1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tội hành hạ người khác trong bộ luật hình sự năm 2015 chuyên ngành luật hình sự

63 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Phương pháp nghiên cứuĐể nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, tác giả đã sử dụng nhiều phươngpháp nghiên cứu cụ thể như sau- Phương pháp lịch sử: Tác giả sử dụng phương pháp này để làm rõ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI TRUNG NGHĨA443439

TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONGBỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

Chuyên ngành: Luật Hình sự

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội - 2023

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI TRUNG NGHĨA

TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONGBỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

Chuyên ngành: Luật Hình sự

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS.Trương Quang Vinh

Trang 3

Hà Nội - 2023LỜI CAM ĐOAN

Xác nhận của giảng viênhướng dẫn

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng tôi, các kết luận, số liệu trong khóa luận tốt

nghiệp là trung thực, đảm bảo độ tin cậy./.

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Tội hành hạ người khác hoặc xâm hại tới nhân phẩm, danh dự của conngười được pháp luật bảo vệ, do người đã tuổi chịu trách nhiệm hình sự vànăng lực trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện hành vi đối xử một cách tàn ácvới người chịu lệ thuộc vào mình Trên thực tế, cả nước trong nhiều năm qua,tội hành hạ người khác có số lượng án thụ lý và giải quyết rất thấp so với cáctội khác trong nhóm tội xâm phạm sức khỏe Ngược lại, số vụ việc hành hạngười khác xảy ra rất nhiều ở địa phương nhưng chưa được phát hiện, thụ lývà giải quyết theo các điều khoản quy định trong Luật hình sự Bởi vì, hànhhạ người khác là một trong những hành vi diễn ra tiềm ẩn hàng ngày ở nhiềunơi trong xã hội, nhưng việc phát hiện và xử lý chưa nhiều, chưa hiệu quả,còn thiếu nghiêm khắc, chưa được sự đồng thuận cao trong nhân dân Cũnggiống như các loại tội phạm khác cũng gia tăng, những hình thức và thủ đoạnngày càng tinh vi hơn, thì tội hành hạ người khác cũng phức tạp và gây hậuquả nghiêm trọng cho con người Một trong những hiện tượng phổ biến màcác cơ quan chức năng chưa can thiệp và xử lý được hết là tình trạng hành hạtrẻ em, lao động phụ giúp việc nhà, trẻ em ở các cơ sở trông giữ trẻ Đây làtình trạng tồn tại rất lâu tại các thành phố lớn, thậm chí ở những vùng quê,vùng cao của nước ta Việc đấu tranh phòng chống hành vi hành hạ ngườikhác nói chung, tội hành hạ người khác nói riêng đang là vấn đề bức thiếttrong xã hội để bảo vệ người lao động, người già, trẻ em và những đối tượngkhác khỏi hành vi đối xử tàn ác, hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ,văn minh Việc đấu tranh trước hết phải có sự tham gia tích cực của mọingười, kể đến là của các lực lượng Công an, của các tổ chức xã hội, đoàn thểđồng thời, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vềquyền con người, sự tôn trọng và bảo vệ sức khỏe và danh dự của con người.Bên cạnh đó, cần phải kiên quyết xử lý hình sự, các cơ quan có vai trò hết sứcquan trọng đó là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án.

Trang 6

Hiến pháp năm 2013 của nước ta quy định “Mọi người có quyền bất khảxâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sản khác, danh dự và nhânphẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đốixử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhânphẩm”(Điều 20) Quy định này của Hiến pháp nhằm bảo vệ quyền con người

nói chung, bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dẫn nóiriêng, phù hợp với Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc năm 1948,Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 đã được ViệtNam cam kết thực hiện khi gia nhập vào ngày 24/9/1982 Hiện nay, nước tađang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vìdân; một nhà nước mà ở đó các quyền cơ bản của công dân, quyền con người,được ghi nhận đầy đủ trong các quy định của Hiến pháp, pháp luật và đượcNhà nước đảm bảo thực hiện trong thực tế Để bảo vệ quyền con người thìpháp luật là công cụ pháp lý hữu hiệu nhất để ngăn chặn và trừng trị nhữnghành vi xâm phạm quyền con người trong thực tiễn Trong hệ thống pháp luậtvề bảo vệ quyền con người thi Bộ luật hình sự là một trong những công cụ đểbảo vệ có hiệu quả các quyền cơ bản của công dân, quyền con người, và đấutranh phòng, chống các loại tội phạm xâm phạm đến quyền con người.

Tuy nhiên những năm gần đây, những tác động của mặt trái nền kinh tếthị trường đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận của đời sống xãhội, điều này đã và đang làm cho những giá trị đạo đức cơ bản bị xói mòn;các chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội đang có dấu hiệu xuống cấp và sứckhỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự con người đang bị ngày càng xem nhẹ.Biểu hiện của thực trạng này là tình hình tội phạm xâm phạm về tính mạng,sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người mà điển hình là tội hành hạ ngườikhác đang xảy ra thường xuyên và có chiều hướng ngày càng gia tăng vớimức độ phạm tội ngày một nghiêm trọng hơn, đã gây ảnh hưởng xấu đến trậttự trị an của xã hội, gây dư luận bất bình trong nhân dân, nhưng các quy địnhcủa pháp luật hình sự về tội phạm này chưa thực sự rõ ràng và còn nhiều bất

Trang 7

cập, vướng mắc như: Quy định chủ thể và đối tượng tác động của tội phạmchưa phù hợp: chưa ghi nhận đầy đủ các hành vi khách quan; chưa quy địnhmột số tình tiết làm tình tiết định khung tăng nặng, quy định hình phạt đối vớitội hành hạ người khác chưa có sự phân hóa cũng như mức hình phạt chưatương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như điều kiệnkinh tế - xã hội hiện nay của nước ta Điều này dẫn đến hiệu quả trong việcđiều tra, truy tố, xét xử trong thực tiễn chưa cao, chưa đủ tính chất răn đe vàtrùng trị với loại tội phạm này.

Do đó, việc nghiên cứu, phân tích về mặt lý luận và thực tiễn áp dụngcủa pháp luật hình sự về tội hành hạ người khác là yêu cầu cấp thiết và mangtính thời sự nhằm làm rõ những mặt còn hạn chế, vướng mắc trong quy địnhcủa pháp luật hình sự, đồng thời đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định phápluật về tội phạm này để góp phần hoàn thiện hơn về pháp luật hình sự trongthời gian tới Qua đó, đáp ứng yêu cầu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tộihành hạ người khác trong tình hình mới và góp phần nâng cao hiệu quả xử lýđối với loại tội phạm này trong thực tiễn để bảo vệ quyền và bảo vệ lợi íchhợp pháp của công dân, trật tự an toàn xã hội Với những lý do trên, em đã lựachọn đề tài "Tội hành hạ người khác theo Luật hình sự Việt Nam" làm Khóaluận tốt nghiệp.

2 Tình hình nghiên cứu.

Bộ luật Hình sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 27/11/2015 tại kỳ họp thứ 10 và cóhiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016 Tuy nhiên, do lỗi soạn thảo, ngày29/6/2016 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 144/2016/QH13 về việc lùihiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự năm 2015 Đến ngày 26/7/2017 Quốchội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015,có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 Đối với tội hành hạ người khác,so với Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có nhiều nộidung bổ sung mới về cấu thành thành tội phạm cơ bản, đến năm 2017 Quốc

Trang 8

hội tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số nội dung về tội hành hạ 3 người kháctrong Bộ luật Hình sự năm 2015 trong đó tập trung sửa đổi bổ sung tình tiếtcấu thành tội phạm tăng nặng Như vậy, tội phạm hành hạ người khác theo Bộluật hình sự năm 2015 chỉ thực sự có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018.

Tội phạm hành hạ người khác là tội phạm được thể hiện đầu tiên trongBộ luật Hình sự năm 1985 (tại Điều 111) và liên tục được điều chỉnh bổ sungqua các Bộ luật Hình sự 1999, 2015 Do vậy, tội hành hạ người khác được đềcập khá nhiều trong một số giáo trình, Bình luận khoa học về Bộ luật hình sự,điển hình như: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam của Trường Đại học luật HàNội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Chủ biên CaoThị Oanh, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2013; Bình luận khoa học Bộ luậthình sự - Phần các tội phạm, Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý – Bộ Tưpháp, NXB: Chính trị Quốc gia năm 1999; Bình luận khoa học Bộ luật hìnhsự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nguyễn Đức Mai, NXB Chính trịquốc gia; Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm2017 – Phần các tội phạm, Nguyễn Ngọc Hòa, NXB: Tư pháp năm 2018;Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 – Phần thứ hai: Các tội phạm, ChươngXIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của conngười, Đinh Văn Quế, NXB: Thông tin và Truyền thông năm 2018, Ngoàira, hằng năm cũng có một số công trình luận văn tốt nghiệp sau Đại học củamột số tác giả nghiên cứu về tội hành hạ người khác quy định trong Bộ luậtHình sự năm 1999.

Tuy có khá nhiều công trình nghiên cứu về tội hành hạ người khác nhưngphần đông các nghiên cứu chỉ dừng lại ở những vấn đề chung nhất về cấuthành tội phạm hoặc nghiên cứu về tội hành hạ người khác ở góc độ Bộ luậtHình sự năm 1999 Kể từ khi Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thì đếnnay, tác giả chưa tiếp cận được công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về tộihành hạ người khác Từ thực tiễn trên cần phải có những công trình nghiêncứu, đi sâu phân tích để làm rõ các quy định của pháp luật về tội hành hạ

Trang 9

2017) và đánh giá làm rõ thực tiễn áp dụng tội hành hạ người khác kể từ khiBộ luật Hình sự năm 2015 ra đời, để từ đó rút ra những vấn đề còn khó khăn,vướng mắc trong áp dụng pháp luật, kịp thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệuquả áp dụng tội hành hạ người khác trong thời gian tới

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận.3.1 Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận của luật hình sự vàthực tiễn áp dụng của tội hành hạ người khác theo quy định Điều 140 của Bộluật hình sự năm 2015, trong nội dung để tài này, tác giả sẽ đưa ra những giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả khi áp dụng quy định pháp luật hình sự về tộihành hạ người khác.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả đặt ra và giải quyết các mục tiêucụ thể sau đây:

+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tội hành hạ người khác theo luậthình sự Việt Nam.

+ Tìm hiểu các thực trạng đã áp dụng quy định Luật hình sự về tội hànhhạ người khác trên thực tế; đưa ra đánh giá, nhận xét về những vướng mắc,bất cập trong các quy định khi áp dụng thực tiễn các quy định của Luật hìnhsự Việt Nam về tội hành hạ người khác trên thực tế.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận, quy định và ápdụng pháp luật về tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam dướigóc độ Luật hình sự.

Trang 10

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu5.1 Phương pháp luận

Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin với các phép duy vật biện chứng và các quan điểm của Đảng vàNhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, tác giả đã sử dụng nhiều phươngpháp nghiên cứu cụ thể như sau

- Phương pháp lịch sử: Tác giả sử dụng phương pháp này để làm rõ sựhình thành và phát triển của tội hành hạ người khác được quy định trong Luậthình sự Việt Nam thời gian từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay.

- Phương pháp thống kê, tổng hợp: Tác giả sử dụng phương pháp này đểlàm rõ tình hình xử lý hình sự đối với tội hành hạ người khác.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả sử dụng phương pháp này đểlàm rõ những vấn đề chung cũng như những hạn chế và vướng mắc về tộihành hạ người khác.

- Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp này để làm rõnhững điểm giống và khác nhau giữa tội hành hạ người khác với các tội phạmkhác có liên quan và đối chiếu quy định về tội hành hạ người khác trong Luậthinh sự Việt Nam với luật hinh sự của một số quốc gia.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài6.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần vào việc nâng cao nhậnthức, nhận thức áp dụng pháp luật cũng như định hướng tham gia đề xuất, gópý hoàn thiện các quy định, văn bản hướng dẫn về tội hành hạ người khác; luậnvăn còn có thể phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo, tập huấn.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Khóa luận có thể sử dụng là một trong những tài liệu tham khảo trongthực tiễn công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện việc hoàn thiện pháp luật, áp

Trang 11

dụng pháp luật, trau dồi nâng cao nghiệp vụ công tác thực thi pháp luật hìnhsự về tội hành hạ người khác

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về tội hành hạ người khác.

Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội hành hạ

người khác.

Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng

các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 đối với tội hành hạ người khác.

Trang 12

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI HÀNH HẠ

NGƯỜI KHÁC

1.1 Khái niệm, đặc điểm của tội hành hạ người khác

1.1.1 Khái niệm tội hành hạ người khác

Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành không đưa ra kháiniệm tội hành hạ người khác Để xây dựng khái niệm tội hành hạ người khác,trước tiên cần phân tích và khái niệm hành vi hành hạ người khác.

Về quan điểm của một số tác giả: Theo Từ điển tiếng Việt định nghĩahành vi hành hạ là “ làm cho đau đớn, khổ sở”1, còn đối với tác giả Đinh VănQuế thì định nghĩa

“ Hành hạ người khác là hành vi của một người đố xử tàn ác với người lệthuộc mình một cách có hệ thống ( lặp đi lặp lại nhiều lần) gây đau đớn về thểxác và tinh thần cho người bị hành hạ”2

Về cơ sở pháp lý: trước đây, việc thi hành các văn bản hướng dẫn của Bộluật hình sự năm 1985, Hội đồng Thẩm phán Toàn án nhân dân tối cao có đưa

ra khái niệm về hành vi hành hạ của “ Tội ngược đãi nghiêm trọng hoặc hànhhạ cha mẹ, vợ chồng, con cái” quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự năm1985 như sau:

“Hành hạ thường được biểu diễn bằng việc đối xử tàn ác như: đánh đập,bắt làm việc nặng nhọc quá sức, gây đau khổ, về thể chất, nhưng chưa đếnmức gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe Sự phân biệt giữa “ngược đãi nghiêm trọng” với hành hạ chỉ là tương đối, vì trong thực tế cótrường hợp hai mặt đó khó phân biệt rõ ràng hoặc quyện vào nhau Do đó,tùy trường hợp cụ thể của hành vi phạm tội và mối quan hệ giữa người phạmtội với nạn nhân mà định tội là tội ngược đãi nghiêm trọng…” hay “ tội hànhhạ…” hoặc định một tội chung là hành hạ và ngược đãi”3

Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành, tại nội dung Thông tư

1 Viện ngôn ngữ (2018), Từ điển tiếng Việt, nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội

2 Đinh Văn Quế (2019), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, Phần các tội phạm, Tập 1, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

Mục 2 Chương 5 Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29 tháng 11 năm 1986 của Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án

Trang 13

liên tịch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tưpháp, Bộ Công an, hướng dẫn cách áp dụng các quy định tại chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật hình sự năm1999 định nghĩa:

“Hành hạ, ngược đãi là đối xử tàn ác, tồi tệ đối với người khác gây đaukhổ về thể xác hoặc tinh thần kéo dài, thông thường được hiểu là việc đối xửtồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hành ngày khác đối với ngườithân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách một cáchkhông bình thường hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hạinhư: đánh đập, giam hãm,… làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác vàtinh thần”

Từ các quan điểm và cơ sở pháp lý nêu trên, theo tác giả thì hành vi hành

hạ người khác đó là: Hành vi đối xử tàn ác, tồi tệ đối với người lệ thuộc vàomình gây đau đớn về thể xác hoặc làm cho họ bị đè nén, áp bức về tinh thần.

Tuy nhiên, không phải lúc nào hành vi hành hạ người khác cũng là tộiphạm, mà hành vi này chỉ được xem là tội phạm khi được quy định trong Bộluật hình sự và hành vi đó phải thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội phạmnói chung và tội phạm cụ thể “hành hạ người khác” nói riêng Kể từ Bộ luậthình sự năm 1985 đến Bộ luật hình sự năm 2015 đều có quy định tội hành hạngười khác, nhưng lại không nêu định nghĩa hay khái niệm “Tội hành hạngười khác” mà chỉ mô tả trực tiếp hành vi hành hạ người khác, những vănbản hướng dẫn thi hành các bộ luật kể trên cũng vậy.

Như vậy, một hành vi cụ thể nói chung hay hành vi hành hạ người khácnói riêng được coi là tội phạm khi nó thỏa mãn các yếu tố như: Hành vi đó làhành vi gây nguy hiểm cho xã hội, được Bộ luật hình sự quy định, người thựchiệ hành vi phải là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, người thựchiện hành vi phải là người có lỗi, xâm phạm đến quan hệ xã hội cụ thể đượcLuật hình sự bảo vệ

Mặt khác, tội hành hạ người khác hiện nay được Bộ luật hình sự quyđịnh, cụ thể ở Bộ luật hình sự năm 2015 tại Điều 140 với mô tả chung tạikhoản 1 điều này thì hành vi hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác với

Trang 14

người lệ thuộc mình Qua đó cho thấy, hành vi đối xử một các tàn ác vớingười khác là hành vi do lỗi cố ý, chứ không phải lỗi vô ý.

Tóm lại, theo quan điểm của tác giả thì: Tội hành hạ người khác là hànhvi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiệnmột cách cố ý xâm phạm danh dự nhân phẩm và thể chất người khác qua việcđối xử tàn ác hoặc làm nhục người bị lệ thuộc mình.

1.1.2 Đặc điểm của tội hành hạ người khác.

Thứ nhất, tội hành hạ người khác là một tội phạm nên nó phải thỏa mãncác đặc điểm của tội phạm nói chung Một hành vi phạm tội hành hạ ngườikhác trước hết hành vi của người đó phải có tính nguy hiểm cho xã hội, tức lànó phải gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xãhội được Luật Hình sự bảo vệ Trong tội hành hạ người khác hành vi nguyhiểm cho xã hội là hành vi đối xử tác ác với người lệ thuộc vào mình Hànhvi đối xử tàn ác này có thể là đánh đập, tra tấn, chửi rủa Hành vi này xâmphạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, các quan hệ đượcPháp luật hình sự bảo vệ Hành vi này gây nên những thiệt hại nhất định chongười, đó là tổn hại về sức khỏe ở mức độ nhất định hoặc tổn hại về tinh thầncho người bị hành hạ.

Thứ hai, hành vi đối xử tàn ác này phải là với người có quan hệ lệ thuộcvào người thực hiện hành vi phạm tội Đây là một trong những đặc trưng nổibật nhất của tội này Theo đó một người chỉ phạm vào tội này nếu nạn nhâncó mối quan hệ lệ thuộc với người thực hiện hành vi hành hạ Nếu một ngườihành hạ người khác mà không có mối quan hệ lệ thuộc thì tùy vào tính chấtcủa hành vi mà phạm vào tội khác do bộ luật quy định Mối quan hệ lệ thuộcnày có thể là lệ thuộc vào công việc, tôn giáo tín ngưỡng, giáo dục

Thứ ba, tính nguy hiểm của tội hành hạ người khác thể hiện ở hành vi đedọa gây thiệt hại đến mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ (làmối quan hệ lệ thuộc, trừ quan hệ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặcngười có công nuôi dưỡng mình) việc có gây ra thiệt hại hay không? Không

Trang 15

phải là yếu tố bắt buộc, ở đây nhà làm luật muốn bảo vệ người bị lệ thuộc (vềkinh tế,tín ngưỡng, giáo dục,….) vì đây là nhóm người dễ bị xâm hại, cầnđược bảo vệ nghiêm ngặt trong xã hội dân chủ, công bằng văn minh.

1.2 Khái quát lịch sử quy định về tội hành hạ người khác trong pháp

luật hình sự Việt Nam.

1.2.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khiBộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực

Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của nước ta lần đầu tiên được banhành kể từ sau ngày 02/9/1945 là Hiến pháp năm 1946, nhưng “quyền bất khảxâm phạm về thân thể của công dân" chưa được thể hiện rõ trong nội dungcủa Hiến pháp này Cho đến Hiến pháp năm 1959 mới có nội dung ghi

nhận:“Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nước Việt Namdân chủ cộng hòa được bảo đảm Không ai có thể bị bắt nếu không có sựquyết định của Tòa án nhân dân hoặc sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhândân”4

Về pháp luật hình sự trong giai đoạn này không nhiều nhưng lại rời rạc,không có một văn bản mang tính thống nhất chung, việc xét xử chủ yếu dựatrên tổng kết hướng dẫn của Tòa án, chẳng hạn như: Thông tư số 24/TATCngày 10/8/1974 của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử các vụ án vôý giết người và cố ý gây thương tích; Chỉ thị số 1025 ngày 15/6/1960 của Tòaán nhân dân tối cao quy định về đường lối xét xử tội giết người vì mê tín dịđoan và xét xử tội hiếp dâm Riêng tội hành hạ người khác chưa được quyđịnh độc lập mà nằm trong khách thể nhóm tội “xâm phạm đến sức khỏe,danh dự, nhân phẩm của người khác" Ngày 15/3/1976, Hội đồng Chính phủCách mạng lâm thời thông qua Sắc luật số 03-SL/1976 quy định về tội phạmvà hình phạt, trong đó có năm loại tội thuộc nhóm các tội xâm phạm tínhmạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người Nhưng Sắc luật lạikhông quy định cụ thể các dấu hiệu phạm tội cũng như khung hình phạt đốivới từng tội phạm cụ thể.

4 Điều 27 Hiến pháp năm 1999.

Trang 16

Đến khi Hiến pháp năm 1980 được ban hành, tại Điều 69 quy định:

“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể Không ai có thểbị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặcphê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân Việc bắt và giam giữ người phải theođúng pháp luật Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”.

1.2.2 Giai đoạn Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực.

Ngày 27/6/1985, Quốc hội thông qua Bộ luật hình sự đầu tiên của nướcta kể từ sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất Nhìn chung, Bộ luật hình sựnăm 1985 kế thừa và phát triển những thành tựu pháp luật hình sự Việt Namqua các thời kỳ trước đó và là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình lịchsử lập pháp về pháp luật hình sự nước ta, lần đầu tiên, các chế định quantrọng về hình sự được định nghĩa một cách khái quát Bộ luật hình sự năm1985 là văn bản đầy đủ nhất trong lĩnh vực luật hình sự ở nước ta từ trước đếnthời điểm này, trong đó tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 111với nội dung như sau: “Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bịphạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ batháng đến hai năm" Như vậy, kể từ ngày 27/6/1985, tội hành hạ người khácđược quy định trong luật hình sự ở nước ta một cách độc lập, qua đó thể hiệnrõ quan điểm, tư tưởng của nhà nước ta là mọi người đều bình đẳng với nhaukhông ai có quyền coi thường đối xử tàn ác hay áp bức người khác (hành hạngười khác), người nào có hành vi hành hạ người khác sẽ bị trừng trị theo quyđịnh nêu trên của Bộ luật hình sự.

Giai đoạn từ sau năm 1985 đến năm 1999 Quy định tại Điều 111 về tộihành hạ người khác của Bộ luật hình sự năm 1985 vẫn còn mang tính chungchung, nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này lại không có nộidung hướng dẫn đối với tội hành hạ người khác Kể cả các lần sửa đổi Bộ luậthình sự năm 1985 gồm ngày 28/12/1989, ngày 12/8/1991, ngày 22/12/1992 vàngày 10/5/1997 thì vẫn không có nội dung sửa đổi quy định về tội hành hạngười khác Hướng dẫn quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, nội dung Nghịquyết số 04/HĐTP ngày 29/12/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân

Trang 17

tối cao có tiêu ra hướng dẫn, giải thích về “hành hạ, ngược đãi, đối xử tàn ác,làm nhục, người khác" liên quan đến quy định về tội hành hạ người khác

1.2.3 Giai đoạn Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực.

Ngày 21/12/1999, Quốc hội thông qua Bộ luật hình sự thay thế Bộ luậthình sự 1985 và các luật sửa đổi của Bộ luật này Đối với quy định về tộihành hạ người khác Bộ luật hình sự năm 1999 tiếp tục kế thừa và phát triểnBộ luật hình sự 1985, nội dung Điều 110 quy định cụ thể như sau:

“1 Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo,cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba thông đến hai năm.

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tàu từmột năm đến ba năm

a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;b) Đối với nhiều người”.

Như vậy, nội dung quy định tại Điều 110 Bộ luật hình sự năm 1999 cónhững điểm giống và khác nhau so với nội dung quy định tại Điều 111 Bộluật hình sự năm 1985, bao gồm:

- Về cấu trúc khung hình phạt: Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quyđịnh một khung hình phạt duy nhất, còn Điều 110 Bộ luật hình sự năm 1999 cóhai khung hình phạt (khung hình phạt cơ bản và khung hình phạt tăng nặng) - Về hành vi của người phạm tội: Giống nhau ở điểm đều mô tả hành vi là"đối xử tàn ác"; khác nhau là tội hành hạ người khác theo Điều 110 Bộ luậthình sự năm 1999 còn quy định thêm hành vi “Đối với nhiều người", là hànhvi thuộc khung hình phạt tăng nặng.

- Về chủ thể bị tội phạm xâm hại: Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉquy định chung là "người lệ thuộc mình”, nghĩa là người bị lệ thuộc vàongười phạm tội, còn Điều 110 Bộ luật hình sự năm 1999 ngoài quy địnhchung chủ thể bị tội phạm xâm hại là người lệ thuộc vào người phạm tội, thìcòn quy định trường hợp chủ thể bị người phạm tội xâm hại là người già, trẻem, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật Nếu người phạm tội thực hiện hành vi

Trang 18

đối xử tàn ác đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật, thì ngườiphạm tội sẽ bị áp dụng khung hình phạt nặng hơn (khoản 2 Điều 110 Bộ luậthình sự năm 1999).

- Về hình phạt: Giống nhau đều quy định hình phạt chính gồm phạt cảnhcáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù, không có hình phạt bổsung Khác nhau, hình phạt tù theo Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1985 caonhất chỉ đến 02 năm, còn Điều 110 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hìnhphạt tù cao nhất đến 03 năm Ngày 19/6/2009, Quốc hội thông qua Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, nhưng Điều 110không có sửa đổi, bổ sung Các văn bản dưới luật hướng dẫn Bộ luật hình sựnăm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hànhrất nhiều, nhưng không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể đối với tội hành hạngười khác Thực tiễn xử lý tội hành hạ người khác, các cơ quan tiến hành tốtụng, chủ thể tiến hành tố tụng chủ yếu đánh giá dấu hiệu “hành hạ ngườikhác" trên cơ sở vận dụng tỉnh thần của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP- BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Côngan, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn ápdụng các quy định tại chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và giađình" Bởi vì, Thông tư liên tịch này hướng dẫn dấu hiệu đối với tội danh cótính tương tự tội hành hạ người khác đó là tội “ngược đãi, hành hạ ông bà, chamẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng minh" theo quy định tạiĐiều 151 Bộ luật hình sự năm 1999.

1.3 Quy định về tội hành hạ người khác trong Bộ luật hình sự củamột số quốc gia trên thế giới

1.3.1 Tội hành hạ người khác quy định trong Bộ luật hình sự củaTrung Quốc

Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thông qua ngày01/7/1979 có hiệu lực ngày 01/01/1980, sau đó được sửa đổi, bổ sung cácnăm 1997, 1999, 2001,2002,2005 Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung

Trang 19

Hoa không đặt tên tội danh theo từng điều luật cụ thể, mà quy định luôn vềdấu hiệu pháp lý đặc trưng và hình phạt Qua tìm hiểu Bộ luật hình sự củaCộng hòa nhân dân Trung Hoa, tác giả thấy không có nội dung quy định riêngvề tội hành hạ người khác, chỉ có nội dung quy định gần giống tội hành hạngười khác và đồng thời giống “ Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình” theo quy định củaBộ luật hình sự Việt Nam Nội dung quy định đó là:

Phạm tội nói ở khoản 1 nếu bị tố cáo mới xử lý”.

Như vậy, so với quy định về “ Tội hành hạ người khác” trong Bộ luậthình sự của Việt Nam, thì quy định của Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dânTrung Hoa đối với hành vi phạm tội nêu trên cũng quy định chung chung vềhành vi khách quan là “ ngược đãi, có tình tiết xấu xa” Điểm khác biệt ở chỗchỉ xử lý người có hành vi phạm tội nếu như họ bị tố cáo trong trường hợp họphạm tội thuộc khoản 1; điểm khác biệt thứ hai là ngoài hậu quả thương tíchnặng thì hậu quả chết người còn được xem là yếu tố tặng nặng hình phạt vềtội này; điểm khác biệt thứ ba mực hình phạt nặng hơn so với quy định củaBộ luật hình sự Việt Nam (vì cao nhất đến 07 năm trong khi quy định của Bộluật hình sự Việt Nam cao nhất chỉ đến 03 năm).

1.3.2 Tội hành hạ người khác quy định trong Bộ luật hình sự củaLiên bang Nga.

Tội hành hạ người khác quy định trong BLHS Liên bang Nga khác sovới quy định về tội hành hạ người khác trong BLHS năm 2015 của Việt Nam.Cụ thể BLHS Liên bang Nga quy định: hành hạ người khác là“gây đau khổ vềthể xác hoặc tinh thần” Đối với các quy định tăng nặng ở khoản 2 Điều 111

Trang 20

thì khá tương đồng với BLHS năm 2015 của Việt Nam Tuy nhiên, ở BLHSViệt Nam có bổ sung thêm đối tượng là già yếu Còn về hình phạt tù cũngtương đối giống so với Điều 140 BLHS năm 2015 của Việt Nam

Mục 117 Tra tấn BLHS Liên bang Nga quy định:

1 Gây ra đau khổ về thể xác hoặc tinh thần thông qua các vụ đánh đậpcó hệ thống hoặc các hành động bạo lực khác, nếu điều này không kéo theocác hậu quả được quy định trong Điều 111 và 112 của Bộ luật này , - sẽ bịtrừng phạt bằng cách hạn chế quyền tự do với thời hạn tối đa ba năm, hoặclao động cưỡng bức với thời hạn lên đến ba năm, hoặc phạt tù cho cùng mộtnhiệm kỳ.

2 Đó là hành động tương tự, nếu cam kết:a) liên quan đến hai hoặc nhiều người;

b) liên quan đến một người hoặc người thân của anh ta liên quan đếnhiệu suất của người này trong hoạt động chính thức hoặc việc thực hiện mộtkhoản nợ công;

c) chống lại một người phụ nữ biết thủ phạm nằm trong tình trạng củathai kỳ; d) so với trẻ vị thành niên hoặc người biết đến thủ phạm là ngườitrong một nhà nước không nơi nương tựa hoặc tài chính hoặc phụ thuộc vàothủ phạm,cũng như một người bị bắt cóc hoặc bắt làm con tin; e) với việc sửdụng tra tấn;

f) bởi một nhóm người, một nhóm người theo âm mưu trước hoặc mộtnhóm có tổ chức; g) cho thuê;

h) dựa trên hận thù chính trị, tư tưởng, chủng tộc, sắc tộc hay tôn giáohay thù hằn hoặc trên động cơ của hận thù hay thù hằn trong mối quan hệvới bất kỳ nhóm xã hội -

bản án áp dụng là tước quyền tự do trong thời hạn từ ba đến bảy năm.Lưu ý Tra tấn trong bài viết này và các điều khác của Bộ luật này đề cậpđến sự đau khổ về thể xác hoặc tinh thần để buộc người ta phải đưa ra bằngchứng hoặc hành động khác trái với ý muốn của một người, cũng như để

Trang 21

trừng phạt hoặc cho các mục đích khác.

Dấu hiệu phạm tội của BLHS Liên bang Nga khác so với BLHS ViệtNam khi định nghĩa là “gây đau khổ về thể xác hoặc tinh thần” có phần dễhiểu và dễ nhận biết hơn Đối với các quy định tăng nặng ở khoản 2 thì khátương đồng với BLHS ở VN tuy nhiên, ở BLHS Việt Nam có bổ sung thêmđối tượng là người già yếu Còn về hình phạt tù cũng tương đối giống so vớiBLHS VN.

1.3.3 Tội hành hạ người khác quy định trong Bộ luật hình sự củaCộng hòa Liên bang Đức.

Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức được chia làm hai phần, vớitổng cộng 30 Chương và 358 điều Trong đó, Phần chung gồm 5 Chương, từĐiều 1 đến Điều 79; còn Phần riêng là Phần các tội phạm bao gồm 29chương, từ Điều 80 đến Điều 358 Tội hành hạ người khác với tên gọi củađiều luật là “ Hành hạ người khác bảo trợ” quy định tại Điều 225 (trongChương 17) của Phần riêng, với nội dung cụ thể như sau:

Điều 225 Hành hạ người được bảo trợ:

“ (1) Người nào làm đau đớn hoặc hành hạ thô bạo một người dưới 18tuổi hoặc một người không có khả năng tự vệ do già yếu hoặc bệnh tật mà

1 Đang dưới sự chăm sóc, bảo vệ của mình2 Đang thuộc gia đình mình

3 Được người có nghĩa vụ chăm sóc giao cho mình hoặc

4 Đang dưới quyền mình trong phạm vi quan hệ công vụ hoặc quan hệlao động, hoặc người nào qua sự bỏ mặc ác ý nghĩa vụ chăm sóc của mìnhmà gây tổn hại cho sức khỏe của họ thì bị xử phạt với hình phạt tự do từ sáutháng đến mười năm.

Trang 22

2 tổn hại đáng kể cho sư phát triển về thể chất và tinh thần

(4) Trong các trường hợp ít nghiêm trọng của khoản 1 thì quyết địnhhình phạt tự do từ ba tháng đến năm năm, trong các trường hợp ít nghiêmtrọng của khoản 3 thì quyết định hình phạt tự do từ sáu tháng đến năm năm”

Tội hành hạ theo Điều 225 Bộ Luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức, thìngười phạm tội xâm phạm đến sức khỏe của người được bảo trợ, xâm hại tớiquyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người Tội phạm có hành vikhách quan được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, đó làcá hành vi làm đau đớn hoặc hành hạ thô bạo khác đối với người được bảo trợhoặc hành vi bỏ mặc nghĩa vụ chăm sóc người bảo trợ Chủ thể của tội hànhhạ theo điều 225 Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức là người có nghĩavụ bảo trợ cho nạn nhân Về mặt chủ quan của tội phạm thì được thực hiệnvới lỗi cố ý Hình phạt của tội hành hạ theo Bộ luật hình sự Cộng hòa Liênbang Đức là hình phạt tự do với mức hình phạt thấp nhất là sáu tháng và caonhất là mười năm

Trang 23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương I, tác giả đã nghiên cứu các khái niệm, lịch sử hình thànhquy định về tội hành hạ người khác trong pháp luật hình sự Việt Nam và quyđịnh về tội này trong pháp luật một số quốc gia trên thế giới Trên cơ sở đó,tác giả đưa ra một khái niệm chung về tội hành hạ người khác và chỉ ra đượcquá trình phát triển ngày càng hoàn thiện hơn của tội hành hạ người khác kểtừ khi được chính thức quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 đến nay.Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành so sánh đối chiếu quy địnhvề tội hành hạ người khác tại Việt Nam với một số quốc gia khác để chỉ ranhững nét tương đồng và khác nhau.

Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học, góp phần bổ sung vào lýluận về tội hành hạ người khác, giúp cho việc nhận thức và áp dụng quy địnhcủa Bộ luậ hình sự đối với tội phạm này được chính xác toàn diện hơn Đồngthời, từ những kết quả nghiên cứu của Chương I là cơ sở để tác giả nghiêncứu chuyên sâu hơn về quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội hành hạngười khác nhằm chỉ ra những vấn đề vướng mắc, hạn chế trong việc quyđịnh và áp dụng các quy định của Luật hình sự về tội hành hạ người khác vàkiến nghị một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự ViệtNam về tội phạm này trong Chương tiếp theo của luận văn.

Trang 24

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

VỀ TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC

2.1 Dấu hiệu pháp lý của tội hành hạ người khác theo quy định củaĐiều 140 Bộ luật hình sự năm 2015

2.1.1 Dấu hiệu khách thể của tội hành hạ người khác.

Theo khoa học Luật hình sự thì khách thể của tội phạm là những quan hệxã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị hành vi phạm tội xâm hại Trên cơ sởnhững quy định của Bộ luật hình sự, xét về cấu trúc phân loại khách thể củatội phạm có khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp Về kháchthể chung của tội phạm chung của tội phạm chính là tổng hợp những quan hệxã hội được sự bảo vệ của Luật hình sự và có thể bị tội phạm xâm hại Quyềnvà lợi ích hợp pháp của công dân luôn được nhà nước bảo vệ, điều này quyđịnh tại Hiến pháp năm 2013 ở khoản 1 Điều 20:

“ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể được pháp luật bảohộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,nhục hình hay bất kỳ hình thức đổi xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe,xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Về khách thể loại của tội phạm là nhóm các quan hệ xã hội có cùng hoặcgần tính chất với nhau được nhóm các quy phạm pháp Luật hình sự bảo vệ vàbị một nhóm các tội phạm xâm hại Khách thể loại thường được quy địnhthành từng chương trong phần của tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự Tộihành hạ người khác xâm hại tới khách thể loại được quy định tại Chương XIVBộ luật hình sự năm 2015.

Về khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể được quyphạm pháp luật hình sự cụ thể bảo vệ và bị tội phạm cụ thể xâm hại (và sự xâmhại này thể hiện được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạmcụ thể đó) Một tội phạm có thể xâm hại nhiều quan hệ xã hội khác nhau, nhưngtrong đó chỉ có một hoặc một số quan hệ xã hội bị xâm hại có tính chất của

Trang 25

phẩm con người; xâm hại tới các mối quan hệ xã hội quan trọng được sự bảo vệcủa Luật hình sự, đó là quan hệ nhân thân Hành vi hành hạ người khác dù ởmức độ nào thì cũng gây ra những tổn thương nhất định về sức khỏe cho nạnnhân, như về thể chất (bị đánh đập, hành hạ ); về tinh thần (mắng chửi, gây áplực ); về xã hội (người bị hành hạ thường bị hạn chế về các mối quan hệ xã hội,ít tiếp xúc với người bên ngoài) Danh dự, nhân phẩm, của con người là nhữngyếu tố về mặt tinh thần, bao gồm những phẩm giả, giá trị, sự tôn trọng tình cảmyêu mến của người xung quanh, của xã hội dành cho người đó Hành vi xâmphạm nhân phẩm, danh dự làm cho người đó bị khinh rẻ, coi thường hoặc làm hạthấp giá trị của người đó trong xã hội.

Một hành vi phạm tội nào cũng hưởng đến là tác động vào đối tượngnhất định Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể tộiphạm bị tác động bởi hành vi phạm tội, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệthại cho các quan hệ xã hội được sự bảo vệ của Luật hình sự Tội hành hạngười khác có đối tượng tác động là con người cụ thể; là những con ngườiđang sống và tồn tại với tư cách là một thực thể của xã hội và có mối quan hệlệ thuộc với người phạm tội Tội phạm hành hạ người khác đã tác động tớicon người bằng cách đánh đập gây xâm hại tới sức khỏe, giam hãm và khôngcho ăn, không cho uống Đồng thời, còn xâm hại tới nhân phẩm như bắt ănchung với gia súc, sống cùng gia súc, hay mắng chửi một cách thậm tệ ngườibị lệ thuộc, bắt ăn đồ ăn không dành cho con người.

2.1.2 Dấu hiệu mặt khách quan của tội hành hạ người khác

Mặt khách quan của tội phạm nói chung là những biểu hiện của tội phạmra bên ngoài thế giới khách quan bao gồm hành vi khách quan, hậu quả nguyhiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụphương tiện, phương pháp, thủ đoạn, hoàn cảnh, thời gian, đại điểm phạm tội.Mặt khách quan của tội phạm là yếu tố quan trọng trong xác định cấu thànhtội phạm để phạm tội Đồng thời, giúp ta phân biệt cấu thành tội thành tộiphạm này với cấu thành tội phạm khác.

Trong các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm thì biểu hiện

Trang 26

cơ bản là hành vi khách quan Nếu không có hành vi khách quan thì không cótội phạm, hành vi khách quan là cầu nối giữa khách thể và chủ thể, không cóhành vi khách quan thì không thể nói đến các biểu hiện khách quan khác.Hành vi được hiểu là nhưng biểu hiện của con người ra bên ngoài ra thế giớikhách quan thông qua các hình thức cụ thể, được ý thức kiểm soát và ý chíđiều khiển không hành động hoặc không hành động Đối với tội hành hạngười khác, hành vi có thể là hành động chửi mắng, đánh đập hoặc khônghành động như không cho ăn uống.

Hành vi khách quan trong tội hành hạ người khác được hiểu là hành vilàm nhục hoặc đối xử một cách tàn ác người chịu lệ thuộc vào mình, làm chohọ bị đau khổ về mặt tinh thần, đau đớn về mặt thể xác Hành vi khách quancủa tội xâm phạm sức khỏe nói chung hay tội hành hạ người khác nói riêngtuy có sự khác nhau về mặt cách thức thể hiện cũng như mức độ nghiêm trọngcủa hành vi, nhưng tất cả đều có cùng một tính chất là xâm phạm quyền tựdo, gây tổn hại đến sức khỏe của con người, quyền được tôn trọng và đượcbảo vệ về sức khỏe của con người được pháp luật bảo vệ Hành vi này bị phápluật nghiêm cấm và bị xã hội lên án.

Tội hành hạ người khác trước hết phải là hành vi của một người đối xửtàn ác với người khác Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/12/1986 của Hộiđồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Bộ luật hình sự năm1985 đã từng giải thích hành vì đối xử tàn ác:

“ Đối xử tàn ác (tức là đối xử có tính độc ác, tàn bạo, như: đánh đậpđau khổ về thể chất, nhưng chưa đến mức gây thương tích hoặc gây tổn hạicho sức khỏe của người lệ thuộc); thường xuyên ức hiếp ( đối xử bất công,bất bình đẳng); ngược đài (đổi xúc tồi tệ); làm nhục (xúc phạm nghiêm trọngnhân phẩm, danh dự )”.5

Nói cách khác, hành vi đối xử tàn ác là những hành vi gây đau đớn về thể

Mục 4 Chương 2 Nghị quyết số 04 HĐTP ngày 29 tháng 12 năm 1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án

Trang 27

xác có tinh chất hành hạ, và gây đau khổ về mặt tinh thần đối với người lệthuộc như đã nêu trong phần khái niệm tội hành hạ người khác tại Tiểu mục1.1.1 Thông thường, hành vị này được kéo dài, hoặc được lập đi lập lại nhiềulần trong nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí nhiều năm Với tính chất này, tộihành hạ người khác được xếp vào tội phạm liên tục, thường nạn nhân lànhững người không có khả năng phản kháng, không dám tố cáo, không dámtiết lộ ra bên ngoài, vì sự quan hệ lệ thuộc Hành vi này thường kết thúc khimà quan hệ lệ thuộc không còn nữa hoặc có người khác tố cáo Cũng chính vìvậy mà, đây được xác định là tội phạm khi bị phát giác, và khi bị phát giáckhó chứng minh được có hành vi đối xử tàn ác xảy ra Do đó, việc truy cứutrách nhiệm hình sự với những người thực hiện hành vi đối xử tàn ác vớingười khác nhiều khi khổ thực hiện trên thực tế.

Trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm, ngoài hành vi, thì còn cóhậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả Hậu quả của tộiphạm chính là việc tội phạm gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, là nhữngthiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội là khách thể bảovệ của luật hình sự Tùy từng tội phạm mà các dấu hiệu hậu quả thuộc mặtkhách quan là bắt buộc hay không bắt buộc Đối với các tội xâm phạm sứckhỏe của con người được quy định từ Điều 134 đến Điều 140 Bộ luật hình sựnăm 2015 thì hậu quả của tội phạm là dấu hiệu không thể thiểu, nhưng trừ tộihành hạ người khác thì hậu quả tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc Bởimục đích của tội phạm là chỉ nhằm hành hạ người phụ thuộc chứ không nhằmmục đích gây thương tích hay tổn hại bất kỳ cho nạn nhân Tuy nhiên, trênthực tế thi các vụ hành hạ người khác đều để lại hậu quả nhất định cho ngườibị hại Trong cấu thành tội phạm hành hạ người khác không nhắc đến hậu quảcủa tội phạm những hành vi đối xử tàn ác này phải đến một mức độ nhất địnhmới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, còn đến mức độ như thếnào thì điều luật không quy định và hiện cũng chưa có văn bản hướng dẫngiải thích về mức độ này Trên thực tế đã gây nhiều khó khăn trong quá trình

Trang 28

định tội danh và đưa ra xét xử một người về hành vi hành hạ người khác Đâycũng là một khó khăn gặp phải khi áp dụng quy định của pháp luật hình sựvới người thực hiện hành vi đối xử tàn ác đối với người khác Mặc dù mức độnhất định về mặt hậu quả tuy không quy định cụ thể, nhưng nó phải chưa đếnmức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích Bởi mụcđích của người hành hạ là làm cho nạn nhân thấy đau đớn về thể xác, tinhthần chứ không phải mục đích là gây ra thương tích cho nạn nhân Đồng thời,cấu thành tội phạm của tội phạm này cũng không đặt ra dấu hiệu hậu quả làbắt buộc của tội phạm Do vậy, tội hành hạ người khác là một trong nhữngcấu thành tội phạm hình thức Cấu thành tội phạm của tội này chỉ đòi hỏingười phạm tội có hành vi khách quan là đối xử tàn ác với người lệ thuộc, chứkhông đòi hỏi hành vi đối xử tàn ác đó phải gây ra hậu quả thương tích haytổn hại sức khỏe của người bị lệ thuộc Đối xử tàn ác cũng là một trong cáchành vi khách quan của tội bức tử, tuy nhiên khác với tội hành hạ ở chỗ hànhvi đối xử tàn ác trong tội bức tử phải dẫn đến hậu quả là nạn nhân tự sát thìngười đó mới phạm tội bức tử.

Hậu quả trong tội hành hạ người khác tuy không có ý nghĩa định tội,nhưng lại có ý nghĩa về định khung tăng nặng hình phạt Bởi vì, tại điểm bkhoản 2 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định “Gây rối loạn tâm thầnvà hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên" Đây là mộttrong những tình tiết định khung tăng nặng hình phạt đối với tội hành hạngười khác Như thế nào gọi là rối loạn tâm thần và hành vi, thì chưa có vănbản của cơ quan tiến hành tố tụng giải thích "Rối loạn tâm thần và hành vi" làloại bệnh được nêu tại Chương V Tập 1 thuộc Bảng phân loại thống kê quốctế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD10) ban hành bởi Quyết định số 3970/QĐ-BYT ngày 24/9/2015 của Bộtrưởng Bộ Y tế bao gồm: Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và rốiloạn hoang tưởng, rối loạn khí sắc [cảm xúc]; loạn thần kinh Như vậy, nếunhư người thực hiện hành vi phạm tội hành hạ người khác gây ra hậu quả làm

Trang 29

cho người bị hại bị một trong các bệnh thuộc rối loạn tâm thần và hành vi nhưkể trên, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể được xác định qua giám định 31% trở lên,thì người phạm tội hành hạ người khác sẽ bị xử lý theo khoản 2 Điều 140 Bộluật hình sự năm 2015.

Bên cạnh hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả thiệt hại thì trong mặtkhách quan của tội hành hạ người khác còn phải kể đến công cụ, phương tiệnphạm tội Công cụ phạm tội là một dạng cụ thể của phương tiện phạm tội.Phương tiện phạm tội là những đối tượng được tội phạm sử dụng để thực hiệnhành vi phạm tội Phương tiện, công cụ phạm tội cho thấy mức độ nguy hiểmcủa hành vi phạm tội, chẳng hạn như người phạm tội dùng roi tre đánh thìmức độ nguy hiểm nhỏ hơn dùng dây điện chập nhiều lần vào người người lệthuộc, dùng tay để lôi người đi thì mức độ nguy hiểm nhỏ hơn so với dùngkim kẹp vào sườn nạn nhân kéo đi, Với tội hành hạ người khác là tội có cấuthành tội phạm mà trong đó các nhà làm luật không quy định những dấu hiệunhư phương pháp phạm tội, thủ đoạn phạm tội, công cụ, phương tiện phạmtội Như vậy, để chứng minh phạm tội hành hạ người khác chỉ cần chứngminh họ có hành vi đối xử tàn ác mà không cần chứng minh người đó dùngcông cụ phương tiện gì để thực hiện hành vi phạm tội Tuy nhiên, phải xemxét tất cả các yếu tố trên khi quyết định hình phạt.

2.1.3 Dấu hiệu chủ thể của tội hành hạ người khác

Chủ thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố của cấu thành tội phạm, cóý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự của người thựchiện hành vi phạm tội Theo pháp luật hình sự Việt Nam, nếu chủ thể của tộiphạm là cá nhân (con người cụ thể), thì phải có đủ năng lực trách nhiệm hìnhsự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 BLHS năm2015 Chủ thể của tội hành hạ người khác luôn là một cá nhân cụ thể, đồngthời phải đáp ứng điều kiện về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và về năng lựctrách nhiệm hình sự Tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệmhình sự là hai dấu hiệu bắt buộc phải có về chủ thể của mọi tội phạm mà

Trang 30

người phạm tội là cá nhân.

Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luậthình sự năm 2015 như sau: “Người đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổiphải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cả ýhoặc tội đặc biệt nghiêm trọng Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệmhình sự về mọi tội phạm” Khác với Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật hìnhsự năm 2015 quy định đối với người đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổiphải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm cụ thể đã được liệt kê ra tạiĐiều 12, trong đó đối với tội “hành hạ người khác” quy định tại Điều 140không được liệt kê ở điều luật này, nghĩa là người chưa đủ 16 tuổi không phảichịu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác.

Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định phân loại tội phạm như sau:

“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xãhội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tôi ấy là đến ba năm tù;tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mứccao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạmrất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức caonhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạmđặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội màmắc cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù,tù chung thân hoặc tử hình”6

Đối với tội hành hạ người khác là loại tội phạm ít nghiêm trọng vì mức hìnhphạt cao nhất chỉ đến 03 năm tù (khoản 2 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 2015).

Về năng lực trách nhiệm hình sự: Tội phạm là người có năng lực chịutrách nhiệm hình sự, nghĩa là người đó nhận thức được và điều khiển đượchành vi của minh Bộ luật hình sự chỉ quy định tình trạng không có năng lựctrách nhiệm hình sự nếu như người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hộiđược quy định trong Bộ luật hình sự mả họ không thuộc tỉnh trạng không có

Khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự (Luật số 100/2015/QH13) ngày 27 tháng 11 năm 2015, được sửa đổi, bổ

Trang 31

năng lực trách nhiệm hình sự, thì họ là người nhận thức được và điều khiểnđược hành vi của mình (có năng lực trách nhiệm hình sự) Theo quy định củaBộ luật hình sự năm 2015 tại Điều 21 thì người thực hiện hành vi nguy hiểmgây cho xã hội trong lúc đang mắc các bệnh về tâm thần hoặc một bệnh kháclàm người đó mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi củamình thì là người không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự Như vậy, chỉkhi nào người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác nghiêm trọng tới mức làmmất khả năng nhận thức hành vi và hậu quả do hành vi đỏ gây ra, thì được coilà không có năng lực trách nhiệm hình sự Nếu bệnh của họ chưa tới mứcnghiêm trọng làm mất khả năng nhận thức về hành vi của mình, thi tùy thuộcvào từng trường hợp cụ thể, họ phải chịu toàn bộ hoặc một phần trách nhiệmhình sự Liên quan đến việc nhận thức được và điều khiển được hành vi củamình, ngoài mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác như đã đề cập trên, thì còn cótrường hợp do trong tỉnh trạng say rượu hoặc chất kích thích khác Theo quyđịnh tại Điều 13 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người phạm tội trong tình trạngsay do dùng rượu hoặc chất kích thích khác vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Về dấu hiệu chủ thể của tội phạm, tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự

năm 2015 quy định “Người nào với người lệ thuộc mình " Như vậy, chủ

thể của tội này là bất kỳ người nào, là người bình thường đủ tuổi theo quyđịnh của pháp luật không mắc các bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thứchoặc khả năng điều khiển hành vi của mình Tuy nhiên, khác với khái niệm"người nào" trong các tội khác, “người nào” trong tội hành hạ người khác cònphải thỏa mãn dấu hiệu là người có quan hệ lệ thuộc với người bị hại Quanhệ lệ thuộc này có nhiều dạng khác nhau: Có thể là mối quan hệ lệ thuộctrong công tác (thủ trưởng với nhân viên); lệ thuộc về tín ngưỡng (cha cổ vớicon chiến, người đứng đầu tôn giáo với người đi theo tôn giáo); quan hệ trongcông việc (người sử dụng lao động với người lao động); trong chữa bệnh(người điều dưỡng với người được chăm sóc), trong giáo dục (người dạy học,trông nom với học trò), trong gia đình (quan hệ vợ với chồng, cha mẹ với concái) Tuy nhiên, với tội hành hạ người khác mối quan hệ lệ thuộc này không

Ngày đăng: 29/06/2024, 06:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w