1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập nhóm môn luật hình sự việt nam chủ đề phân tích tình huống dựa trên bộ luật hình sự

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình huống dựa trên Bộ luật hình sự
Tác giả Đỗ Đức Tâm, Nguyễn Thanh Thư, Nguyễn Sơn Tùng, Lâm Như Trang, Đinh Hoàng Việt
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình Sự Việt Nam
Thể loại Bài tập nhóm
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 84,94 KB

Nội dung

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓMNhóm: 02 Lớp: 4831 Đề bài: Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Tòa án liên quan đến việc tuyên bố một cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn ch

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

- -BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ:

PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG DỰA TRÊN BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Lớp : 4831 Nhóm: 03 TL 2

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm: 02

Lớp: 4831

Đề bài: Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Tòa án liên quan đến việc tuyên

bố một cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà theo quan điểm của nhóm bản án đó chưa thực sự phù hợp với quy định của pháp luật, và giải quyết các yêu cầu

1 Từ bản án, quyết định đã sưu tầm được, hãy tóm tắm nội dung vụ việc dưới dạng tình huống dài tối đa 1 trang A4

2 Hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án sơ thẩm

mà nhóm đã sưu tầm và giải thích vì sao nhóm lại cho rằng chưa phù hợp

3 Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật

4 Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hòan thiện quy định pháp luật hiện hành

1 Kế hoạch làm việc của nhóm

- Họp nhóm nhằm đưa ra ý kiến, quan điểm riêng của mình để từ đó thống nhất những luận điểm trong bài

- Các thành viên bắt đầu chủ động tìm hiểu thông tin về những luận điểm, luận

cứ mà mình đã đảm nhận

- Link google tài liệu được chia sẻ trong nhóm nhằm để tự làm phần nội dung của mình và các thành viên khác trong nhóm có thể tham khảo cũng như góp

ý cho các luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn

- Tiến hành tổng hợp nội dung vào bản word

- Các thành viên trong nhóm tiến hành tổng kiểm tra lại bài đồng thời thảo luận lại để có một bài tranh biện

Trang 3

2 Phân chia công việc

Họ và tên

Công việc thực hiện

Tiến độ thực hiện (đúng hạn)

Mức độ hoàn thành Họp nhóm Xếploại

Có Không Khôngtốt Trungbình Tốt

Tham gia đầy đủ

Tích cực, đóng góp nhiều ý tưởng

1 Đỗ Đức Tâm Kĩ thuật

2 Nguyễn

Thanh Thư

Nội dung

3 Nguyễn Sơn

Tùng

Nội dung

4 Lâm Như

Trang

Nội dung

5 Đinh Hoàng

Việt

Nội dung

Hà Nội, ngày tháng năm

Nhóm trưởng

(Ký và ghi rõ họ tên)

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT 4

MỞ ĐẦU 5

Trang 4

NỘI DUNG 6

1 Khái quát về năng lực hành vi dân sự 6

2 Giải quyết yêu cầu đề bài 7 Câu 1: Từ bản án, quyết định đã sưu tầm được, hãy tóm tắm nội dung vụ việc dưới dạng tình huống dài tối đa 1 trang A4 7 Câu 2: Những điểm chưa phù hợp trong quyết định theo quan điểm của nhóm 8 Câu 3: Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định pháp luật 9 Câu 4: Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành 11 KẾT LUẬN 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT

Trang 6

MỞ ĐẦU

Ngành Luật dân sự ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch của mọi chủ thể khi tham gia vào cái mối quan hệ xã hội cụ thể Tuy nhiên, không phải mọi cá nhân đều có quyền thực hiện giao dịch dân sự Nhằm duy trì trật tự xã hội, pháp luật dân

sự Việt Nam quy định chỉ những chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, và

năng lực hành vi dân sự mới có thể tham gia giao dịch dân sự Tuy nhiên, vẫn có

một số bộ phận công dân bị mất một phần hoặc hoàn toàn năng lực hành vi dân sự

do một số lý do về tình trạng thể chất, sức khỏe tinh thần Liệu họ sẽ gặp những bất cập như thế nào? Thông qua đề bài “Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Tòa

án liên quan đến việc tuyên bố một cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà theo quan điểm của nhóm quyết định đó là chưa phù hợp”, nhóm 3 Tl 2 lớp N15 sẽ làm rõ những bất cập tồn tại trong quyết định số 09/2020/QĐDS-ST, cũng như những hạn chế trong pháp luật hiện hành nhằm kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của những quy định về việc tuyên bố xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Trang 7

NỘI DUNG

1 Khái quát về năng lực hành vi dân sự.

Theo điều 19 BLDS 2015: “NLHVDS của cá nhân là khả năng của cá nhân

bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” Pháp luật dân

sự Việt Nam căn cứ theo độ tuổi để xác định mức độ NLHVDS của cá nhân: người thành niên có NLHVDS đầy đủ và người chưa thành niên là những cá nhân có NLHVDS một phần BLDS quy định 3 trường hợp cá nhân là người thành niên nhưng vẫn không có NLHVDS đầy đủ vì lý do tình trạng thể chất, sức khỏe tinh thần,… tại điều 22, 23 và 24 BLDS 2015

Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 22 BLDS 2015: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên

cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”

Thứ hai, theo Khoản 1 Điều 23 BLDS 2015: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người

có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ”

Thứ ba, theo Khoản 1 Điều 24 BLDS năm 2015 “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.”

Trang 8

2 Giải quyết yêu cầu đề bài

Câu 1: Từ bản án, quyết định đã sưu tầm được, hãy tóm tắm nội dung vụ việc dưới dạng tình huống dài tối đa 1 trang A4

Tên quyết định: Quyết định số 09/2020/QĐDS-ST ngày 22 tháng 12 năm

2020 về tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Cơ quan ban hành quyết định: TAND huyện Phú Tân – Tỉnh Cà Mau Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: Ông Nguyễn Văn T, sinh năm 1974,

địa chỉ ấp X, xã P, huyện P, tỉnh C

Nội dung vụ án: Ông Nguyễn Văn T1 trước đây đã cho ông Nguyễn Trung

T2, em ruột của ông, mượn một phần đất để nuôi trồng thủy sản với diện tích 2,5 ha

và đã được giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng giờ ông lại muốn đòi lại Hiện ông Nguyễn Văn T1 bị bệnh tâm thần và Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Tây Nam Bộ đã kết luận ông bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành

vi do bệnh lý tâm thần nên ông Nguyễn Văn T (Con ông T1) yêu cầu tuyên ông Nguyễn Văn T1 bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, và ông cũng yêu cầu được giám hộ ông Nguyễn Văn T1

Nhận định Tòa án: Kết luận giám định pháp y tâm thần của Trung tâm pháp

y tâm thần kết luận hiện tại đương sự Nguyễn Văn T1 có bệnh lý tâm thần do rối loạn hoang tưởng; bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi do bệnh lý tâm thần, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Do đó ông T yêu cầu tuyên bố ông T1 bị hạn chế NLHVDS, và yêu cầu giám hộ ông T1 là có căn cứ, phù hợp với quy định tại Điều 24 BLDS nên chấp nhận

Quyết định Tòa án: Chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Văn T, tuyên bố

ông Nguyễn Văn T1 bị hạn chế NLHVDS và ông Nguyễn Văn T sẽ là người giám

hộ của ông Nguyễn Văn T1

Trang 9

Câu 2: Những điểm chưa phù hợp trong quyết định theo quan điểm của nhóm

Theo nhóm chúng tôi, quyết định sơ thẩm số: 09/2020/TLST-DS do Tòa án nhân dân huyện Phú Tân, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đưa ra có hai điểm chưa phù hợp:

Thứ nhất, về nội dung nhận định của Toà án: “Xét tình trạng thực tế và kết quả

giám định pháp y tâm thần của ông T1 phù hợp với pháp luật, do đó ông T yêu cầu tuyên bố ông T1 bị hạn chế NLHVDS là có căn cứ, phù hợp với quy định tại Điều 24 BLDS nên chấp nhận.”

Theo nhóm chúng tôi, khi căn cứ vào 2 nội dung:

Lời trình bày của ông T: Ông T1 là thương binh, bị ảnh hưởng vết thương trong thời kỳ chiến tranh làm mất trí nhớ, nhận thức không được bình thường Theo kết luận giám định pháp y tâm thần số 187/2019/KLGĐYC, ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Tây Nam Bộ, kết luận ông T1 có bệnh lý tâm thần Rối loạn hoang tưởng; về năng lực, ông T1 bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi do bệnh lý tâm thần

Nhóm chúng tôi hoàn toàn đồng ý rằng: Lời khai của ông T là phù hợp với kết luận giám định Song không thể lấy đó làm căn cứ để tuyên bố hạn chế NLHVDS đối với ông T1 Vì căn cứ vào Khoản 1 Điều 24 BLDS thì một người được tuyên bố là bị hạn chế NLHVDS khi người đó nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình Nhưng nguyên nhân dẫn đến hạn chế khả năng nhận thức

và điều khiển hành vi của ông T1 lại là do nguyên nhân khách quan, bởi ông T1 bị ảnh hưởng do vết thương thời kỳ chiến tranh làm mất trí nhớ, nhận thức không được bình thường chứ không phải do nghiện ma túy, chất kích thích

Do vậy, trường hợp của ông Nguyễn Văn T1 hoàn toàn không phù hợp với quy định tại Điều 24 của BLDS Như vậy, việc ông T yêu cầu tuyên bố ông T1 bị hạn chế NLHVDS là không phù hợp Đồng thời, việc Tòa án nhận định rằng yêu cầu của ông T1 là có căn cứ nên chấp nhận, do đó cũng chưa phù hợp

Trang 10

Thứ hai, quyết định tuyên bố của Tòa án: “Ông Nguyễn Văn T1 bị hạn chế

NLHVDS.”

Do có nhận định chưa phù hợp nên dẫn đến quyết định tuyên bố của Tòa án trong vụ việc này cũng chưa chính xác Như đã phân tích ở trên, việc ông T1 bị hạn chế năng lực nhận thức và điều khiển hành vi là do vết thương thời kỳ chiến tranh làm mất trí nhớ chứ không phải do sử dụng ma túy, chất kích thích nên việc tuyên bố ông T1 bị hạn chế NLHVDS theo Điều 24 của BLDS là chưa phù hợp Việc Tòa án tuyên

bố sai về NLHVDS của ông T1 không chỉ dừng lại ở khác biệt về tên gọi, hình thức

mà còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của ông T1

Trước hết, khi được tuyên bố là người bị hạn chế NLHVDS thì theo Khoản 2 Điều 24, ông T1 chỉ có quyền thực hiện một số giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày hoặc giao dịch mà luật liên quan có quy định khác, còn việc thực hiện các giao dịch dân sự khác thì phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật Tuy nhiên, ông T1 chỉ bị mất trí nhớ, tức là chỉ bị hạn chế một phần trong khả năng nhận thức và điều khiển hành vi Do đó, ông T1 vẫn có khả năng thực hiện một số giao dịch khác mang tính chất đơn giản, không phải những giao dịch dân sự phức tạp liên quan đến bất động sản hay động sản phải đăng ký Vì vậy, việc Tòa án tuyên bố ông T1 là người bị hạn chế NLHVDS, đã làm hạn chế phạm vi quyền, tước đi một số quyền giao dịch dân sự đáng có của ông T1

Câu 3: Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định pháp luật

Qua những phân tích trên, nhómi xin đưa ra quan điểm của nhóm mình để giải quyết vụ việc trên theo quy định của pháp luật như sau:

Trước hết, sau khi tiếp nhận đơn của ông T, Tòa án Nhân dân huyện Phú Tân – tỉnh Cà Mau cần phải thu thập bằng chứng và xác minh Thông qua việc trưng cầu giám định tâm thần của ông T1 ở Trung tâm pháp y tâm thần, Toàn án sẽ biết được

Trang 11

mức độ bệnh của ông T1 là mất năng lực hành vi hay là hạn chế năng lực hành vi Dựa theo kết luận giám định pháp y tâm thần số 187/2019/KLGĐYC ngày 13/9/2019 của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Tây Nam Bộ, kết luận T1 bị có bệnh lý tâm thần

do rối loạn hoang tưởng; bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi do bệnh

lý tâm thần, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi

Theo đó, vụ việc có thể được giải quyết như sau:

Tòa án Nhân dân huyện Phú Tân – tỉnh Cà Mau cần giải thích cho ông T rằng trường hợp của bố ông, T1 không phải là người bị hạn chế NLHVDS mà là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và cần người giám hộ theo quy định của Khoản 1 Điều 23 BLDS 2015 Từ đó, vụ việc sẽ chuyển theo ý kiến của người đệ đơn

là ông T có muốn tiếp tục yêu cầu Tòa án tuyên bố bố mình là ông T1 bị hạn chế NLHVDS hay không, căn cứ Khoản 1 Điều 367 BLTTDS 2015 quy định:“Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất NLHVDS hoặc bị hạn chế NLHVDS hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của BLDS”

Trường hợp 1: Nếu ông T vẫn muốn tiếp tục yêu cầu Tòa án tuyên ông T1 là

người bị hạn chế NLHVDS và cho ông giám hộ ông T1 thì Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu của ông T, căn cứ theo Khoản 1 Điều 367 BLTTDS 2015, tuyên bố T1 là người mất NLHVDS Tiếp đó, căn cứ vào các điều 22, 49, 50, 53, 57, 58, 59 BLDS 2015, Tòa sẽ chấp nhận yêu cầu trở thành người giám hộ cho ông T1 của ông T, đồng thời xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của người giám hộ cho ông T

Trường hợp 2: Nếu ông T rút đơn yêu cầu ban đầu, để đệ đơn yêu cầu Tòa

tuyên bố T1 là người có khó khăn trong nhận thức, điều khiển hành vi và cho ông giám hộ ông T1 thì Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu của ông T, tuyên bố T1 là người có khó khăn trong nhận thức, điều khiển hành vi Sau đó, căn cứ vào các điều 23, 49, 50,

Trang 12

57, 58, 59 BLDS 2015, Tòa sẽ chấp nhân yêu cầu trở thành người giám hộ cho ông T1 của ông T, đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ cho ông T

Trường hợp 3: Nếu ông T rút đơn yêu cầu thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết sự

việc dân sự Theo Khoản 3 Điều 218 BLTTDS 2015 quy định về: “Trường hợp Tòa

án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và

g Khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ” Do đó, sau khi ông T rút đơn thì khi đó lệ phí 300.000 đồng tiền lệ phí dân sự sơ thẩm sẽ được hoàn trả lại cho ông

Trong quá trình xét xử, Tòa án cần hỏi ý kiến của ông T1 Trong trường hợp ông T1 không thể tự đưa ra ý kiến thì Tòa án xem xét dựa trên ý kiến của người yêu cầu là ông T Nếu ông T1 có thể nhận thức và đưa ra ý kiến đồng ý với yêu cầu tuyên

bố bản thân bị hạn chế NLHVDS thì dù ông T có rút đơn yêu cầu, chính ông T1 có quyền yêu cầu Tòa án tuyên ông là người mất NLHVDS theo quy định tại khoản 2, điều 376, BLTTDS 2015 Nếu ông T1 không đồng ý với yêu cầu của ông T, ông hoàn toàn có thể trình bày ý kiến trước tòa Lúc này, Tòa án cần xem xét yêu cầu của ông T (người đệ đơn yêu cầu) và lời trình bày của ông T1 kết hợp với giám định pháp y tâm thần để đưa ra quyết định có chấp nhận yêu cầu của T hay không

Câu 4: Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành

Như vậy, từ quyết định số 09/2020/QĐDS-ST ngày 22 tháng 12 năm 2020 về tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cuả TAND huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, nhóm nhận thấy việc tuyên bố người bị mất NLHVDS, khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hay hạn chế NLHVDS ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi tham gia giao dịch và tố tụng dân sự Tuy chế định này đã được quy định trong BLDS 2015 và BLTTDS 2015 nhưng vẫn chưa đầy đủ, rõ ràng

Trang 13

dẫn đến việc nhầm lẫn, khó hiểu, gây cản trở cho chủ thể có thẩm quyền trong việc ra quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hay hạn chế NLHVDS Điều này kéo theo những hệ lụy nhất định trong việc thực hiện hóa những quyền năng do luật định đối với các đối tượng yếu thế cần được pháp luật bảo

vệ Chính vì thế, nhóm chúng em có kiến nghị như sau

Thứ nhất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần bổ sung, sửa đổi luật về

điều kiện người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế NLHVDS hay ban hành những văn bản hướng dẫn giải thích chi tiết về chế định này Bởi điều 24 BLDS 2015 chỉ quy định người bị hạn chế NLHVDS là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản của gia đình Như vậy, quyết định được đưa ra của tòa đã đánh đồng người bị hạn chế khả năng nhận thức và điều

khiển hành vi như ông T1, người bị bệnh tâm thần được Trung tâm pháp y tâm thần

khu vực Tây Nam Bộ kết luận bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi do bệnh lý tâm thần và người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá

tài sản của gia đình đều bị hạn chế NLHVDS như nhau Để tránh tình trạng tòa tuyên

bố nhầm, tuyên bố một cách tùy nghi, duy ý chí, pháp luật dân sự Việt Nam cần cụ thể hoá thế nào là “không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất NLHVDS”; “người bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi”

Thứ hai, pháp luật Việt Nam cần phải quy định cụ thể về kết luận giám định

pháp y tâm thần Trong đó, kết luận phải thể hiện đầy đủ các khía cạnh như: nguyên

nhân dẫn đến tình trạng thể chất, tình trạng tinh thần, khả năng nhận thức, làm chủ hành vi; Đồng thời chỉ ra tình trạng đó có ảnh hưởng thế nào đến quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự Từ đó, tạo căn cứ pháp lí để Tòa án xem xét ra quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hay thuộc trường hợp hạn chế NLHVDS từ đó chỉ định người đại diện cho họ trong tố tụng dân

sự và phạm vi đại diện của họ (nếu có)

Ngày đăng: 27/07/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w