1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tội nhận hối lộ trong bộ luật hình sự việt nam hiện nay

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội nhận hối lộ trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Phùng Mai Ánh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Luật
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 899,25 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (8)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài (9)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài (12)
  • 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài (14)
  • 7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu (14)
  • CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ (16)
    • 1.1. Một số vấn đề lý luận về tội nhận hối lộ (16)
    • 1.2. Quy định của BLHS năm 2015 về tội nhận hối lộ (27)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN XÉT XỬ VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ TRONG BLHS NĂM 2015 (38)
    • 2.1. Thực tiễn xét xử tội nhận hối lộ trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023 (38)
    • 2.2. Đánh giá quy định và thực tiễn xét xử về tội nhận hối lộ (46)
    • 2.3. Nguyên nhân chủ yếu của bất cập, hạn chế về quy định pháp luật và thực tiễn xét xử tội nhận hối lộ (53)
  • CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ (56)
    • 3.1. Định hướng hoàn thiện quy định về tội nhận hối lộ trong BLHS Việt Nam (56)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tội nhận hối lộ trong BLHS Việt Nam hiện hành (57)
    • 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử tội nhận hối lộ trong BLHS hiện nay (60)
  • KẾT LUẬN (67)

Nội dung

Trên thực tế, do các quy định của Bộ luật Hình sự chưa rõ ràng, cụ thể nên dẫn đến sự bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật, gây ra những khó khăn, vướng mắc nhất định cho công tác đ

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Những năm gần đây, tình hình tội phạm nhận hối lộ ở nước ta đang là tâm điểm nóng, diễn biến phức tạp, khó lường Vì vậy, cần đẩy mạnh tăng cường đấu tranh xóa bỏ Tội nhận hối lộ là một chủ đề nhận được sự quan tâm rất nhiều từ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Hiện nay, đã có rất nhiều bài luận văn, giáo trình, tạp chí nghiên cứu khoa học

Các bài luận văn thạc sĩ có cùng hướng nghiên cứu như:

Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lưu Ngọc Ánh (2018) với tựa đề: “Tội nhận hối lộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam” của cơ sở đào tạo Trường Đại học Luật Hà Nội Đề tài được tác giả trình bày những vấn đề chung về tội nhận hối lộ; Phân tích quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội nhận hối lộ và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội nhận hối lộ; Từ đó, đưa ra những giải

3 pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật đối với tội phạm này

Luận văn thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự của tác giả Dương Thị Hải Yến (2019) với tên gọi “Tội nhận hối lộ theo Pháp luật Hình sự ở Việt Nam hiện nay” của cơ sở đào tạo Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội

Việt Nam Năm 2019, việc thi hành BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) còn nhiều bất cập, hạn chế Nghiên cứu này của tác giả đã tập trung làm rõ, đi sâu vào thực tiễn áp dụng các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018

Luận văn thạc sĩ Luật ứng dụng (2010) của tác giả Trần Văn Trí với đề tài:

“Tội nhận hối lộ trong Bộ luật Hình sự năm 2015” cơ sở đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội Đề tài đã phân tích rõ các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội nhận hối lộ Đồng thời, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật này về tội nhận hối lộ Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực thi quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội nhận hối lộ

Ngoài ra, có rất nhiều bài báo khoa học đã nghiên cứu và phân tích về tội hối lộ Cụ thể như:

Bài viết nghiên cứu về “Hoàn thiện quy định về dấu hiệu chủ thể của tội nhận hối lộ trong luật hình sự đáp ứng nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.” (2019) của tác giả Nguyễn Ngọc Điền trong Tạp chí phát triển nhân lực – số 3(62) Bài viết trình bày về dấu hiệu chủ thể của tội nhận hối lộ theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam; chỉ ra một số vướng mắc trong việc xác định dấu hiệu chủ thể của tội nhận hối lộ; từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định về dấu hiệu chủ thể của tội nhận hối lộ nhằm đáp ứng nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam

Bài báo nghiên cứu về “Tội nhận hối lộ theo Bộ luật Hình sự năm 2015 và một số kiến nghị hoàn thiện” (2020) của tác giả Nguyễn Ngọc Điền đăng trên Tạp chí Khoa học kiểm sát Bài nghiên cứuNghiên cứu tập trung phân tích rõ đặc điểm của tội phạm hối lộ từ các khía cạnh khách quan và chủ quan của tội phạm hối lộ trong BLHS Việt Nam hiện hành, từ đó đưa ra một số hướng dẫn áp dụng tội phạm

4 hối lộ Theo quy định của PLHS nước ta về tội phạm nhận hối lộ, cần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm

Bài viết nghiên cứu của tác giả Hứa Văn Ân (2023) về: “Áp dụng hình phạt đối với tội nhận hối lộ theo quy định của Bộ luật hình sự” đăng trên Tạp chí công thương Tội nhận hối lộ trong PLHS Việt Nam có 4 hình phạt, trong đó hình phạt cao nhất là tử hình Trong bài viết này, tác giả phân việc áp dụng hình phạt đối với tội nhận hối lộ theo quy định của BLHS hiện hành và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội nhận hối lộ

2.2 Tình hình nghiên cứu thế giới

Bên cạnh, các đề tài nghiên cứu trong nước, các đề tài nghiên cứu trên thế giới về tội nhận hối lộ cũng đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn qua các bài viết, tạp chí khoa học như:

Bài báo nghiên cứu có tên là “Crime of Bribery” (Tội nhận hối lộ) đã được đăng trên báo LegalMatch (Hoa Kỳ) (2022), các tác giả không chỉ nêu rõ hối lộ là gì mà còn chỉ rõ hành vi nhận hối lộ của các công chức nhà nước Theo bài viết này, các hành vi nhận hối lộ luôn gắn liền với những công việc, hành động của công chức nhà nước Từ đó, đưa ra các hình thức xử phạt tiêu chuẩn dành cho nhóm tội này nói chung trong từng bang Ngoài ra, tác giả chỉ ra một số yếu tố có thể làm tăng hình phạt đối với hành vi nhận hối lộ của công chức Nhà nước [23]

Bài báo nghiên cứu của nhóm tác giả Wex Definitions Team tại trường Luật Cornell (Hoa Kỳ), với nhan đề “Bribery” (Hối lộ) được đăng trên Tạp chí Legal

Information Institute (2020) Nhóm tác giả đã đưa ra những quan điểm tổng quan về hối lộ như yếu tố chính tác động tới hành vi nhận hối lộ trong xã hội Trong bài viết này chỉ ra được tình trang nhận hối lộ gắn liền với các mối quan hệ chính trị, kinh tế trong xã hội hiện đại Những hành vi nhận hối lộ được nhóm tác giả nhận mạnh là vô cùng nguy hiểm, tinh vi và ngày càng phức tạp hơn Từ đó, các tác giả cũng khẳng định những khó khăn, bất cập trong việc chứng minh tội nhận hối lộ

Bài báo cáo nghiên cứu về “Anti- Corruption in Singapore” (Chống tham nhũng ở Singapore) (2023) của hai tác giả Yi Lin Seng và Andrew Martin chi rõ mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng tại Singapore và đặc biệt là những hậu quả của hối lộ từ tư nhân đến nhà nước Nhấn mạnh quy định chặt chẽ trong

5 luật chính quy định về tham những hối lộ ở Singapore tại Chương 241, Đạo luật Phòng chống Tham nhũng của Singapore (PCA) Áp dụng cho cả hối lộ khu vực tư nhân và hối lộ công chức và các luật khác về hối lộ bao gồm Chương 224 trong BLHS của Singapore, trong đó có các điều khoản nhắm vào các quan chức công quyền

Trên cơ sở tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về tội nhận hối lộ trong và ngoài nước Tác giả nhận thấy, về vấn đề tham nhũng nói chung và nhận hối lộ nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tới Những bài luận văn thạc sĩ, bài báo đều đã đưa ra những quan điểm cơ bản và chung nhất về Tội nhận hối lộ với những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế gới Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ những vấn đề lý luận của tội nhận hối lộ và thực trạng về tội này ở những giai đoạn trước, mà chưa đi đánh giá sâu về thực tiễn của tội này trong giai đoạn năm 2021 đến năm 2023 Do xã hội ngày càng phát triển, đổi mới, tình hình tội phạm tham nhũng nói chung và tội nhận hối lộ nói riêng đã có nhiều sự thay đổi Tuy nhiên, những kết quả của các công trình trên cũng được khóa luận tiếp thu, kế thừa có chọn lọc và sử dụng một cách hợp lí vào việc giải quyết nhiệm vụ và mục đích đặt ra của khóa luận.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tội nhận hối lộ trong Bộ luật Hình sự việt Nam hiện nay

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận và pháp lý, thực tiễn xét xử về tội nhận hối lộ trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt trong khóa luận là BLHS năm 2015 hoặc BLHS Việt Nam)

- Về không gian: trong phạm vi toàn quốc

- Về thời gian: Số liệu thống kê và các vụ án thực tiễn sử dụng trong khóa luận được thu thập từ năm 2021 đến 2023.

Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu mà khóa luận đã đặt ra nhằm đạt được mục đích nghiên cứu, khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng để tổng hợp và phân tích đối với toàn bộ hệ thông tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài Phương pháp này giúp tổng hợp và hệ thống hóa toàn bộ lý thuyết, kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước cũng như những số liệu thống kê có liên quan

Phương pháp tổng hợp: được sử dụng để tập hợp các quan điểm, quy định của pháp luật liên quan Tội nhận hối lộ

Phương pháp thống kê: được sử dụng để tổng hợp các số liệu liên quan đến khóa luận và thực tiễn xét xử tội nhận hối lộ từ năm 2021 đến năm 2023

Phương pháp phân tích: nghiên cứu tài liệu, thu thập các nguồn tài liệu có liên quan để tổng hợp và phân tích các thông tin tài liệu về các nghiên cứu trước đó nhằm thừa kế và phát huy có chọn lọc, góp phần bổ sung hệ thống những vấn đề lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn xét xử tội nhận hối lộ trong BLHS Việt Nam hiện nay ở Chương 1 và 2 Từ đó, chỉ ra một số bất cập hạn chế về quy định và thực tiễn xét xử, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy định và nâng cao hiệu quả xét xử tội phạm này ở Chương 3

Phương pháp so sánh: được sử dụng để chỉ ra những điểm mới trong quy định BLHS Việt Nam về tội phạm này qua các thời kỳ; sử dụng để chỉ ra sự chênh lệch, xu hướng tăng giảm về số vụ án nhận hối lộ trong quá trình thực tiễn xét xử.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Khóa luận góp phần hoàn thiện và đánh giá toàn diện hơn về những vấn đề lý luận về tội nhận hối lộ, làm rõ quy định pháp luật về thực tiễn xét xử về tội nhận hối lộ Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về tội phạm này trong BLHS Việt Nam và nâng cao hiệu quả xét xử trong thời gian sắp tới

Trước những hành vi nhận hối lộ ngày càng tinh vi, xảo quyệt, phạm tội có tổ chức, mang tính chất cực kỳ nghiêm trọng, việc đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định và nâng cao hiệu quả xét xử có ý nghĩa thiết thực trong công tác phòng, chống tội phạm này, đảm bảo lợi ích của cá nhân, của tổ chức, đảm bảo sự uy tín của Đảng và Nhà nước, bảo đảm trật tự xã hội Đồng thời, khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quyền lực nhà nước trong việc sửa đổi, bổ sung và hướng dân, giải thích áp dụng quy định của BLHS năm 2015 về tội nhận hối lộ Bên cạnh đó, có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu phục vụ trong công tác học tập của sinh viên.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm 03 chương sau:

Chương 1 Những vấn đề lý luận và pháp lý về tội nhận hối lộ

Chương 2 Thực tiễn xét xử về tội nhận hối lộ trong BLHS năm 2015

Chương 3 Định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tội nhận hối lộ và nâng cao hiệu quả xét xử

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ

Một số vấn đề lý luận về tội nhận hối lộ

Nhận hối lộ vẫn luôn là một vấn đề nóng, gây ra nhiều bức xúc trong dư luận và xã hội hiện nay Do nhận hối lộ có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với những thủ đoạn phức tạp, tinh vi Bởi đây là những trong những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và suy thoái đạo đức của cán bộ

Theo tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, trong bài viết Bình luận Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 [27] về nhận hối lộ quan niệm “là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị l luật về hành vi này mà c n vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương 23, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc lợi ích phi vật chất, để làm hoặc h ng làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu c u của người đưa hối lộ, do người từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng h ng có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.”

Từ khái niệm trên, trong phạm vi nghiên cứu khóa luận, tác giả xin đưa ra khái niệm: “Nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn khi trực tiếp hoặc trung gian nhận bất kỳ lợi ích nào cho bản thân hay tổ chức, cá nhân khác nhằm vụ lợi hoặc làm theo yêu c u của người đưa hối lộ.” Bởi đã số, hành vi nhận hối lộ không chỉ liên quan đến người nhận hối lộ mà còn liên quan đến chức vụ, quyền hạn và lợi ích từ phía người nhận hối lộ để đáp ứng những nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của người đưa hối lộ Mà ở đó, nhận hối lộ còn xuất hiện với vô vàn

10 loại giá trị lợi ích được trao, nhằm thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hành vi nhận hối lộ diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi, phức tạp và khó lường

Hiện nay, khoa học pháp lí chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể, chính thức về tội nhận hối lộ Theo Điều 354 BLHS năm 2015, tội nhận hối lộ được hiểu là “hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc trung gian nhận hoặc sẽ bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức hác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu c u của người đưa hối lộ” Trong cuốn Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 của tác giả Lê Quang Thành trong có đưa ra quan điểm, tội nhận hối lộ được hiểu là:“Hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích (vật chất hoặc phi vật chất hác) dưới bất kỳ hình thức nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người khác hoặc tổ chức hác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hay yêu c u của người đưa hối lộ.” [7]

Từ đó, tác giả xin đưa ra khái niệm: “Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc trung gian nhận hoặc sẽ bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức hác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu c u của người đưa hối lộ và được quy định tại Điều 354 BLHS Việt Nam năm 2015.”

1.1.2 Đặc điểm của tội nhận hối lộ

Theo quy định của PLHS Việt Nam, nhận hối lộ là một trong 7 tội phạm về tham nhũng, chức vụ được quy định tại Mục 1 Chương 23 của BLHS 2015 nên tội nhận hối lộ được coi là một tội phạm về chức vụ và bị xử lý theo quy định cụ thể tại Điều 354 BLHS năm 2015 Tội nhận hối lộ có khung hình phạt cao nhất là tử hình và mức phạt thấp nhất là từ 02 – 07 năm tù giam, tùy thuộc là giá trị của “của hối lộ”, mức độ gây thiệt hại, tính chất và hoàn cảnh phạm tội và các tình tiết khác Bên cạnh đó, nhận hối lộ còn là một tội phạm điển hình của nhóm tội phạm tham nhũng, hành vi nhận hối lộ là một trong số 12 hành vi tham nhũng được nêu cụ thể tại Điều

2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 Qua đó, tội nhận hối lộ bao gồm một số đặc điểm nổi sau:

Thứ nhất, tội nhận hối lộ hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” trực tiếp hoặc qua trung gian để nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào đó cho chính bản thân mình hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ Như vậy, đặc điểm của tội nhận hối lộ là hành vi nhận bất kỳ lợi ích nào bằng thủ đoạn “lợi dụng chức vụ quyền hạn” Chức vụ, quyền hạn chính là điều kiện để người phạm tội thực hiện nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích nào khác của người đưa hối lộ một cách dễ dàng Nếu hành vi

“để nhận hoặc sẽ nhận tiền”, tài sản hoặc lợi ích khác của người đưa hối lộ do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không bị coi là nhận hối lộ

Thứ hai, hình thức biểu hiện của hành vi nhận hối lộ rất đa dạng thể hiện “trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất dưới bất kỳ hình thức nào” Như vậy, khi nhận của hối lộ, người phạm tội có thể nhận bằng hình thức trực tiếp hoặc qua trung gian Trực tiếp nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc, nhận “của hối lộ” từ chính người đưa hối lộ mà không thông qua người khác Qua trung gian để nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ không trực tiếp tiếp xúc, gặp gỡ người đưa hối lộ trong quá trình nhận “của hối lộ” từ người đưa hối lộ Qua trung gian không nhất thiết phải là qua người thứ ba mà có thể qua nhiều người, nhiều khâu nhưng cuối cùng thì “của hối lộ” của người đưa hối lộ cũng đến với người nhận hối lộ

Thứ ba, với tội nhận hối lộ, người phạm tội không chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm khi “đã nhận được” của hối lộ mà còn cả khi “sẽ nhận được” của hối lộ

Bởi người phạm tội có thể không chiếm đoạt theo yêu cầu của người đưa hối hộ Nếu người nhận hối lộ và người đưa hối lộ đồng thời có “sự thỏa thuận” ngay tại thời điểm chuyển giao giá trị lợi ích vật chất thì đồng thời cả người đưa và người nhận hối lộ đều đã đạt đủ cấu thành của tội nhận hối lộ và bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự “thỏa thuận” có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức

12 khác nhau như bằng lời nói, bằng văn bản, bằng cách đưa ra các ám hiệu, kí hiệu các bên cùng hiểu hoặc những thỏa thuận ngầm Dù được thực hiện dưới hình thức nào những thỏa thuận đó đều phải thể hiện rõ việc đồng ý làm hay không làm một việc cụ thể theo yêu cầu của người đưa hối lộ từ phía người nhận hối lộ

Thứ bốn, của hối lộ có thể là “tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất hác” và không phải là tài sản do người phạm tội có trách nhiệm quản lý mà nhận từ người khác đưa Ở đây,” “tài sản” là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Tài sản bao gồm bất động sản và động sản 1 ; “Lợi ích vật chất hác” quy định tại các điều 354 của BLHS là lợi ích vật chất không phải là tài sản quy định tại Điều

105 của Bộ luật Dân sự Ví dụ: Hối lộ bằng cách tài trợ kinh phí đi du học, đi du lịch, 2 Còn “Lợi ích phi vật chất” quy định tại điểm b khoản 1 các điều 354 của

Quy định của BLHS năm 2015 về tội nhận hối lộ

1.2.1 Các dấu hiệu pháp lý của tội nhận hối lộ

Khi xem xét các dấu hiệu pháp lí của tội phạm, cần xem xét các yếu tố cấu thành tội phạm Cũng như các tội phạm khác, tội nhận hối lộ cũng được cấu thành bởi 04 yếu tố: chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể của tội phạm

1.2.1.1 Chủ thể của tội nhận hối lộ

Chủ thể của tội này được quy định là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn Đây là người làm trong lĩnh vực công (Nhà nước) Ngoài ra, theo khoản

6 Điều 354 BLHS năm 2015, người có chức vụ quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng có thể coi là chủ thể của tội nhận hối lộ Bên cạnh đó, chủ thể của tội phạm theo PLHS là con người cụ thể, có năng lực TNHS bao gồm năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội, đạt độ tuổi chịu trách nhiệm theo luật định khi thực hiện hành vi phạm tội

Với chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức Nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước, tại khoản 2 Điều 352, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã chỉ rõ “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do b u c , do hợp đồng hoặc do một hình thức hác, có hưởng lương hoặc h ng hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công cụ, nhiệm vụ” Cũng có thể nói, người có chức vụ, quyền hạn là người được giao thực hiện công vụ (mang tính chất hợp pháp) và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ đó Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) chủ thể của tội phạm này cần đáp ứng các điều kiện như, là “người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định hác” và hiện không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành vi phạm tội và dấu hiệu phân biệt sự khác nhau giữa tội nhận hối lộ với các tội phạm khác Chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt khi chỉ có người có chức vụ, quyền hạn mới nhận hối lộ được và sẽ khác với chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn trong tội tham ô tài sản Bởi người phạm tội nhận hối lộ không chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý như tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS năm 2015), mà nhận tài sản hoặc lợi ích do người khác đưa tới, đem lại Bởi tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý Còn tội nhận hối lộ thì người phạm tội nhận lợi ích từ bên ngoài, không phải là tài sản mình có trách nhiệm quản lý và không nhất thiết phải là người có trách nhiệm quản lý các tài sản đó Do đó, phạm vi chức vụ, quyền hạn của người phạm tội nhận hối lộ là rộng hơn

Ngoài ra, chủ thể của tôi nhận hối lộ có mang tính chất có tổ chức nên ngoài những người có chức vụ, quyền hạn còn có thể có những người không có chức vụ, quyền hạn là chủ thể của tội nhận hối lộ Nhưng họ chỉ có thể chỉ là người tổ chức, xúi giục, hỗ trợ, giúp sức, còn người thực hiện tội nhận hối lộ nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn đi kèm với việc có trách nhiệm trong giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ Những yêu cầu đó có thể là yêu cầu về lợi ích vật chất hoặc phi vật chất của người đưa hối lộ Tuy nhiên người có chức vụ, quyền hạn khi giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ phải là việc thực hiện công vụ vào việc giải quyết những yêu cầu của người đưa hoặc làm vì lợi ích chính mình Người được giao nhiệm vụ, công vụ có quyền đối với việc giải quyết yêu cầu của người khác trong lĩnh vực mà họ phụ trách Dùng chức vụ, quyền hạn được giao khi giải quyết yêu cầu cho người khác để nhận tiên hoặc lợi ích vật chất của họ Trong trường hợp, nêu không phải là việc thực hiện công vụ mà thực hiện vào mục đích khác như từ thiện, nhân đạo thì không phải là nhận hối lộ Vì vậy, việc xác định tư cách chủ thể của tội nhận hối lộ là rất quan trọng

Do đó, chủ thể của tội nhận hối lộ không chỉ có người có chức vụ, quyền hạn mà còn cả những người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước tôi nhận hối lộ Nên các chủ thể cùng phải bảo đảm các điều kiện cần và đủ như: độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, Điều 21 BLHS năm 2015 Yếu tố chủ thể của tội nhận hỏi lò nay không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các hành vi, các dấu hiệu của tội phạm nhận hối lộ mà còn có tác dụng phân biệt tội nhận hối lộ với các tội khác

1.2.1.2 Mặt khách quan của tội nhận hối lộ

Mặt khách quan của tội phạm được hiểu là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới quan [1] Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất, về hành vi:

Một là, có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là sử dụng chức vụ, quyền hạn làm phương tiện để thực hiện tội phạm Lợi dụng chức vụ tức là lợi dụng chức danh công tác, chức trách hoặc quyền hạn được giao do có chức vụ hoặc do một căn cứ khác Chính nhờ có chức vụ, quyền hạn chủ thể mới có khả năng giải quyết được việc người khác đang mong muốn và người có việc đưa hối lộ chó người có chức vụ, quyền hạn cũng vì chủ thể có khả năng này

Hai là, có hành vi đã nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào Lợi ích ở đây có là tiền, tài sản (như: tivi, xe máy, tủ lạnh…) hoặc lợi ích vật chất khác (như vé nghỉ mát, du lịch, kinh phí đi du học, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp…) hoặc lợi ích phi vật chất (ví dụ như “quan hệ tình dục” hoặc “ph n thưởng” về mặt tinh thần như khen thưởng, vinh danh, đề cử.) 4

Việc nhận tiền, tài sản, … có thể được thực hiện trực tiếp giữa người nhận hối lộ và người đưa hối lộ mà không thông qua người khác hoặc có thể qua trung gian (như qua người môi giới, qua bưu điện…)

Việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích đó có thể là cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác

4 Xem: Điều 3 Nghị quyết số 03/2020/NQ - HĐTP

Các hành vi trên phải gắn liền với nhau và với điều kiện là: Để làm một việc (hành động) vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, (ví dụ: Phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục nhận hối lộ để nâng điểm cho các thí sinh) Hoặc không làm một việc (không hành động) vì lợi ích ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ (ví dụ: Cán bộ Hải quan nhận hối lộ rồi bỏ qua không lập thủ tục xử phạt người vi phạm hành chính về hải quan…) Bên cạnh đó, đối với trường hợp người có chức vụ, quyền hạn “chủ động đ i hối lộ”, thì tội phạm được coi là hoàn thành tính từ thời điểm người phạm tội tỏ rõ thái độ đòi hối lộ và người đưa hối lộ chấp nhận sự đòi hỏi đó Trường hợp một trong hai bên tỏ rõ thái độ hoặc đưa ra đề nghị đưa hối lộ nhưng một trong hai bên không chấp nhận (từ chối) thì không cấu thành tội nhận hối lộ vì hai bên vẫn chưa có “sự thỏa thuận” xong về việc đưa và nhận hối lộ

Thứ hai, có một trong các dấu hiệu khác sau đây:

(1) Của hối lộ trị giá từ 02 triệu đồng trở lên; (2) Chủ thể đã bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ; (3) Chủ thể đã bị kết án về một trong các tội được quy định từ Điều 353 đến Điều 359 BLHS.; (4) Chủ thể nhận lợi ích phi vật chất

1.2.1.3 Mặt chủ quan của tội nhận hối lộ

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý và với động cơ vụ lợi [10]

Thứ nhất, các điều luật quy định tội phạm nhận hối lộ không nêu cụ thể hình thức lỗi của tội phạm này và đây có thể xem là một điểm bất cập của luật hình sự Tuy nhiên, lỗi của người phạm tội về nhận hối lộ cả về lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử là “lỗi cố ý trực tiếp” Bản thân dấu hiệu hành vi về mặt khách quan của tội nhận hối lộ cũng giúp phản ánh lỗi cố ý trực tiếp của người phạm tội Như vậy, có thể khẳng định rằng “lỗi cố ý trực tiếp” là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội nhận hối lộ

Theo Điều 352 BLHS 2015: “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do b u c , do hợp đồng hoặc do hình thức hác, có hưởng lương hoặc h ng hưởng lương được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.” Có thể thấy, người có chức vụ quyền hạn là người có chuyên môn trình độ thực tế đảm bảo để thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao Chính vì vậy, năng lực hành vi của cá nhân có chức vụ, quyền hạn có thể nhận thức

THỰC TIỄN XÉT XỬ VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ TRONG BLHS NĂM 2015

Thực tiễn xét xử tội nhận hối lộ trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023

Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế đặc biệt là tội phạm về nhận hối lộ là một trong những tội có tính chất phức tạp Chính vì vậy, việc phát hiện và xử lý tội phạm này bằng PLHS trên thực tế thường gặp nhiều khó khăn Hiện nay, quy định của BLHS Việt Nam hiện hành đã có những sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với thực tiễn xét xử tội nhận hối lộ cũng như phù hợp với bối cảnh chung của thế giới Bên cạnh đó, Đảng tiếp tục khẳng định cần phải tăng cường tổ chức, đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhận hối lộ trong bộ máy nhà nước và toàn thể hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương Tuy nhiên trên thực tế tình hình nhận hối lộ ở nước ta vẫn diễn biến ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng

Thống kê của TANDTC về Tổng số vụ án kinh tế, tham nhũng và nhận hối lộ trong 03 năm (2021-2023) như sau:

Bảng số 2.2.1 Tổng số vụ án Tòa án xét xử về kinh tế, tham nhũng và nhận hối lộ trong giai đoạn 2021-2023

Vụ án kinh tế, tham nhũng 2.263 2.626 3.730 8.619

Vụ án nhận hối lộ 32 43 81 156

Nguồn: Vụ tổng hợp TANDTC

Qua bảng số liệu trên nhận thấy trong 03 năm (2021-2023), hệ thống tòa án trên cả nước đã xét xử tổng số là 8.619 vụ án kinh tế, tham nhũng, trong đó vụ án về nhận hối lộ là 156 vụ án (Chiếm 1,81% trong tổng số vụ án kinh tế, tham nhũng) Năm 2021, Tòa án đã xét xử 32 vụ án về tội nhận hối lộ Năm 2022, Tòa án đã xét xử 43 vụ, tăng 11 vụ so với năm 2021 Năm 2023, Tòa án đã xét xử 81 vụ, tăng 38 vụ so với năm 2022, có số vụ án được Tòa án đưa ra xét xử cao nhất trong 3 năm

Có thể thấy, từ năm 2021 đến năm 2023, số vụ án được tòa án xét xử có xu hướng tăng, lần lượt là 32,43,81 vụ Theo đó lấy năm 2021 là gốc, ấn định là 100% thì xu

32 hướng số vụ án đưa ra xét xử của các năm tiếp theo lần lượt là năm 2022 tăng 34,4%, năm 2023 tăng 153,1%

Biểu đồ 2.2.1 Tổng số vụ án Tòa án xét xử về kinh tế, tham nhũng và nhận hối lộ trong giai đoạn 2021-2023

Nguồn: Vụ tổng hợp TANDTC

Bên cạnh đó, theo thống kê của TANDTC về Tổng số bị cáo Tòa án xét xử về kinh tế, tham nhũng và nhận hối lộ trong giai đoạn 2021-2023 như sau:

Bảng số 2.2.2 Tổng số bị cáo Tòa án xét xử về kinh tế, tham nhũng và nhận hối lộ trong giai đoạn 2021-2023

Số bị cáo kinh tế, tham nhũng 4.125 5.586 6.417 16.128

Số bị cáo nhận hối lộ 47 63 290 400

Nguồn: Vụ tổng hợp TANDTC

Biểu đồ 2.2.2 Tổng số bị cáo Tòa án xét xử về kinh tế, tham nhũng và nhận hối lộ trong giai đoạn 2021-2023

Nguồn: Vụ tổng hợp TANDTC

Qua nghiên cứu số liệu có thể thấy, Tòa án đã đưa ra xét xử 16.128 bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng và 400 bị cáo trong vụ án nhận hối lộ (Chiếm 2,5% trong tổng số bị cáo về kinh tế, tham nhũng) Riêng đối với tội nhận hối lộ, năm 2023 là năm có số bị cáo được đưa ra xét xử cao nhất là 290 bị cáo Năm 2021, Tòa án đưa ra xét xử 47 bị cáo về tội nhận hối lộ - năm có bị cáo được đưa ra xét xử thấp nhất; năm 2022 Tòa án đưa ra xét xử 63 bị cáo về tội nhận hối lộ Có thể thấy, các bị cáo trong các vụ án liên quan đến tội nhận hối lộ ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt các bị cáo đều là người có chức vụ quyền hạn, có trình độ, hiểu biết cao Vì vậy, cơ quan tiến hành xét xử phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu, cũng như để đưa ra bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội

Thực tiễn xét xử của các Tòa án trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023 cụ thể theo từng năm như sau:

Trong năm 2021, các Tòa án kịp thời đưa ra xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng Năm qua, các Tòa án đã thụ lý sơ thẩm 2.880 vụ với 6.124 bị cáo phạm các tội kinh tế, tham nhũng; đã xét xử 2.263 vụ với 4.125 bị cáo (chiếm 3,06% số vụ và 3,03% số bị cáo trong tổng số vụ án hình sự đã thụ lý) Cũng theo báo cáo Tổng kết công tác năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2022 của các Tòa án, đã áp dụng hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; đồng thời chú trọng các biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài

34 khoản, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động người phạm tội tự nguyện nộp tài sản đã chiếm đoạt để nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt đảm bảo đúng quy định của pháp luật Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19, TAND tối cao đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Tòa án đưa ra xét xử kịp thời và áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với các bị cáo trong các vụ án liên quan đến phòng chống dịch bệnh, góp phần tích cực vào công tác này Các Tòa án đã thụ lý 144 vụ với 187 bị cáo liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid – 19, đã xét xử 136 vụ với 177 bị cáo [20] Trong đó, tổng số vụ án về tội nhận hối lộ được Tòa án xét xử là 32 vụ Một trong số đó, ví dụ điển hình như vụ án liên quan đến nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo nhận hối lộ 5 tỉ đồng, ngày 6/11/2021, TAND TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ

"nhôm", nguyên chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79), cùng bị cáo Nguyễn Duy Linh, nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo - Bộ Công an, trong vụ án đưa, nhận hối lộ Theo đó, TAND TP Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Duy Linh, 14 năm tù về tội “Nhận hối lộ”; Phan Văn Anh Vũ bị phạt 7 năm 6 tháng tù về tội “Đưa hối lộ”, cộng án 30 năm tù trong 4 vụ trước bằng 30 năm tù Thầy phong thủy Hồ Hữu Hòa bị phạt 2 năm 7 tháng 25 ngày tù về tội “M i giới hối lộ”; bị cáo Hòa đã chấp hành xong hình phạt, trả tự do tại tòa

Trong năm 2022, các Tòa án đã tổ chức xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân đánh giá cao, dư luận đồng tình, ủng hộ Trong năm qua, các Tòa án đã thụ lý sơ thẩm đối với 3.147 vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ với 7.409 bị cáo; đã xét xử 2.626 vụ với 5.586 bị cáo (so với năm

2021, thụ lý tăng 213 vụ với 1.005 bị cáo, xét xử tăng 335 vụ với 1.339 bị cáo); trong đó, đã thụ lý sơ thẩm đối với 577 vụ với 1.399 bị cáo phạm các tội tham nhũng; xét xử 410 vụ với 945 bị cáo; thụ lý phúc thẩm đối với 256 vụ với 604 bị cáo; xét xử 176 vụ với 395 bị cáo Trong số 945 bị cáo phạm tội tham nhũng đã xét xử sơ thẩm, các Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt tù chung thân đối với 08 bị cáo; xử phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm đối với 44 bị cáo; tù từ trên 7 năm đế 15 năm đối với 11 bị cáo, tù từ 3 năm đến 7 năm đối với 232 bị cáo; tù từ 3 năm trở xuống đối với 347 bị cáo; còn lại là các hình phạt khác [21] Đặc biệt, đối với các vụ án nhận hối lộ, Tòa án đã xét xử 43 vụ án Theo Báo cáo 410/ BC-CP ngày 12/10/2022 của

Chính Phủ về kết quả xét xử tội phạm về tham những, trong đó áp dụng hình phạt đối với tội nhận hối lộ được khóa thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng số 2.2.3: Số liệu tổng hợp kết quả xét xử về tội nhận hối lộ trong năm

Tù từ 3 năm trở xuống

Tù từ trên 3 năm đến 7 năm

Tù từ trên 7 năm đến dưới

Tù chung thân và tử hình

Nguồn: Báo cáo số 410/BC-CP ngày 12/10/2022 của Chính Phủ

Từ bảng tổng hợp trên, thấy được, mức xử phạt được áp dụng nhiều nhất là phạt từ từ 3 năm trở xuống (chiếm 42.86% trên tổng số 63 bị cáo bị tuyên án) Với mức xử phạt này, tội nhận hối lộ được đánh giá là loại tội phạm ít nghiêm trọng Và mức xử phạt được áp dụng ít nhất là các hình phạt khác theo quy định tại khoản 5 Điều 354, BLHS năm 2015 (chiếm 3,17% trên tổng số bị cáo bị tuyên án) Trong đó, mức hình phạt tù chung thân và tử hình; không được áp dụng cho các bị cáo Bên cạnh đó, theo báo cáo này thì cũng không có bị can nào là không có tội Điều này cho thấy các cơ quan tố tụng đã làm việc chặt chẽ và có sự phối hợp giữa các đơn vị điều tra và xét xử Trong tổng số 63 bị cáo bị áp dụng hình phạt theo quy định của BLHS năm 2015có tới 14 bị cáo là cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, chiếm 22,22% Bảng trên đã làm rõ được, hoạt động áp dụng những quy định của BLHS VN 2015 của các cơ quan xét xử về tội nhận hối lộ trong năm 2022 Các hình thức xử phạt được áp dụng đúng theo các điểm, khoản tại Điều 345 của Luật này về tội nhận hối lộ Ngoài ra, cũng thấy được, các khung hình phạt trải đều theo các loại tội từ ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng Tuy nhiên, mức xử phạt cao nhất là tù chung thân và từ hình trong năm 2022 chưa ghi nhận bị cáo nào Một điều đáng chú ý hơn cả, trong tổng số các bị cáo bị tuyên án, xử phạt về về hành vi nhận hối lộ theo quy định của BLHS VN

2015 có tới 14 bị cáo là cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước Điều này

36 làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của các cơ quan, tổ chức nhà nước Họ chính là “những con sâu làm r u nổi canh” Trong khi Đảng và Nhà nước cùng với người dân đang ngày một nỗ lực cố gắng để xây dựng, phát triển đất nước thì những hành vi của họ lại làm cho xã hội kém văn minh và phát triển Đồng thời cũng là đang lãng phí niềm tin của nhân dân dành cho cán bộ của đất nước – những người mà họ trao trọn tình cảm và lý tưởng của mình

Các vụ án kinh tế, các tội về “Tham tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Nhận hối lộ” Trong đó đối với tội nhận hối lộ, nổi bật với vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Nhận hối lộ” xảy ra tại các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng

Ngoài ra còn có Vụ án “bu n lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, đưa hối lộ, nhận hối lộ xảy ra tại Đồng Nai và một số địa phương” Cơ quan điều tra tỉnh Đồng Nai cho biết, trong vụ án này, có nhiều cán bộ, lực lượng biên phòng, cảnh sát biển đã nhận hối lộ, tiếp tay, bảo kê cho các đối tượng thực hiện đường dây buôn lậu xăng dầu liên tỉnh này Cục điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố 14 bị can về tội danh nhân hối lộ Tóm lại, trong năm 2022, Tòa án đã xét xử 43 vụ/63 bị cáo về tội nhận hối lộ

Đánh giá quy định và thực tiễn xét xử về tội nhận hối lộ

2.2.1 Một số ưu điểm về quy định và thực tiễn xét xử tội nhận hối lộ

Trong thời gian qua, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng nói chung, nhận hối lộ nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đã lan tỏa rất mạnh mẽ và có “sức bật mới”, ngày càng đi vào chiều sâu, với phương châm “ h ng có vùng cấm, không có ngoại lệ”, bất kể người đó là ai, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú

Trọng nhấn mạnh, trở thành một xu thế không thể đảo ngược, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước, đặc biệt nhiều vụ án được khởi tố mới, mở rộng điều tra, kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm kể cả trong khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước, cả trong lĩnh vực được coi là bí mật, khép kín, cả các vụ việc tồn đọng, kéo dài

Có thể thấy, Ban Chấp hành Trung ương, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cùng với cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã thể

40 hiện sự nhất trí, đồng lòng, với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, qua đó tạo ra chuyển biến về chất trong nhận thức và hành động, bảo đảm công tác đấu tranh phòng, chống ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả Các quy định pháp luật liên quan đến tội nhận hối lộ đã được cập nhật, đồng bộ, kịp thời, góp phần khắc phục

“ ẽ hở” trong quy định BLHS năm 2015, đã có sửa đổi, bổ sung nhất định, phù hợp với Công ước về chống tham nhũng và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội nhận hối lộ; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm; khắc phục tình trạng lách luật để trốn tội Đồng thời, thông qua thực tiễn xét xử, trong 03 năm (2021 -2023) Tòa án đã xét xử 156 vụ, 400 bị cáo về tội nhận hối lộ Nhìn chung, các vụ án đều được khẩn trương nghiên cứu hồ sơ, đưa ra xét xử kịp thời, đáp ứng yêu cầu chính trị; công tác chuẩn bị các phiên tòa được tổ chức chu đáo, an ninh trật tự được đảm bảo, thông tin tuyên truyền được chú trọng, mọi diễn biến về phiên tòa đều được kịp thời cập nhật đến nhân dân trên cả nước; các phiên tòa đều được tổ chức theo tinh thần cải cách tư pháp, việc tranh tụng được đảm bảo, không hạn chế thời gian tranh tụng, giúp đảm bảo quyền con người; phán quyết của Hội đồng xét xử đều dựa trên kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa, thể hiện sự dân chủ, công khai, khách quan; bản án của Tòa án được lập luận chặt chẽ, sắc bén, hình phạt áp dụng nghiêm khắc đối với đối tượng chủ mưu, cầm đầu nhưng cũng giảm nhẹ và khoan hồng đối với những bị cáo có vai trò thứ yếu, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bồi thường toàn bộ thiệt hại, tài sản chiếm hưởng, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, được dư luận trong nước và quốc tế đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao; đáp ứng được yêu cầu và sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng nói chung, nhận hối lộ nói riêng hiện nay

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình diễn ra các phiên tòa, TAND đều chủ động tạo điều kiện tối đa để các cơ quan thông tin báo chí kịp thời theo dõi được mọi diễn biến và kết quả phiên tòa để truyền tải nhanh chóng những kết quả đạt được của phiên tòa đến nhân dân, qua đó góp phần giúp nhân dân thấy rõ sự minh bạch trong các quy định pháp luật, sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, làm tăng thêm sự tin tưởng của nhân dân vào

41 đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta Sau khi kết thúc các phiên tòa, lãnh đạo cùng HĐXX đều tổ chức họp rút kinh nghiệm, đánh giá những điểm đạt được, cũng như rút ra những điểm cần khắc phục để có thể tổ chức các phiên tòa ngày càng tốt hơn

2.2.2 Một số bất cập, hạn chế về quy định và thực tiễn xét xử về tội nhận hối lộ

2.2.2.1 Bất cập, hạn chế về quy định

Tội nhận hối lộ đã gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và còn lợi ích của công dân Đặc biệt làm mất niềm tin của nhân dân đối với những người có chức vụ, quyền hạn Mặc dù, quy định của BLHS VN hiện hành cũng đã có những sự thay đổi về tội nhận hối lộ để phù hợp với thực tiễn cũng như công ước quốc tế Tuy nhiên, qua quá trình thực thi PLHS VN nhận thấy các quy định tại BLHS năm 2015 vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế cần được hoàn thiện

* Về dấu hiệu “lợi ích phi vật chất”

Một là, theo Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC về hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ thì “Lợi ích phi vật chất” quy định tại điểm b khoản 1 Điều

354 BLHS 2015 đã nêu: “Lợi ích phi vật chất” quy định tại điểm b khoản 1 các Điều 354, 358, 364, 365 và 366 của Bộ luật Hình sự là những lợi ích không phải lợi ích vật chất 12 Ví dụ như Hối lộ bằng tình dục, bằng cách cách đề xuất, trao thưởng các danh hiệu, giải thưởng, hứa hẹn vị trí việc làm, nâng điểm thi, cho đi du lịch hay đi dự những bữa tiệc xa xi, đắt đỏ Mặc dù, quy định về lợi ích phi vật chất tại Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP đã chỉ ra những ví dụ về lợi ích phi vật chất nhưng vẫn còn chung chung, chưa cụ thể Trên thực tế, những lợi ích phí vật chất còn đa dạng và phong phú hơn rất nhiều Hơn hết, những lợi ích phi vật chất gắn liền với xu thế phát triển của xã hội Xã hội mà chúng ta đang sinh sống ngày một cải tiến, đi lên, nhu cầu của con người cũng sẽ ngày càng tăng và theo đó những lợi ích phi

12 Điểm b, khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

42 vật chất dễ dàng được hình thành, sinh ra Đồng thời, không phải lợi ích phi vật chất nào cũng mang lại giá trị ngang nhau Hay nói cách khác, tùy vào từng vụ án, tình huống, quy mô mà những lợi ích phi vật chất được tạo ra sẽ mang lại giá trị khác nhau Điều này cũng cho thấy được, những quy định về “lợi ích phi vật chất” tại Nghị quyết 03/2020 NQ-HĐTP là chưa rõ ràng, đầy đủ và đôi khi gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc xác định tính chất, mức độ của các hành vi phạm tội trong vụ án

Hai là, chúng ta có thể thấy “lợi ích phi vật chất” chỉ xuất hiện duy nhất ở điểm b khoản 1 Điều 354 BLHS năm 2015 với một khung hình phạt từ 02 năm đến

07 năm tù Điều này cũng một phần thể hiện sự chủ quan duy ý chí ở tất cả các trường hợp nhận hối lộ sẽ đều là lợi ích phi vật chất mà không có sự phân hóa theo đúng nguyên tắc chung của PLHS Như đã nói ở trên, lợi ích phi vật chất gắn liền với sự phát triển của xã hội và nhu cầu của con người Quy mô và tính chất của những “lợi ích phi vật chất” trong các vụ án nhận hối lộ cũng là khác nhau Chính vì thế, nếu chỉ có một khung hình phạt duy nhất xuất hiện “lợi ích phi vật chất” trong Điều 354, BLHS VN 2015 thì sẽ rất khó để có thể xác định được mức án phạt thích đáng cho các bị cáo

* Về tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự

Một là, với Điều 354 BLHS năm 2015 tội nhận hối lộ có quy định 11 tình tiết định khung tăng nặng, được quy định cụ thể tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 354 Trong đó, cả ba khoản 2, 3, 4 Điều 354 đều có quy định rõ tình tiết “Gây thiệt hại về tài sản”, đây là một trong những điểm mới tại Điều 354 BLHS năm 2015 hiện hành so với Điều 279 BLHS năm 1999 Tuy nhiên, đây cũng là điểm còn hạn chế do ở tình tiết này đang có mức khởi điểm cho giá trị tài sản gây thiệt hại thấp nhất từ 1.000.000.000 đồng (tại điểm d khoản 2) Đây được đánh giá là những con số không hề nhỏ, hơn nữa tình tiết này cũng không nằm trong cấu thành cơ bản của tội nhận hối lộ

Hai là, điểm hạn chế, bất cập trong tình tiết “đ i hối lộ, sách nhiễu” tại điểm g khoản 2 Điều 354, BLHS năm 2015 hiện hành Hành vi “Đ i hối lộ” được hiểu là việc người có chức vụ, quyền hạn đã chủ động đưa ra yêu cầu về một việc nào đó như đưa ra những gợi ý, mong muốn, yêu cầu hoặc đe dọa nhằm gây áp lực một

Nguyên nhân chủ yếu của bất cập, hạn chế về quy định pháp luật và thực tiễn xét xử tội nhận hối lộ

Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 BLHS năm 2015 là một trong những tội phạm về chức vụ, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng Tuy nhiên, quy định pháp luật cũng như thực tiễn xét xử về tội này vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế, gây khó khăn cho cơ quan tố tụng và tòa án Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập trên như:

Thứ nhất, nguyên nhân là do nhiều khái niệm pháp lý tại Điều 354 BLHS năm 2015 hiện hành chưa được quy định rõ ràng, thống nhất dẫn đến sự khác biệt trong việc hiểu và áp dụng của các cơ quan có thẩm quyền Điều này, gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định và chứng minh hành vi nhận hối lộ do sự mơ hồ và thiếu rõ ràng của các khái niệm “lợi dụng chức vụ, quyền hạn”, “lợi ích phi vật chất”, “làm hoặc không làm một việc” và “theo yêu c u của người đưa hối lộ” Do

47 chưa được giải thích cụ thể, đầy đủ trong BLHS mà chỉ được dựa vào các quy định của các văn bản pháp luật khác hoặc theo quan điểm của các nhà khoa học pháp lý có thể sẽ dẫn đến sự thiếu rõ ràng, trùng lặp hoặc không thống nhất trong việc xác định các yếu tố của tội phạm và tình nghiêm trọng của tội phạm Có thể dẫn đến tình trạng bỏ qua, bỏ sót hoặc sai sót trong việc xử lý các trường hợp nhận hối lộ

Có thể thấy, việc nhận thức được những hạn chế trong việc xác định lợi ích của người nhận hối lộ (bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất) và xác định giá trị của những lợi ích này sẽ gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác định mức độ nghiêm trọng của tội phạm Ngoài ra, khái niệm “của hối lộ” tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 354 BLHS năm 2015 hiện hành cũng chưa được định nghĩa rõ ràng và đầy đủ mà chỉ bao gồm tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất khác của hối lộ Cũng như chưa quy định rõ các trường hợp nhận hối lộ bằng các hình thức khác như dịch vụ, quyền lợi, ưu đãi, phân thưởng, thông tin bị mát nên khó xác định giá trị của hối lộ và áp dụng mức hình phạt phù hợp

Thứ hai, do quá trình áp dụng các biện pháp tư pháp và hình phạt phù hợp với người phạm tội nhận hối lộ còn gặp nhiều hó hăn để có thể đảm bảo được tính răn đe, giáo dục và khắc phục hậu quả của pháp luật Do tính chất bí mật, âm thầm và phức tạp của tội phạm này nên những khó khăn xảy ra chủ yếu trong việc thu thập, xác minh và đánh giá chứng cứ về hành vi nhận hối lộ Trong nhiều trường hợp, người đưa và người nhận hồi lộ đồng phạm với nhau, không có người làm chứng hoặc người làm chứng không khai báo trung thực Do đó, khó khăn trong việc thu thập, bảo vệ và sử dụng các bằng chứng liên quan đến tội nhận hối lộ, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan chức năng trong việc xử lý tội phạm do tính chất bí mật, rắc rối và phức tạp của hành vi này

Thứ ba, trình chuyên môn, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức ngành T a án chưa đáp ứng được yêu c u trong tình hình mới như chưa thường xuyên cập nhật văn bản mới, đào sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết các loại án Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm còn có những hạn chế nhất định

Thứ tư, việc lượng hóa hậu quả thiệt hại mới chỉ ghi nhận những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà chưa ét đến những thiệt hại hác như ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức và xã hội Bởi trước tiên, việc lượng hóa hậu quả thiệt hại chỉ ghi nhận những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản Điều này có nghĩa là khi xác định mức độ nghiêm trọng của tội nhận hối lộ, cơ quan tư pháp chỉ xem xét số tiền hoặc giá trị của vật mà người nhận hối lộ đã nhận hoặc yêu cầu Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp người nhận hối lộ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức hoặc xã hội

Ví dụ, khi người nhận hối lộ là công an hoặc thẩm phán, điều này có thể làm giảm lòng tin của công dân đối với pháp luật và chính phủ Do đó, việc lượng hóa hậu quả thiệt hại theo cách này là không khách quan và không phản ảnh đúng bản chất của tội phạm

Thứ năm, nhận thức pháp luật của người dân còn hạn chế, nhất là nghĩa vụ tố giác tội phạm Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền Tuy nhiên, việc giao nhận hối lộ thường chỉ có một số ít người biết, diễn ra ở những nơi kín đáo, nên tội phạm thường rất khó phát giác, xử lý theo quy định của pháp luật Và nạn nhân có thể chính là người đưa hối lộ, do đó nạn nhân không dám trình báo hoặc trình báo muộn lên cơ quan có thẩm quyền vì tâm lý lo sợ bị liên lụy, sợ phải chịu trách nhiệm liên đới, sợ bị trả thù, không dám ra làm chứng

Trong chương 2, tác giả đã phân tích, làm rõ và giải quyết được một số nội dung sau:

Một là, nghiên cứu, phân tích thực tiễn xét xử tội nhận hối lộ trong BLHS

Việt Nam năm 2015 trong giai đoạn năm 2021 đến năm 2023

Hai là, chỉ ra những ưu điểm và những bất cấp, hạn chế trong quy định pháp luật và thực tiễn xét xử tội nhận hối lộ trong BLHS Việt Nam năm 2015

Ba là, nghiên cứu, phân tích nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó

Căn cứ vào thực tiễn xét xử về tội nhận hối lộ cùng với những ưu điểm, bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập hạn chế này, tác giả tiếp tục tiến hành đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả xét xử về tội nhận hối lộ

ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ

Định hướng hoàn thiện quy định về tội nhận hối lộ trong BLHS Việt Nam

Thứ nhất, theo tinh thần của Đại hội XIII của Đảng, trong phần phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Văn kiện Đại hội XIII đã đưa ra nhiều chủ trương và giải pháp căn cơ quyết liệt về phòng, chống tham nhũng: “Triển hai đồng bộ có hiệu quả quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, bảo đảm đúng pháp luật Thực hiện quyết liệt nghiêm minh có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng” Đảng ta cũng có những bước phát triển mới về phòng, chống tham nhũng, với nhiều biện pháp, như hoàn thiện pháp luật, chính sách, kê khai tài sản, kiên trì, kiên quyết và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề phòng tham nhũng chung và tội nhận hối lộ nói riêng: “Khẩn trương ây dựng cơ chế phòng ngừa, cơ chế răn đe để kiểm soát tham nhũng Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí Tiếp tục thực hiện chặt chẽ có hiệu quả về kê khai, kiểm soát, kê khai tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp”

Thứ hai, phù hợp, tương đồng với những chuẩn mực được đặt ra Công ước và Hiệp ước quốc tế để tăng cường thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay là yêu cầu và đòi hỏi rất quan trọng và cần thiết Yêu cầu này buộc các quốc gia thành viên phải tiến hành: rà soát thể chế pháp luật quốc gia và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn Công ước và Hiệp ước quốc tế; nội luật hóa, sửa đổi, bổ sung quy định đối với những nội dung chưa có hoặc chưa phù hợp Ví dụ: Công ước Chống tham nhũng của Liên hợp quốc (UNCAC), Công ước Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (CTOC) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Thứ ba, tiếp tục thể chế hóa theo chủ trương cải cách tư pháp của Đảng với tinh thần đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người

50 phạm tội; tôn trọng và bảo đảm thực thi các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013.

Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tội nhận hối lộ trong BLHS Việt Nam hiện hành

3.2.1 Hoàn thiện quy định về dấu hiệu “lợi ích phi vật chất”

Xã hội ngày càng phát triển thì những giá trị “lợi ích phi vật chất” cũng sẽ theo đó mà biến đổi Những lợi ích phi vật chất rất đa dạng và phong phú, chúng không chỉ tồn tại dưới một dạng hay ở một mức độ cụ thể nào đó Mà nó có thể là mọi hình thức được biểu hiện trong cuộc sống Chính vì thế, cần phải có quy định cụ thể, rõ ràng hơn về những dạng lợi ích phi vật chất và giá trị mà những lợi ích phi vật chất đó mang lại Hơn nữa, cần phải có những quy định chi tiết hơn về việc phân hóa những mức độ “lợi ích phi vật chất” trong các vụ án nhận hối lộ để có thể giúp hoạt động xác định tội danh, khung hình phạt về tội nhận hối lộ phù hợp hơn Ngoài ra, quy định về “lợi ích phi vật chất” chỉ được nhắc tới tại khoản 1 Điều 354, BLHS VN 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với khung hình phạt cao nhất là từ 2 năm đền 7 năm tù, được xếp vào loại tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng Như vậy, người nào phạm tội nhận hối lộ với “của hối lộ” là lợi ích phi vật chất thì sẽ phải nhận án phạt cao nhất là 7 năm tù

Quy định này là chưa phù hợp so với thực tiễn Do trong thực tế, những giá trị mà “lợi ích phi vật chất” mang lại là vô cùng lớn thậm chí nó còn lớn hơn nhiêu lần so với những lợi ích vật chất Ví dụ, như những suất du học toàn phần; những bữa tiệc xa xi và sang trọng; những chuyến du lịch, nghỉ dưỡng Những “lợi ích phi vật chất” được đánh giá là có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động thực thi công vụ, nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn Chính vì thế, nếu chỉ dừng lại ở khung hình phạt từ 2 năm đền 7 năm tù thì sẽ không đủ tỉnh răn đe đối với các cá nhân phạm tội nhận hối lộ Do đó, các cơ quan lập pháp cần phải xem xét tới việc bổ sung những quy định cụ thể hơn về “lợi ích phi vật chất” và đưa dấu hiệu

“lợi ích phi vật chất” vào những khung hình phạt cao hơn tại Điều 354, BLHS VN

2015 Việc mở rộng thêm quy định về dấu hiệu “lợi ích phi vật chất” cũng như tăng thêm khung hình phạt đối với dâu hiệu này đã phản ánh đầy đủ yêu cầu của Công

51 ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc về “của hối lộ”, theo đó bất kỳ loại lợi ích nào được đưa, nhận một cách bất chính để thay đổi hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người có thẩm quyền đều bị xem là “của hối lộ” Điểm này không chỉ phù hợp với thực tiễn lập pháp của nhiều quốc gia trên thế giới mà còn phù hợp với nhu cầu phát triển chung của toàn xã hội ngày nay

3.2.2 Hoàn thiện về tình tiết định khung tăng nặng đối với tội nhận hối lộ theo quy định của BLHS hiện hành

Tại Điều 354, BLHS VN năm 2015, đã quy định về những tình tiết tăng nặng đối với tội nhận hối lộ Tuy nhiên, trên cơ sở tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn về tội nhận hối lộ trong thời đại mới, dnhận thấy cần phải sửa đổi, bổ sung một số quy định về tình tiết tăng nặng đối với tội danh này

Thứ nhất, xem xét sửa đổi để có thể giảm mức giá trị thiệt hại tài sản do hành vi nhận hối lộ gây ra từ “thấp nhất từ 1.000.000.000 đồng” xuống thành “thấp nhất từ 100.000.000 đồng” Cụ thể, tại điểm d khoản 2, Điều 354 BLHS VN năm

2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), có quy định: “Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng” sẽ bị phạt tù từ 7 năm đền 15 năm Tuy nhiên, nhận thấy rằng, 1.000.000.000 đồng là một con số không hề nhỏ Do đó, cần phải xem xét để giảm mức giá trị thiệt hại tài sản từ “thấp nhất từ 1.000.000.000” xuống “thấp nhất từ 100.000.000 đồng” Để có thể đảm bảo được tỉnh răn đe hơn nữa đối với tội phạm nhận hối lộ

Thứ hai, cần phải xác định một cách chính xác và đầy đủ hơn, cũng như xem xét bổ sung thêm các hình thức xác định cụ thể để chỉ ra những loại tài sản bị gây thiệt hại đó để không bỏ lọt tội phạm Ví dụ, có thể quy định rằng nếu tài sản bị gây thiệt hại là những tài sản có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc gia, an toàn xã hội hay sức khỏe cộng đồng như vũ khí, thuốc nổ, ma túy hay chất độc thì cũng sẽ áp dụng cho hình phạt này Ngoài ra, cũng có thể nêu cụ thể những loại tài sản giá trị đặc biệt cao như kim cương, vàng, bạc, ngọc trai, đá quý hay các loại ngoại tệ thì sẽ áp dụng mức thiệt hại cao nhất để áp dụng hình phạt này Như vậy, việc xác định mức thiệt hại về tài sản trong Điều 354 BLHS hiện hành sẽ phù hợp hơn với tính chất và mức độ nguy hiểm của các hành vi pham tội có liên quan và phân nào làm

52 rõ được sự tương thích trong giá trị của từng loại tài sản bị thiệt hại do hành vi nhận hối lộ gây ra

Thứ ba, cần xem xét bổ sung thêm các tình tiết định khung tăng nặng hơn nữa vào Điều 354 Do nhận hối lộ cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác như tính mạng, danh dự nhân phẩm, uy tín của con người hay thậm chí trở thành yếu tố dẫn nổi cho các hành vi phạm tội nghiêm trọng khác như Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ Không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà ngay trong cuộc sông hàng ngày cũng đã và đang có vô số các hành vi nhận hối lộ với mức độ nhỏ và diễn ra khá phổ biển (tham nhũng vặt)

Thậm chí có trường hợp xuất phát từ việc người nhận hối lộ có biết về các hành vi vi phạm nhưng đã khiến cho một số vi phạm không bị xử lý hoặc bị bỏ sót dẫn đến hành vi vi phạm đó gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí rất nghiêm trọng không chỉ về người, tài sản Ví dụ, như nhận hối lộ để bỏ qua hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm luật, hành vi “làm luật” trước của các tài xế xe khách vào ngày lễ để có thể chở vượt quá số người quy định Một hành vi vi phạm pháp luật đã được hành vi nhận hối lộ che khuất nhưng lại gián tiếp khiến hàng loạt vụ tai nạn thương tâm diễn ra Rõ ràng, việc nhận hối lộ trong những trường hợp đó tuy có thể không bị xử phạt nặng nề nhưng đều có thể thấy rõ tính chất nguy hiểm cao hơn của nó khi là nguyên nhân gián tiếp khiến các thiệt hại về người và tài xây ra trên thực tế Do đó, cần có chế tài xử lý nghiêm khắc hơn nữa cho tội nhận hối lộ để đẩy lùi hành vì xấu này mà còn là sự giải quyết triệt để tay sai, các mầm mống tội phạm đó để răn đe, trừng trị chúng bằng sức mạnh của pháp luật

3.2.3 Hoàn thiện quy định về hình phạt bổ sung Đối với hình phạt bổ sung của tội nhận hối lộ được quy định tại khoản 5 Điều 354 BLHS năm 2015 cần quy định hình phạt tiền là bắt buộc phải áp dụng thay vì quy định “có thể” áp dụng như hiện tại Đồng thời, cần tăng mức phạt tiền tối đa để phù hợp mức độ thiệt hại do tội phạm này gây ra

Giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử tội nhận hối lộ trong BLHS hiện nay

3.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả về xác định tình tiết tội nhận hối lộ để tránh nhầm lẫn với các tội phạm tham nhũng khác

Trong nhóm tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ, tội nhận hối lộ dễ bị nhầm lẫn với Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được quy định tại Điều 356, BLHS năm 2015 Dấu hiệu pháp lý của hai tội danh này khá giống nhau Trong quá trình điều tra, xét xử các tội phạm này, có nhiều tình tiết khó để xác định được đó là thuộc về tội nhận hối lộ hay Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ Không những thế, các vụ án nhận hối lộ nói riêng và tham nhũng nói chung ngày càng diễn biến phức tạp, các hành vi phạm tội trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều Theo đó, tình tiết của vụ án cũng phong phú, phức tạp khiến cho các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định tội danh Hiện nay, mới chỉ có một Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 của HĐTP TANDTC về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ Và trong văn bản này chưa quy định cụ thể, rõ ràng về việc xác định các tình tiết định tội danh của các tội phạm tham nhũng Để tránh tình trạng nhầm lẫn giữa hai loại tội danh này, nhóm nghiên cứu nhận thấy, các cơ quan lập pháp cần phải có một văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn kỹ hơn về việc xác định tình tiết định tội danh trong nhóm tội phạm tham những và tội phạm khác về chức vụ Trong đó, cần phải có một điều riêng biệt về phân loại và hướng dẫn xác định các tình tiết giữa tội nhận hối lộ và Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Ngoài ra, trong phần bất cập, hạn chế về việc xác định tội danh đã được tác giả trình bày trong mục 2.2.2.2, đã chỉ ra được sự chênh lệch giữa các khung hình phạt của hai tội này theo quy định của BLHS VN 2015 Điều này, khiến cho các đối tượng có thể lợi dụng để thay đổi tội danh, lách luật để được hưởng mức phạt nhẹ hơn Nhận thấy tính nguy hiểm và nghiêm trọng của vấn đề này, nhóm nghiên cứu đưa ra kiến nghị đối với các cơ quan lập pháp cần phải sửa đổi, bổ sung về dấu hiệu pháp lý của hai loại tội danh này Và đặc biệt là cần phải sửa đổi những quy định về khung hình phạt của hai loại tội danh này tại Điều 354 và Điều 356 của BLHS VN

2015 để tránh tình trạng cố tình thay đổi tội danh, lách luật để có thể hưởng mức phạt nhẹ hơn Đồng thời, cũng là để các quy định có tính răn đe hơn đối với các bị cáo, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham những nói chung và nhận hối lộ nói riêng ở nước ta Bên cạnh đó, để giải quyết tình trạng có ý thay đổi tội danh này, các cơ quan lập pháp cũng cản phải đưa ra những chế tài xử phạt nghiêm minh, trước tiên là để đảm bảo tình trạng này hạn chế này, sau cùng là đảm bảo nguyên tắc xử phạt đúng người, đúng tội và răn đe cho các đối tượng khác

3.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả về xác định hành vi khách quan Để việc xác định hành vi khách quan của tội nhận hối lộ được thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật, thiết nghĩ cần phải tiếp tục hoàn thiện một số vấn đề trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, hướng dẫn về hành vi khách quan của tội nhận hối lộ, đặc biệt phân biệt nhận hối lộ trong lĩnh vực công và nhận hối lộ trong lĩnh vực tư Lĩnh vực tư còn những trường hợp như nhận tiền hoa hồng, chi phí môi giới, … Môi giới là một hoạt động dịch vụ được pháp luật thừa nhận, hoa hồng môi giới là giá của dịch vụ này Người được môi giới có nghĩa vụ phải trả hoa hồng cho người môi giới và được phép tính vào chi phí hợp lý khoản phí này nếu hoạt động được môi giới có liên quan đến hoạt động kinh doanh tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế Hoa hồng môi giới cũng là khoản chi phí rất dễ bị lợi dụng nếu không có cơ chế quản lý Đây là trường hợp còn tồn tại trong thực tiễn và cần phải có văn bản hướng dẫn rõ ràng để phân biệt

Thứ hai, giải thích, hướng dẫn cụ thể hơn về hành vi “sẽ nhận” của hối lộ nhằm cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xác định chính xác về thời điểm cấu thành tội phạm, tội phạm hoàn thành Theo đó, thời điểm cấu thành tội phạm là thời điểm mà người có chức vụ, quyền hạn chấp nhận đề nghị hối lộ hoặc đưa ra đề nghị hối lộ

Thứ ba, nghiên cứu quy định hành vi nhận hối lộ tạ ơn cũng phạm tội nhận hối lộ Đây trường hợp người đưa hối lộ thông thường chỉ nói: “Giúp rồi sẽ nhớ ơn” và sau khi người nhận giúp đỡ thì người được giúp mới tiến hành “đền ơn đáp nghĩa” bằng khoản lợi ích vật chất/phi vật chất nào đó (đây được coi là kiểu hối lộ tạ ơn), hiện Việt Nam vẫn chưa công nhận hình thức hối lộ này và trên thực tế đa số

55 trường hợp người am hiểu sẽ lợi dụng lỗ hổng này để lách luật và tiến hành thực hiện hành vi phạm tội “ng m” Chính vì vậy, cần thiết phải bổ sung hình thức nhận hối lộ này vào pháp luật hình sự Việt Nam

Như vậy, hành vi khách quan của tội nhận hối lộ khá phức tạp, cần có sự kết hợp của nhiều dấu hiệu và bị coi là hành vi nhận hối lộ nếu người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất dưới bất kỳ hình thức nào Vì vậy, nghiên cứu làm sáng tỏ những quy định của PLHS liên quan đến hành vi khách quan của tội nhận hối lộ có một ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt nhận thức mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở pháp lý để phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các hành vi phạm tội nhận hối lộ

3.3.3 Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án

Tòa án các cấp tiếp tục tập trung thực hiện tốt các giải pháp đột phá nhằm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác giải quyết, xét xử các loại vụ việc và các mặt công tác khác; thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng Tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành theo hướng phân công, phân cấp hợp lý; phát huy tính sáng tạo và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu Tăng cường công tác quản lý cán bộ, Thẩm phán; chỉ đạo các Tòa án làm tốt công tác tự kiểm tra và phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, kịp thời khen thưởng, vinh danh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác; đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm

Các Tòa án phải thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, Thẩm phán, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu vị trí công tác Kiện toàn đội ngũ công chức của các Tòa án, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp ở Tòa án nhân dân cấp huyện Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại bộ máy theo hướng tinh gọn đầu mối bên trong của các Tòa án gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Thực hiện việc luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác kịp thời để bổ sung nguồn nhân lực cho các đơn vị có số lượng công việc nhiều,

56 đồng thời bồi dưỡng, rèn luyện đối với cán bộ thuộc diện quy hoạch các chức vụ lãnh đạo, quy hoạch bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp

Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, nhất là kỹ năng điều hành phiên tòa, các văn bản pháp luật mới hướng dẫn đường lối xét xử cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân; chú trọng đào tạo thông qua hệ thống truyền hình trực tuyến và động viên cán bộ, công chức tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn Tổ chức tốt các phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử Biên soạn đầy đủ hệ thống giáo trình bậc đại học, giáo trình đào tạo nghề; tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Các Tòa án đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp đột phá để tăng cường sự giám sát của Nhân dân, cơ quan dân cử và công luận đối với Tòa án Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động của Toà án, kịp thời phát hiện những tồn tại, yếu kém trong công tác xét xử để sửa chữa, khắc phục

Nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân; nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện cơ chế nhân dân tham gia hoạt động xét xử tại Tòa án để Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền tư pháp, giám sát tư pháp Tăng cường công khai, minh bạch, đổi mới thủ tục tố tụng tư pháp tại Tòa án nhằm phục vụ tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận Tòa án

3.3.4 Tăng cường học hỏi kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia trên thế giới về tội phạm nhận hối lộ

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Ph n chung)”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Ph n chung)”
Nhà XB: Nxb Công an Nhân dân
2. “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam. Ph n các tội phạm (quyển 2)”, Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Nhà xuất bản Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam. Ph n các tội phạm (quyển "2)
Tác giả: “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam. Ph n các tội phạm (quyển 2)”, Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Công an nhân dân
Năm: 2021
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn iện đại hội đại biểu toàn quốc l n thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tr.143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn iện đại hội đại biểu toàn quốc l n thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
5. Đặng Hữu Anh (2016), “Tội nhận hối lộ theo luật Hình sự Việt Nam”, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tội nhận hối lộ theo luật Hình sự Việt Nam”
Tác giả: Đặng Hữu Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2016
6. Định Văn Quế (1999), “Bình luận Bộ luật Hình sự 1999, Ph n các tội phạm”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bình luận Bộ luật Hình sự 1999, Ph n các tội phạm”
Tác giả: Định Văn Quế
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1999
7. Lê Quang Thành (2020), “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, s a đổi, bổ sung 2017”. Nhà xuất bản Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, s a đổi, bổ sung 2017”
Tác giả: Lê Quang Thành
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
Năm: 2020
10. Nguyễn Ngọc Điệp, “Bình luận khoa học Ph n các tội phạm Bộ luật Hình sự năm 2015 được s a đổi, bổ sung 2017”, Nhà xuất bản thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bình luận khoa học Ph n các tội phạm Bộ luật Hình sự năm 2015 được s a đổi, bổ sung 2017”
Nhà XB: Nhà xuất bản thế giới
3. Báo cáo số 33/BC-HĐTĐ ngày 10 tháng 02 năm 2015 của Hội đồng thẩm định Bộ Tư pháp về dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  số  2.2.1.  Tổng  số  vụ  án  Tòa  án  xét  xử  về  kinh  tế,  tham  nhũng  và  nhận hối lộ trong giai đoạn 2021-2023 - tội nhận hối lộ trong bộ luật hình sự việt nam hiện nay
ng số 2.2.1. Tổng số vụ án Tòa án xét xử về kinh tế, tham nhũng và nhận hối lộ trong giai đoạn 2021-2023 (Trang 38)
Bảng số 2.2.2. Tổng số bị cáo Tòa án xét xử về kinh tế, tham nhũng và nhận hối - tội nhận hối lộ trong bộ luật hình sự việt nam hiện nay
Bảng s ố 2.2.2. Tổng số bị cáo Tòa án xét xử về kinh tế, tham nhũng và nhận hối (Trang 39)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w