1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm môn xây dựng văn bản pháp luật đề bài ô nhiễm

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Ô nhiễm môi trường không những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người mà còn gây tác động rất lớn đối với hệ sinh thái. Hậu quả:-Ô nhiễm môi trường đất: + Gây ra sự xuống cấp sinh học, đa

Trang 2

4.1 Phương án giữ nguyên hiện trạng: 4

4.2 Phương án can thiệp gián tiếp: 5

4.3 Phương án can thiệp trực tiếp: 6

5 Lựa chọn phương án tối ưu nhất: 6

KẾT LUẬN 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 3

PHẦN THÔNG TIN

NHÓM 3 LỚP N02-TL2:

Thành viên:

1 Trịnh Thu Trang – 430358 – Nhóm trưởng – Đánh giá loại A 2 Lê Ngọc Anh – 430354 – Đánh giá loại A

3 Vũ Cẩm Ly – 430355 – Đánh giá loại A 4 Tô Mai Phương – 430356 – Đánh giá loại A 5 Trần Trung Châu – 430357 – Đánh giá loại A 6 Sềnh A Vả - 430359 – Đánh giá loại A

7 Đoàn Thị Phương Thảo – 430360 - Đánh giá loại A 8 Hoàng Lê Anh Tuấn – 430361 - Đánh giá loại A 9 Đàm Quang Sơn – 430362 - Đánh giá loại A 10 Hà Phương Linh – 430363 - Đánh giá loại B 11 Hoàng Quốc Lâm – 430364 - Đánh giá loại B

Trang 4

MỞ ĐẦU

Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề đang rất nóng trên các bản tin và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân hiện nay Tình trạng môi trường bị ô nhiễm có thể gây ra nhiều hậu quả không chỉ trực tiếp làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến các thế hệ mai sau Do đó để

làm rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em xin được chọn đề tài Ô nhiễm làm bài

tập nhóm của mình.

NỘI DUNG

1 Xác định vấn đề bất cập và biểu hiện cụ thể:

Ngày nay, do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều, hoặc do các khí thải thải ra từ các nhà máy hoặc từ những hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường không những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người mà còn gây tác động rất lớn đối với hệ sinh thái.

 Hậu quả:

-Ô nhiễm môi trường đất:

+ Gây ra sự xuống cấp sinh học, đa dạng sinh vật trong môi trường đất bị giảm thiểu; ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, khiến mùa màng thất bát, cây trồng thiếu chất dinh dưỡng nên chậm phát triển, chất lượng nông sản giảm sút nghiêm trọng;

+ Gây một số bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùng mà đa số người dân mắc phải đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn;

+ Làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, rối loạn hô hấp, ung thư và các bệnh ngoài da… qua việc tiếp xúc với đất ô nhiễm trực tiếp, qua đường hô hấp hoặc sử dụng nguồn nước ngầm bị nhiễm chất độc từ đất.

-Ô nhiễm môi trường nước:

+ Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước;

+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người: Tại một số địa phương của Việt Nam, khi nghiên cứu các trường hợp ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ, đã thấy

Trang 5

40- 50% là do từ sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Theo thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên môi trường trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém và gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà mộttrong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm

-Ô nhiễm môi trường không khí:

+ Gây ra mưa axit làm giảm độ pH của đất do những chất lưu huỳnh dioxit và các oxit của nitơ;

+ Ô nhiễm không khí tạo nên hiện tượng hiện tượng khói bụi che chắn làm giảm ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng đến sự quang hợp và phát triển của thực vật… Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người: Tại Việt Nam, với sự phát triển của một số lĩnh vực như công nghiệp, vận tải, tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng và có tới 34.332 người tử vong sớm có liên quan tới ô nhiễm không khí;

+ Ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân làm thủng tầng ô zôn, tăng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên, phá hủy các khu sinh thái sẵn

-Các loại ô nhiễm môi trường khác (ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng,…)

+ Ô nhiễm tiếng ồn: Làm tăng mức độ stress của người dân, gây căng thẳng thần kinh ảnh hưởng đến thính lực; Có thể ảnh hưởng đến thai nhi Bên cạnh đó tiếng ồn còn làm xua đuổi các loài vật ra xa, làm giảm khả năng săn mồi của các loài + Ô nhiễm ánh sáng: Làm tiêu tốn nhiều tài nguyên hơn vì sử dụng nhiều năng lượng; làm rối loạn giấc ngủ của con người; làm giảm tính tò mò của trẻ con về hiện tượng thiên văn; cản trở quá trình phát triển của các loài thực vật.

 Các hiện tượng ô nhiễm môi trường trên đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, ngày càng nguy hiểm hơn đối với hệ sinh thái và sức khỏe của con người.

2 Nguyên nhân của bất cập:- Về phía người dân:

Trang 6

+ Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân Bên cạnh đó có những người dân chưa được tuyên truyền, giáo dục về tác hại của ô nhiễm môi trường nên không thực hiện những hành động để bảo vệ môi trường;

+ Một bộ phận người dân vì lợi nhuận nên đã quá lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng bằng cách phun một lượng lớn các hóa chất vào các loại cây trồng Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân khi sử dụng mà còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước khi các hóa chất ngấm vào đất và nguồn nước ngầm

- Về phía doanh nghiệp:

+ Các doanh nghiệp làm ăn thiếu trách nhiệm, luôn đặt mục tiêu lợi nhuận hàng đầu mà không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình hoạt động, khai thác và gây tác động rất lớn đến ô nhiễm môi trường.

+ Mặt khác, hơn 60% các khu công nghiệp ở nước ta chưa có hệ thống xử lý rác thải tập trung, một số khu công nghiệp khác có hệ thống xử lý nước thải nhưng vẫn chưa đáp ứng được Do đó nước thải công nghiệ-pp bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên Bên cạnh đó, khí thải của các nhà máy thải ra cũng gây ô nhiễm không khí tại địa phương nơi có nhà máy.

- Về phía Nhà nước:

+ Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan Nhà nước;

+ Chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các công cụ, biện pháp của nhà nước về môi trường còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước chưa cao, đặc biệt trong phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường;

+ Các cấp chính quyền chưa có nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mực với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường;

+ Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.

Trang 7

3 Mục tiêu :

-Tại Hà Nội: Theo lãnh đạo quận Hai Bà Trưng, chỉ tiêu cụ thể là 100% đơn vị, cơ quan, tổ chức, đoàn thể trực thuộc không sử dụng túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần và hạn chế 80% sản phẩm nhựa khó phân hủy bắt đầu từ cuối năm 2019 Từ năm 2020 giảm dần sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy trong hoạt động của cơ quan, trong sinh hoạt dân cư, sản xuất kinh doanh UBND quận đã kêu gọi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng “nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy”.

-Tại Thành phố Hồ Chí Minh: UBND TPHCM đề xuất Thường trực Thành ủy 5 mục tiêu thực hiện bảo vệ môi trường (BVMT) đến năm 2020 Thành phố đặt mục tiêu năm 2020 xử lý triệt để trên 95% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường Với kế hoạch này, mục đích nhằm xử lý triệt để trên 95% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ngăn chặn có hiệu quả mức độ gia tăng ô nhiễm trên địa bàn TP; đảm bảo 100% hộ dân sử dụng nước sạch; 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; 80% tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý tập trung đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường; thu gom 100% chất thải rắn sinh hoạt và xử lý 100% chất thải nguy hại; tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán trên 40%; nâng cao nhận thức cộng đồng, phấn đấu 80% người dân áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày.

4 Các phương án:

4.1 Phương án giữ nguyên hiện trạng:

Giữ nguyên các quyết định trong các văn bản pháp luật sau đây: - Luật bảo vệ môi trường (số 55/2014/QH13) ngày 23/6/2014

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Trang 8

=> Về ưu điểm: Những văn bản pháp luật được áp dụng cũng đã được áp dụng

trong một khoảng thời gian nhất định nên nếu vẫn giữ nguyên thì sẽ áp dụng một cách tốt hơn và tránh được tình trạng bỡ ngỡ cho người dân Bên cạnh đó cũng sẽ đỡ tốn kém trong việc tổ chức thực hiện để đảm bảo tuân thủ pháp luật.

=> Về nhược điểm: Hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng

bộ, thiếu chi tiết làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế trong việc bảo vệ môi trường Bên cạnh đó có những chế tài xử phạt vẫn chưa đủ sức răn đe đối với các trường hợp làm ô nhiễm môi trường.

4.2 Phương án can thiệp gián tiếp:

-Sử dụng các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí để đánh vào thu nhập bằng

tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh

- Sáng tạo ra những dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm để thay thế các loại máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm không

khí nhiều.

- Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao trên cơ sở tính toán kĩ lưỡng, toàn diện các xu thế, từ đó có chính sách phù hợp, tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ.

- Tăng cường các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này.

=> Về ưu điểm: Có hiệu quả khá tích cực đối với môi trường, giảm ô nhiễm không

khí và đảm bảo cho sức khỏe con người và chất lượng môi trường sống ít bị ảnh

Trang 9

hưởng hơn dưới các tác động từ bên ngoài Chú trọng vào ý thức của con người vì con người là chủ thể của xã hội.

=> Về nhược điểm: Công tác quản lý của Nhà nước vẫn còn lỏng lẻo, thiếu đồng

bộ Ngoài ra có những biện pháp mặc dù đã được phổ biến rất nhiều nhưng vẫn chưa thực sự thực hiện được vì sự hời hợt, thiếu trách nhiệm của một bộ phận người dân Bên cạnh đó, vấn đề quan liêu, tham nhũng dẫn đến tình trạng mặc dù Nhà nước đã đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nhưng người dân lại không hề được hưởng mà vẫn phải sống chung với tình trạng này.

4.3 Phương án can thiệp trực tiếp:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.

=> Về ưu điểm: Linh hoạt và phù hợp trước những thay đổi của xã hội

=> Về nhược điểm: Tốn kém trong việc tổ chức thực hiện để bảo đảm tuân thủ pháp luật; tạo ra rào cản gia nhập thị trường; không khuyến khích thực hiện tốt hơn, sáng tạo hơn và đặc biệt là sẽ tạo ra một "rừng" văn bản quy phạm pháp luật.

5 Lựa chọn phương án tối ưu nhất:

Theo nhóm chúng em phương án tối ưu nhất là phương án can thiệp gián tiếp Bởi phương án giữ nguyên hiện trạng và phương án can thiệp trực tiếp không phù hợp với tình hình xã hội của nước ta ngày nay vì còn nhiều hạn chế như sau:

- Phương án giữ nguyên hiện trạng: Những văn bản pháp luật về vấn đề môi trường ở nước ta hiện nay nhìn chung còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế trong việc bảo vệ môi trường.

- Phương án can thiệp trực tiếp: Không linh hoạt và dễ lạc hậu trước những thay

đổi của xã hội; tốn kém trong việc tổ chức thực hiện để bảo đảm tuân thủ pháp luật; tạo ra rào cản gia nhập thị trường; không khuyến khích thực hiện tốt hơn, sáng tạo hơn và đặc biệt là sẽ tạo ra một "rừng" văn bản quy phạm pháp

Trang 10

=> Do đó ta không đưa ra những quy định giải quyết vấn đề mà thay vào đó ta đưa ra những biện pháp như các tổ chức tự quy định; phối hợp, chỉ đạo các cơ quan có liên quan; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục; thực hiện biện pháp kinh tế là ưu đãi tài chính; chuẩn hóa các tiêu chuẩn và kêu gọi xã hội hóa; dán nhãn để bảo đảm chất lượng sản phẩm hoặc thực hiện chương trình dự án thông qua các tổ chức xã hội Như vậy đối với việc giải quyết môi trường thì phương pháp sử dụng biện pháp can thiệp gián tiếp là hiệu quả và phù hợp với thực tiễn xã hội của nước ta.

KẾT LUẬN

Tóm lại, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ở mức báo động nghiêm trọng Tuy nhiên, vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người đều góp sức, chung tay bảo vệ môi trường Muốn vậy, Nhà nước cần có những giải pháp phù hợp và mỗi người dân cần có ý thức bảo vệ môi trường Vì bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ mai sau, hãy cùng chung tay, góp sức để gìn giữ một môi trường xanh – sạch – đẹp.

Trang 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB

Tư pháp, 2018.

2 Luật ban hành văn bản pháp luật năm 2014.

3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị

định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường

4 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của

Luật bảo vệ môi trường

5 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

6. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Trang 12

PHỤ LỤC

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA VÀ NHỮNG CON SỐ GÂY SỐC

Hàng năm, cả nước “xài” hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật; phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại trong khi việc xử lý chất thải, nước thải còn rất hạn chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tổng hợp báo cáo tại hội nghị toàn quốc về bảo vệ môi trường tổ chức sáng 24.8)

Đáng chú ý, trên cả nước hiện có 283 khu công nghiệp với hơn 550.000m3 nước thải/ngày đêm; 615 cụm công nghiệp nhưng trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung Hơn 500.000 cơ sở sản xuất trong đó có nhiều loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu Trên 5.000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; hơn 4.500 làng nghề Hơn 13.500 cơ sở y tế hàng ngày phát sinh hơn 47 tấn chất thải nguy hại và 125.000 m3 nước thải y tế.

Cả nước hiện có 787 đô thị với 3.000.000 m3 nước thải ngày/đêm nhưng hầu hết chưa được xử lý và đang lưu hành gần 43 triệu môtô và trên 2 triệu ôtô.

Hàng năm, trên cả nước sử dụng hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật; phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại.

Hiện có 458 bãi chôn lấp rác thải, trong đó có 337 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh; có hơn 100 lò đốt rác sinh hoạt công suất nhỏ, có nguy cơ phát sinh khí dioxin, furan.

Tình trạng chuyển đổi đất rừng, khai thác khoáng sản, xây dựng thủy điện, khai thác tài nguyên đa dạng sinh học đã dẫn đến thu hẹp diện tích các hệ sinh thái tự nhiên, chia cắt các sinh cảnh, suy giảm đa dạng sinh học.

Bộ TNMT đánh giá khu vực FDI hiện đóng vai trò chủ yếu trong xuất khẩu của Việt Nam với khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu và 59% kim ngạch nhập khẩu của

Ngày đăng: 20/04/2024, 19:41

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w