Suy rộng ra trong xã hội, "Tất nhiên" là những yếu tố, quy luật và sự tác động cơ bản mà xã hội không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của nó.. Đây là một quy luật cơ bản trong
Trang 1TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
*******************
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNINBÀI TẬP NHÓM
Đề bài:
Trình bày cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên.Trình bày nội dung quy luật phủ định của phủ
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN TỔ 4 LỚP K67D43
1 Trần Thị Thanh Hoa 29/06/1976 Vietcomban
Trang 31.Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên 4
1.1.Khái niệm về cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên 4
1.2.Mối quan hệ biện chứng giữa “Ngẫu nhiên” và “Tất nhiên” 5
1.3.Ý nghĩa phương pháp luận 6
2.Quy luật Phủ định của phủ định 7
2.1.Khái niệm 7
2.2.Nội dung quy luật phủ định của phủ định 82.3.Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định .9
Trang 4NỘI DUNG1.Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
Cặp phạm trù “tất nhiên” và “ngẫu nhiên” là một trong những cặp phạm trù cơ bản của Triết học nói chung và cũng như của phép biện chứng duy vật nói
4
Trang 5riêng Nói là cơ bản vì nó chính là một sản phẩm khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy của phép biện chứng Cùng với các cặp phạm trù khác, “tất nhiên” và “ngẫu nhiên” đã xây dựng nên cho Triết học một nền tảng lý luận vững chắc, cơ bản để từ đó Triết học giải quyết được nhiều vấn đề khác
1.1 Khái niệm về cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
“Tất nhiên” là một phạm trù dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản,
bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định thì nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được
Suy rộng ra trong xã hội, "Tất nhiên" là những yếu tố, quy luật và sự tác động cơ bản mà xã hội không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của nó Đây là những yếu tố bắt buộc và tất yếu tồn tại để xây dựng và duy trì xã hội Theo Marx, "tất nhiên" là những yếu tố cơ bản của sản xuất vật chất, chẳng hạn như công nghệ, phương tiện sản xuất, cơ cấu sản xuất và quan hệ sản xuất Tất nhiên" chỉ ra những quy luật kinh tế và xã hội không thể thay đổi được, không phụ thuộc vào ý muốn của con người.
Ví dụ: Quy luật cung - cầu trong kinh tế là một phạm trù tất nhiên Theo quy luật này, khi nguồn cung cấp số lượng một mặt hàng tăng, giá cả sẽ giảm, và ngược lại, khi cung cấp giảm, giá cả sẽ tăng Đây là một quy luật cơ bản trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa trong xã hội.
Ngược lại với phạm trù tất nhiên, “Ngẫu nhiên” lại là cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất, sự vật quyết định mà lại do các nhân tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định Do đó nó có thể xuất hiện có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc có thể xuất hiện như thế khác.v.v
"Ngầu nhiên" đề cập đến các yếu tố và sự biến đổi khác biệt không định kỳ và không tất yếu trong quá trình phát triển xã hội Đây là những yếu tố mà tất cả chúng ta đều không dự đoán được và không tuân theo quy luật cố định Theo
Trang 6Marx, "Ngầu nhiên" là sự tác động của các yếu tố không kinh tế, như quyết định chính trị, cuộc khủng hoảng, và xung đột xã hội.
Ví dụ: Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu như Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 có thể gây ra sự biến động mạnh mẽ trong hệ thống tài chính và kinh tế toàn cầu;
Sự biến đổi chính trị và xã hội cũng có thể tạo ra yếu tố ngầu nhiên Ví dụ: các cuộc cách mạng xã hội hay các biến cố lịch sử như Cách mạng Công nghiệp ở Anh và Cách mạng Xã hội ở Nga đều là những sự kiện ngầu nhiên tác động mạnh đến sự phát triển xã hội.
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa “Ngẫu nhiên” và “Tất nhiên”
Theo Karl Marx, giữa “Tất nhiên” và “Ngẫu nhiên” luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau Và quan hệ đó được thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, “Tất nhiên” và “Ngẫu nhiên” đều tồn tại khách quan và đều có vai
trò nhất định đối với sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, trong đó cái tất nhiên đóng vai trò quyết định Tuy nhiên, trong quá trình vận động không phải chỉ có tất nhiên mới đóng vai trò quan trọng mà ngẫu nhiên cũng đóng góp một phần đáng kể Nếu mà cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự vật diễn ra nhanh hay chậm.
Thứ hai, “Tất nhiên” và “Ngẫu nhiên” tồn tại trong sự thống nhất biện chứng
với nhau Không có cái tất nhiên thuần túy và ngẫu nhiên thuần túy Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên Còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, là cái bổ sung cho tất nhiên.
Thứ ba,“Tất nhiên” và “Ngẫu nhiên” không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thương xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa cho nhau
6
Trang 7Trong quá trình phát triển xã hội, các yếu tố ngẫu nhiên như biến động kinh tế, tình hình chính trị, thiên tai và các sự kiện không lường trước có thể gây ra biến đổi và chuyển đổi trong quy luật tất nhiên.
Ví dụ, trong xã hội của chúng ta, sự biến đổi kinh tế (ngẫu nhiên) có thể dẫn đến sự phát triển của các lực lượng sản xuất, thay đổi cấu trúc xã hội và tạo ra các mâu thuẫn mới Điều này có thể dẫn đến sự chuyển hóa của quy luật tất nhiên như quy luật giá trị Cụ thể, quy luật giá trị xác định giá trị hàng hóa dựa trên lượng lao động trừu tượng Tuy nhiên, sự biến đổi kinh tế, như tăng trưởng kinh tế hoặc suy thoái, có thể ảnh hưởng đến quy luật này Vì vậy, giá trị hàng hóa có thể thay đổi theo biến động kinh tế.
Ngược lại, quy luật tất nhiên không chỉ chịu ảnh hưởng từ yếu tố ngẫu nhiên mà còn có khả năng ảnh hưởng đến sự biến đổi của chúng
Ví dụ: Sự tăng trưởng kinh tế (tất nhiên) có thể tạo ra nhu cầu mới Trong quá trình tăng trưởng, công nghệ cũ sẽ trở nên lỗi thời và cần được thay thế bằng công nghệ mới tiên tiến hơn thúc đẩy sự đổi mới công nghệ (ngẫu nhiên) Quá trình chuyển hóa từ công nghệ cũ sang công nghệ mới có yếu tố ngẫu nhiên, bởi vì không thể dự đoán chính xác khi nào công nghệ mới sẽ xuất hiện hoặc được áp dụng rộng rãi.
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận
“Tất nhiên” và “Ngẫu nhiên” cùng với mối quan hệ biện chứng giữa chúng không chỉ góp phần xây dựng lên phép biện chứng duy vật mà nó còn có ý nghĩa lớn trong việc đưa lại cho chúng ta bài học trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của đời sống hàng ngày:
Một là, trong hoạt động tư duy và thực tiễn, phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ
không phải cái ngẫu nhiên Bởi vì cái tất nhiên là cái gắn liền với bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theo quy luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại của sự vật, nó có thể xảy ra, có thể không.
Trang 8Tuy nhiên không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, tách rời cái tất nhiên khỏi cái ngẫu nhiên Cần xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt đến cái tất nhiên và khi dựa vào cái tất nhiên thì ta cũng phải chú ý đến cái ngẫu nhiên
Hai là, tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ mang tính tương đối, chúng có thể chuyển
hóa lẫn nhau Vì vậy, ta cần tạo ra những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của chúng theo mục đích nhất định, phù hợp với mong muốn của chúng ta.
2.Quy luật Phủ định của phủ định
2.1 Khái niệm
Quy luật Phủ định của phủ định là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng (đi lên), hình thức (xoáy ốc) cũng như như kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ) của sự phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi với tính kế thừa trong sự phát triển.
Hay nói cách khác, quy luật phủ định của phủ định thể hiện nội dung sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, nó phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Theo Marx, mỗi giai đoạn trong lịch sử xã hội chứa đựng trong mình các phương thức sản xuất và quan hệ xã hội cụ thể Nhưng sự phát triển của xã hội không dừng lại ở đó, mà đi qua một quá trình phủ định và chuyển hóa Quá trình này bắt đầu từ sự phủ định của tình trạng hiện tại, tạo điều kiện cho sự phát triển và chuyển đổi sang một giai đoạn mới, vượt qua những giới hạn và mâu thuẫn của giai đoạn trước đó.
Ví dụ: Hình thái kinh tế - xã hội chuyển đổi từ chế độ phong kiến (giai cấp phong kiến) gồm địa chủ và nông dân sang chế độ tư bản gồm giai cấp tư sản và giai cấp công nhân trong lịch sử Trong thời kỳ phong kiến, chế độ phong kiến đã tồn tại, trong đó các nông dân làm việc cho địa chủ và nộp tô/ thuế.
8
Trang 9Tuy nhiên, sự phát triển của lực lượng sản xuất và những mâu thuẫn nội tại của chế độ phong kiến đã dẫn đến sự phủ định của nó Sự phủ định của chế độ phong kiến đã mở ra con đường cho sự xuất hiện của chế độ tư bản, trong đó công nhân làm việc trong các nhà máy công nghiệp của giới chủ (tư sản).
2.2 Nội dung quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định theo chủ nghĩa Mác - Lênin được thể hiện như sau:
Thứ nhất, phủ định của phủ định là khái niệm nói lên rằng sự vận động, phát
triển của sự vật thông qua hai lần phủ định biện chứng, dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng cao hơn.
Thứ hai, phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của
mình Sau những lần phủ định tiếp theo, đến một lúc nào đó sẽ ra đời sự vật mới mang nhiều đặc trưng giống với sự vật ban đầu (xuất phát) song không phải giống nguyên như cũ, dường như lặp lại cái cũ nhưng ở cấp độ cao hơn/ phát triển hơn.
Thứ ba, sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc một chu kỳ phát triển,
đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ tiếp theo, tạo ra đường xoáy ốc của sự phát triển Mỗi đường mới của đường xoáy ốc thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển Sự nối tiếp nhau của các vòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển.
Thứ tư, phủ định của phủ định, ngoài hai đặc trưng như phủ định biện chứng
(là tính khách quan và tính kế thừa), thì còn có thêm đặc trưng là tính chu kỳ.
Thứ năm, trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật có thể bao gồm
nhiều lần phủ định biện chứng.
Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định phản ánh mối liên hệ, sự kế thừa thông qua khâu trung gian giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do có kế thừa nên phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn mà là điều kiện cho sự phát triển, nó lưu giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại
Trang 10một số đặc điểm chủ yếu của cái ban đầu trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không hẳn theo đường thẳng, mà là theo đường xoáy trôn ốc.
2.3 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định
Thứ nhất, quy luật phủ định của phủ định cho ta cơ sở để hiểu sự ra đời cái
mới, mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới Trong quá trình phát triển xã hội, quy luật này cho thấy rằng sự phát triển chỉ đơn thuần là sự thay thế hoàn toàn của một trạng thái cũ bằng một trạng thái mới, mà là sự phủ định, chuyển hóa và phát triển từ mâu thuẫn và đối nghịch giữa hai giai đoạn Cái mới phủ định và vượt qua cái cũ, nhưng nó vẫn giữ một số yếu tố thừa kế từ cái cũ và tạo nên một mối liên hệ, sự liên kết giữa hai giai đoạn
Ví dụ: Chuyển đổi từ chế độ tư bản đến chế độ xã hội chủ nghĩa là một ví dụ để hiểu sự ra đời của cái mới và mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới dựa trên quy luật phủ định của phủ định Trong giai đoạn tư bản, sự tách biệt giai cấp và sự áp đặt của lợi nhuận cá nhân tạo ra mâu thuẫn và bất bình đẳng xã hội Quy luật phủ định của phủ định diễn ra khi giai cấp công nhân phủ định chế độ tư bản và tạo ra chế độ xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, chế độ xã hội chủ nghĩa không chỉ là việc đảo ngược hoàn toàn chế độ tư bản, mà nó còn giữ một số yếu tố thừa kế từ chế độ tư bản, nhưng với một sự phủ định và thay đổi đáng kể Sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa phản ánh mối liên hệ giữa cái cũ (chế độ tư bản) và cái mới (chế độ xã hội chủ nghĩa), trong đó cái mới vượt qua và phủ định cái cũ nhưng cũng mang một phần di sản và mối liên kết của nó.
Thứ hai, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần chống thái độ
phủ định sạch trơn Đồng thời phải biết sàng lọc những gì tích cực của cái cũ Điều này có nghĩa là chúng ta không nên bỏ qua, loại bỏ hoặc từ chối mọi yếu tố của cái cũ một cách tuyệt đối mà không xem xét, đánh giá và sàng lọc những gì tích cực của nó Trong quá trình phát triển xã hội, cái cũ cũng có
10
Trang 11những giá trị, kinh nghiệm và thành tựu mà chúng ta cần đánh giá và tiếp thu Chúng ta không thể đơn thuần từ chối hoặc phủ nhận mọi yếu tố của cái cũ mà không nhìn nhận những gì đã có giá trị và có thể áp dụng vào tương lai Tuy nhiên, điều quan trọng là sàng lọc và lựa chọn những gì tích cực của cái cũ, những gì phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và mục tiêu phát triển của xã hội Điều này đòi hỏi chúng ta phải có khả năng phân biệt, đánh giá và chọn lọc những giá trị, nguyên tắc và phương pháp phù hợp để phát triển tiếp theo Việc chống lại thái độ phủ định sạch trơn và sàng lọc những gì tích cực của cái cũ giúp chúng ta tiếp thu và xây dựng trên những thành tựu đã có để phát triển xã hội một cách tiến bộ và bền vững
Thứ ba, chúng ta cần chống thái độ bảo thủ, khư khư ôm lấy những gì đã lạc
hậu, lỗi thời không còn phù hợp, không chịu đổi mới Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển xã hội, vì môi trường và điều kiện sống liên tục thay đổi và phát triển Bảo thủ và khư khư ôm lấy những gì đã lỗi thời, không còn phù hợp có thể gây hạn chế và đường cùng cho sự phát triển của xã hội Việc từ chối đổi mới và không sẵn lòng chấp nhận những thay đổi cần thiết sẽ làm chúng ta bị kẹt lại trong quá khứ và không thể tiến bước về phía trước Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải có khả năng đánh giá, phân biệt và nhận ra những gì lỗi thời và không còn phù hợp Chúng ta cần thừa nhận rằng không phải mọi thứ trong quá khứ đều vô giá trị và không phải mọi thay đổi đều là tiến bộ Tuy nhiên, chúng ta cần dũng cảm để chấp nhận những thay đổi cần thiết và tìm kiếm những cách mới để phát triển xã hội Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ, taxi công nghệ (Grab) đã thay thế taxi truyền thống.
Thứ tư, chúng ta cần hiểu phát triển không phải là đường thẳng mà theo
đường xoắn ốc đi lên Nghĩa là, có nhiều khó khăn, phức tạp trong quá trình vận động, phát triển Sự phát triển không phải là đường thẳng.
Trang 12Quá trình phát triển xã hội thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và công nghệ Trong quá trình này, có thể xảy ra các mâu thuẫn, xung đột, sự cạnh tranh và những thay đổi không dễ dàng Điều này đòi hỏi chúng ta phải có khả năng đối mặt và vượt qua những khó khăn, tìm ra giải pháp phù hợp để phát triển.
Ví dụ: trong quá trình phát triển kinh tế, có thể xảy ra các vấn đề như suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính, sự không ổn định và sự cạnh tranh gay gắt Để vượt qua những khó khăn này, chúng ta cần tìm ra các biện pháp thích hợp như cải cách chính sách kinh tế, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy đổi mới công nghệ và tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ chính trị, xã hội đến văn hóa và giáo dục, chúng ta sẽ gặp phải những tình huống phức tạp và thách thức Tuy nhiên, chính những khó khăn này là cơ hội để chúng ta học hỏi, phát triển và tiến bộ Để đối mặt và vượt qua những khó khăn này, chúng ta cần có sự linh hoạt, sáng tạo và quyết tâm để tìm ra giải pháp tốt nhất.
12