1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kết thúc học phần văn hóa các dân tộc việt nam tên Đề tài văn hóa người tày

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Người Tày
Tác giả Lê Phương Anh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thạch Ngọc
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Du Lịch
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023 – 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 9,65 MB

Nội dung

Lĩnh vực nhà ở của người Tày nói chung thường được đề cập trong một số công trình nghiên cứu của Viện Dân tộc học, do Nxb KHXH xuất bản, tiêu 3 biểu như: Sơ lược giới thiệu các nhóm dân

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DU LỊCH



TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI VĂN HÓA NGƯỜI TÀY

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thạch Ngọc

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1.Lý do và mục đích chọn đề tài 4

2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5

2.1 Ý nghĩa khoa học 5

2.2 Ý nghĩa thực tiễn 5

3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4.1.Đối tượng nghiên cứu 6

4.2 Phạm vi nghiên cứu về thời gian 6

4.3.Phạm vi nghiên cứu về không gian 6

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

CHƯƠNG 1 8

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGƯỜI TÀY Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 8

1.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 8

1.1.2 Dân số và dân tộc 10

1.1.3 Cơ sở hạ tầng và tiềm năng du lịch 10

1.2 Tổng quan về người Tày 11

1.2.1 Tộc danh 11

1.2.2 Lịch sử tộc người 12

1.2.4 Đặc điểm văn hóa simh hoạt truyền thống 13

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG KING TẾ 15

2 Một số lĩnh vực kinh tế của người Tày 15

2.1 Sản xuất nông nghiệp 15

2.2 Tiểu thủ công nghiệp 20

2.3 Phát triển du lịch 24

2.4 Thương mại, dịch vụ 24

CHƯƠNG 3 26

ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 26

3.1 Gia đình và dòng tộc 26

3.1.1 Gia đình 26

3.1.2 Dòng tộc 26

3.2 Làng 27

3.2 Về giáo dục 28

CHƯƠNG 4 29

VĂN HÓA VẬT THỂ CỦA NGƯỜI TÀY 29

4.1 Nhà ở của người Tày 29

4.2 Trang phục của người Tày 30

4.2.1 Trang phục của phụ nữ 31

2

Trang 3

4.3 Văn hóa ẩm thực 34

4.3.1 Một số món ăn đặc sản của người Tày: 34

4.3.2 Đồ uống của người Tày 42

4.4 Nhạc cụ 43

CHƯƠNG 5 44

VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 44

5.1 Tín ngưỡng, tôn giáo 44

5.2 Lễ hội 46

5.3 Nghi lễ vòng đời 50

5.3.2 Cưới xin 51

5.3.3 Lễ cấp sắc 53

5.3.4 Tang ma 54

5.4 Âm nhạc 54

5.5 Văn học 57

TỔNG KẾT 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 63

3

Trang 4

MỞ ĐẦU 1.Lý do và mục đích chọn đề tài

Việt Nam là 1 quốc gia đa sắc tộc, 54 dân tộc trên mảnh đất hình chữ ‘S’, đều mang bản sắc văn hóa riêng Mỗi dân tộc đều góp phần tạo nên một nền văn hóa phong phú

đa dạng cho dân tộc Việt Nam Và một trong những dân tộc đó có dân tộc Tày Dân tộc Tày có dân số đông thứ 2, sau người Việt Người Tày sống chủ yếu ở trung du miền núi phía bắc Dân tộc Tày là một trong những dân tộc dành được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là giới khoa học xã hội và nhân văn nói chung, trong đó có các nhà dân tộc học, văn hoá học

Dân tộc Tày có di sản văn hóa tinh thần phong phú, được thể hiện qua tín ngưỡng, phong tục tập quán truyền thống của họ Thờ cúng tổ tiên là một khía cạnh quan trọng trong việc thực hành tâm linh của họ và họ tin rằng tổ tiên đóng một vai trò tích cực trong cuộc sống hàng ngày của họ Họ cũng tổ chức một số lễ hội và ngày lễ trong suốt

cả năm, chẳng hạn như Tết Nguyên đán và Tết Trung thu, được đánh dấu bằng các nghi lễ và bữa tiệc cầu kỳ Ngoài các hoạt động tâm linh, người Tày còn nổi tiếng với trang phục truyền thống và các nghề thủ công Phụ nữ mặc những chiếc váy đầy màu sắc với những đường thêu tinh xảo, trong khi đàn ông mặc những bộ trang phục đơn giản nhưng thanh lịch được làm từ chất liệu có nguồn gốc địa phương Người Tày còn

có tay nghề dệt vải và sản xuất dệt may, các nghề thủ công của họ được đánh giá cao

về vẻ đẹp và chất lượng.

Người Tày từ lâu đã dựa vào nông nghiệp và trồng trọt làm nguồn sinh kế chính Họ trồng lúa, ngô và các loại cây trồng khác bằng phương pháp truyền thống, đồng thời đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản trên các sông suối chảy qua làng của họ Dệt vải và sản xuất dệt may cũng là hoạt động kinh tế quan trọng của người Tày và họ có lịch sử lâu đời về sản xuất hàng dệt may và thủ công mỹ nghệ chất lượng cao.

Tóm lại, dân tộc Tày là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam, với truyền thống và tập quán phong phú, đa dạng Trong khi phải đối mặt với một số thách thức đương đại, như phát triển kinh tế và phân biệt đối xử về chính trị xã hội, người Tày vẫn tiếp tục duy trì bản sắc và truyền thống văn hóa độc đáo của mình Trong quá trình tìm hiểu về người Tày, tôi mong muốn được hiểu hơn về con người cũng như văn hóa của họ Từ đó có cái nhìn mới hơn và góp phần nhỏ vào việc chung tay xây dựng giữ gìn bản sắc dân tộc nét truyền thống của họ.

4

Trang 5

2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Giúp cho văn hóa về dân tộc Tày ngày càng được phổ biến rộng rãi để dân cư địa phương cũng như toàn thế giới hiểu rõ đây là một dân tộc thuộc 54 dân tộc anh em của nước Việt Nam.

3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Từ trước đến nay, người Tày và văn hóa Tày luôn dành được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Theo đó, rất nhiều công trình, bài viết, luận án, luận văn, khóa luận liên quan đến tất cả các lĩnh vực: lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa; ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian cũng như các loại hình diễn xướng, dân ca, văn học nghệ thuật

đã được công bố.

Lĩnh vực nhà ở của người Tày nói chung thường được đề cập trong một số công trình

nghiên cứu của Viện Dân tộc học, do Nxb KHXH xuất bản, tiêu 3 biểu như: Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (1968); Các dân tộc ít người

ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), 1978; Nhà cửa các dân tộc ở trung du Bắc Bộ Việt Nam (1978); Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam (1992); Nhà sàn truyền thống của người Tày ở Đông Bắc Việt Nam (2004); Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam (Hội

KHLSVN, ĐHKT HN, 1994) Lĩnh vực nhà ở của người Tày cũng được đề cập đến

trong các công trình khác như: Các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang (Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, 1973); Các dân tộc ở Bắc Kạn (Nxb Thế Giới, 2003); Một số bài viết về người Tày và nhà ở người Tày in trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (tập I, II, III và V) do Nxb KHXH ấn hành từ năm 1999 đến 2005.

Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành về nhà cửa của người Tày có thể kể

đến là: Bước đầu nghiên cứu nhà cửa của người Tày, Lã văn Lô, NCLS số 58, 1964; Làng bản của người Tày, Hoàng Bé, Hoàng Minh Lợi, DTH số 4,1988; Nhà sàn truyền thống của người Tày ở Định Hóa (Thái Nguyên), La Công Ý, KTVN số 6,1992.

5

Trang 6

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4.1.Đối tượng nghiên cứu.

Về đối tượng, đó là nghiên cứu về đời sống văn hóa — phong tục tập quán của người Tày ở Việt Nam như thế nào.

4.2 Phạm vi nghiên cứu về thời gian.

Phạm vi thời gian chủ yếu nghiên cứu từ 1975 đến nay Từ 1975 trở về trước cho đến những năm cuối thế kỷ XVII tôi chỉ giới thiệu tóm tắt để bảo đảm tính liên tục và hệ thống của đề tài.

4.3.Phạm vi nghiên cứu về không gian.

Chủ yếu ở vùng Trung du miền núi phía bắc Người Tày cư trú chủ yếu ở vùng thung lũng các tỉnh Ðông Bắc như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang đến Lào Cai, Yên Bái.

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu.

Câu hỏi nghiên cứu.

- Nêu những nét tổng quan về người Tày ở Việt Nam?

- Những nét tổng quan về sự hình thành và phát triển của cộng đồng người Tày?

- Quy chế quản lý của người Tày như thế nào?

- Tổng quan về sinh hoạt kinh tế của người Tày ra sao?

- Hoạt động thương nghiệp của người Tày trước đây so với bây giờ có sự thay đổi như thế nào?

- Đặc điểm về gia đình và dòng họ của người Tày ?

- Làng, bản người Tày là gì?

- Quy chế quản lý theo làng bản tác động thế nào tới ngườiTày?

- Tổng quan hoạt động kinh tế của người Tày ở Việt Nam?

- Người Tày đóng vai trò như thế nào đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam?

- Văn hóa vật thể của người Tày có những đặc điểm gì?

- Có những nét đặc sắc gì về văn hóa phi vật thể của người Tày ?

6 Phương pháp nghiên cứu.

Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau:

Phương pháp phân tích dữ liệu có sẵn: dựa vào các công trình nghiên cứu trước, các lý luận có trong các sách về văn hóa, các công trình nghiên cứu về văn hóa tộcngười

6

Trang 7

Tày Tôi thực hiện đề tài này với sự tiếp thu có chọn lọc của các công trình nghiên cứu trước về văn hóa tộc người Tày.

Bố cục của đề tài, ngoài phần dẫn luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì trong đề tài này, tôi trình bày 5 chương như sau:

Chương 1 Lịch sử hình thành cộng đồng người Tày

Ở chương đầu, tôi trình bày về lịch sử hình thành cộng đồng người Tày qua các nội dung như vùng đất, người Tày đến Việt Nam, dân số và đặc điểm cư trú.

Chương 2 Hoạt động kinh tế

Trong chương này, tôi tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động kinh tế của người Tày và một số lĩnh vực hoạt động kinh tế của người Tày.

Chương 3 Đời sống xã hội

Trong chương 3 tôi tìm hiểu, nghiên cứu đời sống xã hội của người Tày qua các nội dung như gia đình và dòng tộc,…

Chương 4 Văn hóa vật thể

Ở chương này, tôi tìm hiểu và nghiên cứu văn hóa vật thể của người Tày thông qua các nội dung như nhà ở, trang phục, ẩm thực và nhạc cụ.

Chương 5 Văn hóa phi vật thể

Tiếp nối chương 4, ở chương 5 tôi tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa phi vật thể thông qua văn học, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, nghi lễ vòng đời.

Cuối cùng là phần tổng luận.

Đây là phần tổng kết lại những nội dung, văn hoá đặc sắc, phong phú của người Tày , góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm đa dạng và rực rỡ sắc màu.

7

Trang 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGƯỜI TÀY Ở TRUNG DU

VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 1.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên và là một trong những chủ nhân đầu tiên của nước Việt cổ Người Tày cư trú chủ yếu ở vùng thung lũng các tỉnh Ðông Bắc như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang đến Lào Cai, Yên

Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng Vì đa số nhười Tày sống ở các tỉnh đông bắc, nên tôi xin được triển khai những nét tổng quan về địa bàn nghiên cứu là ở các tỉnh đông bắc.

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:

Vùng đông bắc là vùng lãnh thổ ở hướng Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam Gọi là đông bắc để phân biệt với vùng tây bắc, còn thực chất nó ở vào phía bắc và đông bắc của Hà Nội, rộng hơn vùng Việt Bắc Vùng đông bắc là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng tây bắc và Đồng

Đặc điểm địa hình

Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất Phần phía tây, được giới hạn bởi thung lũng sông Hồng và thượng nguồn sông Chảy, cao hơn, được cấu tạo bởi đá granit, đá phiến và các cao nguyên đá vôi Thực chất, đây là rìa của cao nguyên Vân Nam Những đỉnh núi cao của vùng đông bắc đều tập trung ở đây, như Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti.

Phần phía bắc sát biên giới Việt-Trung là các cao nguyên (sơn nguyên) lần lượt từ tây sang đông gồm: cao nguyên Bắc Hà, cao nguyên Quản Bạ, cao nguyên Đồng Văn Hai cao nguyên đầu có độ cao trung bình từ 1000–1200 m Cao nguyên Đồng Văn cao

1600 m Sông suối chảy qua cao nguyên tạo ra một số hẻm núi dài và sâu Cũng có một số đồng bằng nhỏ hẹp, đó là Thất Khê, Lạng Sơn, Lộc Bình, Cao Bằng Phía đông, từ trung lưu sông Gâm trở ra biển, thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng Đông lần lượt từ Đông sang Tây là vòng cung Sông Gâm, Ngân Sơn-Yên Lạc, Bắc Sơn, Đông Triều Núi mọc cả trên biển, tạo thành cảnh quan

8

Trang 9

Hạ Long nổi tiếng Các dãy núi vòng cung này hầu như đều trụm đuôi lại ở Tam Đảo Phía tây nam, từ Phú Thọ, nam Tuyên Quang, nam Yên Bái, và Thái Nguyên sang Bắc Giang thấp dần về phía đồng bằng Người ta quen gọi phần này là "vùng trung du" Độ cao của phần này chừng 100–150 m, đặc trưng của vùng Trung du là có vùng Đồng Bằng khá rộng bị chia cắt bởi gò đồi.

Vùng đông bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó các sông lớn là sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Bắc Giang, sông Kì

Vùng biển đông bắc có nhiều đảo lớn nhỏ, chiếm gần 2/3 số lượng đảo biển của Việt Nam (kể cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

Khí hậu

dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía bắc, chụm đầu về Tam Đảo, vào mùa Đông có

dưới 0 và có °C băng giá , đôi khi có tuyết rơi Các vùng ở đuôi các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh do gió Nhà thơ Tố Hưu trong bài "Phá đường" từng nhắc đến cái rét ở đây: "Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế ".

Về chế độ mưa, lượng mưa trung bình hàng năm phổ biến từ 1500 - 2000mm Cá biệt một số nơi có lượng mưa trên 2000mm với địa hình đón gió và hút gió như phía đông

và phía nam khối vòm sông Chảy thuộc các huyện Lục Yên, Văn Yên, Yên Bình của tỉnh Yên Bái; khu vực Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình của tỉnh Hà Giang; khu vực sườn phía đông bắc dãy Tam Đảo; khu vực sườn đông cánh cung Đông Triều (ven biển Quảng Ninh từ Cẩm Phả tới Móng Cái) Riêng tại Bắc Quang, Hà Giang lượng mưa trung bình năm trên 3000mm Một số nơi khuất gió mùa đông nam vào mùa hạ nhận được ít lượng hơi ẩm có lượng mưa thấp dưới 1500mm như ở Lạng Sơn, Đình Lập, Sơn Động, Lục Ngạn, Cao Bằng, Yên Minh, Mèo Vạc

9

Trang 10

Đông bắc là một trong những vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta , vơi những khoáng sản có ý nghĩa quan trọng như: than, apatits, sắt, đồng, chì, kẽm,… là những tài nguyên quan trọng để phát triển nền công nghiệp khai khoáng

Như than đá (Quảng Ninh), apatit (Lào Cai), quặng sắt (Thái Nguyên), quặng thiếc và vonfram (Cao Bằng), đá vôi, thủy ngân (Hà Giang) ; đá vôi, đất sét… có ở nhiều nơi Các nguồn năng lượng như thủy điện, khí đốt, than bùn đã và đang được khai thác Đất đai: đa dạng, gồm đất feralit và đất phù sa=> thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả.

Sông ngòi : Mạng lưới sông ngòi dày đặc (hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình) Sinh vật : đai cận nhiệt đới hạ thấp, xuất hiện nhiều loài cây thực vật phương Bắc; cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa.

Du lịch sinh thái và kinh tế biển như: nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng đã và đang phát triển

có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề Đây là

tự nhiên Tuy nhiên, tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư, vẫn còn ở một số tộc

Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2019, tỉnh Cao Bằng có 27 dân tộc sinh sống, trong đó 7 dân tộc có số dân từ 500 người trở lên, là dân tộc Tày (chiếm

tỷ lệ 40,84%); Nùng (chiếm tỷ lệ 29,81%); Mông (chiếm tỷ lệ 11,65%); Dao (chiếm tỷ

lệ 10,36%); Kinh (chiếm tỷ lệ 5,12%); Sán Chỉ (chiếm tỷ lệ 1,49%); Lô Lô (chiếm tỷ

lệ 0,54%).

1.1.3 Cơ sở hạ tầng và tiềm năng du lịch

Theo tổ chức lãnh thổ du lịch của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì đây là lãnh thổ Tiểu vùng du lịch

10

Trang 11

Đông Bắc –một trong hai tiểu vùng thuộc vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ kết hợp với Phú Thọ thuộc vùng trung du và 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ninh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Tiểu vùng du lịch Đông Bắc cùng với tiểu vùng du lịch Tây Bắc tạo nên diện mạo du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.

Lãnh thổ các tỉnh Tiểu vùng Đông Bắc mở rộng nằm trên các trục giao thông quan trọng về đường bộ và đường sắt theo hướng Bắc – Nam và Đông – Tây (QL1A, 1B, 2,

3, 4A, 4B, 4C, 18, AH14, 34, 37, 279, đường Hồ Chí Minh; đường sắt liên vận quốc tế nối với Hà Nội và đường sắt Bắc Nam), đường biển ra biên Đông Từ đây có thể đi lại thuận tiện đến với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, duyên hải Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam.

Tiểu vùng Đông Bắc mở rộng được mệnh danh là “địa đầu” của Tổ quốc Lãnh thổ vùng có phía Đông và phía Bắc giáp CHND Trung Hoa, với nhiều cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính (đường bộ và đường sắt) như Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang)…, tạo thành cửa ngõ phía Đông của Tiểu vùng và của Việt Nam với các nước Đông Bắc Á và thế giới Tiểu vùng nằm trên hành lang Nam Ninh – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh là một trong hai hành lang kinh tế trong hợp tác phát triển “Hai hành lang một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc Vì vậy, Tiểu vùng Đông Bắc giữ vị trí quan trọng đặc biệt đối với vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và của cả nước về nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, quốc phòng và an ninh.

Đứng về góc độ du lịch, Tiểu vùng Đông Bắc mở rộng có vị trí thuận lợi trong mối liên kết vùng và liên kết quốc tế để phát triển du lịch Tiểu vùng Đông Bắc mở rộng nằm trên tuyến du lịch xuyên Á; là điểm đầu du lịch Bắc – Nam; nằm trên tuyến du lịch vòng cung phía Bắc; điểm đầu tuyến du lịch hướng ra biển đông; cửa ngõ phía Đông Bắc của du lịch Thủ đô Hà Nội…Cùng với Tây Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng (với tâm điểm là Thủ đô Hà Nội) tạo thành tam giác phát triển du lịch quan trọng Đây cũng là khu vực có nhiều tiềm năng nổi bật về du lịch sinh thái, du lịch văn hoá và du lịch biên giới Vì vậy, sự phát triển du lịch Tiểu vùng Đông Bắc mở rộng không chỉ có ý nghĩa động lực đối với du lịch các tỉnh trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nói riêng mà còn đối với du lịch các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước nói chung.

11

Trang 12

1.2 Tổng quan về người Tày

1.2.1 Tộc danh

Dân tộc Tày ở Việt Nam thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (ngữ hệ Thái – Kadai) Người Tày còn có tên gọi khác như: T hổ, Ngạn, Phén, Thu Lao Người Tày trước đây

sự có mặt của người Tày cổ ở khu vực Lạng Sơn, Cao Bằng…

- Người Tày gốc Kinh, trong tiến trình lịch sử của dân tộc người Kinh lên cư trú vùng người Tày lâu đời bị đồng hóa tự nhiên thành người Tày từ nhiều nguồn khác khau như: Từ bộ phận quan lại, binh lính; những người từ miền xuôi lên tìm kế sinh nhai hay những người lánh nạn…

- Người Tày gốc Choang, Tày, Thái, Nùng từ các nước thuộc Bách Việt xưa thiên di sang, trong quá trình cộng cư lâu dài với người Tày bản địa đã được Tày hóa vì sự tương đồng về ngôn ngữ và văn hóa gốc.

Quốc

Tại Việt Nam người Tày có mặt ở các tỉnh Lạng Sơn Cao Bằng Bắc Kạn Thái , , , Nguyên , Tuyên Quang Hà Giang Yên Bái Bắc Giang Quảng Ninh Lào Cai , , , , , , Hòa

1.2.3 Đặc điểm phân bố và cư trú.

Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, dân tộc Tày có 1.845.492 người Người tày sống ỏ vùng Trung du miền núi phía bắc , chủ yếu là ở các tỉnh Đông bắc.

12

Trang 13

Đặc điểm cư trú:

Ở tỉnh Thái Nguyên, người Tày có mặt trong tất cả các huyện thị xã, tập trung đông nhất ở huyện Định Hóa, tiếp đến là huyện Phú Lương, và ít nhất ở thị xã Sông Công.

Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà, bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ Nhà ở có nhà sàn, nhà đất và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng.

1.2.4 Đặc điểm văn hóa simh hoạt truyền thống

Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, do đó, nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Tày là phong phú và đa dạng, những sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao quanh Một số món ăn nổi tiếng là: thịt trâu xào măng chua, thịt lợn chua, cá ruộng ướp chua; canh cá lá chua và tất cả các loại quả chua như khế, sấu, trám, tai chua ; xôi trứng kiến, xôi ngũ sắc, măng chua, nhộng ong đất, khâu nhục, lạp xưởng, thịt lợn hong khô, trám đen, cơm lam, lợn vịt quay, coóng phù (trôi tàu).

Người Tày là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng Họ có tập quán đập lúa ở ngoài đồng trên những máng gỗ mà họ gọi là loỏng rồi mới dùng dậu gánh thóc về nhà Ngoài lúa nước người Tày còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhưng cách nuôi thả rông cho đến nay vẫn còn khá phổ biến Các nghề thủ công gia đình được chú ý Nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo Chợ là một hoạt động kinh tế quan trọng.

Trang phục nam giới người Tày có quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng Nam cũng có áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối Ngoài ra, họ còn có thêm áo 4 thân, đây là loại áo xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và có hai túi nhỏ ở phía trước.

Vào những ngày hội hè người ta mặc áo cánh trắng ở trong có lẽ vì vậy mà người Tày còn được gọi là người áo trắng để phân biệt với người Nùng thường chỉ mặc áo chàm Ngoài ra, đàn ông Tày còn mặc thêm loại áo dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay

13

Trang 14

cúc đồng Quần (khóa) cũng làm bằng vải sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiễu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải dài tới mắt cá chân Quần có cạp rộng không luồn rút, khi mặc có dây buộc ngoài Khăn đội đầu màu chàm (30cm x 200cm) quấn trên đầu theo lối chữ nhân.

Trang phục nữ giới gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải Phụ nữ Tày còn thắt lưng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng nhất là với thanh nữ Cũng như nam giới, phụ nữ Tày thường mặc thêm chiếc áo trắng ở bên trong vào những ngày lễ tết Trước đây phụ

nữ Tày mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần; nguyên tắc cắt may giống nam giới nhưng kích thước có phần hẹp hơn Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống kiểu mỏ quạ của người Kinh.

Tôn lên vẻ đẹp của váy, áo của phụ nữ Tày còn nhờ vào sự độc đáo của những bộ trang sức Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng

cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích Có nơi còn đeo túi vải, túi đựng trầu bên hông Quan trọng nhất là vòng cổ của người phụ nữ Đó là một chiếc vòng bạc trắng to được đeo ở cổ, vòng rộng xuống 1/4 ngực làm cho cơ thể cân đối và màu trắng của vòng bạc nổi bật trên nền chàm.

Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục Tày là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm Nếu như nhiều dân tộc dùng màu chàm nhưng còn gia công trang trí các màu khác trên trang phục thì người Tày hầu như chỉ dùng các màu ngũ sắc để trang trí hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm.

Ngày nay, trang phục truyền thống Tày vẫn phổ biến nhất là trong các ngày lễ cổ truyền, nhưng áo cánh, áo sơ mi vẫn được nhiều thanh niên mặc, còn trong ngày thường, họ mặc trang phục gần như người Kinh.

14

Trang 15

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG KING TẾ

2 Một số lĩnh vực kinh tế của người Tày

Người Tày đã từ lâu xây dựng một nền kinh tế phát triển dựa trên các hoạt động chính sau:

Nông nghiệp: Đa số người Tày làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp Họ trồng

cây lương thực như gạo, ngô và cây công nghiệp như cây chè và cây thuốc lá Ngoài ra, nuôi trồng gia súc như heo, gà và bò cũng là nguồn thu nhập quan trọng.

Công nghiệp thủ công: Người Tày có sở thích và khả năng làm việc thủ công

cao Họ sản xuất các sản phẩm thêu, dệt may và khắc gỗ mang tính đặc sản của vùng miền Các sản phẩm thủ công của người Tày đã trở thành một phần không thể thiếu trong nghệ thuật và du lịch vùng này.

Du lịch và văn hóa: Với bố cục địa lý độc đáo và văn hóa phong phú, người

Tày đã khai thác tiềm năng du lịch trong khu vực của họ Du khách có cơ hội trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người Tày, tham gia vào các hoạt động như đi săn, câu cá và tham quan các làng chài truyền thống.

Thương mại: Một số người Tày đã mở cửa hàng nhỏ để kinh doanh các mặt

hàng từ quần áo, giày dép cho đến hàng tiêu dùng thông qua việc nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc các tỉnh lân cận.

Với sự chăm chỉ và sáng tạo, người Tày đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và văn hóa của Việt Nam Sự đa dạng trong hoạt động kinh tế của

họ góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh sôi động và mang lại thu nhập ổn định cho cả cá nhân và cộng đồng.

2.1 Sản xuất nông nghiệp

Đồng bào Tày đã khai thác các thung lũng và đồi núi vùng cư trú của mình thành những cánh đồng, những triền ruộng bậc thang màu mỡ; thành những vườn rừng với cọ, hồi, cây ăn trái xanh tốt Bà con dân tộc Tày ở nhiều nơi hiện nay đã biết đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, kết hợp kỹ thuật canh tác truyền thống

15

Trang 16

như xen canh, luân canh, gối vụ, sử dụng phân bón vi sinh và hóa học Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm Người Tày có khá nhiều nghề thủ công như đan lát, dệt vải, nhuộm chàm, làm ngói máng, chế tác gỗ

Đồng bào Tày làm ruộng nước ở các thung lũng ven suối một số xã khai phá ruộng bậc thang, hay nương rẫy theo sườn đồi Ngày xưa hàng năm chỉ trồng một vụ còn để chăn thả ga súc đợi vụ sau, có năm còn thiếu lương thực, đói giáp hạt vẫn xẩy ra, vì phong tục canh tác cũ, lạc hậu chưa tận dụng đất canh tác trong một năm.

Ngày nay do đất trật, người đông nhu cầu đời sống sinh hoạt ngày càng cao, hơn nữa có áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đất được khai thác hiệu quả hơn bằng cách làm thủy lợi, tăng diện tích, tăng vụ trên năm, hai vụ lúa, hai vụ màu Bởi vậy Dân tộc Tày nạn đói lưu niên từ bao đời nay đã dược giải quyết Đồng bào đã tự túc được hoàn toàn lương thực.

Nước là quan trọng bậc nhất trong việc trồng lúa, cần quanh năm để trồng 2 vụ lúa, Tổ tiên của người Tày đã bao đời nay đã có nhiều sáng kiến để làm sao đủ nước cho ruộng lúa Kỹ thuật dẫn thủy nhập điền của đồng bào khá đa dạng Dựa vào địa hình tự nhiên và cải tạo thiên nhiên đồng bào, đào mương dẫn nước

từ chân núi, đồi Đắp đập ngăn suối chặn nước dâng cao dẫn vào ruộng, biết tìm nguồn nước trong các khe suối, dùng cây tre, nứa để làm máng bắc nước qua

16

Trang 17

các khe có đoạn dài nhiều km, vượt qua các thung lũng, chạy theo thế đất, dẫn nước về ruộng.

Từ xa xưa đồng bào Tày trong huyện đã biết dùng cày, bừa trong việc canh tác Khi cày, bừa đồng bào thường dùng sức Trâu để kéo ngoài ra còn có phong tục đốt rơm rạ, cỏ ở ruộng rồi tháo nước vào cho trâu quần, sục bùn, hoặc bừa thẳng rồi cấy lúa Đồng bào cũng ít dùng phân xanh, phân chuồng mà thường cấy chay sau đó lấy rác, mùn quang nhà, dưới gầm sàn đốt thành tro để bón ruộng Đồng bào ít chú ý đến chọn giống, thay đổi giống lúa, chỉ tìm xem thửa ruộng nào lúa tốt thì chọn gặt lúa ở đó về làm giống cho vụ sau.

Sau khi cày cấy, người dân thường ít bước chân tới ruộng, họ để mặc tùy thiên nhiên Nếu bị hạn, bị sâu bọ họ chỉ tin vào cúng bái hoặc đổ lỗi mất mùa là do thiên nhiên (trời không phù hộ) Tuy nhiên cần lưu ý vào kinh nghiệm thả cá ruộng của Dân tộc Tày có tác dụng sục bùn làm lợi cho sự phát triển của cây lúa.

và dần sau này đồng bào tày mới biết chăm lo làm cỏ, bón phân, bắt sâu bọ việc này đã trở thành tập quán.

Khi lúa chín đồng bào gặt bằng liềm nếu là lúa tẻ, bằng dao nhíp (Hép) nếu là lúa nếp và lúa nương Có hai cách bó lúa, một là bó thành cụm để trên xà nhà hoặc gác bếp hay cho vào bịch lúa (cót) cách bó mày do gặt bằng dao nhíp (Hép) Hai là cách bó thành lượm đặt ngay ngoài đồng trên chận rạ phơi khô mới đem đập, vào thùng được đóng bằng gỗ gọi là (thùng đập lúa), đập lúa xong

họ quạt bớt thóc lép và trấu bằng quạt tay hay quạt hòm gánh về phơi khô rồi đổ bào bồ.

Ngày nay đồng bào tày đã tiến bộ rất nhiều dùng các loại công cụ sản xuất lúa nước từ thô sơ đến hiện đại hóa trong nông nghiệp như cày, bừa, có điều kiện thì dùng máy cày, máy phay đất, máy bừa, máy tuốt lúa, máy sát , họ đã tiếp thu

áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất lúa nước, biết chọn giống mới ngắn ngày có năng xuất chất lượng cao, cày cấy đúng kỹ thuật, đảm bảo mùa vụ, chăm sóc làm cỏ, bón phân cân đối, đảm bảo năng xuất chất lượng cao, tiết kiện được công lao động, giá thành sản phẩm giảm, đảm bảo an ninh lương thực, và trao đổi mua, bán thành hàng hóa, phục vụ cho chăn nuôi phát triển kinh tế gia

17

Trang 18

đình và chủ yếu vẫn là cây chủ lực truyền thống của dân tộc tày từ cây lúa nước ngày sưa.

Ngày nay trên nương rẫy của người Tày đã xuất hiện nhiều loại cây trồng mới như: cao su, cà phê, chè, mơ,… Những loại cây công nghiệp này đã đang dược canh tác sản xuất hàng hóa đẻ tăng thu nhập tạo diều kiện sông của họ được cải thiện.

bà con đã biết xây ra xa nhà ở để đảm bảo vệ sinh Đồng bào có tục thả trâu khi gặt, hái xong, họ thả trâu đeo mõ vào cổ và thả trong một thung lũng hẹp nhất định gọi là (Lùng ), Lùng thường chỉ có một lối ra vào còn chỗ nào có lối qua lại mà trâu đi qua được thì rào kín, hay thả rông trên bãi từ nơi này đi nơi khác chiều tối mới đi tìm lùa vào chuồng Nay không còn thích hợp nữa vì đất đã có bìa đỏ của từng hộ quản lý, đồng bào quanh năm cày cấy vụ này tiếp vụ khác Đồng bào còn hay nuôi ngựa để cưỡi hay để thồ hàng, ngày nay hầu hết đồng bào không con nuôi nữa vì đã có đường ô tô, xe máy đi lại thuận tiện.

Con lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng hầu như gia đình nào cũng phải có để cải thiện đời sống hàng ngày, ngoài ra chăn nuôi để cung cấp thực phẩm khi có công việc như làm nhà mới, cưới xin, ma chay

Dân tộc Tày ở huyện Yên Minh ngoài truyền thống chăn nuôi gia súc gia cầm, đồng bào còn biết đánh bắt và thả nuôi cá nước ngọt Đánh cá chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của dân tộc Tày, trong các bữa ăn hàng ngày, hay nhân dịp ngày lễ, ngày giỗ, cưới xin thường có cá Đánh cá là việc của đàn ông Người Tày đánh cá bằng chài do đồng bào tự đan lấy bằng tơ cây gai, tơ tằm, ngày nay đan bằng sợi cước Đồng bào có nhiều kinh nghiệm đánh cá họ lựa mùa cá đẻ, cá nào hay ăn đêm để quăng chài đánh lưới Đặc biệt họ còn thiện

18

Trang 19

nghệ bắt cá bằng tay, họ theo dõi dấu vết cá, ba ba trong bùn, nhất là mùa lạnh tìm chỗ con cá trú ẩn, lặn ở những nơi có nhiều hang, hốc để bắt Khi mùa nước cạn họ dùng bã quả dọc, lá cây có chất độc như cây cơi vỏ cây chẹo vò và rắc xuống một đoạn xuối đã bị chặn hai đầu, cá ăn phải thuốc bị sặc sẽ nổi lên Việc dùng các loại cây, quả có chất độc ruốc cá ngày nay đã bị ngăn cấm Khi mùa nước đồng bào hay làm chặng (lỳ) suối được chặn lại cho dòng nước chỉ chảy vào một cầu tre một đầu được dâng cao cho nước không chảy tới Khi nước chảy vào chặng cá theo dòng nước chảy vào Đến đầu chặng cá bị cạn không ra được, người đứng ở đó chỉ việc bắt lấy Nếu chặng to mỗi năm mùa nước có thể thu được mấy tạ cá.

Ngoài việc đánh cá không thể không nói tới việc nuôi cá ruộng, một yếu tố đặc sắc của văn hóa Tày Nếu ta thấy người Kinh khi làm nhà thường nghĩ tới việc đào ao thả cá, thì người Tày khi làm ruộng nghĩ cách nuôi cá ruộng Ruộng thả

cá thường để nước ngập 20 - 30 cm đủ điều kiện cho cá sinh sống Đồng bào thường tháo nước từ ruộng nọ sang ruộng kia cho nước lưu thông Nhiệt độ nước vừa mức cá có thể sống được Để tránh nắng to trong ruộng thường có hố

để cho cá trú Đồng bào ươm cá chép giống ở đám ruộng nhỏ, từ khoảng tháng

ba đến tháng năm âm lịch thì thả cá vào ruộng Đến tháng tám, tháng chín tháo ruộng bắt cá về ăn tết cá, chế biến thành mắm cá để ăn cả năm và một phần thả vào ao để dự trữ khi cần bát ăn và để làm giống (cá bố, mẹ), lúc đó mỗi con cá nặng được từ 25 - 30g, nếu ruộng to, nước sạch cá nặng tới 40 - 50g Ngoài ra trong ruộng còn có cá rô đồng, cá trê, cá quả Ngày nay mỗi gia đình người Tày đều có ít nhất 1 ao thả cá có nhà 2 - 3 ao.

Về tâm linh phong tục một số dòng họ người Tày khi người chết phải có 1 con

cá nướng cả con để cúng gọi là bôm thành kỉnh (như người tày ở xã Ngọc Long).

Hái lượm và săn bắn

Rừng rất thuận lợi cho việc kiếm thức ăn, vì vậy trong những năm đói kém đồng bào Tày chỉ sống khổ chứ không bao giờ bị chết đói Rừng nuôi con người với nguồn lợi

vô cùng của nó Trong rừng có các thứ củ như củ mài, củ mỡ, củ môn, hay cây bột báng (bột táo) dùng ăn thay cơm Từng mùa rừng cung cấp các loại rau như: rau cải dại, rau tầu bay; rau gót dây các loại quả dại, nấm mộc nhĩ, măng, các thứ hạt như: quả đại nái (mác kịnh) Đồng bào có thể bắt tôm, cá, cua, ốc, ếch ở các khe suối Bắt

19

Trang 20

các loại côn trùng như ong, kiến, châu chấu, cào cào, những món đó thường dùng làm món ăn hàng ngày Hái lượm là công việc phụ nữ và trẻ em Khi đi làm đồng về thì lên nương, vào rừng kiếm rau ăn, thường thì phụ nữ đeo giỏ đan bằng tre (cái bớp) túi gai tự đan (thống lền).

Từ lâu săn bắt chỉ đóng vai trò thứ yếu trong đời sống của dân tộc Tày Ngoài việc kiếm thức ăn, đồng bào đi săn chủ yếu để bảo vệ mùa màng Có hai loại săn bắt:

Một là săn bắn tập thể: Đó là lối săn nguyên thủy còn rơi rớt lại Ở mỗi bản thường

có khoảnh rừng rậm tương đối biệt lập thú rừng hay đến Khi thấy vết chân hay nghe thú kêu người ta loan báo cho toàn bản vây bắt xung quang khu rừng có thú, họ gõ mõ, thổi tù và giục chó tìm, người có súng nấp đón ở các ngả định sẵn, nơi thú có thể chạy qua Dân bản hò kéo, chó sủa lấp khép dần vòng vây thú sợ chạy qua chỗ người nấp phục sẵn thì bị bắn, thú săn được chi theo nguyên tắc sau: người bắn chết thú được phần nhiều hơn, một đầu và được miếng thịt phía ngực và cổ Còn bao nhiêu chia đều cho tất cả những người tham dự người cầm súng được phần hơn, chó săn cũng được tính như một người.

Hai là săn bắt cá nhân: Khi săn thú lớn đồng bào thường dùng súng săn, súng kíp Có

hai loại săn: săn rình và săn dò vết Săn rình là nấp ở những chỗ thú thường đến hay đường thú hay qua lại Săn dò vết là theo vết chân thú, có chó đi theo, săn thường không có mùa nhất định, đồng bào dựa vào quy luật, kinh nghiệm theo mùa hoặc theo thời tiết để đi săn thú rừng Ví dụ khi đốt nương xong hoặc mùa xuâncây cối nảy lộc hươu thường ra ăn tro hay ăn lộc non; khi nương có bắp chín hay nương sắn đã

có củ to, lợn rừng hay đến ăn vào những ngày mưa

Ngoài việc săn bắt bằng bắn nỏ hoặc súng, đồng bào thường dùng các loại bẫy, đánh bẫy có mấy cách: Dùng chim mồi, dùng thức ăn nhử thú đối với (khỉ, hổ ) hay dò đường thú đi qua đặt bẫy (lợn, hươu, nai ) Bẫy có nhiều loại, loại phổ biến là thòng lọng đơn hoặc khép dùng bắt các loại chim hoặc thú nhỏ Có loại bẫy sập (kắp) dùng bắt các loại thú nhỏ như: Chuột, sóc, cầy, cáo Có loại bẫy chuồng dùng để bẫy chim, khỉ, hay đào hố cắm chông chờ thú đi qua xa xuống như: hổ, hươu, nai, lợn còn cách đánh nhựa dính ít sử dụng dùng để bắt chim Ngày nay việc săn bắt nhà nước đã nghiêm cấm, người dân tộc tày đã nhận thức đúng đắn việc bảo tồn các loại thú rừng là cần thiết, để góp phần cân bằng sinh thái bảo vệ môi trường rừng bảo tồn các loài muông thú quý hiếm

20

Trang 21

2.2 Tiểu thủ công nghiệp

Hoạt động sản xuất công nghiệp thủ công là lĩnh vực kinh tế hỗ trợ dắc lực cho sản xuất nông nghiệp , như: dệt vải, may mặc, đan lát, rèn, làm gốm Nhoài việc đảm bảo nhu cầu trong gia đinhg thì hiện nay nhiều nơi đã sản xuất để bán, trao đỏi, xuất khẩu.

Dệt vải

Nghề dệt của người Tày có từ lâu, như dệt vải ở Hạ lang (Cao Bằng); ở Tuyên Quang; Bắc Kạn; dệt thổ cẩm của người Tày ở Nghĩa Đô (Lào Cai),… Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến nay nghề dệt thủ công truyền thống của người Tày vẫn đang được duy trì và phát triển Trong các bản làng của người Tày, những sản phẩm dệt thủ công truyền thống vẫn hiện hữu, đặc biệt trong các nghi lễ quan trọng như đám cưới, lễ đầy tháng, đám tang

Người phụ nữ Tày dùng các tấm thổ cẩm dệt được để may mặt chăn, mặt địu con, khăn trải giường và những bộ trang phục đặc sắc của dân tộc Ngày nay, các sản phẩm thổ cẩm vẫn được dùng trong đời sống tâm linh như: những tấm trướng che bàn thờ, một số chi tiết cấu thành tấm áo, mũ, khăn, túi đựng đồ nghề, đệm ngồi của thầy cúng…

Để gìn giữ, phát huy Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã gắn nghề dệt thổ cẩm với phát triển du lịch tạo nên điểm độc đáo thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.

Bà Tô Thị Trang, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ có những phương án cụ thể hơn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm của người Tày ở Lũng Nọi Trong đó, tỉnh chú ý xây dựng và triển khai đề án hỗ trợ, đào tạo, nâng cao tay nghề cho người dệt thổ cẩm; khuyến khích đồng bào Tày ở Lũng Nọi chủ động định hướng, động viên bà con đầu tư khung dệt thủ công, đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại các sản phẩm thổ cẩm , tạo ra sản phẩm chất lượng cung ứng cho thị trường Cùng với đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, thu hút du khách đến trải nghiệm nhằm giữ gìn, phát huy và nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề dệt thổ cẩm…

21

Trang 22

Đan lát

Lâu nay, nghề đan lát của đồng bào Tày vẫn được bà con gìn giữ Những sản phẩm từ nghề thủ công này không chỉ phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, mà còn là nét đẹp văn hóa Từ những cây tre, cây giang trên rừng, qua đôi bàn tay khéo léo đã trở thành những vật dụng đẹp mắt với những hoa văn tinh xảo Ngày nay, những sản phẩm này còn là món quà lưu niệm được du khách yêu thích.

Để bảo tồn nghề đan truyền thống của đồng bào Tày, xã Nghĩa Đô đã thành lập Hợp tác xã nghề truyền thống với gần hai chục thành viên, thực hiện khôi phục và giữ gìn, bảo tồn nghề đan lát truyền thống Hiện tại, các thành viên của Hợp tác xã nghề truyền thống đang được chuyên gia tư vấn xây dựng các mẫu thiết kế sản phẩm đan lát dựa trên chất liệu truyền thống của đồng bào Tày để tạo ra các sản phẩm mới có ý nghĩa ứng dụng trong đời sống xã hội (quà tặng lưu niệm, trang trí không gian sống, vật dụng trong gia đình ) Bà con sẽ được tiếp cận mẫu thiết kế mới kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại để tạo ra những sản phẩm mang tính ứng dụng cao trong đời sống Đặc biệt, các mẫu sản phẩm thiên về decor - trang trí nhà cửa, không gian sống Hiện tại, xu hướng dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường và hướng đến những giá trị truyền thống nên không ít người đã biết đến các sản phẩm và tìm đặt mua đồ thủ công mỹ nghệ đan lát từ Hợp tác xã nghề truyền thống xã Nghĩa Đô.

Làm hương

Làm hương là nghề truyền thống từ nhiều đời nay của người Tày, Nùng xứ Lạng Với cách làm độc đáo, trải qua nhiều đời nay, nghề làm hương vẫn được những gia đình nơi đây phát huy và gìn giữ.

Làng hương Đông Kinh (Thành phố Lạng Sơn) có truyền thống hàng trăm năm nay Những dịp cuối năm là thời điểm bận rộn nhất để sản xuất ra những mẻ hương kịp đáp ứng nhu cầu khách hàng Hiện nay, làng hương Đông Kinh còn hơn 50 hộ đa số là nghề do “cha truyền con nối” Bí quyết để nghề làm hương nơi đây tồn tại chính là sự độc đáo từ nguyên liệu Nhìn bề ngoài, mỗi thẻ hương không có gì đặc biệt, nhưng sự cầu kỳ trong việc chọn nguyên liệu đã giúp người làm nghề tạo nên những nén hương với hương thơm đặc biệt.

Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Tày – Nùng ở Lạng Sơn, nghề làm hương không chỉ là nét đẹp mang đậm bản sắc dân tộc, mà nó còn gắn liền với tục thắp hương của người Việt đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tâm linh.

22

Trang 23

Người dân ở Lạng Sơn gọi hương do đồng bào Tày sản xuất là hương thổ Hương thổ

có ưu điểm ở chỗ khói tỏa ra không cay mắt, mùi thơm nhẹ và dễ chịu Vào những dịp cúng bái, ma chay, bà con sử dụng hương rất nhiều, vậy nên hương thổ được lòng người dân xứ Lạng hơn hương có thành phần dược liệu.

Nghề làm hương truyền thống là nghề mang tính thời vụ, vì thế mỗi dịp Tết đến xuân

về mới vào thời vụ chính và sức tiêu thụ nhiều nhất Hiện nay, nghề làm hương truyền thống được bà con làm rải rác ở thành phố Lạng Sơn và các huyện trong tỉnh Trong

đó, tập trung nhiều ở thôn Nà Phiêng, Pác Cam, xã Đại Đồng (huyện Tràng Định); thôn Bắc Nga, xã Gia Cát (huyện Cao Lộc); các khối: 6, 7, 8, phường Đông Kinh (thành phố Lạng Sơn); thôn Khum Khuông, xã Nhân Lý (huyện Chi Lăng); xã Chiêu

Vũ, Vũ Lễ (huyện Bắc Sơn)… Nét chung của nghề làm hương ở đây chính là các công đoạn đều được người dân làm bằng phương pháp thủ công, sử dụng nguyên liệu tự nhiên không có hóa chất độc hại.

Nghề làm hương đã và đang góp phần bảo tồn những nét văn hóa tâm linh đẹp đẽ Những nén hương thắp lên cùng mùi thơm ngào ngạt trong những nếp nhà của đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng như gợi lên trong ký ức mỗi người về khoảnh khắc sum họp bên gia đình trong đêm giao thừa hay ngày lễ Tết đầm ấm, an vui Mặc dù mang tính thời vụ và không đem lại nhiều lợi nhuận nhưng nhiều gia đình vẫn duy trì nghề truyền thống, góp phần bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng.

Trang 24

Từ bao đời nay, cây đàn tính không thể thiếu trong các làn điệu then, trong các lễ hội, hoạt động truyền thống văn hóa, văn nghệ Đàn tính, hát then góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người Tày.

2.3 Phát triển du lịch

Di sản văn hóa được coi là nguồn tài nguyên vô giá tạo nên sức hút riêng cho du lịch mỗi địa phương Khai thác văn hóa dân tộc phục vụ phát triển du lịch góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ quan trọng được tỉnh quan tâm thực hiện nhằm hiện thực hóa chủ trương "lấy văn hóa để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn phát triển văn hóa".

Có thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, cùng bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vừa độc đáo, vừa đa dạng, đồng bào thật thà, thân thiện, cởi mở Trung

du miền núi phía Bắc chính là địa bàn có tài nguyên du lịch phong phú bậc nhất nước ta.

2.4 Thương mại, dịch vụ

Việc trao đổi hàng hóa trước đây có tính chất địa phương đa số là vùng hẻo lánh ít dân

cư không có chợ, thường là nhân dân các bản lấy nông phẩm hay sản phẩm tự làm ra như: mộc nhĩ, chè đổi lấy nông phẩm, sản phẩm mình không có Cách trao đổi này

có hai loại Hàng đổi hàng hay hàng hóa bán lấy tiền theo thỏa thuận giá cả của hai bên.

Chợ luôn là một hoạt động kinh tế quan trọng trong các cộng đồng Tày Đối với người Tày, chợ Tết là dịp để những người già ngồi hàn huyên tâm sự Chợ Tết họp cả ngày thay vì chỉ kéo đến 10 giờ sáng như các phiên chợ ngày thường Nhiều gia đình Tày dành cả tháng Chạp để đi chợ phiên, mua sắm các vật dụng cần thiết cho một năm mới đang tới.

Ngày nay nhờ chính sách của Đảng, Nhà Nước các xã đã được xây nhà, chợ khanh trang trong việc trao đổi hàng hóa người dân rất thuận tiện trong trao đổi mua bán các nông sản, không còn như xưa nữa.

Với vị trí địa lý thuận lợi, cận kề với đồng bằng Bắc Bộ và tiếp giáp với Trung Quốc, khu vực cư trú của người Tày ở Đông Bắc từ xưa đã diễn ra việc trao đổi buôn bán

24

Trang 25

sầm uất với nhiều chợ phiên nổi tiếng như chợ Kỳ Lừa, chợ Đồng Đăng của tỉnh Lạng Sơn; chợ Quảng Uyên, chợ Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng hay chợ Chu, chợ Đu của tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm gần gây vơi việc được nhà nước hỗ trợ, thì người Tày đã tận dụng những nét văn hóa truyền thống của mình để làm du lịch , phát triển du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng là một trong những biện pháp xóa đói giảm nghèo, tọa nguồn sinh kế mới cho người dân.

25

Trang 26

CHƯƠNG 3 ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 3.1 Gia đình và dòng tộc

3.1.1 Gia đình

Gia đình của người Tày là đơn vị cơ bản cấu thành cộng đồng xã hội ngườiTày Đó là hình thái gia đình phụ quyền đặc trưng với chủ gia đình là người đàn ông lớn tuổi nhất Chủ gia đình là người nắm quyền quyết định mọi công việc trong gia đình, cũng là người trực tiếp đại diện trong giao tiếp với dòng họ và cộng đồng.

Gia đình người Tày trước đây trong 1 gia đình thường có từ 3 4 hoặc 5 thế hệ sống cùng Mặc dù nhiều thế hệ và đông người cùng sinh sống trong một ngôi nhà nhưng mọi người yêu thương gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như công việc Hiện nay do điều kiện kinh tế và sự phát triển xã hội, nên những gia đình bốn, năm thế hệ có sự tách ra thành những gia đình nhỏ hay còn gọi là tiểu gia đình, gia đình hạt nhân gồm cha mẹ, con cái, hoặc có thêm ông bà cùng chung sống.

3.1.2 Dòng tộc

0Theo quan niệm của người Tày, dòng họ là toàn thể những người cùng huyết thống/máu mủ cùng ông tổ Dòng họ, tiếng Tày gọi là (pì noọng tó cốc chỏ),là những người cùng một dòng máu Mỗi dòng họ đều có trưởng họ là người có vị trí cao nhất trong họ, lo mọi việc trong họ.Trưởng họ có trách nhiệm phải giữ gìn bàn thờ tổ tiên, chăm lo hương hỏa của dòng họ, hòa giải vướng mắc giữa các thành viên, đại diện cho dòng họ hướng dẫn các thành viên sống và hành xử theo đúng truyền thống tập tục của văn hóa dòng họ Trưởng họ là người có vai trò quan trọng trong các nghi lễ của các gia đình thành viên dòng họ Khi tiến hành các nghi lễ hôn nhân, chủ gia đình phải đến hỏi trưởng họ xem đôi trai gái có vi phạm quy ước của dòng họ không Đồng thời, trưởng họ có trách nhiệm xem ngày tổ chức lễ cưới cho đôi trai gái, tránh vào ngày mất của ông bà tổ tiên Trong dòng họ có người qua đời, trưởng họ làm trưởng ban tang lễ Bên cạnh đó, trưởng họ đứng ra vận động các thành viên đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau lúc thiếu thốn, khó khăn, khi gặp rủi ro Giải quyết những bất hòa giữa các gia đình trong dòng họ và giữa dòng họ với các dòng họ khác cho ổn thỏa.

26

Trang 27

3.2 Làng

Mỗi bản làng đều có khu vực cư trú và đất đai canh tác riêng Đất đai cũng như mọi sản vật trên vùng đất của làng như cây cỏ, chim thú…đều do làng quản lý Tên gọi của làng và ranh giới của bản làng do người có công khai phá làng lập nên, người Tày thường lấy những đặc trưng của vùng đất đó để đặt tên cho bản làng Ranh giới bản làng chỉ mang tính quy ước như dòng sông, con suối, ngọn đồi, núi, con đèo, như Nà Pục (cây bưởi), Nà Đứa (cây sung), Pù Loong Não (núi sâu đèo cao)… nhưng được tuân thủ nghiêm ngặt.

Xưa kia, các bản làng của người Tày đều đặt dưới sự quản lý của các tổng, châu, huyện, xã do triều đình phong kiến đặt ra Đơn vị tổ chức nhỏ nhất trong cộng đồng người Tày là bản Nhà nước phong kiến trung ương cai trị bằng chế độ thổ ty (quăng),

từ thời Lý đã gả công chúa và phong chức tước cho châu mục người Tày Từ thời Lê trở đi, triều đình còn đặt ra các chức đoàn huyện, thủ ngự, tri trâu, đại tri trâu để bổ sung các tù trưởng, chúa đất của người Tày ở các địa phương.

Trước đây, các bản làng của người Tày chỉ có từ 5 đến 10 hộ gia đình, những bản làng lớn có từ 20 đến 40 hộ gia đình sinh sống, gồm một vài dòng họ Ngày nay, các bản nhỏ ngày càng ít đi, thay vào đó là các bản làng lớn do số hộ gia đình tăng lên Đứng đầu bản có trưởng bản, là người đứng ra quản lý đất đai và giải quyết các công việc chung của bản Về chức năng, trưởng bản là đại diện cho thiết chế tự quản, thể hiện ý chí của cộng đồng, thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại đối với thôn bản và cấp trên Vị trí của thầy pụt, tạo luôn có vai trò và ảnh hưởng lớn đến đời sống lao động, sản xuất, sinh hoạt và tín ngưỡng, tôn giáo của các thành viên trong bản Trong các dịp lễ hội, cầu cúng, ma chay…đều không thể thiếu vắng họ Tiếng nói của then, pụt, tạo là tiếng nói của thần linh nên luôn được mọi người tin tưởng và làm theo Các bản của người Tày không chỉ là một tổ chức xã hội mà còn là một cộng đồng về văn hóa, tín ngưỡng Hầu như các bản của người Tày đều lập miếu thờ thần, chủ yếu là thờ thần thổ địa, người Tày gọi là ma bản, là người cai quản và bảo vệ đất đai của bản làng Miếu thờ được lập ở những cây đa, cây gạo cổ thụ ở đầu bản Ngoài miếu thờ, ở một số bản làng người Tày trước đây còn có đình, là nơi thờ các vị thành hoàng, thần núi, thần sông… Ở mỗi bản, người Tày còn thờ thổ công, thờ các vị thánh trong vùng Hàng năm những vị thần này sẽ được thờ cúng vào dịp tết Nguyên Đán, rằm tháng 7 Ngoài ra, vào mùa xuân, người ta thường mở hội lồng tồng (xuống đồng) trên một đám ruộng nhất định trước bản, mỗi gia đình đều có mâm lễ gồm thịt, rượu, các loại bánh,

27

Trang 28

xôi nhuộm ngũ sắc nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu Sau

lễ hội, các trò chơi như tung còn, đánh quay, hát then, hát cọi, đánh yến thu hút rất đông bà con đến tham gia Đây là lễ hội rất đặc trưng của một nền nông nghiệp lúa nước lâu đời, cũng là nét văn hoá riêng của dân tộc Tày.

Ngày nay, các bản làng của người Tày đã có nhiều thay đổi so với trước cả về không gian, kiến trúc đến các thiết chế xã hội, sinh hoạt văn hóa tinh thần Người Tày trước đây đều sống trong những ngôi nhà sàn ba gian hoặc năm gian, nay chuyển dần sang ở nhà đất, nhà bán kiên cố, nhà xây Các gia đình hầu hết đều có vườn rau, làm chuồng gia súc, gia cầm xa nhà Số lượng các hộ gia đình trong làng cũng tăng lên, đường sá cũng khang trang hơn Các thiết chế xã hội truyền thống đã có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế và sự phát triển chung của xã hội Tính chất khép kín của các làng truyền thống dần được mở rộng hơn, cư dân trong một bản đã có sự xen kẽ giữa dân tộc Tày với các dân tộc khác như: Nùng, Dao, Mông, Kinh… làm cho quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là giữa người Tày với người Kinh.

3.2 Về giáo dục

Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 94,9%; tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp tiểu học: 100,4%; ở cấp trung học cơ sở là 97,5%; ở cấp trung học phổ thông: 79,5%.Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, viết chữ dân tộc mình là 20,5% Tỷ lệ trẻ em dân tộc Tày trên 5 tuổi được đi học chiếm 99,63%.

28

Trang 29

CHƯƠNG 4 VĂN HÓA VẬT THỂ CỦA NGƯỜI TÀY 4.1 Nhà ở của người Tày

Theo các chuyên gia văn hóa: Nhà sàn của người Tày ra đời bắt nguồn từ thuở xưa có nhiều thú dữ, rắn rết nên con người phải làm nhà cao để tránh Nhưng mặt khác nhà sàn còn có rất nhiều tiện dụng khác như gà, lợn không thể leo trèo, thoáng mát, hợp vệ sinh… Nhờ ở nhà sàn mà sức khỏe của con người cũng tốt hơn.

Theo quan niệm của người Tày, ngôi nhà sàn đẹp thường là ngôi nhà lưng quay về núi, mặt hướng ra đồng ruộng Vào mùa hè, sự cao ráo của sàn cũng giúp cho không khí được lưu thông, thoáng mát, khi mưa sẽ không ẩm ướt, còn mùa đông tránh được giá lạnh Nhà sàn của người Tày mang những nét đẹp và kiến trúc thẩm mỹ đặc trưng riêng, điển hình cho sự hòa hợp với thiên nhiên và chiều sâu văn hóa.

Nhà nửa sàn nửa đất là dạng nhà thích hợp với địa hình dốc, chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở vài nơi, nhất là khu vực trung du Nhà ở truyền thống của người Tày bao gồm ba dạng cơ bản: nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất và nhà phòng thủ Trong đó, nhà sàn là dạng nhà truyền thống phổ biến nhất với cấu trúc chung là loại nhà sàn năm gian, ba gian hoặc một gian, hai chái, mái chéo hình lưỡi rìu, thấp so với mặt sàn Chung quanh sàn nhà bưng kín bằng tre, phên nứa hoặc ván gỗ, ít cửa sổ Bộ vì kèo 3, 5, 7 cột kê hoặc những biến thể 2, 4, 6 cột Mái được lợp bằng cỏ gianh, lá cọ, nứa hoặc ngói gần rừng núi Nhà phòng thủ là dạng nhà đất có chức năng phòng, chống trộm cướp, thú dữ, chỉ có ở vùng biên giới Việt - Trung Tại Lạng Sơn, dạng nhà này sau chuyển thành dạng nhà đất hai tầng, trình tường đất dày, tầng hai làm bằng gỗ, mái lợp ngói

âm dương.

Cách bài trí bên trong của một ngôi nhà sàn, thông thường gian chính giữa để bàn thờ

tổ tiên Đối diện bàn thờ tổ tiên là bếp lửa, khoảng giữa trước bàn thờ và bếp lửa dành

để tiếp khách đàn ông Dọc phía bên trái nhà dành cho tiếp khách phụ nữ và là chỗ ngồi để ăn cơm Dọc phía bên phải nhà là chạn để bát đũa, tủ đựng thức ăn, gạo rượu, rau cỏ, nồi chảo, muối mỡ Khoảng sàn trống giữa bàn thờ và bếp lửa là chỗ linh thiêng của ngôi nhà Đầu cầu thang lên nhà thường có vại hoặc máng nước để rửa tay chân trước khi vào nhà…

29

Trang 30

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, đời sống vật chất của nhân dân được nâng cao, những ngôi nhà cao tầng dần thay thế những ngôi nhà sàn cổ Khi ngày càng

có nhiều những ngôi nhà bê tông mọc lên thì ngôi nhà sàn càng trở nên quý giá bởi giá trị văn hóa độc đáo của kiến trúc dân tộc Việc gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo ấy càng được đề cao hơn bao giờ hết Càng ngày càng có nhiều người đến chiêm ngưỡng nhà sàn với tư cách là một giá trị Khách phương Tây đến Việt Nam đều rất thích ngắm nhà sàn, ăn ở nhà sàn, ngủ ở nhà sàn, chụp ảnh nhà sàn.

4.2 Trang phục của người Tày

Sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai… đồng bào dân tộc Tày đã tạo cho mình một bản sắc riêng Qua những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, ngôn ngữ… đồng bào Tày đã có một kho tàng văn hóa truyền thống Đặc biệt, trang phục truyền thống từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa cũng như nét đẹp bình dị và độc đáo của dân tộc Tày ở khắp các miền đất.

Trang phục dân tộc Tày có nhiều đặc điểm nổi bật và riêng biệt so với các dân tộc khác Hơn nữa, loại trang phục này của rất phong phú như trang phục dân tộc Tày Một số đặc điểm chung của trang phụcTày là:

Đôi khi cũng có thể có một số chi tiết trang trí màu sáng hơn như đỏ, vàng hay trắng

để tạo điểm nhấn và phong cách.

Chất liệu:

Trang phục được làm từ các loại vải tự nhiên như lụa, bông hoặc len.

Người Tày có truyền thống tự dệt và nhuộm vải bằng các nguyên liệu thực vật như lá cây, hoa quả hay rễ củ.

Vì vậy, trang phục dân tộc có chất lượng cao, bền đẹp và thân thiện với môi trường.

Kiểu dáng:

Có kiểu dáng đơn giản nhưng không kém phần thanh lịch và tiện dụng.

30

Trang 31

Đối với nam giới, trang phục gồm có áo khoác dài qua gối, cổ tròn hoặc cổ bẻ, có 2 túi

ở 2 bên ngực và 2 túi ở dưới 2 bên hông Áo khoác được cài bằng các nút gỗ hoặc kim loại Quần thường là quần ống rộng hoặc quần ống suông.

Còn trang phục dân tộc Tày nữ gồm có áo dài tay, cổ, túi áo và nút cài tương tự như của nam Váy thường là váy xếp li hoặc váy xòe, dài đến mắt cá chân.

Cả nam và nữ đều đội mũ nón hoặc khăn quàng đầu để bảo vệ đầu và tóc khỏi nắng hay gió.

Họa tiết:

Có nhiều họa tiết đẹp mắt và ý nghĩa, thể hiện sự sáng tạo và tinh tế của người Tày Các họa tiết, hoa văn thường được thêu, dệt hoặc in trên vải bằng các sợi chỉ màu sắc.

Đa phần xuất hiện ở cổ áo, ống tay, lai áo, lai váy, túi áo hoặc khăn quàng.

Có dạng hình học như tam giác, vuông, tròn, chữ nhật, đường kẻ hoặc các hình ảnh trừu tượng như hoa, lá, chim, cá, rồng hoặc các biểu tượng văn hóa như lồng đèn, sao, mặt trăng, mây hay núi.

Ngày nay, để thuận tiện hơn cho việc sinh hoạt, lao động sản xuất thường nhật, một phần bộ phận dân tộc Tày đã thay đổi phong cách ăn mặc quần áo giống dân tộc Kinh, tuy nhiên những trang phục dân tộc vẫn được lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác, đặc biệt được mặc vào các dịp lễ lớn trong năm.

Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí Không ai rõ nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Tày có từ bao giờ, mà chỉ biết những tấm vải thổ cẩm do chính họ dệt ra từ lâu đã nổi tiếng với những hoa văn sặc sỡ, đẹp mắt,mang lại sắc thái dân tộc.

4.2.1 Trang phục của phụ nữ

Người phụ nữ Tày rất coi trọng trang phục Từ khi trở thành thiếu nữ cho đến khi cao tuổi, bộ trang phục truyền thống luôn đi liền với phụ nữ trang phục truyền thống của người phụ nữ Tày được thể hiện từ khăn quấn đầu, vòng đeo cổ…

Khăn vấn đầu của người phụ nữ Tày được làm thành một vòng tròn vừa với đỉnh đầu Khăn được làm bằng vải bông nhuộm chàm Người phụ nữ Tày búi tóc ra sau rồi đội

31

Trang 32

khăn lên giữa đầu Khăn vấn đầu có thể cài thêm những họa tiết như là những ngôi sao

nhỏ lấp lánh tạo điểm nhấn Ngoài vòng khăn tròn, người phụ nữ Tày còn đội khăn

vuông, khi đội gập chéo giống kiểu mỏ quạ của người Kinh.

Áo của phụ nữ Tày có hai loại áo: Áo cánh ngắn (sửa cỏm) và áo dài năm thân (sửa

lỳ) Áo ngắn thường được mặc khi ở nhà hoặc khi đi làm, may bằng vải bông nhuộm

chàm, cổ áo đứng, tròn, thấp, khuy cài sang nách phải Đối với loại áo dài, thân và ống

tay hẹp có eo, tà áo được xẻ đến hông, gấu áo dài qua gối thuận tiện cho việc đi lại

nhưng vẫn giữ được nét duyên dáng, kín đáo Ở giữa eo của áo được thiết kế thắt lưng

bằng vải màu xanh tạo sự cân đối cho áo và cơ thể đồng thời tạo sự nổi bật của màu

xanh trên nền chàm.

Quần và váy: Hiện nay, tùy theo từng nhóm Tày, phụ nữ mặc quần, váy hay mặc cả

hai loại Quần được may dài chấm gót, cạp quần may kiểu tam tọa Váy được may

khép kín, thân váy không có hoa văn trang trí, gấu váy được may đắp thêm dải vải đỏ,

lộ ra một chút khi bước đi Tuy nhiên, váy hiện nay ít được sử dụng hơn

quần.

Hài của phụ nữ Tày cũng đồng nhất màu với áo và váy Hài được khâu bằng vải

nhuộm chàm hoặc vải nhung có thêu lên hoa văn đường thổ cẩm nhỏ và những ngôi

sao nhỏ nhiều màu.

Tôn lên vẻ đẹp của váy, áo của phụ nữ Tày còn nhờ vào sự độc đáo của những bộ

trang sức Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng

cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích Quan trọng nhất là vòng cổ của người phụ nữ Đó

là một chiếc vòng bạc trắng to được đeo ở cổ, vòng rộng xuống 1/4 ngực làm cho cơ

thể cân đối và màu trắng của vòng bạc nổi bật trên nền chàm Ở một số nơi, các cô gái

còn đeo túi vải thổ cẩm bên hông tạo thêm vẻ duyên dáng.

Áo dài năm

thân

Là trang phục truyền thống của phụ nữ Tày, được may từ vải thổ cẩm.

Áo có năm thân, cổ tròn, tay dài và được xẻ tà.

Các họa tiết hoa văn được trang trí một cách công phu, tạo nên vẻ đẹp riêng biệ

32

Trang 33

Váy xòe

Là một phần quan trọng trong trang phục của phụ nữ Tày.

Thường được may từ vải thổ cẩm, với các màu sắc như màu chàm, xanh lá cây, Váy được trang trí với các họa tiết độc đáo, phản ánh sự tươi trẻ và năng động.

Nét độc đáo của trang phục Tày là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang

phục Hiện nay, màu sắc trang phục đa dạng hơn trước kia Tuy nhiên, màu xanh được

phụ nữ Tày yêu thích hơn cả Trang phục truyền thống đã in sâu vào trong lối sống và

là niềm tự hào của người phụ nữ Tày Dù cuộc sống hiện đại nhưng người phụ nữ sinh

ra và lớn lên trong mỗi bản Tày đều mong muốn giữ cho mình một bộ trang phục cổ

truyền để mặc trong những dịp đặc biệt hay mùa lễ hội.

4.2.2 Trang phục của nam giới

Về trang phục dân tộc Tày nam thì phản ánh sự mạnh mẽ, đơn giản và tinh tế với

những đặc trưng sau:

Áo cánh

Là loại áo truyền thống của nam giới Tày, được may từ vải thổ cẩm.

Áo có cổ đứng, tay dài và được xẻ tà.

Họa tiết hoa văn trên áo thể hiện sự tinh tế và truyền thống văn hóa.

Quần dài Là một phần không thể thiếu trong trang phục nam đồng bào Tày.

Thường được làm từ vải thổ cẩm, với các màu như nhuộm chàm, xanh lá cây, đỏ vàng.

33

Trang 34

Được trang trí với các họa tiết độc đáo, mang đến vẻ đẹp đơn giản và mạnh mẽ.

Thắt lưng

Là phụ kiện không thể thiếu để kết hợp với trang phục.

Được làm từ vải thổ cẩm, và trang trí bằng các họa tiết tinh xảo, tạo điểm nhấn trang phục.

Phụ kiện

khác

Nam giới Tày còn sử dụng các phụ kiện như nón lá, giày dép thổ cẩm, và túi xách b vải thổ cẩm, tạo nên phong cách độc đáo và cá tính.

Trang phục dân tộc Tày nam mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện sự tôn

trọng và giữ gìn bản sắc dân tộc Sự kết hợp giữa các mảnh vải tự nhiên, gam màu đẹp

mắt và họa tiết truyền thống tạo nên một diện mạo đẹp và duyên dáng cho nam giới

Tày.

Ngoài ra, trang phục của dân tộc này còn có một phụ kiện không thể thiếu là khăn.

Khăn là một miếng vải vuông hoặc chữ nhật, có thêu hoặc in các họa tiết ở mép khăn.

Khăn có thể được đội lên đầu, quàng cổ hoặc buộc eo Khăn không chỉ có tác dụng che

nắng, che gió mà còn là một điểm nhấn cho trang phục Khăn thường có màu sắc nổi

bật, tạo sự phối hợp hài hòa với màu của áo và quần.

4.3 Văn hóa ẩm thực

Nguồn lương thực của người Tày ở Thái Nguyên khá phong phú chủ yếu là từ

các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi Trước đây người Tày ăn xôi nếp là chính,

cơm tẻ được ăn ít hơn, khoai, sắn, đậu, bí thường được dùng để nấu độn với

gạo hoặc để chăn nuôi gia súc.

Nguồn thực phẩm: chủ yếu là gà, lợn, vịt, ngan và dê, các loại rau trồng trên

nương Ngoài ra còn săn bắt hái lượm thêm để cải thiện đời sống

Người Tày biết chế biến khá nhiều món ăn Có món được kế thừa từ đời ông

cha, có món tiếp thu từ việc giao lưu văn hoá với các dân tộc anh em: cơm, xôi

nếp, cơm lam, cơm tẻ, các loại cháo, ngô bung các món giàu chất đạm và béo

như xào, rán, canh từ thịt

Mỗi ngày người Tày ăn hai bữa chính: trưa, tối và hai bữa phụ là sáng và nửa

chiều Tuỳ theo tập quán từng nới mà hai bữa phụ có thể là hai hay một bữa.

34

Trang 35

Trong một gia đình thường người ta ngồi ăn cùng mâm, phần đông là bố chồng

và con dâu không ngồi chung mâm Khi nhà có khách thường chia thành nhiều mâm để ăn uống, tuy nhiên hiện nay trong một nhà cũng đã có hiện tượng chia thành nhiều mâm ăn uống

4.3.1 Một số món ăn đặc sản của người Tày:

Thịt lợn quay

Món thịt lợn quay: là món ăn nổi tiếng của người Tày Văn Lãng (Lạng Sơn) Để làm món này, đồng bào thường chọn giống lợn ta xương nhỏ, thịt chắc và nạc nhiều, có trọng lượng từ 20 kg đến 30 kg Lợn sẽ được quay chín bằng lửa đượm của than hoa, quay đều tay khoảng 3 tiếng cho chín đều Khi lớp da ngoài khô, người ta lấy hỗn hợp mật ong pha giấm quết lên trên cho da lợn vàng rộm và giòn thơm…

Tuỳ vào quy mô của sự kiện người ta sẽ quay những con lợn với trọng lượng khác nhau: Các dịp tết Thanh minh (3/3 âm lịch), So loọc (6-6 âm lịch), Slíp slí (14-7 âm lịch), thường thì 5-6 gia đình sẽ cùng nhau đụng 1 con lợn khoảng từ 40-50kg móc hàm; trong lễ cưới người ta thường quay 3-4 con lợn, mỗi con nặng từ 70-80kg, thậm chí có gia đình quay lợn nặng hơn tạ.

Thịt lợn quay khi ăn sẽ được chấm với thứ nước được lấy ra từ trong bụng của lợn với

vị ngọt đậm đà, béo ngậy, dậy mùi thơm của lá và quả mắc mật.

Bánh chuối

Bánh chuối của người tày không chỉ là dịp để những người con thể hiện tấm lòng thơm thảo đến đấng sinh thành của mình Mà còn để tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam Khác với những dân tộc khác là ngồi thiền trà, ăn chay Thì dân tộc Tày lại làm những mẻ bánh chuối thơm ngon dâng cúng Tổ tiên Để thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với những bậc sinh thành Và cầu nguyện những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Để làm bánh chuối, sức hấp dẫn được thể hiện qua những bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ Làm một mẻ bánh thơm ngon Giữ được hương vị nguyên vẹn của chuối mà sao cho kịp Rằm tháng Bảy Người Tày phải chuẩn bị trước vài tháng Bánh chuối được gói thành cặp, sử dụng lá chuối khô để bọc Nhìn những chiếc bánh được gói tỉ

mỉ, gọn gàng có thể thấy sự khéo léo, đảm đang của các bà, các cô Để làm một cặp bánh chuối phải trải qua những công đoạn khá cầu kỳ.

35

Ngày đăng: 04/12/2024, 17:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN