Ngoài ra, hai bên cũng ký thêm bản Thỏa thuận trong đó anh N cam kết “sẽ không tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian thực hiện HĐLĐ và 1 năm sau khi HĐLĐ c
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM VÀ XÁC ĐỊNH
MỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
I Thời gian, địa điểm, hình thức làm việc nhóm
1 Thời gian: 19/10/2023
2 Địa điểm: Google Meet
3 Hình thức làm việc nhóm: Online
II Thành phần tham dự: Các thành viên trong nhóm
III Nội dung
- Họp bàn và thống nhất đề tài bài tập nhóm.
- Xây dựng dàn ý khái quát cho đề tài đã được thống nhất.
- Phân công nhiệm vụ.
- Thống nhất hình thức thuyết trình.
IV Đánh giá
1 Mức độ hoàn thành công việc đặt ra:
Công việc Mức độ hoàn thành
Chưa triển khai Chưa thống nhất Đã hoàn thành
2 Mức độ tham gia làm việc nhóm của từng cá nhân
Ngày: 19/10/2023 Địa điểm: Google Meet
Nhóm số: 4 Lớp: 4735 – N11 - TL1 Khóa: 2022 - 2026Tổng số thành viên của nhóm: 9
Trang 3Có mặt: 9
Vắng mặt: 0 Có lý do: …… Không lý do: ……
STT Mã SV Họ và tên Đánh giá của sinh viên SV ký tên A B C 1 473525 Phạm Phương Thảo 2 473526 Triệu Ngọc Minh 3 473527 Nguyễn Mỹ Anh 4 473528 Nguyễn Kim Ngân 5 473529 Lê Quý Nhân 6 473530 Phạm Thanh Huyền 7 473531 Phạm Tiến Dũng 8 473532 Đinh Phạm Minh Nghĩa 9 473533 Đặng Nhật Anh 1 Kết quả điểm bài viết:………
Giáo viên chấm:………
2 Kết quả điểm thuyết trình:………
Giáo viên cho thuyết trình:………
3 Điểm kết luận cuối cùng:………
Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2023
NHÓM TRƯỞNG
Đặng Nhật Anh
Trang 4ĐỀ BÀI TẬP NHÓM SỐ 4 MÔN LUẬT LAO ĐỘNG KÌ 1 NĂM 2023
Ngày 07/1/2021, anh N và công ty D (trụ sở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) kýHĐLĐ xác định thời hạn 3 năm, công việc giám sát kỹ thuật Ngoài ra, hai bên
cũng ký thêm bản Thỏa thuận trong đó anh N cam kết “sẽ không tiết lộ bí mật công
nghệ kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian thực hiện HĐLĐ và 1 năm sau khi HĐLĐ chấm dứt; nếu vi phạm sẽ phải bồi thường cho công ty số tiền là 100 triệu đồng”.
Ngày 15/8/2023, do sơ xuất nên anh N đã làm nổ thiết bị khiến công nhân Hđứng gần đó bị thương phải vào bệnh viện điều trị 1 tháng, sau khi ra viện giámđịnh bị suy giảm 55% khả năng lao động Công ty đã phải bỏ ra 50 triệu để sửachữa máy móc bị hỏng Sau sự việc đó, giám đốc doanh nghiệp dự kiến xử lý kỷluật sa thải anh N và yêu cầu anh N bồi thường thiệt hại Biết rằng, Nội quy laođộng của công ty có quy định “NLĐ gây thiệt hại cho công ty từ 45 triệu đồng trởlên sẽ bị sa thải”
Hỏi:
1 Nhận xét việc ký kết HĐLĐ và các thỏa thuận khác của anh N và công ty D?
2 Công ty có căn cứ để sa thải anh N hay không? Tư vấn cho công ty các thủ tục
để việc xử lý kỷ luật đối với anh N hợp pháp?
3 Giả sử tháng 6/2021, công ty D cử anh đi học nghề 6 tháng ở Nhật Bản, với camkết làm việc ít nhất cho doanh nghiệp 3 năm sau khi học xong Khi bị công ty sathải, anh N có phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty D không, tại sao?
4 Giả sử công ty D không giải quyết quyền lợi cho anh H vì cho rằng anh N làngười gây ra tai nạn cho anh H nên anh N có trách nhiệm phải bồi thường khoản
Trang 5tiền này Ý kiến của anh/chị về vấn đề này? Giải quyết quyền lợi cho anh H theo quy định của pháp luật
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
Câu 1: Nhận xét về việc ký kết HĐLĐ và các thỏa thuận khác của anh N và công ty D? 2
1.1 Khái niệm 2
1.2 Nhận xét về việc ký kết HĐLĐ của anh N và công ty D 2
1.3 Nhận xét về việc ký kết các thỏa thuận khác của anh N và công ty D 4
Câu 2 Công ty có căn cứ để sa thải anh N hay không? Tư vấn cho công ty các thủ tục để việc xử lý kỷ luật với anh N hợp pháp? 5
2.1 Căn cứ sa thải anh N 6
2.1 Thủ tục xử lý kỷ luật 7
Câu 3: Giả sử tháng 6/2021, công ty D cử anh đi học nghề 6 tháng ở Nhật Bản, với cam kết làm việc ít nhất cho doanh nghiệp 3 năm sau khi học xong Khi bị công ty sa thải, anh N có phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty D không, tại sao? 9
3.1 Khái niệm 9
3.2 Giải quyết tình huống 10
Câu 4: Giả sử công ty D không giải quyết quyền lợi cho anh H vì cho rằng anh N là người gây ra tai nạn cho anh H nên anh N có trách nhiệm phải bồi thường khoản tiền này Ý kiến của anh/chị về vấn đề này? Giải quyết quyền lợi cho anh H theo quy định của pháp luật? 10
4.1 Nhận xét về trách nhiệm bồi thường 10
4.2 Giải quyết quyền lợi cho anh H 12
KẾT LUẬN 14
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 8MỞ ĐẦU
Trong một thời đại nơi nền kinh tế thị trường đang trở nên đa dạng và phứctạp hơn, quan hệ lao động trở thành mối bận tâm hàng đầu trong các hoạt động củadoanh nghiệp nói riêng và của đời sống xã hội nói chung Cụ thể hơn đó là nhữngvấn đề nhức nhối liên quan đến hợp đồng lao động – văn bản xác định quyền vànghĩa vụ của người lao động với nhà tuyển dụng Từ lâu, hợp đồng lao động luônđược coi là nền tảng cho sự tự do và tự quyết của người lao động trong việc chọnnghề nghiệp cũng như nơi làm việc Tuy nhiên, ngày nay, tình trạng vi phạm phápluật lao động đang ngày càng gia tăng, tạo ra nhiều thách thức trong việc quản lýtrách nhiệm và cam kết trong quan hệ lao động Bằng việc giải quyết một tìnhhuống cụ thể trong bài viết dưới đây, nhóm chúng tôi sẽ làm rõ về những vấn đềliên quan đến ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề, xử lý kỉ luật laođộng và trách nghiệm bồi thường trong quan hệ lao động
1
Trang 9NỘI DUNG
Câu 1: Nhận xét về việc ký kết HĐLĐ và các thỏa thuận khác của anh N và công ty D?
1.1 Khái niệm
HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả công, tiền
lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong QHLĐ.1
Chủ thể ký kết HĐLĐ là NLĐ và NSDLĐ Do HĐLĐ được hình thành trên
cơ sở sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về quyền và nghĩa vụ của các bên trongQHLĐ.2
1.2 Nhận xét về việc ký kết HĐLĐ của anh N và công ty D
Đối với người lao động, hợp đồng lao động là phương tiện pháp lý quantrọng để thực hiện quyền làm việc và quyền tự do làm việc của mình Đây cũngchính là phương tiện để NLĐ tự do lựa chọn thay đổi việc làm, nơi làm việc phùhợp với nhu cầu của mình
Đối với người sử dụng lao động, hợp đồng lao động là phương tiện pháp lýquan trọng để NSDLĐ thực hiện quyền tự chủ trong việc thuê và sử dụng lao động.Trong khuôn khổ pháp luật cho phép, NSDLĐ có thể thỏa thuận với NLĐ các nộidung cụ thể của quan hệ lao động cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình Cácbên cũng có thể thỏa thuận thay đổi nội dung HĐLĐ hoặc thỏa thuận để chấm dứtHĐLĐ trước thời hạn
Theo quy định Khoản 2 Điều 13 BLLĐ năm 2019, trước khi nhận NLĐ vào
làm việc thì NSDLĐ là công ty D phải giao kết hợp đồng lao động với NLĐ là anh
N Theo đề bài, ngày 07/01/2020, anh N và công ty D (trụ sở quận Nam Từ Liêm,
Hà Nội) ký HĐLĐ xác định thời hạn 3 năm Như vậy, đây là một hợp đồng lao
1 Khoản 1 Điều 13 BLLĐ năm 2019
2 Trường đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Lao động, tập I, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, tr.170.
2
Trang 10động được giao kết theo quy định của pháp luật hiện hành với đầy đủ các tiêu chísau:
Thứ nhất, xét về chủ thể giao kết hợp đồng lao động
HĐLĐ được hình thành trên cơ sở sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ vềquyền và nghĩa vụ của các bên trong QHLĐ Vì vậy, chủ thể giao kết HĐLĐ baogồm NLĐ và NSDLĐ.3 NLĐ khi tham gia QHLĐ phải tự mình thực hiện cácquyền, nghĩa vụ được giao và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quyền,nghĩa vụ đó Anh N có đủ các điều kiện nhất định về độ tuổi, sức khoẻ, trình độphù hợp với yêu cầu công việc Do vậy, căn cứ vào khoản 4 Điều 18 BLLĐ năm
2019, anh N có đủ khả năng trở thành chủ thể giao kết HĐLĐ bên phía NLĐ Đốivới công ty D (trụ sở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), đây là doanh nghiệp có ngườiđại diện theo pháp luật hoặc có người được uỷ quyền theo pháp luật nên người đạidiện hoặc được uỷ quyền này thoả mãn điều kiện trở thành người giao kết HĐLĐbên phía NSDLĐ theo khoản 3 Điều 18 BLLĐ năm 2019 Như vậy, chủ thể giaokết HĐLĐ trong trường hợp đã nêu ở đề bài là hợp pháp.
Thứ hai, xét về hình thức hợp đồng lao động
HĐLĐ mà anh N và công ty ký là HĐLĐ xác định thời hạn 3 năm Đối vớitrường hợp này, hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản và có chữ ký của haibên theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 BLLĐ năm 2019 Vì vậy việc thực hiệnhoạt động ký kết hợp đồng giữa anh N và công ty D là hoàn toàn phù hợp với quyđịnh của pháp luật
Thứ ba, xét về loại hợp đồng lao động
Anh N và công ty D đã ký HĐLĐ xác định thời hạn 3 năm Đây là loạiHĐLĐ xác định thời hạn Điểm b Khoản 2 Điều 20 BLLĐ năm 2019 quy định:
“HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời
3 Trường đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Lao động, tập I, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, tr.170.
3
Trang 11điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng” Do đó HĐLĐ được ký kết trong trường hợp
của anh N và công ty D là hoàn toàn hợp pháp bởi hợp đồng đã xác định rõ thờiđiểm chấm dứt hiệu lực HĐLĐ là 3 năm (tương đương 36 tháng) kể từ thời điểmHĐLĐ có hiệu lực.
Thứ tư, xét về nội dung trong hợp đồng lao động
HĐLĐ giữa anh N và công ty D ghi rõ công việc anh N phải làm là giám sát
kỹ thuật Đây là công việc không thuộc các ngành nghề mà pháp luật cấm4 nênhoàn toàn là hợp pháp Bên cạnh đó, đề bài cũng không đề cập chi tiết những nộidung khác nên có thể hiểu HĐLĐ giữa anh N và công ty D có đầy đủ nội dung theoquy định tại khoản 1 Điều 21 BLLĐ năm 2019 và Thông tư số 10/2020/TT-BLĐ vềhướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ năm 2019
Thứ năm, xét về nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động
Anh N và công ty D giao kết HĐLĐ trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng,thiện chí, hợp tác, trung thực, không trái thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xãhội.
Như vậy, căn cứ vào các yếu tố trên; việc ký kết HĐLĐ xác định thời hạn 3
năm, công việc giám sát kỹ thuật giữa anh N và công ty D là hoàn toàn phù hợp vớiquy định của pháp luật.
1.3 Nhận xét về việc ký kết các thỏa thuận khác của anh N và công ty D
Ngoài HĐLĐ, anh N và công ty D cũng ký kết thêm bản Thỏa thuận trong
đó anh N cam kết “sẽ không tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp
trong thời gian thực hiện HĐLĐ và 1 năm sau khi HĐLĐ chấm dứt; nếu vi phạm
sẽ phải bồi thường cho công ty số tiền là 100 triệu đồng”.
4 Luật Đầu tư năm 2020
4
Trang 12Hợp đồng lao động thông thường bao gồm 2 loại điều khoản – điều khoản cơ
bản, điều khoản tùy nghi Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tùy theo tính chất và
tính đặc thù của từng công việc, pháp luật cho phép các bên được quyền thỏa thuậntăng hoặc giảm một số điều khoản trong hợp đồng 5Công việc giám sát kỹ thuậtcủa anh N liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của công ty
D nên hai bên đã ký một bản thỏa thuận để bảo vệ bí mật công nghệ kinh doanh củacông ty D Việc tạo một bản thỏa thuận này là hoàn toàn hợp pháp bởi theo quyđịnh tại Khoản 2 Điều 21 BLLĐ năm 2019, NSDLĐ có quyền thỏa thuận bằng vănbản với NLĐ về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ,quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm Mục đích của ký kết thêmmột thỏa thuận ngoài HĐLĐ là để giảm thiểu rủi ro, tránh trường hợp NLĐ tiết lộ
bí mật kinh doanh của doanh nghiệp ra bên ngoài vì lợi ích riêng cũng như để đảmbảo quyền bảo mật thông tin trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết hợp Khoản 2 Điều 21 BLLĐ năm 2019 và Điều 4 Chương II Thông tư
10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về “Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công
nghệ”, tất cả nội dung đều được dựa trên sự thỏa thuận của hai bên Do đó, tất cả
nội dung thỏa thuận giữa anh N và công ty D về thời hạn cam kết bảo mật, tráchnhiệm bồi thường của NLĐ - anh N đều phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, thỏa thuận anh N và công ty D ký thêm về bảo mật bí mật công
nghệ kinh doanh là hợp pháp
Câu 2 Công ty có căn cứ để sa thải anh N hay không? Tư vấn cho công ty các thủ tục để việc xử lý kỷ luật với anh N hợp pháp?
2.1 Căn cứ sa thải anh N
Thứ nhất, NLĐ phải có hành vi vi phạm kỷ luật lao động Theo những tình
tiết của vụ việc, do sơ xuất nên anh N đã làm nổ thiết bị khiến công nhân H đứng
5 Trường đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Lao động, tập I, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, tr.172.
5
Trang 13gần đó bị thương phải vào bệnh viện điều trị 1 tháng, sau khi ra viện giám định bịsuy giảm 55% khả năng lao động Công ty đã phải bỏ ra 50 triệu đồng để sửa chữamáy móc bị hỏng Khoản 2 Điều 125 Luật Lao động 2019 về Áp dụng hình thức xử
lý kỷ luật sa thải có quy định “hành vi gây thiệt hại nghiệm trọng hoặc đe dọa gây
thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản (ở đây có thể xét là máy móc) được quy định trong nội quy công ty” thuộc một trong số các trường hợp bị sa thải Xét thấy,trong điều khoản trên không quy định rõ căn cứ để nhận biết tính nghiêm trọng hay
đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng của hành vi vi phạm nên ta phải căn cứvào nội quy để xem thiệt hại mà anh N gây ra có bị xét vào trường hợp này hay
không Theo nội quy lao động của công ty “NLĐ gây thiệt hại cho công ty từ 45
triệu đồng trở lên bị sa thải”, mức thiệt hại mà anh N gây ra là 50 triệu đồng, như
vậy công ty hoàn toàn có căn cứ sa thải anh N Mặt khác, ta có thể áp dụng tương
tự về cách xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi gây thiệt hại theo căn cứ tạiKhoản 1 Điều 129 BLLĐ 2019 Như vậy hành vi được coi là nghiêm trọng khi gâythiệt hại có giá trị vượt quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bốđược áp dụng tại nơi người lao động làm việc Theo đó, công ty D thuộc vùng I(quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)6 do Chính phủ công bố áp dụng mức lương tối thiểutháng là 4.680.000 đồng/tháng Anh N gây thiệt hại về tài sản là 50 triệu đồng(công ty đã phải bỏ ra để sửa chữa máy móc bị hỏng), tức là đã quá 10 tháng lươngtối thiểu (46.800.000 đồng) Từ hai căn cứ trên, công ty D hoàn toàn có đủ điềukiện để sa thải anh N
Thứ hai, NLĐ phải có lỗi trong hành vi vi phạm kỷ luật lao động Khi xử lý
sa thải, NSDLĐ cần xét tới lỗi của chủ thể hành vi vi phạm kỷ luật đó để đưa rađược quyết định hợp lý, đồng thời phải chứng minh được lỗi của NLĐ Nếu NLĐkhông có lỗi khi thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật thì NSDLĐ sẽ không thể truy
6
Trang 14cứu trách nhiệm kỷ luật đối với NLĐ Trong trường hợp này, hành vi của anh N códấu hiệu lỗi Trước hết, xét về năng lực chủ thể, anh N có đầy đủ năng lực hành vi
và năng lực pháp luật Việc làm nổ thiết bị khiến công nhân H đứng gần đó bịthương, làm hỏng máy móc là do sự sơ suất của chính anh N Anh N không cố ý đểgây ra thiệt hại, song anh đã có thể phòng tránh tai nạn bằng việc cẩn thận hơn khi
sử dụng máy móc để thực hiện công việc. Hơn thế, trong trường hợp này, anh N đãđược công ty cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn lao động.Như vậy, hành vi vi phạm kỷ luật của anh N là lỗi vô ý và công ty có quyền yêucầu anh N phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình và chấp hành việc xử lý kỷluật, mà cụ thể ở đây để phù hợp với mức độ nghiêm trọng của hậu quả, anh N phảichịu hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Thứ nhất, lập biên bản và thông báo hoặc thu thập chứng cứ
Theo khoản 1 Điều 70 NĐ 145/2020/NĐ-CP, công việc đầu tiên của thủ tục
xử lý kỷ luật N sẽ là lập biên bản và thông báo hoặc thu thập chứng cứ Cụ thể hơn,các nhà làm luật đã dự liệu hai thời điểm phát hiện hành vi vi phạm của NLĐ và từ
đó chia ra hai trường hợp
Nếu thời điểm phát hiện hành vi vi phạm của N là tại thời điểm xảy ra hành
vi vi phạm thì NSDLĐ tiến hành lập biên bản và thông báo đến tổ chức đại diện
NLĐ tại cơ sở mà NLĐ là thành viên Nếu thời điểm phát hiện hành vi vi phạm của
N là sau thời điểm xảy ra hành vi vi phạm thì phải thực hiện việc thu thập chứng cứchứng minh lỗi của người lao động
7