1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nguyên nhân nào tạo nên sức mạnh của Đại Việt thời nhà Trần? Đánh giá những đóng góp và hạn chế của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

13 46 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên nhân nào tạo nên sức mạnh của Đại Việt thời nhà Trần? Đánh giá những đóng góp và hạn chế của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Minh Trọng
Người hướng dẫn TS. Lê Đình
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Bài thu hoạch
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 46,42 KB

Nội dung

Đề bài Câu 1. Nguyên nhân nào tạo nên sức mạnh của Đại Việt thời nhà Trần? Câu 2. Đánh giá những đóng góp và hạn chế của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Đề bài Câu 1. Nguyên nhân nào tạo nên sức mạnh của Đại Việt thời nhà Trần? Câu 2. Đánh giá những đóng góp và hạn chế của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Đề bài Câu 1. Nguyên nhân nào tạo nên sức mạnh của Đại Việt thời nhà Trần? Câu 2. Đánh giá những đóng góp và hạn chế của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Đề bài Câu 1. Nguyên nhân nào tạo nên sức mạnh của Đại Việt thời nhà Trần? Câu 2. Đánh giá những đóng góp và hạn chế của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Đề bài Câu 1. Nguyên nhân nào tạo nên sức mạnh của Đại Việt thời nhà Trần? Câu 2. Đánh giá những đóng góp và hạn chế của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Đề bài Câu 1. Nguyên nhân nào tạo nên sức mạnh của Đại Việt thời nhà Trần? Câu 2. Đánh giá những đóng góp và hạn chế của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Đề bài Câu 1. Nguyên nhân nào tạo nên sức mạnh của Đại Việt thời nhà Trần? Câu 2. Đánh giá những đóng góp và hạn chế của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Đề bài Câu 1. Nguyên nhân nào tạo nên sức mạnh của Đại Việt thời nhà Trần? Câu 2. Đánh giá những đóng góp và hạn chế của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Trang 1

TRỌNG

BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ - TRUNG

ĐẠI (Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lí ở trường THCS)

Học viên thực hiện: NGUYỄN MINH

Lớp: ĐỊA 1 Giảng viên hướng dẫn: TS.LÊ ĐÌNH

Đề bài

Câu 1 Nguyên nhân nào tạo nên sức mạnh của Đại Việt thời nhà Trần?

Câu 2 Đánh giá những đóng góp và hạn chế của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam

Trang 2

BÀI LÀM Câu 1 Nguyên nhân tạo nên sức mạnh của Đại Việt thời nhà Trần

Đến cuối thế kỷ XII, vương triều Lý đi vào giai đoạn suy yếu, đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn với gánh nặng thuế khóa, lao dịch và thiên tai thường xuyên xảy ra, nhân dân thiếu đói, xác người chất đầy đường Các cuộc nỗi dậy của nhân dân diễn ra thường xuyên, bên cạnh đó các dòng họ lớn

đã gần như trở thành một lãnh địa độc lập trong đất nước,

họ chống đối triều đình, cạnh tranh với láng giềng Bên ngoài thì luôn bị đe dọa bởi các thế lực phong kiến phía Bắc, sự quấy rối của Champa và Khmer Nhà Lý buộc phải nhờ vào thế lực hùng mạnh mẽ của họ Trần để chống lại những cuộc nổi dậy của nhân dân Đám cưới giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng diễn ra vào năm 1226, chính thức đưa nhà Trần lên thành một vương triều trong lịch sử Việt Nam

Trong thời gian trị vì đất nước của họ Trần (1225 – 1400) đã tạo nên những thành tựu rực rỡ trong lịch sử dân tộc, với những chính sách đối nội và đối ngoại phù hợp trong bối cảnh lịch sử trong giai đoạn này Trong hơn 175 năm tồn tại, nhà Trần đã từng 3 lần đánh bại giặc Mông-Nguyên

Trang 3

Dưới sự cai trị của nhà trần, các mặt về kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa và nghệ thuật đã phát triển hoàn thiện hơn so với thời Lý Bên cạnh đó, nhà Trần đã biết điều tiết giữa chức năng cai trị Nhằm bảo vệ quyền lợi của hoàng tộc, quan lại và chăm

lo lợi ích muôn dân Nét đặc sắc của thể chế tập quyền thời nhà Trần là triều đình duy trì quyền lực không chỉ bằng quân đội mà bằng các chính sách khoan thư sức dân.1

* Cải cách bộ máy nhà nước:

- Sau khi soán ngôi nhà Lý, nhà Trần vẫn tiếp tục xây dựng

bộ máy chính quyền trên cơ sở tiếp nối mô hình nhà nước của

họ Lý nhưng hoàn thiện và đa dạng hơn theo hướng tập trung quyền lực về triều đình trung ương Trong đó, triều đình trung ương là cơ quan tập trung quyền lực cao nhất, điều hành mọi hoạt động của đất nước, kiểm soát các địa phương thông qua

hệ thống chính quyền cấp dưới và pháp luật của nhà nước phong kiến Trong bộ máy chính quyền đó, nhà Vua là người đứng đầu có quyền lực cao nhất; dưới Vua là Tể tướng với chức Thống quốc Thái sư hay Thống chính Thái sư; tiếp theo là hàng ngũ quan văn, quan võ, đứng đầu là một số trọng chức Đặc biệt là chính sách nhường ngôi khi vua còn tại thế (Thái Thượng Hoàng), điều này làm cho bộ máy cai trị trở nên ổn định hơn, hạn chế được việc tranh đoạt ngôi báu giữa những người trong hoàng tộc Mặt khác, nó còn giúp cho vua mới lên ngôi được tiếp cận với công việc trị vì đất nước, học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm, những việc lớn thì còn có thể tham khảo ý kiến của Thái Thượng Hoàng Chính sách thân dân của nhà Trần là vấn đề cốt yếu, nhằm “khoan thư sức dân”, cố kết cộng đồng, tạo thành sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù, chống chọi với thiên tai, giữ yên triều chính để xây dựng và phát triển đất nước

- Các hoàng thân được phong Vương cũng được truyền tước phong này lại cho 3 đời sau

- Đối với các quan chức trong triều, sự khác biệt so với nhà

Lý là triều đình đã quy định về phẩm trật và lương bỗng cho quan chức Quy định là 10 năm thăng một hàm, 15 năm thăng

1 https://www.twinkl.com.vn/teaching-wiki/tom-tat-lich-su-nha-tran

Trang 4

một chức Cơ quan Ngự sử đài cũng được thiết lặp để đàn hặc quan lại 2

- Nhà Trần cũng ban hành bộ Hình luật mới vào năm 1230, với việc thi hành pháp Luật giúp tình hình xã hội được ổn định, nhân dân yên tâm lao động sản xuất

*Về kinh tế:

- Chính sách phát triển nông nghiệp: sau khi bài trừ hết các

thế lực tàn dư của họ Lý, nhà Trần bắt tay vào xây dựng và tái thiết đất nước Ngay sau khi lên ngôi, Trần Thái Tông ngay lặp tức chăm lo phát triển nông nghiệp, đảm bảo nhu cầu về lương thực cho nhân dân sau giai đoạn nhân dân khốn khổ dưới sự bốc lột thuế khóa, lao dịch của họ Lý và thiên tai hoành hành Những nỗ lực của nhà Trần được tập trung vào phát triển

hệ thống đê điều, đào kênh, mở rộng diện tích đất canh tác…

- Việc xây đắp đê điều được đặc biệt quan tâm, vì thủy chế của sông Hồng rất phức tạp, có thể nói là một trong những con sông “hung dữ” Bên cạnh, việc bồi đắp phù sa và nguồn nước tưới phong phú tạo nên nền văn minh sông Hồng phát triển rực

rỡ thì hàng năm sông Hồng thường gây lũ lụt, làm thiệt hại mùa màn và tính mạng của người dân Việc xây dựng đê sông Hồng góp phần phát triển một nền nông nghiệp ổn định và đảm bảo

sự an toàn cho đời sống của nhân dân, vì vậy đây là việc làm có

ý nghĩa lớn đối với sự cai trị của nhà Trần, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân Để thực hiện có hiệu quả chính sách này, nhà Trần cho lập 2 chức Hà Đê sứ ở mỗi lộ để trông coi đê, đồng thời vua Trần cũng thường xuyên trực tiếp kiểm tra, giám sát việc xây dựng và bảo trì đê sông Hồng

- Công tác thủy lợi cũng được triều đình chú trọng Tại Thanh Hóa và Nghệ An có nhiều công trình Năm 1256, nhà Trần lại cho khơi sông Tô Lịch nhằm đảm bảo giao thông, đồng thời tưới tiêu cho các vùng xung quanh kinh thành Thăng Long Sang thế kỷ 14, nhiều công trình thủy nông vẫn được tiếp tục xây dựng Năm 1355 và 1357, Trần Dụ Tông cho đào sông ở Thanh Hóa và Nghệ An Năm 1374, Trần Duệ Tông cho nạo vét các dòng sông từ Thanh Hóa tới cửa biển Hà Hoa (Kỳ La,

Hà Tĩnh)

2 Bài giảng học phần Lịch sử Việt Nam Cổ Trung đại (Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy môn Lịch sử -Địa lí ở trường THCS, TS.Lê Đình Trọng, 2021, trang 146.

Trang 5

Năm 1382, nhà Trần cho đào tiếp sông ở Tân Bình và Thuận Hóa 3

- Coi trọng việc khai hoang các vùng đất hoang hóa thành đất nông nghiệp, do dân số tăng, nhu cầu lương thực trở thành một áp lực không nhỏ đối với vương triều Trần lúc này Để tiến hành khai hoang, triều đình lập 2 viên quan phụ trách việc mở rộng đồn điền là Đồn điền sứ ở mỗi Lộ Triều đình khuyến khích nhân dân khai hoang, đặc biệt là tầng lớp quý tộc sử dụng tiền của của mình chiêu mộ dân “xiêu tán” làm nô tì để tiến hành khai khẩn những vùng đất hoang hóa Triều đình giảm thuế cho phần đất được khai hoang (đóng 3 thăng/mẫu thay vì 100 thăng/mẫu) Bên cạnh việc khai hoang, triều đình tiếp tục thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” từ thời nhà Lý, có thể nói chính sách này vừa góp phần phát triển nông nghiệp mà còn củng cố được sức mạnh về quân sự của đất nước Hiện nay, chính sách này vẫn được nhà nước Việt Nam thực hiện để vừa

có thể phát triển đất nước vừa có thể có đủ quân lực để đảm bảo an ninh quốc gia

Bên cạnh sự phát triển của nông nghiệp thì tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng khá phát triển Ở lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp: đóng được thuyền lớn ra biển, chế tạo được thuốc súng, gốm sứ tráng men, dệt tơ lụa, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy Hình thành các làng nghề, phường nghề để trình độ

kỹ thuật và mặt hàng sản xuất được thống nhất và nâng cao chất lượng như làng gốm Bát Tràng Đối với thương nghiệp: buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh, các chợ lớn ra đời, buôn hàng chuyến bằng thuyền Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế lớn của cả nước, thu hút thương gia khắp nơi

đổ về buôn bán Việc trao đổi, buôn bán với nước ngoài cũng được đẩy mạnh, Vân Đồn trở thành thương cảng buôn bán với thương nhân nước ngoài Đây là điểm mới trong sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần.4

* Chính sách về quân sự:

- Nhà Trần rất coi trọng việc xây dựng quân đội vững mạnh, ngoài việc tiếp tục thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” từ thời nhà Lý, nhà Trần còn thực hiện chính sách bắt buộc nam

3https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p_%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB

%87t_th%E1%BB%9Di_Tr%E1%BA%A7n

4 https://www.twinkl.com.vn/teaching-wiki/tom-tat-lich-su-nha-tran

Trang 6

thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự Năm 1253, Giảng Võ đường được thành lập, góp phần huấn luyện và đào tạo quân lính một cách chính quy, bài bản hơn, vì phần lớn quân lính có nguồn gốc từ nông dân Trong thời nhà Trần, quân đội được chuẩn hóa thành Quân và Đô, mỗi Quân gồm 30 đô, mỗi Đô có

80 người Quân đội được chú trọng huấn luyện về thủy binh, do địa hình sông ngòi chằn chịt và quân lính phần nhiều xuất thân

từ nghề đánh cá, sống trên sông nước nên có nhiều kinh nghiệm

* Chính sách đại đoàn kết dân tộc:

Sau khi nhà Trần lên nắm quyền, Trần Thủ Độ chủ trương bắt hết cung nhân con gái của Lý Huệ Tông gả cho các tù trưởng miền núi Bên cạnh đó, nhà Trần còn có chủ trương đưa các quan lại có nhiều hiểu biết về văn hóa, lịch sử, phong tục tạp quán của các dân tộc thiểu số về trấn giữ những vùng này, tiêu biểu là Trần Nhật Duật Ngoài ra, triều đình còn trọng thưởng cho các tù trưởng có công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

Về việc trấn áp các tù trưởng không chịu quy thuận, nhà Trần thực hiện nhiều chính sách từ mềm dẻo đến cứng rắ, từ việc nghị hòa, hôn phối (gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa), cắt đất cho đến việc trấn áp bằng vũ lực

* Về văn hóa – xã hội:

- Dưới thời nhà Trần, Nho giáo có những bước khởi thịnh và trở thành hệ tư tưởng thống trị thay thế cho tư tưởng của Phật giáo Với sự phát triển của Nho giáo, nhiều trường học được mở như: Quốc học viện (1253) hay trường tư của Chu Văn An Việc đưa Nho giáo vào giảng dạy góp phần đưa nền giáo dục Đại Việt phát triển, với nhiều khoa thi tuyển chọn nhân tài, nhiều tác phẩm được ra đời như: Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, An Nam chí lược của Lê Tắc, Việt sử lược (khuyết danh), Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, các bài thơ của các tướng Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão Đặc biệt đến cuối thế kỷ XIII còn xuất hiện một số tác phẩm được sáng tác bằng chữ Nôm (chữ quốc ngữ ở thời kỳ này)

- Xã hội thời Trần là một xã hội nông nghiệp với nhiều lễ hội Điều này chứng tỏ dưới thời Trần, nhân dân ấm no, các thiết chế văn hóa dẫn được hình thành và phát triển thịnh vượng, các lễ nghi cung đình và dân gian được phổ biến rộng rãi, đời sống

Trang 7

tinh thần của nhân dân phong phú Trong đó, không thể không nói đến sự xuất hiện của 2 loại hình văn hóa đặc sắc là Tuồng

và Chèo, còn được lưu giữ đến ngày nay

Trang 8

Câu 2 Đánh giá những đóng góp và hạn chế của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

* Những đóng góp của vương triều nhà Nguyễn

trong lịch sử Việt Nam.

- Mở rộng lãnh thổ, xác lập chủ quyền, thống nhất đất nước:

“Một trong những công lao rất lớn của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn là mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, khai phá đồng bằng sông Cửu Long Năm 1757 chúa Nguyễn đã định hình được lãnh thổ Việt Nam mà về cơ bản gần giống như lãnh thổ Việt Nam hiện nay từ phía Bắc vào Cà Mau, từ Tây Nguyên ra biển, bao gồm cả vùng biển, các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa Nhà Nguyễn có công rất lớn trong việc hình thành và định hình một nhà nước thống nhất và xác lập lãnh thổ

- không gian sinh tồn của nước Việt Nam Công lao nhà Nguyễn về phương diện này không thể chối cãi Đã đến lúc cần nhìn rõ công, tội của nhà Nguyễn” Theo GS Phan Huy Lê phát biểu tại buổi thông tin khoa học “Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam” diễn ra vào ngày 22/02/2017

Với nhiều chính sách được áp dụng trong việc khai khẩn các vùng đất hoang hóa như: chính sách khai hoang, lập làng dưới thời Gia Long (1802 - 1820), chính sách đồn điền dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị (1820 - 1847), chính sách đồn điền dưới thời Tự Đức (1848 - 1867) Năm 1802, sau khi lên ngôi, Gia Long ban hành các chỉ dụ khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang như thủ tục dễ dãi, cho vay thóc giống, tự chọn đất khai hoang,

… nhằm giải quyết các khó khăn kinh tế - xã hội Đặc biệt, đối với vùng biên giới, có hai biện pháp: Chiêu mộ dân cường tráng, lập thành cơ đội để phòng thủ trong trấn và xúc tiến việc đào kênh Từ năm 1828 đến năm 1853 với hai đợt khai phá đồn điền quy mô lớn của Tham tán quân vụ Bắc Thành – Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Tri Phương – Kinh lược xứ Nam Kì

Trị thủy và thủy lợi: được triều đình nhà Nguyễn xem là vấn

đề quan trọng đến vấn đề nông nghiệp và đời sống của nhân dân Ở Nam Kì, một trong những con kênh tiêu biểu của giai đoạn này là Kênh Đông Xuyên (tức Long Xuyên ngày nay) với

Trang 9

ngọn Giá Khê (Rạch Giá), sau đó là Kênh Vĩnh Tế Trong thời điểm này, việc đào kênh có thể được xem như một bước ngoặc trong quá trình khai khẩn vùng đất phèn thuộc vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng đất bị nhiễm mặn ở bán đảo

Cà Mau, góp phần khai phá đất đai và lập ấp

Ở giữa hữu ngạn sông Hậu, nhiều thôn mới được thành lập Dọc kênh Vĩnh Tế, các thôn mới lập: Vĩnh Tế, Thới Hưng, An Quới, Thân Nhơn, Vĩnh Bảo, Long Thạnh, Toàn Thạnh, Vĩnh Gia, Vĩnh Lạc Nhìn chung, dưới triều Gia Long, nhờ chủ trương đào kênh đắp lộ của Thoại Ngọc Hầu, nên phần lớn đất cù lao, ven sông Hậu, bờ kênh Thoại Hà, Vĩnh Tế được khai khẩn Đất đai canh tác được mở rộng, dân đinh đông hơn, thôn ấp thành lập khá hơn 5

Dưới thời nhà Nguyễn, chủ quyền trên biển Đông và các đảo được đặc biệt quan tâm, việc xác lập chủ quyền trên 2 quần đảo xa bờ nhất của nước ta là Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thực hiện từ sớm, triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng hệ thống bản đồ, lập bia cắm mốc, và thực hiện khai thác trên 2 quần đảo này, thường xuyên lui tới để kiểm tra và cứu hộ tàu thuyền nước ngoài mà không phải chịu sự cản trở của bất kỳ thế lực nào Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào Đông Dương

Triều đình nhà Nguyễn cũng nhận thức được tầm quan trọng về an ninh quốc gia đối với vùng biển phía đông trước sự dòm ngó của các thế lực bên ngoài, nhất là các nước phương Tây

Việc ông cho kéo cờ ở đây mang tính hành xử chủ quyền theo thông lệ quốc tế, và không bị một cuộc tranh chấp nào với phương Tây hay Đại Thanh Trong thời hiện đại, chính sự khẳng định chủ quyền này là bằng chứng rõ ràng nhất để người Việt Nam có thể dựa vào mà khẳng định Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam từ 200 năm trước, dưới thời vua Gia Long.6

Nhìn chung, dưới thời nhà Nguyễn hình dạng lãnh thổ Việt Nam được xác lập và khẳng định, là cơ sở để nước ta khẳng

5https://www.angiang.dcs.vn/Lists/thoisu01/DispForm.aspx?

ID=15&ContentTypeId=0x01006B434E144EA34B09B66CBCE45AAE3E9100D5995C9ED113A142A2016159 14DDE8C9

6 https://thienvt.com/nguyen-anh-tra-thu-nha-tay-son-cong-ran-can-ga-nha-va-hai-tieng-viet-nam/

Trang 10

định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trên cả vùng đất, vùng trời

và vùng biển

- Cải cách hành chính

Dưới thời nhà Nguyễn bộ máy chính quyền trung ương bao gồm 6 bộ (Lại, Hộ, Binh, Hình, Công, Lễ), phụ trách tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và cả đối ngoại của đất nước, mỗi Bộ gồm 2 Thượng Thư, 2 Tham Tri và 2 Thị Lang, bộ máy này hoạt động theo cơ chế đồng thuận chung, nếu có 1 thành viên có ý kiến khác thì phải xin ý kiến trực tiếp của nhà Vua Bên cạnh đó, để giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ quan trong bộ máy, triều đình còn thành lập Đô Sát Viện với chức năng thanh tra quan lại Triều đình còn thành lập các cơ quan giúp việc như: Hàn Lâm Viện phụ trách sắc dụ, công văn; 5 Tự phụ trách các sự vụ; Phủ Nội Vụ phụ trách kho tàng của nhà Vua; Quốc Tử Giám phụ trách giáo dục; Thái Y Viện phụ trách thuốc thang và chữa bệnh trong cung; Tào chính

ty coi việc vận tải đường sông, đường biển, thu thuế chuyên chở; Khâm thiên giám coi việc thiên văn và làm lịch,… Có thể nói bộ máy chính quyền dưới thời nhà Nguyễn được tổ chức và sắp xếp một cách tương đối tinh gọn và khoa học, các cơ quan được giao nhiệm vụ cụ thể và được thanh tra, giám sát thường xuyên, giúp cho việc quản lý đất nước chặt chẽ hơn

Công cuộc cải cách hành chính dưới thời nhà Nguyễn đạt được những thành quả to lớn, nhất là dưới thời vua Minh Mạng (1820 đến năm 1841) Năm 1829 thành lập “Nội Các”, năm

1834 thành lập “Cơ Mật viện” gồm 4 quan đại thần giúp Vua đọc và giải quyết các báo cáo do cấp Tỉnh đệ trình Ngoài ra, Minh Mạng còn thành lập Bưu Chính ty để nhận và gửi văn kiện hành chính đến các Tỉnh và ngược lại Năm 1831-1832, Minh Mạng xóa bỏ Tổng Trấn, đổi các Tổng Trấn thành Tỉnh, cả nước có 30 tỉnh (đứng đầu là Tổng Đốc) và 1 phủ Thừa Thiên, dưới Tỉnh là Phủ (Tri Phủ), huyện (Tri huyện), Châu (Tri Châu),

có thể nói đây là cách phân chia đơn vị hành chính mang tính khoa học, bộ máy chính quyền tinh gọn, không quá cồng kềnh

và đông đảo

Ngoài việc cải tổ lại tổ chức bộ máy hành chính, vua Minh Mạng cũng cho định lại các giai chế phẩm trật từ cửu phẩm tới nhất phẩm, trong đó mỗi phẩm đều chia ra hai bậc Chánh, Tòng cùng các chức danh tương ứng Tổ chức bộ máy hành chính triều Nguyễn về cơ bản được thiết lập và ổn định từ triều Minh

Ngày đăng: 16/05/2024, 11:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w