LỜI MỞ ĐẦU Tất nhiên - ngẫu nhiên là một trong sáu cặp phạm trù cơ bản trong phép duy vật biện chứng thể hiện thuộc tính mối liên hệ của sự vật cơ bản, tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặ
Trang 1VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
-
-BÀI TẬP NHÓM MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI: NỘI DUNG CỦA CẶP PHẠM TRÙ “TẤT NHIÊN VÀ NGẪU
NHIÊN”
Thành viên lớp 4 – Nhóm 1:
Mai Ngọc Anh K11A Hoàng Hương Ly K11A Trần Linh Chi K11A Nguyễn Hà Phương K11A Nguyễn Lâm Phong K11A
Hà Nội - 2024
Trang 2Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2024
BIÊN BẢN HỌP NHÓM Lớp 4 – Nhóm 1 Kính gửi:Giáo viên dạy môn Triết học Mác-Lênin
I MỤC ĐÍCH HỌP NHÓM:
- Thảo luận, nghiên cứu và giải quyết bài tập nhóm
II QUÁ TRÌNH HỌP NHÓM:
1 Lần họp nhóm thứ 1:
- Thời gian thảo luận: từ 16h30 đến 17h30 ngày 10/11/2024
- Địa điểm: tại Phòng 102 Toà Giảng Đường
- Thành phần tham gia: đầy đủ các thành viên trong nhóm
- Nội dung thảo luận: Dựa vào đề tài được bóc thăm, đồng thời, trên cơ sở tự nghiên cứu, thảo luận và đóng góp ý kiến tích cực từ mỗi cá nhân trong nhóm
Từ đó, đưa ra dàn ý chung và trình bày khái quát các luận điểm chính của vấn
đề Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, các thành viên đóng góp ý kiến trong việc thay đổi dàn ý chung cho phù hợp
2 Lần họp nhóm thứ 2:
- Thời gian: từ 21h00 đến 22h00 ngày 12/11/2024
- Địa điểm: Online thông qua ứng dụng Messenger
- Thành phần tham gia: đầy đủ các thành viên trong nhóm
- Nội dung thảo luận: Nhóm trưởng đánh giá tiến độ công việc và thành phẩm thu được từ mỗi thành viên trong nhóm, yêu cầu bổ sung ở một số nội dung
3 Lần họp nhóm thứ 3:
- Thời gian: từ 18h00 đến 19h00 ngày 15/11/2024
- Địa điểm: Online thông qua ứng dụng Messenger
- Thành phần tham gia: đầy đủ các thành viên trong nhóm
- Nội dung thảo luận:
Trang 3+ Các thành viên đóng góp ý kiến về thành phẩm Chỉnh sửa bản Word và PowerPoint lần cuối
+ Nhóm trưởng đưa ra kết luận cuối cùng và công khai đánh giá
III PHÂN CHIA CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC:
giá
Kí tên xác nhận
Mai Ngọc Anh K11A Nhóm trưởng Phân chia công việc, chỉnh sửa
Word, Xây dựng nội dung
A
Hoàng Hương
Ly
K11A Thư ký Tổng hợp Word, làm
PowerPoint, Xây dựng nội dung
A
Trần Linh Chi K11A Thành viên Làm PowerPoint, Xây dựng nội
dung
A
Nguyễn Hà
Phương
K11A Thành Viên Thuyết trình, Xây dựng nội dung A
Nguyễn Lâm
Phong
K11A Thành Viên Thuyết trình, Xây dựng nội dung A
IV TỔNG KẾT:
Nhóm trưởng nhận xét quá trình làm việc của cả nhóm: Trong quá trình họp nhóm và làm bài tập nhóm, các thành viên tham gia họp đầy đủ, đúng giờ, thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, tích cực và sôi nổi Bài tập nhóm là kết quả nỗ lực và cố gắng của tất cả thành viên trong nhóm.
Biên bản họp nhóm hoàn thiện lúc 19h00 ngày 15/11/2024
Trang 4Hoàng Hương Ly Mai Ngọc Anh
MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU: 6
B NỘI DUNG 2
I Cơ sở lý luận về phép biện chứng duy vật và phạm trù tất nhiên-ngẫu nhiên của phép biện chứng duy vật: 2
1 Khái quát về phép biện chứng duy vật: 2
2 Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên: 2
3 Tính chất: 3
Trang 54 Bản chất: 3
5 Phân biệt phạm trù tất nhiên, ngẫu nhiên với phạm trù cái chung : 4
II Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên 5
1 Quan điểm của triết học trước Mác: 5
2 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: 5
III Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên 8
C KẾT LUẬN 9
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 6A LỜI MỞ ĐẦU
Tất nhiên - ngẫu nhiên là một trong sáu cặp phạm trù cơ bản trong phép duy vật biện chứng thể hiện thuộc tính mối liên hệ của sự vật cơ bản, tất nhiên
và ngẫu nhiên là hai mặt đối lập nhưng luôn nằm trong một thể thống nhất Trong khi cái tất nhiên vạch ra một con đường đi thẳng đến kết quả không thể khác được thì cái ngẫu nhiên lại là một sự hoặc cản trở hoặc thúc đẩy quá trình của cái tất nhiên dẫn đến một kết quả khác không thể đoán trước Tất nhiên và ngẫu nhiên đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng bên cạnh đó chúng luôn song hành cùng nhau làm cho các sự vật, hiện tượng vận động không theo một trật tự hay quytắc nào không thể đoán trước được Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn cần phải căn cứ vào cái tất nhiên nhưng không được bỏ qua cái ngẫu nhiên Để nhận thức được cái tất nhiên cần thông qua cái ngẫu nhiên vì cái tất nhiên luôn biểu lộ thông qua cái ngẫu nhiên Do tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá lẫn nhau vì vậy cần tạo ra những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hoá của chúng theo mục đích nhất định
Trong quá trình giải quyết bài tập nhóm do hạn chế về kiến thức cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết, nội dung bài tập nhóm của chúng
em không thể tránh khỏi những thiếu xót nên chúng em mong cô bỏ qua và đưa ra nhận xét và ý kiến đóng góp để nhóm chúng em rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong những bài tập tiếp theo
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7B NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận về phép biện chứng duy vật và phạm trù tất nhiên - ngẫu nhiên của phép biện chứng duy vật:
1 Khái quát về phép biện chứng duy vật:
- “Phạm trù” là những khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mô liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực hiện thực nhất định
- “Phạm trù của phép biện chứng duy vật” là những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiệnthực (bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy)
=> Như vậy, phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực Chúng giúp con người suy ngẫm những chất liệu cụ thể đã thu nhận được trong quá trình nhận thức và cải biến hiện thực, chỉ ra những đặc trưng cơ bản của khách thể Tính cặp đôi của các phạm trù thể hiện sự phản ánh biện chứng tính thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của thế giới khách quan Các phạm trù hình thành và phát triển trong hoạt động nhận thức hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội con người
2 Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên:
- Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác
* Ví dụ: Giống tốt, nước đủ, phân nhiều, chăm sóc đúng kỹ thuật thì năng suất cây trồng tăng
- Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự kết hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định Do đó, nó có thể xuất hiện, có
Trang 8thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện khác đi
* Ví dụ: Bão tố, lũ lụt ập đến ảnh hưởng đến năng suất cây trồng
3 Tính chất:
- Tính chất khách quan của tất nhiên là những sự việc, hiện tượng, quy luật tự nhiên đều có tính chất đúng đắn và không thể bị ảnh hưởng bởi quan điểm hay suy nghĩ của con người Tính chất này được chứng minh và giải thích bằng các phương pháp khoa học và có thể được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau
- Tính chất phổ biến của tất nhiên là những sự việc, hiện tượng, quy luật tự nhiên đều có tính chất chung và có thể được quan sát và trải nghiệm bởi nhiều người khác nhau Tính chất này là cơ sở cho việc xây dựng các kiến thức khoa học và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
- Tính chất khách quan của ngẫu nhiên là những sự việc, hiện tượng, quy luật ngẫu nhiên không bị ảnh hưởng bởi quan điểm hay suy nghĩ của con người Tính chất này là cơ sở cho việc xác định xác suất và thống kê trong các lĩnh vực như kinh tế, y học, xã hội học, v.v
- Tính chất phổ biến của ngẫu nhiên là những sự việc, hiện tượng, quy luật ngẫu nhiên có thể xảy ra trong nhiều trường hợp khác nhau và được quan sát
và trải nghiệm bởi nhiều người khác nhau Tính chất này là cơ sở cho việc áp dụng các phương pháp thống kê và xác suất trong nhiều lĩnh vực khác nhau
4 Bản chất:
- Bản chất của cặp phạm trù này là về sự đối lập giữa sự ổn định, có thể giải thích được và sự không dự đoán, không tuân theo quy luật Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự đa dạng, phức tạp và không thể hoàn toàn lường trước được của thế giới tự nhiên và xã hội
Trang 9- Sự kết hợp giữa "tất nhiên" và "ngẫu nhiên" thể hiện sự phong phú, đa dạng
và phức tạp của thế giới, từ các sự kiện dự đoán được và có thể diễn giải, đến những hiện tượng không thể lý giải hoặc xác định trước
5 Phân biệt phạm trù tất nhiên, ngẫu nhiên với phạm trù cái chung :
- Phạm trù cái chung nó chỉ đến những đặc điểm chung của một nhóm các vật hay hiện tượng Nó là một phạm trù tương đối, có thể bị phủ nhận Ví dụ:
“động vật có xương sống” là phạm trù cái chung của tất cả các loài động vật
có xương sống Tuy nhiên, không phải tất cả các loài động vật đều có cùng các đặc điểm khác nhau, nhưng chúng đều có xương sống Phạm trù cái chung thường được sử dụng để phân loại các vật hay hiện tượng vào các nhóm khác nhau dựa trên các đặc điểm chung của chúng
- Phạm trù tất nhiên có quan hệ với phạm trù “cái chung”, nguyên nhân, tính quy luật, nhưng không đồng nhất với những phạm trù đó Cái tất yếu là cái chung, nhưng không phải mọi cái chung đều là tất yếu Nếu cái chung được quyết định bởi bản chất nội tại của sự vật, khi đó cái chung gắn liền với cái tất nhiên, là hình thức thể hiện của cái tất nhiên Nếu cái chung không được quyết định bởi bản chất nội tại, mà chỉ là những sự lặp lại một số những thuộc tính khác ổn định nào đấy của sự vật, khi đó cái chung là hình thức thể hiện của cái ngẫu nhiên
* Ví dụ: mọi người sinh ra đều có nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại, học tập Đây là những nhu cầu liên quan đến sự tồn tại của con người Do vậy đây là cái chung tất yếu Nhưng sự giống nhau về sở thích ăn, mặc không phải là cái liên quan đến sự sống còn của con người mà do ý muốn chủ quan của mỗi người quyết định, do vậy đây là cái chung ngẫu nhiên Không phải chỉ có cái tất nhiên mới có nguyên nhân, mà cả ngẫu nhiên và tất nhiên đều có nguyên nhân Đồng thời cũng không nên cho những hiện tượng con người chưa nhận thức được nguyên nhân là hiện tượng ngẫu nhiên, còn những hiện tượng con người đã nhận thức được nguyên nhân và chi phối được nó là cái tất nhiên.
Trang 10- Quan niệm như vậy sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan, vì đã thừa nhận
sự tồn tại của cái ngẫu nhiên và tất nhiên là do nhận thức của con người quyết định Tất nhiên và ngẫu nhiên đều có quy luật, những quy luật quy định sự xuất hiện cái tất nhiên khác với quy luật quy định sự xuất hiện cái ngẫu nhiên
II Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên.
1 Quan điểm của triết học trước Mác:
- Chủ nghĩa duy tâm: trong tự nhiên chỉ có cái ngẫu nhiên tồn tại, không có tính tất nhiên, chỉ là thuộc tính của ý thức con người (Cantơ; C Piêcxơn)
- Chủ nghĩa duy vật trước Mác: trong thế giới khách quan, chỉ có cái tất nhiên tồn tại, còn ngẫu nhiên là kết quả của sự hiểu biết không đầy đủ của con người về nguyên nhân của nó (Đêmôcrit, Spinôza)
* Ví dụ:
- Những yếu tố làm cho năng suất lúa tăng cao cũng có thể do sâu rầy, bão tố
ập tới thì mất trắng đó lại là ngẫu nhiên
- Học tập chăm chỉ, phương pháp học tốt, nắm chắc kiến thức cơ bản ứng dụng nhiều trong thực tế thì sẽ đạt được kết quả tốt đó là điều tất nhiên Nhưng đến mùa thi nhà lại báo một vài tin buồn gì đó làm ảnh hưởng tới tư tưởng… Kết quả kém đi (điều này là ngẫu nhiên)
2 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
a Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại một cách khách quan, ở bên ngoài và độc lập với ý thức của con người.
- Dù con người có nhận thức được hay chưa, tất nhiên và ngẫu nhiên luôn tồn tại và phát huy vai trò của nó đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng
- Trong quá trình phát triển của sự vật, tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng:
Trang 11+ Cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật.
+ Cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của sự vật, có thể làm cho sự phát triển đó diễn ra nhanh hoặc chậm
- Sự phát triển diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào cái ngẫu nhiên, kể cả những cái ngẫu nhiên rất nhỏ
- Cái ngẫu nhiên bao giờ cũng vạch đường đi xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức của tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung của tất nhiên, làm cho cái tất nhiên được bộc lộ một cách sinh động, cụ thể
* Ví dụ:
+ Theo quy luật khách quan thì xã hội loài người tất nhiên sẽ vận động theo chiều hướng đi lên, nhưng quá trình đó lại không phải là con đường thẳng
mà trái lại, nó là con đường phức tạp, quanh co, bao hàm cả những bước thụt lùi trong một bối cảnh cụ thể do sự tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau đến tiến trình ấy
+ Cá tính của người lúc đầu lãnh đạo phong trào cách mạng
b Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt thống nhất và đối lập.
- Tuy cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không bao giờ tồn tại biệt lập với nhau dưới dạng thuần túy, mà bao giờ cũng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ
- Sự thống nhất hữu cơ đó thể hiện ở chỗ:
+ Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên
+ Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời bổ sung cho cái tất nhiên
Trang 12=> Tức là, cái tất nhiên bao giờ cũng là khuynh hướng của sự phát triển Khuynh hướng ấy mỗi khi tự bộc lộ mình thì bao giờ cũng bộc lộ ra dưới một hình thức ngẫu nhiên nào đó so với chiều hướng chung
- Bản thân cái tất nhiên chỉ có thể được tạo nên từ những cái ngẫu nhiên Còn tất cả những gì ta thấy trong hiện thực và cho là ngẫu nhiên thì đều không phải là ngẫu nhiên thuần túy, mà là những ngẫu nhiên đã bao hàm cái tất nhiên, đã che giấu cái tất nhiên
* Ví dụ:
+ Trên cơ sở thống kê tập hợp số lượng lớn nhiều cái tất nhiên sẽ có thể rút
ra kết luận về tính tất nhiên
+ Sự phát triển của cây xanh, khi ta gieo hạt trong điều kiện bình thường thì cây sẽ nảy mầm và phát triển (là tất nhiên) nhưng quá trình cây phát triển như thế nào, nhanh hay chậm thì còn tuỳ thuộc vào thời tiết, cách chăm sóc, ( những yếu tố ngẫu nhiên)
c Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau.
- Trong hiện thực, tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi, và trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau Tức là, tất nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngược lại
- Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối Thông qua những mặt này, hay trong mối quan hệ này, thì biểu hiện là tất nhiên nhiên, nhưng qua những mặt khác, mối quan hệ khác, thì lại là ngẫu nhiên; và ngược lại
* Ví dụ:
+ Nếu xét ở khía cạnh cuối cùng có vỡ hay không, thì việc quả trứng bị vỡ là tất nhiên Nhưng xét ở khía cạnh nó vỡ khi bị rơi, bị đập ra hay khi gà con đạp vỡ, thì việc bị vỡ Ví dụ:
Trang 13+ Trong xã hội công xã nguyên thủy, việc trao đổi vật này (áo…) lấy một vật khác (gà…) là ngẫu nhiên Vì khi ấy sức sản xuất của công xã chỉ đủ riêng cho mình dùng Sau này, khi sự phân công lao động đã rộng rãi, năng lực sản xuất đã lớn, có nhiều sản phẩm dư thừa Khi đó, sự trao đổi sản phẩm tất yếu phải diễn ra để làm cho cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ hơn là ngẫu nhiên
+ Trong các xã hội chưa có sự phát triển của quan hệ hàng hóa - tiền tệ thì
sự trao đổi hàng hóa chưa có tính tất yếu, nhưng khi quan hệ đó đã phát triển thì việc trao đổi hàng hóa lại trở thành cái có tính tất yếu (xuất phát từ các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa)
III Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
- Tất nhiên và ngẫu nhiên cùng với mối quan hệ giữa chúng không chỉ góp phần xây dựng lên phép biện chứng duy vật mà nó còn đưa lại cho chúng ta bài học trong hoạt động nhận thức và thực tiễn đời sống hàng ngày
Một là , cần dựa vào tất nhiên chứ không thể dựa vào cái ngẫu nhiên
* Ví dụ: bản thân sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phải tự tìm cho mình một môi trường học tập phù hợp, không được chần chừ, đẩy bản thân vào thế bị động Luôn tìm tòi, học hỏi những cái mới, những cơ hội mới đó là điều tất nhiên Còn sinh viên mà “ngồi há miệng chờ sung” chờ đợi những cơ hội đến với mình đó là ngẫu nhiên Dựa vào điều tất nhiên sẽ khiến sinh viên
có thêm nhiều cơ hội hơn cho bản thân, sẽ thành công hơn trong cuộc sống
Hai là , chỉ có thể tìm được tất nhiên bằng cách nghiên cứu những ngẫu nhiên, tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ mang tính tương đối, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau Vì vậy ta cần tạo ra những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của chúng theo mục đích nhất định, phù hợp với mong muốn bản thân