- Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng dịchvụ pháp lý:+ Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của Văn phòng Luật sư H đối với khách hàngB.+ Nghĩa vụ thanh toán tạm ứng
Trang 1BỘ TƯ PHÁP HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
-o0o -BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LUẬT SƯ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ
TÌNH HUỐNG THỰC HÀNH TUẦN 2
Tình huống 1
Hà Nội – 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
I Nội dung tình huống 5
II Giải quyết tình huống 5
1 Về vấn đề pháp lý 5
2 Căn cứ pháp lý 6
3 Vấn đề cần giải quyết 6
3.1 Câu hỏi 1 Theo nhóm của các bạn, luật sư T và tổ chức hành nghề sẽ quyết định như thế nào để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như bảo đảm lợi ích của chính tổ chức hành nghề? 6
3.2 Câu hỏi 2 Phương án giải quyết của nhóm các bạn nếu đặt vào vị trí của luật sư T và tổ chức hành nghề đối với việc bào chữa cho khách hàng A và quan hệ hợp đồng đã ký giữa tổ chức hành nghề với người nhà của bị cáo A? 9
III Rút ra những điều cần ghi nhớ đối với hành vi ứng xử của luật sư trong áp dụng và thực hiện Quy tắc 5, Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư năm 2019 13
KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3MỞ ĐẦU
Nói tới vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng là nói tới những tác động, ảnh hưởng của luật sư trong tiến trình
tố tụng và trong đời sống xã hội Trên cơ sở quy định của pháp luật và Bộ Quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, luật sư phải tận tâm với công việc, sử dụng kiến thức, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp và các biện pháp khác để bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình một cách tốt nhất Có thể nói, khi cung cấp dịch vụ pháp lý
cho khách hàng thì luật sư phải dành mọi điều kiện tốt nhất có thể cho khách
hàng của mình
Tuy nhiên về quan niệm lẫn thực chất, “bảo vệ tốt nhất” có nội hàm khác hoàn toàn với “bảo vệ bằng mọi giá” Do nhận thức khác nhau của khách hàng mà yêu cầu của khách hàng có thể bao hàm nhiều yếu tố khác nhau Ví dụ: có trường hợp khách hàng đến nhờ luật sư với mong muốn quyền và lợi ích hợp pháp của họ được pháp luật bảo vệ và luật sư là người truyền tải giúp
họ tâm tư, nguyện vọng trước các cơ quan tiến hành tố tụng Cũng có trường hợp do nhận thức hạn chế, khách hàng muốn nhờ luật sư “lo từ A tới Z”, chấp nhận các biện pháp trái pháp luật, miễn là đạt yêu cầu của họ
Do vậy, luật sư thông qua việc tiếp xúc ban đầu với khách hàng, cần tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ một cách thấu đáo, bằng cách lắng nghe họ trình bày, xem xét những tài liệu ban đầu; đồng thời cũng phải chỉ rõ cho khách hàng biết được giới hạn trách nhiệm của luật sư trước pháp luật và trước khách hàng, không để khách hàng lôi kéo mình theo những yêu cầu trái pháp luật và trái đạo đức
Nội dung quy tắc bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng không chỉ được nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện như đã trình bày ở trên mà còn phải thể hiện bằng điều khoản cụ thể về nghĩa vụ của luật sư trong hợp đồng dịch vụ pháp lý ký với khách hàng Trong hợp đồng không được thoả thuận, cam kết
Trang 4“bao kết quả” với khách hàng để nhằm tạo sự tin tưởng hoặc để được trả thù lao cao.1
1 Giáo trình Luật sư và đạo đức nghề luật sư – Học viện tư pháp – NXB Tư pháp – Hà Nội – 2023 – trang
191, 192.
Trang 5NỘI DUNG
I Nội dung tình huống
Văn phòng luật sư H ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với chị B với thỏa thuận về việc bào chữa cho chồng của chị B là bị can A đang bị tạm giam, Văn phòng luật sư đã phân công luật sư T tham gia tố tụng bào chữa cho bị can A Luật sư T đã được Cơ quan điều tra cấp thông báo đăng ký bào chữa
và tham gia bào chữa cho bị can A Vụ án đã kết thúc điều tra, chị B vẫn không nộp tiền tạm ứng thù lao theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký, mặc dù
đã có ý kiến của văn phòng luật sư về việc chưa nộp tạm ứng thù lao và chi phí khác theo thỏa thuận trong hợp đồng
Luật sư T đã thông báo cho bị can A biết về sự chậm trễ này của gia đình, đồng thời chia sẻ quan điểm của văn phòng sẽ chấm dứt hợp đồng bào chữa cho khách hàng do bên khách hàng không thực hiện đúng điều khoản thỏa thuận hợp đồng
Sau khi nhận được thông báo của luật sư T, bị can A vẫn tha thiết mong muốn luật sư T bào chữa cho mình cho đến khi kết thúc giai đoạn xét xử sơ thẩm
Câu hỏi:
1 Theo nhóm của các bạn, luật sư T và tổ chức hành nghề sẽ quyết định như thế nào để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như bảo đảm lợi ích của chính tổ chức hành nghề?
2 Phương án giải quyết của nhóm các bạn nếu đặt vào vị trí của luật sư
T và tổ chức hành nghề đối với việc bào chữa cho khách hàng A và quan hệ hợp đồng đã ký giữa tổ chức hành nghề với người nhà của bị can A?
3 Rút ra những điều cần ghi nhớ đối với hành vi ứng xử của luật sư trong áp dụng và thực hiện Quy tắc 5, Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư năm 2019.
II Giải quyết tình huống
1 Về vấn đề pháp lý
Trang 6- Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng dịch
vụ pháp lý:
+ Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của Văn phòng Luật sư H đối với khách hàng B
+ Nghĩa vụ thanh toán tạm ứng và chi phí của khách hàng B đối với Văn phòng Luật sư H
- Nghĩa vụ thực hiện bào chữa của người bào chữa đã được đăng ký (luật
sư T) cho bị can A
- Đạo đức nghề nghiệp của luật sư trong việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của hợp pháp của khách hàng
2 Căn cứ pháp lý
- Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012;
- Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam năm 2019;
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
- Luật trợ giúp pháp lý năm 2017
3 Vấn đề cần giải quyết
3.1 Câu hỏi 1 Theo nhóm của các bạn, luật sư T và tổ chức hành nghề sẽ quyết định như thế nào để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như bảo đảm lợi ích của chính tổ chức hành nghề?
3.1.1 Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên chủ thể
Xét trong quan hệ hợp đồng dịch vụ pháp lý
- Chủ thể giao kết hợp đồng:
+ Bên cung cấp dịch vụ pháp lý: Văn phòng luật sư H
+ Bên nhận sử dụng dịch vụ: Chị B
- Đối tượng của hợp đồng: dịch vụ bào chữa cho chồng của chị B là bị
can A đang bị tạm giam
Trang 7- Pháp lý về hợp đồng: Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết.
- Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên:
+ Văn phòng luật sư H: Văn phòng Luật sư H đã phân công Luật sư T
tham gia tố tụng bào chữa cho bị can A Luật sư T đã được Cơ quan điều tra cấp thông báo đăng ký bào chữa và tham gia bào chữa cho bị can A Điều này
thể hiện “luật sư đã chủ động, tích cực giải quyết vụ việc của khách hàng và
thông báo tiến trình giải quyết vụ việc để khách hàng biết” theo Khoản 12.1
Quy tắc 12 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam
+ Chị B: sau khi kết thúc giai đoạn điều tra, chị B vẫn không nộp tiền
tạm ứng thù lao theo Hợp đồng, mặc dù đã có ý kiến của văn phòng luật sư về việc chưa nộp tạm ứng thù lao theo thỏa thuận trong hợp đồng
Theo Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) thì khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư
“Điều 54 Thù lao luật sư:
Khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư”.
Thù lao của luật sư là khoản tiền công bù đắp cho sức lao động của luật
sư đã bỏ ra để thực hiện một công việc, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc theo thời gian lao động hoặc theo thoả thuận giữa luật sư với khách hàng
(Điều 54, 55, 56 Luật luật sư 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2012) quy định
về thù lao và căn cứ tính thù lao; Điều 18 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định mức trần thù lao luật sư đối với vụ án hình sự để xem xét về mức thù lao thoả thuận trong Hợp đồng dịch vụ đã ký).
Quy tắc 8 - Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam
quy định: Luật sư phải giải thích cho khách hàng quy định của pháp luật về căn
cứ tính thù lao, phương thức thanh toán thù lao; thông báo rõ ràng mức thù lao, chi phí cho khách hàng và mức thù lao, chi phí này phải được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Trong trường hợp này, khi ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý, Luật sư phải giải thích rõ về thù lao và ấn định thời hạn khách hàng phải nộp tiền thù lao cho Văn
Trang 8phòng Luật sư Về phía khách hàng, đã ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý thì đương nhiên phải có nghĩa vụ tôn trọng hợp đồng, mặc dù dịch vụ pháp lí chưa hoàn thành nhưng nghĩa vụ nộp tiền thù lao đã phát sinh với khách hàng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực
Như vậy chị B đã vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp
đồng dịch vụ pháp lý giữa chị B và Văn phòng luật sư H (cụ thể: vi phạm
cam kết về tiến độ thanh toán “tạm ứng thù lao” theo thỏa thuận trong hợp đồng)
Xét trong quan hệ giữa người bào chữa và người được bào chữa
- Người bào chữa: Luật sư T.
- Người được bào chữa: bị can A đang bị tạm giam.
- Mối quan hệ: Luật sư T là người bào chữa cho bị can A đang bị tạm
giam
- Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên:
+ Luật sư T: đã được Cơ quan điều tra cấp thông báo đăng ký bào chữa
và tham gia bào chữa cho bị can A
+ Bị can A: vẫn tha thiết mong muốn Luật sư T bào chữa cho mình cho đến khi kết thúc giai đoạn xét xử sơ thẩm
3.1.2 Cách giải quyết của luật sư T và Văn phòng luật sư H
Theo Quy tắc 13.1 và 13.1.3 Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
Luật sư Việt Nam quy định: Luật sư có thể từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc
trong trường hợp khách hàng vi phạm cam kết theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý
mà các bên không thể thỏa thuận được hoặc quan hệ giữa luật sư với khách hàng bị tổn hại không phải do lỗi của luật sư.
Việc khách hàng vi phạm nghĩa vụ nộp tiền thù lao theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý là tranh chấp Hợp đồng giữa Văn phòng Luật sư H và khách hàng Khách hàng trong vụ việc này là chị B và đối tượng được khách hàng thuê bào chữa là bị can A chồng chị B Do vậy theo quy định pháp luật và Bộ Quy tắc
Trang 9Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam thì Văn phòng Luật sư H có thể chấm dứt hợp đồng với chị B
Qua việc Luật sư T thông báo cho bị can A biết về sự chậm trễ của gia
đình và đồng thời chia sẻ quan điểm của văn phòng sẽ chấm dứt hợp đồng bào
chữa cho khách hàng do bên khách hàng không thực hiện đúng điều khoản thỏa thuận hợp đồng,
Có thể thấy văn phòng luật sư H sẽ thực hiện:
- Gửi thông báo bằng văn bản đề nghị thanh toán tiền tạm ứng dịch vụ theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý đến chị B Đề nghị chị B cho biết lý do chậm thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng Trong thông báo cũng nêu rõ những quyền lợi được hưởng, nghĩa vụ tương ứng từ việc thực hiện hợp đồng, và thiệt hại khi không thực hiện đúng quy định của hợp đồng Mời chị B đến văn phòng luật sư để hai bên thỏa thuận thống nhất cách giải quyết
Nếu vẫn không nhận được phản hồi từ chị B thì văn phòng luật sư H từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng (Quy tắc 13.1 và 13.1.3 Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam)
- Gửi thông báo chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý với chị B theo quy định tại Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; tuân thủ theo Quy tắc 14 Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng
xử hành nghề Luật sư Việt Nam: “Khi đơn phương chấm dứt thực hiện dịch
vụ pháp lý theo Quy tắc 13, luật sư cần có thái độ tôn trọng khách hàng, thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời hạn hợp lý để khách hàng
có điều kiện tìm luật sư khác, đồng thời giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết”.
Về phía luật sư T – là người được Văn phòng Luật sư H cử tham gia tố tụng, đã được cấp đăng ký bào chữa sẽ vẫn tiếp tục bào chữa cho bị can A đến hết giai đoạn xét xử sơ thẩm cho dù hợp đồng giữa Văn phòng luật sư
H và chị B chấm dứt theo khoản 2c, Điều 73, Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
“Điều 73 Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Trang 102 Người bào chữa có nghĩa vụ:
c) Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm
nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại
khách quan”.
3.2 Câu hỏi 2 Phương án giải quyết của nhóm các bạn nếu đặt vào
vị trí của luật sư T và tổ chức hành nghề đối với việc bào chữa cho khách hàng A và quan hệ hợp đồng đã ký giữa tổ chức hành nghề với người nhà của bị cáo A?
Phương án giải quyết của nhóm 1:
1- Đứng trên vai trò của Luật sư T và Văn phòng luật sư H thì đầu tiên cần phải thông báo với chị B về tâm tư, nguyện vọng của chồng mình.
- Đưa ra lời tư vấn với chị B là ở lần thăm gặp sắp tới, chị B nên trực tiếp trao đổi với chồng mình (là bị can A) để cùng thống nhất đưa ra Quyết định có tiếp tục thực hiện Hợp đồng dịch vụ pháp lý hay không?
- Tìm hiểu thêm về nguyên nhân tại sao chị B lại chưa thanh toán tiền tạm ứng phí luật sư (có thể do hoàn cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn, gia đình gặp biến cố, hoặc chưa thực sự tin tưởng vào luật sư)
Trang 112- Cần chuẩn bị phương án giải quyết khác nhau khi chị B đưa ra quyết định
2.1 Nếu chị B quyết định tiếp tục thực hiện Hợp đồng và sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán sau khi đã trao đổi với chồng là bị can A
Văn phòng luật sư H phải yêu cầu chị B thanh toán ngay phí tạm ứng dịch vụ Đồng thời giải thích lại về nghĩa vụ của chị B trong hợp đồng, tránh việc chậm trễ ở những lần thanh toán sau này Sau đó, Văn phòng luật sư H và luật sư T sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng pháp lí đã ký
2.2 Nếu chị B vẫn không thanh toán tiền Dịch vụ pháp lý
2.2.1 Không thanh toán tiền tạm ứng dịch vụ pháp lý vì lý do hoàn cảnh khó khăn
Sau khi tìm hiểu hoàn cảnh của chị B nếu chị B và bị can A thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 7 Luật trợ giúp pháp lý năm
2017 2 thì thông báo cho chị B biết và thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị can A miễn phí, theo quy định khoản 10.2 Quy tắc 10 quy định về tiếp nhận
vụ việc của khách hàng: “…Trường hợp biết khách hàng thuộc đối tượng
được trợ giúp pháp lý miễn phí thì luật sư thông báo cho họ biết.”
2.2.2 Trường hợp chị B không thanh toán vì lý do khác: Nhóm 1, khi ở
vào vị trí của Văn phòng luật sư H, sẽ xem xét các điều khoản của hợp đồng
để đánh giá trách nhiệm, nghĩa vụ của chị B và của Văn phòng luật sư H sau
2 Điều 7 Người được trợ giúp pháp lý
1 Người có công với cách mạng.
2 Người thuộc hộ nghèo.
3 Trẻ em.
4 Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5 Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6 Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
7 Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
b) Người nhiễm chất độc da cam;
c) Người cao tuổi;
d) Người khuyết tật;
đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
h) Người nhiễm HIV.
Trang 12đó căn cứ theo từng trường hợp sau để xử lý:
- Trường hợp 1: Chị B vi phạm nghĩa vụ và không thuộc trường hợp được miễn trừ trách nhiệm được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 351 3 Bộ luật Dân sự năm 2015
Trường hợp này, Văn phòng luật sư H hoàn toàn có thể yêu cầu chị B thực hiện nghĩa vụ tạm ứng theo quy định tại Khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân
sự năm 2015 (Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ) và có thể yêu cầu chị
B trả lãi trên số tiền tạm ứng chậm thanh toán theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền) Nếu việc chậm thanh toán tiền tạm ứng của chị B còn gây ra thiệt hại cho Văn phòng luật sư H, thì Văn phòng luật sư hoàn toàn có thể yêu cầu chị
B bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 360 và Điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2015 cụ thể:
=> Nếu sau khi trao đổi về việc yêu cầu chị B thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản tạm ứng và các chi phí khác, chị B không đồng ý và tiếp tục không thực hiện nghĩa vụ thì Văn phòng luật sư có thể thực hiện hủy bỏ Hợp Đồng theo quy định tại Điều 423 và 424 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc đơn phương chấm dứt Hợp Đồng theo quy định tại Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 Khi đó, việc hủy bỏ/đơn phương chấm dứt Hơp Đồng của Văn phòng luật sư H là hoàn toàn hợp lý và cũng phù hợp với quy định tại Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam năm 2019, cụ thể:
“Quy tắc 13 Từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng
13.1 Luật sư có thể từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:
13.1.3 Khách hàng vi phạm cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các bên không thể thỏa thuận được hoặc quan hệ giữa luật sư với khách hàng
bị tổn hại không phải do lỗi của luật sư;”
3 Điều 351 Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ