1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm môn quản trị học công ty nghiên cứu công ty cổ phần cao su đà nẵng (drc)

16 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Môn: Quản Trị Học Công Ty Nghiên Cứu Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng (Drc)
Tác giả Nguyễn Như Thắng, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Lương Mỹ Thịnh, Võ Thị Thu Thảo
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 742,3 KB

Nội dung

A, Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su; -Kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư; -Thiết bị cho ngành công nghiệp cao su; -Kinh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP NHÓM MÔN: QUẢN TRỊ HỌC Công ty nghiên cứu: Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) NHÓM: Nhóm 10.

THÀNH VIÊN NHÓM: 5 Thành viên.

1/ Nguyễn Như Thắng ( Nhóm trưởng ).

2/ Nguyễn Đức Thắng.

3/ Nguyễn Thị Thanh Thảo.

4/ Lương Mỹ Thịnh.

5/ Võ Thị Thu Thảo.

Đà Nẵng, tháng 2 năm 2023

MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 1

Trang 2

1.1 Tổng quan về công ty 1

1.1.1 Giới thiệu chung về công ty 1

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 1

1.1.3 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh 2

1.1.4 Sản phẩm và dịch vụ 3

1.1.5 Tầm nhìn và sứ mệnh 4

1.2 Tình hình kinh doanh công ty 5

PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 5

2.1 Môi trường vĩ mô 5

2.1.1 Môi trường kinh tế 6

2.1.2 Môi trường tự nhiên 7

2.1.3 Môi trường công nghệ 8

2.1.4 Môi trường Văn hóa – Xã hội 9

2.1.5 Môi trường Chính trị - Pháp luật 10

2.2 Môi trường vi mô 12

2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 12

2.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 13

2.2.3 Khách hàng 13

2.2.4 Nhà cung cấp 14

2.2.5 Sản phẩm thay thế 14

PHẦN 3: CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 15

3.1 Phân tích số liệu 15

3.1.1 Niên độ 2020 – 2021 15

3.1.2 Niên độ 2021 – 2022 17

3.1.3 Niên độ 2022 – 2023 19

3.2 Chiến lược công ty đang theo đuổi 24

3.3 So sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh 24 PHẦN 4: CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 28

4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của 28

4.2 Ưu và nhược điểm của mô hình đơn vị kinh doanh chiến lược 29

4.3 Tầm quan trọng của mô hình 31

PHẦN 5: HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO, ĐỘNG VIÊN TẠI CÔNG TY 32

5.1 Những chính sách đãi ngộ, động viên nhân viên của BIDV 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

1.1 Tổng quan về công ty.

Trang 3

1.1.1 Giới thiệu chung về công ty.

- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG

- Tên Tiếng Anh: DANANG RUBBER JOINT STOCK COMPANY

- Mã chứng khoán: DRC

- Giấy chứng nhận ĐKDN: 0400101531 đăng kí lần đầu ngày 31/12/2005, thay đổi lần thứ 14 ngày 04/11/2020

- Vốn điều lệ: 1.187.926.000 đồng

- Trụ sở chính: : Lô G, Đường Tạ Quang Bửu, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận

Liên Chiểu, TP Đà Nẵng

- Điện thoại: (0236) 377 1405

- Website www.drc.com.vn

- Email : hanhchinh@drc.com.vn

- Logo:

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.

Quá trình hình thành

- Tiền thân: là một xưởng đắp vỏ xe ô tô của quân đội Mỹ, công ty cổ phần cao su Đà Nẵng được Tổng cục Hóa chất Việt Nam tiếp quản và chính thức thành lập vào ngày 04/12/1975 theo quyết định số 340/PTT của Hội đồng Chính phủ với tên gọi ban đầu là Nhà máy Quốc Doanh Cao su Đà Nẵng trong thời khắc lịch sử đất nước vừa kết thúc chiến tranh

- Chuyển đổi loại hình

+ Chuyển thành Công ty Cao su Đà Nẵng theo Quyết định 320/QĐ/TCNSĐT ngày 26/5/1993 của Bộ Công nghiệp nặng

+ 10/2005 Công ty Cao su Đà Nẵng được chuyển thành Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng theo Quyết định số 3241/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp

- Công ty Cao su Đà Nẵng được thành lập lại theo Quyết Đinh số 320/QĐ/TCNSĐT ngày 26/5/1993 của Bộ Công Nghiệp nặng

Quá trình phát triển

- Giai đoạn 1975-1985: đây là giai đoạn mới thành lập công ty thiếu hụt nhiều thứ, hành trình đầy gian nan và đời sống bao cấp nên nhân dân còn nhiều khó khăn, cái khó khăn lớn nhất đó chính là không còn nguyên vẹn 1 dây chuyền sản xuất làm cho đội ngũ phải

đi khảo sát, tìm hiểu lại để phục hồi

- Giai đoạn 1886-1990: chuyển từ kinh tế thời bao cấp sang kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, lúc này thị phần kinh doanh bị thu hẹp, sản phẩm tiêu thụ kém, sức mua giảm sút, sản xuất đình trệ, nhân viên xin nghỉ việc nhiều Trước tình hình đó, ban giám đốc

Trang 4

+ 10/10/2005: theo quyết định số 3241 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp, công

ty Cao Su Đà Nẵng được chuyển thành Công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng

- Giai đoạn 2006- nay:

+ Ngày 29/12/2006, Công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng, vốn điều lệ là

92.475.000.000 đồng, chính thức giao dịch cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã DRC, điều này thể hiện tính minh bạch, sự uy tín trong hoạt động kinh doanh của công ty

+ 2007: Tổng sản phẩm săm lốp các loại vượt mốc 10 triệu chiếc Doanh thu vượt mốc

1000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 6 triệu USD

+ 2008: Hoạt động kinh doanh gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế Đạt chứng nhận DOT của Mỹ và JIS của Nhật Bản cho lốp xe ô tô

+ 2010: Doanh thu vượt mốc 2000 tỷ USD

+ 4/2011: Bắt đầu triển khai dự án xây dựng nhà máy lốp radial, di dời xí nghiệp cũ về KCN Liên Chiểu

+ 11/2014: Di chuyển toàn bộ công ty ở Bắc Mỹ An lên quận Liên Chiểu, Đà

Nẵng Doanh thu vượt 3000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu vượt mốc 15 triệu USD

+ 2016: Sản lượng tiêu thụ vượt mốc 20 triệu chiếc săm lốp/ năm Hoàn thành

chuỗi dây chuyền đắp lốp nguội công suất 30,000 lốp/năm

+2021: Ra mắt dòng lốp OTR công nghệ bố thép đầu tiên của mình đánh dấu

ngoạn mục mục tiêu tiên phong đối với sản phẩm lốp siêu trường OTR tại

Việt Nam và khu vực

1.1.3 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh.

A, Ngành nghề kinh doanh:

- Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su;

-Kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư;

-Thiết bị cho ngành công nghiệp cao su;

-Kinh doanh thương mại, kinh doanh tổng hợp;

-Sản xuất sản phẩm khác từ cao su;

-Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê;

-Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác;

- Lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp; chế tạo, lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp Cao su;

- Hoạt động của các bệnh viện, trạm xá Chi tiết: khám chữa bệnh y tế ban đầu cho cán

bộ công nhân viên Công ty

Địa bàn kinh doanh

• Thị trường trong nước: DRC là doanh nghiệp có quy mô lớn, có mạng lưới

phân phối trên khắp cả ba miền trên đất nước Bắc, Trung, Nam, trong đó khu

vực miền Trung vẫn là thị trường mang lại doanh số cao nhất.( Nhiều khách

Trang 5

hàng lớn tin dùng sản phẩm DRC như : Công ty Ôtô Trường Hải, Công ty ô

tô Huyndai, Cty TMT,Công ty ô tô Xuân Kiên,Tập đoàn than khoáng sản

VN, nhiều Cty vận tải , xe khách cả nước)

+ miền Bắc: 21 đại lí

+ miền Nam: 20 đại lí

+ miền Trung: 53 đại lí

• Thị trường ngoài nước: DRC còn xuất khẩu các sản phẩm về cao su, săm,

lốp,… sang hơn 35 nước trên thế giới, tập trung chủ yếu ở thị trường Mỹ, Ấn

Độ, Trung Quốc, các nước Chấu Á khác, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Âu (Thị

trường xuất khẩu lớn nhất là Brazil, chiếm 37% doanh thu xuất khẩu Ngoài ra, DRC cũng có các thị trường xuất khẩu ổn định khác như Malaysia,

Myanmar, Thái Lan, Egypt, Phillippines Trong năm qua, Công ty cũng xâm

nhập vào các thị trường lớn như Mỹ , Châu Âu, Ấn Độ…)

1.1.4 Sản phẩm và dịch vụ.

A, Sản phẩm.

- Lốp ô tô DRC sản xuất các loại lốp ô tô cho nhiều loại xe khác nhau, bao gồm xe du lịch, xe tải, xe tải nặng, xe nông nghiệp, xe buýt, xe buýt trường học, xe chuyên dụng và

xe thể thao Các sản phẩm lốp ô tô của DRC được người tiêu dùng tin dùng nhờ chịu tải nặng, chịu mài mòn tốt, tuổi thọ cao và được bảo hành chu đáo Và được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín như DOT, ECE, ISO Dòng lốp tải nhẹ có nhiều qui cách, phù hợp với xe khách từ 24 - 35 chỗ ngồi, các loại

xe tải nhẹ và xe ben dưới 5 tấn

Dòng lốp tải nặng có nhiều quy cách, phù hợp với các loại xe vận tải hàng hoá, xe ben

từ 5 tấn trở lên, xe buýt

Dòng lốp đặc chủng có nhiều qui cách phục vụ máy cày, máy kéo nông nghiệp Đặc biệt DRC là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất lốp ô tô siêu tải nặng dành cho các loại xe, máy đặc chủng khai thác hầm mỏ, xe cẩu container tại bến Cảng, xe san, ủi đất đá với nhiều qui cách có cở vành từ 24 inch đến 51 inch

Dòng lốp ô tô đắp mang lại lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng với giá bán thấp, nhưng giá trị sử dụng tương đương lốp chính phẩm

- Lốp xe đạp, xe máy DRC quen thuộc với đông đảo người tiêu dùng từ hơn 30 năm qua; sản phẩm thường xuyên được cải tiến đổi mới, đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu đi nhiều nước Các sản phẩm lốp xe máy và xe đap của DRC được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia và được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín như TCVN, DOT ( xe máy ) và JIS, ISO ( xe đạp)

Trang 6

- DRC còn sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm cao su kỹ thuật đáp ứng nhu cầu đa dạng tại các công trình giao thông, bến cảng, các chi tiết cao su kỹ thuật của xe ô tô

B, Dịch vụ.

- Bảo hành: DRC cung cấp bảo hành cho tất cả các sản phẩm lốp và cao su kỹ thuật của mình

- Hỗ trợ kỹ thuật: DRC cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng của mình về cách sử dụng và bảo dưỡng sản phẩm

- Phân phối: DRC có mạng lưới phân phối rộng khắp để phân phối sản phẩm của mình đến khách hàng trên toàn quốc

1.1.5 Tầm nhìn và sứ mệnh.

A, Tầm nhìn

- Tuyên bố về tầm nhìn thương hiệu sản phẩm

“Khẳng định vị trí là nhà sản xuất săm lốp xe hàng đầu Việt Nam và không ngừng phát triển ngang tầm quốc tế, mang đến những sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.”

- Giải thích nội dung tuyên bố tầm nhìn thương hiệu

 Trong ngành sản xuất lốp Ôtô tải và lốp chuyên dùng cở lớn, DRC khẳng định với người tiêu dùng là thương hiệu lớn nổi tiếng và có uy tín nhất Việt Nam Điều này cũng có nghĩa là thị phần DRC luôn luôn nằm trong top đầu của ngành lốp xe Việt Nam và lớn mạnh theo thời gian

 Thường xuyên cải tiến cập nhật công nghê tiên tiến trên thế giới Nâng cao chất lượng sản phẩm với giá bán cạnh tranh chính là đáp ứng lợi ích thiết thực của người tiêu dùng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, mang đến lợi ích cho cộng đồng, cho chính CBCNV và cổ đông DRC

 DRC phấn đấu là thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam trong cả thị trường nội địa và xuất khẩu Từng bước xây dựng hệ thống khách hàng tin cậy bền vững tại nhiều quốc gia với số lượng khách hàng ngày càng đông Khẳng định tầm nhìn vươn xa trên bản đồ thế giới

B, Sứ mệnh

Luôn thích nghi với sự thay đổi của thị trường Kịp thời nắm bắt xu hướng phát triển của thế giới, chủ động tạo lợi thế cạnh tranh để phát triển bền vững Đẩy mạnh xuất khẩu dòng sản phẩm lốp xe tải Radial toàn thép sang những thị trường tiềm năng

2.1 Môi trường vĩ mô

2.1.1 Yếu tố kinh tế

Trang 7

- Dịch Covid-19 vào quý III khiến cho ngành săm lốp bị ảnh hưởng nặng nề, các chi phí tăng cao so với cùng kỳ dẫn đến thực trạng chung là tình hình kinh

doanh của các doanh nghiệp không khả quang, sụt giảm lợi nhuận ròng.dịch

bệnh bùng phát ở niềm Nam khiến cho tiêu thụ nội địa suy giảm, cộng với chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu đầu vào đã bào mòn

biên lợi nhuận của doanh nghiệp Dịch bệnh bùng phát ở miền Nam khiến tiêu thụ nội địa suy giảm,chí phí đầu vào tăng cao, đặc biệt nguyên vật liệu đầu vào bào mòn biên lợi nhuận của doanh nghiệp

- Giá dầu thô biến động khó lường kéo theo các loại cao su gồm cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp, than đen và các loại hóa chất dùng làm nguyên liệu

chính (chiếm 70% trong cơ cấu chi phí sản xuất) có thể biến động theo ảnh

hưởng đến nguồn đầu vào cao làm nâng cao giá cả sản phẩm Cụ thể quý III

năm 2021, công ty đã báo lãi giảm 45% xuống còn 34 tỷ đồng, biên lợi nhuận

gộp xuống 14,6%

- 24/5/2021, Bộ Thương mại Mỹ kết luận, lốp ô tô từ Việt Nam có trợ cấp, bán phá giá và đưa ra mức thuế chống trợ cấp đối với lốp ô tô.Cùng thuế chống trợ cấp lốp Việt Nam xuất khẩu Mỹ bị áp thuế chống phá giá khiến cổ phiếu có xu hướng giảm

- Quý 3/2021 khi dịch Covid bùng phát cùng chi phí đầu vào cao buộc DRC phải hoạt động tại chỗ dẫn đến chi phí sản xuất/sản phẩm tăng lên,dù nhiều khó

khăn nhưng công ty vẫn duy trì kết quả tích cực khi đa phần chỉ tiêu đều sinh

lời tăng so với cùng kì năm trước,DRC vẫn duy trì ổn định và đảm bảo năng

lực sản xuất cũng như khả năng sinh lời dù bối cảnh kinh tế tác động tiêu cực

đến hoạt động công ty

2.1.2 Yếu tố tự nhiên

- Dịch Covid bùng phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi doanh nghiệp nói chung và DRC nói riêng, cụ thể dịch Covid làm gia tăng chi phí sản xuất, chi

phí xuất khẩu, tình hình thiếu hụt các phương tiện như container để đựng hàng

là nhiều, gây ảnh hưởng đến giá cả thị trường, tỷ giá ngoại tệ làm cho doanh

thu các quý giảm đi đáng kể Ngoài ra dịch bệnh bùng phát, thời gian giãn cách

xã hội kéo dài, theo yêu cầu của Chính Phủ phải thực hiện 3 tại chỗ gây ra tốn kém nhiều mặt

- Theo quan sát hàng năm của tổ chức, của trung tâm khí tượng cho biết thời điểm tiêu thụ săm lốp mạnh nhất là mùa khô mà khí hậu miền Trung thì chủ

yếu là nắng nóng và gió khô tạo điều kiện cho các đồn điền cao su phát triển

mạnh mẽ, tăng sản lượng, cụ thể Duyên hải miền Trung và Bắc Trung Bộ có

diện tích khoảng 141.464 ha chiếm 14.6% (2017) với năng suất trung bình là

1237 kg/ha/năm Lợi thế của DRC càng nhiều khi mà trụ sở sản xuất lại ở miền Trung (Đà Nẵng) đỡ được một khoản vận chuyển, chi phí bảo quản giúp thu

hẹp lại giá cả đầu vào và đầu ra

2.1.3 Yếu tố công nghệ

Đây là một yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hàng năm của

Trang 8

DRC Công nghệ quyết định đến 2 yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh của công

ty: chi phí sản phẩm và chất lượng Trong thời kỳ 4.0 hiện nay, nhiều máy móc,

thiết bị công nghệ mới ra đời, đem đến những hiệu quả đáng kể DRC đang sở hữu những chuỗi thiết bị, máy móc hiện đại bậc nhất thế giới trong sản xuất lốp radial nhờ việc chuyển giao công nghệ của công ty Hà Lan – Black Donuts Engineering Inc tại ra

những thành quả đáng kể đó là 2020 sản xuất hàng loạt lốp ô tô radial toàn thép quy cách

10 R 22.5 cho dòng xe bus Việt Nam và 11 R 22.5 do thị trường Mỹ

Việc công nghệ mới hiện đại ra đời đã giúp cho DRC rất nhiều trong việc tạo

ra sản lượng tiêu thụ, cụ thể theo báo cáo thường niên 2018 sản lượng tiêu thụ là

18.115.668 chiếc săm, lốp và lốp Radial của DRC đạt được những kết quả tăng

trưởng trong năm 2019 khi sản lượng tiêu thụ năm tăng 36% so với cùng kỳ, các

đơn đặt hàng lốp Radial của các thị trường xuất khẩu chính như Brazil, Malaysia

và Thái Lan, Mỹ…ngày càng tăng, nhiều khách lớn như công ty Ô tô Trường Hải,

công ty ô tô Hyundai, công ty TMT, công ty ô tô Xuân Kiên, tập đoàn than

khoáng sản VN, nhiều Công ty vận tải , xe khách cả nước

 Có hệ thống quản lý chất lượng ISO9001 giúp tăng độ tin cậy của sản phẩm,

săm lốp-ô tô đạt tiêu chuẩn theo công nghệ Nhật Bản JIS, lốp ô tô đạt tiêu

chuẩn DOT 119 của Mỹ,

 Năm 2016: Bắt tay với BDE Phần Lan công ty hàng đầu thế giới chuyên tư

vấn về chuyển giao công nghệ để tiếp nhận công nghệ mới, đột phá của thế

giới trong sản xuất lốp Radial

 Năm 2017: lưu hoá lốp ô tô xe tải Radial toàn thép với hơi nóng áp lực cao để

giảm thời gian lưu hoá và nâng cao chất lượng lốp, đáp ứng tốt tính năng kĩ

thuật của lốp ô tô

 Năm 2018: hoàn tất thử nghiệm sản phẩm mới, nghiệm thu chương trình cải

tiến chất lượng lốp Radial theo chương trình hợp tác BDE

2.1.4 Yếu tố văn hóa- xã hội

Phần lớn thị trường tiêu thụ của công ty là nội địa, đặc biệt là miền Trung nói

chung và Đà Nẵng nói riêng Người dân miền Trung sản xuất hoạt động nông nghiệp cho nên phụ tùng máy móc của các loại xe làm nông nghiệp chiếm đa số nhiều, dựa vào đó DRC tiêu thụ được rất nhiều lốp nông nghiệp, với mức tăng trưởng bình quân 8,5% (năm 2019), với độ nhận diện thương hiệu tốt trên toàn quốc Nhờ sản phẩm lốp nông nghiệp có chất lượng tốt, đa dạng, bền bỉ, tích hợp công nghệ cao, giá thành

cạnh tranh và nhất là nghiên cứu kĩ nhu cầu thực tế của nhà nông trên từng sản phẩm, doanh nghiệp này đang khá tự tin tham gia vào bản đồ cạnh tranh mảng lốp nông

Ngoài ra với những mẫu mã đa dạng, chất lượng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế đã đáp ứng được nhu cầu của miền Bắc và miền Nam nơi mà khách hàng tiêu thụ khá là kĩ tính, cũng là nơi tập trung đông dân cư sinh sống và làm việc hầu hết đa số sử dụng phương tiện là xe máy và ô tô, cụ thể năm 2018 miền Trung tiêu thụ 1.166.421 triệu đồng, miền Nam 670.545 triệu đồng và miền Bắc là 568.584 triệu đồng

2.1.5 Yếu tố chính trị- pháp luật

- Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa nên song song

với vận hàng theo thị trường thì bắt buộc doanh nghiệp phải chịu sự quản lý

Trang 9

của Nhà nước thông qua hệ thống chính sách, luật pháp Đối với ngành săm lốp

nói chung và DRC nói riêng cũng vậy, cụ thể:

• Chịu sự ảnh hưởng của Luật Doanh Nghiệp, Luật Chứng Khoán và các văn

bản luật khác Một số văn bản luật trong quá trình hoàn thiện còn nhiều bất

cập ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty đòi hỏi

Công ty phải luôn có các bước chuẩn bị nhằm giúp công ty hoạt động đúng

hướng, không vi phạm pháp luật, tuân thủ đúng Luật Bảo vệ Môi trường

• Theo thông tư 06 Bộ GTVT về giới hạn tải trọng xe vận tải đường bộ giúp

chấn chỉnh thực trạng chở quá tải,xây dựng nhiều tuyến đường xa lộ, nhiều

làn xe, đường cao tốc dự báo nhu cầu ô tô ngày càng tăng , điều đó buộc các

hãng vận tải phải đầu tư thêm xe phục vụ vận chuyển làm gia tăng khả năng

tiêu thụ lốp xe khi thông tư được thực thi hiệu quả và chặt chẽ

• Cùng với quy trình kiểm định xe mỗi năm yêu cầu về xuất xứ và giấy tờ

mua bán lốp xe giúp loại trừ lốp giá rẻ, nhập lậu , kém chất lượng, không rõ

xuất xứ giúp bảo vệ các nhà sản xuất lốp uy tín trong nước

• Tỉ trọng xuất khẩu lớn nên cần theo dõi chú trọng về thay đổi chính sách

nhập khẩu của các nước về thuế, tiêu chuẩn kĩ thuật, ảnh hưởng đến hoạt

động xuất khẩu của DRC

- Ngoài ra DRC còn được hưởng lợi chính sách thuế 0% vào thị trường Brazil,

nơi mà chiếm 60% thị trường xuất khẩu của DRC trong lúc đó các đối thủ Hàn

Quốc, Nhật Bản, Nga, Thái Lan phải chịu mức thuế chống bán phá lốp radial

cho xe buýt và xe tải khi xuất khẩu vào thị phần này, lợi 13 thế này đã đem lại

cho DRC một sự hồi phục trong việc xuất khẩu đáng kể, quý 1/2021 trung bình

mỗi tháng tăng 25%

2.2.Môi trường vi mô

2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

- Thị trường trong nước, ngoài cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa như CSM và SRC

mà DRC còn cạnh tranh với các thương hiệu nhập khẩu nổi tiếng như: Bridgestone, Goodyear, Michellin, Maxxis, Chengshin, Hankook… đặc biệt từ Trung Quốc đối với nhóm sản phẩm lốp TBR với giá bán rẻ tràn vào Việt Nam đã tạo áp lực mạnh mẽ đối với Công ty Cùng với đó, Trung Quốc lại đang dần phục hồi sau đại dịch khiến nguồn cầu

về cao su thiên nhiên tăng trong khi nguồn cung bị hạn chế dẫn đến thúc đẩy giá cao su thiên nhiên tăng cao lại làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh về giá của DRC

2.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

- Ngày nay nhu cầu sử dụng phương tiện đi lại rất nhiều,ngày càng nhiều công ty sẽ ra đời để cạnh tranh Có thể là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hoặc bất cứ doanh nghiệp nào muốn đặt chân vào thị trường săm lốp Tuy nhiên vì mới phát triển và chưa có kinh nghiệm như DRC thì chưa là đối thủ mạnh của doanh nghiệp Ngoài ra doanh nghiệp cần phải chú ý các nhà phân phối lớn của các hãng nước ngoài du nhập vào Việt Nam vì có những mặt hàng đặc biệt, ưu việt hơn, đôi khi cả giá cả cũng rẻ hơn

3.2 Khách hàng

- Công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) trong quá trình phát triền công ty

vững mạnh như bây giờ đã xây dựng hệ thống đại lý lớn mạnh trên lãnh thổ

Trang 10

Việt Nam kéo dài từ Bắc đến Nam như là các đại lý ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh Vì vậy, khách hàng của DRC cũng có mặt ở khắp nơi trên

đất nước Việt Nam

- Đối với sản phẩm săm lốp xe ô tô là mặt hàng chủ yếu của DRC Vì vậy khách hàng của DRC sẽ là các công ty về ô tô vận tải… Một số công ty lớn là khách hàng của DRC như là: Công ty Cổ Phần Chế Tạo Máy TmT , Công ty ô tô

Huyndai, Công ty ô tô Xuân Kiên,Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, công

ty ô tô Trường Hải, nhiều Công ty vận tải , xe khách trên cả nước Và đây được gọi là nhóm khách hàng tiềm năng của công ty

- Đối với sản phẩm săm lốp cho xe máy, xe đạp đã tạo được chỗ đứng vứng chắc trên thị trường Việt Nam trong 30 năm qua và đáp ứng được thị hiếu khách

hàng Khách hàng chủ yếu sẽ là các cửa hàng phụ tùng xe máy, xe đạp trên

toàn quốc

- Đối với sản phẩm cao su kĩ thuật của DRC khách hàng sẽ là các công ty làm công trình giao thông, bến cảng, và các chi tiết kỹ thuật của xe ô tô

- Ngoài ra còn các khách hàng tiêu dùng trực tiếp của công ty nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ doanh thu vì số lượng mua không nhiều

“DRC tập trung lấy chất lượng làm cốt lõi, dịch vụ chăm sóc khách hàng là yếu

tố gắn kết của DRC cùng đại lý và người tiêu dùng, giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà phân phối và người tiêu dùng là mấu chốt của sự thủy chung cũng như lòng tin đối với thương hiệu DRC trên thị trường Ngoài chữ Tín trong kinh doanh, thì DRC luôn mang theo chữ Tâm và chữ Tình trong mối quan hệ với hệ thống phân phối; gia tăng lợi ích để Đại lý có thêm niềm tin và phát huy vai trò của mình

nhiều hơn nữa” - giám đốc DRC Lê Hoàng Khánh Nhựt phát biểu

3.1 Nhà cung cấp

- Cao su thiên nhiên lấy từ các đối tác truyền thống-thành viên của tổng công ty cao su Việt Nam

- Nguồn nguyên liệu khác: cao su tổng hợp, than đen, hoá chất, vải lót, bố thép được nhập khẩu hoặc có sẵn trong nước

- Cao su: nông trường cao su trong nước như Đồng Nai, Tây Ninh, Quảng Bình, Đaklak

- Hoá chất: nhập từ nước ngoài

- Vải mành: các nước trong khu vực, chủ yếu là Trung Quốc

- Thép tanh: trong và ngoài nước

- Ngoài các nguyên liệu để sản xuất thì còn có các loại máy móc, dây chuyền sản xuất công nghệ vượt trội nhập khẩu từ nước ngoài góp phần nâng cao chất

lượng sản phẩm như:

• Hệ thống dây chuyền luyện kín công suất 270 lít nhập của Ý, là thiết

bị tiên tiến, có quy trình tự động hoá cao, cung cấp cao su bán thành

phẩm với chất lượng ổn định

• Hệ thống ép đùn mặt lốp nhập từ Đức, cung cấp cao su mặt lốp 3

thành phần đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, giúp lốp chịu mài mòn và

gia tăng tuổi thọ

Ngày đăng: 12/04/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w