1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài vấn đề tội phạm công nghệ cao từ góc nhìn của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề “Tội Phạm Công Nghệ Cao” Từ Góc Nhìn Của Cặp Phạm Trù Tất Nhiên Và Ngẫu Nhiên
Tác giả Lã Hồng Hạnh
Người hướng dẫn TS Nguyễn Tiến Hùng
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên 8CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA ĐỀ TÀI TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO 102.1.. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Vấn đề “Tội phạm công nghệ cao” t

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA CƠ BẢN – BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI: “ Vấn đề “ Tội phạm công nghệ cao”

từ góc nhìn của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên”

GVHD: TS Nguyễn Tiến Hùng SVTH: Lã Hồng Hạnh

Mã sinh viên: 7143401014 Lớp: QTMA 14A

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN

STT Nội dung, nhận xét Giảng viên nhận xét Điểm Điểm

kết luận giảng viên

(Lý luận + Thực tiễn)

8,0

10

Họ và tên giảng viên:

Chữ ký giảng viên:

Trang 3

MỤC LỤC Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5 Những đóng góp mới của đề tài 5

6 Kết cấu của đề tài 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CẶP PHẠM TRÙ TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN 7

1.1 Khái niệm tội phạm công nghệ cao 7

1.2 Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA ĐỀ TÀI TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO 10

2.1 Thực trạng tội phạm công nghệ cao ở nước ta hiện nay 10

2.2 Một số xu hướng, phương thức, thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao 11 2.3 Nguyên nhân dẫn tới tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng 12

2.4 Hạn chế trong việc phòng chống tội phạm công nghệ cao 13

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VẤN ĐỀ TỘI PHẠM

CÔNG NGHỆ CAO 15

1 Về phía Đảng và Nhà nước 15

2 Về phía người dân 16

PHẦN KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 .Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội và internet Sự phát triển nhanh chóng của internet mang lại nhiều lợi ích cho con người, tuy nhiên nó cũng kéo theo những hệ lụy đó là tội phạm công nghệ cao ngày càng nhiều và lộng hành dưới nhiều hình thức tinh vi hơn Hiện nay tội phạm công nghệ cao gây ra nhiều tác hại đến trật tự an toàn xã hội, đời sống của con người trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội… với thủ đoạn ngày càng tinh vi khiến người dân tâm lý người dân hoang mang, bất an Tội phạm công nghệ cao sử dụng những hành vi phạm pháp xâm hại, đe dọa, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của nạn nhân nhằm trục lợi cho chính bản thân mình

Có thể nói, tội phạm công nghệ cao đang cố ý sử dụng những kiến thức,

kỹ năng về công nghệ thông tin và lợi dụng những lỗ hổng trên mạng internet nhằm đánh cắp dữ liệu, thông tin cá nhân của người dùng trên các nền tảng mạng xã hội để phục vụ cho mục đích bất chính của bản thân Từ đó, gián tiếp hoặc trực tiếp vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng tới đời sống tinh thần hoặc vật chất của cá nhân hoặc tổ chức

Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Vấn đề “Tội phạm công nghệ cao” từ góc nhìn của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích

Cung cấp cái nhìn bao quát về tội phạm công nghệ cao, từ đó đưa ra một vài giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này

2.2 Nhiệm vụ

- Nêu bật cơ sở lí luận mà đề tài đề cập

- Nêu lên thực trạng vấn nạn “tội phạm công nghệ cao”

- Đưa ra xu hướng, phương thức phạm tội

- Đưa ra nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu vấn nạn trên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 5

3.1 Đối tượng

Đề tài nghiên cứu về vấn đề tội phạm công nghệ cao

3.2 Phạm vi

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:

- Về nội dung nghiên cứu: vấn đề tội phạm công nghệ cao ở nước ta

Gồm 2 phần lý luận và thực tiễn:

- Về mặt lý luận: làm rõ thêm khung lý luận về vấn đề tội phạm công nghệ cao

- Về mặt thực tiễn: Phát hiện các vấn đề tội phạm công nghệ cao, chỉ rõ những hạn chế trong việc ngăn chặn, phòng tránh tội phạm công nghệ cao ở nước ta

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam 4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận án, tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đồng thời vận dụng quan điểm khách quan, quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm thực tiễn

5 Những đóng góp mới của đề tài

5.1 Về lý luận

Làm rõ thêm khung lý luận về vấn đề tội phạm công nghệ cao

5.2 Về thực tiễn

Phát hiện các vấn đề tội phạm công nghệ cao, chỉ rõ những hạn chế trong việc ngăn chặn, phòng tránh tội phạm công nghệ cao ở nước ta; đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng này

Trang 6

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận gồm

3 chương như sau:

● Chương 1: Quan điểm của triết học Mác - Lênin về cặp phạm trù tất nhiên

và ngẫu nhiên

● Chương 2: Thực trạng và những vấn đề đặt ra của đề tài tội phạm công nghệ cao

● Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế vấn đề tội phạm công nghệ cao

Trang 7

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

VỀ CẶP PHẠM TRÙ TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN

1.1 Khái niệm tội phạm công nghệ cao

Tội phạm công nghệ cao hoặc tội phạm ảo hay tội phạm không gian ảo (tiếng Anh: Cyber criminal là bất kỳ hành động phi pháp nào liên quan đến một)

máy tính hoặc một mạng máy tính Các máy tính có thể được dùng như phương tiện để thực hiện các hoạt động phạm pháp hoặc cũng có thể là mục tiêu của hành vi phạm tội Tội phạm công nghệ cao được định nghĩa là: hành vi phạm pháp có chủ đích đối với một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức nào đó, gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của nạn nhân hoặc gây hại về mặt vật chất hoặc tinh thần cho nạn nhân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bằng những công nghệ hiện đại liên quan đến mạng viễn thông như Internet (việc này cũng bao gồm các nhóm chat, email, mạng xã hội, ) và điện thoại (các công nghệ Bluetooth, 3G, SMS, MMS, ) Các hoạt động tội phạm công nghệ cao ngày nay đều là những mối đe dọa tới an ninh và nền kinh tế của quốc gia Những vấn đề xoay quanh tội phạm công nghệ cao thường bao gồm các hoạt động bất hợp pháp như: chiếm dụng và sử dụng trái phép tài nguyên máy tính (hacking), vi phạm bản quyền, các chương trình giám sát bất hợp pháp, tống tiền và ấu dâm

Ở những mức độ trầm trọng hơn, các hoạt động tội phạm công nghệ cao còn nhắm đến việc phá hoại các hệ thống máy tính bằng cách phát tán các mã độc,

ăn cắp các thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của nạn nhân, lấy cắp các thông tin tình báo, bí mật quốc gia, mua bán trái phép vũ khí, ma túy, nô lệ tình dục Các chính phủ ở các quốc gia ngày nay và cả những tổ chức phi chính phủ đều có những hoạt động dính líu đến tội phạm công nghệ như các hoạt động gián điệp mạng Do ảnh hưởng của các hoạt động tội phạm công nghệ cao xuyên biên giới có thể làm ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, nguy cơ của những

Trang 8

cuộc chiến tranh trên không gian mạng giữa các nước là điều không thể tránh khỏi [11]

1.2 Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên

1.2.1 Khái niệm cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên

- Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác

- Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện thế này hoặc xuất hiện thế khác

1.2.2 Mối quan hệ giữa ngẫu nhiên và tất nhiên

- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định đối với sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, trong đó cái tất nhiên đóng vai trò quyết định Tuy nhiên, trong quá trình vận động không phải chỉ có tất nhiên mới đóng vai trò quan trọng mà cả tất nhiên và ngẫu nhiên cũng đóng góp một phần đáng kể Nếu mà cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự vật diễn ra nhanh hay chậm

- Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với nhau Không có cái tất nhiên thuần túy và ngẫu nhiên thuần túy Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên Còn ngẫu nhiên

là hình thức biểu hiện của tất nhiên, là cái bổ sung cho tất nhiên

- Tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa cho nhau

1.2.3 Mối tương quan

Phạm trù tất nhiên có quan hệ với phạm trù "cái chung", "nguyên nhân", tính quy luật, nhưng không đồng nhất với những phạm trù đó Cái tất yếu là cái chung, nhưng không phải mọi cái chung đều là tất yếu Nếu cái chung được quyết định bởi bản chất nội tại của sự vật, khi đó cái chung gắn liền với cái tất

Trang 9

nhiên, là hình thức thể hiện của cái tất nhiên Nếu cái chung không được quyết định bởi bản chất nội tại, mà chỉ là những sự lặp lại một số những thuộc tính khác ổn định nào đấy của sự vật, khi đó cái chung là hình thức thể hiện của cái ngẫu nhiên

Và không phải chỉ có cái tất nhiên mới có nguyên nhân, mà cả ngẫu nhiên và tất nhiên đều có nguyên nhân Đồng thời cũng không nên cho những hiện tượng con người chưa nhận thức được nguyên nhân là hiện tượng ngẫu nhiên, còn những hiện tượng con người đã nhận thức được nguyên nhân và chi phối được

nó là cái tất nhiên Tất nhiên và ngẫu nhiên đều có quy luật, những quy luật quy định sự xuất hiện cái tất nhiên khác với quy luật quy định sự xuất hiện cái ngẫu nhiên [2]

1.2.4 Ý nghĩa của phương pháp luận

- Tất nhiên nhất định phải xảy ra đúng như thế nên trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào tất nhiên chứ không thể dựa dẫm vào ngẫu nhiên và như vậy, nhiệm vụ của khoa học là tìm cho được mối liên hệ tất nhiên chả hiện thực khách quan

- Tất nhiên không tồn tại dưới dạng thuần túy bên trong hoạt động nhận thức chỉ

có thể chỉ ra được tất nhiên bằng cách nghiên cứu những ngẫu nhiên mà tất nhiên phải đi qua

- Ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển, thậm chí còn có thể làm cho tiến trình phát triển của sự vật, hiện tượng đột ngột biến đổi, do vậy không nên

bỏ qua ngẫu nhiên mà phải có những phương án dự phòng trường hợp các sự cố ngẫu nhiên xuất hiện bất ngờ

- Ranh giới giữa ngẫu nhiên và tất nhiên chỉ là tương đối nên sau khi nhận thức được các điều kiện có thể tạo ra sự chuyển hoá trên, có thể tạo ra điều kiện thuận lợi để “biến” ngẫu nhiên phù hợp với thực tiễn thành tất nhiên và tất nhiên không phù hợp với thực tiễn thành ngẫu nhiên [1tr101]

Trang 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA ĐỀ TÀI TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO

2.1 Thực trạng tội phạm công nghệ cao ở nước ta hiện nay

Tội phạm sử dụng công nghệ cao đứng thứ hai trong các loại tội phạm nguy hiểm nhất, sau tội phạm khủng bố và Viê {t Nam đang đứng trong top 7 thế giới

về các hoạt động đe dọa tấn công mạng Số các vụ án mà đối tượng lợi dụng mạng internet để thực hiện hành vi tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng nhiều và tinh vi hơn, đặc biệt có sự liên kết giữa tội phạm trong và ngoài nước thông qua các phương pháp tấn công vào hệ thống như là Phishing (lừa đảo), Deface (xâm nhập), Malware (phần mềm độc hại)… để tấn công vào người sử dụng Số liệu tổng hợp trong giai đoạn 2010 – 2019 có 207.353 cuộc tấn công vào Việt Nam, trong đó Phishing là 29.059 cuộc (14,01%), Deface là 105.971 cuộc (chiếm 51,11%), Malware là 72.323 cuộc (chiếm 34,88%) [7]

Chỉ với từ khoá “Bắt giữ tội phạm công nghệ cao” trên công cụ tìm kiếm google, chúng ta đã thu về được khoảng 19.100.000 kết quả trong vòng 0,39 giây Qua có thể thấy loại tội phạm này trong thời gian qua đã có chiều hướng gia tăng như thế nào Nhất là trong thời gian cao điểm đại dịch Covid-19, khi hầu hết mọi người dành thời gian thực hiện giãn cách xã hội để làm việc trực tuyến tại nhà, thì loại tội phạm này lại triển khai mạnh các hoạt động lừa đảo trên không gian mạng, nhất là đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân [6]

Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, trong quý I/2021 đã có tổng số 1.271 cuộc tấn công mạng, gây ra sự cố nhằm vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam Với các phương thức như: tấn công cài mã độc, tấn công lừa đảo, tấn công thay đổi giao diện Theo đại biểu, tình trạng rò rỉ dữ liệu người dùng hiện nay vẫn chưa được kiểm soát, nhiều trang mạng trong nước và quốc tế vẫn liên tục rao bán dữ liệu chứa thông tin về căn cước công dân số, điện thoại, thư điện

tử của hàng triệu người Việt Nam Bên cạnh đó, việc đầu tư vào các sản phẩm bảo mật, diệt virus, quản trị văn phòng vẫn dừng ở các con số khiêm tốn [4]

Trang 11

2.2 Một số xu hướng, phương thức, thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao

- Giả danh cán bô { Công an, Viê {n Kiểm sát, Tòa án gọi điện cho người dân để thực hiện hành vi lừa đảo, gây sức ép, yêu cầu khác nhau như: phục vụ điều tra, làm người dân hoang mang… Từ đó, phải chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản do các đối tượng này cung cấp

- Lừa đảo qua mạng xã hô {i: chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của người bị hại, tiếp tục tạo ra các kịch bản nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại; kết bạn qua mạng xã hội và hứa hẹn gửi quà có giá trị Sau

đó, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nộp thuế hoặc lệ phí hải quan nhằm chiếm đoạt tiền; hoặc gửi tin nhắn qua Facebook, Zalo thông báo trúng thưởng và đề nghị nộp phí để nhận thưởng

- Tấn công mạng để chiếm đoạt thông tin, tài khoản, cụ thể như: tấn công hộp thư điện tử, thay đổi nội dung các thư điện tử, nội dung các giao dịch, hợp đồng thương mại để chiếm đoạt tài sản; hoặc giả mạo các trang thông tin điện tử, các dịch vụ trực tuyến để lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng và rút tiền

- Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động thương mại điện tử như: các đối tượng mở các trang cá nhân bán hàng online, đă {t hàng, sau đó quảng cáo, rao bán các mặt hàng, yêu cầu bị hại chuyển khoản đặt cọc Sau khi nhận cọc hay được chuyển khoản trước để đặt mua hàng, đối tượng không giao hàng hoặc giao hàng giả, hàng kém chất lượng, chúng thường khóa trang mạng của mình hoặc xóa hẳn để xóa dấu vết, bỏ số điện thoại và chiếm đoạt tài sản của bị hại

- Thông qua hình thức kinh doanh đa cấp hoặc qua các sàn giao dịch ảo (sàn vàng, ngoại tệ, bất động sản), tự lập hoặc đứng ra làm đầu mối cho sàn giao dịch nước ngoài để lôi kéo khách hàng mở tài khoản giao dịch để chiếm đoạt tiền đầu

- Giả mạo cán bộ ngân hàng yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các giao dịch ngân hàng của người dân để chiếm đoạt tài sản [8]

Trang 12

- Xu hướng tấn công, truy cập qua VPN (Virtual Private Network - là công nghệ xây dựng hệ thống mạng riêng ảo nhằm đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin, truy cập từ xa và tiết kiệm chi phí) trở nên phổ biến, do gia tăng ứng dụng truy cập qua VPN, khi nhân viên thường xuyên phải làm việc ở ngoài văn phòng Theo Báo cáo tổng kết của Kaspersky năm 2014 (Kaspersky Security Bulletin 2014), có 1,4 triệu vụ tấn công người dùng bằng mã độc trên Android năm 2014, tăng gấp 4 lần so với năm 2013 Trong đó, Việt Nam đứng thứ 6 trên toàn thế giới về số người dùng thiết bị di động bị mã độc tấn công Nguy cơ mất an toàn thông tin (ATTT) đang ở mức đáng báo động khi Việt Nam có gần 50% số người dùng có nguy cơ nhiễm mã độc khi sử dụng Internet trên máy tính, xếp hạng 4 trên toàn thế giới; và đứng đầu thế giới với gần 70% người dùng máy tính dễ bị nhiễm mã độc, phần mềm độc hại cục bộ (qua USB, thẻ nhớ,…) Ngoài ra, Microsoft ước tính rằng có khoảng 80% máy tính tại Việt Nam nhiễm các loại mã độc và phần mềm độc hại [10]

2.3 Nguyên nhân dẫn tới tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng

- Về an ninh xã hội: xuất phát từ các thế lực thù địch, phản động với mục đích thông qua mạng viễn thông để chống phá, xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước Bọn chúng mong muốn lôi kéo nhân dân Việt Nam về phía chúng, biến nhân dân thành công cụ chống phá lại Đảng và Nhà Nước

- Về trật tự an toàn xã hội: xuất phát từ mục đích muốn đánh cắp thông tin và hệ thống của cơ quan, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế của Nhà nước Tội phạm công nghệ cao thực hiện hành vi tấn công, phá hoại, lây nhiễm virus, phần mềm gián điệp, mã tin học độc hại…, với mức độ, tính chất vô cùng nghiêm trọng, đã làm rối loạn hoạt động của hệ thống và lộ lọt thông tin

- Về xã hội: vì mục đích tư lợi như chiếm đoạt tài sản, lừa đảo, tống tiền, đe dọa, Hành vi sử dụng điện thoại để gọi điện lừa gạt tiền, hoặc gửi những đường liên kết nhằm hack tài khoản người dùng để chiếm đoạt thông tin với mục đích đeo dọa, tống tiền, [8]

Ngày đăng: 23/05/2024, 11:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w