1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mối quan hệ giữa hai cặp phạm trù tất nhiên ngẫu nhiên tiểu luận cuối kỳ môn triết học mác lênin

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khi phản ánh hiện thực khách quan, con người nhận thức được tính không một nghĩa, không ngang giá trị của các mối liên hệ khác nhau vốn có ở sự vật, hiện tượng nên phân loại chúng thành

Trang 1

ĐẠI H C QUỐC GIA THÀNH PH H CHÍ MINH Ọ Ố ỒTRƯỜNG KHOA H C XÃ H I VÀ NHÂN VỌ Ộ ĂN

NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

T T NHIÊN Ấ– NGẪU NHIÊN (Ti u lu n cu i k môn Tri t hể ậ ố ỳ ế ọc Mác – Lênin)

Sinh viên th c hiự ện:

1 Nguy n Cao Kễ ỳ Anh MSSV: 2357061005 –2 Nguy n Ng c Thu Linh MSSV: 2357061042 ễ ọ ỳ –3 Trương Vũ Khánh Linh – MSSV: 2357061044 4 Nguy n H Hễ ồ ữu Trí MSSV: 2357061091 –5 Phan Lê Thanh Vân MSSV: 2357061098 –6 Tăng Phan Phương Vinh – MSSV: 2357061101 7 H a Ngứ ọc Phương Vy – MSSV: 2357061102 8 Trần Ngọc Phương Vy – MSSV: 2357061104

Giảng viên: TS Đào Tuấn H u ậ

TP.H Chí Minh 2024 ồ –

Trang 5

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ 4

1 Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò đối với sự vận động, phát triển: 4

2 T t nhiên và ng u nhiên tấ ẫ ồn t i th ng nh t vạ ố ấ ới nhau, không có cái tất nhiên thu n tuý hay ng u nhiên thu n tuý: ầ ẫ ầ 4

3 Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau: 5

4 Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ mang tính tương đối: 6

CHƯƠNG III: Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN 8

1 Trong hoạt động thực tiễn phải căn cứ vào cái tất nhiên, nhưng không được bỏ qua cái ngẫu nhiên 8

2 Để nhận thức được cái tất nhiên thì phải bắt đầu từ cái ngẫu nhiên 9

3 Trong những điều kiện nhất định, cái tất nhiên có thể biến thành cái ngẫu nhiên và ngược lại 11

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, với xu thế phát triển của thời đại thì triết học là một phần không thể nào tách rời với quá trình vận động của xã hội Triết học bắt nguồn từ thực tiễn, là yêu cầu của nhận thức và phân tích xã hội Những vấn đề triết học, trong lý luận nhận thức và thực tiễn, phương pháp biện chứng đều là nền tảng, là kim chỉ nam cho hành động thực tiễn để hình thành và phát triển xã hội

Một trong số những tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa Mác Lênin đã nêu - ra là nói về mối tương quan biện chứng của cặp phạm trù “Tất nhiên và ngẫu nhiên” Tất nhiên và ngẫu nhiên là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của triết học Mác Lênin và là một trong những nội dung của nguyên - lý về mối liên hệ này được sử dụng để phân tích mối quan hệ biện chứng Khi phản ánh hiện thực khách quan, con người nhận thức được tính không một nghĩa, không ngang giá trị của các mối liên hệ khác nhau vốn có ở sự vật, hiện tượng nên phân loại chúng thành nhóm các mối liên hệ nhất định phải xảy ra như thế (tất nhiên) và nhóm các mối liên hệ có thể xảy ra, có thể không xảy ra, xảy ra thế này hay xảy ra thế khác (ngẫu nhiên)

Phương pháp duy vật biện chứng là tiền đề và là nền móng của quá trình nghiên cứu, quá trình nhận thức Phạm trù triết học giúp con người suy ngẫm những chất liệu cụ thể đã thu nhận được trong quá trình nhận thức và cải biến hiện thực, chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất của khách thể Vì thế, đối với các sinh viên theo học chuyên ngành Quan hệ Quốc tế nói riêng và các sinh viên đang theo học tại hệ thống các trường Đại học Quốc gia TP HCM nói chung, việc trang bị cho bản thân những kiến thức thuộc phạm trù ấy theo những quy luật của phép biện chứng duy vật khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng cần thiết và hữu ích Bài tiểu luận này không chỉ mang lại kiến thức giúp chúng

Trang 7

em hiểu sâu hơn về cặp phạm trù “Tất nhiên và ngẫu nhiên” mà còn là hành trang vững chắc cho con đường sự nghiệp của chúng em sau này

Do đây là bài tiểu luận đầu tiên của chúng em sinh viên khoa Quan hệ - Quốc tế nên khó có thể tránh khỏi những sai sót Mong thầy cô sau khi xem qua có thể nhận xét và góp ý để chúng em có thể sửa và ngày càng hoàn thiện hơn trong việc học tập và làm bài tiểu luận Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô

Trang 8

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM

T t nhiên là những phạm trù triết học chỉ cái do mối liên hệ bản chất, những nguyên nhân bên trong của kết cấu vật chất (sự vật) quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được

Ví dụ, đã là con người, ai cũng phải sinh ra, lớn lên và chết đi Điều này là quy luật sinh tử của ự nhiên diễn ra từ trước đến nay, là tất nhiên không thể - t

khác được. Hay khi một cái ly bị rơi từ độ cao 10 mét thì nó chắc chắn sẽ vỡ Việc bị rơi từ độ cao lớn như trong trường hợp này, cái ly vỡ là tất nhiên Một ví dụ khác, cây cam phát triển thì sinh ra quả cam đó là tất nhiên, bởi từ đầu giống cam được gieo trồng để sinh ra và thu hái thành quả cuối cùng là quả

cam

trong bản thân kết cấu của sự vật, vật chất (nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định) Ngẫu nhiên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện theo nhiều cách, bằng cách này hoặc cách khác

Ví dụ, thời điểm anh Nguyễn Văn A sinh ra hay chết đi trong cuộc sống là hoàn toàn ngẫu nhiên Có thể là năm 2019 hoặc 2017 hoặc 2020, các thời điểm này có thể khác đi do những nguyên nhân bên ngoài Việc một cái ly bị rơi là ngẫu nhiên, nó có thể bị rơi hoặc không Hoặc uả cam phát triển nhanh hay q

chậm tuỳ thuộc vào yếu tố môi trường, điều kiện xung quanh, đó là: sâu bọ, nhiệt độ, độ ẩm, đất đai…đó là ngẫu nhiên

Trang 9

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ

sự vận động, phát triển:

Dù con người có nhận thức được hay chưa, tất nhiên và ngẫu nhiên luôn tồn tại và phát huy vai trò của nó đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng: tất nhiên đóng vai trò quyết định, chi phối quá trình phát triển còn ngẫu nhiên ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của sự vật, hiện tượng, làm cho diễn ra nhanh hay chậm, tốt hay xấu

Vậy nên có thể nói rằng tất nhiên hay ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng đối với sự vận động, phát triển, không thể bác bỏ hoàn toàn cái tất nhiên hay ngẫu nhiên

Ví dụ đối với trứng gà, độ ẩm khi mới ấp sẽ là 60% và tăng dần tới 75% tới khi trứng nở, đồng thời nhiệt độ ấp trứng là 36 37,8 độ Vậy những yếu tố cần -

và đủ để trứng gà có thể nở là cái tất nhiên Tuy nhiên trong một số trường hợp như lò sưởi hỏng, độ ẩm trong không khí vào 1 khoảng thời gian bỗng nhiên lại thấp hoặc cao hơn độ ẩm cần thiết thì đây là những yếu tố ngẫu nhiên nhưng lại có ảnh hưởng đến việc trứng gà có nở hay không

2 T t nhiên và ng u nhiên t n tấẫồại thống nh t v i nhau, không có cái tấ ớất

nhiên thu n tuý hay ng u nhiên thuầẫần tuý:

Tuy cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không bao giờ tồn tại biệt lập với nhau dưới dạng thuần túy, mà bao giờ cũng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ

Sự thống nhất hữu cơ đó thể hiện ở chỗ:

Trang 10

• Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên đồng thời cũng thể hiện qua vô số cái ngẫu nhiên đó

• Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, bổ sung cho cái tất nhiên

Tức là, cái tất nhiên bao giờ cũng là khuynh hướng của sự phát triển Khuynh hướng ấy mỗi khi tự bộc lộ mình thì bao giờ cũng bộc lộ ra dưới một hình thức ngẫu nhiên nào đó so với chiều hướng chung Bản thân cái tất nhiên chỉ có thể được tạo nên từ những cái ngẫu nhiên Còn tất cả những gì ta thấy trong hiện thực và cho là ngẫu nhiên thì đều không phải là ngẫu nhiên thuần túy, mà là những ngẫu nhiên đã bao hàm cái tất nhiên, đã che giấu cái tất nhiên

Ví dụ trên một đoạn đường, việc xảy ra tai nạn là ngẫu nhiên Nhưng nếu đoạn đường liên tiếp xảy ra tai nạn, thì cần xem xét bởi có những cái tất nhiên (đường hẹp, đường gập ghềnh nhiều ổ gà, không có biển báo, không có đèn soi sáng đường khi tối) tiềm ẩn để dẫn đến cái ngẫu nhiên đó

Hay như Ăng ghen đã đưa ra ví dụ: Sự xuất hiện của các nhân vật xuất sắc trong lịch sử đó là điều tất nhiên nhưng nhân vật đó là ai lại là điều ngẫu nhiên, không phát hiện được người này thì sẽ phát hiện được người khác

Trong hiện thực, tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi, và trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau Tức là, tất nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngược lại

Sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chỗ, khi xem xét trong mối quan hệ này, thông qua mặt này thì sự vật, hiện tượng đó là cái ngẫu

Trang 11

nhiên, nhưng khi xem xét trong mối quan hệ khác, thông qua mặt khác thì sự vật, hiện tượng đó lại là cái tất yếu Như vậy ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối, không nên quá cứng nhắc khi xem xét sự vật, hiện tượng.

Trong trường hợp trái táo rơi xuống đầu Newton thì việc trái táo rơi là điều tất nhiên nhưng thời điểm và đối tượng lại là điều ngẫu nhiên.

Trong trường hợp từ xa xưa việc trao đổi hàng hóa chỉ là điều ngẫu nhiên tuy nhiên sau một khoảng thời gian xã hội và lao động phát triển thì cái việc trao đổi ngẫu nhiên đó lại trở thanh điều tất nhiên trong đời sống.

Vậy trong các mối quan hệ khác nhau Tất nhiên và Ngẫu nhiên có thể chuyển hóa vị trí cho nhau dựa vào các điều kiện trong từng trường hợp.

Trong mối quan hệ này là tất nhiên, nhưng trong mối quan hệ khác là ngẫu nhiên và ngược lại

Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối Thông qua những mặt này, hay trong mối quan hệ này, thì biểu hiện là tất nhiên, nhưng qua những mặt khác, mối quan hệ khác, thì lại là ngẫu nhiên; và ngược lại

Nếu một cái ly ở gần mép bàn thì việc nó rơi vỡ là điều tất nhiên tuy nhiên yếu tố ngoại cảnh tác động lên làm nó rơi vỡ lại là điều hoàn toàn ngẫu nhiên

Vậy ta có thể thấy dựa vào rất nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài trong từng mối quan hệ, từng trường hợp khác nhau mà tất nhiên và ngẫu nhiên có thể thay thế vị trí cho nhau

Trang 12

Mối tương quan:

- Phạm trù tất nhiên có quan hệ với phạm trù "cái chung", "nguyên nhân", tính quy luật, nhưng không đồng nhất với những phạm trù đó Cái tất yếu là cái chung, nhưng không phải mọi cái chung đều là tất yếu Nếu cái chung được quyết định bởi bản chất nội tại của sự vật, khi đó cái chung gắn liền với cái tất nhiên, là hình thức thể hiện của cái tất nhiên Nếu cái chung không được quyết định bởi bản chất nội tại, mà chỉ là những sự lặp lại một số những thuộc tính khác ổn định nào đấy của sự vật, khi đó cái chung là hình thức thể hiện của cái ngẫu nhiên.

- Và không phải chỉ có cái tất nhiên mới có nguyên nhân, mà cả ngẫu nhiên và tất nhiên đều có nguyên nhân Đồng thời cũng không nên cho những hiện tượng con người chưa nhận thức được nguyên nhân là hiện tượng ngẫu nhiên, còn những hiện tượng con người đã nhận thức được nguyên nhân và chi phối được nó là cái tất nhiên Tất nhiên và ngẫu nhiên đều có quy luật, những quy luật quy định sự xuất hiện cái tất nhiên khác với quy luật quy định sự xuất hiện cái ngẫu nhiên.

Trang 13

CHƯƠNG III: Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

được bỏ qua cái ngẫu nhiên

Tất nhiên và ngẫu nhiên cùng với mối quan hệ giữa chúng không chỉ góp phần xây dựng lên phép biện chứng duy vật mà nó còn có ý nghĩa đưa lại cho chúng ta bài học trong nhận thức và thực tiễn của đời sống hằng ngày:

Một là, trong hoạt động tư duy và thực tiễn phải căn cứ vào cái tất nhiên chớ không phải ngẫu nhiên, vì cái tất nhiên luôn gắn liền với bản chất của sự vật sự việc, cái nhất định phải xảy ra theo quy luật của nội tại, còn cái ngẫu nhiên nó không gắn liền với bản chất nội tại của sự vật nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra

Tuy nhiên không được bỏ rơi cái ngẫu nhiên và cũng đồng thời tách rời cái tất nhiên khỏi ngẫu nhiên, cần xuất phát từ cái ngẫu nhiên rồi mới dẫn tới cái tất nhiên và khi dựa vào cái tất nhiên ta cũng cần phải chú ý đến cái ngẫu nhiên Vì tất nhiên gắn liền với bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theo quy luật của nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn liền với bản chất của nội tại của sự vật, nó có thể xảy ra, có thể không Do vậy, trong hoạt động thực tiễn ta phải dựa vào cái tất nhiên, mà không thể dựa vào cái ngẫu nhiên, nhưng cũng không hoàn toàn bỏ qua cái ngẫu nhiên, cái ngẫu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu sắc Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương án chính, người ta còn thấy có các phương án hoạt động dự phòng để chủ động đáp ứng những biến ngẫu nhiên có thể xảy ra

Trang 14

Ví dụ 1: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đã đến làm việc với Bác nhưng đã đến muộn 15p, tất nhiên là có lí do vì trời mưa to suối lũ ngựa không qua được, Bác bảo:

“Chú làm tướng mà đi trễ 15p thì quân của chú khi hiệp đồng sẽ sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã sai khi không chuẩn bị đủ các phương án, nên đã không giành được thế chủ động.”

Để mưa gió suối lũ là những sự kiện ngẫu nhiên, qua câu chuyện của bác cũng giúp chúng ta thấy được rằng, nếu vị tướng này đang trong một trận chiến thì ngài ấy đã có thể nhận về sự thất bại trên chiến trường bởi lẽ ngài đã không lường trước hết những trường hợp mà quân lính ngài chỉ huy có thể gặp mà chỉ có duy nhất một phương án để tác chiến, điều đó đã dẫn đến tư thế liệt vị bị động khi có điều bất ngờ xảy đến

Từ đó ta có thể nhận ra rằng: phải luôn luôn dự trù cho mình ít nhất một phương pháp thoát ly, không chủ quan, duy ý chí làm ảnh hưởng đến người khác Trong học tập phải luôn luôn chuẩn bị kiến thức thật tốt, chủ động tìm ra phương pháp học tập tốt nhất cho bản thân

Ví dụ 2: Học đi đôi với hành là điều tất nhiên Vì vậy, là sinh viên Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,

bản thân phải luôn vận động để phát triển thay vì ngồi “há miệng chờ sung”, luôn tìm tòi tận dụng mọi cơ hội đến với chúng ta để tránh phải rơi vào thế bị động

Vì cái tất nhiên không tồn tại thuần tuý mà bộc lộ qua vô vàn cái ngẫu nhiên Do vậy muốn nhận thức được về cái tất nhiên thì phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích so sánh với rất nhiều cái ngẫu nhiên, vì không phải cái không

Trang 15

phải cái chung nào cũng là cái tất yếu, nên khi nghiên cứu cái ngẫu nhiên không chỉ dừng lại ở việc tìm ra cái chung, mà cần phải tiến sâu hơn nữa mới tìm ra được cái chung tất yếu

Cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển hoá thành cái tất nhiên Do vậy trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, chúng ta không được xem nhẹ, bỏ qua cái ngẫu nhiên, mặc dù nó không quyết định sự phát triển của sự vật

Tất nhiên nhất định phải xảy ra đúng như thế nên trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào tất nhiên chứ không thể dựa vào ngẫu nhiên; như vậy, nhiệm vụ của khoa học là tìm cho được mối liên hệ tất nhiên của hiện thực khách quan

Nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của khoa học nói riêng là phải nhậnthức cái tất nhiên ẩn giấu đằng sau những cái ngẫu nhiên, đồng thời giúp con người ngăn ngừa sự tác động của những ngẫu nhiên không có lợi và sử dụng những ngẫu nhiên có lợi cho con người

Ví dụ: Miền Nam nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới xavan với hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa điều này là tất nhiên Tuy nhiên, để đi đến kết ,

luận này, các nhà khí tượng học đã phải tìm hiểu và trải qua rất nhiều nghiên cứu, từ đó phát hiện tính chu kỳ của khí hậu miền Nam Việt Nam ( mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, trong khi mùa khô sẽ bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau )

Vậy: quá trình tìm hiểu và nghiên cứu là ngẫu nhiên, từ đó cái tất nhiên được bộc lộ ra

Ranh giới giữa tất nhiên với ngẫu nhiên chỉ là tương đối nên sau khi nhận thức được các điều kiện có thể tạo ra sự chuyển hóa trên, có thể tạo ra điều kiện

Ngày đăng: 09/08/2024, 20:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w