ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TIỂU LUẬN
MÔN LUẬT HÌNH SỰ
Đề tài:
HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
Giảng viên hướng dẫn : Võ Văn Tài
Danh sách thành viên thực hiện:
Trang 2CHƯƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 7
2.1 Những quy định về hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 2015 7
2.1.1 Quy định chung về hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 2015 7
2.1.2 Quy định mới về hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 2015 9
2.2 Qui định về hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự trên thế giới 15
2.2.1 Quyền sống và xu hướng xoá bỏ dần hình phạt tử hình trên thế giới 15
2.2.2 Pháp luật hình sự các nước quy định về hình phạt tử hình 15
2.3 So sánh pháp luật hình sự Việt Nam quy định về hình phạt tử hình với một số nước trên thế giới………18
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 20
3.1 Thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 20
3.1.1 Trường hợp người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ 20
3.1.2 Quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội 21 3.1.3 Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu người đó đủ 75 tuổi trở lên 23
3.1.4 Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của pháp luật, được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, hình phạt tử hình đã được áp dụng từ rất lâu và hiện vẫn đang được quy định trong pháp luật và thi hành trong thực tiễn ở Việt Nam Đã có nhiều nghiên cứu và thảo luận về hình phạt tử hình ở Việt Nam nhưng cho đến nay đa số chuyên gia, nhà quản lý và công chúng vẫn ủng hộ việc duy trì hình phạt này Trong quá trình phát triển pháp luật hình sự Việt Nam, hình phạt tử hình cùng với các hình phạt khác trong pháp luật hình sự đã góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội của đất nước qua các thời kỳ Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập với cộng đồng quốc tế, nhất là khi chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, việc nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn của hình phạt tử hình, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi nhằm hoàn thiện hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự có ý nghĩa hết sức quan trọng Chính vì tầm quan trọng đó nhóm
đã chọn đề tài “HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG”
2 Mục tiêu đề tài
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hình phạt tử hình cũng như thực trạng việc áp dụng và thực thi các quy định về hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hình phạt tử hình ở nước ta
3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề nêu trên chủ yếu dựa trên cơ sở quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Đồng thời so sánh đối chiếu giữa các quy định tương ứng trong Bộ luật Hình sự năm 1985 (sau đây gọi tắt là BLHS 1985) và Bộ luật Hình sự năm 1999 (sau đây gọi tắt là BLHS 1999) Về thực tiễn, tiểu luận nghiên cứu thực trạng áp dụng và thi hành hình phạt tử hình tại Việt Nam qua một số tình huống cụ thể đã xảy ra
Trang 44 Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong bài tiểu luận nhằm phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hình phạt tử Từ những phân tích đó đưa ra kết luận chung cho từng vấn đề được nêu ra
Phương pháp thực tiễn: phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích phân tích việc áp dụng điều luật quy định về hình phạt tử hình Từ việc phân tích sẽ làm rõ được những bất cập của các quy định pháp luật khi áp dụng trên thực tế, từ đó đưa ra những đề xuất hoàn thiện và hiệu quả thực tế hơn
5 Kết cấu của bài tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1 Khái quát chung về hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam Chương 2 Các quy định về hình phạt tử hình trong pháp luật Hình sự Việt Nam và các nước trên thế giới
Chương 3 Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự
năm 2015 và một số kiến nghị hoàn thiện
Trang 5CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 Khái niệm hình phạt tử hình
“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước được quy định trong Bộ luật Hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó” (Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 2015 – sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Hình phạt tử hình là một hình phạt có từ lâu đời, được áp dụng rất nhiều nước trên thế giới Thuật ngữ hình phạt tử hình có tên tiếng Anh là “death penalty” hay là “capital punishment” Capital có nguồn gốc từ tiếng Latin là capitalis, trong đó có gốc của từ kaput, có nghĩa là đầu “Capital punishment” có nghĩa là hình phạt mà khi áp dụng, người bị áp dụng sẽ bị mất đầu, tức là tước bỏ quyền sống của một người Trong tiếng Pháp hình phạt này có tên “peine de mort” hay còn gọi là “peine capitale”; trong tiếng Đức nó có tên gọi là “todesstrafe”
Hình phạt tử hình cũng được quy định và áp dụng trong Bộ luật Hình sự ở nước ta từ rất sớm Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể về hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự ở Việt Nam Trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 hình phạt tử hình được quy định tại khoản 1 Điều 40:
“1 Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng thuộc một trong nhóm các tội phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định”
Như vậy, “tử hình là một hình phạt đặc biệt được quy định và áp dụng trong những
trường hợp mà hành vi phạm tội có tính chất nghiêm trọng đối với xã hội, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, tập trung nhiều tình tiết tăng nặng, nhân thân người phạm tội rất xấu, không thể cải tạo, giáo dục và mất khả năng tái hòa nhập với xã hội” Là hình phạt nghiêm khắc nhất do Nhà nước áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (tội tử) để
loại trừ vĩnh viễn người đó ra khỏi đời sống xã hội
1.2 Bản chất, đặc điểm của hình phạt tử hình 1.2.1 Bản chất của hình phạt tử hình:
- Tử hình là hình phạt đặc biệt:
Trang 6Trong hệ thống hình phạt được áp dụng, tử hình được coi là một hình phạt đặc biệt Tính chất đặc biệt ở đây là được so sánh với các hình phạt khác trong cùng hệ thống các hình phạt quy định trong quy định của Bộ luật Hình sự, tính chất đặc biệt ấy được thể hiện rõ qua các điểm:
Một là, đây là loại hình phạt nghiêm khắc nhất mà nội dung của nó là tước bỏ quyền sống của con người với ý nghĩa là loại trừ vĩnh viễn người phạm tội đó ra khỏi đời sống xã hội;
Hai là, nếu mọi hình phạt khác đều hàm chứa cả nội dung trừng trị với cải tạo giáo dục, mục đích của chúng được thể hiện ở việc lập lại công lý, công bằng xã hội, phòng ngừa tội phạm và giáo dục cải tạo người phạm tội, tạo cơ hội cho người phạm tội tái hòa nhập với cuộc sống xã hội thì tử hình loại bỏ mọi khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội, nghĩa là hình phạt này chỉ có tác dụng trừng trị, phòng ngừa mà không có tác dụng cải tạo, giáo dục;
Ba là, loại hình phạt này chỉ được áp dụng trong những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và việc áp dụng, thi hành loại hình phạt này phải tuân theo một thủ tục nghiêm ngặt
1.2.2 Đặc điểm của hình phạt tử hình
Trong Bộ luật Hình sự của nước ta, tử hình là hình phạt đặc biệt và nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, hình thức tước đi quyền sống của người bị kết án và chỉ được áp dụng đối với người phạm tội có tính chất nguy hiểm đặc biệt cho xã hội Hình phạt tử hình được quy định trong Bộ luật Hình sự và do Tòa án quyết định Từ định nghĩa này cho thấy hình phạt tử hình có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất - tước đoạt mạng sống của người phạm tội, không có một hình phạt nào trong hệ thống hình phạt có khả năng này Hình phạt tử hình tước bỏ quyền được sống của người phạm tội - quyền năng tự nhiên, thiêng liêng, cao quý nhất của con người Áp dụng tử hình đối với người phạm tội là nhà nước loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của họ trong đời sống xã hội vì lợi ích chung và bảo vệ sự an toàn của cộng đồng
Thứ hai, hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định trong Bộ luật Hình sự và do Tòa án có thẩm quyền quyết định Chỉ khi hành vi phạm tội gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội, người phạm tội thuộc vào các trường hợp được Bộ luật Hình sự dự liệu trước, cùng với bản án có hiệu lực của Tòa án, việc áp dụng tử hình mới có giá trị pháp lý thực tế Và chỉ Tòa án có thẩm quyền mới có quyền quyết
Trang 7định áp dụng hình phạt tử hình Đây cũng chính là đòi hỏi của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, phản ánh tính nghiêm minh của pháp luật trong việc phòng ngừa tội phạm chung Thứ ba, hình phạt tử hình không đặt ra mục đích cải tạo, giáo dục người bị kết án Tuy nhiên, tử hình vẫn đạt được mục đích phòng ngừa riêng của nó khi loại bỏ khả năng phạm tội mới của người bị kết án Và mục đích phòng ngừa chung khi có tác dụng răn đe mạnh mẽ, ngăn ngừa những cá nhân không vững vàng trong xã hội đi vào con đường sai trái và phạm tội Xuất phát từ điểm này chúng ta có thể thấy hình phạt tử hình luôn có tính chất không thể thay đổi Bởi nếu ở những hình phạt khác, thì khi phát hiện có oan sai, chúng ta vẫn có thể khắc phục được hậu quả Nhưng người bị kết án tử hình thì sau đó dù có chứng minh được người đó hoàn toàn vô tội thì cũng không làm cách nào để họ có thể sống lại để tiếp tục cuộc sống mà họ đáng được có
Thứ tư, quy định về hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự vẫn phù hợp với nguyên tắc nhân đạo vì hình phạt này tuy tước đi quyền sống của người phạm tội nhưng để bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng, loại trừ nguy cơ đe dọa cộng đồng Bên cạnh đó, việc áp dụng hình phạt tử hình chỉ được áp dụng với một số loại tội danh, và loại trừ đối tượng bị tử hình là người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử
1.3 Mục đích, ý nghĩa của hình phạt tử hình 1.3.1 Mục đích của hình phạt tử hình
Điều 31 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm” ok e đaTuy nhiên, đối với hình phạt tử hình thì không đặt ra mục đích cải tạo, giáo dục người bị kết án Vì họ không còn cơ hội để sửa chữa hay khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra nữa Không có cơ hội cải tạo, giáo dục họ trở thành người tốt và tái hòa nhập với đời sống xã hội
Sự nghiêm khắc và triệt để của hình phạt tử hình cho thấy mục đích phòng ngừa riêng, ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới Bởi các nhà làm luật xét thấy rằng người phạm tội bị kết án tử hình là những người không thể cải tạo, giáo dục, không còn khả năng tái hòa nhập với cộng đồng và xã hội Việc loại bỏ hoàn toàn khả năng tái phạm với mức độ nguy hiểm cao là cần thiết hơn cả Bên cạnh đó còn có thể thấy tác dụng răn đe, phòng ngừa chung của hình phạt tử hình đối với các thành viên khác trong xã hội không đi sai
Trang 8đường, không thực hiện các hành vi phạm tội, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm
1.3.2 Ý nghĩa của hình phạt tử hình
Trong tình hình diễn biến phức tạp, với các loại hình tội phạm ngày càng nhiều và có tính chất ngày càng nguy hiểm cao cho xã hội hiện nay, việc quy định hình phạt tử hình có ý nghĩ rất quan trọng Bởi vì trong quy định của luật hình sự, khi xem xét, quyết định một loại hình phạt đối với người phạm tội cần phải đảm bảo tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Đối với những người phạm tội mà có tính lưu manh, côn đồ, ngoan cố và sẵn sàng thực hiện hành vi phạm tội khi có đủ điều kiện thì khả năng cải tạo và giáo dục là không thể áp dụng Đối với những loại tội phạm này các hình phạt khác không đủ khả năng răn đem giáo dục và không đủ để đảm bảo công lý, lập lại công bằng trong xã hội Để đảm bảo an toàn cho xã hội, trong những trường hợp này để xử lý nghiêm minh và công bằng thì chỉ có hình phạt tử hình mới thích đáng, mới đủ nghiêm khắc và có khả năng đạt được mục đích phòng ngừa Việc quy định hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự góp tích cực vào việc bảo vệ an toàn trật tự xã hôi, bảo vệ tính mạng con người, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân, của đất nước
Vì đặc thù trình độ dân trí chưa cao, bên cạnh đó do thói quen, tập tục, đã ảnh hưởng đến việc nhận thức và chấp hành pháp luật còn hạn chế Vì vậy, mức độ phạm tội cũng chưa được đẩy lùi Trong tình hình hiện nay nếu không có những biện pháp răn đe nghiêm khắc và đủ mạnh thì rất khó ngăn ngừa, phòng, chống, dập tắt những ý đồ phạm tội của một số phần tử thoái hóa, biến chất, mất đạo đức xã hội, coi thường pháp luật Góp phần thúc đẩy nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân Hỗ trợ một phần cho các cơ quan bảo vệ luật pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ, cũng như áp dụng hình phạt trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử những vụ án phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
Như vậy, mặc dù là một hình phạt nghiêm khắc nhất là tước đi quyền sống của người phạm tội nhưng không có nghĩa trái với nguyên tắc đạo đức bởi lẽ hình phạt này chỉ áp dụng đối với những tội phạm không thể dùng hình phạt nào khác, không thể cải tạo, giáo dưỡng, và tái hòa nhập xã hội Ở một khía cạnh khác, hình phạt này đã đem lại những tác dụng to lớn trong việc phòng ngừa, răn đe hành vi phạm tội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội
Trang 9CHƯƠNG 2
CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.1 Những quy định về hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 2015 2.1.1 Quy định chung về hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 2015
Trên tinh thần quán triệt chỉ đạo của Đảng trong các Nghị quyết nêu trên và bám sát nội dung Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân, tiếp tục thể chế hóa chủ trương của Đảng về hạn chế hình phạt tử hình, Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS 2015) ra đời như một bước ngoặc quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm hiệu quả hơn; góp phần bảo vệ và thúc đất nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển theo đúng hướng BLHS 2015 đã hạn chế các trường hợp áp dụng hình phạt tử hình, giữ lại hình phạt tử hình theo hướng quy định rõ ràng và chặt chẽ các điều kiện áp dụng để Tòa án cân nhắc, áp dụng trong từng trường hợp cụ thể Đồng thời, Bộ luật còn mở rộng diện đối tượng không bị áp dụng hình phạt tử hình và mở rộng các trường hợp không thi hành án tử hình, chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân nhằm hạn chế việc thi hành án tử hình trên thực tế Ngoài ra, Bộ luật cũng giảm số lượng các tội danh có quy định hình phạt tử hình Cụ thể:
Tại Điều 40 BLHS 2015, hình phạt tử hình được quy định:
“1 Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định
2 Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử
3 Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
Trang 10c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn
4 Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.”
Tại khoản 1 Điều 40, Bộ luật đã sửa đổi, bổ sung điều kiện áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chặt chẽ nhằm thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt này:
- Về loại tội: Chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với một số tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người; các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự năm quy định
- Về đối tượng: Chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện hành vi phạm tội; người phạm tội có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm; hoặc người thực hiện hành vi phạm tội một cách man rợ, dã man, tàn bạo hoặc có nhiều tình tiết tăng nặng
Bên cạnh đó, quy định tại khoản 2 Điều 40 BLHS 2015 đã mở rộng diện đối tượng
không bị áp du ̣ng hình pha ̣t tử hình, ngoài hai đối tượng như quy định hiện hành là người chưa thành niên và phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, bổ sung thêm đối tượng là người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử Việc bổ sung này thể hiện chính sách hình sự nhân đạo đối với một đối tượng được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, đó là những người đã đến tuổi trường thọ mà theo Luật Người cao tuổi được hưởng chế độ chúc thọ, mừng thọ của Nhà nước; được đặc cách hưởng chính sách bảo trợ xã hội Tiếp đó nhằm góp phần hạn chế hình phạt tử hình, quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 40 BLHS 2015 đã mở rộng các trường hợp không thi hành án tử hình và chuyển thành tù chung thân Ngoài hai trường hợp như quy định hiện hành người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc là phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, bổ sung thêm hai trường hợp không thi hành án tử hình đối với người bị kết án đủ 75 tuổi trở lên và tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ để khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn
Đặc biệt, BLHS 2015 đã bỏ hình phạt tử hình đối với 08 tội danh cụ thể Việc bỏ
hình phạt tử hình này là một vấn đề hệ trọng mang tính chính trị - pháp lý sâu sắc, vì vậy, cần phải cân nhắc thận trọng và phải xuất phát từ một số tiêu chí cơ bản sau đây: xác định
Trang 11tầm quan trọng và yêu cầu bảo vệ khách thể bị xâm hại; xác định tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm cũng như đặc điểm nhân thân của người phạm tội; nắm rõ yêu cầu thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; xác định khả năng trấn áp tội phạm bằng các biện pháp ngoài hình phạt tử hình; hướng đến xu hướng chung trên thế giới là thu hẹp dần và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình
Qua những nhận định nói trên, chúng ta đã phần nào hình dung ra được những điểm mới về hình phạt tử hình, tuy nhiên để có thể hiểu sâu hơn và có thể áp dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt, chính xác hơn thì chúng ta sẽ đến với phần phân tích cụ thể các quy định mới về hình phạt tử hình trong BLHS 2015 sau đây
2.1.2 Quy định mới về hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 2015
a Bỏ hình phạt tử hình đối với 08 tội danh
BLHS 2015 bỏ hình phạt tử hình đối với 08 trong số 22 tội danh có quy định hình phạt tử hình trong BLHS 1999 (sửa đổi năm 2009) Đó là các tội: 1 Tội cướp tài sản; 2 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; 3 Tội tàng trữ trái phép chất ma túy; 4 Tội chiếm đoạt chất ma túy; 5 Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; 6 Tội chống mệnh lệnh; 7 Tội đầu hàng địch; 8 Tội hoạt động phỉ (Bộ luật Hình sự đã bỏ tội danh này)
- Đối với tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015)
BLHS 1999 xếp tội cướp tài sản vào nhóm tội phạm xâm phạm quyền sở hữu, theo quy định tại Điều 133 người phạm tội cướp tài sản sẽ chịu mức phạt thấp nhất là 03 năm tù, cao nhất là tử hình trong trường hợp: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Đến BLHS 2015, tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Hành vi cấu thành tội phạm của tội tương tự như BLHS 1999, tuy nhiên BLHS 2015 đã bãi bỏ án tử hình, mức phạt cao nhất của tội này là hình phạt chung thân
Như chúng ta đã biết, cướp tài sản là một trong những tội nghiêm trọng nhất trong số các tội xâm phạm quyền sở hữu Bản chất của tội này là tước đoạt quyền sở hữu của người khác bằng vũ lực hoặc bằng các hành động khác tấn công nạn nhân làm cho họ không thể chống cự được Vì vậy, trong khi thực hiện hành vi cướp tài sản, người phạm tội có thể gây thiệt hại về sức khỏe và đe dọa đến tính mạng của nạn nhân Tuy nhiên, cần phải xác định lại rằng đây là tội xâm phạm quyền sở hữu của người khác, đối tượng chính bị xâm hại ở đây là tài sản Mục đích của người phạm tội là chiếm đoạt tài sản của người khác chứ
Trang 12không phải là xâm phạm tính mạng, sức khỏe Việc gây thương tích hoặc làm chết người khi thực hiện hành vi cướp không nằm trong ý định chủ quan của người phạm tội cướp tài sản Hơn nữa, không phải trường hợp phạm tội cướp tài sản nào cũng gây chết người, do vậy, việc áp dụng hình phạt tù chung thân đối với tội phạm này là đủ nghiêm khắc và mang tính răn đe Nếu chứng minh được người phạm tội có ý định tước đoạt sinh mạng của nạn nhân thì có thể xử lý về tội giết người mà hình phạt cao nhất là tử hình Trong thực tế, Tòa án xét xử các vụ án giết người, cướp tài sản thì thường tuyên tử hình đối với tội giết người và tổng hợp hình phạt chung là tử hình
- Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193 BLHS 2015)
Quy định tại Điều 157 BLHS 1999 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm như sau: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình Bên cạnh
đó, BLHS 1999 chưa có quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm
Tại BLHS 2015, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm quy định tại Điều 193, mức phạt tử hình được xóa bỏ
- Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 2015) và tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS 2015)
Tại BLHS 1999, tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy và tội chiếm đoạt chất ma túy được quy định chung tại Điều 194 Theo đó, người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy sẽ phải chịu mức phạt thấp nhất là 02 năm tù, cao nhất là tử hình
Tại BLHS 2015, tội trên được tách ra làm 4 tội khác nhau, được quy định lần lượt tại Điều 249, Điều 250, Điều 251, Điều 252 Trong đó, giữ nguyên mức phạt tử hình với tội vận chuyển trái phép chất ma túy và tội mua bán trái phép chất ma túy Xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy quy định tại Điều 249 và tội chếm đoạt chất ma túy quy định tại Điều 252, mức phạt cao nhất của hai tội này là tù chung thân
- Đối với tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS 2015)
Theo BLHS 1985 thì đây là một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia Đến BLHS 1999, tội phạm này được chuyển về Chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng quy định tại Điều 231 có thể bị áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình Đến BLHS 2015, quy định tại Điều 303 đã bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình đối với tội này Như
Trang 13vậy, đã có sự chuyển đổi về khách thể xâm hại từ an ninh quốc gia sang trật tự, an toàn xã hội và do vậy, tầm quan trọng và yêu cầu bảo vệ khách thể đối với tội này cũng đã có sự thay đổi không còn ở mức cao như trước đây
Như chúng ta có thể thấy, đối tượng xâm hại của tội này là tài sản dưới dạng các công trình, phương tiện có tầm quan trọng về an ninh quốc gia, trước đây đều thuộc sở hữu Nhà nước nên có chính sách xử lý nghiêm khắc hơn Nhưng nay thuộc nhiều sở hữu của các thành phần kinh tế khác nhau mà về nguyên tắc, phải được bảo vệ như nhau Do vậy, hình phạt tù chung thân đối với tội phạm này là đủ nghiêm khắc và mang tính răn đe Ngoài ra, thực tiễn cũng cho thấy, trong khoảng gần 10 năm trở lại đây, các Tòa án không áp dụng hình phạt tử hình đối với những người phạm tội này
Việc bỏ tử hình đối với tội danh này không khó khăn cho chúng ta trong việc xử lý tội phạm, vì trong một số trường hợp nhất định, người thực hiện hành vi phá hủy công trình, phương tiện có tầm quan trọng về an ninh quốc gia có thể bị xử lý về các tội phạm tương ứng trong Bộ luật Hình sự năm, ví dụ: tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam (Điều 114 BLHS 2015); tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113 BLHS 2015) hoặc tội khủng bố (Điều 299 BLHS 2015) là những tội có quy định hình phạt tử hình
- Đối với tội chống mệnh lệnh (Điều 394 BLHS năm 2015) và tội đầu hàng địch (Điều 399 BLHS năm 2015)
Theo quy định tại Điều 316 BLHS 1999 về tội chống mệnh lệnh và Điều 322 về tội đầu hàng địch, hình phạt tử hình có thể được áp dụng trong trường hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng Đến BLHS 2015, quy định lần lượt tại Điều 394 và Điều 399 đã bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình, hình phạt cao nhất là tù chung thân
Tội chống mệnh lệnh hay tội đầu hàng địch đều là các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nhưng hậu quả mà hành vi phạm tội này gây ra sau đó có thể không nằm trong ý muốn chủ quan của người phạm tội Thậm chí có trường hợp khi thực hiện các hành vi này, bản thân người phạm tội chưa hình dung được hết những hậu quả mà hành vi phạm tội của mình có thể gây ra Trong trường hợp chứng minh được rằng, các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đó nằm trong ý muốn chủ quan của người phạm tội thì có thể hành vi phạm tội của họ đã vượt ra ngoài phạm vi tội chống mệnh lệnh hoặc đầu hàng địch Khi đó sẽ kết hợp xử lý về các tội phạm khác có liên quan
Mặt khác, xét về khía cạnh tâm lý, trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh khi mà cận kề giữa cái sống và cái chết, con người ta rất có thể có những giây phút hèn nhát (ví dụ:
Trang 14vì sợ chết mà chống mệnh lệnh không thực hiện nhiệm vụ chiến đấu được giao hoặc vì sợ chết mà đầu hàng địch) Nếu được mở thêm một con đường sống là không áp dụng hình phạt tử hình, thì bản thân người phạm tội có cơ hội để sám hối lỗi lầm của mình Hơn nữa, tội chống mệnh lệnh hay tội đầu hàng địch chủ yếu xảy ra trong thời chiến và khi đó hậu quả của nó sẽ cực kỳ nghiêm trọng, còn trong điều kiện thời bình như hiện nay thì hậu quả của hành vi phạm tội này cũng có mức độ, không giống như thời chiến Do vậy, hình phạt tù chung thân đối với các tội phạm này là đủ nghiêm khắc và mang tính răn đe mà không cần thiết phải tước đi sinh mạng của người phạm tội
- Đối với tội hoạt động phỉ
Theo quy định tại Điều 83 BLHS 1999, hành vi hoạt động phỉ là hành vi hoạt động vũ trang ở vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác, thực hiện hành vi giết người, cướp phá tài sản gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Việc tội danh này không được quy định trong BLHS 2015 bởi quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm ở Việt Nam từ khi BLHS 1999 có hiệu lực đến nay cho thấy việc phát hiện và xử lý những đối tượng hoạt động phỉ là không nhiều Tuy nhiên, hành vi hoạt động phỉ cần được quy định trong cấu thành một số tội phạm vì tội hoạt động phỉ có dấu hiệu đặc trưng là hoạt động vũ trang xảy ra ở những địa bàn hiểm yếu, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc gia, như vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác, nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, các đối tượng dễ tập trung lôi kéo đồng bào tham gia
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định hành vi hoạt động phỉ vào cấu thành một số tội phạm cụ thể như: tại Điều 112 về tội Bạo loạn; tại Điều 113 về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân…
Như vậy, BLHS 2015 vẫn duy trì hình phạt tử hình đối với 18 tội danh trong tổng số 314 tội danh Việc thu quy định thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình của BLHS 2015 là cần thiết, thể hiện tính nhân văn của pháp luật hình sự xã hội chủ nghĩa, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và hội nhập quốc tế
b Không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên
Một trong những điểm mới của Bộ luật Hình sự quy định tại Điều 40 BLHS 2015 là không áp dụng hình phạt tử hình đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét
Trang 15xử và không thi hành án tử hình đối với người đủ 75 tuổi trở lên, tuy nhiên điều này lại nhận nhiều ý kiến trái chiều từ Đại biểu quốc hội cũng như của nhân dân
Những ý kiến trái chiều xoay quanh việc thế nào được gọi là “người đủ 75 tuổi trở
lên” Nếu quy định này dẫn đến hệ quả tội phạm lợi dụng người đủ 75 tuổi trở lên tham gia
các hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép ma túy; tiến hành các hoạt động khủng bố, xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng khác mà không sợ bị áp dụng hình phạt tử hình Vô tình quy định này trở thành một lỗ hỏng trong hệ thống pháp luật hình sự để các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm lợi dụng cơ hội để tăng cường chống phá Đảng và Nhà nước, hòng gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc
Hơn nữa, trong thực tế cho thấy người đủ 75 tuổi nhìn chung vẫn còn khả năng về trí tuệ và thể lực, lứa tuổi này còn có thể phạm tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng Đôi khi họ còn có thể chính là người cầm đầu các tổ chức tội phạm, khủng bố, xâm phạm an ninh quốc gia, rửa tiền, hiếp dâm, giết người, Điển hình như, vụ án Nguyễn Văn Tài, 85 tuổi, trú tại thành phố Nam Định phạm tội giết người, bị cáo đã giết hại vợ mình với 43 nhát dao; hay vụ án Trần Thị Đàm, trú tại thành phố Thái Bình là người điều hành tụ điểm ma túy phức tạp, hoạt động rất tinh vi Như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là người trên 75 vẫn đủ sức khỏe, đủ năng lực để thực hiện hành vi phạm tội thì tại sao lại được miễn án tử hình Tuổi thọ của con người bây giờ cũng khá cao, đã là phạm tội thì phải chịu án, không nên lấy yếu tố tuổi tác vào để làm điều kiện giảm án
c Không thi hành án tử hình trong một số trường hợp khác
BLHS 2015 cũng bổ sung mới quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 là “Không thi
hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”
Với quy định này, Nghị quyết 03/2020 giải thích: “Chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham
ô, nhận hối lộ” là trường hợp người bị kết án đã tự mình nộp lại sau khi phạm tội và trường
hợp người bị kết án đã tác động cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, những người thân khác nộp lại hoặc không phản đối việc người thân nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản mà mình
đã tham ô, nhận hối lộ Về việc “hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát
hiện, điều tra, xử lý tội phạm”, Nghị quyết nêu rõ nghĩa là sau khi phạm tội, người phạm
tội đã chủ động cung cấp những tin tức, tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa trong việc điều tra; ví dụ: khai báo và chỉ đúng nơi đồng phạm khác đang bỏ trốn, chỉ đúng nơi cất giấu vật chứng
giúp cơ quan chức năng thu hồi được vật chứng quan trọng,… Tương tự, với “lập công
Trang 16lớn” là trường hợp người phạm tội đã giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt,
điều tra, xử lý tội phạm không liên quan đến tội phạm mà họ bị cáo buộc; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân trong sự kiện bất khả kháng; có phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị lớn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận
Cơ sở của quy định này là người phạm tội mang tính vụ lợi thì yếu tố khắc phục hậu quả, thu hồi lại tài sản chiếm đoạt cần được xem là một tình tiết đặc biệt khi thi hành án Thực tế công tác thu hồi tài sản tham nhũng của nước ta hiện nay gặp rất nhiều khó khăn Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn nghèo, tài sản tham nhũng lại vô cùng lớn
Vì vậy, quy định mới này vừa mang tính nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước, vừa giúp cho công tác thu hồi tài sản được khả thi, giảm gánh nặng cho nền kinh tế Tuy nhiên, để bảo đảm sự công bằng, người phạm tội ngoài việc nộp lại tài sản tham ô, nhận hối lộ thì còn phải có đủ những điều kiện nhất định mang yếu tố tích cực như trên mới có thể được xem xét không thi hành án tử hình
d Quy định xét giảm án đối với người bị kết án tử hình được ân giảm xuống thành tù chung thân
BLHS 2015 đã bổ sung trường hợp giảm mức hình phạt đã tuyên tại khoản 6 Điều
63: “Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc
trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật thì thời gian đã
chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm” mà BLHS 1999 không
quy định
Thực tế thi hành án hình sự đối với phạm nhân tử hình được ân giảm thành tù chung thân, nếu không quy định họ được tiếp tục xét giảm án sẽ phát sinh một loại hình phạt mới: tù chung thân không giảm án, họ phải chấp hành án đến khi chết Việc thi hành án vô thời hạn đối với các phạm nhân tạo gánh nặng cho Nhà nước khi phải bảo đảm các điều kiện để thi hành án phạt tù suốt đời đối với những người này trong trại giam Mặt khác, việc thi hành án suốt đời sẽ làm cho người bị kết án không có động lực để phấn đấu, cố gắng trở thành người có ích, nảy sinh tâm lý cực đoan, tiêu cực, có thể dẫn đến việc họ thực hiện các hành vi nguy hiểm khác như: gây rối, chống phá trại giam, tự vẫn hoặc bỏ trốn
Vì vậy, BLHS 2015 bổ sung quy định cho phép người bị kết án tử hình được ân giảm tiếp tục được xét giảm là hết sức đúng đắn, cần thiết Tuy nhiên, điều kiện để xét giảm án của những người này chặt chẽ hơn so với người bị kết án tù chung thân khác, đó là thời