KHÁI QUÁT VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNGĐiểm tín dụng là chỉ số đánh giá độ uy tín của khách hàng trong lịch sử vayvốn ở các ngân hàng hay tổ chức tài chính.. Đạo luật này trao chongười tiêu dùng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
*** BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
ĐỀ TÀI: Chấm điểm tín dụng
Nhóm 1
Hà Nội, tháng 10 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
A KHÁI QUÁT VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG 4
B LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG 5
1 Sự ra đời của FICO - hệ thống chấm điểm tín dụng đầu tiên 5
2 Các khó khăn và cách khắc phục 6
2.1 Khó khăn 6
2.2 Cách khắc phục 6
3 Quá trình phát triển của hệ thống chấm điểm tín dụng cho tới ngày nay 7
3.1 Cơ hội 7
3.2 Thách thức 8
C CÁC TỔ CHỨC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TRÊN THẾ GIỚI 8
1 Standard & Poor’s (S&P) Global Ratings 9
1.1 Giới thiệu 9
1.2 Hệ thống chấm điểm tín dụng S&P 9
1.3 Xếp hạng tín dụng quốc gia của S&P 11
1.4 Tầm quan trọng của hệ thống chấm điểm tín dụng S&P 12
2 Transunion 12
2.1 Giới thiệu 12
2.2 Hệ thống chấm điểm tín dụng của Transunion 12
D TỔ CHỨC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM (CIC) 14
1 Giới thiệu 14
1.1 Tổng quan 14
1.2 Mục tiêu hoạt động của CIC 14
1.3 Quá trình phát triển của CIC 14
2 Hệ thống chấm điểm tín dụng Việt Nam 15
2.1 Điểm tín dụng 15
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm CIC 15
2.3 Thang điểm, xếp hạng 15
E THỰC TRẠNG 18
1 Thành tựu 18
Trang 31.1 Độ bao phủ của dữ liệu tín dụng 18
1.2 Sự phát triển của các tổ chức tín dụng 19
1.3 Ứng dụng công nghệ 19
2 Hạn chế và thách thức 20
2.1 Chất lượng dữ liệu 20
2.2 Quyền riêng tư và bảo mật của khách hàng 21
2.3 Nhận thức của người dân và doanh nghiệp 22
3 Giải pháp và triển vọng 22
3.1 Đề xuất chung 22
3.2 Đề xuất đối với các NHTM 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 4A KHÁI QUÁT VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG
Điểm tín dụng là chỉ số đánh giá độ uy tín của khách hàng trong lịch sử vayvốn ở các ngân hàng hay tổ chức tài chính Điểm tín dụng của mỗi cá nhân đượcđánh giá và ghi nhận tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (gọi tắt làCIC) Theo đó, điểm tín dụng càng cao thì khả năng khách hàng được chấp nhậnkhoản vay cao hơn Ngược lại, điểm tín dụng thấp thì khách hàng khó có thể tiếpcận được khoản vay
Chấm điểm tín dụng: Chấm điểm tín dụng là một phương pháp cải tiến thaythế việc đánh giá theo kiểu thủ công và dễ sai sót bằng một phương pháp cho kếtquả có tính trung lập và dựa trên xác suất thống kê Điểm tín dụng là kết quả của
mô hình phân tích tiên tiến, “tóm tắt” thông tin tín dụng, định lượng rủi ro khi thựchiện giao dịch nào đó với họ, chẳng hạn như giao dịch tài chính, bảo hiểm, hoặcthậm chí là tuyển dụng Nhờ có kết quả chấm điểm tín dụng, tổ chức cho vay có thểđưa ra những quyết định nhanh chóng và khách quan hơn
Chấm điểm tín
dụng cá nhân Chấm điểm tíndụng doanh
nghiệp
Chấm điểm tíndụng công cụtài chính
Chấm điểm tíndụng quốc gia
Mục
đích Đánh giá khảnăng trả nợ của
một cá nhân
Đánh giá khảnăng trả nợ của
nghiệp
Đánh giá rủi rocủa một công
cụ tài chính (vídụ: trái phiếu,
cổ phiếu)
Đánh giá khảnăng trả nợ củamột quốc gia
Khả năng sinhlời của công cụtài chính, rủi rothị trường, rủi
ro tín dụng củangười pháthành
Nợ công, tăngtrưởng kinh tế,lạm phát, dự trữngoại hối, ổnđịnh chính trị
Đầu tư, quản lýrủi ro Đánh giá khảnăng đầu tư vào
một quốc gia, xácđịnh mức độ rủi
ro của các khoảnđầu tư quốc tế.Vai trò - Tiếp cận các - Thu hút đầu tư - Quản lý rủi ro - Ổn định hệ
Trang 5- Cải thiện vị thếcạnh tranh
- Xây dựng sảnphẩm dịch vụtín dụng
- Cân đối nguồnvốn
thống tài chính
- Thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế
- Huy động vốnvay từ nước ngoài
B LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG
Lịch sử của phương pháp chấm điểm tín dụng truyền thống có thể được chialàm ba giai đoạn: giai đoạn tiên phong từ 1935 – 1959; giai đoạn tự động hóa từ
1960 - 1979; và giai đoạn mở rộng từ 1980 đến nay
1 Sự ra đời của FICO - hệ thống chấm điểm tín dụng đầu tiên
Vào những năm 1800, hầu hết tín dụng được thực hiện bởi các doanh nghiệp,không phải người tiêu dùng Khi các giao dịch kinh doanh tăng lên, các bên cho vaythương mại cần tạo ra một cách để chuẩn hóa việc đánh giá tín dụng Do vậy vàonăm 1841, cơ quan mậu dịch (Mercantile Agency) được thành lập như một trongnhững cơ quan báo cáo tín dụng thương mại đầu tiên, sử dụng những người đượcgọi là người liên lạc để thu thập thông tin về người cho vay và người đi vay trênkhắp cả nước Nó hoạt động khá giống như một cơ quan báo cáo tín dụng hiện đại,thu thập thông tin về tình trạng hôn nhân, dân tộc, lịch sử tín dụng và độ tuổi củamột cá nhân, sau đó được nhập vào một sổ cái được tập trung tại một địa điểm -thành phố New York Tuy nhiên, dữ liệu này được coi là quá chủ quan do việc đưa
ra đánh giá được dựa trên sự thiên vị về chủng tộc, giai cấp, giới tính và phẩm chấtđạo đức
Những năm 1900, khi thu nhập của người dân thường ngày tăng lên cũng làlúc mà ngành báo cáo tín dụng cần phát triển để đánh giá không chỉ các doanhnghiệp mà còn cả người tiêu dùng Công ty tín dụng bán lẻ (RCC- Atlanta's RetailCredit Company) của Atlanta đã làm được điều đó bằng cách thu thập dữ liệu củahàng triệu người Mỹ Tuy nhiên, ngoài thông tin tín dụng, công ty cũng thu thập dữliệu về đời sống xã hội, chính trị của cá nhân và khi RCC công bố kế hoạch vi tínhhóa dữ liệu này, chính phủ đã không cho phép điều đó xảy ra
Năm 1970, Đạo luật Báo cáo Tín dụng Công bằng (FCRA) được thông qua,yêu cầu các cơ quan báo cáo tín dụng (như RCC) phải công khai hồ sơ của họ chocông chúng; xóa dữ liệu về chủng tộc, khuynh hướng tình dục và khuyết tật; và xóathông tin tiêu cực sau một khoảng thời gian nhất định Vào năm 1975, RCC đổi tênthành Equifax, cùng với Experian và TransUnion được thành lập sau đó, trở thành
ba cơ quan báo cáo tín dụng hàng đầu
Do nhu cầu lớn đối với các dịch vụ, các cơ quan này vẫn tiếp tục gặp khókhăn trong việc diễn giải và so sánh các báo cáo của mình Để tạo ra một mô hìnhđiểm tín dụng theo tiêu chuẩn của ngành (bao gồm thuật toán chấm điểm tín dụngnhất quán), vào năm 1989, họ bắt đầu hợp tác với một công ty công nghệ nổi tiếng,
Trang 6được thành lập vào năm 1956, có tên là Fair, Isaac and Company - ngày nay đượcgọi là FICO - đây chính là thời điểm điểm tín dụng tổng quát đầu tiên ra đời Ngàynay, điểm FICO được coi là loại điểm tín dụng được sử dụng rộng rãi nhất.
2 Các khó khăn và cách khắc phục
2.1 Khó khăn
Vào năm 1958, FICO đã phát triển một bảng điểm có thể dự đoán chính xácmức độ tín nhiệm của một người dựa trên hành vi trong quá khứ của họ Tuy nhiên,vào thời điểm đó, các ngân hàng không thấy được giá trị của nó Những tổ chức chovay đã sử dụng con người để đưa ra quyết định tín dụng trong nhiều thế kỷ, do vậy
họ tin vào sự gặp mặt trực tiếp và tìm hiểu khách hàng hơn là tin vào sự đổi mới.
Giữa những năm 1960 - 1970, Equifax (một trong những công ty báo cáo tíndụng lớn nhất) bị chỉ trích vì cố ý thu thập dữ liệu không chính xác về một ngườinhư rắc rối trong hôn nhân, công việc, đời sống tình dục, hoạt động chính trị, củangười đó Ngoài ra công ty còn bị cáo buộc thường cho nhân viên thu thập dữ liệumang tính xúc phạm về người tiêu dùng, điều này dẫn đến sự phân biệt đối xử vớingười đồng tính và da màu Bê bối này đã trực tiếp ảnh hưởng đến FICO bởi điểmtín dụng được tính toán dựa trên thông tin trong báo cáo tín dụng của Equifax Cácnghiên cứu của trường đại học, Ủy ban Thương mại Liên Bang, báo cáo của Hộiđồng Thống đốc Hệ thống Dự trữ Liên bang, cũng đã chứng minh rằng người Mỹgốc Phi và gốc Tây Ban Nha có điểm FICO thấp hơn hẳn so với người bản địa datrắng Hậu quả đối với sự thiên vị này đó chính là những người da màu phải chịu lãisuất cho vay mua nhà và mua xe cao hơn, phải chịu phí bảo hiểm lớn hơn, khiến các
vụ kiện đòi nợ cùng vỡ nợ tăng lên đáng kể
2.2 Cách khắc phục
Đến năm 1970, Quốc hội Hoa Kỳ đã tổ chức các phiên điều trần dẫn đến việcban hành Đạo luật Báo cáo Tín dụng Công bằng FCRA Đạo luật này trao chongười tiêu dùng các quyền liên quan đến thông tin được lưu trữ về họ trong cácngân hàng dữ liệu của công ty, thiết lập nên một chế độ quản lý chính thức cho cáccông ty tín dụng mới nổi Đến năm 1974, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật cơ hộitín dụng công bằng ECOA, cấm các bên cho vay phân biệt đối xử với người nộpđơn dựa trên các đặc điểm nhận dạng như chủng tộc
Sự kết hợp giữa FCRA và ECOA đã thay đổi đáng kể hệ sinh thái cho vaytheo cách mang lại lợi ích to lớn cho FICO Cụ thể:
ECOA đã thúc đẩy việc quyết định tín dụng theo thuật toán thay vì tham vấn
Sự miễn cưỡng của bên cho vay trong việc áp dụng các mô hình chấm điểm tíndụng đã tan biến khi họ phát hiện ra rằng việc sử dụng các mô hình như vậy (thaycho người thẩm định) sẽ giúp họ dễ dàng chứng minh việc tuân thủ ECOA và tạo racác thông báo hành động bất lợi tuân thủ cho những người tiêu dùng bị từ chối tíndụng
Thị trường báo cáo tín dụng ổn định hơn đã mở ra cánh cửa cho sự thay đổi
mô hình kinh doanh lớn của FICO Sau FCRA, thị trường báo cáo tín dụng tại Hoa
Kỳ nhanh chóng hợp nhất xuống còn ba cơ quan tín dụng quốc gia chính (Equifax,
Trang 7Experian, TransUnion) Các cơ quan tín dụng cũng nhanh chóng áp dụng cơ sở dữliệu điện tử trong thời gian đó Sự kết hợp này giúp FICO có thể xây dựng điểm sốchỉ dựa trên dữ liệu của cơ quan tín dụng Tiếp theo là việc phát hành chính thứcđiểm tín dụng tiêu dùng mục đích chung đầu tiên - Điểm FICO - vào năm 1989 Sựphát triển này là bước ngoặt lớn không chỉ riêng đối với FICO mà còn đối với dịch
vụ chấm điểm tín dụng nói chung vì nó loại bỏ hoàn toàn chi phí gia tăng liên quanđến việc cung cấp mô hình chấm điểm tín dụng cho khách hàng mới.
Hoạt động chấm điểm tín dụng đã được chuyển đổi từ hoạt động tư vấn sanghoạt động phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a service - Saas - được địnhnghĩa là mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm, trong đó nhà cung cấpkhông bán sản phẩm phần mềm mà bán dịch vụ dựa trên phần mềm đó) Vào thờiđiểm IPO năm 1989, FICO chỉ tạo ra 18 triệu đô la doanh thu Đến năm 1995, con
số này là 114 triệu đô la, với biên lợi nhuận cao hơn đáng kể, chủ yếu nhờ vào điểmFICO và các thỏa thuận phân phối của công ty với các công ty tín dụng và các đơn
vị xử lý thẻ tín dụng lớn Và vào năm 1995, điểm FICO đã trở thành mô hình chấmđiểm tín dụng tiêu chuẩn được sử dụng để bảo lãnh và chứng khoán hóa các khoảnthế chấp phù hợp Đến năm 2000, 75% tất cả các đơn xin thế chấp tại Hoa Kỳ đãđược quyết định bằng Điểm FICO
3 Quá trình phát triển của hệ thống chấm điểm tín dụng cho tới ngày nay
3.1 Cơ hội
Trong giai đoạn mở rộng những năm 1980, chấm điểm tín dụng đã vượt quabiên giới nước Mỹ để sang Anh (những năm 1980), và sau đó là Hy Lạp, Ý, NamPhi, Canada, Tây Ban Nha (trong những năm 1990) Việc áp dụng chấm điểm tíndụng cũng mở rộng từ thẻ tín dụng sang cho vay thế chấp bất động sản, các khoảntín dụng tiêu dùng khác và cho vay doanh nghiệp nhỏ Chấm điểm tín dụng cũngtạo điều kiện cho việc chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản.
Bước sang thế kỷ 21, chấm điểm tín dụng đã góp phần thúc đẩy sự tăngtrưởng nhanh chóng của tín dụng tiêu dùng Trên cơ sở chấm điểm tín dụng, cácđịnh chế tài chính đã nhanh chóng chuyển từ cho phương pháp cho vay khách hàng
cá nhân dựa trên quan hệ với khách hàng và đánh giá của cán bộ tín dụng sang chovay theo giao dịch trong đó không nhất thiết phải xây dựng quan hệ với khách hàng
mà sử dụng điểm tín dụng của khách hàng để quyết định có phê chuẩn một giaodịch cụ thể hay không
Nửa cuối những năm 2000 là thời gian ra đời nhiều loại chấm điểm tín dụngmới dựa trên phương châm “tất cả dữ liệu là dữ liệu tín dụng”, kết hợp thông tin tíndụng truyền thống với hàng ngàn điểm dữ liệu khai thác từ hoạt động ngoại tuyến
và trực tuyến của khách hàng Với việc sử dụng điện thoại thông minh, mạng xãhội, các phương tiện thanh toán điện tử ngày càng nhiều, mỗi người tiêu dùng để lạiđằng sau chuỗi dữ liệu số mà các nhà cung cấp tín dụng và các tổ chức chấm điểmtín dụng thu thập và phân tích nhằm dự đoán hành vi người tiêu dùng Phương phápnày được các chuyên gia gọi là chấm điểm hành vi hay độ tín nhiệm tín dụng theomối liên hệ
Trang 8Về sau, ngày càng nhiều nhà cung cấp tín dụng sử dụng các mô hình, thuậttoán phức tạp để phát hiện dấu hiệu trong biển dữ liệu của người tiêu dùng Theo lýthuyết, các thuật toán càng phức tạp dựa trên một lượng lớn thông tin thì mô hìnhchấm điểm tín dụng càng chính xác và có độ tin cậy cao hơn Sử dụng big data đểchấm điểm tín dụng là cơ hội quan trọng nhằm tăng cường việc tiếp cận tín dụng,đặc biệt cho những người yếu thế hoặc những người không có đủ lịch sử tín dụngcho chấm điểm tín dụng truyền thống.
3.2 Thách thức
Tuy nhiên thì hiện nay còn có nhiều tranh cãi về tính chính xác, minh bạch,công bằng về công cụ big data Trước hết số lượng lớn dữ liệu mà các công cụ này
sử dụng nhiều khi không chính xác, không có quan hệ với độ tín nhiệm tín dụng, chỉ
là “thông tin nhiễu” Quá trình thu thập, chuyển hóa dữ liệu có thể dẫn đến vấn đề
về tính minh bạch khi thông tin được thu thập, xử lý, lưu trữ, sử dụng, chia sẻ màkhông có sự đồng ý của người tiêu dùng Người tiêu dùng không thể biết đượcnhững hành động hàng ngày của họ ảnh hưởng như thế nào đến điểm tín dụng vàliệu thông tin về họ có chính xác không
Bên cạnh đó, không thể chắc chắn rằng tất cả các công cụ chấm điểm tíndụng này được sử dụng để dự đoán độ tín nhiệm tín dụng, thay vào đó, một số cóthể được thiết kế để xác định và hướng đến những cá nhân dễ bị thương tổn, nhữngngười khó tiếp cận với tín dụng truyền thống, nhằm cung cấp cho họ các khoản vaynóng chi phí cao Hơn nữa, nếu không quản lý được các nhà cung cấp tín dụng trựctuyến có thể dẫn đến gánh nặng nợ nần quá mức của một số người vay và bongbóng tín dụng trong nền kinh tế
Việc sử dụng các thuật toán và mô hình phức tạp, gần như là các “hộp đen”
bí mật, cũng khiến cho việc giám sát của cơ quan quản lý trở nên khó khăn hơn.Vậy nên sau thời gian đầu phát triển mạnh mẽ thì hiện nay, việc áp dụng chấm điểmtín dụng bằng big data ở một số nước đang có sự chững lại do những lo ngại vềquyền riêng tư, về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống phân biệt đối xử,
C CÁC TỔ CHỨC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TRÊN THẾ GIỚI
Các tổ chức chấm điểm tín dụng trên thế giới đóng vai trò quan trọng trongviệc đánh giá uy tín tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và quốc gia.Mỗi tổ chức thường có tiêu chuẩn và mô hình đánh giá riêng, nhưng tất cả đều tậptrung vào việc đo lường khả năng trả nợ, từ đó giúp các nhà đầu tư, ngân hàng vàcác tổ chức tài chính đưa ra quyết định hợp lý
Xét về đối tượng phục vụ, có thể chia thành 2 nhóm tổ chức chấm điểm tíndụng – nhóm dành cho doanh nghiệp và quốc gia, và nhóm dành cho cá nhân.Trong khi các tổ chức như S&P, Moody’s và Fitch đánh giá rủi ro tín dụng của cácquốc gia và doanh nghiệp, thì FICO, TransUnion, và Equifax tập trung vào đánh giátín dụng cá nhân Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hai tổ chức đại diện cho hai nhóm:S&P tổ chức chấm điểm tín dụng doanh nghiệp và quốc gia và TransUnion tổ chứcchấm điểm tín dụng cá nhân
1 Standard & Poor’s (S&P) Global Ratings
Trang 9Xếp hạng tín dụng: Hệ thống của S&P đi từ AAA (cao nhất) đến D (vỡ nợ).Xếp hạng của S&P thường được sử dụng làm tiêu chuẩn toàn cầu trong các quyếtđịnh đầu tư.
Tác động: S&P có ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính toàn cầu; xếp hạngcủa S&P có thể tác động mạnh mẽ đến chi phí vay của các quốc gia và doanhnghiệp
S&P cung cấp các đánh giá về khả năng thanh toán nợ của các doanh nghiệp,quốc gia và các sản phẩm tài chính như trái phiếu Điểm tín dụng của S&P được sửdụng để đánh giá rủi ro tài chính, giúp nhà đầu tư, tổ chức tài chính và chính phủđưa ra quyết định về đầu tư và vay vốn
1.2 Hệ thống chấm điểm tín dụng S&P
1 Hoạt động của S&P
S&P đánh giá khả năng tài chính và rủi ro tín dụng của các đối tượng thôngqua việc phân tích dữ liệu tài chính, khả năng trả nợ, môi trường kinh tế, và các yếu
tố liên quan Các báo cáo này giúp nhà đầu tư hiểu rõ về mức độ rủi ro khi đầu tưvào các khoản nợ của một doanh nghiệp hoặc quốc gia
2 Thang điểm tín dụng của S&P
S&P sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng từ AAA (cao nhất) đến D (vỡ nợ),phân thành hai nhóm chính: Đầu tư (Investment Grade) và Đầu cơ (SpeculativeGrade)
Thang điểm tín dụng S&P cụ thể:
S&P Mức độ thực hiện cam kết tài chính
Đầu tư
(Investment
Grade)
AAA Khả năng trả nợ cực kỳ mạnh mẽ, mức rủi ro thấp nhất
AA+ Khả năng trả nợ rất mạnh, rủi ro thấp nhưng kém hơn
AAA một chút
AAAA-
Trang 10A+ Khả năng trả nợ mạnh nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi
những thay đổi trong điều kiện kinh tế
AA-
BBB+ Mức xếp hạng thấp nhất của loại đầu tư, khả năng trả nợ
vẫn tốt nhưng có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các thayđổi bất lợi trong nền kinh tế
BBBBBB-
Đầu cơ
(Speculative
Grade)
BB+ Khả năng trả nợ có rủi ro, dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện
kinh tế không thuận lợi
BBBB-
B+ Rủi ro cao hơn, có khả năng trả nợ nhưng gặp khó khăn
nếu điều kiện kinh tế xấu đi
BB-
CCC+ Rủi ro tín dụng rất cao, có khả năng vỡ nợ nếu không có
cải thiện tình hình tài chính
CCCCCC-
CC Gần như vỡ nợ, chỉ còn ít khả năng tránh được vỡ nợ
C Khả năng vỡ nợ cao hoặc đã bắt đầu quá trình vỡ nợ
Trang 11D Đã vỡ nợ, không thể trả nợ đúng hạn.
1.3 Xếp hạng tín dụng quốc gia của S&P
S&P cũng cung cấp xếp hạng tín dụng cho các quốc gia (sovereign creditratings) Những xếp hạng này phản ánh khả năng của chính phủ trong việc trả nợcông, đồng thời ảnh hưởng đến chi phí vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế
Liên hệ với Việt Nam:
Ngày 26/5/2022, S&P Global Ratings (“S&P”) đã nâng xếp hạng tín nhiệmquốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ với triển vọng Ổn định, thể hiện gócnhìn tích cực đối với Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế.
Vì sao Việt Nam được nâng hạng lên BB+? Theo công bố của S&P, ngoàiviệc ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam hậu COVID-19, cũngnhư tăng trưởng mạnh nhờ xuất khẩu và đầu tư nước ngoài FDI, yếu tố quan trọngđược S&P đề cập đó là những cải thiện mạnh mẽ về các quy trình thủ tục hànhchính của Chính phủ Việt Nam về quy trình thực hiện nghĩa vụ nợ nước ngoài doChính phủ bảo lãnh Bên cạnh các điểm mạnh, S&P cũng ghi nhận những điểm cầncải thiện bao gồm tăng trưởng GDP chưa như dự báo của S&P, giải ngân đầu tưcông chậm và một số điểm yếu của hệ thống ngân hàng - tài chính Việt Nam
Mức điểm BB+ có ý nghĩa thế nào? Mức BB+ là mức xếp hạng cao nhấttrong nhóm BB, nhóm điểm được định nghĩa là “khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợthấp, chịu tác động lớn từ các sự kiện tiêu cực từ môi trường kinh doanh, kinh tế vàtài chính” Mức BB+ vẫn được cộng đồng tài chính và đầu tư quốc tế xem là “cótính đầu cơ” trong các quyết định đầu tư liên quan đến Việt Nam Tuy nhiên, đây làmức điểm tiệm cận với nhóm BBB-, nhóm xếp hạng được định nghĩa là “mức đầutư” của S&P Khi đó, các nhà đầu tư quốc tế sẽ xem xét Việt Nam ở mức rủi ro thấphơn và kỳ vọng một mức lợi nhuận (ví dụ qua lãi suất cho vay hoặc trái phiếu pháthành bởi các doanh nghiệp Việt Nam) ở mức thấp hơn So với một số nước trongkhu vực ASEAN, Việt Nam hiện có mức xếp hạng thấp hơn Malaysia (A-),Indonesia (BBB), Philippines (BBB+), Thailand (BBB+)
Riêng Singapore có mức xếp hạng tương đương với các thị trường tài chính
đã phát triển cao (AAA) trong khi Lào và Campuchia chưa tham gia xếp hạng tínnhiệm bởi S&P Trung Quốc hiện cũng được xếp hạng ở mức A+
Tiêu chí xếp hạng chính là gì? Để đưa ra được điểm xếp hạng, S&P áp dụng
5 nhóm tiêu chí chính cho việc xếp hạng quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm: thểchế và chính sách; chất lượng tăng trưởng kinh tế; sức mạnh cán cân thanh toán,
Trang 12bao gồm dự trữ ngoại hối và thặng dư cán cân thanh toán; cân đối tài khóa bao gồmthu chi ngân sách, đầu tư công và nợ công; và thị trường tiền tệ - tín dụng.
1.4 Tầm quan trọng của hệ thống chấm điểm tín dụng S&P
Nhà đầu tư: Xếp hạng tín dụng của S&P cung cấp thông tin quan trọng giúpnhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro trước khi quyết định đầu tư vào trái phiếu hoặc
cổ phiếu
Doanh nghiệp và quốc gia: Xếp hạng tín dụng có ảnh hưởng lớn đến lãi suấtvay vốn và khả năng tiếp cận tài chính trên thị trường quốc tế Doanh nghiệp hoặcquốc gia có xếp hạng cao sẽ được hưởng lãi suất vay thấp hơn và có khả năng thuhút vốn tốt hơn
Thị trường tài chính: Xếp hạng của S&P đóng vai trò lớn trong việc ổn địnhthị trường, giúp nhà đầu tư và tổ chức tài chính quản lý rủi ro một cách hiệu quả
Dịch vụ: TransUnion cung cấp các báo cáo tín dụng, dịch vụ bảo vệ khỏigian lận và hỗ trợ quản lý tín dụng cá nhân
Khác với S&P tập trung vào xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và quốc gia,TransUnion tập trung chủ yếu vào tín dụng cá nhân và hỗ trợ các tổ chức tài chínhđánh giá khả năng tài chính của người vay
2.2 Hệ thống chấm điểm tín dụng của Transunion
a Hoạt động của TransUnion:
TransUnion thu thập, lưu trữ và phân tích thông tin tín dụng của hàng triệu
cá nhân từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm ngân hàng, tổ chức tài chính, và cáccông ty cung cấp dịch vụ Thông tin này sau đó được sử dụng để tạo ra báo cáo tíndụng và điểm tín dụng (credit score), giúp các tổ chức tài chính và nhà cung cấpdịch vụ đánh giá khả năng trả nợ của cá nhân khi xét duyệt các khoản vay, thẻ tíndụng, hoặc các dịch vụ tài chính khác
b Thang điểm tín dụng của TransUnion:
TransUnion không trực tiếp phát triển hệ thống chấm điểm tín dụng riêng,
mà thay vào đó sử dụng các mô hình điểm tín dụng phổ biến, chẳng hạn như FICOScore và VantageScore
Trang 13FICO Score:
Thang điểm FICO thường dao động từ 300 đến 850
800-850: Xuất sắc (Excellent) – Người có điểm tín dụng này được coi là cómức độ rủi ro rất thấp và khả năng được phê duyệt vay cao với lãi suất tốt nhất
740-799: Rất tốt (Very Good) – Khả năng được phê duyệt vay cao, với mứclãi suất thấp
670-739: Tốt (Good) – Khả năng vay và các điều kiện tín dụng ở mức tốt.580-669: Trung bình (Fair) – Khả năng vay tín dụng còn có thể, nhưng vớiđiều kiện ít ưu đãi và lãi suất cao hơn
Dưới 580: Kém (Poor) – Khả năng vay rất thấp, hoặc sẽ phải chịu các điềukhoản vay không thuận lợi
c Lợi ích của việc sử dụng điểm tín dụng TransUnion:
Đối với nhà cung cấp dịch vụ tài chính: Điểm tín dụng giúp các tổ chức tàichính đánh giá rủi ro khi cung cấp các sản phẩm tín dụng cho người vay, từ đó xácđịnh lãi suất và điều kiện vay thích hợp