Đồng thời, nghiên cứu so sánh quy định về hình phạt chính trong Bộ luật Hình sự BLHS Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới là vô cùng cần thiết để khắc phục những hạn chế, tồn tại t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HOÀNG HẢI YẾN
HÌNH PHẠT CHÍNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM SO SÁNH VỚI BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 9.38.01.04
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội, năm 2024
Trang 21
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong pháp luật hình sự (PLHS), hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội, qua đó thể hiện mục đích phòng ngừa chung và mục đích phòng ngừa riêng Trong đó, hình phạt chính đóng vai trò quan trọng và có tính quyết định
Việc nghiên cứu so sánh luật để hoàn thiện quy định của pháp luật về các hình phạt chính tại Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế Đồng thời, nghiên cứu
so sánh quy định về hình phạt chính trong Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới là vô cùng cần thiết để khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quy định của BLHS Việt Nam; cung cấp một nghiên cứu có hệ thống, bao quát dưới góc độ so sánh về về hình phạt chính, cũng như hoàn thiện thêm về mặt lý luận
và pháp luật thực định đối với hình phạt chính và một số vấn đề có liên quan
Việc nghiên cứu về hình phạt nói chung và hình phạt chính nói riêng trong thời gian qua đã được quan tâm, có nhiều công trình nghiên cứu nhưng vẫn chưa thực sự bao quát và còn bị bỏ ngỏ ở nhiều khía cạnh; việc nghiên cứu hình phạt chính dưới góc độ so sánh luật còn chưa đầy đủ Do đó, cần tiếp tục tìm hiểu các hình phạt chính trong BLHS Việt Nam dưới góc độ so sánh với BLHS một số nước trên thế giới một cách toàn diện Chính vì vậy, việc lựa chọn đề
tài “Hình phạt chính trong Bộ luật hình sự Việt Nam so sánh với
Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới” ở cấp độ luận án tiến sĩ
luật học là cấp thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là đưa ra được những đề
Trang 32
xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về hình phạt chính trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá quy định của BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung - SĐ, BS năm 2017) Cơ sở để đánh giá quy định của BLHS năm 2015 (được SĐ, BS năm 2017) về hình phạt chính bao gồm kết quả đối chiếu với lý luận về hình phạt chính và kết quả so sánh những quy định về hình phạt chính với BLHS một số nước trên thế giới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích này, luận án có nhiệm vụ: 1) Nghiên cứu so sánh hệ thống quan điểm lý luận về hình phạt chính trong PLHS Việt Nam và PLHS một số nước trên thế giới để làm rõ những vấn đề như khái niệm, đặc điểm, mục đích, vai trò của hình phạt chính; 2) Làm
rõ nội dung và đánh giá các quy định về hình phạt chính trong BLHS Việt Nam hiện hành dưới góc độ so sánh với luật hình sự của Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, I-rắc và In-đô-nê-xi-a, qua đó nhận xét một cách khách quan và có hệ thống về các quy định của BLHS một số nước trên thế giới, tìm ra những kinh nghiệm lập pháp có giá trị, phù hợp, có thể tham khảo tại Việt Nam; 3) Xác định những ưu điểm, hạn chế trong các quy định của BLHS Việt Nam về hình phạt chính Luận án cũng
đề xuất các nội dung SĐ, BS quy định về hình phạt chính của BLHS năm 2015 (SĐ, BS năm 2017)
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những quan điểm khoa học
về hình phạt chính; quy định của BLHS năm 2015 (được SĐ, BS năm 2017) về các hình phạt chính tại Phần chung và các điều luật, khung hình phạt tại Phần các tội phạm của BLHS năm 2015 (được SĐ, BS năm 2017) có liên quan đến các hình phạt chính; và quy định của BLHS một số quốc gia trên thế giới dưới góc độ so sánh với quy định của BLHS Việt Nam Các quốc gia được lựa chọn là đại diện tiêu biểu cho
Trang 43
các hệ thống pháp luật điển hình trên thế giới; hoặc có sự ảnh hưởng nhất định đến PLHS Việt Nam về mặt lịch sử lập pháp; hoặc cùng xu hướng phát triển, cải cách pháp luật với nước ta; cũng như có sự tương đồng nhất định về văn hóa – xã hội do cùng vị trí địa lý
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và quy định về hình phạt chính đối với người/cá nhân (nature person) phạm tội Luận án không nghiên cứu hình phạt chính đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và hình phạt chính đối với pháp nhân (legal person) phạm tội
4 Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu của luận án
Luận án dựa trên các lý thuyết về mô hình pháp luật của các quốc gia trên thế giới, các luận điểm khoa học trong nước và quốc tế
về bản chất, mục đích của hình phạt
Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
- Hình phạt là gì và có bản chất, mục đích là gì? Vai trò của hình phạt trong các biện pháp hình sự như thế nào? Tiêu chí phân biệt hình phạt với các biện pháp hình sự phi hình phạt là gì?
- Hình phạt chính là gì? Vai trò của hình phạt chính trong hệ thống hình phạt? Mối quan hệ giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung trong hệ thống hình phạt? Tiêu chí để phân loại các nhóm hình phạt chính?
- Lý luận về hình phạt và hình phạt chính trong PLHS Việt Nam có phù hợp với lý luận về hình phạt và hình phạt chính trong PLHS một số nước trên thế giới không?
- Những tương đồng, khác biệt trong quy định về hình phạt chính trong BLHS Việt Nam với BLHS một số nước trên thế giới là
gì và xuất phát từ cơ sở nào? Những kinh nghiệm lập pháp nào là phù hợp với đặc điểm của Việt Nam?
- Quy định hình phạt chính của BLHS Việt Nam có những ưu
Trang 54
điểm nào cần tiếp tục phát huy; có những hạn chế nào cần sửa đổi, hoàn thiện? Việc hoàn thiện PLHS Việt Nam về hình phạt chính cần đáp ứng những yêu cầu nào về mặt lý luận và cần học hỏi những kinh nghiệm gì từ BLHS một số nước trên thế giới?
Luận án chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết:
- Hình phạt là một biện pháp hình sự có tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong các biện pháp hình sự Hình phạt có mục đích phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng; trong đó, mục đích, tính chất
và phương pháp phòng ngừa là tiêu chí quan trọng để phân biệt hình phạt với các biện pháp hình sự phi hình phạt
- Hình phạt chính và hình phạt bổ sung là các bộ phận quan trọng trong hệ thống hình phạt Trong đó, hình phạt chính có nội dung
cơ bản tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để có thể đạt được mục đích phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng, cũng như có thể được phân loại thành nhiều nhóm dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau
- Lý luận và quy định về hình phạt chính trong PLHS Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới tuy có một số nét tương đồng nhưng cũng có những điểm khác biệt đáng kể xuất phát từ sự khác biệt của hệ thống pháp luật, lịch sử lập pháp, tình hình kinh tế, chính, trị - xã hội…
- Việc xây dựng các quy định về hình phạt chính trong BLHS Việt Nam đã cơ bản xuất phát từ lý luận về khái niệm, đặc điểm, mục đích của hình phạt chính, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số quy định chưa phù hợp với cơ sở lý luận
- Kỹ thuật lập pháp trong PLHS Việt Nam về hình phạt chính vẫn còn nhiều bất cập Việc nghiên cứu so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới là cơ sở quan trọng để hoàn thiện PLHS Việt Nam
về hình phạt chính
5 Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của luận án
Trang 65
5.1 Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Luận án tiếp tục giải quyết những vấn đề lý luận còn đang bị
bỏ ngỏ về hình phạt chính với cách tiếp cận dưới góc độ rộng mở và
đa chiều hơn, từ việc làm rõ mối tương quan giữa hình phạt và biện pháp hình sự phi hình phạt cho đến việc làm rõ mối tương quan giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong luận án gồm: phương pháp phân tích và giải thích luật viết, phương pháp so sánh luật học, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa và phương pháp lịch sử
6 Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận án
Thông qua việc nghiên cứu toàn diện, có hệ thống, nội dung luận án có một số đóng góp sau:
Về mặt lý luận: Luận án làm rõ thêm cơ sở lý luận về hình phạt chính trong PLHS Việt Nam; đưa ra kết quả so sánh luật giữa BLHS Việt Nam và luật hình sự các nước được nghiên cứu về hình phạt chính một cách có hệ thống và cụ thể Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là những đánh giá tổng thể về mặt nội dung cũng như về
kỹ thuật lập pháp đối với các quy định về hình phạt chính trong BLHS năm 2015 (được SĐ, BS năm 2017)
Về mặt thực tiễn: Những đề xuất, kiến nghị của luận án về việc SĐ, BS quy định của BLHS Việt Nam là định hướng cho hoạt động xây dựng, hoàn thiện các quy phạm PLHS về hình phạt chính nhằm bảo đảm hiệu quả của hình phạt khi áp dụng trên thực tế
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận án, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính của luận án gồm 3 Chương
Trang 76
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Đa số các công trình nghiên cứu trong nước tập trung thành các nhóm sau đây: 1) Nhóm nghiên cứu về những vấn đề lý luận chung về hình phạt và hệ thống hình phạt của Việt Nam; 2) Nhóm nghiên cứu tổng thể về hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam; 3) Nhóm nghiên cứu về từng hình phạt chính
cụ thể trong hệ thống hình phạt Việt Nam; 4) Nhóm nghiên cứu vấn
đề hoàn thiện các quy định của BLHS và giải pháp nâng cao hiệu quả
áp dụng từng hình phạt chính cụ thể; 5) Nhóm nghiên cứu pháp luật nước ngoài về hình phạt làm cơ sở tham khảo để hoàn thiện các quy định của BLHS Việt Nam; 6) Nhóm nghiên cứu so sánh hình phạt nói chung và hình phạt chính nói riêng giữa BLHS Việt Nam và BLHS một số nước trên thế giới
2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án cũng thường tập trung thành hai nhóm: 1) Nhóm nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hình phạt và hệ thống hình phạt; 2) Nhóm nghiên cứu về từng hình phạt cụ thể phổ biến trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật các nước trên thế giới
3 Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án
Nhiều nghiên cứu trong nước đã cho thấy sự thống nhất cơ bản về khái niệm và đặc điểm của hình phạt; đã làm rõ nét và đầy đủ cấu tạo, đặc điểm của hệ thống hình phạt, mối quan hệ giữa các hình phạt với nhau và mối quan hệ giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung Các nghiên cứu liên quan đến từng hình phạt chính cụ thể đã làm rõ khái niệm, tính chất, đặc điểm và phạm vi áp dụng của mỗi hình phạt Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu tổng thể
Trang 87
vể cả lý luận về hình phạt và quy định của PLHS nước ngoài Dưới góc độ so sánh luật, đã có một số công trình tiêu biểu chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong lý luận và quy định của PLHS Việt Nam với một số nước trên thế giới về hình phạt nói chung và hình phạt chính nói riêng nhưng chưa nghiên cứu tổng thể lý luận và quy định của hình phạt chính trong PLHS Việt Nam so với pháp luật một số nước trên theo các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới
Đối với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, các tác giả tuy không đặt ra nghiên cứu cụ thể mối quan hệ giữa hình phạt và các biện pháp phi hình phạt nhưng đã bước đầu đặt vấn đề là đã có một vài tranh luận xung quanh vấn đề này Đồng thời, chỉ có một số hình phạt được nghiên cứu một cách sâu sắc và có tầm ảnh hưởng tới không chỉ phạm vi nghiên cứu của một quốc gia là: tử hình, tù chung thân, phạt tiền
4 Những vấn đề mà luận án cần tiếp tục giải quyết hoặc làm sâu sắc thêm
- Nghiên cứu mục đích của hình phạt theo hướng mở rộng để
trả lời câu hỏi: Ngoài những mục đích của hình phạt đã được nghiên cứu, liệu hình phạt có thể có thêm các mục đích khác để phù hợp với công cuộc đấu tranh, chống tội phạm không?
- Nghiên cứu làm rõ đặc điểm của hình phạt đặt trong mối quan
hệ với các biện pháp hình sự phi hình phạt; làm rõ lý luận về hình phạt
và biện pháp hình sự phi hình phạt trong PLHS Việt Nam với cách tiếp cận so sánh với lý luận về PLHS một số nước trên thế giới
- Làm rõ các vấn đề lý luận về hình phạt chính và vai trò của hình phạt chính, mối quan hệ giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung trong hệ thống hình phạt Ngoài ra, luận án cũng nghiên cứu làm rõ thêm các quan điểm, nhận thức trong khoa học luật hình sự một số nước trên thế giới về hình phạt chính
- Nghiên cứu lảm rõ tiêu chí, mục đích của việc phân loại các
Trang 9- So sánh có trọng điểm hình phạt chính trong BLHS Việt Nam với BLHS một số nước trên thế giới Tìm ra những điểm hợp lý
và những điểm chưa hợp lý trong việc quy định hình phạt chính của BLHS một số nước trên thế giới và đưa ra những đề xuất trong việc hoàn thiện hơn nữa BLHS Việt Nam
Trang 109
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1 HÌNH PHẠT CHÍNH VÀ SO SÁNH QUY ĐỊNH
VỀ HÌNH PHẠT CHÍNH DƯỚI GÓC ĐỘ LÝ LUẬN 1.1 Hình phạt - một trong những biện pháp hình sự
1.1.1 Khái niệm, nội hàm của biện pháp hình sự
Theo nghĩa rộng, bất cứ biện pháp nào được ghi nhận và quy
định bằng PLHS đều là biện pháp hình sự Các biện pháp liên quan đến chấp hành hình phạt, các biện pháp tha, miễn cũng cần được coi
là các biện pháp hình sự khi chúng được PLHS quy định một cách độc lập bên cạnh hình phạt
Theo nghĩa hẹp, biện pháp hình sự không phải là mọi biện
pháp được ghi nhận và quy định bằng PLHS mà chính là hình thức thể hiện của TNHS hoặc là một dạng của TNHS nên chỉ những biện pháp được quy định trong PLHS và được PLHS sử dụng để cụ thể hoá TNHS mới được gọi là các biện pháp hình sự
Tác giả tiếp thu quan điểm về mục đích của TNHS và quan điểm theo nghĩa hẹp về biện pháp hình sự nêu trên Về mục đích, biện pháp hình sự nhằm chống và phòng ngừa tội phạm Nội dung này giúp phân biệt biện pháp hình sự với các biện pháp cưỡng chế khác được PLHS ghi nhận Do đó, các nội dung phân tích trong luận
án sẽ tiếp cận khái niệm biện pháp hình sự theo nghĩa hẹp
Về đặc điểm, biện pháp hình sự mang tính cưỡng chế của Nhà nước khi chúng được Nhà nước bảo đảm về hiệu lực thi hành và có tính cưỡng chế ở mức cao nhất so với các biện pháp pháp luật khác
Về nội dung, các biện pháp hình sự chứa đựng nội dung tước
bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng bị áp dụng Điều này cũng xuất phát từ tính chất cưỡng chế Nhà nước của biện pháp hình sự
1.1.2 Đặc điểm của hình phạt
Trang 1110
Mỗi học thuyết khác nhau lại có cách lý giải khác nhau về
đặc điểm của hình phạt Học thuyết hình phạt tuyệt đối cho rằng
hình phạt chỉ có một mục đích duy nhất là trừng phạt người phạm tội
Học thuyết hình phạt tương đối (học thuyết vị lợi) cho rằng mục
đích cốt lõi của hình phạt không phải để trừng trị người phạm tội mà
đề cao tính chất phòng ngừa của hình phạt Học thuyết liên hợp cho
rằng hình phạt không chỉ có mục đích trừng trị mà còn có mục đích phòng ngừa tội phạm
Khái niệm tội phạm trong PLHS Việt Nam thường được các tác giả dựa trên đặc điểm về mặt pháp lý và đặc điểm về mặt nội dung của hình phạt Cụ thể:
Về đặc điểm pháp lý, hình phạt là “biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất của Nhà nước”, chủ thể áp dụng chỉ có thể là Tòa
án và đối tượng bị áp dụng chỉ có thể là người phạm tội
Về đặc điểm nội dung, hiện có 02 quan điểm trái chiều liên
Nhóm quan điểm thứ hai: Việc tước bỏ hoặc hạn chế quyền,
lợi ích của người phạm tội là nội dung của hình phạt chứ không phải
là mục đích của hình phạtMục đích của hình phạt là ngăn ngừa tội phạm theo hai hướng với cơ chế và nội dung khác nhau: Ngăn ngừa người bị áp dụng hình phạt phạm tội lại và ngăn ngừa người khác phạm tội Tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai
Về đặc điểm mục đích, khoa học luật hình sự Việt Nam là sự
tiếp thu và kế thừa của học thuyết liên hợp Tuy nhiên, các nghiên
Trang 1211
cứu có những câu trả lời khác nhau cho câu hỏi: Hình phạt có mục
đích trừng trị không? Có 02 nhóm quan điểm: Hình phạt có mục
đích trừng trị và Hình phạt có mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội; ngăn ngừa người phạm tội mới
và giáo dục phòng ngừa chung Theo tác giả, các quan điểm trên đây đều thống nhất về sự tồn tại tất yếu của tính “trừng trị” khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội
Tác giả đưa ra định nghĩa khái niệm hình phạt (đối với người
phạm tội) như sau: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc
nhất của Nhà nước, do Tòa án quyết định áp dụng với nội dung là tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội nhằm mục đích răn đe, giáo dục, cải tạo họ và ngăn ngừa tội phạm mới
1.1.3 Phân biệt hình phạt với biện pháp hình sự phi hình phạt
Hình phạt và các biện pháp hình sự phi hình phạt có những điểm giống nhau là: (1) Đều là biện pháp hình sự và đều là biểu hiện/hình thức của TNHS; (2) Là những biện pháp được quy định trong BLHS; (3) Là những biện pháp chỉ được áp dụng đối với người phạm tội; (4) Đều có mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung
Giữa hình phạt và các biện pháp hình sự phi hình phạt cũng có những đặc điểm khác biệt như: 1) Xét về mục đích, tính chất và phương pháp phòng ngừa của biện pháp hình sự phi hình phạt có tính chất trực tiếp và rộng hơn so với hình phạt; 2) Hình phạt cần phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và lỗi của người phạm tội, còn các biện pháp hình sự phi hình phạt không nhất thiết phải
có nội dung này; 3) Hình phạt có tính cưỡng chế nghiêm khắc hơn biện pháp hình sự phi hình phạt; 4) Thẩm quyền áp dụng hình phạt chỉ thuộc
về Toà án còn thẩm quyền áp dụng biện pháp hình sự phi hình phạt có thể thuộc về các cơ quan khác
1.2 Khái niệm, đặc điểm của hình phạt chính
Tác giả đưa ra định nghĩa về hình phạt chính như sau: Hình