1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận học phần quản lý nhà nước về văn hóa Đề tài quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể của tỉnh quảng nam

22 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể Của Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trịnh Hoài Châu
Người hướng dẫn GVHD Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa TP.HCM
Chuyên ngành Văn Hóa Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,25 MB

Nội dung

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nói đến Quảng Nam là nói đến vùng đất hội tụ và kết tinh của nhiều nền văn hóakhác nhau, mảnh đất có nhiều di tích văn hóa, lịch sử, nơi đã sản sinh ra nhiềuthế hệ danh

Trang 1

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HCM

KHOA VĂN HÓA HỌC



TIỂU LUẬN Học phần: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA

Trang 2

MỤC LỤC

A _ MỞ ĐẦU 3

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

2 KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI 4

B _ NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ 6

1.1 Khái niệm và vai trò của Di sản văn hóa vật thể 6

1.1.1 Khái niệm Di sản văn hóa vật thể 6

1.1.2 Vai trò của Di sản văn hóa vật thể 7

1.2 Quản lý nhà nước về Di sản văn hóa vật thể 9

1.2.1 Sự cần thiết quản lý Nhà nước về Di sản văn hóa vật thể 9

1.2.2 Nội dung quản lý Nhà nước về Di sản văn hóa vật thể 10

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ TẠI QUẢNG NAM 11

2.1 Khái quát địa lý, lịch sử và Di sản văn hóa vật thể tỉnh Quảng Nam 11

2.1.1 Địa lý tỉnh Quảng Nam 11

2.1.2 Lịch sử tỉnh Quảng Nam 11

2.1.3 Giới thiệu hai Di sản văn hóa vật thể tại Quảng Nam 12

2.2 Công tác quản lý Nhà nước về Di sản văn hóa vật thể tỉnh Quảng Nam .14

2.3.Tổng quan về hoạt động của Di sản văn hóa tại Quảng Nam 16

1

Trang 3

CHƯƠNG 3: NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ TỈNH QUẢNG NAM

17

3.1 Mặt tích cực 17

3.2 Mặt hạn chế 18

3.3 Đề xuất giải pháp 19

C _ KẾT LUẬN 20

D _ TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

E _ PHỤ LỤC 21

Trang 4

A _ MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nói đến Quảng Nam là nói đến vùng đất hội tụ và kết tinh của nhiều nền văn hóakhác nhau, mảnh đất có nhiều di tích văn hóa, lịch sử, nơi đã sản sinh ra nhiềuthế hệ danh nhân; mảnh đất “Trung dũng kiên cường” giàu lòng yêu nước vàtruyền thống cách mạng Nói đến văn hóa Quảng Nam là nói đến những di sảnvăn hoá vật thể tiêu biểu và độc đáo với 55 di tích cấp quốc gia và 282 di tíchcấp tỉnh Nổi bật nhất là 2 Di sản văn hoá thế giới là khu Phố cổ Hội An và khuĐền tháp Mỹ Sơn; ngoài ra, có thể kể đến hệ thống tháp Chăm, Kinh đô cổ TràKiệu, Bên cạnh đó, Quảng Nam có nhiều di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc.Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh hiện có trên 300 di sản văn hóa phi vật thể tiêubiểu, trong đó có 120 lễ hội dân gian tiêu biểu và nhiều di sản phi vật thể khác cógiá trị, như: về âm nhạc có Tuồng, hát bài chòi, hò bả trạo; nghệ thuật ẩm thực;những tri thức dân gian; làng nghề truyền thống

Miền núi Quảng Nam, địa bàn cư trú lâu đời của các tộc người thiểu số như

Cơ-tu, Cor (Koh), Gié-Triêng, Xê-đăng… nét đặc trưng trong văn hóa tộc người Cơ

tu như Gươl, cồng chiêng, nói lý, hát lý… đến các nghi lễ, tập quán, nghệ thuậtdiễn xướng của đồng bào Cor, Cadong, Xêđăng những giá trị văn hoá đặc sắc(phong tục, tập quán, lễ hội ) tạo ra một bức tranh sinh động, đa sắc về văn hóaphi vật thể đang hiện hữu trong đời sống của nhân dân các vùng, miền làm chovăn hóa Quảng Nam thêm phong phú và đa dạng

2 KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI

Hội An đã thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác quản lý, bảo tồn di tích Cùngvới nguồn vốn của Nhà nước, người dân địa phương đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng

để tú sửa các di tích thuộc quyền sở hữu tư nhân

3

Trang 5

Trong những năm qua đã có gần 100 công trình kiến trúc cổ được gia cố, trùng

tu Nhiều công trình thuộc sở hữu tập thể như đình, chùa, lăng miếu…, sau khi tu

bổ xong, đã được trả về với cộng đồng theo chức năng phục vụ nhu cầu tinh thầncủa nhân dân địa phương

Một dự án lớn về quy hoạch, bảo tồn khu phố cổ Hội An cũng đang được triểnkhai với nhiều phần việc như tu bổ, tôn tạo di tích, cải tạo cơ sở hạ tầng Tại Hội An, các chương trình hợp tác quốc tế đã được thực hiện khá liên tục với

sự giúp đỡ của Nhật Bản Một số lớp tập huấn, hướng dẫn công tác tu bổ, bảotồn di tích đã được tổ chức

Phía Nhật Bản đã cử chuyên gia trực tiếp trùng tu một số công trình kiến trúc cổ

ở đây Kết quả của công tác quản lý, bảo tồn di tích ở Hội An trong những nămqua đã được đánh giá cao, được UNESCO trao tặng các giải thưởng như “Dự ánkiệt xuất về hợp tác bảo tồn khu phố cổ Hội An,” “Thành tựu đặc biệt về bảo tồnlàng mộc Kim Bồng-Hội An,” giải thưởng “Hợp tác tu bổ các ngôi nhà cổ ở ViệtNam”

Tại khu phố cổ Hội An, khách du lịch tìm đến ngày một nhiều Đây là điều kiệnthuận lợi để phát triển kinh tế địa phương, người dân có cơ hội nâng cao đờisống

Tuy nhiên một vấn đề nảy sinh hiện nay ở Hội An là hầu hết các ngôi nhà trongkhu phố cổ đều có kinh doanh, hàng hóa nhiều khi được bày ra ngoài, che khuất

cả mặt tiền ngôi nhà Chính quyền thị xã Hội An đang có giải pháp quy hoạchviệc buôn bán trong khu phố cổ nhằm khắc phục tình trạng này

Với di tích Mỹ Sơn, từ năm 1981 đến 1992, với sự trợ giúp về kỹ thuật của BaLan, các cán bộ chuyên môn của Trung tâm Thiết kế và Tu bổ di tích Trungương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam-Đà Nẵng (cũ) đã thực hiệnviệc tu bổ-bảo quản khu tháp Chăm Mỹ Sơn, từ tình trạng một phế tích bị bao

Trang 6

phủ bởi cây rừng, di tích này đã được phục hồi lại một phần diện mạo ban đầucủa nó

Trong những năm gần đây, một số dự án hợp tác giữa Việt Nam-UNESCO vàItalia đã và đang được thực hiện tại Mỹ Sơn như dự án “Bảo tồn, tu bổ cấp thiếtmột số hạng mục thuộc khu đền tháp Mỹ Sơn,” “Bảo tồn Di sản văn hóa thế giới

Mỹ Sơn - Đề cử và đào tạo việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn di sảnthế giới ở các công trình kiến trúc nhóm G Mỹ Sơn,” qua đó nhóm tháp G đãđược tu bổ khá tốt

Tháp E7 cũng vừa được Chính phủ đầu tư tu bổ phục vụ tham quan nghiên cứu.Tại Mỹ Sơn, ngoài việc quản lý, bảo vệ, tu bổ tôn tạo di tích, chính quyền địaphương rất quan tâm đến việc trồng rừng, bảo vệ cảnh quan, môi trường trongthung lũng Mỹ Sơn

Từ khi Mỹ Sơn được công nhận là Di sản Thế giới, lượng du khách đến Mỹ Sơnngày một tăng Đây là tín hiệu đáng mừng, lượng du khách đến tham quan MỹSơn ngày càng tăng đã mang lại cho Mỹ Sơn một nguồn kinh phí đáng kể gópphần vào việc bảo tồn di tích, đồng thời phát triển kinh tế địa phương

Tuy nhiên cùng với sự gia tăng khách tham quan thì những tác nhân gây hại cho

di tích cũng gia tăng, do vậy cần thiết phải có sự điều phối lượng khách thamquan ở các nhóm tháp một cách hợp lý

B _ NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ

1.1 Khái niệm và vai trò của Di sản văn hóa vật thể

1.1.1 Khái niệm Di sản văn hóa vật thể

Di sản văn hóa là tài sản quý báu mang đậm nét đặc trưng của từng quốc gia, dântộc Di sản văn hóa ngày càng chứng minh vai trò quan trọng trong phát triển, là

5

Trang 7

nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sốngtinh thần của con người Để hướng tới sự phát triển bền vững và nhân văn, chúng

ta cần có cái nhìn sâu sắc về di sản văn hóa và những giá trị mà nó mang lại, từ

đó bảo tồn và phát huy những giá trị cao đẹp của di sản văn hóa

Dưới góc độ pháp lý, di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch

sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác

Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì di sản văn hóa vật thể sẽ bao gồm tất cả các di sảntruyền thống và các loại hình văn hóa do cha ông để lại (như các di tích, hiện vật,các loại hình văn học, nghệ thuật, các nghi lễ, lễ hội, phong tục, tập quán, tri thức

và kỹ năng liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nghề thủ công, ) còn tồn tại đếnngày nay, đang được thực hành và có ý nghĩa, giá trị đối với cộng đồng

Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.Theo đó di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,khoa học bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,bảo vật quốc gia

Di sản văn hóa có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội

và cộng đồng, tạo động lực, nguồn lực thúc đẩy phát triển ngành du lịch, đemđến lợi ích kinh tế và quảng bá hình ảnh của địa phương, đất nước trong quátrình hội nhập và phát triển Di sản văn hóa là nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyềnthống của thế hệ cha ông, tạo tiền để để các thế hệ sau lưu giữ, tái tạo và pháttriển Bên cạnh đó, đây còn là nền tảng để chúng ta tiếp cận với những nền vănhóa trên toàn thế giới mà không bị mất đi bản sắc dân tộc, hòa nhập nhưngkhông hòa tan Di sản văn hóa tham gia và thể hiện sự đang dạng của văn hóa thếgiới nói chung, góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc nói riêng Di sảnvăn hóa luôn có sự đa dạng sinh thái, đa dạng tộc người và đa dạng cách biểu đạtvăn hóa Sự đa dạng ấy làm nên sức sống và sự giàu có cho văn hóa nhân loại

Trang 8

Di sản văn hóa là động lực để phát triển ngành công nghiệp không khói (ngành

du lịch) Hệ thống di sản văn hóa trải khắp đất nước chính là nguồn lực to lớn chocông cuộc xây dựng đất nước thông qua phát triển du lịch Di sản văn hóa đã gópphần tạo nên nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng cho du lịch Việt Nam; kết nối và

đa dạng hóa các tuyến du lịch xuyên vùng và quốc tế

1.1.2 Vai trò của Di sản văn hóa vật thể

Di sản được bảo tồn, du lịch phát triển đã tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế củađịa phương, cùng với đó, cộng đồng dân cư tại nơi có di sản nhận thức rõ hơn vềgiá trị của di sản, lòng tự hào về truyền thống, vẻ đẹp của quê hương, đất nước,

về ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản này Những cuộc vận động nhân dân sốngtrong vùng di sản tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động góp phần chămsóc di sản, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch góp phần nâng cao dân trí, xâydựng đời sống văn hóa cơ sở

Với những di tích trong một cộng đồng nhỏ như đình làng, khi được phát huy đãtạo nên sự cộng cảm, cố kết cộng đồng làng xóm qua những hoạt động chungxoay quanh việc phụng thờ thành hoàng, hội hè và đem lại sự cân bằng cho đờisống tâm linh dân làng Các kỳ hội là dịp nhắc nhở truyền thống, lịch sử, cộinguồn, sự đoàn kết, lòng hướng thiện cho mỗi người dân trên đất nước, tiếp thêmsức mạnh, niềm tin cho họ trong lao động sản xuất Di sản văn hóa của các dântộc thiểu số và hàng ngàn di tích thuộc các tôn giáo, tín ngưỡng đình chùa, nhàthờ được xếp hạng, đầu tư chống xuống cấp và tôn tạo đã góp phần vào sự củng

cố khối đại đoàn kết dân tộc

Di sản văn hóa ở nước ta tham gia trong quá trình hội nhập không dừng ở hoạtđộng nội bộ của ngành di sản hay ngành du lịch Khách nước ngoài đến thămViệt Nam thưởng ngoạn, nghiên cứu, trải nghiệm từ các di sản vật thể và phi vậtthể, qua đó họ hiểu thêm các giá trị truyền thống của con người Việt Nam, đồng

7

Trang 9

thời giúp họ có niềm tin trong việc chọn Việt Nam làm điểm đến, điểm đầu tưđáng tin cậy Về phía người Việt Nam, quá trình mở cửa, hội nhập làm không ítngười lo lắng về sự xâm nhập ồ ạt của các luồng văn hóa ngoại lai, trong số đó

có những văn hóa không phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán, thuầnphong mỹ tục của dân tộc; về sự mai một của nghệ thuật văn hóa truyền thống,

sự xuống cấp của những giá trị đạo đức, và những biểu hiện lệch lạc trong lốisống của một bộ phận trong giới trẻ Trong hoàn cảnh ấy, di sản văn hóa, giátrị văn hóa truyền thống của dân tộc càng được chăm lo bảo tồn và phát huychính là cái gốc để chúng ta yên tâm hội nhập mạnh mẽ vào các khu vực trên thếgiới mà không lo bị hòa tan Trong quá trình hội nhập, thông qua di sản, bằngnhiều hình thức như qua các màn trình diễn nghệ thuật truyền thống, qua các hộinghị ở nước bạn hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta đã tậptrung giới thiệu các giá trị văn hóa của Việt Nam ra nước ngoài, để mọi người,mọi quốc gia trên thế giới hiểu về văn hóa, đất nước con người Việt Nam.Một mảng di sản văn hóa quan trọng, ngày càng được cộng đồng trong nước vàquốc tế quan tâm là di sản văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng của 54 dântộc trên đất nước ta Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vậtthể như: Nhã nhạc, Cồng chiêng, Ca trù, Múa rối, vừa làm sống lại, tiếp sức chocác di sản văn hóa mang sắc thái dân tộc đậm đà, vừa tạo điều kiện đề các nghệthuật trình diễn này góp phần tích cực cho sự phát triển Những con thuyền rồngtrên sông Hương giờ đây không thể thiếu giọng hát của các đội ca Huế; Nhãnhạc, Hát bội được biểu diễn thường xuyên, định kỳ tại Duyệt Thị Đường trongĐại nội Huế; Quan họ đâu chỉ quanh quẩn ở Bắc Ninh vào những kỳ hội, mà đãtham gia phục vụ tại các điểm du lịch trong cả nước… là những minh chứng dễthuyết phục nhất cho sự góp sức của loại hình di sản văn hóa này trong sự pháttriển chung của đất nước

Trang 10

Nhiều tấm gương sáng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã đượcbiểu dương, lan tỏa trong đời sống xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với

sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, xây dựng nền văn hóa, xâydựng và phát triển đất nước Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế cóbước phát triển mới, góp phần quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam nói chung

và di sản văn hóa nói riêng ra thế giới, đồng thời thúc đẩy quá trình giao lưu vănhóa, tiếp thu tinh hoa và các giá trị tiến bộ của văn hóa nhân loại để bồi đắp vàxây dựng nền văn hóa Việt Nam

Bên cạnh đóng góp vào sự phát triển văn hóa, định hình bản sắc, hệ thống di sảnvăn hóa này đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tếcủa các địa phương có di sản Chẳng hạn như Khu phố cổ Hội An, di sản đãđược UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hóa thế giới đã có nhữngthay đổi tích cực, trở thành “thương hiệu du lịch” khá hấp dẫn đối với du kháchtrong nước và quốc tế, góp phần đắc lực vào sự phát triển ngành kinh tế du lịch -dịch vụ Hội An, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân - chủ ditích, đồng thời tăng thêm điều kiện để bảo tồn, tu bổ di tích; trở thành nền tảng,hành trang để Hội An vững bước đi lên xây dựng phát triển kinh tế - xã hội

1.2 Quản lý nhà nước về Di sản văn hóa vật thể

1.2.1 Sự cần thiết quản lý Nhà nước về Di sản văn hóa vật thể

Di sản văn hóa từ lâu đã là một niềm tự hào của mỗi quốc gia, dân tộc trên toànthế giới, trong đó có cả Việt Nam Bởi nó không đơn thuần là nét đẹp văn hóa

mà còn được xem như yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình xây dựng vàphát triển bền vững của một đất nước Những năm qua, công tác quản lý Nhànước về di sản văn hóa luôn được quan tâm, tạo điểm nhấn và hiệu ứng tích cựctrong đời sống xã hội, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị những di sản văn hóaquý báu của dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn di sản văn hóa,

9

Trang 11

tín ngưỡng, tinh thần của nhân dân Dù vậy, cần phải tiếp tục nâng cao, tăngcường vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn các giá trị di sản văn hóa

là nhiệm vụ trọng tâm trong việc gìn giữ, bảo vệ các giá trị di sản văn hóa củadân tộc

1.2.2 Nội dung quản lý Nhà nước về Di sản văn hóa vật thể

Di sản văn hóa (DSVH) là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, vănhóa, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác Luật DSVH hiện hànhtại Việt Nam cũng chia DSVH thành: DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giátrị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắngcảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (khoản 2, Điều 4) và DSVH phi vật thể làsản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian vănhóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộngđồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác (khoản 1,Điều 4) Theo thống kê hiện nay, Việt Nam đã có tổng cộng 08 DSVH thiênnhiên thế giới (Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Đô thị

cổ Hội An, Quần thể danh thắng Tràng An, Quần thể di tích Cố đô Huế, Thànhnhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vịnh HạLong)(1) và 11 DSVH phi vật thể (Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam,không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, hát Catrù, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, hát Xoan, tín ngưỡng thờ cúng HùngVương, Đờn ca Tài tử Nam Bộ, dân ca vĩ dặm Nghệ Tĩnh, nghi lễ và trò kéo co,thực hành Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt)(2) được UNESCOcông nhận

Mặt khác, trước sự thay đổi, chuyển biến mạnh mẽ về văn hóa trong quá trìnhhội nhập quốc tế, đặc biệt là những giá trị văn hóa truyền thống, đòi hỏi Nhànước phải tăng cường sự quản lý trong lĩnh vực DSVH thông qua việc chỉ đạo,

Ngày đăng: 02/12/2024, 12:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w