1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

phân tích chính sách tiền tệ và tình hình thực hiện chính sách tiền tệ ở việt nam từ năm 2008 đến 2012 nhận thức về sự cần thiết của chính sách tiền tệ trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đã có những phản ứng, ví dụ như đối với Quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 10/4/2008 về việc thu hẹp đối tượngcho vay vốn bằng ngoại tệ nhằm hạn chế nhập

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬNMÔN: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Sinh viên thực hiện: Nhóm 7

1 Nguyễn Như Quỳnh MSV: 2023600382 2 Ngô Quang Quý MSV: 20236010243 Nguyễn Văn Sáng MSV: 20236048204 Hồ Thái Thông MSV: 20236075045 Dương Hà Thu MSV: 20236076516 Trần Phương Thảo MSV: 2023600842

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬNMÔN: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Sinh viên thực hiện: Nhóm 7

1 Nguyễn Như Quỳnh MSV: 2023600382 2 Ngô Quang Quý MSV: 20236010243 Nguyễn Văn Sáng MSV: 20236048204 Hồ Thái Thông MSV: 20236075045 Dương Hà Thu MSV: 20236076516 Trần Phương Thảo MSV: 2023600842

Lớp: 2023KTĐT01

Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Thị Phương Liên

Hà Nam, tháng 4/2024LỜI CẢM ƠN

Chủ đề: Phân tích chính sách tiền tệ và tình hình thực hiện chínhsách tiền tệ ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2012 Nhận thức về sự cầnthiết của chính sách tiền tệ trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô

Trang 3

Lời đầu tiên, chúng em xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc nhất, chân thành nhất đến côNguyễn Thị Phương Liên – người giảng viên bộ môn Kinh tế học Vĩ Mô Từ những kiếnthức mà cô truyền tải, chúng em đã có thêm kiến thức về đề tài “Phân tích chính sách tiềntệ và tình hình thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2012 Nhận thứcvề sự cần thiết của chính sách tiền tệ trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô”

Thông qua bài tiểu luận này, nhóm số 7 xin trình bày lại những gì mà mình đã tìm hiểu về“Chính sách tiền tệ và tình hình thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ năm 2008 đến2012 Nhận thức về sự cần thiết của chính sách tiền tệ trong điều hành chính sách kinh tếvĩ mô”.

Có một điều rằng, chính cô đã tạo điều kiện để chúng em có cơ hội học hỏi được nhiềukiến thức bổ ích Trong suốt quá trình tìm hiểu cũng như làm tiểu luận, chúng em đã luônnhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô Vì kiến thức và kinh nghiệm còn cónhững hạn chế, nên trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành bài tiểu luận chúng em khôngtránh khỏi những sai sót Bản thân nhóm em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ côđể chúng em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của bản thân giúp bài tiểu luận củanhóm 7 hoàn thiện một cách tốt nhất.

Nhóm em xin kính chúc cô luôn luôn khỏe mạnh và ngày một thành công hơn trên conđường giảng dạy của mình.

Nhóm em xin trân trọng cảm ơn!

MỤC LỤC

Trang 4

1 Chính sách tiền tệ và tình hình thực hiện ở Việt Nam năm 2008 7

1.1 Giai đoạn nửa đầu năm 2008 8

1.2 Giai đoạn nửa sau năm 2008 9

2 Chính sách tiền tệ và tình hình thực hiện ở Việt Nam năm 2009 11

2.1 Tình hình kinh tế năm 2009 11

2.2 Chính sách tài chính tiền tệ năm 2009 11

2.3 Diễn biến tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2009 14

3 Chính sách tiền tệ và tình hình thực hiện ở Việt Nam năm 2010 18

3.1 Tình hình kinh tế 18

3.2 Tổng kết 23

4 Chính sách tiền tệ và tình hình thực hiện ở Việt Nam năm 2011 23

5 Chính sách tiền tệ và tình hình thực hiện ở Việt Nam năm 2012 26

5.1 Tác động từ kinh tế vĩ mô 26

5.2 Chính sách tiền tệ và tình hình thực hiện năm 2012 28

PHẦN II: NHẬN THỨC VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆTRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ 31

1 Tác động của việc điều hành chính sách tiền tệ đến đến kinh tế vĩ mô 31

2 Bảo đảm thực hiện có hiệu quả hơn chính sách tiền tệ trong thời gian tiếp theo 35

C KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39LỜI NÓI ĐẦU

Trang 5

Chính sách tiền tệ là một công cụ quan trọng trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.Bằng cách kiểm soát cung tiền và lãi suất, chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến cáclĩnh vực chính của nền kinh tế, bao gồm lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm.Chính sách tiền tệ không chỉ là một phần quan trọng mà còn là trụ cột không thể thiếutrong bất kỳ nền kinh tế nào, đặc biệt là khi đối mặt với những thách thức và biến độngcủa thị trường toàn cầu Trải qua giai đoạn từ năm 2008 đến 2012, nền kinh tế thế giớichứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất kể từ Đại suy thoái, và Việt Nam khôngphải là ngoại lệ Trong bối cảnh này, việc thực hiện chính sách tiền tệ đúng đắn và hiệuquả trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ để ổn định mặt bằng tiền tệ mà còn để đảmbảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Nhưng trước khi đi vào việc phân tích chi tiết về chính sách tiền tệ và tình hình thực hiệnở Việt Nam trong thời kỳ từ 2008 đến 2012, chúng ta cần thấu hiểu về ý nghĩa và vai tròcủa chính sách tiền tệ trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô Chính sách tiền tệ khôngchỉ đơn thuần là việc quản lý và điều chỉnh mặt bằng tiền tệ, mà còn bao gồm các biệnpháp như kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế, khuyến khích đầu tư và tiêu dùng,cũng như kiểm soát rủi ro tài chính.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phức tạp của nền kinh tế hiện đại, vai trò của chính sáchtiền tệ trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô ngày càng trở nên quan trọng Chính sáchtiền tệ, thông qua việc quản lý cung tiền và lãi suất, có ảnh hưởng sâu rộng đến mức độphát triển kinh tế, lạm phát, thất nghiệp và các chỉ tiêu khác của nền kinh tế.

Nhận thức về sự cần thiết của chính sách tiền tệ nằm ở việc nó tạo ra cơ chế điều tiết vàổn định cho nền kinh tế Việc điều chỉnh lãi suất, ví dụ, có thể ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc tiêu dùng và đầu tư, tạo ra sự thay đổi trong mức độ tăng trưởng kinh tế Ngoài ra,chính sách tiền tệ còn có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát và duy trì sự ổnđịnh của tiền tệ.

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trang 6

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế toàn cầucũng như nền kinh tế Việt Nam Giai đoạn 2008 đến 2012 là dư chấn khủng hoảng tàichính thế giới tại Việt Nam Thêm vào đó, những vấn đề nội tại càng khiến Việt Nam khókhăn và chưa thể thoát khỏi đáy suy thoái Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đềtrên và sau quá trình nghiên cứu tìm hiểu, nhóm em quyết định nghiên cứu đề tài: “Phântích chính sách tiền tệ và tình hình thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ năm 2008đến 2012 Nhận thức về sự cần thiết của chính sách tiền tệ trong điều hành chính sáchkinh tế vĩ mô”

+ Đưa ra giải pháp mới cho chính sách tiền tệ Việt Nam.

- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ ở Việt Namtừ 2008 đến 2012 tới nền kinh tế Việt Nam và sự cần thiết của chính sách tiền tệ trongđiều hành chính sách kinh tế vĩ mô.

3 Phạm vi nghiên cứu

Phân tích ảnh hưởng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 đến 2012

4 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học:

+ Bổ sung những khoảng trống trong lý thuyết của vấn đề chính sách tiền tệ ở Việt Nam.+ Xây dựng cơ sở lý thuyết phù hợp với tình hình thực trạng của chính sách tiền tệ ở ViệtNam.

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển, hoàn thiện cũng như nâng cao tácdụng của chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Trang 7

+ Giải đáp những nhu cầu trong thực hiện về tổ chức, quản lý điều hành chínhsách tài khóa.

B NỘI DUNG

PHẦN I: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TÌNH HÌNH THỰCHIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN 20121 Chính sách tiền tệ và tình hình thực hiện chính sách tiền tệ năm 2008

Bối cảnh kinh tế Việt Nam:

Năm 2008 là năm có nhiều khó khăn và thử thách đối với hoạt động kinh tế Sau một thờigian dài lạm phát được giữ ở mức một con số thì đến năm 2004 lạm phát lại bùng nố ở mức cao (9,5%) và đến những tháng cuối của năm 2007, lạm phát đã tăng lên 2 con số và đạt mức 12,6% vào tháng 12/2007 Những tháng tiếp theo của năm 2008, lạm phát tiếp tục tăng cao, chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2008, chỉ số CPI đã tăng là 9,1% (đây là quý có mức tăng cao nhất tính từ năm 1995 trở lại đây) và đã vượt xa chỉ tiêu của Chính phủ đặt ra cho cả năm 2008 là: GDP tăng từ 6,7 - 7% và giữ CPI thấp hơn mức này.

1.1 Giai đoạn nửa đầu năm 2008

Trang 8

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định nâng dữ trự bắt buộc đối với các ngân hàngthương mại và quy định các ngân hàng mua trái phiếu từ Ngân hàng Nhà nước Kèm vớiđó là hạn chế tăng trưởng tín dụng nóng bằng việc khống chế ở mức 30% Kèm theo đó làhàng loạt chính sách để hỗ trợ trị trường chứng khoán, hạn chế cho vay với bất động sản.- Trong 6 tháng đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần thay đổi các lãi suất cơ bản,lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu theo hướng tăng lên Điều này được thực hiệnnhằm tạo hành lang lãi suất phù hợp với định hướng kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợtín dụng và từng bước đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền, cụ thể:

+ Tăng lần 1: Lãi suất cơ bản lên 12%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên 13%/năm, lãi suấtchiết khấu lên 11%/năm.

+ Tăng lần 2: Lãi suất cơ bản lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên 15%/năm, lãi suấtchiết khấu lên 13%/năm.

Không phải tất cả các chính sách và giải pháp mà ngành Ngân hàng đã áp dụng nói trênđể kiềm chế sự gia tăng của lạm phát đều được sự ủng hộ và tán đồng của các kháchhàng – là các công ty, doanh nghiệp, người có nhu cầu vay vốn,… Hay cả từ một bộ phậndư luận xã hội Đã có những phản ứng, ví dụ như đối với Quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 10/4/2008 về việc thu hẹp đối tượngcho vay vốn bằng ngoại tệ (nhằm hạn chế nhập siêu, nhu cầu vay vốn của khách hàngkhông sử dụng vốn vay bằng ngoại tệ nhưng vẫn xin nhận nợ bằng ngoại tệ để hưởng lợitừ chênh lệch lãi suất giữa VND và USD tại thời điểm đó); hay phản ứng đối với Quyếtđịnh số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất theo trần mà theo đó, lãi suấtcho vay của các tổ chức tín dụng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản như quy địnhtại Bộ luật Dân sự (vì cho rằng những quyết định này đi ngược với cách quản lý theo địnhhướng thị trường và ảnh hưởng đến tín dụng tiêu dùng vì trước đó, hầu hết các ngân hàngđã đầu tư vốn lớn cho việc phát triển hệ thống, hạ tầng, nhân lực dựa trên định hướngtăng trưởng lĩnh vực tiêu dùng trong điều kiện bình thường hay cho rằng trong điều kiện

Trang 9

cần lấp khoảng trống khi nhu cầu trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh- do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu.

Trên thực tế, các ngân hàng, ví dụ như ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam (BIDV) vẫn tiếp tục tài trợ cho các dự án bất động sản nhưng chỉ là những dự ánthật sự có hiệu quả nằm tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Đặc biệt, một trong nhữngyêu cầu khắt khe mà BIDV đưa ra để đánh giá năng lực khách hàng vay vốn là nhà đầu tưphải có ít nhất 50% vốn tự có của các dự án Như vậy, những nhà đầu tư có năng lực tàichính yếu kém sẽ không thể tiếp cận nguồn vốn từ BIDV Hoặc theo báo cáo của Ngânhàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức tín dụng trên địa bànthành phố vẫn tiếp tục giải ngân theo tiến độ (ngoại trừ các dự án chưa giải toả đền bù, dựán không khả thi) và tiếp tục cho vay các dự án đầu tư bất động sản khả thi, có hiệu quảvà có khả năng trả nợ đúng hạn.

Việc áp dụng đồng bộ, linh hoạt các giải pháp trên đã góp phần đưa các chỉ tiêu tiền tệbiến động theo định hướng đề ra:

(i) Tổng phương tiện thanh toán được kiểm soát ở mức thấp.

(ii) Tốc độ tăng trưởng đầu tư cho nền kinh tế chậm dần, từ đó tác động kiềm chếmức tăng tổng cầu và giá tiêu dùng.

1.2 Giai đoạn nửa sau năm 2008

- Lạm phát tuy có xu hướng đang giảm dần, nhưng vẫn ở mức cao và xu hướng giảmchưa rõ nét, chưa ổn định (CPI các tháng là: tháng 1: 2,38%; tháng 2: 3,56%; tháng 3:2,99%; tháng 4: 2,2%; tháng 5: 3,91%; tháng 6:2,14%; tháng 7: 1,13%; tháng 8:1,56%;tháng 9: 0,18%), trong khi đó thì tăng trưởng kinh tế đã có sự suy giảm mạnh so với năm2007 (6 tháng đầu năm 2008 tăng trưởng đạt 6,5%, giảm so với mức 7,9% cùng kỳ nămtrước, giá trị sản suất công nghiệp 8 tháng đầu năm 2008 tăng 16,3%, giảm so với mức17,1% của 8 tháng 2007) Tình hình này đòi hỏi ngân hàng phải có những bước đi thậntrọng nhằm tiếp tục kiểm soát lạm phát nhưng đồng thời cũng góp phần tăng đầu tư sản

Trang 10

xuất, kinh doanh để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế Trong bối cảnh này, Ngân hàng Nhànước đã thực hiện một loạt các giải pháp sau:

- Đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 14%/năm xuống 13%/năm, 12%/năm,10%/năm và 8,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 14%/năm 13%/năm,11%/năm và 9,5%/năm; lãi suất chiết khấu từ 13%/năm xuồng 12%/năm và 11%/năm, 9%/năm và 7,5%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàngvà cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với cácngân hàng thương mại từ 15%/năm xuống 14%/năm, 13%/năm, 11%/năm và 9,5%/năm.- Đã tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức tíndụng từ 5%/năm lên 10%/năm và giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền nội tệ và 2%tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ áp dụng cho các tổ chức tín dụng Tiếp đến tháng 11giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc xuống 7 % và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống cònmức 5% đối với Việt Nam đồng.

- Thực hiện thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước dướihình thức bắt buộc phát hành ngày 17/3/2008 Thực hiện trả trước hạn tín phiếu này theoyêu cầu của các tổ chức tín dụng kể từ ngày 21/10/2008.

Các động thái nới lỏng chính sách tiền tệ hơn mức đầu năm vào những tháng cuối năm2008 là nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế có thể xẩy ra trong năm 2009.

- Ngày 6/11/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số NHNN cho phép các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua,bán giao ngay giữa VND và USD trong biên độ 3% so với tỷ giá bình quân liên ngânhàng, tăng 1% so với mức 2% Biên độ tỷ giá mới sẽ được áp dụng từ ngày 07/11/2008.Như vậy, trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung vào 2 mục tiêu chủ yếu làkiểm soát tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý và kiểm soát dư nợ tín dụng và tínhđến hết tháng 10/ 2008 các chỉ tiêu này lần lượt đạt là 10,59% (cùng kỳ năm ngoái tăng32%) và 19,6% (cùng kỳ năm ngoái tăng 37%) Từ việc kiểm soát 2 chỉ tiêu chủ yếu này,

Trang 11

2635/QĐ-Ngân hàng Nhà nước đã rút về một lượng lớn tiền mặt khỏi lưu thông và từ đó giảm bớtáp lực của sự tăng lạm phát Việc rút bớt một lượng tiền mặt khỏi lưu thông được thựchiện thông qua việc siết chặt các khoản vay không hiệu quả để tập trung tăng trưởng tíndụng cho sản xuất, xuất khẩu, cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn, cho hộchính sách và đặc biệt là đối với các dự án dang dở có hiệu quả phải đầu tư nhanh để pháthuy hiệu quả Đồng thời Ngân hàng Nhà nước đã linh hoạt kịp thời nới lỏng chính sáchtiền tệ bằng cách hạ lãi suất cơ bản, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc… khi có dấu hiệu giảm áplực lạm phát và tăng trưởng khó khăn, nhất là khi tình trạng suy thoái kinh tế đang lan tỏara toàn cầu và có thể tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009 nếu ViệtNam không có giải pháp ứng phó.

2 Chính sách tiền tệ và tình hình thực hiện ở Việt Nam năm 2009

2.1 Tình hình kinh tế năm 2009

Năm 2009, nền kinh tế phải đối phó với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của cuộckhủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu Nền kinh tế bộc lộ dấu hiệu suy giảmtừ cuối năm 2008 và mạnh nhất là quý I/2009 Nền kinh tế Việt Nam có mức độ mở cửalớn với kinh tế thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, vì vậy, mặc dù các tổ chứctài chính và doanh nghiệp Việt Nam không đầu tư, nắm giữ các loại tài sản độc hại nhưngnền kinh tế Việt Nam vẫn chịu tác động qua kênh đầu tư, thương mại (vốn FII ra, FDI vàochậm lại, khách quốc tế giảm, xuất khẩu sụt giảm)

2.2 Chính sách tài chính tiền tệ năm 2009

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đã tích cực triểnkhai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp ngăn ngừa suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ môvà bảo đảm an sinh xã hội với gói kích thích kinh tế quy mô tương đương 8 tỷ USD, baogồm các giải pháp chủ yếu sau đây:

Các giải pháp thuộc chính sách tài khóa: Miễn, giảm, giãn, hoàn thuế thu nhập cá nhân,thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT; tăng cường đầu tư phát triển của khu vực công để

Trang 12

bù lại phần sụt giảm đầu tư của khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài,trong đó tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, nông nghiệp,nông thôn, y tế, giáo dục, nhà ở cho sinh viên và người nghèo; tăng các khoản chi bảođảm an sinh xã hội.

Các giải pháp thuộc về chính sách tiền tệ: Điều hành linh hoạt tiền tệ, lãi suất, tỷ giánhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng (TCTD) mở rộng tín dụng hợp lý, khuyến khíchxuất khẩu, giảm thiểu rủi ro cho khu vực doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng; hỗ trợ lãisuất đối với các khoản vay ngắn hạn vốn lưu động, các khoản vay trung, dài hạn để thựchiện đầu tư mới, các khoản vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nôngnghiệp và vật liệu nhà ở khu vực nông thôn, các khoản vay của người nghèo và đối tượngchính sách khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Các giải pháp về thương mại: Mở rộng thị trường trong nước và triển khai cuộc vận động“người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Nhờ các giải pháp trên, Việt Nam đã ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, đạt tốc độ tăngtrưởng khá và tăng được nguồn lực đầu tư trong điều kiện suy thoái toàn cầu.

Thứ nhất, GDP tăng trưởng khá, quý sau cao hơn quý trước: 3,14% (quý I), 4,46% (quýII), 6,04% (quý III) và 6,9% (quý IV) GDP năm 2009 tăng trưởng 5,32% so với năm2008, vượt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra (5%) Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khả quanhơn nhiều so với các nước trong khu vực cho thấy Việt Nam đối phó khá tốt tác động củacuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Thứ hai, chu chuyển thương mại quốc tế của Việt Nam giảm so với năm 2008 Kim ngạchxuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đều giảm so với năm 2008 do giá cả hàng hóa giảm trênthị trường quốc tế và/hoặc giảm về số lượng.

Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm2008, trong đó kim ngạch của nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ chốt giảm (dầu thô, dệt may,thủy sản, giày dép, gạo, gỗ, cà phê, ) Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt

Trang 13

68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008 Nhập siêu năm 2009 đạt 12,2%, bằng 21,6%tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và bằng khoảng 67,8% mức nhập siêu của năm 2008.Thứ ba, lạm phát ở mức khá thấp Chỉ số CPI bình quân tăng 6,88% so với mức bìnhquân năm 2008 và là mức thấp nhất trong 6 năm qua Tuy nhiên, lạm phát có dấu hiệutăng vào những tháng cuối năm.

Thứ tư, động lực tăng trưởng kinh tế và niềm tin thị trường vẫn được duy trì Tiêu dùngcuối cùng vẫn tăng trưởng khá Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùngnăm 2009 ước tăng 18,6% so với năm 2008 Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻhàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11% Vốn đầu tư phát triển vẫn tăng khá,đạt 704,2 ngàn tỷ đồng tương đương 42,8% GDP, tăng 15,3% so với năm 2008 Điềuđáng lưu ý là nếu như năm 2008 vốn đầu tư của khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầutư nước ngoài tăng trên 40% thì năm 2009 vốn đầu tư của 2 khu vực này tăng chậm lạihoặc giảm song, vốn đầu tư của Nhà nước tăng cao (40,5%) để bù đắp phần vốn đầu tưsụt giảm Vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam mặc dù thấp hơn so năm 2008 Năm 2009,Việt Nam thu hút FDI được 21,5 tỷ USD, giảm 70% so với năm 2008, trong đó FDI thựchiện đạt 10 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2008.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức và kinh tế tăng trưởng chậm lại do tác động củakhủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn bảo đảm duy trìđược sự ổn định của các cân đối kinh tế vĩ mô, suy giảm kinh tế đã được chặn lại nhờtriển khai đồng bộ các giải pháp theo Nghị quyết 30 của Chính phủ Tuy nhiên, diễn biếnkinh tế vĩ mô năm 2009 cho thấy:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 thấp nhất trong 10 năm gần đây Tăngtrưởng chủ yếu vẫn theo chiều rộng (tăng vốn đầu tư), cơ cấu kinh tế kém hiệu quả, năngsuất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp Ước lượng qua mô hình kinh tếlượng cho thấy yếu tố vốn đầu tư đóng góp và tăng trưởng kinh tế tới 47%, lao động 25%và các yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) chỉ chiếm 28% Chỉ số ICOR ở mức rất cao, trên8% (các nước trong khu vực ở mức 3-4%); tỷ lệ vốn đầu tư/GDP ở mức 43% (các nướctrong khu vực khoảng 30%).

Trang 14

Thứ hai, nhập siêu lớn (tương đương 21,6% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa), nguồn thungoại tệ quốc gia nói chung giảm dẫn đến cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt cao gâyáp lực lớn đến dự trữ ngoại hối, cung cầu ngoại tệ và tỷ giá VND.

Thứ ba, việc triển khai các giải pháp chống suy giảm kinh tế đã phát huy tác dụng tíchcực theo đúng mục tiêu đề ra, song cũng có mặt tác động tiêu cực như tăng trưởng tổngphương tiện thanh toán, tín dụng cao; thâm hụt ngân sách, tăng áp lực lên tỷ giá, lạm phátvà thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.

Thứ tư, thâm hụt ngân sách lớn (7% GDP) Thu ngân sách Nhà nước giảm do thực hiệnchính sách miễn, giảm, giãn thuế, giá dầu giảm, trong khi chi ngân sách Nhà nước tăngdẫn đến bội chi ngân sách lớn Nguồn tài trợ thâm hụt ngân sách chủ yếu vay trong nướcgóp phần tạo áp lực tăng lãi suất trên thị trường.

Thứ năm, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao do tiền tệ, tín dụng tăng cao, giá cả hàng hóaquốc tế tăng, thâm hụt ngân sách Nhà nước lớn.

Thứ sáu, tỷ lệ đầu tư/GDP luôn lớn hơn tỷ lệ tiết kiệm/GDP (8-10% GDP), đồng thờithâm hụt ngân sách kéo dài trong nhiều năm liên tục khiến cho thâm hụt cán cân vãng laitriền miên và áp lực giảm giá VND liên tục xuất hiện Ở các nước đang phát triển và mớinổi nói chung tỷ lệ tiết kiệm/GDP cao hơn tỷ lệ đầu tư/GDP khoảng 6% GDP.

2.3 Diễn biến tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2009

Nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh lạm phát cơ bản đã được kiềm chế, tỷgiá diễn biến ổn định, chính sách tiền tệ đã được Ngân hàng Nhà nước nới lỏng thôngqua việc giảm các mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu bắt đầu từ tháng 10/2008 Lãisuất tái chiết khấu giảm nhiều lần từ 13% trong tháng 6/2008 xuống còn 6% trong tháng12/2009 và giữ nguyên cho hết tháng 11/2010 Lãi suất tái cấp vốn cũng giảm nhiều lần,từ 15% trong tháng 6/2008 xuống còn 8% vào tháng 12/2009 và giữ nguyên đến hết tháng12/2010 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND đối với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi dưới 12tháng đã giảm từ 11% xuống 10% (ngày 05/11/2008), 8% (ngày 20/11/2008), 6% (ngày05/12/2008), 5% (tháng 01/2009) và 3% (tháng 03/2009)

Trang 15

2009, Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ,lãi suất và tỷ giá để đảm bảo góp phần thực hiện hài hoà các mục tiêu (i) Ngăn ngừa suygiảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế hợp lý; (ii) Kiềm chế lạm phát;(iii) Ổn định tỷ giá Có thể nói, năm 2009 là năm đầy thách thức đối với điều hành chínhsách tiền tệ trong bối cảnh chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoáitoàn cầu, kinh tế trong nước suy giảm Song, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành thànhcông chính sách tiền tệ và góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm2009 đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII ngày19/6/2009: Tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì tốcđộ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, giữ ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động phòng ngừalạm phát cao trở lại, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chínhtrị, trật tự an toàn xã hội, trong đó mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế.Năm 2009, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, tỷgiá, lãi suất, khối lượng tiền cung ứng nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt qua suy thoái đồng

Ngày 5/11/2018Ngày 20/11/2018Ngày 5/1/2018Tháng 1/2019Tháng 3/20190

Chính sách dự trữ bắt buộc bắt đầu thực hiện 10/2018

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc(%)

Trang 16

thời bảo đảm an toàn hệ thống các chính sách tiền tệ trên cơ sở triển khai thực hiện mộtsố giải pháp điều hành như sau:

+ Điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 8,5 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 9,5 8 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 7,5 - 6 - 5%/năm nhằm giảm mặt bằng lãi suất cho vay,tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.Tuy nhiên, về cuối năm 2009 kinh tế phục hồi và để chủ động phòng ngừa lạm phát caotrở lại Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh từ 7%/năm lên 8%/năm.+ Điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳhạn dưới 12 tháng từ 6 - 5 - 3%;

-+ Giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND từ 8,5-3,6-1,2%/năm; giảm lãi suấtđối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng tại Ngân hàngNhà nước từ 1-0,5-0,1%/năm.

+ Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn, lãi suất hợp lý để kiểm soátchặt chẽ khối lượng vốn khả dụng, tiền cung ứng, ổn định lãi suất và bảo đảm an toànthanh khoản của các tổ chức tín dụng.

+ Thực hiện hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ VND cho các ngân hàng mở rộng tín dụng, đồngthời ổn định tỷ giá và giảm bớt tình trạng mất cân đối về nguồn, sử dụng nguồn ngoại tệtrong hệ thống ngân hàng.

+ Ngày 23/4/2009, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ 3% lên 5%,đồng thời điều hành linh hoạt tỷ giá bình quân liên ngân hàng kết hợp với can thiệp bánngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu và ổn định tỷ giá,chống đầu cơ, găm giữ ngoại tệ Tuy nhiên, do tác động bất lợi của suy thoái kinh tế toàncầu đến luồng ngoại tệ, ngày 26/11/2009, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ lệbình quân liên ngân hàng thêm 5,44% và giảm biên độ giao dịch từ 5% xuống 3% để phùhợp với cân bằng cung cầu thị trường ngoại tệ trong tình hình mới.

Trang 17

+ Tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng và thị trường tiền tệ đểkịp thời nắm bắt diễn biến hoạt động ngân hàng và có biện pháp xử lý kịp thời những rủiro, vướng mắc, sai phạm Trọng tâm của công tác thanh tra, giám sát năm 2009 tập trungvào các nội dung chấp hành các tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng, quy định về lãi suất vàtỷ giá, chế độ quản lý ngoại hối, chính sách hỗ trợ lãi suất, cho vay tiêu dùng, kinh doanhbất động sản và chứng khoán, từ đó bảo đảm hiệu lực và hiệu quả thực thi pháp luật vàcác chính sách, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay.

+ Tăng cường theo dõi, phân tích, đánh giá, dự báo thị trường tiền tệ, cung – cầu vốn, lãisuất, tỷ giá để chủ động có biện pháp điều hành thích hợp.

+ Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, diễn biến tiềntệ và hoạt động ngân hàng nhằm giúp cho công chúng hiểu đúng, đầy đủ và thực hiện tốthơn các quy định pháp luật và chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

+ Phối hợp với các Bộ, ngành và tổ chức có liên quan triển khai các biện pháp hạn chếgăm giữ, đầu cơ ngoại tệ, chấn chỉnh bàn thu đổi ngoại tệ và việc niêm yết giá hàng hóa,dịch vụ bằng ngoại tệ.

Diễn biến lãi suất năm 2009 cho thấy: Lãi suất VND diễn biến khá phức tạp và có xuhướng tăng trong nửa cuối của năm 2009 Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay USDđều giảm Mục tiêu giữ ổn định lãi suất nhằm góp phần thực hiện chủ trương chống suygiảm kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô về cơ bản đã thành công nhờ sự kết hợp hài hòa cácbiện pháp kinh tế, pháp luật về hành chính Cơ chế trần lãi suất (150% lãi suất cơ bản)mặc dù được đánh giá là công cụ mang tính chất hành chính nhưng thực sự đóng vai tròrất quan trọng trong việc bình ổn lãi suất trong điều kiện lãi suất biến động bất lợi, đặcbiệt ở thời điểm khi mà nhu cầu vốn tín dụng tăng nhanh, áp lực tăng lãi suất lớn, trongkhi đó lại phải đảm bảo duy trì lãi suất thấp hợp lý để ổn định kinh tế vĩ mô và kích thíchkinh tế.

Nền kinh tế đã và đang từng bước lấy lại đà tăng trưởng, trong đó phải kể tới vai trò củahệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế, cụ thể:

Trang 18

Thứ nhất, về cơ bản, hệ thống ngân hàng vẫn được đảm bảo hoạt động an toàn, lànhmạnh, tiếp tục tăng trưởng và kinh doanh có lãi, đồng thời tích cực tăng vốn điều lệ Khókhăn của nền kinh tế hiện nay không phải xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống tài chính- ngân hàng Do đó, các giải pháp chống suy giảm kinh tế của Chính phủ chủ yếu tậptrung hỗ trợ lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội đãnhanh chóng phát huy tác dụng.

Thứ hai, hệ thống ngân hàng bảo đảm dòng vốn tín dụng lưu thông bình thường và mởrộng tín dụng đến các lĩnh vực của nền kinh tế theo nguyên tắc thương mại, kể cả trongviệc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất cũng không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng.Từ đó, hệ thống ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng đầy đủ, kịp thờivốn tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển của nền kinh tế.So với cuối năm 2008, huy động vốn của tổ chức tín dụng từ nền kinh tế đến cuối năm2009 ước tăng khoảng 28%, trong đó: Huy động vốn bằng VND tăng khoảng 28,5% vàbằng ngoại tệ tăng khoảng 25%;

So với cuối năm 2008, tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế đến cuối 2009 tăng khoảng37%, trong đó dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ tăng khoảng 15%.

3 Chính sách tiền tệ và tình hình thực hiện ở Việt Nam năm 2010

3.1 Tình hình:

Kinh tế thế giới phục hồi nhưng không đồng đều giữa các khu vực, lạm phát có xu hướngtăng nhanh, thị trường tài chính biến động phức tạp và cuộc khủng hoảng nợ tại Châu Âulàm ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế Kinh tế trong nước phục hồi khá nhanh và ổnđịnh, tuy nhiên, kinh tế vĩ mô vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bội chi ngân sách và nhập siêucòn cao, cán cân thanh toán thâm hụt, nguy cơ lạm phát cao do biến động kinh tế thế giớivà những yếu kém nội tại trong nền kinh tế.

Năm 2010, những diễn biến của tình hình kinh tế thế giới và trong nước đã có những ảnhhưởng cả tích cực lẫn tiêu cực đến kết quả điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngânhàng Nhà nước và diễn biến hoạt động của hệ thống ngân hàng trong năm 2010.

Trang 19

Ngân hàng Nhà Nước đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2010linh hoạt, thận trọng và chặt chẽ để kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán vàtín dụng đối với nền kinh tế, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, bảo đảm khả năng an toànthanh toán của hệ thống ngân hàng, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội năm 2010.

* Mục tiêu:

Năm 2010, mục tiêu chính của chính sách tiền tệ Việt Nam là:

- Kiềm chế lạm phát: Lạm phát năm 2010 được dự báo ở mức 20-22%.- Ổn định thị trường tiền tệ: Giữ tỷ giá hối đoái VND/USD tương đối ổn định.- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế GDP 6-6,5%.* Công cụ:

- Lãi suất: Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn

và lãi suất cơ bản nhiều lần trong năm 2010.

- Cung tiền: Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng các công cụ như nghiệp vụ thị trường mở,

dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền.

- Tỷ giá hối đoái: Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt

có kiểm soát.* Biện pháp:

- Điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ: lãi suất cơ bản, lãi suất táicấp vốn, lãi suất chiết khấu để kiểm soát mặt bằng lãi suất thị trường ở mức hợp lý vàthực dương, tạo điều kiện cho việc huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế để đáp ứngmục tiêu tăng trưởng; hoàn thiện cơ chế và điều hành linh hoạt công cụ dự trữ bắt buộc,tái cấp vốn phù hợp với yêu cầu kiểm soát theo mục tiêu tiền tệ.

- Điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá linh hoạt trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ sốgiá tiêu dùng, cán cân thương mại và các kênh đầu tư khác nhằm khuyến khích xuất khẩu,giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, theo đó điều chỉnh linh hoạt tỷ giá

Ngày đăng: 25/06/2024, 16:24

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w