PHẦN MỞ ĐẦUÝ thức là sự phản ánh khách quan của bộ não con người về thế giới và là biểu hiện trực tiếp của thế giới khách quan.. Mục đích cuối cùng của bài viết là tìm hiểu rõ ràng về ng
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
o0o
BÀI TẬP TIỀU LUẬN HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN
NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC
NHÓM: 4
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2023
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
o0o NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC
Nhóm: 4 Giảng viên hưỡng dẫn: Nguyễn Thị Cẩm Tú
Trưởng nhóm: Nguyễn Huyến Tường Vi: 2022230106
Thành Viên:
1 Võ Đỗ Hoàng Quyên: 2022231478
2 Nguyễn Ngọc Diễm Quỳnh: 2022231277
3 Nguyễn Cao Kỳ Duyên: 2022231234
4 Nguyễn Minh Trí: 202230100
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
1 NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC 2
1.1 Nguồn gốc của ý thức 2
1.1.1 Nguồn gốc tự nhiên 2
1.1.2 Nguồn gốc xã hội 3
1.2 Bản chất của ý thức 4
1.2.1 Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan 4
1.2.2 Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội 4
1.2.3 Ý thức phản ánh ngày càng sâu sắc, từng bước xâm nhập các tầng bản chất, quy luật, điều kiện đem lại hiệu quả hoạt động thực tiễn 5
2 DẪN CHỨNG, LIÊN HỆ CHÍNH BẢN THÂN SINH VIÊN 6
2.1 Liên hệ bản thân sinh viên 6
2.2 Dẫn chứng 6
PHẦN KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
Ý thức là sự phản ánh khách quan của bộ não con người về thế giới và là biểu hiện trực tiếp của thế giới khách quan Ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần diễn ra trong tâm trí con người, đây có thể là những hành động, suy nghĩ hoặc cảm xúc mà con người chúng ta cảm nhận được Là một trong hai phạm trù cơ bản được các nhà triết học quan tâm và nghiên cứu, ý thức có tác động rất lớn đến chủ thể và xã hội Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của ý thức nhưng hầu hết mọi người vẫn có sự hiểu biết hạn chế về khái niệm này nên chúng tôi chọn đề tài “Nguồn gốc và bản chất của ý thức” để tìm hiểu và hiểu rõ hơn về khái niệm này
Bằng cách tích hợp những khiến thức từ sách vở về Triết học Mác-Lê Nin, cùng với sự tìm hiều về ý thức từ những nguồn đáng tin cậy Mục đích cuối cùng của bài viết
là tìm hiểu rõ ràng về nguồn gốc, bản chất và sự biểu hiện của ý thức trong thế giới khách quan, đồng thời giúp chúng ta hiểu sâu hơn về một trong những phạm trù cơ bản quan trọng của triết học
1
Trang 5PHẦN NỘI DUNG
1 NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC
1.1 Nguồn gốc của ý thức
1.1.1 Nguồn gốc tự nhiên
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm nhìn nhận một cách khách quan, cho rằng ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn và là tiền để của sự hình thành, tồn tại của thế giới vật chất Thì dựa theo những nghiên cứu và thành tựu tiên tiến trong khoa học tự nhiên, chủ nghĩa Mác-Lê Nin đã chỉ
ra mối liên hệ khăng khít giữa vật chất và ý thức, thừa nhận vật chất có trước ý thức, ý thức phụ thuộc vào vật chất
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức sự hình thành bộ óc con người thông qua sự tiếp nhận phản ánh thế thới khách quan Ý thức chính là thuộc tính của vật chất, nhưng không phải là tất cả các dạng của vật chất, nói một cách cụ thể hơn, ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cấp bậc cao nhất cấu thành nên não bộ con người, từ đó thể hiện rõ mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan Tạo ra quá trình phản ánh khách quan sáng tạo, năng động
Óc người là khí quan vật chất của ý thức, ngược lại ý thức là chức năng của bộ não con người Ý thức là kết quả của quá trình hoạt động sinh lý thần kinh của não bộ, hoạt động này càng cao, hiệu quả của việc phản ánh đối với thế giới vật chất càng sâu sắc và phong phú Nói rõ hơn, ý thức là sự phản ánh thế giới hiện thực bởi bộ não con người Điều này cũng một phần giải đáp được câu hỏi “Tại sao ý thức là phản ánh đặc trưng chỉ
có ở con người và là phản ánh cao nhất của thế giới vật chất?”
Từ những nghiên cứu về bộ môn khoa học của khoa học, các nhà triết học đã tìm tòi
và cho ta thấy sự xuất hiện của con người và việc hình thành não bộ qua từng thời kỳ thứ
mà có khả năng phản ánh được hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức Ý thức là ý thức của con người, tồn tại và phát triển đạt đến đỉnh cao cùng với sự phát triển
2
Trang 6của con người Ý thức nằm trong con người, con người cần có ý thức, đó là hai khái niệm không thể tách rời, hỗ trợ, tồn tại cùng lúc
1.1.2 Nguồn gốc xã hội
Ngoài nguồn gốc tự nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng chỉ ra rằng: “Sự ra đời của ý thức không phải chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn do nguồn gốc xã hội” Mà trong đó “Lao đông và ngôn ngữ” là hai sức kích thích chủ yếu làm nên nó ( Theo tài liệu Hướng dẫn học tập môn Triết Học Mác-Lênin nhà xuất bản Lao động)
Tại sao nói lao động là yếu tố quyết định của sự hình thành ý thức con người? Để lý giải điều này, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cho thấy một xã hội ngày càng phát triển
mà điều cấp thiết để con người tồn tại và sinh sống là sáng tạo ra vật chất để thỏa mãn nhu cầu cá nhân và bắt kịp sự phát triển không ngừng của thế giới khách quan, điều đó cũng có nghĩa con người đang từng bước cải tạo thế giới khách quan bằng cách lao động C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã viết “Phân công lao động chỉ trở thành phân công lao động thực sự từ khi xuất hiện sự phân chia thành lao động vật chất và lao động tinh thần Bắt đầu từ lúc đó, ý thức có thể thực sự tưởng tượng rằng nó là một cái gì khác chứ không phải là ý thức về thực tiễn hiện có, rằng nó có thể thực sự đại biều cho một cái gì
đó mà không đại biểu cho một cái gì hiện thực cả”
Lao động khiến con người ta bắt buộc phải tác động vào đối tượng vật chất hiện thực, khiến chúng phải bộc lộ tất cả những bản chất thuộc tính, công dụng mới mẻ, nhờ
đó mà những ý thức này được truyền tải, phản ánh qua não bộ còn người một cách sáng tạo, phong phú Hơn nữa, con người còn tăng khả năng phản ánh thế giới khách quan bằng cách phát triển, hoàn thiện các giác quan khi tham gia các hoạt động lao đông Ngôn ngữ cũng là một trong hai sức kích thích chủ yếu Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư tưởng, của suy nghĩ Sự phản ánh thế giới khách quan chỉ diễn ra với khí quan vật chất của ý thức Muốn truyển tài và trao đổi với những cá thể khác, con người buộc phải dùng ngôn ngữ, việc sử dụng ngôn ngữ cũng giúp ta có thêm thông tin về một ý thức khác ta chưa từng phản ánh từ thế giới khách quan, từ đó góp phần xây đắp cho hệ thống
ý thức càng giàu mạnh
3
Trang 7Các nhà triết gia cùng chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan được thực hiện bởi bộ não con người Nhưng điều đó không có nghĩa là cứ có có thế giới khách quan và bộ óc là con người ta tự có ý thức, mà
ta phải đặt nó vào mối quan hệ với xã hội Vậy cho nên, ý thức cũng chính là sản phẩm của xã hội, là một hiện tượng đặc trưng bậc nhất của loài người Nếu gọi nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, thì nguồn gốc xã hội chính là điều kiện đủ để giúp ý thức phát triển và tồn tại Nói rõ hơn, nguồn gốc tự nhiên là tiền đề, nguồn gốc xã hội chính là dấu chấm quyết định cho một hệ thống phức tạp, phong phú
1.2 Bản chất của ý thức
1.2.1 Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, ý thức không phải là sự vật mà chỉ là hình ảnh của sự vật ở trong tư duy của người Phụ thuộc vào hệ thần kinh trong óc người,
là tính chất đầu tiên để nhận biết ý thức Ý thức và vật chất đều là hiện thực, tức là đều tồn tại nhưng giữa chúng còn có sự phân biệt, sự khác nhau và đối lập về bản chất
Về nội dung, ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ quan
Và ý thức là cái vật chất ở bên ngoài di chuyển và được cải biển ở bên trong não bộ con người Thuộc tính cơ bản phổ biến nhất của mỗi dạng vật chất là thực tại khách quan, Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, chỉ ra rằng vật chất là thứ tồn tại đầu tiên, ý thức là thứ được phát hiện, sáng tạo dựa trên tiền đề đó, nói cho cùng vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác ý thức
Kết quả sự phản ánh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đối tượng phản ánh, điều kiện lịch
sử - xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm của chủ thể phản ánh Nói cho cùng ý thức
là hình ảnh chú quan được não bộ tiếp nhận và xử lý để hiểu rõ hơn về vật chất trong thế giới khách quan
1.2.2 Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội
Đây là một đặc tính căn bản để phân biệt độ phản ánh ý thức của người với trình độ phản ánh tâm lý của động vật Ý thức không phải là kết quả của sự phản ánh ngẫu nhiên, thụ động trong thế giới khách quan mà đỏ là kết quả của quá trình phân tích, xử lý một
4
Trang 8cách có chọn lọc, có hướng, có mục đích rỗ rệt Là hiện tượng xã hội, ý thức được hình thành và phát triển gắn liền với hoạt động thực tiến xã hội Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba khía cạnh:
Đầu tiên, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh (quá trình mang tính hai chiều liên quan đến việc xác định phương hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết) Thứ hai, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh trong não bộ con người, tâm trí con người bắt đầu "sáng tạo lại" hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất Ba là, chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan tức là quá trình hiện thực hóa tư tưởng thông qua hoạt động thực tiển, biến các quan niệm thành các thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tu duy hình các dạng vật chất ngoài hiện thực Để thúc đầy quá trình chuyền hóa này con người cần sáng tạo đồng bộ trong nhiều phương diện, nội dung, phương pháp, phương tiện, công cụ phù hợp để tác động vào việc thực hiện khách quan nhắm thực hiện mục đích của mình Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý thức
1.2.3 Ý thức phản ánh ngày càng sâu sắc, từng bước xâm nhập các tầng bản chất, quy luật, điều kiện đem lại hiệu quả hoạt động thực tiễn.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng chỉ ra rằng: “ Bằng những thao tác của tư duy trừu tượng đem lại tri trức mới để chỉ đạo hoạt động thực tiễn chủ động cái tạo thế giới trong hiện thực, sáng tạo ra “thiên nhiên thứ hai” in đậm dấu ấn của con người” Ta nhận thấy được sáng tạo là cái đặc trưng bản chất nhất của ý thức Ý thức phản chiếu hiện thực của thế giới khách quan về vật chất vào bộ não con người, đây là một sự phản ánh đặc biệt, đi đôi với thực tiễn sinh động của thế giới quan
Ý thức là sản phẩm của hoạt động thực tiễn và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội, là kết quả của quá trình lĩnh hội kinh nghiệm, xã hội loài người thay đối thì ý thức cũng thay đổi, nên ý thức không thể tách rời xã hội Khi ý thức hình thành con người sẽ tác động lại thế giới khách quan làm thay đổi thế giới khách quan dẫn đến
sự hình thành nhận thức mới Như vậy, có thể khẳng định rằng ý thức không thể tách rời quá trình hoạt động cải biến thể giới khách quan của con người
5
Trang 92 DẪN CHỨNG, LIÊN HỆ CHÍNH BẢN THÂN SINH VIÊN
2.1 Liên hệ bản thân sinh viên
Việc tìm hiểu về nguồn gốc và bản chất của ý thức giúp ta hiểu ra rằng mối liên hệ giữa ý thức và con người vô cùng khăng khít
Đối với sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Công Thương Tp.HCM nói riêng, sống trong một xã hội không ngừng đổi mới, không muốn bị tuột lại phía sau thì bản thân ta phải luôn không ngừng phát triển, sáng tạo Mà sáng tạo là một trong những đặc trưng cơ bản của ý thức
Là một sinh viên, điều cấp thiết hàng đầu là ý thức được nhiệm vụ, nghĩa vụ của ta Chọn lọc và tiếp nhận những thông tin thích hợp từ thế giới khách quan để xử lý và sáng tạo cho đúng chuẩn mực xã hội Không ngừng tư duy, đổi mới, bắt kịp những thay đổi từ thế giới khách quan để góp phần hoàn thiện chính bản thân, từ đó chung ta xây dựng một
xã hội giàu mạnh
2.2 Dẫn chứng
Không hề khó để nói về dẫn chứng của việc vận dụng, sử dụng sự tiếp nhận sáng tạo, phong phú từ ý thức trong bản thân mỗi con người Ngoài ra, ta cũng hiểu được sự tác động, ảnh hưởng cúa các yếu tố khách quan trong thế giới đối với chủ thể có ý thức Ảnh hưởng của môi trường xã hội: Môi trường xã hội có thể ảnh hưởng đến quan điểm và hành vi của con người Ví dụ, trong một xã hội có giáo dục phát triển và tôn trọng lẫn nhau, con người có xu hướng phát triển ý thức về sự biết ơn, tôn trọng và đồng cảm Ngược lại, trong một môi trường xã hội bị chi phối bởi bất bình đẳng và bạo lực, con người có thể phát triển ý thức của bản thân theo hướng tiêu cực, như sự ganh đua và tham lam
Tác động của giáo dục: Hệ thống giáo dục trong một xã hội có vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức của con người Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn định hình giá trị và quan điểm của con người Ví dụ, khi một học sinh được giáo dục
6
Trang 10về tôn trọng môi trường và ý thức về bảo vệ hành tinh, ý thức của họ sẽ phản ánh một tầm nhìn chi tiết và phát triển theo hướng bảo vệ môi trường
Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông: Các phương tiện truyền thông, bao gồm truyền hình, Internet và mạng xã hội, có tác động rất lớn đến ý thức của con người hiện nay Chúng định hình cách nhìn nhận thế giới, cung cấp thông tin và quan điểm, và tạo ra
xu hướng xã hội Ví dụ, các chương trình truyền hình, báo chí và trang web có thể tạo ra
xu hướng, thay đổi ý kiến và thu hút sự chú ý của con người, làm thay đổi ý thức cá nhân
và xã hội
7
Trang 11PHẦN KẾT LUẬN
Thông qua việc tìm hiểu về nguồn gốc, bản chất của ý thức cũng như biết được mối liên hệ khăng khít giữa chủ thể với phạm trù này Ta thấy được tầm quan trọng bậc nhất của ý thức đối với bản thân con người và xã hội Ngoài những ứng dụng trong các lĩnh vực giáo dục, tâm lý và nghiên cứu khoa học công nghệ, việc tìm hiểu phân tích nguồn gốc và bản chất của ý thức giúp con người hiểu rõ hơn về bản thân và thế giới khách quan
Tuy nhiên, phạm trù này vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết một cách triệt để, ý thức vẫn là một dấu hỏi lớn cho các nhà nghiên cứu cũng như con người muốn hiểu, biết
về nó một cách hoàn toàn, triệt để Để làm được điều đó, con người phải tiếp tục nghiên cứu, khoa học, tiếp tục nghiên cứu bộ não, hệ thần kinh để hiều rõ hơn về mối quan hệ giữa thứ được cho là nguồn gốc tự nhiên của ý thức và ý thức Đồng thời áp dụng sự hợp tác từ đa ngành, bởi ý thức là một khái niệm phức tạp và đòi hỏi sự kết hợp của các lĩnh vực như sinh học, tâm lý học, triết học và khoa học xã hội
Ở trong một xã hội đang dần đảo thải những cá nhân không bắt kịp với sự sáng tạo, đổi mới, con người nói chung và sinh viên nói riêng cần phải trang bị một hệ thống ý thức có chọn lọc, để nhận thức và cải tạo lại xã hội một cách sâu sắc, sáng tạo, phong phú
8
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Triết học Mác-Lênin - Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật Hà Nội (2021)
2 Lê-nin toàn tập (tập 29) – Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật Hà Nội (2005)
3 Giáo trình triết học Mác-Lê nin, hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (1999)
4 Hướng dẫn học tập môn Triết học Mác-Lê nin, hội đồng khoa chính trị luật trường Đại học Công Thương biên soạn – Nhà xuất bản lao đông (2022)
5 Tài liệu trực tuyến: Quan điểm của triết học Mác-Lênin về ý thức xã hội và ý nghĩa đối với việc xây dựng ý thức xã hội mới hiện nay (12/3/2022) Truy cập ngày 22/9/2023 từ
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/4056-quan-diem-cua- triet-hoc-mac-lenin-ve-y-thuc-xa-hoi-va-y-nghia-doi-voi-viec-xay-dung-y-thuc-xa-hoi-moi-hien-nay.html
9