1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Nhóm Môn Luật Dân Sự 1.Pdf

13 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Môn Luật Dân Sự 1
Tác giả Nhóm 03
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản N08TL1
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 242,45 KB

Nội dung

Trong đó, tòa án xác định rõ có hay không sự tồn tại của một sự kiện pháp lí là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các đương sự; công nhận hay không công nhận quyền dân sự củ

Trang 1

Nhóm sinh viên thực hiện: nhóm 03

Lớp 4615

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Khoa Pháp luật Quốc tế Ngành Luật học

BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT DÂN SỰ 1

N08TL1

Trang 2

Phụ lục

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

I Tóm tắt bản án 4

1 Việc dân sự 4

2 Quyết định của tòa án : 4

II Những điểm chưa hợp lí trong bản án và cách giải quyết 5

1 Những điểm chưa hợp lí trong bản án 5

A Báo Công lý 5

B Phát tin trên đài tiếng nói Việt Nam 7

C Việc tìm kiếm của anh D1 với chị D2 8

2 Cách giải quyết phù hợp 8

A Về công tác tìm kiếm người biệt tích 8

B Về xác thực trích lục lời khai 9

C Về thông báo tìm kiếm trên phương tiện truyền thông 10

3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành 10

KẾT LUẬN 11

 Danh mục tài liệu tham khảo 12

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM 12

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Quyền lực nhà nước là quyền lực ủy quyền của nhân dân, quyền lực nhân dân quyết định mục tiêu, phạm vi, nội dung, cách thức sử dụng quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước phụ thuộc và chịu sự kiểm soát của quyền lực nhân dân Quyền lực nhà nước là thống nhất Trong nhận thức phổ quát, quyền tư pháp được giải nghĩa là một trong ba bộ phận, phạm vi, lĩnh vực, loại quyền lực nhà nước: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp Quyền tư pháp chỉ thuộc về Tòa

án Đồng thời theo điều 2 của Luật tổ chức Tòa Án Nhân Dân :” Tòa án nhân dân

là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền

tư pháp Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.” Từ đó có thể thấy được hoạt động của tòa án đều tác động đến mọi mặt của đời sống Đặc biệt phải kể đến những hoạt động của tòa án liên quan đến các vụ việc dân sự Như chúng ta đã biết bản án dân sự và quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án là những văn bản rất quan trọng Trong đó quyết định dân sự là văn bản pháp lí kết thúc quá trình chuẩn bị, xem xét giải quyết việc dân sự Trong đó, tòa án xác định rõ có hay không sự tồn tại của một sự kiện pháp lí là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các đương sự; công nhận hay không công nhận quyền dân sự của người có yêu cầu như quyết định tuyên bố mất tích, quyết định tuyên bố đã chết, Từ tính chất quan trọng của quyết định của Tòa án nêu trên nên việc đưa ra một văn bản pháp lý mang tên” Quyết định giải quyết vụ việc dân sự” chính xác là vô cùng quan trọng Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những quyết định chưa phù hợp, chưa chuẩn xác được đưa ra của tòa

Chính vì vậy, nhóm em xin chọn đề số 2 : “Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Tòa án liên quan đến việc tuyên bố cá nhân mất tích hoặc tuyên bố cá nhân đã chết mà theo quan điểm của nhóm quyết định đó là chưa phù hợp và giải quyết các yêu cầu sau:

1 Từ bản án, quyết định đã sưu tầm được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc dưới dạng tình huống dài tối đa 1 trang A4 (giãn dòng 1.5, cỡ chữ 14, không giãn đoạn, không giãn chữ)

2 Hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án sơ thẩm mà nhóm đã sưu tầm và giải thích vì sao nhóm lại cho rằng chưa phù hợp

Trang 4

3 Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật

4 Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành.”

NỘI DUNG

I Tóm tắt bản án

1 Việc dân sự

Chị Trần Thị D2 sinh ngày 17/02/1981 có anh trai là anh Trần Văn D1 sinh năm

1978 Bố đẻ là ông Trần Văn H sinh năm 1936, mẹ đẻ là bà Lê Thị L sinh năm

1951 đều là người thôn Phù Lãng xã Phù Lãng huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh Năm

1994, bà Lê Thị L bỏ đi, ba bố con chị Trần Thị D2 sống cùng nhau Sau đó đến năm 1997 thì bố chị Trần Thị D2 bị bệnh và chết, chỉ còn lại chị với anh D2 Anh D1 và chị D2 chăm sóc nhau đến năm 2002, lúc đó chị D2 được 21 tuổi, do hoàn cảnh khó khăn nên chị D2 nói với anh D1 là đi làm ăn xa Tuy nhiên sau đó không

có thông tin gì về chị D2 nữa, cũng không biết chị D2 đã đi đâu, làm gì Kể từ năm

2002, chị D2 cũng không liên lạc gì cho anh D1, gia đình hay họ hàng Anh D1 nhiều lần đi hỏi han nhưng không có thông tin gì về chị D2 Chính quyền địa phương, họ hàng cũng không ai biết chị D2 ở đâu, còn sống hay đã chết

Sau khi không tìm được và không có thông tin gì về chị D2 thì anh D1 xác định chị D2 đã chết Về việc xác định ngày chị D2 bỏ đi thì anh không nhớ ngày nào chỉ nhớ năm 2002 Năm 2021, anh D1 đề nghị tòa án tuyên bố chị Trần Thị D2 đã chết Tòa án đã ra Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết, thông báo này được nhắn trên 3 số báo liên tiếp của Báo Công lý - cơ quan của Tòa án nhân dân tối cao; phát tin trên đài Tiếng nói Việt Nam Đã hết thời hạn

4 tháng kể từ ngày đăng và phát tin tìm kiếm nhưng không có tin tức gì của chị Trần Thị D2

2 Quyết định của tòa án :

Quyết định số 06/2022/QĐST – VDS ngày 20/4/2022

Áp dụng khoản 4 Điều 27, điểm a khoản 2 Điều 35, điểm b khoản 2 Điều 39, các điều 149, 361, 370, 371, 372 và 393 Bộ luật tố tụng dân sự;

Trang 5

Áp dụng khoản 1 điều 68; điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 71, Điều 72 của Bộ luật dân sự;

Áp dụng Nghị Quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm thu, nộp , quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án

1 Tòa án đã chấp nhận yêu cầu của anh Trần Văn D1

Tuyên bố chị Trần Thị D2 sinh năm 1981, nơi cư trú cuối cùng: Thôn Phù Lãng,

xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là đã chết

Ngày chết của chị D2 được xác định là ngày 01/01/2008

2 Khi quyết định này có hiệu lực pháp luật, thì quan hệ về hôn nhân, gia đình

và các quan hệ nhân thân khác của chị Trần ThịD2được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của chị Trần Thị D2 được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế

3 Về lệ phí: Anh Trần Văn D1 phải chịu 300.000 đồng lệ phí giải quyết việc dân sự sơ thẩm Xác nhận anh Trần Văn D1 đã nộp đủ theo Biên lai thu số

0004895 ngày 18/11/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quế Võ

4 Anh Trần Văn D1 có quyền kháng cáo quyết định này trong thời hạn 10 ngày

kể từ ngày nhận được quyết định hoặc quyết định được thông báo, niêm yết Viện kiểm sát nhân dân huyện Quế Võ có quyền kháng nghị trong hạn 10 ngày, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh có quyền kháng nghị quyết định nàytrong hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra Quyết định

II Những điểm chưa hợp lí trong bản án và cách giải quyết

1 Những điểm chưa hợp lí trong bản án

A Báo Công lý

Căn cứ khoản 1 điều 68 Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 68:

Trang 6

1 Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người

đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.”

Căn cứ khoản 1 điều 385 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Điều 385:

1 Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thông báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.”

Theo khoản 1 điều 68 Bộ luật dân sự 2015 thì để được coi là không còn thông tin xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì một trong các điều kiện là phải “đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự” và theo khoản 1 điều 385 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về công bố thông báo người vắng mặt nơi cư trú thì: “thông báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.” Trong Quyết định số 06/2022/QĐST-VDS có đề cập tòa án cũng đã ra Quyết định thông báo tìm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết cụ thể là chị Trần Thị D2 Thông báo này đã được nhắn trên trên 03 số báo liên tiếp của báo Công lý - Cơ quan Tòa án nhân dân tối cao; phát tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam Việc Tòa án đăng thông báo tìm kiếm trên Báo Công lý là sai bởi 2 lý do sau:

 Báo Công lý là báo của Trung ương thuộc kiểm soát của Tòa án nhân dân tối cao, là cơ quan của Tòa án nhân dân, có chức năng thông tin về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác; tuyên truyền các gương người tốt, việc tốt, tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, vinh danh Thẩm phán đế các Tòa án nhân dân tham khảo, học tập Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, đáp ứng nhu cầu của xã hội về nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và hoạt động của

hệ thống Tòa án Báo Công lý chuyên đăng các quyết định và bản án sơ thẩm của tòa án, có cả nội dung về thông báo người hầu tòa, thông báo tìm

Trang 7

người vắng mặt nơi cư trú, nhưng nổi bật nhất vẫn là các quyết định, bản án

sơ thẩm của tòa, các thông tin về pháp luật Vì vậy lượng độc giả chủ yếu

mà Báo Công lý hướng tới thường là những người có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật hoặc những người có nghĩa vụ pháp lý Điều này đồng nghĩa với việc số lượng đối tượng là người bình thường tiếp cận Báo Công

lý sẽ không nhiều bằng và không quá đa dạng do ngôn ngữ trong báo thường mang tính luật học, phức tạp và chuyên ngành Cũng vì lý do đó mà thông báo tìm người mất tích về chị Trần Thị D2 sẽ dễ bị bỏ qua, ít lan truyền rộng rãi hơn và khiến việc tìm kiếm trở nên khó khăn hơn

 Ngoài ra, trên trang thông tin điện tử của Báo Công lý trong phần Hướng

dẫn thủ tục nhắn tin có viết rõ “Báo Công lý - Cơ quan của TANDTC, phát hành 2 kỳ/tuần vào thứ Tư và thứ Sáu hàng tuần (không phải báo

ra hàng ngày).” Như vậy cho dù Báo Công lý là báo thuộc kiểm soát của

Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án đã đăng thông báo tìm kiếm chị Trần Thị D2 lên báo Công lý trong 3 số liên tiếp nhưng Báo Công lý đã không thỏa mãn yêu cầu là báo hàng ngày của trung ương Do vậy đã vi phạm quy định tại khoản 1 điều 385 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và gián tiếp vi phạm quy định tại khoản 1 điều 68 Bộ luật dân sự 2015

B Phát tin trên đài tiếng nói Việt Nam

Nhóm chúng em cho rằng, việc Toà án phát tin trên đài tiếng nói Việt Nam tìm kiếm thông tin của chị D2 là điểm chưa hợp lý cho việc làm cơ sở để Toà án ra quyết định chấp thuận đơn yêu cầu của anh D1 về việc tuyên bố chị D2 đã chết, mặc dù đây là việc làm đúng với thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 385 và khoản 2 Điều 388 Bộ Luật tố tụng dân sự, bởi các lý do sau:

 Thứ nhất, số lượng thính giả nghe đài và phạm vi tiếp cận về độ tuổi: “Theo báo cáo mới nhất của Kantar Media về khảo sát người nghe Radio trong phạm vi 4 thành phố lớn ở Việt Nam năm 2017 (Tp HCM, Cần Thơ, Hà Nội,

Đà Nẵng) cho kết luận: Tp HCM là khu vực có nhiều người nghe phát thanh nhất (763.000 người) Theo sát nút là Hà Nội, tiếp đến là Cần Thơ và Đà Nẵng

Trong tổng số 1.815.000 thính giả nghe phát thanh của cả 4 thành phố, tỉ lệ phụ nữ nghe nhiều hơn nam giới là không đáng kể Ngoài ra, những người từ

35 đến 39 tuổi có mối quan tâm đến radio nhiều nhất Ngược lại, độ tuổi từ

15 đến 19 tuổi ít dành quan tâm đến loại phương tiện truyền thông này.” Vào năm 2017, dân số Việt Nam là 94,6 triệu người, với con số nghe đài của

4 thành phố lớn là 1.815.000 như trên không phải là một con số lớn về lượng thính giả, như vậy việc phát tin tìm kiếm chị D2 sẽ không được phổ biến rộng rãi Hơn nữa với lượng tin tức khác do Đài phát trong ngày sẽ làm loãng thông tin tìm kiếm, không gây được sự chú ý của thính giả nghe đài

Trang 8

Xét về khía cạnh độ tuổi, đây không phải là phương tiện truyền thông thu hút được sự quan tâm của giới trẻ, thanh niên trong thời đại công nghệ số 4.0, trong khi đó đây là tầng lớp nhanh nhạy nhất về việc tiếp nhận thông tin, như vậy dường như đã bỏ sót một khoảng tìm kiếm thông tin đáng kể

 Thứ hai, về khung giờ:

Trong bản án đứa ra hoàn toàn không có thời gian cụ thể về việc phát tin tìm kiếm chị D2 trên Đài, vậy giả như trong trường hợp phát tin vào các khung giờ không phổ biến như buổi trưa hoặc chiều mà người biết tin chị D2 lại thường xuyên nghe đài vào khung giờ vàng buổi tối từ 19h đến 22h thì đã vô tình bỏ qua người biết thông tin về chị D2, như vậy khả năng tìm kiếm được chị D2 là không cao

 Thứ ba, về thời điểm phát tin:

Việc phát tin tìm kiếm thông tin của chị D2 trên Đài diễn ra khá muộn, đó là sau khi anh D1 nộp đơn yêu cầu Toà án tuyên bố chị D2 đã chết trong khi chị đã mất tích được 5 năm liên tiếp, mà khoảng thời gian phát tin chỉ có thời hạn 4 tháng Do đó, việc tìm kiếm thông tin chị D2 sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, xác suất tìm thấy thông tin thấp.\

C Việc tìm kiếm của anh D1 với chị D2

Trước hết, dựa vào bản án ta thấy căn cứ để pháp luật tuyên bố chết đối với một người phải dựa vào khoản 1 điều 68 , điểm d khoản 1 điều 71 Bộ luật dân sự năm

2015 Trong đó, khoản 1 điều 68 quy định rất rõ về điều kiện để tuyên bố mất tích, tuyên bố chết đó là “Khi một người mất tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án mới có thể tuyên bố người đó mất tích” cũng như tuyên bố chết theo điểm d khoản 1 điều 71

BLDS 2015 Tuy nhiên, theo Đơn yêu cầu và Biên bản ghi lời khai, người yêu cầu

là anh Trần Văn D1 trình bày thì kể từ thời điểm chị D2 mất tích là năm 2002, anh

không hề có thông tin gì về chị, cũng không biết chị đi đâu, làm gì Trong khi đó, anh cũng không hề áp dụng các biện pháp tìm kiếm ví dụ như báo đài, truyền thông, mà chỉ đi “hỏi han” xem chị D2 ở đâu Trước hết, với cách tìm kiếm như vậy, số lượng người tiếp nhận được thông tin vụ việc còn hạn chế Thứ hai, chị D2 được xác định đã rời khỏi địa phương từ năm 2002, mà anh D1 chỉ đi “hỏi han”, có nghĩa là phạm vi về không gian rất nhỏ, không thể đem lại kết quả tốt nhất cho việc tìm kiếm Như vậy, theo nhóm em, việc tìm kiếm của anh D1 là thiếu trách nhiệm

và không có đủ căn cứ xác đáng để chứng tỏ việc chị D2 đã chết

Trang 9

2 Cách giải quyết phù hợp

A Về công tác tìm kiếm người biệt tích

Có thể thấy công tác tìm kiếm người biệt tích đang mang tính tự phát, là hoạt động độc lập của anh D1 và gia đình nên không thực sự có hiệu quả Tòa án chỉ tham gia vào sự kiện pháp lí khi có yêu cầu tuyên bố chết từ anh D1, chính vì vậy toàn bộ các bước lấy trích lục lời khai, thông báo tìm kiếm trên báo công lý,etc… chỉ còn mang tính chất thủ tục chứ không có hiệu quả thực tế

Vì vậy, hoạt động tìm kiếm người biệt tích cần thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả bằng cách:

+ Trình báo tại công an xã/ phường/ thị trấn, đồn công an sớm nhất có thể từ khi mất liên lạc với người thân Công an xã có nhiệm vụ thực hiện các quy định pháp luật về quản lí cư trú theo khoản 5 điều 9 Pháp lệnh Công an xã số 06/2008/PL-UBTVQH12

+ Yêu cầu tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

6 tháng kể từ khi chị D2 biệt tích, anh D1 cần yêu cầu tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo điều 64 Bộ luật dân sự 2015, khoản 2 điều 27

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Tòa án địa phương có thẩm quyền giải quyết theo điểm b khoản 2 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

+ Yêu cầu đăng thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú trên các diễn đàn chính phủ, vd cổng thông tin điện tử tòa án nhân dân tối cao

https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/home hay trên các diễn đàn mạng

xã hội, internet để hỗ trợ việc tìm kiếm người biệt tích hiệu quả hơn

B Về xác thực trích lục lời khai

Dễ thấy trong Biên bản xác minh ngày 26/12/2021 còn nhiều điểm mâu thuẫn, khó xác thực

Thứ nhất việc chị D2 thông báo cho anh D1 là đi làm xa nhưng anh D1 lại không biết cụ thể là chị đi đâu làm gì

Thứ hai việc anh D1 không nhớ ngày tháng chị D2 mất tích là khi nào trong khi cả gia đình chỉ có hai anh em D1 và D2 ở chung với nhau

Thứ ba việc chị D2 được cho là có sức khỏe tâm thần không tốt nhưng chưa đc kiểm chứng rõ ràng mà chị bỏ đi biệt tích nhưng anh D1 không có được một chút thông tin có liên quan thì chưa hợp lí

Trang 10

Thứ tư chị D2 đã bỏ nhà đi từ năm 2002 mà không có liên lạc với họ hàng hay chính quyền địa phương nhưng họ hàng của chị D2 lại đồng loạt cho rằng chị D2

đã chết

=> Có thể thấy trong lời khai của anh Trần Văn D1 và những người có liên quan vẫn còn nhiều điểm nghi vấn và chưa rõ ràng khó xác thực

Vì vậy chúng tôi đề xuất việc thực hiện lấy xác thực trích lục lời khai cần rõ ràng minh bạch hơn để có được những thông tin chính xác nhất thông tin của các bên có liên quan cũng như quá trình mất tích, tìm kiếm của các bên

C Về thông báo tìm kiếm trên phương tiện truyền thông

Như đã phân tích ở trên báo công lý không phải là báo thường xuyên đồng thời cũng mang tính luật học cao nên dễ dàng bị bỏ qua và điều đó cũng không đúng theo quy định tại khoản 1 điều 365 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nên việc tìm kiếm không có hiệu quả rõ ràng Hay như việc thông báo trên đài phát thanh cũng có nhiều điểm chưa hợp lí

Vì vậy để tìm kiếm có hiệu quả tòa án cần

 Đăng thông báo tìm kiếm trên báo thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật và báo đó phải có tính phổ thông và phổ biến cao

 Khung giờ phát thông báo trên Đài phát thanh nên vào giờ nhiều người chú

ý đến

3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành

Qua quá trình phân tích tìm hiểu, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta chưa đồng

bộ, chưa thống nhất, khả thi nhưng hiệu quả không cao, một số quy định trong pháp luật hiện hành còn nhiều kẽ hở, thủ tục quy định còn rườm rà, phức tạp, gây khó hiểu cho người dân khi trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật Ví dụ như vấn đề của nhóm chúng em là trong việc xem xét và quyết định của Tòa án khi quyết định tuyên bố người mất tích có những điểm cảm thấy còn chưa phù hợp Từ

đó, nhóm chúng em đã thảo luận và xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, bảo đảm Toà án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh; phân định thẩm quyền xét xử của toà án sơ thẩm và toà án phúc thẩm phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử Hoàn thiện cơ chế quản lý toà án nhân dân địa phương theo hướng bảo đảm tính độc lập giữa các cấp toà án trong hoạt động xét xử Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra theo hướng thu

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:46