Ngoài những lợi ích trực tiếp, thực tế cũng cho thấy vốn FDI đã bắt đầu tạo ra những lợi ích gián tiếp đáng kể nhờ tạo hiệu ứng lan tỏa sáng những lĩnh vực khác của nền kinh tế, như chuy
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI TẬP NHÓM MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
CHỦ ĐỀ 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM VÀO NĂM VỪA QUA ( NĂM 2023)
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Tân Nhóm thực hiện: Nhóm 01
Nhóm Lớp: A03
HÀ NỘI, 3/2024
Trang 2HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI TẬP NHÓM MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
CHỦ ĐỀ 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM VÀO NĂM VỪA QUA ( NĂM 2023) DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 01:
Ngân
- Tổng hợp và chỉnh sửa bản word
luận
- Đóng góp ý kiến
Trang 3HÀ NỘI, 3/2024 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1
1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1
1.2 Đặc điểm của FDI 1
1.3 Phân loại các hình thức FDI 2
1.3.1 Theo động cơ của nhà đầu tư 2
1.3.2 Theo định hướng của nước nhận đầu tư 3
1.3.3 Theo hình thức thâm nhập 4
1.4 Tác động của FDI đến các nước nhận đầu tư 5
1.4.1 Tác động tích cực: 5
1.4.2 Tác động tiêu cực: 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI Ở VIỆT NAM NĂM 2023 7
2.1.Thực trạng thu hút vốn FDI ở Việt Nam năm 2023 7
2.1.1 Tổng quan về thực trạng 7
2.1.2 Về số lượng và quy mô dự án 7
2.1.3 FDI theo đối tác đầu tư 8
2.1.4 FDI theo hình thức đầu tư 9
2.1.5 FDI theo địa phương/vùng 10
2.1.6 FDI theo ngành 11
2.2 Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng thu hút vốn FDI chảy vào Việt Nam 2023 12
2.2.1 Yếu tố chủ quan 12
2.2.2 Các yếu tố khách quan 14
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG NĂM 2023 16
3.1 Những cơ hội và thách thức trong thu hút vốn FDI của Việt Nam 16
3.1.2 Những cơ hội của Việt Nam trong hoạt động thu hút vốn FDI 16
3.1.2 Những thách thức đang đối diện của Việt Nam 17
3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn FDI vào Việt Nam 18
KẾT LUẬN 20
Trang 4TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam, một quốc gia đầy tiềm năng kinh tế và thị trường mới mẻ tại châu Á, đang dần khẳng định vị thế của mình Với mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng, cùng với việc kiểm soát lạm phát hiệu quả, Việt Nam đang trở thành một điểm sáng kinh tế trong khu vực Môi trường chính trị ổn định, sự hòa hợp tôn giáo, và các chính sách an sinh xã hội tốt đã tạo nên một nền tảng vững chắc Từ năm 1986-2023, trải qua gần 4 thập kỷ, Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng, thu hút nguồn vốn FDI và trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khu vực và quốc tế
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn là một động lực cho sự phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Những năm gần đây dòng vốn FDI và lượng FDI đầu tư vào Việt Nam luôn tăng mạnh theo từng năm Chính sách mở cửa cho FDI và thương mại của Việt Nam cho tới nay rõ ràng đã giúp đẩy mạnh việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và đa dạng hóa xuất khẩu Đồng thời, chính sách này đã tạo ra số lượng lớn việc làm cho một lực lượng dân
số trẻ và đang gia tăng, từ đó cải thiện được nguồn thu của Nhà nước và cán cân thanh toán quốc gia Ngoài những lợi ích trực tiếp, thực tế cũng cho thấy vốn FDI đã bắt đầu tạo ra những lợi ích gián tiếp đáng kể nhờ tạo hiệu ứng lan tỏa sáng những lĩnh vực khác của nền kinh tế, như chuyển giao công nghệ, học hỏi các bí quyết kinh doanh mới, cải thiện kỹ năng chuyên môn cho người lao động, cũng như tạo việc làm trong các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ
Xuất phát từ thực trạng đó kết hợp vận dụng cùng kiến thức các phương pháp thu thập và phân tích số liệu, nhóm chúng em xin đề xuất nghiên cứu đề tài “Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm vừa qua’’
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là quá trình trong đó người cư trú của một quốc gia (quốc gia nguồn) mua quyền sở hữu tài sản tại một quốc gia khác (quốc gia nhận đầu tư) với mục đích nắm quyền kiểm soát hoạt động, phân phối và các hoạt động khác của doanh nghiệp Có nhiều khái niệm về FDI như sau:
Theo sổ tay Cán cân Thanh toán Quốc tế của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF:
FDI được định nghĩa là một loại hình đầu tư đưa lại lợi ích lâu dài trong điều hành doanh nghiệp tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế mà nhà đầu tư cư trú, mục đích của nhà đầu tư là tạo được tiếng nói hiệu quá trong hoạt động quản lý doanh nghiệp
Báo cáo Đầu tư Thế giới của Liên hiệp quốc (UNCTAD 1999):
Định nghĩa FDI là một loại hình đầu tư liên quan tới mối quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một chủ thể cư trú tại một nền kinh tế đối với một doanh nghiệp cư trú tại một nền kinh tế khác
Như vậy, đặc điểm phân biệt FDI với các hình thức đầu tư quốc tế khác là yếu tố kiểm soát việc ra quyết định và chính sách quản lí
1.2 Đặc điểm của FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có 3 điểm cốt yếu để phân biệt với các loại hình đầu tư khác đó là: đầu tư xuyên biên giới, nhà đầu tư có quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đáng kể, lợi ích dài hạn Ngoài ra có những đặc điểm sau:
● Chủ thể đầu tư: FDI liên quan đến sự đầu tư của các tổ chức và cá nhân từ
một quốc gia vào một quốc gia khác Có thể là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp công ty, hoặc chính phủ
● Chính sách và quy định: Các chính sách và quy định về FDI thường đóng
vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư từ các quốc gia khác Các nước tiếp nhận vốn FDI cần phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho
Trang 6các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư
● Tính đầu tư trực tiếp: Đối với một giao dịch được xem xét là FDI, các chủ
đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư Theo quy định của OECD (1996) thì tỉ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp - mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp
● Tính dài hạn: FDI thường có tính chất dài hạn, thể hiện cam kết đầu tư và
tham gia vào quản lý và điều hành doanh nghiệp trong thời gian dài
● Tính tăng trưởng kinh tế, tác động lên thị trường tài chính và lao động:
FDI có thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia đích, tạo ra việc làm, nâng cao chất lượng công nghiệp và dịch vụ và ảnh hưởng đến thị trường tài chính và lao động của quốc gia nhận đầu tư
● Chuyển giao công nghệ: FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho
các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, cán bộ quản lý vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án
1.3 Phân loại các hình thức FDI
1.3.1 Theo động cơ của nhà đầu tư
● FDI theo chiều ngang (Horizontal FDI):
o FDI theo chiều ngang là việc một doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong cùng một ngành
o Mục đích: Mở rộng quy mô sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự trong nước tại nước ngoài Dị biệt hóa sản phẩm
o Ưu điểm: tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô và khai thác toàn bộ lợi thế độc quyền
Trang 7Ví dụ: Zara có trụ sở tại Tây Ban Nha có thể đầu tư hoặc mua lại Fabindia – một công ty Ấn Độ sản xuất các sản phẩm tương tự như Zara Loại hình này được phân loại là FDI theo chiều ngang vì cả hai công ty đều thuộc cùng một ngành hàng hóa và may mặc.
● FDI theo chiều dọc (Vertical FDI):
o FDI theo chiều dọc là việc đầu tư được thực hiện trong chuỗi cung ứng, nhưng không trực tiếp trong cùng một ngành
o Hình thức này giúp nhà đầu tư tận dụng các nguồn lực giá rẻ tại nước ngoài, giành quyền kiểm soát những nguồn nguyên liệu thô, phá vỡ rào cản gia nhập thị trường và thúc đẩy quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm được sản xuất trong nước tại nước ngoài
Ví dụ, Samsung đầu tư một lượng vốn lớn vào Việt Nam để xây dựng các cơ sở sản xuất và lắp ráp phục vụ cho công ty mẹ
● FDI hỗn hợp (Conglomerate FDI):
o Đề cập đến hình thức đầu tư của một tập đoàn đa ngành từ một quốc gia vào các ngành công nghiệp khác nhau ở một quốc gia khác
o Mục đích của hình thức này để đa dạng hóa ngành kinh doanh nhằm phân tán rủi ro, thâm nhập ngành có tỷ suất lợi nhuận cao Đặc điểm của hình thức này là chủ đầu tư và đối tượng tiếp nhận hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau Đồng thời, thực hiện đồng thời hai chiến lược: quốc tế hóa và đa dạng hóa
1.3.2 Theo định hướng của nước nhận đầu tư
● FDI thay thế nhập khẩu:
o Hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và cung ứng cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này phải nhập khẩu
o Các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình thức FDI này là dung lượng thị trường, các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận tải
● FDI tăng cường xuất khẩu:
Trang 8o Thị trường mà hoạt động đầu tư này “nhắm” tới không phải hoặc không chỉ dừng lại ở nước nhận đầu tư mà là các thị trường rộng lớn hơn trên toàn thế giới và có thể có cả thị trường ở nước chủ đầu tư Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI theo hình thức này là khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào với giá rẻ của các nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu, bán thành phẩm
● FDI theo các định hướng khác của chính phủ:
o Chính phủ nước nhận đầu tư có thể được áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI chảy vào nước mình theo đúng ý
đồ của mình, ví dụ như tăng cường thu hút FDI giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán
1.3.3 Theo hình thức thâm nhập
● Đầu tư mới (Greenfield):
o Là việc một doanh nghiệp đầu tư để xây dựng toàn bộ cơ sở sản xuất hay cơ
sở quảng bá, hành chính mới để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình tại quốc gia nhận đầu tư Ngoài ra còn tạo thêm cơ hội việc làm và gia tăng sản lượng đầu ra
● Mua bán và sáp nhập (Cross border M&A):
o Là hình thức mà doanh nghiệp đó đầu tư hay mua lại xưởng sản xuất hoặc đơn vị đang hoạt động kinh doanh với một doanh nghiệp mục tiêu tại nước nhận đầu tư Tuy nhiên sau khi mua lại, các doanh nghiệp vẫn tồn tại trên thị trường
o Ưu điểm: giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và cho phép nhà đầu tư nhanh chóng thâm nhập thị trường
● Liên doanh (Joint ventures):
o Nhà đầu tư hợp tác giữa doanh nghiệp địa phương với tổ chức chính phủ hoặc doanh nghiệp khác tại quốc gia nhận đầu tư để thành lập một doanh nghiệp liên doanh Một bên cung cấp khả năng tài chính và chuyên môn kỹ
Trang 9thuật, bên còn lại cung cấp các hiểu biết về các quy định, luật pháp và bộ máy chính quyền địa phương.
o Ưu điểm của hình thức này là các bên đối tác có thể cung cấp những yếu tố
bổ sung cho nhau, giảm thiểu rủi ro quốc gia, thích hợp với những dự án có quy mô quá lớn
● Mua lại thương hiệu (Brownfield):
o Nhà đầu tư mua lại thương hiệu nhưng thay thế toàn bộ máy móc, thiết bị
nhân công, dây chuyền sản xuất tại quốc gia nhận đầu tư
1.4 Tác động của FDI đến các nước nhận đầu tư
1.4.1 Tác động tích cực:
● Dòng vốn: Các nước nhận đầu tư sẽ được bổ sung nguồn vốn trong nước Nguồn
vốn là nền móng vững chắc để phát triển một nền kinh tế Nếu như nguồn vốn đầu
tư trong nước không đủ thì việc tiếp nhận FDI là rất cần thiết
● Chuyển giao công nghệ: Các nước phát triển có nền móng khoa học kỹ thuật lâu
đời Bên cạnh đó họ sở hữu tư duy cao, khả năng sáng tạo cùng công nghệ phát triển Do vậy khi các tập đoàn đa quốc gia (Multinational Corporation - MNC) sử dụng công nghệ của họ tại nước sở tại thì nước nhận đầu tư sẽ được hưởng/ tiếp cận với công nghệ đó từ đó có thể quản lý kinh doanh một cách hiệu quả
● Tạo việc làm: Một mục đích khi các doanh nghiệp FDI đầu tư đó là lợi dụng
nguồn lao động chi phí thấp Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều trả lương ở mức cao hơn lương tối thiểu vùng Vì vậy, giúp nâng cao mức sống của người lao động, do đó tạo thêm việc làm gián tiếp cho công nhân tại nước sở tại
● Tác động tích cực đến cán cân thanh toán: Đầu tiên, dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tạo ra một giải pháp thay thế cho hoạt động nhập khẩu vì người tiêu dùng có xu hướng sử dụng hàng hóa có thương hiệu ở nước ngoài mà không cần
ra nước ngoài mua Thứ hai, các công ty đa quốc gia cũng có thể hưởng lợi từ việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ nước sở tại
Trang 101.4.2 Tác động tiêu cực:
● Chuyển giao công nghệ: Các công ty nước ngoài thường chuyển giao những công
nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ cho nên các nước nhận đầu tư có thể trở thành một “bãi rác” của các nước đến đầu tư
● Tạo sức ép cho doanh nghiệp và sản phẩm trong nước: Khi các công ty đa
quốc gia hoạt động hiệu quả tốt hơn thì sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng Kết quả là nhu cầu đối với sản phẩm trong nước giảm do thị phần của các doanh nghiệp trong nước cũng giảm
● Bất bình đẳng về thu nhập: Các công ty đa quốc gia trả lương cho nhân viên của
họ cao hơn các công ty trong nước Điều đó đã làm tăng sự bất bình đẳng về thu nhập Khi bất bình đẳng xuất hiện tại bất kỳ quốc gia nào thì nhóm người thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là vào thời kỳ lạm phát
● Tổn hại đến môi trường: bên cạnh mục đích khai thác tài nguyên thì dòng vốn
FDI này còn nhằm thay đổi nơi xả thải và chôn cất chất thải không xử lý Đối với quốc gia đi đầu tư thì các quy định về vấn đề môi trường của họ rất cao, ngoài ra, chi phí xử lý và thuế suất xả vải rất cao cho nên họ đã đầu tư vào các quốc gia có quy định về bảo vệ môi trường lỏng lẻo hơn để có thể tiết kiệm được chi phí Hậu quả là các nước nhận đầu tư sẽ có ô nhiễm trầm trọng
Trang 11CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI Ở VIỆT NAM NĂM 2023 2.1.Thực trạng thu hút vốn FDI ở Việt Nam năm 2023
2.1.1 Tổng quan về thực trạng
Tính đến ngày 20/5/2023, tổng vốn đăng ký cấp
mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn
góp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt gần
10,86 tỷ USD, bằng 92,7% so với cùng kỳ năm 2022
Tính lũy kế đến ngày 20/5/2022, sau 35 năm “đón” FDI,
toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thu hút
khoảng 37.000 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký
gần khoảng 450 tỷ USD
Có rất nhiều dự án được tăng vốn đầu tư từ đầu năm
như dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công
nghệ cao được tăng vốn với quy mô lớn; dự án Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) tăng vốn hai lần: Tăng 920 triệu USD (lần 1) và tăng 267 triệu USD (lần 2); dự án Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE Complex tăng vốn trên 841 triệu USD; dự án nhà máy chế tạo điện tử, phương tiện thiết bị mạng và sản phẩm âm thanh đa phương tiện tại Bắc Ninh (tăng 306 triệu USD), tại Nghệ An (tăng 260 triệu USD) và tại Hải Phòng (tăng 127 triệu USD)
2.1.2 Về số lượng và quy mô dự án
Kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới năm 1986, Việt Nam đã nhận được dòng vốn FDI lớn, trở thành ngôi sao đang lên trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu Bất chấp những thách thức thương mại diễn ra gay gắt, Việt Nam vẫn tiếp tục đi đầu trong việc thu hút FDI chất lượng Đầu tư trong lĩnh vực sản xuất đã chiếm 85% tổng vốn FDI mới
Mục tiêu thu hút FDI năm 2023 nhằm phát triển bền vững là yêu cầu trong suốt quá trình phát triển kinh tế, kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, độc lập, chủ quyền quốc gia Vốn FDI vào Việt Nam đạt 36,61 tỉ
Trang 12USD (tính đến ngày 20/12/2023), giải ngân đạt 23,18 tỷ USD - mức cao kỷ lục trong giai đoạn 2018 - 2023, tăng 32,1% so với cùng kỳ, bao gồm tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
Vốn đăng ký mới tăng 20,19 tỷ USD và số dự án đăng ký mới tăng 3.188 dự án - là điểm rất đáng ghi nhận Số dự án mới tăng 66,3%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng vốn đầu tư mới (tăng 43,6%) cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam nên đã đưa ra các quyết định đầu tư mới Bên cạnh đó ngoài vốn đăng ký mới còn có 1.262 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 14% so với năm trước), tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 7,88 tỷ USD (giảm 22,1% so với năm trước) Trong khi đó, vốn đầu tư thông qua góp vốn mua
cổ phần đạt hơn 8,5 tỷ USD, tăng 65,7% so với cùng kỳ Dù vốn đầu tư điều chỉnh giảm nhưng xu hướng giảm đã có sự cải thiện Vốn đăng kí mới và vốn góp mua cổ phần tăng,
số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng duy trì mức tăng, khẳng định niềm tin của các nhà đầu
tư vào môi trường đầu tư của Việt Nam và tiếp tục đưa ra các quyết định mở rộng dự án hiện hữu
2.1.3 FDI theo đối tác đầu tư
Trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam Các nhà đầu tư đến từ châu Á - đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn (Singapore,
Trang 13Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan) Đầu tư của 6 đối tác châu Á
đã chiếm tới 78,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam
Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng
vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6%
tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 5,4%
so với cùng kỳ 2022; Nhật Bản đứng thứ
hai với gần 6,57 tỷ USD, chiếm hơn 17,9%
tổng vốn đầu tư, tăng 37,3% so với cùng
kỳ Hồng Kông đứng thứ 3 với tổng vốn
đầu tư đăng ký hơn 4,68 tỷ USD, chiếm gần
12,8% tổng vốn đầu tư, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ Tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,
Đặc biệt trong năm 2023, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 22,2%) Các nhà đầu tư Trung Quốc tập trung vào ngành điện tử tiêu dùng của Việt Nam, với hai trong
số ba nhà cung cấp lớn của Apple đang rót vốn đầu tư vào Việt Nam
2.1.4 FDI theo hình thức đầu tư
Theo số liệu được KPMG Việt Nam công bố, thị trường mua bán-sáp nhập doanh nghiệp (M&A) Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2023 ghi nhận 265 giao dịch, tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4,4 tỷ USD
Trong 10 tháng năm 2023, ba lĩnh vực thu hút vốn lớn nhất là tài chính, bất động sản và y tế, chiếm tỷ lệ lần lượt 47%, 23% và 10% Đại diện KPMG Việt Nam cho rằng, các nhà đầu tư có niềm tin vào sức khỏe ngành tài chính, quan tâm nhiều đến bất động