1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ theo bộ luật hình sự việt nam hiện nay 2

65 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Trong Thi Hành Công Vụ Theo Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Thúy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Lê Thu
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Luật
Thể loại Khóa luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 817,31 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (9)
  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài (10)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (11)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu (12)
  • 5. Các phương pháp nghiên cứu (13)
  • 6. Bố cục khóa luận (13)
  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN TRONG THI HÀNH CÔNG VỤ (14)
    • 1.1. Những vấn đề lý luận về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ (14)
      • 1.1.1. Khái niệm Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ (14)
      • 1.1.2. Đặc điểm Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ (15)
      • 1.1.3. Ý nghĩa quy định pháp luật về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn (17)
        • 1.2.1.1. Khách thể Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (19)
        • 1.2.1.2. Mặt khách quan Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (21)
        • 1.2.1.3. Chủ thể Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi khi hành công vụ (26)
        • 1.2.1.4. Mặt chủ quan Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (28)
      • 1.2.2. Hình phạt đối với Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (30)
      • 1.2.3. Phân biệt Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với một số tội phạm khác (34)
        • 1.2.3.1. Phân biệt tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (34)
        • 1.2.3.2. Phân biệt Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với Tội tham ô tài sản (36)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN (41)
    • 2.1. Thực tiễn xét xử Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (41)
      • 2.1.1. Kết quả đạt được (41)
      • 2.1.2. Những tồn tại, hạn chế trong xét xử Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn (46)
      • 2.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ (52)
      • 2.2.2. Nâng cao hiệu quả thực tiễn xét xử Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn (53)
  • KẾT LUẬN (61)

Nội dung

Vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay” nhằm tìm hiểu, phân tích các hạn chế, bất cập trong

Tình hình nghiên cứu đề tài

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ nói riêng và tội phạm tham nhũng nói chung đã có khá nhiều nhà nghiên cứu và các cán bộ làm công tác thực tiễn nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu là giáo trình, sách tham khảo: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm (Quyền 2) của Trường đại học luật Hà

Hình sự - Phần các tội phạm tập 5 của ThS Đinh Văn Quế, NXB TP Hồ Chí Minh Các công trình nghiên cứu đã quy định một số vấn đề về cấu thành pháp lý tội tham nhũng nói chung và Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn nói riêng Tuy nhiên, các công trình chỉ đi vào quy định mang tính bao quát tổng thể mà không đi sâu, phân tích các dấu hiệu pháp lý cụ thể Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ

Các công trình nghiên cứu là Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ luật học, các bài viết, đề tài khoa học: Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Tạ Quốc Tuấn với đề tài “Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo

Luật Hình sự Việt Nam” bảo vệ năm 2016; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Ma Kiều Diễm với đề tài “Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình sự năm 2015” bảo vệ năm 2019 Các luận văn kể trên đã có sự phân tích các vấn đề lý luận, pháp luật về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ; đã có sự so sánh với một số tội phạm trong nhóm tham nhũng Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại theo quy định BLHS năm 2015 và đã hoàn thành ở một thời điểm khá lâu so với hiện nay Vì vậy, việc nghiên cứu Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định BLHS Việt Nam năm 2015 sửa đổi, bổ sung

2017 một cách có hệ thống, toàn diện từ lý luận đến thực tiễn, phù hợp với xu thế hiện nay.

Các phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được thực hiện trên cơ sử phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê.

Bố cục khóa luận

Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dụng của Khóa luận gồm 02 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ

Chương 2: Thực tiễn xét xử và một số giải pháp nâng cao chất lượng xét xử Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN TRONG THI HÀNH CÔNG VỤ

Những vấn đề lý luận về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ

1.1.1 Khái niệm Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ

Từ điển Hán Việt giải thích một số thuật ngữ “ Lợi dụng là dùng thủ đoạn hoặc dựa vào điều kiện thuận lợi để đoạt lấy lợi ích cho mình, lợi ích này là lợi ích không chính đáng”, “ Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nào đó trong một tổ chức, một tập thể”, “Quyền hạn được hiểu là quyền lực pháp lý của nhà nước được trao cho cá nhân tổ chức trong giới hạn nhất định”, “Công vụ được định nghĩa là việc công, nghĩa là những việc được thực hiện vì lợi ích nhà nước, xã hội, cơ quan tập thể” [11]

Theo quan điểm GS.TS Nguyễn Ngọc Hoa: “Công vụ là hoạt động theo đúng pháp luật của chủ thể được cơ quan nhà nước giao nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bao gồm quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án” [8]

Công vụ được lý giải ở nhiều góc độ khác nhau Theo từ điển Tiếng Việt

“Công vụ” được định nghĩa là việc công, nghĩa là những việc được thực hiện vì lợi ích nhà nước, xã hội, cơ quan, tập thể Theo Luật cán bộ, công chức năm

2008 tại Điều 2 có quy định “Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan” [4]

Theo từ điển giải thích thuật ngữ Luật học: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ là hành vi làm trái với nhiệm vụ được giao của người

Hay tại khoản 1 Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân [2]

Từ sự phân tích các định nghĩa trên, có thể đưa ra khái niệm Tội lợi dụng chức vụ trong thi hành công vụ: Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ở mức độ theo quy định của Bộ luật hình sự

1.1.2 Đặc điểm Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ

Từ những khái niệm trên có thể rút ra các đặc điểm của tội phạm này như sau:

Thứ nhất, người thực hiện hành vi Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trước hết phải đáp ứng cầu chung về chủ thể tội phạm là người có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình, đủ tuổi chịu TNHS Tình trạng không có năng lực TNHS là trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi Theo đó, tình trạng không có năng lực TNHS chỉ cần một trong hai dấu hiệu là mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi là đã thỏa mãn Do vậy, người tuy bình thường vẫn nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mình gây ra nhưng trong những điều kiện cụ thể mà người này không có khả năng điều khiển hành vi thì cũng được xem là tình trạng mất năng lực TNHS

Ngoài dấu hiệu về năng lực TNHS, chủ thể Tội phạm này còn phải đáp ứng dấu hiệu là người có chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ Hoạt động công vụ ở đây được xác định là hoạt động nhân danh nhà nước, đúng pháp luật, do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc nhà nước giao cho người có chức vụ quyền hạn thực hiện

Thứ hai, Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ thực hiện bởi những người có chức vụ, quyền hạn trong Bộ máy nhà nước, do vậy hành vi tội phạm xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức Hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức là hoạt động phù hợp với pháp luật, phù hợp với lợi ích xã hội, của nhà nước, của các tổ chức, do các tội phạm về chức vụ gây ra

Thứ ba, người phạm Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ là lỗi có ý trực tiếp, họ nhận thức được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra

Thứ tư, các biểu hiện khách quan bên ngoài của tội phạm được thể hiện bằng những dấu hiệu cụ thể về hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nghiêm trọng cho xã hội Một hành vi sở dĩ bị quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu TNHS vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội Nguy hiểm cho xã hội có nghĩa là gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Nếu không xâm phạm vào các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ tì mặc dù hành vi có nguy hiểm cho xã hội, nhưng cũng không bị coi là tội phạm Hành vi Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Hình ảnh 1.1.1: Hình ảnh minh họa tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ (Nguồn: Internet)

1.1.3 Ý nghĩa quy định pháp luật về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ

Các tội phạm tham nhũng nói chung và Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ nói riêng những năm gần đây đã và đang xảy ra ngày một rộng, gây ra những thiệt hại rất lớn cho Nhà nước và xã hội Việc các nhà làm luật nghiên cứu và ban hành những văn bản quy định về vấn đề nói trên có ý nghĩa hết sức to lớn trong công tác Phòng, chống tham nhũng

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ được quy định tại điều 356 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 với các yếu tố: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan Những quy định này trước hết góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về nhóm tội phạm tham nhũng, tạo sự phong phú cho hệ thống pháp luật Việt Nam Đồng thời là căn cứ cho các cơ quan bảo vệ pháp luật điều tra, truy tố, xét xử tội phạm đúng với tính chất, mức độ và hậu quả gây ra Bên cạnh đó, là cơ sở để VKS, TAND phân biệt giữa các tội phạm trong nhóm tội phạm tham nhũng về chức vụ, đưa ra những bản án, quyết định chính xác, hạn chế mức thấp nhất các vụ án bị kháng nghị, kháng cáo Ngoài ra, việc quy định về khung hình phạt theo mức độ và tính chất người phạm tội gây ra nhằm cung cấp thông tin cho mọi người nói chung và cán bộ, công chức, những cá nhân có ít nhiều quyền hành trong hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước nói riêng về những hình phạt nếu có hành vi phạm tội theo quy định pháp luật

Cuối cùng, việc nghiên cứu và quy định về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ góp phần ổn định chính trị, làm sạch hệ thống bộ máy nhà nước, các cơ quan đầu não, bảo đảm cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa “hồng”, vừa “chuyên”, duy trì trật tự an ninh xã hội Từ đó tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, thúc đẩy nên kinh tế nước nhà phát triển

1.2 Quy định pháp luật về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ

1.2.1 Dấu hiệu pháp lý hình sự Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ

THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN

Thực tiễn xét xử Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân mà tình hình phạm tội nói chung, các tội phạm về chức vụ nói riêng, đặt biệt các tội phạm tham nhũng đang diễn ra tương đối nghiêm trọng và phức tạp trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế đến giáo dục xảy ra ở nhiều cấp khác nhau Với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng luôn đi đầu và đã có những chuyển biến tích cực, nhiều vụ án lớn được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử; ngoài ra đã thu hồi được một số tiền thất thoát nhất định cho Nhà nước, nhiều bị cáo đã chịu hình phạt thỏa đáng Qua đó góp phần trong công cuộc xây dựng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững nền chính trị, xã hội

Theo đánh giá của TAND tối cao, trong thời gian qua, TAND các cấp trong cả nước nhận thức ngày càng tốt hơn về các quy định của pháp luật, chính sách và đường lối xử lý các tội phạm tham nhũng Chính vì vậy mà công tác xét xử Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ đã góp phần tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng đạt được hiệu qủa tương đối tốt, đáp ứng được những yêu cầu của địa phương như xét xử kịp thời, đúng thời điểm, xét xử đúng người đúng tội, xét xử thỏa đáng, không gây dư luận xôn xao trong xã hội

Nhìn lại tình hình xét xử Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ giai đoạn 5 năm trở lại đây được thể hiện cơ bản qua số liệu về tổng số vụ và tổng số bị cáo phạm tội xét xử hàng năm, cụ thể:

Bảng 1: Thống kê số vụ thụ lý và xét xử sơ thẩm về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ giai đoạn 2018 – 2021

Năm Thụ lý Xét xử sơ thẩm Tỷ lệ số vụ án đã xét xử so với số vụ án đã thụ lý (%)

Số vụ Số bị cáo

Số vụ Số bị cáo

Số vụ Số bị cáo

(Nguồn: Vụ tổng hợp, Tòa án nhân dân Tối cao )

Qua bảng thống kê trên, cho thấy số vụ và số bị cáo xét xử sơ thẩm từ năm 2018 đến năm 2021 có sự tăng giảm không đồng đều Năm 2021 là năm thụ lý hồ sơ nhiều nhất với 111 vụ và 516 bị cáo Số vụ án và số bị cáo hằng năm tăng lên thể hiện sự quyết liệt của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tham nhũng nói chung và đấu tranh phòng chống Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ nói riêng

Tỷ lệ giữa số vụ thụ lý và số vụ được giải quyết không có sự chênh lệch quá cao Tuy nhiên, tỷ lệ xét xử nói chung còn thấp đặc biệt là năm 2020, do thể đặc biệt nên số lượng các vụ án xảy ra không nhiều so với các tội thông thường như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tại sản…nhưng mỗi vụ án đều là tâm điểm gây sự chú ý tại các địa phương nói riêng và trong toàn xã hội nói chung

Qua số liệu trên thấy rõ Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ chủ yếu được thực hiện với hình thức đồng phạm, có từ hai người trở lên Đối với những vụ án thực hiện bằng hình thức đồng phạm, khi xét xử Tòa án đã cân nhắc đầy đủ, chính xác vai trò của mỗi bị cáo trong vụ án, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân hay các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để cá thể hóa hình phạt Và trong những vụ án gần đây, chưa có vụ án nào tìm thấy tội phạm thực hiện hành vi phạm Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ một cách đơn lẻ Chính vì vậy, mà mức độ thiệt hại các tội phạm gây ra rất lớn cho cơ quan, tổ chức Đồng thời việc thực hiện bằng hình thức đồng phạm cũng rất tinh vi, tiểu xảo, gây khó khăn trong công tác điều tra, thu thập chứng cứ

Bên cạnh nghiên cứu số liệu vụ án và bị cáo bị đưa ra xét xử trong 5 năm trở lại đây thì chúng ta cần đề cập tới việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội Việc nghiên cứu về hình phạt nhằm có cái nhìn tổng quát về hoạt động áp dụng pháp luật và qua đó có thể đánh giá mức độ tương xứng giữa tính chất phạm tội với trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải chịu

Bảng 2: Trách nhiệm hình sự của người phạm Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trng khi thi hành công vụ trong số 798 bị cáo thuộc 172 vụ án (2018- 2021) bị Tòa án tuyên hình phạt chính là hình phạt tù có thời hạn

(Nguồn: Vụ tổng hợp, Tòa án nhân dân Tối cao )

Trên cơ sở số liệu thống kê các hình phạt thì hình phạt tù 3 năm trở xuống có số lượng lớn nhất với 300 bị cáo chiếm 37,59%, hình phạt tù từ 3 năm đến

7 năm là 158 bị cáo chiếm 19,79% và hình phạt tù từ 7 đến 15 năm chiếm tỉ lệ thấp nhấp với 40 bị cáo chiếm 6,5% Điều này cũng đánh giá được tính chất, mức độ mà người phạm tội gây ra Trong các bị cáo được đưa ra xét xử thì số bị cáo bị Tòa án áp dụng hình phạt bổ sung rất ít, có 6 bị cáo bị phạt tiền, chiếm 0,43 và 40 bị cáo bị áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, chiếm 5,01%

Chủ thể thực hiện tội phạm này thường nắm giữ những vị trí cao trong bộ máy nhà nước, do vậy mà hành vi phạm tội của họ sẽ gây ra những thất thóat

Từ 3 năm trở xuống Từ trên 3 năm đến 7 năm

Từ trên 7 năm đến 15 năm

HÌNH PHẠT CHÍNH LÀ HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN răn đe, giáo đục đối với những đối tượng này; do đó áp dụng hình phạt bổ sung vừa khắc phục được một phần hậu quả vừa mang tính nghiêm khắc, làm gương cho các cán bộ

Bảng 3: Trách nhiệm hình sự của người phạm Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong số 798 bị cáo thuộc 172 vụ án (2018- 2021) bị Tòa án tuyên hình phạt chính không tước tự do

(Nguồn: Vụ tổng hợp, Tòa án nhân dân Tối cao )

Trên cơ sở số liệu thống kê các hình phạt chính không tước do của 298 bị cáo với 172 vụ án bị đưa ra xét xử trong giao đoạn từ 2018 đến 2021 cho thấy hình phạt không tước tự do được áp dụng phổ biến nhất là cải tạo không giam giữ, 69 bị cáo bị áp dụng hình phạt này chiếm 23,15% Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ được thực hiện bằng hình thức đồng phạm Những người này gây ra hậu quả và mức độ nguy hiểm cho xã hội là khác nhau, căn cứ vào vị trí, vai trò trong đồng phạm và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nên hình phạt cải tạo không giam giữ được áp

Cảnh cáo Phạt tiền Cải tạo không giam giữ

HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG TƯỚC TỰ DO dụng cho phạm tội có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao Trong số 798 bị cáo thì không có bị cáo nào bị áp dụng cảnh cáo hoặc trục xuất và chỉ có 3 bị cáo bị Tòa án tuyên hình phạt phạt tiền (khi là hình phạt chính) Qua đó phản ánh thực tiễn các bị cáo trong các vụ án phạm tội chủ yếu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng và nghiêm trọng

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ chính trị (2022), Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022
Tác giả: Bộ chính trị
Năm: 2022
7. Ma Kiều Diễm (2019), Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình sự năm 2015, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình sự năm 2015
Tác giả: Ma Kiều Diễm
Năm: 2019
8. Nguyễn Ngọc Hòa “Giáo trình luật hình sự Việt Nam”, tập 2 NXB Công an nhân dân 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật hình sự Việt Nam
Nhà XB: NXB Công an nhân dân 2006
9. Trần Quốc Hoàn (2022), Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình sự năm 2015, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong Bộ Luật Hình sự năm 2015
Tác giả: Trần Quốc Hoàn
Năm: 2022
12. Tạ Quốc Tuấn (2016), Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Tạ Quốc Tuấn
Năm: 2016
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị quốc gia, 2016 Khác
6. Nghị quyết 03/2020 NQ – HĐTP ngày 30 tháng 12 năm 2020 về hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ.B. Các tài liệu tham khảo khác Khác
10. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Khác
11. Đĩ Văn Nhân (2018), từ điển Hán Việt hiện đại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Khác
13. Giáo trình luật hình sự Việt Nam, phần chung, trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2019 Khác
14. Giáo trình luật hình sự Việt Nam, phần chung, trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2019 Khác
15. Trường đại học Luật Hà Nội (1999), từ điển giải thích thuật ngữ luật học: Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân Hà Nội Khác
16. Trường đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Hà Nội, TP HCM Khác
17. Bản án số 22/2021 HSST ngày 25 tháng 02 năm 2021 của TAND Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ Khác
18. Bản án số 398/2022/HS-PT ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ Khác
19. Bản án số 56/2022 HSST ngày 22 tháng 09 năm 2022 của TAND huyện Phù Yên tỉnh Sơn La Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh 1.1.1: Hình ảnh minh họa tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi - tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ theo bộ luật hình sự việt nam hiện nay 2
nh ảnh 1.1.1: Hình ảnh minh họa tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi (Trang 17)
Bảng 1: Thống kê số vụ thụ lý và xét xử sơ thẩm về Tội lợi dụng chức vụ,  quyền hạn trong khi thi hành công vụ giai đoạn 2018 – 2021 - tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ theo bộ luật hình sự việt nam hiện nay 2
Bảng 1 Thống kê số vụ thụ lý và xét xử sơ thẩm về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ giai đoạn 2018 – 2021 (Trang 42)
Bảng 2: Trách nhiệm hình sự của người phạm Tội lợi dụng chức vụ quyền  hạn trng khi thi hành công vụ trong số 798 bị cáo thuộc 172 vụ án  (2018-2021) bị Tòa án tuyên hình phạt chính là hình phạt tù có thời hạn - tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ theo bộ luật hình sự việt nam hiện nay 2
Bảng 2 Trách nhiệm hình sự của người phạm Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trng khi thi hành công vụ trong số 798 bị cáo thuộc 172 vụ án (2018-2021) bị Tòa án tuyên hình phạt chính là hình phạt tù có thời hạn (Trang 44)
Bảng 3: Trách nhiệm hình sự của người phạm Tội lợi dụng chức vụ quyền  hạn trong khi thi hành công vụ trong số 798 bị cáo thuộc 172 vụ án  (2018-2021) bị Tòa án tuyên hình phạt chính không tước tự do - tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ theo bộ luật hình sự việt nam hiện nay 2
Bảng 3 Trách nhiệm hình sự của người phạm Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong số 798 bị cáo thuộc 172 vụ án (2018-2021) bị Tòa án tuyên hình phạt chính không tước tự do (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w