1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thể loại và tác gia tiêu biểu văn học phương Đông

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thể Loại Và Tác Giả Tiêu Biểu Văn Học Phương Đông
Tác giả Nguyễn Thị Khánh Huyền, Bùi Thị Hồng Hương, Nguyễn Thị Minh Hòa, Đinh Thị Thu Hương, Vũ Thị Hải Hoàng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại bài điều kiện
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 705,44 KB

Nội dung

Sự đồ sộ ấy của Hồng lâu mộng được biểu hiện không chỉ qua hệ thống các nhân vật cô, cậu chủ trong nhà họ Giả mà còn thể hiện trong hệ thống các a hoàn trong truyện.. 2.2 Ngoại hình của

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA NGỮ VĂN

BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN: THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2023

Nhóm thực hiện:

Trang 2

1.Nguyễn Thị Khánh Huyền

2.Bùi Thị Hồng Hương

3.Nguyễn Thị Minh Hòa

4.Đinh Thị Thu Hương

5.Vũ Thị Hải Hoàng

CHỦ ĐỀ 15: Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc: Hồng lâu mộng

ĐỀ TÀI: A hoàn trong chế độ nô tỳ của xã hội Trung Hoa qua tiểu thuyết Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, Cao Ngạc.

Bài làm

Phần 1 Chế độ nô tì trong lịch sử xã hội Trung Hoa

1.1 Khái quát chế độ nô tì trong xã hội phong kiến Trung Quốc

Nô tì là những người đầy tớ gái có thân phận là nô lệ Chế độ nô tì kéo dài gần

2000 năm trong xã hội phong kiến Trung Quốc, có sự khác nhau giữa các thời kì lịch sử cũng như là các khu vực Và sau đây là những nét chung nhất về tầng lớp ấy

Nô tì tồn tại trong xã hội, một trong những biểu hiện chủ yếu nhất là họ không

có hộ tịch độc lập, hoặc dựa dẫm vào quan lại, hoặc dựa dẫm vào tư nhân Người

ta sau khi trở thành nô tỳ thì cũng mất luôn quyền tự chủ về tên họ Tên của họ đều do chủ đặt cho, tất cả tên mới ấy đều có ý nghĩa đẹp hoặc mang đặc trưng của nhà chủ Những cái tên không có họ, cũng có trường hợp có họ nhưng phải theo họ của chủ nhân

Dưới con mắt của kẻ thống trị phong kiến, nô tỳ chỉ là một loại công cụ biết nói Chính vì thế nên việc mua bán nô tỳ rất thịnh hành Vì chính quyền phong kiến đối xử hạn chế địa vị xã hội và thân phận của nô tì như vậy nên trong xã hội, đặc biệt là quan lại không hề sợ sệt, ra sức khống chế nô tì nghiêm ngặt

Trang 3

Trong xã hội phong kiến, nô tì không những bị pháp lệnh hành chính của chính quyền và quan niệm xã hội, thế lực phong kiến kỳ thị và hạn chế, mà còn phải chịu

sự đối xử không công bằng về mặt pháp luật

Nô tì cũng là tài sản, thân thuộc về chủ, chỉ là một loại tài sản sống dựa vào chủ, không có nhân cách và tự do, vả lại không những bản thân trọn đời bị sai khiến mà con cháu nhiều đời cũng không thoát khỏi thân phận nô tỳ

Tóm lại, nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, họ phải chịu mọi sự bất công vô lý mà xã hội gán cho, và thực sự trong cái xã hội ấy thân phận của họ không khác gì một loại tài sản, một công cụ biết nói

1.2 A hoàn là một bộ phận trong tầng lớp nô tì

“ A hoàn là một bộ phận nhỏ trong tầng lớp nô tì - bộ phận đáng thương và dễ bị tổn thương nhất ” A hoàn là từ dùng để chỉ đầy tớ đàn bà… đây cũng là cách xưng hô có liên quan đến đặc trưng tướng mạo đàn bà, vì tỳ nữ nhỏ tuổi phần nhiều tết tóc thành hai bím giống như hình chữ “ A”

Trong xã hội, nô tì thuộc tầng đáy xã hội nên số phận rất bi thảm, bị hành hạ chà đạp cả thể xác lẫn tinh thần Nhưng họ càng đáng thương hơn nữa vì những khổ nạn mà họ phải chịu so với nô bộc đàn ông Phải chăng đó là sự khác biệt về giới tính trong một xã hội phân biệt đẳng cấp chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho số phận của a hoàn nhiều bất hạnh

“Nam tôn nữ ti” là quan niệm phổ biến dưới chế độ phong kiến Trung Quốc Phụ nữ vốn không có địa vị xã hội, họ là người bị áp bức nặng nề nhất, chịu sự đè nén của đẳng cấp, bị phong kiến nô dịch, Không chỉ vậy, người phụ nữ trong chế

độ phân chia giai cấp còn bị nam quyền trói buộc Họ bị áp bức vô cùng nặng nề Đối với người phụ nữ, tư tưởng phong kiến đề cao “ tam tòng tứ đức” Bổn phận của người phụ nữ là làm tròn trách nhiệm của người vợ trong gia đình, chỉ cần biết thêu thùa may vá là đủ, không cần học hành hiểu biết nhiều Có thể thấy, phụ nữ thời ấy bị coi rẻ, bị áp bức đè nén, thậm chí chỉ là công cụ để thực hiện một mục đích nào đó

Sự phân biệt giới tính trong xã hội phân chia đẳng cấp càng khiến cho thân phận a hoàn gặp nhiều bất hạnh, được coi như đồ chơi, công cụ, bị chủ hạ nhục

Họ không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị chà đạp về tinh thần dưới nhiều

Trang 4

hình thức Họ bị coi rẻ, coi khinh, làm nhục và nếu có bất kì sự phản kháng nào đều bị hành họ đến chết

Phần 2 Nhân vật a hoàn trong Hồng lâu mộng

2.1 Vị trí của nhân vật a hoàn trong Hồng lâu mộng

Hồng lâu mộng là một tác phẩm với khối lượng nhân vật đồ sộ Sự đồ sộ ấy của Hồng lâu mộng được biểu hiện không chỉ qua hệ thống các nhân vật cô, cậu chủ trong nhà họ Giả mà còn thể hiện trong hệ thống các a hoàn trong truyện Có thể nói, Tào Tuyết Cần đã dùng không ít mực bút để viết về các a hoàn trong truyện Số lượng a hoàn trong truyện vô cùng cùng đông đảo, tần suất xuất hiện lớn, có những a hoàn xuất hiện từ đầu đến cuối truyện Trong Hồng lâu mộng chỉ tính riêng những a hoàn có tên và được nhắc đến nhiều lần đã có 81 a hoàn, chưa

kể còn có những a hoàn không có tên riêng, gọi bằng những cái tên chung chung như: “ a hoàn bé”, “những a hoàn kia”, “bọn a hoàn”

Các a hoàn trong truyện đều có nguồn gốc xuất thân đa dạng Xuất thân trong gia đình nghèo khổ, bị bán cho Giả phủ như Tập Nhân, Kim Xuyến, Tình Văn….; Do con cái đời trước để lại như Uyên Ương, Tử Quyên…; Nguồn gốc thường dân như Hương Lăng,… không có địa vị gì trong Giả phủ, phải phục dịch theo mệnh lệnh và trung thành, tận tâm, phó thác cả cuộc đời cho chủ

2.2 Ngoại hình của nhân vật a hoàn trong Hồng lâu mộng

Các a hoàn trong Hồng lâu mộng đều là những người có dung mạo xinh đẹp, được miêu tả chủ yếu qua các tính từ: “xinh đẹp vào bậc nhất”, “vào hạng nhất nhì”, “dáng người đẹp”,…

Bình Nhi: Qua con mắt của Bảo Ngọc, đó là “cô gái thông minh xinh đẹp vào

bậc nhất chứ không như bọn tục tằn ngu xuẩn” Già Lưu còn nhầm tưởng cô là Phượng Thư khi “khắp người là lượt, trâm vàng, vòng bạc, dáng đẹp như hoa, mặt tròn như mặt trăng”

Tình Văn: Nàng hầu có nhan sắc diễm lệ nhất, có khí chất cao đẹp và trong

sáng nhất Vẻ đẹp đó được Tào Tuyết Cần miêu tả là giống với Tây Thi và có nét

Trang 5

giống Lâm Đại Ngọc: “Vẻ thư nhàn, hoa rọi mặt hồ; dáng đi đứng, liễu nghiêng trước gió Tim đọ Tỉ Can hơn một trăm khiếu, bệnh so Tây Tử trội vài phân”

Tiểu Hồng: Một a hoàn nhỏ không có thứ hạng trong giả Phủ Tiểu Hồng chỉ

được miêu tả qua một lần giáp mặt với Bảo Ngọc nhưng cũng đủ để người ta thấy được vẻ xinh xắn của cô: “Bảo Ngọc vừa uống nước vừa ngắm nghía, thấy a hoàn

ấy mặc bộ quần áo rung rúc, mái tóc vén lên đen nhánh, gương mặt thon thon, thân hình óng ả trông rất xinh xắn, tươi tỉnh…”

Như vậy, dù ở thứ bậc nào thì các a hoàn cũng đều có vẻ ngoài xinh đẹp, song những con người ấy cũng không thể nào thoát khỏi hai chữ “bạc mệnh”, không thoát khỏi hiện thực nơi mà cái đẹp bị vùi dập tàn nhẫn

2.3 Tính cách và phẩm chất của a hoàn trong Hồng lâu mộng

Các a hoàn trong Hồng lâu mộng có sự đa dạng, phong phú về tính cách Mỗi người mỗi vẻ, một tính cách khác nhau tạo nên một bức tranh muôn màu cho tác phẩm đồng thời cũng giúp người đọc thấy được sự tài ba trong ngòi bút khắc họa nhân vật của Tào Tuyết Cần

Trước hết là nhóm các a hoàn có tính cách hiền lành, ôn hòa, nhu mỳ Điển

hình cho nhóm a hoàn sở hữu tính cách này là Tập Nhân, Bình Nhi, Tử Quyên, Kim Xuyến Sự hiền lành, dịu dàng trong tính cách và thái độ siêng năng tận tuỵ trong công việc đã thể hiện sự tận tâm và trung thành hết mực của họ dành cho chủ Vì thế, họ dành được sự rất mực yêu mến và tin tưởng của chủ

Tập Nhân: Có thể khái quát bằng những từ như: tận tâm, nhu mì, hiền lành, độ lượng, nhẫn nhục Nhắc đến Tập Nhân là nhắc đến một trong những a hoàn nổi bật của phủ Giả Cô không chỉ được các cô cậu chủ yêu mến mà còn được những a hoàn hết sức nể phục Trong tác phẩm, Tập Nhân được giới thiệu:

“là người trung thành, khi hầu hạ Giả Mẫu, trong lòng chỉ có Giả Mẫu; sau này khi hầu hạ Bảo Ngọc, trong lòng lại chỉ có Bảo Ngọc”

Đối với mọi người thì không bao giờ to tiếng với ai, ngay cả khi bị người khác hiểu lầm hay uy hiếp (lúc bị vú Lý mắng oan, khi bà ta đến thăm Bảo Ngọc, Tập Nhân chưa kịp ra chào đã bị cho là cậy thế Bảo Ngọc mà mắng chửi cô nhưng

Trang 6

cô không oán trách mà chỉ khóc âm thầm) Đối với a hoàn khác thì hết sức hoà nhã, nhẹ nhàng, biết nhường nhịn mọi người Đặc biệt đối với Bảo Ngọc thì Lo lắng cho Bảo Ngọc từ giấc ngủ đến chuyện học hành, chuyện ứng xử với mọi người xung quanh

Giả Bảo Ngọc mặc đồ, rửa mặt, chải đầu, đều do Tập Nhân làm, miếng ngọc Bảo Ngọc đeo, đều do Tập Nhân lau chùi cẩn thận mỗi đêm, sau đó bọc cẩn thận trong chiếc khăn tay Mỗi đêm, Tập Nhân đều đợi Bảo Ngọc ngủ rồi mới đi ngủ, dù

có muộn cỡ nào cũng vẫn đợi Đến khi Bảo Ngọc đi học thì dặn dò kĩ lưỡng “khi đi học thì cậu nghĩ đến sách, khi nghỉ thì nghĩ đến nhà, nhất là đừng đùa nghịch với

ai, ông biết thì không phải chuyện chơi đâu Tuy học phải cố gắng, nhưng cũng phải có chừng mực, một là ăn nhiều thì nhai không kỹ; hai là cần phải giữ gìn sức khỏe Tôi nghĩ thế đấy, cậu nên hiểu cho” Tập Nhân là người khéo léo, hiểu chuyện, luôn tìm cách khuyên bảo Bảo Ngọc Cô mang tâm can của mình giãi bày với Vương phu nhân khi trông thấy cậu chủ suốt ngày tụ tập chơi với đám chị em:“Con chẳng nói điều gì khác cả, con chỉ muốn bà tìm cách nào cho cậu ấy dọn ngay ra ngoài, không ở trong vườn nữa là xong chuyện… Nếu không phòng ngừa trước đi, lỡ xảy ra sai lầm gì, không cứ việc thực hay hư, hễ nhiều người thì tất niên lắm chuyện…”

Tập Nhân là a hoàn thân cận của Bảo Ngọc, nhưng những việc cô làm thì không dừng lại ở trách nhiệm công việc của một a hoàn phải làm mà đó còn là tấm lòng chân thành cùng tình cảm sâu sắc của một người con gái muốn dành cho Bảo Ngọc.

Bình Nhi: Một a hoàn có tính nết ôn hoà, làm việc chu đáo, rất được lòng mọi

người, được trọng dụng và là a hoàn thân cận của Phượng Thư Dù chịu nhiều oan

ức thiệt thòi trong gia đình Phượng Thư, nhưng cô không oán trách, tính toán thiệt hơn, mà luôn tận tuỵ hết lòng: “Giả Liễn thì thô tục, Phượng Thư thì tàn nhẫn thế mà Bình Nhi vẫn chiều chuộng được tất” Cô cũng là người có tính cách thuần lương, nhiệt tình thật thà và ngay thẳng (Bình Nhi đối xử với già Lưu rất tốt, quan tâm đến hoàn cảnh và thông cảm với nỗi vất vả của bà mặc dù già Lưu chỉ là một bà già nhà quê trong phủ) Sau này, khi phủ Giả lâm vào cơn gia biến, Phượng Thư cũng vì thế mà lâm bệnh Trong cơn đau ốm ấy, cũng chỉ có Bình Nhi lo lắng,

Trang 7

quan tâm, đau lòng thay Đến khi Phượng Thư chết, cô lại bảo vệ, che chở cho con gái Phượng Thư Điều đó đã khẳng định sự tận trung tận nghĩa đến cùng của Bình Nhi

Uyên Ương: Một a hoàn có tính nết hiền lành, cẩn thận, biết lo toan, lại thạo

công việc, có thể tin cậy và đặc biệt là sự thẳng thắn, dám phản kháng lại những điều không trong sạch để giữ gìn sự trong trắng cho bản thân Cô là a hoàn trung thành số một của Giả Mẫu Qua lời Giả Mẫu nhận xét: “Uyên Ương cẩn thận, biết

lo toan ít nhiều công việc của ta Cái gì cần nó lấy ngay cho ta, cái gì đáng thêm nó bảo họ lựa dịp thêm cho ta” Hay như Lí Hoàn nói: “Vả chăng bụng dạ cô ta thẳng thắn, thường ngày hay nói tốt cho người, chứ không bảo giờ cậy thế khinh rẻ một ai” Khi Giả Mẫu mất đi, cô cũng một lòng trung thành đi theo chủ Lời nói của cô

đã khẳng định tấm lòng đó: “Tôi sống theo hầu cụ bà, nay cụ bà chết rồi, tôi cũng xin đi theo hầu hạ cụ bà!”

Tử Quyên: Là người hầu thân cận của Đại Ngọc, với tính cách dịu dàng, tình cảm

trong sáng, tấm lòng yêu mến của mình, cô đã hết lòng chăm sóc cho Đại Ngọc (Cô lo lắng mỗi khi Bảo Ngọc buồn, xót xa khi Đại Ngọc bị bệnh) Khi Đại Ngọc chết, cô vẫn một lòng trung thành, dù không dùng cái chết để bày tỏ, nhưng lời nói của cô đã thể hiện sâu sắc điều đó: “Tử Quyên cũng nghĩ đến số phận của mình, chưa biết sau này sẽ ra sao cả, giận mình không biết theo cô Lâm mà đi, để trọn ơn nghĩa tớ thầy, lại cũng được nơi chết xứng đáng”

Kim Xuyến: Là người có tính cách nhu mì hiền lành và là a hoàn thân cận bên

cạnh Vương phu nhân nhưng vì bị cho là ve vãn Bảo Ngọc nên cô bị chủ chửi mắng sỉ nhục và đuổi đi Dù vậy, cô cũng chỉ biết cam chịu, khóc lóc van xin, đến nước đường cùng thì chọn cái chết để bảo vệ nhân phẩm cho mình

Không chỉ thế, còn xuất hiện nhóm a hoàn có cá tính, mạnh mẽ và quyết đoán Điển hình như Tình Văn, Uyên Ương, Bình Nhi Đều là những a hoàn thông minh, có cá tính mạnh mẽ là những người dám phản kháng trước những bất công của cuộc đời, dám lên tiếng để bảo vệ mình trong những hoàn cảnh nhất định

Trang 8

Tình Văn là một cô a hoàn sắc sảo và đầy cá tính, tính tình ngay thẳng, sống

chân thành, luôn luôn thể hiện yêu ghét một cách rõ ràng Đối với Bảo Ngọc, Tình Văn là người có tình cảm mãnh liệt, cách ăn nói sắc bén, tính cao ngạo không chịu khuất phục, tình cảm chân thật không giấu giếm, vì thế mà Bảo Ngọc yêu thích hết mọi thứ từ cô a hoàn này Không chỉ thế mà cô còn rất thẳng thắng, ghét chuyện khuất tất như khi đang ốm trên giường nhưng nghe thấy có a hoàn ăn cắp chiếc vòng đeo tay của Bình Nhi, cô bực tức “giận quá, mày ngài dựng ngược, mắt phượng tròn xoe, muốn gọi ngay con Truỵ Nhi đến” Hay khi bị Vương phu nhân cho là làm hư hỏng Bảo Ngọc, cô đã lên tiếng bảo vệ mình: “Chẳng qua độ mười bữa nửa tháng, gặp lúc cậu bảo buồn, cháu chơi đùa một lúc rồi đi ngay Việc cậu Bảo ăn uống nằm ngồi, trên có các bà già, dưới có các chị Tập Nhân, Xạ Nguyệt, Thu Văn Khi cháu rỗi, còn phải may vá cho bên nhà cụ, vì thế cháu không để ý đến việc của cậu Bảo Nay bà đã quở mắng, từ sau cháu xin chăm chú” Lời nói sắc như dao ấy đã thể hiện sự thông minh khôn khéo từ Tình Văn

Bình Nhi: Ngoài tính nết ôn hoà, cũng là một người thông minh, lanh lợi,

sắc sảo qua việc quán xuyến tất cả mọi việc giúp Phượng Thư Cô được Lí Hoàn nhận xét là “Có mợ Phượng thì phải có cô Bình! Cô là chìa khoá của mợ rồi, còn cần chìa khoá này làm gì nữa…” Bình Nhi biết phân biệt phải trái trắng đen, chu đáo trong mọi việc, có một số chuyện cô âm thầm làm theo suy nghĩ của mình mà không theo Phượng Thư Cô luôn tìm cách để giúp Phượng Thư giải quyết những mâu thuẫn Khi xuất hiện vụ án nha đầu ăn cắp, Vương Hy Phượng rất tức giận, nhưng Bình Nhi đã khuyên can Khi Vương Hy Phượng không hiểu chuyện, cũng nhờ Bình Nhi nhắc nhở: “Có thể nới tay được thì nới, việc gì to tát gì, cũng nên ra

ơn thì hơn Cứ như tôi, dù bên này có lo lắng trăm phần chăng nữa, rút cục chúng

ta vẫn phải về bên kia, đừng như nên gây thù gây hấn với bọn tiểu nhân để họ oán ghét”

Uyên Ương: Cô mạnh mẽ phản kháng lại số phận, không chịu chấp nhận

thân phận của một vợ bé cho Giả Xá, kiên quyết chống lại thế lực phong kiến (Điều này đối lập với Tập Nhân mong có được thân phận ấy hay Bình Nhi cũng chấp nhận làm thiếp của Giả Liễn) Vì thế cái chết của cô không chỉ xuất phát từ tấm lòng tận tâm tận tuỵ với chủ mà còn từ việc dám lấy cái chết để kháng cự lại

Trang 9

sự tàn bạo, hà khắc của thế lực phong kiến và bảo vệ cho nhân phẩm của mình được trong sạch

Dù hiền lành, nhu mì hay cá tính, mạnh mẽ; dù chỉ biết cam chịu trong âm thầm hay dám kháng cự bảo vệ mình thì trong họ đều ngời sáng khát vọng mãnh liệt về hạnh phúc, tình yêu và niềm tin vào tương lai tương sáng Tiêu biểu như Tập Nhân, trong cô luôn dạt dào sức sống, niềm khao khát mãnh liệt về hạnh phúc

và hi vọng vào tương lai, không cam chịu cuộc sống tầm thường, cũng không muốn quay lại với cuộc sống nghèo khó Cô chấp nhận bước chân vào Giả phủ để chăm sóc, hầu hạ cậu chủ Cô cũng không ngần ngại dâng hiến thứ quý giá nhất của mình cho Bảo Ngọc, hi vọng một ngày mình sẽ trở thành một phần của gia đình họ Giả và trở thành vợ lẽ của Bảo Ngọc Hay nhân vật Tư Kỳ đã lén hẹn hò ngay trong vườn để trao kỉ vật và thề non hẹn biển, khi bị đuổi khỏi Giả phủ thì vẫn chung thủy và dùng cái chết để bảo vệ tình yêu Đó là sự khao khát hạnh phúc mãnh liệt giữa đời thực nghiệt ngã, xã hội bất công của những cô gái a hoàn đáng thương

Ngoài ra còn có một số a hoàn vì tham vọng hay bị lợi dụng mà vô tình gây

ra đau khổ cho người khác và cho chính bản thân mình như: Thu Đồng, Bảo Khiểm,…

Như vậy, có thể thấy dù sống giữa Giả phủ đầy những nghịch lí, nhưng các nhân vật a hoàn nói chung đều giữ được cho mình những tính cách, phẩm chất trong sáng, đáng trân trọng Không phải tất yếu mà những con người yếu thế, bị giam cầm về thể xác ấy lại có những khát khao sống, khát khao hạnh phúc mãnh liệt đến vậy Có lẽ khi càng bị giam hãm trong xã hội bất công thì trong họ càng mãnh liệt những ước mơ, khát vọng chỉ vì mong muốn được giải thoát khỏi những bất công đầy đoạ Đó là những khát vọng chân chính của con người cũng là lời lên tiếng tố cáo chế độ xã hội vùi dập thân thể con người Song xét đến cùng, a hoàn cũng chỉ là những kẻ không có thân phận và địa vị trong Giả phủ đầy những bất công Họ không có quyền lên tiếng, để đấu tranh cho bản thân mình dù rơi vào hoàn cảnh nghiệt ngã đến đâu Vẻ đẹp ngoại hình hay vẻ đẹp phẩm chất cũng không giúp những cô gái tránh khỏi sự oan nghiệt của hiện thực xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ, vì vậy họ đều phải chịu chung một số phận bi thảm đến cùng

Trang 10

2.4 Số phận của a hoàn trong Hồng lâu mộng

Nhân vật a hoàn trong Hồng lâu mộng hầu hết là những người con gái có nhan sắc, phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu nhiều bi kịch trong cuộc đời Đó là bi kịch cuộc đời không được tự do, chịu sự giam hãm; bi kịch cả đời trung thành tuyệt đối với chủ nhưng lại có kết cục bi thảm

Trước hết là bộ phận nhân vật a hoàn trung thành thờ chủ đến chết Trong

Hồng lâu mộng, tồn tại 1 bộ phận a hoàn tận tụy, trung thành với chủ, họ lựa chọn chết theo chủ hoặc theo chủ đi tu Nổi bật nhất là nhân vật: Tử Quyên và Uyên Ương Tử Quyên vốn là người hầu của Giả mẫu, sau được cho đến hầu hạ Đại Ngọc Tử Quyên là cô gái khôn ngoan, tinh tế, đặc biệt vô cùng trung thành với Đại Ngọc và là người bầu bạn tuyệt vời để nàng giãi bày nỗi lòng mình Trong kết thúc của Cao Ngạc, sau khi Đại Ngọc chết, Tử Quyên kiên quyết xin đi theo hầu Tích Xuân ở cửa Phật

Hay nhân vật Uyên Ương – người hầu thân cậu của Giả Mẫu theo hầu Giả Mẫu khi còn sống và đến khi chủ chết thì cũng tự vẫn theo chủ Một phần là muốn trung thành đi theo nhưng phần khác là do a hoàn đáng thương này không còn sự lựa chọn nào khác Cô muốn cự tuyệt sự bắt ép làm thiếp của Giả Xá, muốn giữ cho mình sự trong sạch mặc kệ cho đó là việc làm trái ngược với ý muốn của người bề trên đồng thời cũng đối thoại ngược lại với ước mơ của những a hoàn khác (như Tập Nhân, Bình Nhi hay Tiểu Hồng ước mơ được làm thiếp)

Tác giả đã phản ánh chân thực rõ nét số phận bi thảm, buồn tủi của các nhân vật a hoàn hay cũng chính là những a hoàn trong xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ Cuộc đời của những a hoàn phần lớn đều mang một màu sắc bi thảm và kết thúc bằng cái chết Tuy nhiên đó là những cái chết vì những nguyên nhân, hoàn cảnh, thời điểm khác nhau, khiến người đọc không khỏi xót xa hết số phận này đến số phận khác

Không chỉ thế, còn có những nhân vật a hoàn bị chủ hành hạ, sỉ nhục mà tìm đến cái chết Đây là số phận của đa số a hoàn trong Hồng Lâu Mộng nói riêng

và trong xã hội phong kiến nói chung Từ đó phản ánh chân thực sinh động về mọi mặt của xã hội phong kiến Trung Quốc mạt kì Cụ thể là các a hoàn trong tầng lớp

Ngày đăng: 09/12/2024, 17:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN