơ quan ngang bộ có quyền nhân danh Nhà nước sử dụng hoặc cho phép
tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình nhằm mục đích trên mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền theo quy định tại Điều 145
và 146 của Luật SHTT
Ví dụ: Sáng chế Hệ thống lọc nước 10.000 đồng của Trương Quốc Vi và Nguyễn Anh Hùng (Sinh viên khoa Quản lý Môi trường – Đại học Công Nghiệp TP HCM) với thiết kế đơn giản, chi phí thấp và đem lại hiệu quả làm sạch nước, đã được chuyển giao cho cơ quan Nhà nước để áp dụng vào dự án xây dựng thực tế mùa hè năm 2014
Theo quy định tại Điều 134 của Luật SHTT 2005 thì chủ sở hữu có nghĩa vụ tôn trọng người có quyền sử dụng đối với sáng chế Theo đó trong trường hợp trước ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế được bảo hộ
Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền của chủ sở hữu không bị ảnh hưởng, Luật SHTT quy định người có quyền sử dụng trước sáng chế không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng
1
Trang 4chế, kiểu dáng công nghiệp Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế cho phép
Ví dụ: X được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp “Bộ nồi bầu quai tròn” năm 2008 X yêu cầu cơ quan chức năng xử lý Y do có hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp khi sản xuất bộ nồi có kiểu dáng công nghiệp giống X Y đã cung cấp chứng cứ chứng minh cơ sở này đã thuê ông T sản xuất vào năm 2005 Như vậy, theo Điều 134 Luật SHTT thì X không có quyền yêu cầu xử lý Y
Theo Điều 135 Luật SHTT thì Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:
- 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
- 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác theo Khoản 1 Điều 135 Luật SHTT
Căn cứ vào Điều 136 Luật SHTT 2005 thì Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội Khi có các nhu cầu quy định tại khoản này
mà chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế
Ví dụ: Công ty X được bảo hộ đối với sáng chế thuốc Y có tác dụng phòng bệnh sốt xuất huyết – đang lan rộng trong thời gian gần đây Như vậy, công ty X phải có nghĩa vụ đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của xã hội lúc đó Nếu công ty X không làm được thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thuốc Y cho người khác mà không cần được phép của X
Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng thì sẽ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ, quyền sở hữu nhãn hiệu đó chấm dứt hiệu lực, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước
ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực
2
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Theo quy định tại Điều 137 Luật SHTT 2005 thì không phải chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc nào cũng có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản, mà chỉ “
Cũng theo Điều 137 Luật SHTT 2005 là trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không có lý do chính đáng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế cơ bản Ngoài ra, sử dụng sáng chế
cơ bản phải nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc Nếu mục đích không phải là sử dụng sáng chế phụ thuộc thì chủ sở hữu sáng chế cơ bản không có nghĩa vụ phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản
2 Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên Các nguyên tắc này được áp dụng cho những đối tượng nào?
* Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (Điều 90 Luật SHTT 2005):
- Điều 90 Luật SHTT quy định về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương nhau, thì Bằng bảo
hộ chỉ được cấp cho sáng chế theo đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp Bằng bảo hộ
- Nguyên nhân về thực trạng thường là trong cùng một thời gian, nhiều cá nhân cùng sáng tạo ra giải pháp kỹ thuật có hàm lượng trí tuệ đáp ứng được các điều kiện được bảo hộ là sáng chế Các giải pháp kỹ thuật của nhiều chủ thể sáng tạo hoàn toàn độc lập nhau và đều tạo ra giải pháp kỹ thuật đáp ứng các điều kiện của sáng chế: Có tính mới; Có trình độ sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp Những giải pháp kỹ thuật của nhiều chủ thể sáng tạo độc lập và không có sự khác biệt đáng kể hoặc trùng nhau, thì nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được áp dụng
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Luật SHTT 2005, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký để được cấp Bằng bảo hộ là sáng chế và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì Bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó Trường hợp này, các chủ thể có quyền nộp đơn
3
Trang 6cùng nhau thỏa thuận về việc cấp bằng sáng chế cho ai Nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng của các đơn yêu cầu bảo hộ bị từ chối cấp Bằng bảo hộ
- Trên thực tế, vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng các ý tưởng vô tình bị trùng lặp hoặc tương tự dẫn đến việc gây nhầm lẫn với nhau Điều này, trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thường xảy ra đối với nhãn hiệu khi các chủ thể có xu hướng lựa chọn các tên gọi bằng tên riêng của mình, gia đình mình, hoặc có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ… Do đó, việc áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
“first to file” giúp xác định quyền đối với người thực hiện nộp đơn đăng ký trước
Do đó, tránh được việc đánh cắp ý tưởng, lợi dụng nhãn hiệu của người để cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh Theo đó, dù chủ thể không cố tình bắt chước, đánh cắp của người khác nhưng nếu là người nộp đơn sau thì chủ thể nộp đơn trước sẽ được bảo hộ và chủ thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sau sẽ bị từ chối
* Nguyên tắc ưu tiên (Điều 91 luật sở hữu trí tuệ 2005):
Được áp dụng trong quá trình đăng ký bảo hộ đối tượng được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ Nguyên tắc ưu tiên trong pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam xuất phát từ quy định về “nguyên tắc ưu tiên” trong Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Việt Nam là thành viên)
- Quyền ưu tiên sẽ được áp dụng khi mà có từ 2 cá nhân, tổ chức trở lên cùng tiến hành đăng ký bảo hộ cho một đối tượng bảo hộ tương tự nhau hoặc là trùng nhau Tùy vào quy định của từng quốc gia, mà việc áp dụng quyền ưu tiên sẽ khác nhau
- Nguyên tắc ưu tiên được áp dụng dựa trên cơ sở của đơn đăng ký bảo hộ hợp lệ đầu tiên Đơn đăng ký bảo hộ này được nộp tại một quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế quy định về quyền ưu tiên Sau đó một khoảng thời gian nhất định; cá nhân, tổ chức này lại tiến hành lại tiến hành yêu cầu bảo hộ đối tượng đó tại một quốc gia khác là thành viên của điều ước quốc tế đó Và đơn nộp sau này được coi như là đã được nộp cùng ngày với đơn yêu cầu bảo hộ đầu tiên Việc nộp đơn như trên là bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, tổ chức tránh bị “ăn cắp ý tưởng” khi tiến hành nộp đơn không cùng lúc tại các quốc gia khác nhau
* Đối tượng áp dụng của các nguyên tắc trên trong việc đăng ký bảo hộ các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp như áng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dángs
công nghiệp, nhãn hiệu…
4
Trang 73 Trình bày Quy trình đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ đối với Sáng chế Người nộp đơn cần chuẩn bị những thông tin, tài liệu gì khi nộp đơn đăng ký
sở hữu công nghiệp đối với Sáng chế?
* Quy trình đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế:
Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ của sáng chế: tra cứu thông qua các cổng dữ liệu điện tử:
- Google patent: Cơ sở dữ liệu sáng chế toàn cầu được xây dựng bởi Google Khách hàng có thể truy cập theo địa chỉ sau: https://patents.google.com/
- IP Việt Nam: Cơ sở dữ liệu sáng chế của Việt Nam được xây dựng bởi Cục
Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế: chuẩn bị hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Tờ khai đăng ký sáng chế được làm theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành (in 03 bộ) Vui lòng liên hệ trực tiếp Luật Việt An để được cung cấp mẫu tờ khai theo quy định
- Giấy uỷ quyền (theo mẫu của Công ty luật Việt An);
- Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích, bao gồm tên sáng chế/giải pháp hữu ích, phần mô tả, phần ví dụ minh hoạ, phần yêu cầu bảo hộ và phần tóm tắt;
- Hình vẽ minh hoạ (nếu có);
- Bản sao tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên có xác nhận của cơ quan nơi đơn
ưu tiên được nộp (chỉ yêu cầu đối với đơn xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris) Tài liệu này có thể được bổ sung trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày nộp đơn
- Đối với các đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam thì ngoài các tài liệu nêu trên, cần phải cung cấp các tài liệu sau đây: Công bố đơn PCT, Báo cáo Xét nghiệm
Sơ bộ Quốc tế (PCT/IPER/409) (nếu có), Thông báo về những thay đổi liên quan tới đơn (PCT/IB/306) (nếu có), Báo cáo Kết quả Tra cứu Quốc tế (PCT/ISA/210)… Đối với trường hợp này, có thể bổ sung bản gốc của Giấy Uỷ Quyền trong thời hạn
là 34 tháng tính từ ngày ưu tiên Các thông tin cần cung cấp:
- Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của người nộp đơn;
- Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của tác giả sáng chế/giải pháp hữu ích;
- Tên của sáng chế/giải pháp hữu ích;
- Số đơn ưu tiên, ngày ưu tiên và nước ưu tiên của đơn (trong trường hợp đơn có xin hưởng quyền ưu tiên);
- Số đơn quốc tế và số công bố đơn quốc tế (trong trường hợp là đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam)
5
Trang 8Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế: sau khi hoàn thành hồ sơ, chủ đơn phải tiến
hành nộp đơn và theo dõi quá trình đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem
xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn
Bước 5: Công bố đơn đăng ký sáng chế
Thời hạn công bố đơn: tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn nếu đơn không có ngày ưu tiên, hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn
- Nếu có yêu cầu công bố sớm thì sẽ được công bố trong thời hạn 02 tháng
kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn
- Nội dung công bố là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, bản tóm tắt sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có)
Bước 6: Thẩm định nội dung sáng chế: quy định tại Điểm 25, Thông tư
01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010
- Thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung: 02 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký bằng sáng chế Nếu trong thời hạn quy định nêu trên, không có yêu cầu thẩm định thì đơn được coi như đã rút tại thời điểm kết thúc thời hạn đó
- Thẩm định nội dung là đánh giá khả năng được bảo hộ của sáng chế nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ Thời gian thẩm định nội dung là 18 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu
- Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký sáng chế từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho sáng chế mà khách hàng đăng ký Nếu đơn đăng ký sáng chế đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho sáng chế mà khách hàng đã đăng ký
- Nếu đơn đăng ký sáng chế không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ
ra Thông báo không cấp văn bằng cho sáng chế mà khách hàng đăng ký Trong trường hợp Quý khách hàng có yêu cầu Luật Việt An sẽ tiến hành thủ tục phúc đáp, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ sáng chế cho sáng chế của Khách hàng Phí phúc đáp, khiếu nại không bao gồm trong phí đăng ký sáng chế
Bước 7: Cấp văn bằng bảo hộ sáng chế
6
Trang 9Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ và người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ Sau khi cấp bằng sẽ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp
Bước 9: Đăng bạ và công bố văn bằng bảo hộ
Bước 10: Nộp phí duy trì hiệu lực sáng chế hàng năm và gia hạn thời hạn bảo hộ.
- Để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực hàng năm
- Trường hợp nộp đơn đăng ký sáng chế xin hưởng quyền ưu tiên tại Việt Nam
- Theo khoản 3 Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 sửa đổi bổ sung gần nhất năm 2022, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký sáng chế cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên Trường hợp, ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn Nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam
* Những thông tin, tài liệu người nộp đơn cần chuẩn bị khi nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được quy định tại Điều 100 và Điều 102 Luật SHTT 2005 bao gồm:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền
đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo
ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
- Giấy uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
7
Trang 10- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên bao gồm: Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên và giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác
- Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn
- Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ bao gồm: bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế
A.2 Bài tập:
1 Công ty cổ phần A&B nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế máy rửa xe tự động, được cấp Bằng độc quyền sáng chế năm 2018 Năm 2020, công ty cổ phần A&B ký kết thỏa thuận chuyển quyền sử dụng độc quyền sáng chế trên cho công ty trách nhiệm hữu hạn Tôn Nam trong thời hạn một năm (từ ngày 01/6/2020 đến 31/5/2021), hợp đồng đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trong thời hạn hợp đồng trên, công ty cổ phần A&B tiếp tục thỏa thuận chuyển quyền sử dụng sáng chế máy rửa xe tự động cho cơ sở sản xuất Hùng Nam, thời hạn từ ngày 01/10/2020 đến ngày 15/8/2021 Công ty trách nhiệm hữu hạn Tôn Nam phát hiện cơ sở sản xuất Hùng Nam kinh doanh sản phẩm trên, cho rằng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình nên công ty Tôn Nam đã khởi kiện cơ sở Hùng Nam tại Toà án
Câu hỏi:
a/ Tại Toà án, cơ sở Hùng Nam cho rằng mình không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty Tôn Nam; công ty Tôn Nam cần tiến hành khởi kiện công ty cổ phần A&B thay vì khởi kiện cơ sở Hùng Nam Nhận xét về lập luận này.
Lập luận của công ty Hùng Nam đưa ra không phù hợp với các quy định của Pháp luật Công ty Tôn Nam cũng nên khởi kiện cả công ty A&B vì đã vi phạm hợp đồng chuyển quyền sử dụng độc quyền sáng chế, nhưng công ty Hùng Nam lại là công ty trực tiếp sử dụng bằng sáng chế trên để kinh doanh máy rửa xe tự động mà không có sự đồng ý của công ty Tôn Nam đang giữ độc quyền bằng sáng chế mặt hàng trên, làm thiệt hại cho công ty Tôn Nam Vì thế, công ty Hùng Nam đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo khoản 2 Điều 136 Luật SHTT 2005 và nên được đưa ra khởi kiện theo quy định của pháp luật
b/ Công ty Tôn Nam đưa ra yêu cầu trong đơn khởi kiện buộc cơ sở Hùng Nam bồi thường chi phí thu hồi các sản phẩm máy rửa xe tự động mà cơ sở
8