1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm môn Đầu tư tài chính Đề tài xây dựng danh mục Đầu tư hiệu quả

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả
Tác giả Nguyễn Đăng Nhật, Võ Thành Luân, Trương Lê Bảo Ly, Nguyễn Thanh Phước, Phạm Lê Như Quỳnh, Nguyễn Hồng Diễm Sương
Người hướng dẫn Th.s Lương Thị Thảo
Trường học Đại học UEH
Chuyên ngành Đầu tư tài chính
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 3,42 MB

Nội dung

Đường biên phương sai nhỏ nhất Hình 2.3 Lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu trong trường hợp không tồn tại tài sản phi rủi ro Hình 2.4 Lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu khi có sự tồn tại củ

Trang 1

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TẬP NHÓM  MÔN: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ

Giảng viên: Th.s Lương Thị Thảo

3 Trương Lê Bảo Ly - 31201026878

4 Nguyễn Thanh Phước - 31201020795

5 Phạm Lê Như Quỳnh - 31201022638

6 Nguyễn Hồng Diễm Sương - 31201022652

Video bài thuyết trình:  

TP.Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 10 năm 2022

Trang 3

DANH SÁCH PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

PHỤ TRÁCH

MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

TỰ ĐÁNHGIÁ

NHÓMTRƯỞNGĐÁNH GIÁ

Trang 4

MỤC LỤC MỤC LỤC III DANH MỤC HÌNH ẢNH V LỜI CẢM ƠN VII

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1 Giới thiệu đề tài: 1

1.2 Phương pháp nghiên cứu: 1

1.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 2

1.4 Mục tiêu đề tài: 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

2.1 Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả của các chứng khoán rủi ro: 4

2.2 Xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán tối ưu: 5

2.2.1 Mô hình Markowitz: 5

2.2.2 Lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu: 6

2.3 Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục: 8

2.4 Phương sai và độ lệch chuẩn danh mục đầu tư: 8

2.5 Hiệp phương sai và hệ số tương quan 9

2.5.1 Hiệp phương sai: 9

2.5.2 Hệ số tương quan: 10

2.6 Đường biên hiệu quả và danh mục tiếp điểm P 11

2.6.1 Đường biên hiệu quả EF: 11

2.6.2 Danh mục tiếp điểm P 11

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CHÍNH 12

3.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 12

3.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán: 12

3.1.2 Chức năng của thị trường chứng khoán: 12

3.1.3 Vai trò của thị trường chứng khoán: 12

3.1.4 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán: 13

3.2 Thu thập dữ liệu: 13

3.3 Xử lý dữ liệu: 15

3.3.1 Tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu doanh nghiệp: 15

3.3.2 Tính toán tỷ suất sinh lợi trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số beta của các mã cổ phiếu: 16

Trang 5

3.3.4 Xây dựng danh mục phương sai tối thiểu toàn diện (X): 21

3.3.5 Xây dựng danh mục phương sai tối thiểu có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng (Y): 24

3.3.6 Xác định đường biên hiệu quả EF: 26

3.4 Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả: 28

3.4.1 Danh mục đầu tư tối ưu kết hợp tài sản phi rủi ro trong trường hợp có bán khống: 29

3.4.2 Danh mục đầu tư tối ưu kết hợp tài sản phi rủi ro trong trường hợp không bán khống: 32

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

 Hình 2.1: Đồ thị miêu tả tập hợp các danh mục đầu tư hiệu quả

 Hình 2.2 Đường biên phương sai nhỏ nhất 

 Hình 2.3 Lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu trong trường hợp không tồn tại tài sản phi rủi ro

 Hình 2.4 Lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu khi có sự tồn tại của tài sản phi rủi ro  Hình 3.1: Bảng tỷ suất sinh lợi của 10 mã cổ phiếu và chỉ số thị trường VN-Index  Hình 3.2: Bảng tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của 10 mã cổ phiếu và thị trường VN-Index  Hình 3.3: Lãi suất phi rủi ro theo ngày của trái phiếu chính phủ

 Hình 3.4: Phương sai, độ lệch chuẩn và beta của 10 mã cổ phiếu và thị trường  Index

VN- Hình 3.5: Chỉ số beta của 10 mã cổ phiếu so với thị trường VN-Index

 Hình 3.6: Ma trận hệ số tương quan của 10 mã cổ phiếu

 Hình 3.7: Ma trận hiệp phương sai của 10 mã cổ phiếu

 Hình 3.8: Thao tác thực hiện danh mục phương sai tối thiểu toàn diện

 Hình 3.9: Thao tác thực hiện danh mục phương sai tối thiểu toàn diện

 Hình 3.10: Danh mục phương sai tối thiểu toàn diện trong trường hợp có bán khống  Hình 3.11: Danh mục phương sai tối thiểu toàn diện trong trường hợp không bán khống

 Hình 3.12: Thao tác thực hiện danh mục phương sai tối thiểu có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng

 Hình 3.13: Danh mục phương sai tối thiểu có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng trong trường hợp có bán khống

 Hình 3.14: Danh mục phương sai tối thiểu có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng trong trường

Trang 7

 Hình 3.15: Xử lí dữ liệu đường biên hiệu quả trong trường hợp có bán khống

 Hình 3.16: Xử lí dữ liệu đường biên hiệu quả trong trường hợp không bán khống  Hình 3.17: Đường biên hiệu quả của danh mục khi có bán khống

 Hình 3.18: Đường biên hiệu quả của danh mục khi không bán khống

 Hình 3.19: Danh mục có hệ số sharpe lớn nhất trong trường hợp có bán khống  Hình 3.20: Dữ liệu danh mục C gồm danh mục tối ư P và tài sản phi rủi ro F trong trường hợp có bán khống

 Hình 3.21: Biểu đồ C gồm danh mục tối ưu P và tài sản phi rủi ro F trong trường hợp

có bán khống

 Hình 3.22: Danh mục có hệ số sharpe lớn nhất trong trường hợp không bán khống  Hình 3.23: Dữ liệu danh mục C gồm danh mục tối ư P và tài sản phi rủi ro F trong trường hợp không bán khống

 Hình 3.24: Biểu đồ C gồm danh mục tối ưu P và tài sản phi rủi ro F trong trường hợp không bán khống

Trang 8

LỜI CẢM ƠN

Sau gần 2 tháng ngắn ngủi là thời gian cho nhóm chúng em có một tầm nhìn tổngquan hơn về thế giới tài chính đồng thời có cơ hội được kết hợp các kiến thức đã họcđược vào thực tiễn thông qua việc phân tích chuyên sâu hơn về đầu tư tài chính vàthiết lập các danh mục đầu tư hiệu quả Từ những điều đó chúng em đã được ứngdụng thực tiễn thông qua đề tài này – “thiết lập danh mục đầu tư hiệu quả” – và cảmthấy rằng những kiến thức bộ môn này giảng dạy vô cùng có ích và sẽ giúp cho chúng

ta có một cách đầu tư hiệu quả và hợp lý hơn

Tuy bước đầu thực hiện đề tài còn nhiều hạn chế và có một số vấn đề cần được côgiải đáp nhưng với sự nhiệt tình chỉ bảo cũng như giảng dạy tận tình về từng lí thuyếtnhư hệ số tương quan, định giá các chứng khoán, … và ứng dụng của các kiến thứcvào đề tài này như thế nào của cô đã giúp cho chúng em giải quyết được rất nhiều vấn

đề còn thiếu sót Tuy nhiên nhóm em vẫn còn một số bỡ ngỡ trong việc thực hành nên

sẽ không tránh khỏi việc xảy ra những thiếu sót, nhóm em mong rằng sẽ nhận đượcnhững nhận xét và những ý kiến đóng góp quý báu của cô để kiến thức của nhóm emtrong lĩnh vực này sẽ được hoàn thiện hơn và đồng thời có điều kiện bổ sung, nângcao ý thức của mình

Một lần nữa, nhóm em xin chân thành cảm ơn giảng viên Lương Thị Thảo – người

đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm và hướng dẫn nhóm em hoàn thành tốt được bài nghiêncứu này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Giới thiệu đề tài:

Thị trường chứng khoán ngày càng trở thành thước đo mức độ tăng trưởng kinh

tế của nhiều nước trên thế giới Mọi biến động nhỏ hay lớn cũng có sự tác động đếnnhiều khía cạnh của chủ thể như doanh nghiệp, nhà đầu tư hay chính phủ Đầu tư chứng khoán không chỉ làm mở rộng môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư mà tự thân

nó len lỏi vào từng ngõ ngách trong nền kinh tế, mang lại sức hấp dẫn thu hút nhữngnhà đầu tư bị hạn chế về nguồn vốn đến những người có nguồn lực dồi dào nhất.Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam ta có một mức độ rủi ro nhấtđịnh, nên việc tối ưu những danh mục đầu tư là việc vô cùng cần thiết, giúp bạn vànhững nhà đầu tư khác có được quyết định đầu tư tốt hơn và tối đa hóa lợi nhuận cho

kế hoạch, chiến lược của mình

 Dù vậy, việc nghiên cứu và thực hành quản lý danh mục đầu tư tại Việt Namcòn chưa được chú ý một cách đúng mức Ngoại trừ một số tổ chức chuyên nghiệp,hiện nay một số nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa quan tâmđúng mức cho việc thiết lập một danh mục đầu tư Thông thường nhà đầu tư chỉ kỳvọng và chọn cho mình một mức lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư vào một cổ phiếu haymột danh mục cổ phiếu nhất định mà không nhận định được hoặc không có khả nănglường trước các yếu tố rủi ro và định lượng các yếu tố này Và từ những lí do đó, việclựa chọn danh mục đầu tư với họ bị hạn chế, tức là danh mục có mức lợi nhuận tốtnhất với một mức rủi ro nhất định hoặc là danh mục có mức rủi ro thấp nhất với một

tỷ suất sinh lợi nhất định Nhằm tiếp cận phương pháp xây dựng một danh mục đầu tư tối ưu và qua đó ứng dụng vào thực tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam chính là

lý do mà nhóm em chọn đề tài: “Xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán tối ưu”

1.2 Phương pháp nghiên cứu:

Để có thể xây dựng được danh mục đầu tư hiệu quả, nhóm tiến hành chọn racác phương pháp nghiên cứu thực tiễn phù hợp nhất Từ các số liệu mà nhóm đã tổnghợp của các mã cổ phiếu ở sàn giao dịch HOSE, nhóm sẽ kết hợp các mã cổ phiếu đấy

Trang 10

cùng với các phương pháp tính toán cũng như sử dụng và phân tích các biểu đồ, bảngbiểu để thực hiện đề tài này.

 Chọn mẫu, thu thập dữ liệu

Tiến hành thu thập các số liệu về giá đóng cửa (giá tham chiếu) hàng ngày của

10 mã cổ phiếu trên sàn giao dịch HOSE (250 phiên giao dịch kể từ ngày 01/09/2021đến 01/09/2022)

 Phân tích số liệu

 Từ số liệu được thu thập, tiến hành tính toán và lập bảng tỷ suất sinh lợihàng ngày, tỷ suất sinh lợi kỳ vọng, các thông số phương sai, độ lệchchuẩn và beta của từng mã cổ phiếu doanh nghiệp

 Lập ma trận hệ số tương quan, ma trận hiệp phương sai

 Xây dựng danh mục phương sai tối thiểu toàn diện và phương sai tối thiểu

có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng bằng phương pháp Solver trong phần mềmExcel

 Xác định đường biên hiệu quả có bán khống và không bán khống

 Tìm ra danh mục tiếp điểm P tối ưu

 Xác định danh mục đầu tư tối ưu

1.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

sàn giao dịch HOSE (250 phiên giao dịch kể từ ngày 01/09/2021 đến 01/09/2022) để

có thể nghiên cứu và đánh giá một cách hiệu quả nhất về tình hình hoạt động của thịtrường chứng khoán Việt Nam

phiếu (FPT, POW, HSG, CSV, DCM, HPG, STB, CTD, VSH, BCM) được niêm yếttrên sàn HOSE để phân tích tình hình hoạt động cũng như thiết lập một danh mục hiệuquả nhất

Trang 11

1.4 Mục tiêu đề tài:

Danh mục đầu tư hay còn gọi là cơ cấu đầu tư, là tập hợp các sản phẩm đầu tư tài chính khác nhau Một nhà đầu tư có thể sở hữu nhiều danh mục đầu tư khác nhauvới các chiến lược khác nhau để tránh rủi ro Mỗi danh mục đầu tư giao dịch có thểbao gồm cổ phiếu, tiền mặt, hợp đồng tương lai, tiền tệ và nhiều hơn nữa

Nhóm sẽ tiến hành xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả nhằm mục đích:

 Đem lại mức rủi ro thấp nhất đối với mức tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao

 Cân đối, san sẻ và đa dạng hóa danh mục đầu tư: Trên thực tế, không ai cóthể xác định chính xác 100% những gì sẽ diễn ra trên thị trường Việc thiết lập các đầu

tư danh mục sẽ giúp chia sẻ rủi ro xuống giá từ những phiếu tăng giá cố định đã cótrong danh mục, nói cách khác, nó sẽ giúp các nhà đầu tư giảm thiểu mức độ rủi ro vàgia tăng lợi nhuận một cách đáng kể

 Kiểm soát tình hình tốt: Việc thành lập các đầu tư danh mục sẽ giúp bạnkhông bị loạn, hạn chế được các công ty tư vấn đầu tư mà chỉ quan trọng đầu tư

Trang 12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả của các chứng khoán rủi ro:

Việc xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán rủi ro thường gồm 2 giai đoạnchính:

Giai đoạn đầu tiên:phân tích thị trường chứng khoán, mục tiêu của phân tíchthị trường chứng khoán là đánh giá hai mặt tỷ suất sinh lợi kỳ vọng (ước tính hoặcmong đợi) và rủi ro (độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi) của tất cả các chứng khoán có thểđầu tư Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng là lợi suất ước tính bình quân của việc đầu tư vào mộtchứng khoán qua các thời kỳ, còn tỷ suất sinh lợi của chứng khoán qua một thời kỳđược cấu thành gồm 2 phần, tỷ suất cổ tức của chứng khoán mang lại cho nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán đó và phần thứ hai là tỷ suất lãi vốn do nhà đầu tư không cònnắm giữ chứng khoán đó nữa

Giai đoạn kế tiếp: là lựa chọn và thiết lập danh mục đầu tư khả thi, tức lựachọn những chứng khoán sao cho khi kết hợp các chứng khoán lại với nhau tạo ra mộtdanh mục có mối quan hệ “rủi ro - tỷ suất sinh lợi kỳ vọng” tốt nhất, phù hợp với mụctiêu được đề ra Một danh mục đầu tư tốt nhất là danh mục có tỷ suất sinh lợi ước tínhcao hơn các danh mục khác ở cùng một mức độ rủi ro hoặc cùng tỷ suất sinh lời ướctính nhưng độ rủi ro thấp hơn các danh mục đầu tư khác

Biểu diễn các danh mục đầu tư hiệu quả trên đồ thị, mỗi điểm thể hiện cho mộtdanh mục đầu tư hiệu quả với 2 biến thu nhập và rủi ro Đồ thị nối tất cả các điểm nàylại với nhau được gọi là đường biên hiệu quả Đường biên hiệu quả là đồ thị miêu tảtập hợp các danh mục đầu tư hiệu quả thể hiện trên hình dưới đây:

Trang 13

 Hình 2.1: Đồ thị miêu tả tập hợp các danh mục đầu tư hiệu quả

Không có một danh mục đầu tư nào nằm bên trong đường biên hiệu quả có thểchiếm ưu thế hơn danh mục đầu tư khác trên đường biên hiệu quả bởi vì chúng cócùng mức độ rủi ro với các danh mục nằm trên đường biên hiệu quả nhưng lại có mứcthu nhập nhỏ hơn hoặc có cùng thu nhập nhưng lại có mức độ rủi ro cao hơn Độ dốccủa đường biên hiệu quả giảm dần khi di chuyển hướng lên, theo đó hiệu quả đầu tư cũng sẽ giảm dần vì mức tăng thu nhập chậm lại so với mức tăng rủi ro

2.2 Xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán tối ưu:

2.2.1 Mô hình Markowitz:

Mô hình Markowitz được trên một số giả thiết chính liên quan đến hành vi củanhà đầu tư như sau:

 Một là, đầu tư trong một khoảng thời gian đơn (ví dụ: 1 năm)

 Hai là, Quyết định đầu tư được dựa trên tỷ suất lợi tức kỳ vọng và rủi ro củađầu tư (được đo lường bởi phương sai hoặc độ lệch chuẩn của tỷ suất lợitức)

 Ba là, ở một mức rủi ro được xác định trước, nhà đầu tư sẽ thích đầu tư mang lại tỷ suất lợi tức kỳ vọng cao hơn Tương tự, ở một mức tỷ suất lợitức kỳ vọng được xác định trước, nhà đầu tư sẽ thích đầu tư có rủi ro thấphơn

Với những giả thiết này, một tài sản đầu tư hoặc một danh mục các tài sản đầu

tư được xem là hiệu quả nếu không có bất kỳ tài sản hoặc danh mục đầu tư nào khác

Trang 14

có cùng mức rủi ro (hoặc rủi ro thấp hơn) nhưng lại có tỷ suất lợi tức kỳ vọng caohơn, hoặc có cùng tỷ suất lợi tức kỳ vọng (hoặc tỷ suất lợi tức kỳ vọng cao hơn)nhưng lại có rủi ro thấp hơn.

Đường cong tập hợp các danh mục đầu tư với độ lệch chuẩn nhỏ nhất ứng vớimột tỷ suất lợi tức kỳ vọng cho trước được gọi là đường biên phương sai nhỏ nhất

 Hình 2.2 Đường biên phương sai nhỏ nhất 

Trên đường biên phương sai nhỏ nhất (Hình 2.2), điểm A thể hiện cho danhmục đầu tư có độ lệch chuẩn nhỏ nhất so với độ lệch chuẩn của tất cả các danh mụcđầu tư có thể được tạo thành từ n chứng khoán Phần trên của đường biên phương sainhỏ nhất (phần AB) thể hiện cho các danh mục đầu tư hiệu quả, được gọi là đườngbiên hiệu quả Các danh mục đầu tư nằm trên đường biên hiệu quả là những danh mụccung cấp các cơ hội rủi ro - lợi tức tốt nhất so với tất cả các danh mục đầu tư có thểđược tạo thành từ n chứng khoán Nhà đầu tư có thể chọn bất kỳ danh mục nào trênđường biên hiệu quả này, tùy thuộc vào mức độ e ngại rủi ro của họ

2.2.2 Lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu:

Trường hợp không tồn tại tài sản phi rủi ro: Trong trường hợp này, nhà đầu tư 

sẽ lựa chọn danh mục đầu tư chứng khoán nằm trên đường biên hiệu quả nhằm tối đahóa mức độ hữu dụng của hoạt động đầu tư (Hình 2.3)

Trang 15

 Hình 2.3 Lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu trong trường hợp không tồn tại tài sản phi

rủi ro

Trên đồ thị, X là danh mục đầu tư tối ưu mà nhà đầu tư có hệ số e ngại rủi roA2 sẽ chọn Trong khi đó, Y là danh mục đầu tư tối ưu mà nhà đầu tư có hệ số e ngạirủi ro cao hơn A1 sẽ chọn

Trường hợp tồn tại tài sản phi rủi ro: Tài sản phi rủi ro là tài sản mang lại một

tỷ suất lợi tức kỳ vọng chắc chắn (tỷ suất lợi tức trên tài sản phi rủi ro được gọi là tỷsuất lợi tức phi rủi ro) Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi tức kỳ vọng và độ lệch chuẩn củadanh mục đầu tư kết hợp giữa tài sản rủi ro và phi rủi ro được diễn tả bằng đẳng thứcsau:

E(Rc) = Rf + c * [E(Rp) - Rf] / pTrong đó:

 E(Rc): Tỷ suất lợi tức kỳ vọng của danh mục đầu tư kết hợp giữa tài sảnphi rủi ro và danh mục các tài sản rủi ro;

 E(Rp): tỷ suất lợi tức kỳ vọng của danh mục các tài sản rủi ro;

 Rf: tỷ suất lợi tức phi rủi ro;

  p: độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư kết hợp

 Hệ số góc của (1) còn được gọi là hệ số Sharpe:

Trang 16

Sharpe = (rP - rF) / p

Hệ số này là tỷ lệ phần thưởng trên rủi ro của danh mục đầu tư rủi ro Đối vớinhà đầu tư, hệ số này càng cao càng tốt Do đó, nhà đầu tư sẽ lựa lựa chọn danh mụcđầu tư rủi ro nhằm tối đa hóa hệ số Sharpe (Hình 3)

 Hình 2.4 Lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu khi có sự tồn tại của tài sản phi rủi ro

Danh mục đầu tư kết hợp giữa tài sản rủi ro và phi rủi ro tối ưu là danh mụcnằm trên đường thẳng RfM và tại đó đường RfM tiếp xúc với đường cong hữu dụngcủa nhà đầu tư (điểm C)

=> Đây là danh mục mang lại cho nhà đầu tư giá trị hữu dụng cao nhất

2.3 Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục:

Công thức tính:

E(r p) =wB* E(rB) +w E* E(r E)

Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của một danh mục đầu tư là giá trị trung bình có trọng

số của tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cho từng yếu tố cấu thành nên danh mục đó Trọng sốcủa các yếu tố cấu thành được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị danh mục

Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổngquan số tiền mình thu về nếu lựa chọn danh mục đó

Trang 17

2.4 Phương sai và độ lệch chuẩn danh mục đầu tư:

Phương sai:

Công thức tính:

δ  p2 =wB2*δ B2 +w E2 *δ  E2  + 2*wB*w E*Cov(rB,r E)

Phương sai danh mục đầu tư là phép đo rủi ro, về cách tổng lợi nhuận thực tế của một tập hợp chứng khoán tạo nên danh mục đầu tư dao động theo thời gian.Thống kê phương sai danh mục đầu tư này được tính toán bằng cách sử dụng độ lệchchuẩn của từng chứng khoán trong danh mục đầu tư cũng như tương quan của từngcặp chứng khoán trong danh mục đầu tư Về cơ bản phương sai là tổng bình phươngcủa các sai số (chênh lệch) giữa tỷ suất sinh lợi thực và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng.Một phương sai lớn cho biết các số trong tập dữ liệu nằm cách xa giá trị trungbình và biến động lớn, trong khi phương sai nhỏ chỉ ra điều ngược lại Giá trị phươngsai bằng 0 chỉ ra rằng tất cả các giá trị trong một tập dữ liệu là giống hệt nhau Haykhông có sai số Tất cả các phương sai không bằng 0 sẽ là số dương

Độ lệch chuẩn: là phương pháp đo lường độ rộng của sự phân tán so với giá trịtrung bình hay độ lệch chuẩn đo lường sự không chắc chắn của tỷ suất sinh lợi, là cănbậc 2 của phương sai

Phương sai và độ lệch chuẩn càng nhỏ thì càng tốt vì nếu các điểm dữ liệu cách

xa giá trị trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn sẽ cao, biểu thị rằng mức độ rủi rochung trong danh mục đầu tư cũng cao

2.5 Hiệp phương sai và hệ số tương quan

2.5.1 Hiệp phương sai:

Là hiệp phương sai của hai cổ phiếu, đo lường sự biến động cùng chiều hayngược chiều giữa tỷ suất sinh lợi của 2 cổ phiếu

 Cov(r x, r y) > 0: tỷ suất sinh lợi của X và của Y biến động cùng chiều

Trang 18

 Cov(r x, r y) < 0: tỷ suất sinh lợi của X và của Y biến động ngược chiều.2.5.2 Hệ số tương quan:

Trong thị trường tài chính, hệ số tương quan được sử dụng để đo lường mốiquan hệ giữa hai chứng khoán Các nhà đầu tư có thể sử dụng những thay đổi trongthống kê tương quan để xác định xu hướng mới trên thị trường tài chính và nền kinhtế

Trong đó:

 ρxy: hệ số tương quan Pearson

 Cov(x, y): hiệp phương sai của biến x và y

 σx: độ lệch chuẩn của x

 σy: độ lệch chuẩn của y

Hệ số tương quan là chuẩn hóa của hiệp phương sai, không có đơn vị tính, đolường chiều biến động của các tỷ suất sinh lợi, luôn có giá trị trong khoảng (- 1, 1)

−1 ≤  p x, y ≤ +1

  p x, y = 1: Tỷ suất sinh lợi của X,Y có tương quan dương hoàn toàn Khi

đó đa dạng hóa không hiệu quả vì không làm giảm bớt rủi ro của danhmục

 0 ≤ p x, y ≤ +1 : Tỷ suất sinh lợi của X,Y có tương quan dương

  p x, y = 0: Tỷ suất sinh lợi của X,Y không tương quan

 -1 ≤ p x, y≤ 0 : Tỷ suất sinh lợi của X,Y có tương quan âm Đa dạng hóahiệu quả vì làm giảm rủi ro của danh mục

  p x, y= -1: Tỷ suất sinh lợi của X,Y có tương quan âm hoàn toàn Đa dạnghóa đạt hiệu quả cao nhất

Các cổ phiếu có hệ số tương quan càng thấp, càng tiến về phía -1 thì càng đạt

Trang 19

được hiệu quả đa dạng hóa tốt nhất.

Hệ số tương quan là một trong những chỉ tiêu quan trọng để chúng ta xem xét

có nên đưa 1 cổ phiếu vào trong danh mục đầu tư hay không

2.6 Đường biên hiệu quả và danh mục tiếp điểm P

2.6.1 Đường biên hiệu quả EF:

Đường biên hiệu quả biểu diễn các danh mục đầu tư theo thang đo lợi nhuận(trục y) so với thang đo rủi ro (trục x)

Đường biên hiệu quả là đường biểu diễn tập hợp các danh mục đầu tư tối ưumang lại tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao nhất cho một mức rủi ro nhất định hoặc rủi rothấp nhất cho mức tỷ suất sinh lợi nhất định

2.6.2 Danh mục tiếp điểm P

 Danh mục tiếp điểm P Là danh mục đầu tư rủi ro tối ưu Đặc điểm của danhmục tiếp điểm P là tiếp tuyến với đường biên hiệu quả và có tỷ số Sharpe lớn nhất

Trang 20

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CHÍNH

3.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam

3.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán:Thực tế, thị trường chứng khoán vốn tồn tại từ lâu trên hình thức tự phát Vàogiữa thế kỉ 15 ở phương tây, các thương gia thường hay tụ tập tại một địa điểm nhấtđịnh để trao đổi hàng hóa, dần dần địa điểm được mở rộng và được gọi là chợ “Thịtrường” thực chất là “chợ” với những quy tắc cụ thể để những thành viên tuân theo khitham gia “thị trường”

Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán cũng trải qua những thời điểmthuận lợi và khó khăn, thời gian đầu người tham gia thường là những nhà đầu cơ, vềsau thị trường chứng khoán mới thu hút được công chúng rộng rãi Giống như bất kỳ

hệ thống nào, thị trường chứng khoán khi gặp trục trặc cũng cần sự kiểm soát, chínhphủ khi tham gia sẽ thành lập các bộ phận, cơ quan để bảo vệ lợi ích người dân vàcũng từ đó hệ thống pháp lý cũng dần hình thành và hoàn thiện, là cơ sở để thị trườngchứng khoán có thể phát triển ổn định

3.1.2 Chức năng của thị trường chứng khoán:

đầu tư để hỗ trợ hoạt động của công ty

không giống nhau về tính chất, qua đó nhà đầu tư có thể có nhiều sự lựa chọn hơn vềsản phẩm

của nền kinh tế, chính phủ có thể theo dõi các chỉ số để phản ứng phù hợp

3.1.3 Vai trò của thị trường chứng khoán:

Nâng cao tính thanh khoản của chứng khoán: Đây là một vai trò hữu ích của thịtrường khi hỗ trợ cho các nhà đầu tư khả năng chuyển đổi chứng khoán mà họ đang

Trang 21

nắm giữ thành tiền mặt khi họ có nhu cầu Thị trường chứng khoán có năng động haykhông thì phụ thuộc rất nhiều vào sự gia tăng của tính thanh khoản.

Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Giá chứng khoán là tín hiệu giúp nhàđầu tư đánh giá một cách khách quan nhất về tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Sự công khai thông tin yêu cầu sự minh bạch rõ ràng về giá chứng khoán

Tạo điều kiện cho sự phát triển của các công ty cổ phần: Chúng ta đang quansát được sự phát triển ngày vượt bậc của mô hình công ty cổ phần do sự đa dạng vềlựa chọn sản phẩm của nó trên thị trường chứng khoán

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Thị trường chứng khoán còn giúp chính phủ vàdoanh nghiệp tận dụng nguồn lực ở nước ngoài (FPI), việc làm này mang tính an toàn

do chủ thể phát hành để huy động vốn không bị ràng buộc điều kiện bởi nhà đầu tư nước ngoài”

3.1.4 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán:

 Nhà phát hành

 Nhà đầu tư: Cá nhân, tổ chức

 Các tổ chức kinh doanh chứng khoán: Công ty chứng khoán, ngân hàngthương mại

 Các tổ chức liên quan đến chứng khoán

 Cơ quan quản lý nhà nước

 Sở giao dịch chứng khoán

 Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

 Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán

 Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm

3.2 Thu thập dữ liệu:

Dựa trên số liệu hàng phiên giao dịch của 10 mã cổ phiếu (FPT, POW, HSG,CSV, DCM, HPG, STB, CTD, VSH, BCM) liên quan đến các lĩnh vực như là bất

Trang 22

động sản, năng lượng, xây dựng, bán lẻ, Nhóm đã thu thập dữ liệu giá tham chiếucủa các mã cổ phiếu trên theo ngày giao dịch và chỉ số thị trường VN - Index từ ngày1/9/2021 đến ngày 1/9/2022 trên trang web https://www.investing.com/

Các chứng khoán được lựa chọn nghiên cứu đều được niêm yết trên HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM) và chỉ số thị trường được lựa chọn là chỉ số VN-INDEX Giải thích cho tiêu chí trên, vì nghiên cứu dùng VN-INDEX làm chỉ số thịtrường, mà chỉ số VN-INDEX là chỉ số được tính bằng phương pháp trọng số giá trịthị trường của các chứng khoán được niêm yết và giao dịch trên thị trường HOSE, vìvậy các chứng khoán lựa chọn cần thuộc HOSE để đo lường mức độ tác động của thịtrường lên chứng khoán dựa vào chỉ số VN-INDEX

Lý do chọn mã cổ phiếu:

Để đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán của mình, nhóm đã chọn các mãchứng khoán ở đa dạng các lĩnh vực như (ngân hàng, xây dựng, …) dựa theo phươngpháp bottom up với 2 tiêu chí chính:

 Tiêu chí 1: Tăng trưởng EPS dương trong 3 năm gần nhất để giúp các nhàđầu tư tránh cổ phiếu có rủi ro cao

 Tiêu chí 2: Chỉ số P/E, đa phần nhóm chọn các cổ phiếu có P/E từ 5-12,tuy nhiên với một vài cổ phiếu như (FPT, POW, BCM) có P/E lớn hơn màvẫn được chọn vì nhóm đánh giá đó là những doanh nghiệp đang trên đàphát triển hoặc có chất lượng tốt, đáng tin cậy Mặt khác, một số cổ phiếu

có thể không đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí trên nhưng chúng thuộc các ngành

có biến động thị trường ngược chiều nhau như (DCM và CTD với VSH)điều đó sẽ giúp giảm thiểu rủi ro của danh mục

Các mã cổ phiếu có thời gian niêm yết lâu năm, có đủ số kỳ quan sát tối thiểunhằm đảm bảo tính đầy đủ và khách quan cho nghiên cứu Nhóm tác giả muốn tạo ramột danh mục đảm bảo sự đa dạng hoá tốt nhất đến từ sự đa dạng ngành và loại hìnhphát triển để loại bỏ tốt nhất yếu tố rủi ro phi hệ thống của danh mục

Ngày đăng: 06/12/2024, 21:24