1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm môn cơ sở văn hoá việt nam đề tài thực hành tín ngưỡng tam phủ của người việt

18 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực hành Tín ngưỡng Tam Phủ của người Việt
Tác giả Nguyễn Phương Anh, Trần Kiều Trang, Nguyễn Thị Phương Quỳnh, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Văn Long
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Cơ sở văn hóa Việt Nam
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,63 MB

Nội dung

Giới thiệu chung về tín ngưỡng Tam Phủ Di sản Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thê đại điện của

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOI TRUONG DAI HOC LUAT

0-0

VNU-LS

BAI TAP NHOM MON: CO SO VAN HOA VIET NAM

DE TAI THUC HANH TIN NGUONG TAM PHU CUA NGUOI VIET

Thành viên nhóm 9:

Nguyễn Phương Anh 21061013

Trần Kiều Trang 21061293

Nguyễn Thị Phương Quỳnh 21061241

Nguyễn Văn Long 19061198

Hà Nội,2022

Trang 2

MỤC LỤC

L Tín ngưỡng Tam Phú của người Vidt oo eccceccecceeeeeseceeseceseeeaeeeaeeeaaeceeeeaeeeeeeaeeeaeees 03

1 Giới thiệu chung về tín ngưỡng Tam Phủ 2 2- 52 ©2s2©+22++2E++zxzzxsrxeei 03

2 Tam toà Thánh Mẫu -2 ©+£+2©++++EE++ttEEEECEEEEECEEELELiriiiieiie 04

II Cơ sở hình thành và ý nghĩa của Tín ngưỡng Tam Phủ - 5 2-5 S+c+<<<<<<<<cs+ 08

1 Cơ sở hình thành Tín ngưỡng Tam phủ 55-5555 S<£sssxsseererrseeserrrke 08

2 Ý nghĩa của Thực hành tín ngưỡng Tam phủ - 2-22 52 5522++2x+2zx>seze 10

IH Nội dung thực hành tín ngưỡng tam phủ - - - +55 sec 11

IV Các yếu tố để tín ngưỡng tam phủ được UNESCO công nhân là đi sản văn hóa phí c1 15

Trang 3

I Tín ngưỡng Tam Phú của người Việt

1 Giới thiệu chung về tín ngưỡng Tam Phủ

Di sản Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thê đại điện của nhân loại vào ngày 1/12/2016

Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt hình thành và phát triển trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần Đây là một hình thức thờ cúng người

mẹ hóa thân ở các miền (trời, sông nước, rừng núi), sự hỗn dung tôn giáo bản địa của

người Việt và một sô yêu tô của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo

Từ thế kỷ 16, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân Việt Nam Trong quá trình phát triển, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt có những biến chuyên thích ứng với sự thay đối của xã hội Tuy nhiên, dù ở giai đoạn nảo, tín ngưỡng này vẫn luôn hướng đến cuộc sống thực tại của con người Với ước vọng về sức khỏe, tài lộc, may mãn — những ước muôn vĩnh hăng của con người

Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa

phương: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, thành phó Hồ Chí Minh, lan tỏa

và được thực hành ở nhiều địa phương trong cả nước Tỉnh Nam Định được coi là một

trong những địa phương có các trung tâm thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh tiêu biểu với những nơi lưu giữ sự tích về sự giáng thế của Mẫu như Phu Day, Phu Nap va gan 400 noi tho cúng thánh Mẫu

Trong thời kỳ khởi nguyên, “Tam phủ” vốn là để chỉ ba miền Thiên phủ, Địa phủ

và Thoải phủ Tương ứng với ba phủ nảy thì đều có vua cha và chư vị thân linh cai quản Khi ấy, Tam phủ gồm có:

-Thiên phủ (màu xanh): là nơi các chư vị thần linh cai quản bầu trời ngự trị với người đứng đầu là Ngọc Hoàng thượng đề

-Địa phủ (màu vàng): là nơi chư vị thần linh cai quản vùng đất ngự trị, người đứng đầu là Diêm Vương

Trang 4

-Thủy phủ còn gọi là Thoải phủ (Màu trắng): do vua Bát Hải cùng chư vị quan than cua minh cai quản miễn sông nước

Về sau này, khi đạo Mẫu phát triên và có những biến đổi phù hợp với xã hội thì

hầu hết mọi người khi nghe nói tới Tam phủ thường nghĩ tới 3 vị thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu hay thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

2 Tam toà Thánh Mẫu

Có rất nhiều quan điểm khác nhau quanh các ngôi vị trong Tam tòa Thánh Mẫu

Có tài liệu cho rằng, Tam Tòa Thánh Mẫu thực chất chỉ là ba lần hiện thân của Mẫu Liễu Hạnh khi giáng trần hay nói cách khác, Mẫu Liễu đã hóa thân vào cả ba Thiên là

Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Thoai Phủ

Trong Tam tòa Thánh Mẫu không có sự xuất hiện của Mẫu Địa bởi có người cho

rằng, nêu theo giả thuyết “Thiên — địa đồng quy” (Đất trời là một) thì Mẫu Thượng Thiên là cai quản cả địa phủ Lại có giả thuyết khác, cho răng Mẫu Địa cũng chính là Mẫu Thượng Ngàn bởi miễn Rừng cũng thuộc miền Đất

e Thượng Thiên Thánh Mẫu

Mẫu Thượng Thiên còn được gọi là Mẫu Đệ Nhất cai quản miền trời Với quan

niệm của dân gian về Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi) thì Mẫu Thượng Thiên có quyền năng tạo ra mây, mưa, sắm, chớp và có liên quan tới văn hóa

nông nghiệp lúa nước của dân tộc ta Trong Tam Tòa Thánh Mẫu, Mẫu Đệ Nhất thượng

tọa ở chính giữa trong mảu áo đỏ

Đệ Nhất Thượng Thiên là vị Thánh Mẫu vẫn đang gây tranh cãi về thân phận thực

su cua minh C6 người cho rang bà chính là Mẫu Liễu Hạnh, một người có công lớn với

dân gian Việt Nam Theo thư tịch và huyền thoại, bà là tiên nữ giáng trần, làm nguoi, roi qui y Phật giáo, được tôn vinh là “Mẫu nghi thiên hạ”, một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, ngôi vị Đệ Nhất Thượng Thiên trong

Tam Tòa Thánh mẫu là Mẫu Cửu Trùng Thiên

Mẫu Thượng Thiên còn có các danh hiệu khác nhự Thiên Thanh Công Chúa,

Thanh Vân Công Chúa, Cửu Trùng Thánh Mẫn (Mẫu Cửu), Lục Cung Vương Mẫu,

Mão Dậu Công Chúa Nhiều ý kiến cho rằng Cửu Trùng Thánh Mẫu được đồng nhất

4

Trang 5

với Cửu Thiên Huyền Nữ (bên Trung Hoa) Cửu Thiên Huyền Nữ bên Trung Hoa được xây dựng với một hình tượng nữ thần Linh thiêng với các sự tích kì bí Còn trong tâm linh người Việt, đơn giản Mẫu Cửu Trùng Thanh Vân là vị Thánh Mẫu ngự nơi chín tầng mây, là vị nữ thần quyền hành cai quản tiên cung, cai quản lục cung sáu viện (Lục

Cung Vương Mẫu) Ngoài ra Mẫu Cửu Trùng Thanh Vân còn có danh hiệu khác là Bán Thiên Công Chúa (Mẫu Bán Thiên) Một số các đền phủ hay những điện thờ tại gia đều

có ban thờ Mẫu Bán Thiên ngoài trời

Khác với Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Thiên không giáng tran,

và có rất ít thân tích kẻ về thân thế, xuất xứ và việc cứu nhân độ thế của bà Về xuất xứ,

có ý kiến cho rằng đồng nhất Mẫu Thượng Thiên có nguồn gốc là Cửu Huyền Thiên công chúa, một vị thần Trung Quốc, tuy nhiên tác giả cho rằng điều này là không phù hợp Về công đức của Thánh Mẫu, có thuyết nói, Mẫu từng giúp người dân Việt Cô từ thời lập nước đánh đuôi giặc Xuy Vưu sang xâm lược nên được nhớ ơn

Mãi cho đến Thế kỷ XV, XVI khi Thánh Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện thì giân dan

cho là hóa thân của Mẫu Thượng Thiên Từ đó về sau, các công đức và những truyền thuyết về Mẫu Thượng Thiên đều được biết tới dưới danh nghĩa là Thánh Mẫu Liễu Hạnh Theo các tài liệu nghiên cứu về quá trình tam sinh tam hóa của Thánh Mẫu Liễu

Hạnh vào các thế ky XV, XVI, XVII thi Thánh Mẫu Liễu Hạnh vừa có thực với cuộc

sống trần gian, có cha mẹ, chồng con, là biểu tượng về tâm gương đức hạnh Trung -

Trinh — Hiéu — Ty cùng công, dung, ngôn, hạnh Đồng thời, Mẫu Liễu Hạnh lại là Tiên,

là Thánh, là Phật, là Đại vương luôn thương yêu, che chở giúp đỡ, cứu khổ, cứu nạn cho muôn dân, trừng trị những kẻ độc ác Vì vậy, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được nhân dân tôn thờ làm thần chủ của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ, là hàng Thánh “Tứ bắt tử”, và

là bậc “Mẫu nghi thiên hạ”, được ghi chép trong “Thiên Bản lục kỳ chỉ đệ nhất”

Thủa xưa, dân gian cho rằng vũ trụ được chia làm ba miền ứng với Tam phủ gồm

Thiên (trời), Địa (đất), Thủy (nước) hoặc Tứ phủ thì có thêm Nhạc (núi rừng) Thánh Mẫu Liễu Hạnh thường được đồng nhất hóa là Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Địa (còn gọi

là Mẫu Bán Thiên) Công chúa La Bình, con gái đức Tản Viên Sơn Thánh được tôn vinh

là Mẫu Thượng Ngàn và công chúa Tam Giang, con gái vua Động Đình Long Vương là

Mẫu Thoải Từ đó hình thành nên Tam tòa Thánh Mẫu.

Trang 6

Trong thời xã hội rỗi ren như là một chốn nương tựa của người dân cơ cực, ít nhất

là về mặt tâm lý và tâm linh Bà chính là hiện thân của sức mạnh nữ quyền, đi ngược lại

với giáo lý Nho Không với đạo Tam tòng Tứ đức Đền thờ Mẫu Thượng Thiên có ở khắp nơi nhưng nhiều và lớn nhất vẫn là ở những nơi Mẫn giáng tran hoặc hiến linh, lưu

dấu tích Ngày hội chính của Mẫu được biết đến là ngày 3/3 âm lịch hàng năm

e Thượng Ngàn Thánh Mẫu

Mẫu Thượng Ngàn là Đệ nhị Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

Thánh Mẫu Thượng Ngàn mặc áo xanh, ngồi bên tay phải của Mẫu Thượng Thiên trong Tam tòa Thánh Mau

Bà là Thánh Mẫu gắn bó với con người, cây cỏ và chim, thú Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở nhiều nơi nhưng hai nơi thờ phụng chính là Suối Mỡ (Bắc Giang) và Bắc Lệ

(Lạng Sơn) Nơi nào có rừng, có núi, nơi đó có đền thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn Ngày

hội chính của Đệ Nhị Thánh Mẫu là 20/9 âm lịch hàng năm

Giống như Mẫu Thoải, có nhiều truyền thuyết khác nhau về thân thế của Mẫu đệ nhị Có nơi cho rằng bà là con vua Đề Thích, đầu thai làm con vua Hùng Vương Khi sinh hạ bà, mẫu hậu vì đau quá mà phải vịn cành qué, nên sau này bà được đặt tên là Qué Hoa My nương (hay Quê My Nương) Nhưng phố biến hơn cả là truyền thuyết về việc bà là con của thần núi Tản Viên Sơn tỉnh và công chúa My Nương (trong truyện Son Tinh — Thuy Tinh)

Theo thuyét nảy, bà được cha mẹ đặt tên là La Bình Công Chúa Khi còn nhỏ, La

Bình đã nỗi tiếng là thông minh, tài giỏi Khi lớn lên, nàng thường giúp đỡ cha cai quản

các vùng rừng núi, dạy dỗ muôn dân Nàng luôn tỏ ra là người bản lĩnh thông thuộc mọi việc, nên được các tủ trưởng tôn kính, coi là đại diện xứng đảng của đức Tản Viên

Sau này, khi cha mẹ bà theo lệnh Ngọc hoàng về trời, trở thành các vị thánh bắt tử, La

Bình cũng được phong làm Công Chúa Thượng Ngàn, thay cha trông coi 81 cửa rừng, các miên núi non, hang động

Với vai trò mới, bà giúp dân biết cách trông cây, phát rầy làm nương, làm ruộng bậc thang, dựng nhà, săn bắt, bây thú, chăn nuôi, trông lúa nếp, chê biên các món ăn

Trang 7

Bên cạnh đó, bà còn phù trợ nhân dân đánh giặc ngoại xâm Từ đời Trần đánh quân

Nguyên Mông đến cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi đánh giặc Minh Tương truyền bà từng hóa thân thành ngọn đuốc soi sáng đường cho nghĩa quân đi trong rừng đêm Khu rừng trong sự cai quản của bà cung cấp thức ăn cho nghĩa quân “khi Linh Sơn lương hết mấy tuần”

Việc thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn thê hiện sự gắn bó của người Việt với núi rừng,

không chỉ trong công việc làm ăn sản xuất mà còn trong cả chiến trận Vậy nên nều ta

có “rừng thiêng nước độc” thì cũng có khi “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, “rừng vàng biên bạc, và “Rừng là tài sản quý ” (Hồ Chí Minh) Tín ngưỡng dân gian về tằm quan trọng của núi rừng dạy ta biết sợ, biết kính, biết nương nhờ, sẽ mãi là tín ngưỡng hợp với quy luật cuộc sống di là quá khứ, hay hiện tại và sau này

e Thủy Cung Thánh Mẫu

Mau Thoảái hay còn gọi là Mẫu Đệ Tam, Mẫu Thủy, cai quản miễn sông nước

Thánh Mâu Thoải Phủ găn liên với đời sông thủy sinh của người dân từ xa xưa và có liên đới trực tiếp tới thủy tô dân tộc Việt trong buổi đầu dựng nước

Đối với cư dân nông nghiệp lúa nước, Mẫu Thoái là vị thần vô cùng quan trọng

Mỗi khi có hạn hán, lũ lụt, Mẫu ra tay cứu Ø1Úp, để đảm bảo mùa màng bội thu Không

chỉ vậy, Mẫu còn cứu vớt các vong linh trôi nỗi trên các ao hồ, sông nước Ngoài ra, bà

còn dạy dân đóng thuyền bè, đan lưới bắt cá Bởi vậy, ba được dân gian vô cùng sùng

kính và ngưỡng mộ

Có nhiều truyền thuyết khác nhau về thân thế của Mẫu Thoải như truyền thuyết người là vợ của vua Thủy Tẻ, là Hoàng hậu dưới Thủy cung Vua Thủy Tề trông coi các việc ở biên, còn Mẫu trông coi các việc ở sông, ở suối Sông, suối có ở các nơi nên mẫu cũng có mặt ở các nơi, tại các bến sông lớn

Một truyền thuyết khác tương truyền rằng bà là con của Bát Hải Động Đình Quốc, kết duyên cùng Kim Xuyên - là con Vua Đất Kính Xuyên đi vắng, tiểu thiếp Thảo Mai tìm cách giả đồ thư đề hãm hại bà Kính Xuyên mù quáng, nghe lời Thảo Mai vu cho bà thất tiết, dem đóng cũi, bỏ lên rừng cho thú đữ ăn thịt Tại nơi rừng sâu bà không những được thú rừng yêu quý, mang vật quả đến dâng mà còn tình cờ gặp được nho sĩ Liễu Nghị Cảm thương trước nỗi oan của bà, Liễu Nghị theo lời ngỏ, mang thư của bà về

7

Trang 8

đến Hồ Động Đình, kê hết sự tình về cho vua cha Sau đó vua cha sai người đi đón và

bà được minh oan, rồi kết duyên cùng Liễu Nghị, còn Kính Xuyên và Thảo Mai thì bị trừng phạt

Sau này, theo một số câu chuyện, bả thường hiển linh, phù hộ cho những người di biển khỏi sóng to gió lớn nên được nhân dân biết ơn và lập đền thờ ở khắp nơi cửa sông, cửa biển

Cũng có truyền thuyết nói rằng Mẫu không phải một, mà là ba Ba mẫu này cùng

là con gái của Lạc Long Quân và Âu Cơ Trong số “50 người con theo Âu Cơ xuống biển”, ba người con gái đã được chọn để cai quản công việc về sông nước: Chế tạo thuyền bè, đan lưới bắt cá, trông coi các luồng lạch và chế ngự các vị thần mưa, than gid mỗi khi các vị này lạm công, xâm hại đến hạ giới Ba Mẫu còn có phép thân thông biến hóa, xua đuôi và tiễu trừ yêu ma, thủy quái mỗi khi chúng đến sách nhiễu hoặc tàn sát ngư dân

Dù nguồn gốc của Mẫu Thoáải như thế nào, thì tựu chung lại cũng chính là cách người dân đất Việt, nơi “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” tôn vinh vị thần của sông nước Nói rộng ra, đó là cách con người vật chất hóa tình cảm của mình với tự nhiên, nhân hóa tự nhiên dé tự nhiên gần gũi với đời sống con người, không chỉ đời sống sản xuất mà còn trong cả đời sống chiến đấu

Đền thờ Mẫu Thoải được dựng nhiều, hầu hết do lòng thành kính của nhân dân và

ở nơi cửa sông, cửa biên chứ không có dấu tích nào của Mẫn vì bà không giáng phàm Ngày hội chính của Mẫu thoải là ngày 10/6 âm lịch hàng năm

Lễ hội được tổ chức long trọng nhất là tại Đền Mẫu Thác Hàn Sơn, Hà Trung,

Thanh Hóa Vị trí của bà trong Tam Tòa Thánh Mẫu là bên tay phải của Mẫu Thần Chủ

- Đệ Nhất và mặc áo màu trang

II Cơ sở hình thành và ý nghĩa của Tín ngưỡng Tam Phủ

1 Cơ sở hình thành Tín ngưỡng Tam phủ

Người Việt xưa kia sống nhờ vào thiên nhiên, nhưng cũng phải chống chọi rất nhiều với thiên nhiên Do đó, con người luôn cầu mong sự phù hộ, øiúp đỡ của các “Mẹ” thiên nhiên và các Mâu có nguồn gốc nhiên thân cũng lân lượt ra đời

Trang 9

Như đã trình bày ở trên, đất là nơi bắt đầu cho sự sống của con người, nên tín ngưỡng thờ Mẫu có nguồn gốc từ thờ thần đất Do đó, quá trình từ sự tín vọng về Mẹ

Đất trở thành Mẫu Địa là một quá trình cơ bản ban đầu trong tâm thức của người Việt

Như vậy, đất chính là nguồn gốc đầu tiên cho sự sinh sôi nảy nở, là nơi cư trú

và sinh sống của con người, đo đó lẽ tat nhiên yếu tố đất được con người quan tâm đến

đầu tiên Dân tộc Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác trên thể giới, đặc biệt các dan

tộc vùng Đông Nam Á, có nhiều điểm tương đồng về khí hậu, thời tiết và phương thức

sinh song, ton tại, trong đó điển hình là nghề trồng trọt, chăn nuôi, vì thế hình thành nhiêu môi quan hệ đan xen

Đối với trồng trọt, thời tiết giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, vì thế người Việt mới có câu: “Trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa trông gió, trông ngày trông đêm ” Như vậy, trời đất là hai yếu tố cơ bản đầu tiên tác động trực tiếp đến đời sống cua Con người

Trời là đối tượng được ngưỡng vọng của hầu hết các dân tộc trên thế giới Trời

không chỉ chỉ phối nghề nông mà còn ảnh hưởng đến sự sinh tồn của con người Do đó,

trời ngự trị thường trực trong tâm thức của con người, cho nên dẫn đến hiện tượng: cầu trời, nhờ trời, kêu trời, kính trời

Dat cũng như mẹ, sinh con, nuôi con, giup con trưởng thành, quyết định trực tiếp tới sự sinh tồn của con Từ những quan điểm đó, cư dân nông nghiệp đã tìm ra những điểm tương đồng vẻ “tính âm” giữa đất và mẹ, hai tiếng “Mẹ Đất” cũng từ đó mà ra đời

Mẹ Đất là biểu tượng của sự sống, của sự sinh sôi nảy nở và ngay cả khi chết đi cũng trở về với đất, trở về bên mẹ Từ sự nhận thức đó, trong tâm thức của người Việt cô đã

“thần thánh” hóa mẹ, từ TI8ười mẹ cụ thể thành người mẹ tâm linh, coi Mẹ Đất như một

vi than

Cùng với đât, cây chính là cái đầu tiên đảm bảo cho sự sinh tôn của con người, nên

ý thức về Mẹ Cây của con người cũng dân được hình thành Ở nước ta, cây cho rề nhiêu nhật là cây đa, cây s1 Rẽ của các cây được ví như bản tay người mẹ bện thành lưới võng, thành những cái nôi ru đưa, che chở cho con người ngày xưa Do đó, người Việt thờ

Trang 10

“Mẹ Cây” hay còn gọi là Mẫu Thượng Ngàn Như vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt khởi đầu gắn với con người từ khi cư trú ở những vùng rừng núi

Tín ngưỡng xuất phát từ thực tế cuộc sống, con người đặt ra những lực lượng thần

bí để tôn vinh, tôn thờ cho phù hợp với cuộc sống của mình Và thế là Mẹ Cây, Mẹ Đất,

Mẹ Nước, Mẹ Trời, hay gọi theo tiếng Hán là Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên,

Mẫu Thoải đã ra đời

2 Ý nghĩa của Thực hành tín ngưỡng Tam phủ

Tín ngưỡng thờ Mẫu là nét sinh hoạt có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sông tâm linh người dân Việt trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, cho đến ngày nay nó vần còn nguyên trong mình những giá trị sâu sắc

Tín ngưỡng Thờ Mẫu - Phát huy tinh thần Việt: Thờ Mẫu là tín ngưỡng dan gian, đậm bản chất bản địa và chứa đựng những giá trị nhân văn, bản sắc văn hóa dân tộc, giúp phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm Cột mốc đánh dấu sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam phải kế đến sự xuất hiện của

mẹ Âu Cơ cùng với Lạc Long Quân sinh ra bọc “trăm trứng” Truyền thuyết này nhằm tôn vinh người mẹ đối với vấn đề đoàn kết dân tộc, là sự kế thừa tín ngưỡng thờ Mẫu trong lịch sử, phản ánh nhu cầu đặt ra cho cả cộng đồng người Việt phải đoàn kết gắn

bó mới tồn tại và phát triển được Trong suốt gần một nghìn năm Bắc thuộc hay trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và để quốc Mỹ, những giá trị trong truyền thống thờ Mẫu nói riêng và các tín ngưỡng văn hóa nói chung vẫn không ngừng được hun đúc trở thành sức mạnh đoàn kết to lớn ở phương điện văn hóa tính thần của dân tộc giúp dân ta đoàn kết chiến thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền

Thờ Mẫu - Tôn vinh vai trò của người phụ nữ Việt: Nếu như trước kia Việt Nam

bị ảnh hưởng rất nhiều của hệ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo thì ngày nay với sự phát triên của tín ngưỡng thờ Mẫu đã khiến những quan niệm cô hủ đó ngày một mat di, đời sống con người tiến bộ hơn rất nhiều Chúng ta sao có thê quên đi hình ảnh

Mẹ Việt Nam - biểu tượng sáng ngời minh chứng cho sự tôn vinh người phụ nữ anh hùng gạt nước mắt, nén đau thương cùng chi viên cho bộ đội thời đại Hồ Chí Minh Ngày nay hành động tôn vinh Mẹ Việt Nam anh hùng chính là tiếp nói truyền thông phát triên tín ngưỡng thờ Mẫu và hàm chứa bản sac van hóa dân tộc sau sac

10

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w