1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận bài tập nhóm môn xây dựng lập luận pháp lý và viết trong hành nghề luật

28 365 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích lập luận pháp lý trong Bản án số 86/2019/KDTM-ST ngày 27/8/2020 của Tòa án Nhân dân Huyện Đông Anh về tranh chấp hợp đồng tín dụng và xử lý tài sản bảo đảm
Tác giả Nhóm 3, Lớp K20ECQ
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Xây dựng lập luận pháp lý và viết trong hành nghề luật
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,95 MB

Nội dung

Nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự là một công việc khó khăn, phức tạp, một loại hình lao động đặc thù của Thẩm phán, không chỉ đòi hỏi Thẩm phán phải lao tâm khổ tứ, không chỉ đòi hỏi Thẩm p

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

******

BÀI TẬP NHÓMMÔN XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHÁP LÝ VÀ VIẾT TRONG HÀNH NGHỀ LUẬT

ĐỀ BÀI Tìm một bản án hoặc một án lệ và thực hiện các yêu cầu sau:

a Xác định Tòa án đã sử dụng loại lập luận nào: theo logic hình thức hay đờithường (1 điểm);

b Xác định luận điểm/các luận điểm trong lập luận của Tòa án (thể hiện quanđiểm của tòa về việc giải quyết vụ án) (1 điểm);

c Xác định và phân tích các lý lẽ (luận cứ) cho từng luận điểm đó trong phánquyết của Tòa án (chú ý đến việc tìm và phê phán những lý lẽ thể hiện lỗi ngụybiện) (2 điểm);

d Xác định những nhân chứng, vật chứng trong vụ án và phân tích sự phù hợphoặc không phù hợp để khẳng định độ tin cậy của các lý lẽ nêu trên (2 điểm);

e Xác định các phương pháp tư duy được Hội đồng xét xử sử dụng để xâydựng lập luận cho phán quyết của mình (2 điểm)

Bản án Nhóm lựa chọn: Bản án số 86/2019/KDTM-ST ngày 27/8/2020 của Tòa án Nhân dân Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng và Xử lý tài sản bảo đảm”.

Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Lớp: K20ECQ

Hà Nội, 04/2023

1

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 1

1 Khái quát về lập luận pháp lý và các phương pháp lập luận pháp lý 1

1.1 Lập luận pháp lý 1

1.2 Phương pháp lập luận pháp lý 3

2 Khái quát nội dung bản án số 86/2019/KDTM- ST ngày 27/08/2020 5

2.1 Tóm tắt nội dung vụ án 5

2.2 Xác định quan hệ tranh chấp trong vụ án 5

3 Xác định lập luận pháp lý và phương pháp lập luận pháp lý của Bản án số 86/2019/KDTM- ST 6

3.1 Xác định loại lập luận của Tòa án 6

3.2 Xác định luận điểm trong lập luận của Tòa án 7

3.3 Xác định và phân tích luận cứ trong các luận điểm của Tòa án 7

3.4 Nhân chứng, vật chứng của vụ án 8

3.5 Phương pháp tư duy của Hôi đồng xét xử 11

KẾT LUẬN 12

PHỤ LỤC BẢN ÁN SỐ 86/2019/KDTM- ST NGÀY 27/8/2020 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

Để có thể đưa ra những kết luận đúng đắn, khách quan, phù hợp quyđịnh pháp luật thì Tòa án, Hội đồng xét xử cần phải áp dụng nhiều phươngpháp lập luận pháp lý, phương pháp tư duy khác nhau.

Để làm rõ vấn đề này, Nhóm 03 xin đi vào tìm hiểu các lập luận,phương pháp lập luận pháp lý của Tòa án, phương pháp tư duy của Hội đồng

xét xử bản án “số 86/2019/KDTM- ST ngày 27/08/2020 về tranh chấp hợp đồng tín dụng và xử lý tài sản đảm bảo”

Lập luận gồm lập luận theo logic hình thức và lập luận đời thường + Lập luận theo logic hình thức: Đặc trưng của dạng lập luận này làphương pháp suy luận dựa vào các luận cứ khoa học (các chân lý khoa học,

Trang 4

hệ tư tưởng,…), tuân thủ các quy tắc suy diễn logic hình thức chặt chẽ Ở đây,chân lý được khẳng định qua các tiền đề và các quy tắc suy diễn theo ngônngữ đã được công thức hóa, mang tính phổ quát, tất yếu đúng ở mọi nơi, mọilúc Lập luận này có giá trị trong mọi hoàn cảnh, có hiệu quả vì chặt chẽ, kín

kẽ … Với mục đích nhằm khẳng định giá trị chân lý, khẳng định tính đúng –sai của sự kiện, nên giá trị của lập luận được đánh giá dựa trên mức độ chặtchẽ và chính xác, mức độ đúng đắn, chân xác của các tiền đề cũng như sự phùhợp với các quy tắc logic khi suy diễn

+ Lập luận đời thường: Mục đích của dạng lập luận này không chỉnhằm khẳng định tính đúng – sai của chân lý (thậm chí nhiều khi không thểxác định theo tiêu chí đúng – sai) mà quan trọng hơn còn là nhằm đạt đượchiệu quả thuyết phục, tạo dựng niềm tin, cốt để người nghe thấy “lọt lỗ tai”,

từ đó làm thay đổi nhận thức, từ bỏ những xác tín cũ, tin và nghe theo nhữngđiều được người nói đưa ra Đây là dạng lập luận sử dụng những lý lẽ thựctiễn (phong tục, tập quán, kinh nghiệm…), phương pháp lập luật được sửdụng là vận dụng linh hoạt các lý lẽ đời thường Lập luận này không tất yếuđúng ở mọi nơi, mọi lúc và bấp bênh về giá trị

Lập luận pháp lý

Lập luận pháp lý là lập luận trong các giao tiếp của hoạt động pháp lý,

là cách thức, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của người hành nghề luật, là mộtphần trong cách thức tư duy của các chủ thể sử dụng pháp luật, áp dụng phápluật, là việc đưa ra những lí lẽ, chứng cứ có ý nghĩa pháp lý theo cách hợp lýnhằm dẫn dắt đến một quyết định pháp lý hoặc chứng minh khẳng định/phủđịnh một (một số) vấn đề pháp lý

Lập luận pháp lý là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ pháp lý nên ngườihành nghề luật cần nắm vững đặc điểm của ngôn ngữ pháp lý như Ngôn ngữchuyên ngành luật, đơn nghĩa, nghĩa đen, cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, có tính đolường được, có tính logic, chặt chẽ, ngôn ngữ chính thống và thuần Việt.Cấu trúc của lập luận pháp lý gồm: Luận điểm, Luận cứ, Luận chứng

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

+ Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm của người hành nghề luậtdưới dạng khẳng định/phủ định một vấn đề pháp lý Luận điểm có thể là một

hệ thống gồm luận điểm lớn (chính) và các luận điểm nhỏ (bổ sung)

+ Luận cứ: Là các lý lẽ để hỗ trợ, luận giải cho quan điểm của ngườihành nghề luật Luận cứ được xây dựng dựa trên quy định của PL, án lệ, tậpquán, đạo đức đường lối, chính sách, lý luận pháp luật, tri thức từ các khoahọc khác có liên quan,…

+ Luận chứng: Là bằng chứng, minh họa cho các lý lẽ; khẳng định tínhtin cậy của các lý lẽ Luận chứng là các chứng cứ pháp lý (lời khai, nhânchứng, vật chứng), kết luận giám định

1.2 Phương pháp lập luận pháp lý

Phương pháp lập luận pháp lý là những cách thức sắp xếp, tổ chức luậnđiểm, luận cứ và luận chứng để chứng minh những vấn đề pháp lý, từ đóthuyết phục các chủ thể trong những quan hệ pháp lý

Có 3 nhóm phương pháp lập luận pháp lý:

Thứ nhất là nhóm phương pháp suy luận logic (lập luận dựa trên luật là

chủ yếu) bao gồm các phương pháp sau:

+ Phương pháp diễn dịch: đi từ cái chung đến cái riêng

+ Phương pháp tam đoạn luận: gồm Tiền đề lớn (Quy phạm pháp luật,quy tắc pháp lý); Tiền đề nhỏ (Những vụ án, vụ việc cụ thể thỏa mãn các điềukiện, dấu hiệu được phản ánh trong quy phạm, quy tắc) và Kết luận (Quyếtđịnh pháp lý, hậu quả pháp lý)

+ Phương pháp IRAC: gồm Xác định vấn đề pháp lý, tìm luật có liênquan, phân tích vận dụng luật vào tình huống, đưa ra kết luận

+ Phương pháp quy nạp: đi từ sự hiểu biết về cái riêng để rút ra kết luậnchung

+ Phương pháp suy luận đối nghịch: Suy luận để áp dụng giải phápngược lại với giải pháp mà nhà làm luật đã dự liệu và cũng không trái phápluật

Trang 6

+ Phương pháp suy luận tất nhiên: Lập luận đi từ cái chắc chắn hơn(mệnh đề đúng đắn/mệnh đề mạnh), từ đó củng cố tính xác thực của cái ítchắc chắn hơn (mệnh đề yếu).

+ Phương pháp suy luận phản chứng: Lập luận bác bỏ một nhận địnhkhông có căn cứ bằng việc chỉ ra sự vô lý của nhận định đó thông qua mộtsuy luận khác

Thứ hai là nhóm phương pháp so sánh tương đồng và tương phản (lập

luận dựa trên sự kiện, tình tiết là chủ yếu)

+ So sánh tương đồng: Những vụ việc có tình tiết giống nhau

+ So sánh tương phản: Những vụ việc có tình tiết khác nhau

Thứ ba là nhóm phương pháp suy luận thực tế (lập luận dựa trên những

vấn đề của thực tiễn đời sống, xã hội) bao gồm các phương pháp sau:

+ Lập luận dựa trên chính sách: Là lập luận dựa trên lí lẽ (luận cứ) từlợi ích/kết quả đem lại về mặt chính sách (nhìn về tương lai); Là lập luận dựatrên lí lẽ (luận cứ) từ lợi ích/kết quả đem lại về mặt chính sách (nhìn về tươnglai)

+ Lập luận dựa trên hoạt động tư pháp;

+ Lập luận dựa trên đạo đức: Là lập luận dựa trên các chuẩn mực đạođức được thừa nhận chung có tính thuyết phục cao và phát huy được các giátrị đạo đức cơ bản được XH coi trọng

+ Lập luận dựa trên lợi ích xã hội: Là lập luận dựa trên mục đích thúcđẩy những lợi ích có thể đem lại cho xã hội Mục tiêu chủ yếu: sức khỏe cộngđồng, an toàn công cộng, an ninh quốc gia,

+ Lập luận dựa trên tác động kinh tế: Là lập luận dựa trên hiệu quả kinh

tế của phán quyết được đưa ra, thuyết phục trên cơ sở các kết quả tính toánkhoa học về lợi ích/thiệt hại kinh tế có thể xảy ra khi phán quyết được đưa ra

Trang 7

2 Khái quát nội dung bản án số 86/2019/KDTM- ST ngày 27/08/2020

số tiền trên cho bà Trịnh Thị L

Trong quá trình vay vốn tại Ngân hàng B – chi nhánh D, bà “Trịnh Thị

L không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, thường xuyên phát sinh nợ quá hạn

Kể từ thời điểm vay vốn cho đến nay, bà Trịnh Thị L không hề thanh toán choNGÂN HÀNG B bất kỳ khoản nợ gốc, lãi nào Ngân hàng B- chi nhánh Đ đãnhiều lần gửi thông báo nhắc nợ, công văn yêu cầu trả nợ, mời bà Trịnh Thị Ltới Ngân hàng làm việc, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn nhưng bà Trịnh Thị Ltrốn tránh, không có thái độ hợp tác, không thực hiện đúng cam kết trả nợ, bàTrịnh Thị L cũng không chủ động bán tài sản thế chấp để trả nợ cho Ngânhàng

Ngân hàng B yêu cầu: “Buộc bà Trịnh Thị L phải thanh toán ngay choNgân hàng B - Chi nhánh Đ tổng số nợ còn nợ đến hết ngày 11/05/2020 theoHợp đồng tín dụng Nếu Bà Trịnh Thị L không thực hiện việc trả nợ ngay choNgân hàng thì Ngân hàng có quyền đề nghị Cơ quan thi hành án kê biên vàphát mại tài sản bảo đảm mà bà Trịnh Thị L đã thế chấp tại Ngân hàng B - chinhánh Đ để thu hồi nợ vay Trường hợp sau khi xử lý tài sản bảo đảm v nkhông đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng thì bà Trịnh Thị L phảitiếp tục chịu trách nhiệm trả số nợ còn lại cho ngân hàng B

2.2 Xác định quan hệ tranh chấp trong vụ án

Quan hệ tranh chấp trong vụ án “quan hệ tranh chấp hợp đồng dân sự”

cụ thể là “tranh chấp hợp đồng tín dụng và xử lý tài sản đảm bảo” vì xét theo

Trang 8

yêu cầu của nguyên đơn là bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn số tiền cònthiếu theo Hợp đồng tín dụng số 01/15/5522834/HĐTD ngày 04/02/2015.

“Nếu bị đơn không thực hiện việc trả nợ ngay cho Ngân hàng thì Ngân hàng

có quyền đề nghị Cơ quan thi hành án kê biên và phát mại tài sản bảo đảm mà

bị đơn đã thế chấp tại Ngân hàng B - chi nhánh Đ để thu hồi nợ vay Trườnghợp sau khi xử lý tài sản bảo đảm vẫn không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợcho Ngân hàng thì bà Trịnh Thị L phải tiếp tục chịu trách nhiệm trả số nợ cònlại cho Ngân hàng B

3 Xác định lập luận pháp lý và phương pháp lập luận pháp lý của Bản án số 86/2019/KDTM- ST

3.1 Xác định loại lập luận của Tòa án

Qua cách lập luận của Tòa án để đưa ra kết luận có thể thấy bản án nàyTòa án nhân dân Huyên Đông Anh – Thành phố Hà Nội đang sử dụng

phương pháp lập luận logic hình thức (cụ thể là Phương pháp IRAC, Phương

pháp Tam đoạn luận và Phương pháp quy nạp) để xác định tính hợp pháp củahợp đồng đó bằng cách kiểm tra xem liệu tất cả các yếu tố cần thiết đã đượcđáp ứng theo quy định của pháp luật hay chưa như:

+ Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự: Điều 8 của Hợpđồng tín dụng số 01/15/5522834/HĐTD ngày 04/02/2015 thể hiện giữanguyên đơn và bị đơn có thỏa thuận Tòa án giải quyết nếu có tranh chấp làTòa án nhân dân huyện Đông Anh, Hà Nội Thỏa thuận này không trái vớiđiểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự

+ Nguyên đơn và Bị đơn đã ký Hợp đồng tín dụng

số 01/15/5522834/HĐTD ngày 04/02/2015 trong đó quy định cụ thể số tiềnvay, hình thức giải ngân, lãi suất tiền vay, thời hạn vay… Hợp đồng này khi

ký kết các bên đều đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luậtdân sự và không trái đạo đức xã hội, điều cấm của pháp luật nên các bên cóquyền, nghĩa vụ phải thực hiện

Trang 9

+ Xác định tính pháp lý của tài sản thế chấp: Việc thế chấptài sản đã được lập thành Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số437/TC/2013 ngày 12/06/2013 tại Văn phòng công chứng Đông Anh và đăng

ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định Như vậy hợp đồng thế chấp phùhợp pháp luật về cả hình thức và nội dung

3.2 Xác định luận điểm trong lập luận của Tòa án

Từ nội dung bản án có thể thấy Tòa án có các luận điểm sau:

1 Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng B đối với bà Trịnh Thị L

về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng

2 Bà Trịnh Thị L phải c3ó nghĩa vụ thanh toán trả Ngân hàng B cáckhoản tiền tính đến ngày 10/8/2020 và Bà Trịnh Thị L phải có nghĩa vụ tiếptục trả lãi cho Ngân hàng B từ ngày 11/8/2020 cho đến khi trả hết nợ trên dư

nợ gốc thực tế theo mức lãi suất thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng số01/15/5522834/HĐTD ngày 04/02/2015

3 Trường hợp bà L không thanh toán được khoản nợ nêu trên, thì Ngânhàng B có quyền yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền xử lýmột phần tài sản thế chấp để thu hồi nợ

4 Bà Trịnh Thị L phải chịu toàn bộ tiền án phí để sung vào ngân sách Nhànước, Ngân hàng B được nhận lại tiền tạm ứng án phí đã nộp tại biên lai thutạm ứng án phí

3.3 Xác định và phân tích luận cứ trong các luận điểm của Tòa án

Với luận điểm thứ nhất, Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng B

đối với bà Trịnh Thị L về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng, Tòa án đưa racác luận cứ sau:

+ Vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện Đông Anh,Thành phố Hà Nội

+ Bị đơn cố tình dấu địa chỉ và bị đơn đã từ bỏ quyền tự bảo vệ quyềnlợi của mình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

Trang 10

Với luận điểm thứ hai, Bà Trịnh Thị L phải có nghĩa vụ thanh toán trả

Ngân hàng B các khoản tiền tính đến ngày 10/8/2020 và Bà Trịnh Thị L phải

có nghĩa vụ tiếp tục trả lãi cho Ngân hàng B từ ngày 11/8/2020 cho đến khitrả hết nợ trên dư nợ gốc thực tế theo mức lãi suất thỏa thuận tại Hợp đồng tíndụng số 01/15/5522834/HĐTD ngày 04/02/2015 Tòa án đã đưa ra các luận

cứ sau:

+ Hợp đồng này khi ký kết các bên đều đầy đủ năng lực hành vi dân sựtheo quy định của Bộ luật dân sự và không trái đạo đức xã hội, điều cấm củapháp luật nên các bên có quyền, nghĩa vụ phải thực hiện

+ Việc tính lãi trong hạn và quá hạn của Nguyên đơn không vi phạmquy định pháp luật về tính lãi cho nên Hội đồng xét xử không có căn cứ đểtính lại

Với luận điểm thứ ba, Trường hợp bà L không thanh toán được khoản

nợ nêu trên, thì Ngân hàng B có quyền yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự

có thẩm quyền xử lý một phần tài sản thế chấp để thu hồi nợ Tòa án đưa racác luận cứ sau:

+ Hợp đồng thế chấp phù hợp pháp luật về cả hình thức và nội dung.+ Chấp nhận yêu cầu của ngân hàng đề nghị xử lý một phần tài sản thếchấp là thửa đất số 349, tờ bản đồ số 4 tại thôn Đ, xã P, huyện S, Hà Nội đãđược cấp GCNQSD đất cho bà L diện tích 400m để thu hồi nợ.2

Với luận điểm thứ tư, Bà Trịnh Thị L phải chịu toàn bộ tiền án phí để

sung vào ngân sách Nhà nước, Ngân hàng B được nhận lại tiền tạm ứng ánphí đã nộp tại biên lai thu tạm ứng án phí Tòa án đưa ra luận cứ: Do yêu cầucủa nguyên đơn được chấp nhận nên bị đơn phải chịu án phí kinh doanhthương mại sơ thẩm theo quy định của pháp luật để sung vào ngân sách Nhànước Hoàn trả nguyên đơn số tiền tạm ứng án phí đã nộp

3.4 Nhân chứng, vật chứng của vụ án

Vật chứng của vụ án là Hợp đồng tín dụng số 01/15/5522834/HĐTDngày 04/02/2015 và Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 437/TC/2013

Trang 11

ngày 12/06/2013 tại Văn phòng công chứng Đông Anh và đăng ký giao dịchbảo đảm theo đúng quy định (hợp đồng thế chấp bất động sản gồm: Quyền sửdụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Thửa đất số 349, Tờ bản đồ số 4 tạithôn Đ, xã P, huyện S, Hà Nội theo Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất sốBìa A 537471; Vào sổ cấp GCN QSD đất số: 01580.QSDĐ; do UBND huyệnSóc Sơn – TP Hà Nội cấp ngày 20/07/1991, diện tích ghi trong giấy chứngnhận quyền sử dụng đất là 544m ; cấp cho bà Trịnh Thị L).2

Thứ nhất Để khẳng định vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân

huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 8của Hợp đồng tín dụng số 01/15/5522834/HĐTD ngày 04/02/2015 thể hiệngiữa nguyên đơn và bị đơn có thỏa thuận Tòa án giải quyết nếu có tranh chấp

là Tòa án nhân dân huyện Đông Anh, Hà Nội Thỏa thuận này không trái vớiđiểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự Do đó đây là tranh chấp Hợpđồng dân sự nên theo qui định tại khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35,điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, vụ án thuộc thẩmquyền của Tòa án nhân dân huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội

Thứ hai, bằng chứng chứng minh bị đơn cố tình dấu địa chỉ và bị đơn

đã từ bỏ quyền tự bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Bộ luật tốtụng dân sự, Tòa án dựa vào quá trình giải quyết bị đơn vắng mặt tại nơi cưtrú không thông báo nơi cư trú mới cho nguyên đơn, cho chính quyền địaphương biết Anh H là con trai bị đơn xác định là vẫn liên lạc với bị đơn quađiện thoại và cũng thông báo cho bị đơn biết về việc khởi kiện và các văn bản

tố tụng của Tòa án

Thứ ba, để chứng minh Hợp đồng này khi ký kết các bên đều đầy đủ

năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự và không trái đạođức xã hội, điều cấm của pháp luật nên các bên có quyền, nghĩa vụ phải thựchiện và Việc tính lãi trong hạn và quá hạn của Nguyên đơn không vi phạmquy định pháp luật về tính lãi cho nên Hội đồng xét xử không có căn cứ đểtính lại, Tòa án căn cứ vào việc Nguyên đơn và Bị đơn đã ký Hợp đồng tín

Trang 12

dụng số 01/15/5522834/HĐTD ngày 04/02/2015 với nội dung: Số tiền vay là1.500.000.000 đồng Hình thức giải ngân: Giải ngân 01 lần bằng chuyểnkhoản Mục đích vay: Bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinhdoanh Thời hạn vay 11 tháng kể 5 từ ngày 04/02/2015 đến ngày 04/01/2016.Lãi suất vay vốn: cố định 10%/năm trong suốt thời gian vay vốn Lãi suất nợquá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn Lịchtrả nợ vay: + Lịch trả nợ gốc: Bên vay có trách nhiệm thanh toán toàn bộ nợgốc vào ngày 04/01/2016 + Lịch trả nợ lãi: Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng,bắt đầu trả từ 25/02/2015 Cùng ngày 04/2/2020, nguyên đơn đã giải ngân sốtiền trên cho bị đơn Đồng thời Tòa án cũng căn cứ vào các tài liệu do nguyênđơn cung cấp để xác định tính đến ngày 10/8/2020, khoản vay theo hợp đồngtín dụng nêu trên còn dư nợ quá hạn tại Ngân hàng B gồm: ngày 10/8/2020, bịđơn còn nợ Ngân hàng các khoản tiền gồm: Nợ gốc: 1.500.000.000 đồng, lãitrong hạn: 839.583.333 đồng và lãi quá hạn: 350.208.333 đồng Tổng cộng:2.689.791.666 đồng (có bảng kê tính lãi kèm theo hồ sơ).

Thứ tư, để chứng minh Hợp đồng thế chấp phù hợp pháp luật về cả

hình thức và nội dung, Tòa án căn cứ vào việc để đảm bảo cho khoản vay tíndụng của Bị đơn, các bên đã ký hợp đồng thế chấp bất động sản gồm: Quyền

sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Thửa đất số 349, Tờ bản đồ số 4 tạithôn Đ, xã P, huyện S, Hà Nội theo Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất sốBìa A 537471; Vào sổ cấp GCN QSD đất số: 01580.QSDĐ; do UBND huyệnSóc Sơn – TP Hà Nội cấp ngày 20/07/1991, diện tích ghi trong giấy chứngnhận quyền sử dụng đất là 544m ; cấp cho bà Trịnh Thị L Việc thế chấp tài2sản đã được lập thành Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 437/TC/2013ngày 12/06/2013 tại Văn phòng công chứng Đông Anh và đăng ký giao dịchbảo đảm theo đúng quy định

Kết quả xem xét thẩm định tại chỗ của Tòa án thể hiện nhà, đất nàyhiện có anh Đoàn Văn H đang sinh sống tại đó Anh H lúc đi, lúc về không ăn

ở thường xuyên tại đó Tại mục 2 Điều 3 Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng

Trang 13

đất số 437/TC/2013 ngày 12/06/2013 tại Văn phòng công chứng Đông Anhthể hiện mọi tài sản đã, đang và sẽ hình thành gắn liền với tài sản thế chấpthuộc tài sản thế chấp Như vậy, các bên đã thế chấp toàn bộ tài sản gắn liềnvới Thửa đất số 349, Tờ bản đồ số 4 tại thôn Đ, xã P, huyện S, Hà Nội mangtên bị đơn cho nguyên đơn Diện tích thửa đất thế chấp đo đạc thực tế là511,9m2

Thứ năm, để chứng minh việc Chấp nhận yêu cầu của ngân hàng đề

nghị xử lý một phần tài sản thế chấp là thửa đất số 349, tờ bản đồ số 4 tại thôn

Đ, xã P, huyện S, Hà Nội đã được cấp GCNQSD đất cho bà L diện tích 400m2

để thu hồi nợ, Tòa án căn cứ vào sự kiện Tại phiên tòa, nguyên đơn xin rútmột phần yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm đối với diện tích 144m đất kinh tế2lâu dài Nguyên đơn xin rút một phần yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm đối vớidiện tích 144m2 đất kinh tế lâu dài là hoàn toàn tự nguyện và có căn cứ

3.5 Phương pháp tư duy của Hôi đồng xét xử

Ở Bản án này Hội đồng xét xử đã sử dụng các Phương pháp tư duylogic hình thức (Formalisim) để đưa ra kết luận gồm:

Phương pháp tư duy IRAC: Hội đồng xét xử sử dụng phương pháp suy

luận để xác định Vấn đề pháp lý đang được tranh luận là gì, tìm các quy địnhpháp luật có liên quan, vận dụng quy định vào tình huống pháp lý và từ đó rút

ra kết luận Phương pháp này được Hội đồng xét xử sử dụng xuyên suốt cảbản án

Phương pháp tư duy tam đoạn luận: Khi đi vào phân tích từng vấn đề

pháp lý, có thể thấy Hội đồng xét xử đang áp dụng phương pháp này để phântích, đánh giá và đưa ra kết luận Ví dụ như: Tại Điều 8 của Hợp đồng tíndụng số 01/15/5522834/HĐTD ngày 04/02/2015 thể hiện giữa nguyên đơn và

bị đơn có thỏa thuận Tòa án giải quyết nếu có tranh chấp là Tòa án nhân dânhuyện Đông Anh, Hà Nội Thỏa thuận này không trái với điểm b khoản 1Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự Do đó đây là tranh chấp Hợp đồng dân sự nêntheo qui định tại khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm b khoản 1

Trang 14

Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa ánnhân dân huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội Trong đó, mệnh đề nhỏ là

“Tại Điều 8 của Hợp đồng tín dụng số 01/15/5522834/HĐTD ngày04/02/2015 thể hiện giữa nguyên đơn và bị đơn có thỏa thuận Tòa án giảiquyết nếu có tranh chấp là Tòa án nhân dân huyện Đông Anh, Hà Nội Thỏathuận này không trái với điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự.”,mệnh đề lớn là “đây là tranh chấp Hợp đồng dân sự nên theo qui định tạikhoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật tốtụng dân sự năm 2015”, kết luận “vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhândân huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội”

Phương pháp tư duy quy nạp: Hội đồng xét xử cũng sử dụng phương

pháp quy nạp thể hiện ở đoạn phân tích để đưa ra kết luận đối với việc đưa rakết luận Buộc bà Trịnh Thị L phải có nghĩa vụ thanh toán trả Ngân hàng B cáckhoản tiền tính đến ngày 10/8/2020 và Buộc bà Trịnh Thị L phải có nghĩa vụtiếp tục trả lãi cho Ngân hàng B từ ngày 11/8/2020 cho đến khi trả hết nợ trên

dư nợ gốc thực tế theo mức lãi suất thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng số01/15/5522834/HĐTD ngày 04/02/2015

KẾT LUẬN

Qua đây có thể thấy để đưa ra các kết luận đúng đắn, khách quan trêncác bản án thì Tòa án cần đưa ra được các lập luận chặt chẽ bằng nhiềuphương pháp khác nhau, nhưng phương pháp lập luận thường được sử dụngnhiều nhất là nhóm các phương pháp lập luận logic hình thức Tuy nhiên,trong một số trường hợp, lập luận của Tòa án, Luật sư và nhưng bên liên quankhác có thể phạm phải lỗi ngụy biện Do đó, trong tranh tụng tại tòa cũng nhưtrên các bản án cần tránh phạm lỗi này

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w