1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại một số nước đông nam á và hàm ý chính sách cho việt nam

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 438,61 KB

Nội dung

Việc xử lí thâm hụt ngânsách nhà nước vẫn luôn gặp khó khăn bởi nó không chỉ tác động đến nền kinh tế mànó còn tác động đến sự phát triển bền vững của một quốc gia.Lịch sử kinh tế thế gi

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG



TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH CÔNG

ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Lan

Th.S Vũ Khánh Linh

Lớp tín chỉ : TCH431 (GD2 – HK2 – 2223).1

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 07

Hà Nội, tháng 06 năm 2023

Trang 2

Tên thành viên Mã sinh viên

ĐườngThúyQuỳnh

ĐặngLinhNga

NguyễnThịXuân

TrầnTiếnBằng

PhạmMaiHương

TôHuyềnMy

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 5

DANH MỤC HÌNH 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7

PHẦN MỞ ĐẦU 8

1 Tính cấp thiết của đề tài 8

2 Mục tiêu nghiên cứu 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4 Bố cục bài nghiên cứu 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 12

1.1 Các khái niệm và cơ sở lý luận 12

1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 12

1.1.2 Khái niệm về thâm hụt ngân sách nhà nước và phương pháp tính 12

1.1.3 Lý thuyết về thâm hụt ngân sách nhà nước 14

1.1.4 Lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thâm hụt ngân sách 19

1.1.5 Thực trạng thâm hụt ngân sách tại các nước Đông Nam Á 20

1.2 Tổng quan nghiên cứu 23

1.2.1 Nghiên cứu trong nước 23

1.2.2 Nghiên cứu nước ngoài 25

1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu 28

1.3 Giả thuyết nghiên cứu 28

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ MÔ HÌNH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ 30

2.1 Phương pháp nghiên cứu 30

2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu 30

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu 30

2.1.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 30

2.2 Xây dựng mô hình 31

Trang 4

2.2.1 Dạng mô hình 31

2.2.2 Giải thích các biến trong mô hình 32

2.3 Mô tả số liệu 36

2.3.1 Nguồn số liệu 36

2.3.2 Mô tả thống kê số liệu 36

2.3.3 Ma trận tương quan giữa các biến 39

2.4 Kết quả ước lượng mô hình và kiểm định 41

2.4.1 Kết quả ước lượng mô hình 41

2.4.2 Kết quả kiểm định 44

2.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu 49

CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 52

3.1 Kết luận 52

3.2 Kiến nghị chính sách 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHỤ LỤC 60

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 0.1 Giải thích các biến trong mô hình 33

Bảng 0.2 Kỳ vọng về dấu của các hệ số hồi quy 34

Bảng 0.3 Mô tả thống kê số liệu 36

Bảng 0.4 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 38

Bảng 0.5 Kết quả hồi quy mô hình 40

Bảng 0.6 Mô tả kết quả hồi quy mô hình 41

Bảng 0.7 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (VIF) 44

Bảng 0.8 Kết quả kiểm định White 45

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 0.1 Dự đoán thâm hụt ngân sách của một số quốc gia Đông Nam Á theo Moody 21

Trang 7

FDI Tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.1.1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân sách Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi Quốc gia, giúpChính phủ điều tiết nền kinh tế vĩ mô, định hướng sản xuất thị trường, đảm bảo anninh đời sống xã hội người dân và giúp các nhà hoạch định nắm bắt tình hình tài chính

để thực hiện các giải pháp phù hợp với những thay đổi của môi trường vĩ mô (Morgan,1997) Ngân sách Nhà nước, về mặt bản chất, là nguồn lực tài chính giúp Nhà nướctồn tại và hoạt động để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình Ngân sách luôn tồntại ở ba trạng thái tài chính thặng dư, thâm hụt hoặc cân bằng (Gupta, 2007) Tuynhiên hiện nay, tình trạng thâm hụt ngân sách lại phổ biến ở hầu hết các quốc gia trênthế giới; và tác động của thâm hụt ngân sách tới tăng trưởng kinh tế đã trở thành mốiquan tâm của nhiều nhà kinh tế học, gây ra nhiều tranh luận trên thế giới Một số quanđiểm ủng hộ thâm hụt ngân sách và cho rằng nó tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế pháttriển, một số khác lại nói rằng thâm hụt do sự mất kiểm soát trong việc cân đối thu chicủa Chính phủ, và sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Việc xử lí thâm hụt ngânsách nhà nước vẫn luôn gặp khó khăn bởi nó không chỉ tác động đến nền kinh tế mà

nó còn tác động đến sự phát triển bền vững của một quốc gia

Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến sự thâm hụt ngân sách kéo dài của nhiềuquốc gia đã dẫn tới một loạt các hậu quả như gia tăng tỉ lệ nợ công trên GDP, làm tănglãi suất, tác động tiêu cực tới tỉ giá gây ra tình trạng bất ổn đối với nền kinh tế Điểnhình trong đó có thể kể tới cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu từ nửa sau năm

2009 với sự gia tăng mức nợ công của nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Ireland, Ý, Hy Lạp

và Tây Ban Nha) Đặc biệt là Hy Lạp vào năm 2009, với mức thâm hụt ngân sách đạttới 15,2% GDP và mức nợ công chiếm khoảng 127% GDP của Hy Lạp (Eurostat,2017) Đây là kết quả của một quá trình thực hiện chính sách tài khóa không bền vữngnhằm kích thích kinh tế sau suy thoái toàn cầu cuối năm 2007 Sau khủng hoảng tàichính thế giới năm 2008, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng ghinhận thâm hụt của khu vực năm 2010 là khoảng 7.5% GDP (3.3 nghìn tỉ USD) và năm

2011 mức thâm hụt khoảng 6.1% GDP (OECD, 2022) Những cuộc khủng hoảng nợ

Trang 9

công và thâm hụt ngân sách đã cho thấy việc kiểm soát thu chi ngân sách của một quốcgia là quan trọng hơn hết.

Đối với khu vực Đông Nam Á, 11 quốc gia hầu hết đều trải qua tình trạng thâmhụt ngân sách kéo dài Đặc biệt trong thời gian qua, khi mọi nước đều thực hiện cácgói kích cầu để khôi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19, ngân sách lại trở nên thiếuhụt hơn Bắt đầu từ tháng 12/2019, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến toàn bộnền kinh tế thế giới nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng Tốc độ tăng trưởngGDP thực tế của Lào giảm mạnh, từ 4,7% vào năm 2019 xuống còn - 0,4% ngay saunăm đó Theo báo cáo của World Bank (2022), Chính phủ Lào với nguồn vay vốn từnước ngoài khoảng 14,5 tỷ đô la Mỹ trong năm 2021, trong khi GDP của Lào đạt mức18,83 tỷ đô la Mỹ cùng năm Năm 2019-2020, Indonesia hứng chịu chu kỳ tăng trưởng

âm của tỷ lệ GDP thực tế ở - 2.1% (thấp hơn so với cả Lào) do ảnh hưởng của đại dịchCovid-19 Điều này hàm ý rằng việc phân bổ ngân sách chính phủ không hiệu quả sẽảnh hưởng đến các nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế Vì vậy, việc nghiêncứu vai trò của cân đối ngân sách đối với tăng trưởng kinh tế sau đại dịch Covid - 19 làcần thiết nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế đất nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô,đặc biệt là các quốc gia châu Á

Đối với riêng Việt Nam, Theo Báo cáo tài chính Nhà nước của Chính phủ năm

2021, thâm hụt ngân sách Nhà nước năm 2020 đã tăng lên 3,65% so với GDP, tươngđương với số tiền khoảng 213.700 tỷ đồng Từ đầu năm 2021 đến tháng 10/2021, thâmhụt ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã đạt khoảng 171.900 tỷ đồng, tương đươngvới 5,2% GDP (Báo cáo của Bộ Tài chính, 2022) Đại dịch Covid-19 đã có tác độngrất lớn đến nền kinh tế và ngân sách của Việt Nam Khi nền kinh tế bị giảm trưởng,doanh thu của các doanh nghiệp giảm sút, mức độ đóng góp vào ngân sách cũng giảmxuống Đồng thời, Chính phủ đã phải chi tiêu lớn để hỗ trợ cho người dân, doanhnghiệp và đảm bảo an ninh y tế, đóng góp vào việc gia tăng thâm hụt ngân sách

Từ thực trạng trên, có thể thấy rằng nền kinh tế khu vực Đông Nam Á nóichung và Việt Nam nói riêng có nhiều biến động và bị chi phối bởi thâm hụt ngân sáchNhà nước Và việc nghiên cứu để tìm ra những hướng đi giúp kiểm soát hiệu quả hơncán cân ngân sách là cần thiết hơn hết Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề

Trang 10

tài: “Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách Nhà nước đến tăng trưởng kinh Nghiên cứu thực nghiệm tại một số nước Đông Nam Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam”.

1.1.1.1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích phân tích tác động của thâm hụtngân sách nhà nước tới tăng trưởng kinh tế các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2001– 2021 thông qua các biến đánh giá sự tăng trưởng kinh tế, từ đó nhóm đưa ra nhữngnhiệm vụ chính cần giải quyết sau:

Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước để từ đókhái quát các lý thuyết mang tính kế thừa và mô hình sử dụng nghiên cứu mối quan hệgiữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế

Thứ hai, xây dựng mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách

và tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia Đông Nam Á

Thứ ba, từ kết quả thực nghiệm, phân tích ảnh hưởng, kiểm định, khắc phục cáckhuyết tật của mô hình và đưa ra kết luận về mối quan hệ trong dài hạn

Thứ tư, đề xuất những kiến nghị và gợi ý về chính sách để Việt Nam điều chỉnhhoạt động của ngân sách nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế, từ đó duy trì mứctăng trưởng bền vững trong tương lai

1.1.1.1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu bao gồm việc nghiên cứu thực nghiệm tình hình ngân sách

và mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với các biến số kinh tế vĩ mô có ảnh hưởngđến tăng trưởng kinh tế một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á

Phạm vi nghiên cứu:

Về mặt không gian, nghiên cứu đi tìm hiểu về thâm hụt ngân sách và tình hình tăngtrưởng kinh tế của nhóm 9 nước thuộc khu vực Đông Nam Á: Brunei, Campuchia,Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam

Trang 11

Phạm vi nghiên cứu, về mặt thời gian, là từ năm 2000 đến hết năm 2021 Trongkhoảng thời gian này, trên thế giới đã có nhiều biến động, gây cú sốc lớn đến nền kinh

tế như khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay đại dịch Covid-19 Do đó, nghiêncứu trong khoảng thời gian này hoàn toàn có đủ cơ sở cần thiết trong việc đưa ranhững chính sách khắc phục và hàm ý chính sách cho tương lai

1.1.1.1.4 Bố cục bài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận đượckết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Kết quả mô hình và thảo luận kết quả

Chương 3: Kết luận và kiến nghị chính sách

Trang 12

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.2 Các khái niệm và cơ sở lý luận

1.2.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổngsản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầungười (PCI) trong một thời gian nhất định

Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh

tế tạo ra theo thời gian Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ Quy mô tăngtrưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ýnghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ Thunhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị

Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất và dịch

vụ của nền kinh tế (theo mô hình hạch toán thu nhập của hệ thống tài khoản quốc gia)

và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người

Sự tăng trưởng của nền kinh tế được đo lường bằng các chỉ số như GDP hoặc GNPthì chỉ đơn thuần phản ánh việc mở rộng sản lượng quốc gia của một nước Còn tăngtrưởng kinh tế thể hiện bằng các chỉ số bình quân đầu người GDP thực tế bình quânđầu người hay PCI, là đang nhắc đến sự tăng trưởng mức sống của quốc gia đó Ở cáchthứ hai, người ta có thể so sánh giữa các quốc gia với nhau Tăng trưởng kinh tế là tiền

đề vật chất để quốc gia giảm bớt tình trạng đói nghèo, lạc hậu, hướng tới sự phát triển,thịnh vượng Nhờ vậy, mức sống của người dân sẽ được cải thiện, thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội Nền kinh tế phát triển sẽ giúp các quốc gia giải quyết được các vấn đềtồn đọng về thất nghiệp, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế… Hơn nữa, tăng trưởng kinh tếcòn là tiền đề vật chất cho các quốc gia củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độchính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của Nhà nước đối với xã hội

1.2.2 Khái niệm về thâm hụt ngân sách nhà nước và phương pháp tính

a Khái niệm Ngân sách Nhà nước

Ngân sách Nhà nước (NSNN) là một khâu của hệ thống tài chính quốc gia, phảnánh quan hệ tài chính phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng

Trang 13

quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tàichính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước, trên cơ sở luật định.Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định cụ thể về ngân sách nhànước: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán

và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”

Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước và là công cụvật chất quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội Ngân sách có thể thâm hụthoặc thặng dư hoặc cân bằng

Thu Ngân sách Nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trungmột phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãncác nhu cầu của nhà nước Thu NSNN được hình thành từ thuế, phí, lệ phí, các khoảnthu từ hoạt động kinh tế của nhà nước, thu từ bán, cho thuê tài sản, tài nguyên củaquốc gia; các khoản viện trợ trong nước và nước ngoài; các khoản thu khác theo quyđịnh của pháp luật

Chi Ngân sách Nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảothực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định Chi NSNNtheo lĩnh vực gồm chi cho kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, quản lý nhà nước,quốc phòng, an ninh, ngoại giao, viện trợ và các khoản chi khác theo quy định củapháp luật

b Khái niệm thâm hụt Ngân sách Nhà nước

Thâm hụt Ngân sách Nhà nước (Bội chi Ngân sách Nhà nước) là tình trạng khi

mà các khoản chi của NSNN lớn hơn các khoản thu trong cân đối (không bao gồm cáckhoản thu vay nợ, viện trợ) của NSNN Để phản ánh mức độ thâm hụt NSNN, tathường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngânsách nhà nước Ví dụ mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2020 được Quốc hội thôngqua với con số là 234.800 tỷ đồng, tương đương 3,44%GDP

Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt NSNN thành hai loại là thâm hụt cơcấu và thâm hụt chu kỳ Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi

Trang 14

những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xãhội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng, Thâm hụt chu kỳ là các khoảnthâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấpcủa sản lượng và thu nhập quốc dân.

c Phương pháp tính thâm hụt Ngân sách Nhà nước

Trong sách “Từ điển kinh tế học” của Nguyễn Văn Ngọc có đưa ra cách tínhthâm hụt ngân sách như sau:

Mức bội chi ngân Ngân sách Nhà nước = Tổng chi - Tổng thu

Vì mức thu ròng từ thuế của chính phủ phụ thuộc vào thu nhập (t= Ty, trong đó

t là thuế suất bình quân) còn mức chi tiêu chính phủ là một đại lượng không phụ thuộcvào thu nhập Y của nền kinh tế nên theo một ngân sách có thể được biểu thị bằngphương trình:

BD = G – tY

Giải thích cho phương trình này, theo Nguyễn Văn Ngọc: “Phương trình chothấy thâm hụt ngân sách có thể phát sinh một cách khách quan (khi thu nhập Y của nềnkinh tế giảm xuống một lúc nào đó chứ không phải chỉ phụ thuộc vào chính phủ Để

có thể chi tiêu đánh giá mức thâm hụt hoàn toàn do yếu tố chủ quan của Chính phủ gây

ra, người ta dùng chỉ tiêu thâm hụt ngân sách toàn dụng với Y = Y* trong đó Y* là sảnlượng toàn dụng Ngoài ra để thấy được tương đối mức độ thâm hụt hay bội chi ngânsách nhà nước so với GDP tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước có thể tính như sau:

Tỷ lệ bội chi Ngân sách Nhà nước = (Mức bội chi/ GDP) x 100%

Đối với các quốc gia mới nổi và đang phát triển như Việt Nam thì mức bội chilành mạnh trong khoảng bằng hoặc nhỏ hơn 3%, trong khi đó đối với các quốc gia pháttriển là 5%

1.2.3 Lý thuyết về thâm hụt ngân sách nhà nước

1.2.3.1 Nguyên nhân của bội chi ngân sách

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bội chi NSNN nhưng ta có thể chia ra thànhhai nhóm cơ bản

Trang 15

Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh tế Khung hoảng làmcho thu nhập của Nhà nước co lại nhưng nhu cầu chi lại tăng lên để giải quyết nhữngkhó khăn mới về kinh tế và xã hội Điều đó làm cho mức thâm hụt NSNN tăng lên.Ngược lại, nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn phồn thịnh thì thu Ngân sách Nhànước sẽ tăng lên, trong khi chi Ngân sách Nhà nước không phải tăng tương ứng Điều

đó làm giảm mức bội chi NSNN

Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi ngân sáchcủa Nhà nước Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêudùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư vàtiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt

1.2.3.2 Các phương thức xử lý bội chi ngân sách Nhà nước

a Các lý thuyết về cân bằng ngân sách

Lý thuyết cổ điển về cân bằng ngân sách

Theo quan điểm cổ điển, Nhà nước chỉ nên thực hiện những hoạt động nhưcảnh sát, tư pháp, đối ngoại và quốc phòng, còn những hoạt động khác nên để cho khuvực tư nhân đảm nhận, nhất là trong hoạt động kinh tế Nhà nước không được canthiệp Do đó, NSNN chỉ là công cụ cung cấp cho Nhà nước những nguồn tài chính cầnthiết để tài trợ những chi phí cho hoạt động hành chính, tư pháp, quốc phòng và Nhànước cũng chỉ cẩn huy động đủ nguồn lực cho những nhu cầu chi tiêu hạn hẹp đó,nghĩa là chỉ cần duy trì ngân sách tiêu dùng và ngân sách thường xuyên Để thu hẹpảnh hưởng của NSNN người ta đã cắt giảm tới mức tối thiểu các khoản chi của NSNN,không để cho chúng vượt quá các khoản thu của NSNN Trong bối cảnh đó, cân đốiNSNN cần phải tôn trọng triệt để nguyên tắc tổng số thu = tổng số chi Quan điểm nàygổm hai nguyên tắc: Nhà nước chỉ được phép chi tiêu trong phạm vi số thu thuế và chỉđược khai thác nguồn thu thuế để trang trải chi tiêu; số thu thuế cũng không được lớnhơn số chi của NSNN Như vậy, theo quan điểm này NSNN phải cân băng tuyệt đối,bội thu hay bội chi NSNN, nêu có, đều biểu hiện sự lãng phí nguồn lực của nhân dân

Lý thuyết ngân sách chu kỳ

Trang 16

Thông thường nền kinh tế kinh tế thị trường trải qua một chuỗi các chu kỳ baogồm ba pha là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh Đầu thế kỳ 20, quan hệ giữa NSNN

và chu kỳ kinh tế rất chặt chẽ Trong mỗi thời kỳ của chu kỳ kinh tế, thu, chi ngân sáchrất khác nhau dẫn đến việc thực thi ngân sách thăng bằng triệt để có thể đi ngược vớinhững đòi hỏi của một chu kỳ kinh tế Ví dụ, khi khủng hoảng xảy ra, nền kinh tếchuyển sang giai đoạn suy thoái, của cải vật chất tạo ra giảm, năng suất lao động xãhội thấp, thất nghiệp gia tăng Thu NSNN trong giai đoạn này sẽ khó khăn hơn Mặtkhác, để kích thích phục hổi kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội thì Nhà nước cầnphải giảm thuế và tăng chi tiêu dẫn đến bội chi NSNN Nếu vì ngại bội chi NSNN, cốgiữ NSNN thăng bằng như quan điểm cổ điển trên cơ sở hạn chế chi tiêu sẽ làm chonền kinh tế khó vượt qua suy thoái hơn Từ đó nảy ra lý thuyết về ngân sách chu kỳ

Theo quan điểm này, sự cân bằng của NSNN sẽ không duy trì trong khuôn khổmột năm mà sẽ duy trì trong khuôn khổ một chu kỳ kinh tế Nghĩa là, vẫn tôn trọngnguyên tắc trong cân đối thu chi của NSNN nhưng không phải trong một năm màtrong một thời kỳ gồm nhiều tài khóa liên tục ứng với từng chu kỳ phát triển kinh tế

Lý thuyết này được thực hiện trên hai cơ sở Thứ nhất, khi nền kinh tế tronggiai đoạn thịnh vượng, tạo lập một quỹ dự trữ nhằm đề phòng những năm thiếu hụt củathời kỳ suy thoái Thứ hai, khi nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái, không tìm cáchthăng bằng ngân sách mà cố ý chi tiêu nhiều hơn, tài trợ những chương trình kinh tếlớn để khơi mào, châm ngòi cho sự phục hồi kinh tế Khi nền kinh tế đã thịnh vượng,

sự không thăng bằng của ngân sách năm cũ sẽ được đền bù bằng những khoản thu trộicủa ngân sách các năm thịnh vượng

Lý thuyết về ngân sách cố ý thiếu hụt (Keynes)

Lý thuyết này xuất phát từ quan điểm cho rằng kinh tế quyết định tài chính Vấn

đề tài chính công nói chung và NSNN nói riêng phải được giải quyết tùy theo tìnhtrạng kinh tế Lý thuyết cổ điển đã chỉ ra, muốn thăng bằng ngân sách trong giai đoạnsuy thoái thì phải giảm chi hoặc tăng thu, điều này chỉ khiến cho nền kinh tế đang trìtrệ càng trì trệ hơn Để tránh tình trạng đó thì người ta hy sinh thăng bằng ngân sách,chi tiêu ra nhiều hơn để khơi mào cho sự phục hồi kinh tế

Trang 17

Theo đó, nội dung của lý thuyết về ngân sách cố ý thiếu hụt: Chấp nhận sựthâm hụt NSNN nhưng đổi lại bằng sự tăng trưởng kinh tế và lấy nguồn thu mới củanăm sau bù đắp cho sự thâm hụt của năm trước Sự thâm hụt chỉ mang tính tạm thời,phải có giới hạn của nó, không được vĩnh viễn và phải theo dõi chặt chẽ Sự cố ý thiêuhụt có tác dụng thúc đẩy một nền kinh tế ra khỏi tình trạng đình trệ, song khi nền kinh

tế đã bắt đầu chuyển động thì Nhà nước phải giảm dần những chi phí đầu tư, dần dầntăng thu để làm cho ngân sách trở lại thế thăng bằng Cho nên, về lâu dài vẫn hướngđến một ngân sách thăng bằng Theo Keynes thì tình trạng thất nghiệp là dấu hiệu chobiết lúc nào nên thi hành hoặc chấm dứt chính sách cố ý thiếu hụt Khi thất nghiệp rấtthấp thì chi tiêu quá mức của Chính phủ có thể dẫn tới lạm phát, do đó cần phải giảmbớt khả năng chi tiêu ở khu vực tư bằng cách tăng thuế Khi thất nghiệp cao thì Chínhphủ phải chấp nhân mức thâm hụt hợp lý để kích cầu, sử dụng thuế và thâm hụt để tiếptục giữ tổng cầu ở một mức độ thích hợp và không lo lắng về việc cân đối ngân sách

b Các phương thức xử lý bội chi NSNN

Vấn đề thiếu hụt NSNN xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới và việc lựa chọncách thức xử lý bội chi NSNN sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sựphát triển trong tương lai cho một đất nước luôn là bài toán khó cho các chính trị gia

Có hai phương pháp chủ yếu để Chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách là phương pháptrực tiếp không mang tính bền vững như: Tăng thuế, giảm chi NSNN; vay nợ trong vàngoài nước; phát hành tiền giấy và phương pháp mang tính lâu dài, bền vững như:Tăng cường nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách; thúc đẩy kinh tế phát triển vànâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội

Tăng thuế, giảm chi NSNN: Việc tăng các khoản thu (đặc biệt là thuế) có thể bùđắp thâm hụt NSNN và giảm bội chi NSNN Việc thu đúng, đủ và kịp thời các khoảnthuế theo luật có thể động viên hợp lý và khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển

và đảm bào ổn định kinh tế phát triển trong điều kiên hội nhập quốc tế vì thuế là nguồnthu chiếm tỉ trọng chủ yếu trogn nguồn thu của NSNN Tuy nhiên, đây không phải làgiải pháp cơ bản để xử lý bội chi NSNN, bởi vì nếu tăng thuế không hợp lý sẽ làm giá

cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống nhân dân, đặc biệt nghiêmtrọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất, kinh

Trang 18

doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khuvực và trên thế giới Các khoản chi của NSNN chủ yếu là chi cho đầu từ phát triển vàchi thường xuyên Khi xảy ra bội chi NSNN thì việc tiết kiệm các khoản chi là vô cùngquan trọng Việc kiềm chế các khoản đầu tư không mang tính chủ đạo, không có khảnăng tạo ra những hiệu quả cần thiết trong quá trình ổn định và phát triển đất nước vàtập trung đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, tạo hiệu quả sẽ giúp giảm khảnăng bội chi NSNN và thúc đẩy phát triển kinh tế Mặt khác, bên cạnh việc tiết kiệmcác khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũngcần phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.

Vay nợ trong và ngoài nước: Các khoản vay nợ này không được sử dụng chotiêu dùng mà dùng cho đầu tư phát triển Chính phủ thực hiện vay các khoản vay trongnước dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín phiểu kho bạc Vay nợ trong nước sẽ làmgiảm khả năng khu vực tư nhân tiếp cận tín dụng và từ đó làm tăng lãi suất Việc vay

nợ không làm tăng lạm phát trước mắt nhưng sẽ làm tăng áp lực lạm phát trong tươnglai nếu tỷ lệ nợ vay lớn và vòng nợ – trả lãi- bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợcông chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau Các khoảnvay nước ngoài đến từ viện trợ nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các Chính phủnước ngoài, các tổ chức tài chính thế giới như: Ngân hàng thế giới, Qũy tiền tệ quốc

tế, Ngân hàng phát triển Châu Á, Biện pháp này có thể bù đắp các khoản bội chiNSNN mà không gây sức ép lạm phát nền kinh tế, tuy nhiên vay nợ nước ngoài quánhiều sẽ kéo theo vấn đề phục thuộc nước ngoài cả về kinh tế lẫn chính trị và còn làmgiảm dự trữ ngoại hối khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷgiá

Phát hành thêm tiền: Đây là biện pháp tình thế cuối cùng mà Chính phủ sửdụng Giải pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng sẽ gây ra lạm phát nếu Nhà nướcphát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN Tuy nhiên việc phát hành tiền

ở mức độ và thời điểm hợp lý sẽ tạo ra mức lạm phát nhẹ, từ đó làm giảm gánh nặng

về nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước

Tăng cường nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách; thúc đẩy kinh tế phát triển

và nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội chính là nâng cao vai trò quản lý củaNhà nước Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách

Trang 19

và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế – xã hội nhằmgiải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mốiquạn hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Đặc biệt trong điều kiện hiệnnay khi lạm phát là một vấn nạn của tất cả các nước trên thế giới thì việc tăng cườngvai trò quản lý của Nhà nước đối với quản lý NSNN nói chung và xử lý bội chi NSNNnói riêng là vô cùng cấp thiết Nhà nước còn có vai trò quan trọng trong việc quản lýcác dự án sử dụng NSNN Nhà nước phải quản lý và giám sát việc đầu tư vào những

dự án công để tránh gây lãng phí tiền và tài nguyên

1.2.4 Lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thâm hụt ngân sách

Các nghiên cứu trước đây về tác động của thâm hụt ngân sách lên tăng trưởngkinh tế đã cho ra các kết quả còn gây nhiều tranh cãi, tích cực có, tiêu cực có và kể cảtrung lập cũng xuất hiện

Theo trường phái Keynes, thâm hụt ngân sách sẽ tác động tích cực đến tăngtrưởng kinh tế Khi chính phủ tăng chi ngân sách (nhân tố chính gây ra thâm hụt ngânsách) sẽ làm cho tổng cầu của nền kinh tế tăng, khiến cho các nhà đầu tư tư nhân trởnên lạc quan hơn về triển vọng của nền kinh tế và quan tâm hơn đến việc tăng đầu tư,

từ đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng Bên cạnh đó trường pháp này cũng cho rằng tácđộng của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn(Harrison, 2003 & Karras, 1994) Thêm vào đó việc sử dụng thâm hụt ngân sách đểkích thích tăng trưởng chỉ đem lại hiệu quả trong bối cảnh của tổng cầu sụt giảm, nóicách khác là tổng bối cảnh kinh tế suy thoái Trong hoàn cảnh bình thường, thâm hụtngân sách sẽ đưa đến nhiều rủi ro mà rủi ro lớn nhất là sự gia tăng về lạm phát (Saleh,2003)

Theo trường phái Tân cổ điển cho rằng tăng thâm hụt ngân sách trong hiện tại

sẽ gây ra sự gia tăng gánh nặng thuế trong tương lai và người tiêu dùng sẽ có xu hướngtăng tiêu dùng tại thời điểm hiện tại Điều này ngụ ý các cá nhân hiện tại đang gia tăngtiêu dùng của mình bằng việc chuyển dịch thuế cho các thế hệ tương lai Kết quả củaviệc chuyển thuế này sẽ làm cho tiết kiệm quốc gia giảm và lãi suất tăng, kéo theo sựxuất hiện của hiệu ứng lấn át đầu tư, đầu tư giảm gây nên hiện tượng “thoái lui đầu tư”

Trang 20

(crowding out) Trường phái này kết luận rằng thâm hụt ngân sách sẽ gây nên nhữngtác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Khác với hai trường phái trên, trường phái Ricardo lại kết luận rằng thâm hụtngân sách không có tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô trong cả ngắn hạn và dàihạn Trường phái này cho rằng thâm hụt ngân sách có ảnh hưởng tới tiêu dùng tươngđương với ảnh hưởng của thuế vì thâm hụt ngân sách gây ra bởi việc giảm thuế ở thờiđiểm hiện tại và sẽ phải bù đắp bằng cách tăng thủy trong tương lai, bao gồm cả lãi trảvay cho các khoản vay Do đó thời điểm hiện tại người tiêu dùng sẽ có xu hướng tiếtkiệm để trả cho mai sau hay quyết định tiêu dùng của họ phụ thuộc vào cả thu nhậphiện tại và thu nhập kỳ vọng trong tương lai Với hàm ý thâm hụt ngân sách tăng dogiảm thuế sẽ làm cho thu nhập khả dụng khu vực tư nhân tăng lên nhưng họ cũng sẽđồng thời tiết kiệm để bù đắp cho khoản thuế tăng lên trong tương lai Do đó thâm hụtngân sách sẽ làm cho tiết kiệm khu vực công giảm xuống nhưng tổng tiết kiệm quốcgia không đổi điều này đồng nghĩa với việc thâm hụt ngân sách không tác động đếntiết kiệm đầu tư hay tăng trưởng kinh tế

Kết quả thực nghiệm cho thấy tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởngkinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố về mặt không gian, thời gian và cá yếu tố vĩ môkhác Vì vậy, nghiên cứu này nhằm tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về sự tác độngnày với các phương pháp ước lượng dữ liệu bảng đáng tin vậy và các biến kiểm soát vĩ

mô tại các quốc gia Đông Nam Á

1.2.5 Thực trạng thâm hụt ngân sách tại các nước Đông Nam Á

Ngân sách thâm hụt là tình hình chung của các nước phát triển và đang pháttriển trên thế giới Tuy vậy các nền kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc quá lớn và nợ nướcngoài, hệ quả là nhà đầu tư có khuynh hướng bán tháo các loại tiền tệ trong khu vựcnếu các chính phủ rục rịch chuẩn bị nới lỏng kỷ luật tài khóa Chính sách tài khóa làcốt lõi phản ứng toàn cầu đối với Coronavirus Các quốc gia phản ứng tốt và kiểm soátđược đại dịch covid có xu hướng phục hồi nhanh hơn Khối ASEAN cũng không ngoại

lệ, chính phủ các quốc gia Malaysia, Singapore và Thái Lan đã phân bổ nhiều khoảnchi tiêu mới nhất và đang có mức tăng trưởng vượt dự báo Nhưng ở một số nền kinh

Trang 21

tế, chi tiêu không quá tăng do các quỹ dành cho các dự án bị hoãn lại về đại dịch đãđược tái sử dụng

(Nguồn: Số liệu thống kê thu thập từ website của Moody)

Singapore có gói kích thích trực tiếp lớn nhất, 14% GDP, với các khoản bảolãnh và cho vay tương đương 7% khác Tổng kết kích thích tài chính của Malaysiachiếm hơn 20% GDP nhưng phần lớn là bảo lãnh cho vay, cơ sở tài trợ và rút tiềnlương hưu, không phải chi tiêu mới Trọng tâm cho đến nay là hỗ trợ việc làm, nhưngđến năm 2021, nó chuyển sang thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, tập trung vào chi tiêu cho

cơ sở hạ tầng bất chấp các khóa kích thích kỷ lục vào năm 2020 Các nhà hoạch địnhchính sách ASEAN dường như thận trọng rút lại sự hỗ trợ quá nhanh và có nguy cơlàm chệch hướng phục hồi sơ khai Kế hoạch ngân sách của họ cho năm 2021 vẫnđang được mở rộng từ thâm hụt dự kiến sẽ nằm ở mức cao Khác với Singapore, chitiêu danh nghĩa sẽ còn tăng cao hơn Hầu hết các quốc gia sẽ cắt giảm các biện pháp

hỗ trợ kinh doanh và việc làm vào năm 2021, trong khi vẫn giữ nguyên chi tiêu caocho chăm sóc sức khỏe và chuyển tiền mặt Trừ khi virus bùng phát, cơ sở hạ tầng sẽđược thúc đẩy thêm khi các dự án bị trì hoãn vào năm 2020 sẽ tiếp tục Cơ cấu tài trợ

cơ sở hạ tầng đang phát triển Một số quốc gia đang chuyển sang quan hệ đối tác công

tư nhiều hơn và nhu cầu đối với các dự án được tài trợ trong khuôn khổ sáng kiến vành

Hình 0.1 Dự đoán thâm hụt ngân sách của một số quốc gia Đông Nam Á theo

Moody

Việt NamPhilipinesMalaysiaThailandSingapore

Trang 22

đai và con đường của Trung Quốc Đại Lục có thể sẽ tăng lên Cuộc khủng hoảng xảy

ra ở cốt lõi là cơ sở thuế của các chính phủ và doanh thu sẽ chỉ bình thường hóa saukhi sản lượng kinh tế đạt được Sự sụt giảm đặc biệt đáng lo ngại tại Indonesia, nơidoanh thu từ thuế vốn đã thấp hơn 10% GDP, Malaysia là quốc gia đã phải đối mặt với

sự sụt giảm liên tục trong nguồn thu từ dầu khí

Cuộc khủng hoảng sẽ có những ảnh hưởng lâu dài đến hồ sơ tài chính và nợ củakhu vực Thâm hụt ngân sách nhà nước được kỳ vọng sẽ bình thường hóa đến mứctrước đại dịch cho đến ít nhất là năm 2023, do đó nợ công tính theo tỉ trọng GDP sẽtiếp tục tăng cao hơn ngay cả sau khi tăng vọt vào năm 2020 Quá trình xóa dư nợ sẽkéo dài nhiều thập kỷ - cụ thể là trong Philippines và Indonesia- như vậy có khả năng

đã kết thúc

Giới hạn nợ công đã được nâng lên gần đây của Malaysia là 60% đã vi phạmngưỡng đỏ và có thể cần phải dỡ bỏ lần nữa Vào cuối tháng 8/2021, chính phủMalaysia đã nâng triển vọng tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP từ 5,4% lên 6,5- 7%,Malaysia đã công bố gói kích thích kinh tế trị giá 150 tỷ Ringgit (tương ứng với 35,7

tỷ đô la) vào tháng 6/2021 nhằm giảm nhẹ các tác động của lệnh phong tỏa đối vớidoanh nghiệp Tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP này tương đương với mức ghi nhận6,7% vào năm 2009 ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra Tỷ lệ nợcông cũng tiến dần sát đến mức chuẩn 60% sau khi tăng 5 điểm trong năm vừa rồi Nóichung, gánh nặng nợ của khu vực có vẻ bền vững nhưng Malaysia cần phải đưa ranhững kế hoạch nâng cao nguồn thu thuế mới giống như Indonesia và đáng ngạc nhiênhơn là Việt Nam

Thái Lan dự kiến cũng sẽ thay đổi các quy tắc tài khóa của mình và Indonesia

đã đình chỉ giới hạn 3% đối với mức thâm hụt Bộ Tài chính Thái Lan dự báo Chínhphủ Thái Lan sẽ phải vay thêm tiền để trang trải cho thâm hụt ngân sách do ảnh hưởngcủa dịch Covid -19 Nợ công của Thái Lan năm 2020 đạt 7.892 tỷ THB (IMF, 2021),chiếm 49,63% GDP tăng so với giai đoạn 2017 - 2019 (năm 2017 là 41,1% GDP; 2018

là 41,8% GDP và 2019 là 41,2% GDP) Vào cuối tháng 9 năm 2021, Thái Lan đãquyết định nâng trần mức nợ từ 60% lên 70% GDP Nền kinh tế nước này đã xấu điđáng kể do các lệnh giới nghiêm phong tỏa Bangkok và các khu vực Bước đi tạo thêmkhông gian cho chính phủ thực hiện các chính sách tài khóa mới Đến nay chính phủ

Trang 23

nước này đã phê chuẩn tổng các khoản vay mượn trị giá 1500 tỷ baht (gần 55 tỷ đô la)

để bù đắp cho các khoản thiếu hụt Hệ quả là đến hết tháng 9 này, nợ công dự báo sẽđạt 58,8% GDP

Theo Bộ Tài chính Indonesia, Chính phủ phải gia tăng các khoản chi trợ cấp xãhội, đặc biệt cho đối tượng người nghèo và trợ giúp các doanh nghiệp, thúc đẩy tăngtrưởng Thâm hụt NSNN năm 2020 của Indonesia đã tăng lên mức kỷ lục 956.300 tỷIDR (69,07 tỷ USD) trong bối cảnh dịch Covid-19 buộc Chính phủ phải tăng chi tiêu,trong khi nguồn thu từ thuế giảm khi các hộ gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởngnghiêm trọng Chính phủ đã phát hành các loại giấy nợ với tổng trị giá 1.170 nghìn tỷrupiah trong năm 2020, tăng 163,8% so với năm trước đó, làm tăng nợ chính phủ từ30% GDP của năm 2019 lên 38% GDP trong năm 2020

Tại Việt Nam, trong năm 2020, mức bội chi ngân sách là hơn 216.405 tỷ đồng(gần 9,3 tỷ USD), tương đương 3,44% GDP Mức thâm hụt ngân sách này thấp hơnnhiều so với mức Quốc hội cho phép điều chỉnh (368.300 tỷ đồng - khoảng 5,41%GDP) Trong đó, các khoản thu ngân sách còn hạn chế, như một số khoản thu từ sảnxuất kinh doanh đều hụt Khoản thu từ các doanh nghiệp nhà nước thấp hơn dự toán,chỉ đạt hơn 37% Nợ thuế đến cuối năm 2020 là 99.074 tỷ đồng, giảm 0,63%, chủ yếunhờ khoanh nợ thuế và xóa nợ Nợ thuế quá hạn là 7.115 tỷ đồng, tăng 1% Cơ quanthẩm tra đề nghị Chính phủ cũng cần quản lý chặt các khoản vốn vay; các khoản tạmứng và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay để giảm bội chi ngân sách trung ương, vay

nợ Chính phủ và giảm chi phí trả lãi vay

1.3 Tổng quan nghiên cứu

1.3.1 Nghiên cứu trong nước

ND Huynh (2007) đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm đối với dữ

liệu của các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu Á trong giai đoạn 1990 - 2006.Sau khi phân tích bộ số liệu này, tác giả đã đưa ra kết luận rằng thâm hụt ngân sáchbiến động ngược chiều với sự tăng trưởng GDP của Việt Nam, sự thâm hụt càng thấpthì tỉ lệ tăng trưởng kinh tế càng cao Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra rằng, khi thâm hụtgia tăng thì hiện tượng lấn át (crowding-out effect) sẽ xuất hiện

Trang 24

Cũng xem xét về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế

nhưng chỉ xét riêng trường hợp tại Việt Nam, tác giả Huỳnh Thế Nguyễn và cộng sự (2015) đã sử dụng mô hình Véc tơ tự hồi quy (VAR) cho bộ số liệu giai đoạn 1990 đến

2012 với mô hình gốc là nghiên cứu của Shojai (1999), kết quả cho thấy thâm hụt

ngân sách không trực tiếp ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên tổng đầu tư cóquan hệ nhân quả với thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế Chính vì vậy, nhóm

tác giả đưa ra ý kiến: “Để tăng trưởng ổn định trong thời gian tới, Chính phủ cần kiểm soát các dòng vốn đầu tư cũng như điều hành ngân sách một cách hiệu quả, chất lượng.”

Đặng Văn Cường & Phạm Lê Trúc Quỳnh (2015) tiến hành nghiên cứu tác

động của thâm hụt ngân sách lên tăng trưởng kinh tế đối với khu vực Đông Nam Áthông qua mô hình hiệu ứng cố định cho dữ liệu bảng trong khoảng thời gian từ 2001-

2013 Để đảm bảo tính vững cho các ước lượng, hai tác giả cũng đã sử dụng kết hợpphương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) trong các kết quả ước lượng Saukhi phân tích dữ liệu của các biến kiểm soát về lạm phát, đầu tư nước ngoài và đầu tư

trong nước, bài nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng: “thâm hụt ngân sách, tín dụng khu vực tư tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong phạm vi nghiên cứu đã nêu và

có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 1%” Nhóm tác giả cũng đề cập đến sự tác

động của 2 yếu tố vĩ mô khác đối với tăng trưởng GDP, cụ thể là đầu tư nước ngoàivới tác động tích cực lên sự tăng trưởng còn lạm phát thì không có ý nghĩa thống kê

Nguyễn Thị Mỹ Linh (2018) khi phân tích mối quan hệ hai chiều giữa tăng

trưởng kinh tế và thâm hụt ngân sách đã sử dụng mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số hồiquy (VECM) với dữ liệu được lấy theo năm, giai đoạn 1996 - 2016 Dựa trên nền tảngnghiên cứu của Knack và Keefer (1995), Onwioduokit (2016), tác giả đã đưa ra môhình nghiên cứu như sau:

Yt = A1Yt-1 + A2Yt-2 + … + ApYt-p + St + UtTrong đó, Yt là véc tơ gồm 4 biến nội sinh gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDPG),thâm hụt ngân sách (logarit tự nhiên của thâm hụt ngân sách - LBUD), độ mở thươngmại (EIG) và bảo vệ quyền tài sản (PRI), Ai là ma trận cấp 3x3 tham số, Ut là véc tơnhiễu trắng và St là véc tơ hằng số

Trang 25

Sau khi phân tích mối quan hệ giữa các biến số trên, đặc biệt là xem xét đến yếu

tố bảo vệ quyền tài sản, một dẫn xuất của chất lượng thể chế, tác giả kết luận rằng:

“trong dài hạn thâm hụt ngân sách có tác động nghịch chiều và bảo vệ quyền tài sản

có tác động thuận chiều đến tăng trưởng kinh tế”,và từ đó đưa ra đề xuất: “để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững, cần có chính sách giảm thâm hụt và đặc biệt là cải thiện chất lượng thể chế.”

Như vậy, đối với các nghiên cứu trong nước về ảnh hưởng của thâm hụt ngân

sách đối với tăng trưởng kinh tế, đa số các tác giả như Đỗ Ngọc Huỳnh (2007), Đặng Văn Cường, Phạm Lê Trúc Quỳnh (2015)và Nguyễn Thị Mỹ Linh (2018) đều kết

luận rằng thâm hụt ngân sách có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, dù xétriêng trường hợp tại Việt Nam hay mở rộng phạm vi các nước ở Đông Nam Á Duy

chỉ có tác giả Huỳnh Thế Nguyễn và cộng sự (2015) cho rằng không có sự liên hệ rõ

ràng giữa hai biến số trên

1.3.2 Nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới đã có một số bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề được đặt ratrong bài nghiên cứu và đưa ra những ý kiến trái chiều về tác động của thâm hụt ngânsách Nhà nước đến tăng trưởng kinh tế Có bài nghiên cứu cho rằng mối quan hệ này

là cùng chiều, phù hợp với quan điểm của Keynes, nghĩa là thâm hụt ngân sách sẽ làmthúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia Bên cạnh đó cũng có những kết quả nghiên cứucho thấy tác động ngược chiều hoặc trung lập đối với tăng trưởng kinh tế

Cebula (1995) đã nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đối với sự

tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn 1955-1992 Kết quả nghiên cứu chothấy thâm hụt đã làm giảm tỷ lệ tăng trưởng nền kinh tế Kết quả cũng khẳng định rằngthuế thu nhập cá nhân có tác động tiêu cực đến tăng trưởng của nền kinh tế Theo đó,kết quả cho thấy khi thâm hụt ngân sách tăng dẫn đến tăng tỷ lệ thuế để tạo thêm thunhập bù đắp thâm hụt trong giai đoạn trước, tuy nhiên nó cũng đã hạn chế tăng trưởngkinh tế

Ghura (1995) đã điều tra tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô về tăng

trưởng thu nhập danh nghĩa, lạm phát và tăng trưởng sản lượng Tác giả đã sử dụng dữliệu được thu thập từ 33 quốc gia ở Châu Phi cận Sahara trong những năm 1970–1987

Trang 26

Kết quả cho thấy sự gia tăng trong tỷ lệ thâm hụt ngân sách có ảnh hưởng bất lợi đếntăng trưởng kinh tế ở các nước trong giai đoạn nghiên cứu.

Al-Khedar (1996) thâm hụt ngân sách làm cho lãi suất tăng trong ngắn hạn,

nhưng trong dài hạn lại không bị ảnh hưởng Ông đã nghiên cứu sử dụng mô hìnhVAR bằng dữ liệu thu thập của các nước G7 trong khoảng thời gian 1964-1993 Ôngcũng phát hiện ra sự thâm hụt ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại Tuy nhiên,thâm hụt ngân sách lại có ảnh hưởng mạnh và tích cực trong tăng trưởng kinh tế của

quốc gia Ở khía cạnh khác, nghiên cứu của Qureshi & Ali (2010) xem xét mối quan

hệ nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Pakistan Họ đã sử dụng phương pháp ước lượngOLS cho mô hình có dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 1981- 2008 Kết quả cho

thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa nợ công và tăng trưởng Tương tự, Fatima et.al (2012) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 1978- 2009 xem xét những

ảnh hưởng logic của thâm hụt ngân sách lên tăng trưởng kinh tế ở Pakistan thì tìm thấybằng chứng mối quan hệ nghịch của hai biến này

Gulcan và Bilman (2005) được sử dụng phương pháp đồng liên kết và mối

quan hệ nhân quả thử nghiệm để xem xét dữ liệu của Thổ Nhĩ Kỳ cho giai đoạn 1960đến 2003 với kết quả có một tác động mạnh mẽ của thâm hụt ngân sách về tỷ giá hốiđoái thực Nghiên cứu cho thấy vai trò của thâm hụt ngân sách để duy trì tỷ giá hốiđoái thực là rất quan trọng Họ cho rằng Chính phủ phải tập trung để ổn định ngânsách bởi vì cán cân thương mại bị ảnh hưởng đáng kể do tỷ giá hối đoái thực và cótác động đến tăng trưởng kinh tế

Bose (2007) nghiên cứu chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế, thực hiện phân

tích riêng lẻ đối với các quốc gia đang phát triển đã tìm thấy mối quan hệ giữa thâm

hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế là cùng chiều Tuy nhiên, Ramzan & cộng sự (2013) nghiên cứu mối quan hệ thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế Pakistan.

Tác giả sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 1980-2010 và phát hiện tồn tại

mối quan hệ tuyến tính giữa GDP và thâm hụt ngân sách Ngoài ra, Ahmad (2013) đã

khảo sát mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở Pakistan và kết

luận rằng có tích cực nhưng vẫn không đáng kể Risti & cộng sự (2013) cũng xem xét

ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách lên tăng trưởng kinh tế ở Romania, sử dụng dữ liệuchuỗi thời gian từ 2000-2010 nhận được kết quả hai biến này có mối quan hệ cùng

Trang 27

chiều, tuy nhiên nếu mức thâm hụt ngân sách này vượt 3% thì điều này mới xảy ra,còn nếu dưới 1.5% thì lại là trung lập, không ảnh hướng tới tăng trưởng kinh tế

Nghiên cứu của Qureshi & Ali (2010) xem xét mối quan hệ giữa nợ công và

tăng trưởng kinh tế ở Pakistan Họ đã sử dụng phương pháp ước lượng OLS cho môhình có dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 1981- 2008 Kết quả cho thấy tồn tạimối quan hệ ngược chiều giữa nợ công và tăng trưởng

Rahman (2012) đã điều tra vấn đề thâm hụt trong trường hợp ở Malaysia với

số liệu hàng quý trong năm 2000-2011 Nghiên cứu sử dụng bốn biến kinh tế là GDPthực tế, nợ công, chi cho sản xuất và chi cho hoạt động sản xuất Nhóm tác giả lựachọn phương pháp ARDL để phân tích Kết quả cho thấy rằng không có mối quan hệlâu dài giữa thâm hụt tài khóa và tăng trưởng kinh tế của Malaysia, điều này phù hợpvới cân bằng của Ricardo

Odhiambo et.al (2013) tìm hiểu mối quan hệ giữa thâm hụt tài chính và tăng

trưởng kinh tế ở Kenya Nghiên cứu kết luận thâm hụt tài chính có thể giúp tăngtrưởng kinh tế vì nó giúp làm tăng hiệu quả tái cấu trúc nền kinh tế, cải thiện chấtlượng giáo dục, và tăng phúc lợi xã hội

Cinar & công sự (2014) xem xét vai trò của chính sách thâm hụt ngân sách đối

với tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu khảo sát tại hai nhóm quốc gia phát triển và đangphát triển Kết quả cho thấy rằng trong ngắn hạn thâm hụt ngân sách tác động ngượcchiều với tăng trưởng kinh tế ở cả hai nhóm quốc gia này Tuy nhiên, có sự khác nhaugiữa năm quốc gia đứng đầu (Luxembourg, Ireland, Slovakia, Slovenia, Finland) vànăm quốc gia đứng chót (Austria, Belgium, Italy, Portugal, Greece), trong khi nămquốc gia đứng đầu ghi nhận tác động có ý nghĩa thống kê thì năm quốc gia đứng chótlại không có ý nghĩa thống kê Trường hợp xét trong dài hạn thì mối quan hệ giữathâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế cho cả hai nhóm này đều không tồn tại

Kameda (2014) phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và một số các

yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế Nhật Bản Kết quả ước tính cho thấy thâm hụt ngânsách thực tế ở Nhật Bản năm 2008 khiến GDP thực tế giảm khoảng 0,39–0,63%

Augustt và cộng sự (2015) tập trung về mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt

tài khóa và biến động sản lượng ở Ghana với dữ liệu chuỗi thời gian từ năm

Trang 28

1960-2012 Kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thâm hụtngân sách và sức sản xuất ở quốc gia này.

Navaratnam và Mayandy (2016) đã xem xét tác động của thâm hụt tài khóa

đối với tăng trưởng kinh tế ở năm quốc gia Nam Á (bao gồm Bangladesh, Ấn Độ,Nepal, Pakistan và Sri Lanka) với dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 1980-2014.Nghiên cứu kết quả xác nhận rằng thâm hụt tài chính có tác động tiêu cực đến tăngtrưởng kinh tế ở Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka, tuy nhiên, bằng chứng ởNepal là một tác động tích cực trong giai đoạn này Tuy nhiên, có một số nghiên cứuthực nghiệm lại chỉ ra những kết quả trái ngược, thâm hụt ngân sách có thể có tác độngtích cực hoặc không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

1.3.3 Khoảng trống nghiên cứu

Tuy có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và kiểm nghiệm, nhưng vẫn còn tồntại những lỗ hổng trong quá trình nghiên cứu cũng như trong giai đoạn đi đến kết luận.Trong đó, các nghiên cứu trên mới chỉ sử dụng một số chỉ tiêu biến số thuộc kỳ vọng

và nghiên cứu của cá nhân, tập thể để nghiên cứu tổng thể, nên chưa đánh giá đượchoàn toàn ở một số khía cạnh Ngoài ra, giới hạn trong thời gian và không gian nghiêncứu cũng dẫn được việc chưa thu được kết quả thật sự chính xác, mới chỉ đại diện một

số nước và khu vực cụ thể, chưa đánh giá được tổng thể một cách trực quan Như đã

đề cập trước đó, sự khác nhau trong yếu tố không gian và thời gian ở quá trình thu thập

dữ liệu cũng như phương pháp ước lượng đã dẫn đến sự khác nhau trong kết quả sốliệu thu được ở các nghiên cứu dẫn được sự khó khăn trong việc so sánh và thảm khảo

và áp dụng ở các trường hợp nghiên cứu tương tự

1.4 Giả thuyết nghiên cứu

Tham khảo từ những nghiên cứu đi trước, bài nghiên cứu đặt ra một số giảthuyết nghiên cứu như sau:

H1: Thâm hụt ngân sách có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ tăng trưởng kinh tếcủa các nước Đông Nam Á

Trang 29

H2: Tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Khi tỷ

lệ lạm phát của một nước tăng, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của nước đó tăng theo

H3: Tống giá trị xuất khẩu có ảnh hưởng ngược chiều lên tỷ lệ tăng trưởng kinh

tế Khi tổng giá trị xuất khẩu càng tăng thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế càng giảm

H4: Tổng giá trị nhập khẩu có ảnh hưởng cùng chiều với tỷ lệ tăng trưởng kinh

tế Khi tổng giá trị nhập khẩu càng tăng thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế càng tăng

H5: Tỷ lệ gia tăng dân số có tác động tích cực lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Khi

tỷ lệ giá tăng dân số tăng thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tăng

H6: Tổng vốn đầu tư vào nước ngoài có tác động tích cực đến tỷ lệ tăng trưởngkinh tế Khi tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào nội địa tăng thì tỷ lệ tăngtrưởng kinh tế càng tăng

H7: Chỉ số giá tiêu dùng có tác động ngược chiều so với tỷ lệ tăng trưởng kinh

tế Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng lên thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm đi

Trang 30

2 KẾT QUẢ MÔ HÌNH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ 2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu

Bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp, dạng số liệu bảng Dữ liệuđược thu thập trong khoảng thời gian những năm 2000 đến 2021 của các nước ĐôngNam Á: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore,Thailand, và Việt Nam Trong đó dữ liệu được lấy từ trang web chính thức của Ngânhàng thế giới (World Bank) và quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) Do

có 2 nước là Đông Timor và Myanmar không có số liệu đầy đủ nền bộ số liệu này baogồm 198 quan sát cho 9 nước Đông Nam Á, đã được xử lý qua Excel trước khi đượcvào phân tích và thực hiện hồi quy trong mô hình bằng phần mềm STATA

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu địnhlượng với dữ liệu bảng, sử dụng phần mềm Stata và mô hình hồi quy tuyến tính ứngdụng phương pháp bình phương tối thiểu OLS để xác định tác động của thâm hụt ngânsách tới tăng trưởng kinh tế tại 9 nước ở Đông Nam Á trong 22 năm (từ năm 2000 đếnnăm 2021)

Mô hình hồi quy tuyến tính bội là mô hình sử dụng nhiều biến độc lập để dựđoán giá trị của một biến phụ thuộc nhằm mô hình hóa mối quan hệ tuyến tính giữacác biến độc lập và biến phụ thuộc Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường

- OLS là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để ước lượng các tham số trong môhình hồi quy bằng cách tối thiểu hóa tổng bình phương của các khoảng cách theo

phương thẳng đứng giữa số liệu thu thập được và đường hồi quy (Theo Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

2.1.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

OLS là phương pháp ước lượng được dùng phổ biến nhất, tư tưởng của phươngpháp này là cực tiểu tổng bình phương các phần dư Dựa vào một số nghiên cứu trước

Ngày đăng: 28/06/2024, 15:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w