1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận báo cáo bài tập nhóm môn phân tích tài chính doanh nghiệp

37 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Bài Tập Nhóm Môn: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp
Tác giả Lê Thị Cẩm Nhung, Trần Thị Thanh Hoài, Nhự Thị Hoài Phương, Phan Thị Lan Anh, Đinh Thị Xuân Na
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Công Phương
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 2,72 MB

Cấu trúc

  • I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (3)
    • 1. Thông tin chung (3)
    • 2. Tầm nhìn và sứ mệnh (3)
    • 3. Cơ cấu tổ chức (4)
    • 4. Một số thành tựu đạt được (4)
  • II. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (5)
  • III. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (6)
    • 1. Phân tích cấu trúc và cân bằng tài chính (6)
      • 1.1. Phân tích cấu trúc (6)
      • 1.2. Phân tích cân bằng tài chính (7)
    • 2. Phân tích hiệu quả tài chính (9)
      • 2.1. Phân tích kết quả (9)
      • 2.2. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản (10)
      • 2.3. Phân tích khả năng sinh lời của vốn (12)
    • 3. Phân tích rủi ro (14)
      • 3.1. Rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh (14)
      • 3.2. Rủi ro thanh toán (15)
  • IV. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH CÔNG TY (17)
    • 1. Đánh giá tài chính công ty (17)
    • 2. Đề xuất (18)
  • V. PHỤ LỤC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY (20)
    • 1. Bảng cân đối kế toán (20)
    • 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (26)
    • 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (28)
  • VI. PHỤ LỤC CÁC CHỈ SỐ ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH (32)
    • 1. Cấu trúc và cân bằng tài chính (32)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHPhân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và sosánh các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ để người sử dụng thông tin

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

Thông tin chung

 Loại hình công ty: Công ty cổ phần

 Trụ sở chính: Tòa nhà Vinamilk - Tp Hồ Chí Minh

 Lĩnh vực kinh doanh: chế biến sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm sữa và các sản phẩm dinh dưỡng khác

 Vốn điều lệ: 20,899,554,450,000 đồng (Năm 2020)

 Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Top 50 thương hiệu giá trị nhất ViệtNam (Năm 2020)

Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.

Sứ mệnh: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội.

Cơ cấu tổ chức

Là loại hình công ty cổ phần, vậy nên cơ cấu tổ chức của Vinamilk cũng giống như các công ty cổ phần khác Về nhân sự chủ chốt, Chủ tịch HĐQT là Ông Nguyễn Hạnh

Phúc và Tổng Giám đốc là bà Mai Kiều Liên cùng các thanh viên ban điều hành.

Một số thành tựu đạt được

 Ngày 20/08/1976, công ty được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại (Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Bột Dielac)

 Năm 1996: Được nhà nước trao tặng Huân chương Lao đô ong hạng Nhất.

 Năm 2000: Được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

 Năm 2017: Được xếp vào danh sách Global 2000 - Một trong 2000 công ty niêm yết lớn nhất thế giới

Too long to read on your phone?

Save to read later on your computer

 Năm 2019: Vào Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương

 Năm 2021: Công ty đã tiến vào top 40 công ty sữa có doanh thu cao nhất thế giới.

TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ để người sử dụng thông tin có thể đánh giá và dự tính các tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như các rủi ro trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính và đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác. Ý nghĩa: Tình hình tài chính có mối quan hệ trực tiếp và mật thiết với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu có tác động thúc đẩy hay kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại, các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng tới tình hình tài chính Nếu kết quả sản xuất kinh doanh tốt, thì nó đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp và ngược lại Qua đó, ta thấy phân tích tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó giúp các chủ doanh nghiệp biết rõ về khả năng tài chính của mình một cách chính xác và nhằm định hướng cho việc đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời để thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục tiêu: Đối với từng cương vị, vị trí và đối tượng khác nhau, kết quả phân tích tài chính nhằm vào các mục tiêu khác nhau Cụ thể như sau: Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Đây chính là cơ sở để định hướng được các quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư: Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu, lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư Các nhà đầu tư quan tâm đến phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Đây là một trong những căn cứ để họ ra quyết định có nên bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Đối với ngân hàng, người cho vay: Thông qua kết quả phân tích tài chính, họ biết được khả năng vay và khả năng trả nợ của khách hàng Trước khi quyết định cho vay, một trong những vấn đề mà ngân hàng, người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không và khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào.

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Phân tích cấu trúc và cân bằng tài chính

1.1.1 Các chỉ tiêu cấu trúc tài chính Để đánh giá khái quát về cấu trúc tài chính của Vinamilk, các chỉ tiêu về tỷ suất nợ và tỷ tài trợ được thể hiện khái quát trong bảng dưới đây:

Phải thu KH/TS 8,18% 8,80% 7,91% 9,43% 10,38% Đầu tư TC/TS 59,57% 60,04% 54,09% 43,37% 48,83%

1.1.2 Nhận xét cấu trúc tài chính

Biểu đồ cho thấy một cách nhìn khái quát về xu hướng biến động của các chỉ tiêu cấu trúc tài chính trong 5 năm vừa qua Nhìn chung, tỷ suất tự tài trợ của công ty khá cao, đều lớn hơn 65% qua 5 năm năm gần nhất Cụ thể, năm 2018, công ty có tỷ suất tự tài trợ cao nhất là 73,74% và thấp nhất là năm 2021 với khoảng 66,93%

Về xu hướng biến động, tỷ suất tự tài trợ của công ty có xu hướng giảm Tỷ suất tự tài trợ có xu hướng giảm đồng nghĩa với việc công ty đang gia tăng tỷ suất nợ Nguyên nhân cho việc tỷ suất tự tài trợ của công ty giảm vì của nợ phải trả, trong đó là nợ ngắn hạn có xu hướng tăng qua 5 năm Mặc dù VCSH có tăng (chủ yếu là vốn cổ phần) Tuy nhiên sự gia tăng của VCSH thấp hơn so với nợ phải trả

Hệ quả, khi công ty tiếp tục có xu hướng gia tăng tỷ suất nợ và giảm tỷ suất VCSH trong những năm tới, khi đó công ty sẽ đối mặt với rủi ro thanh toán vốn Vì vậy, công ty cần cân nhắc trong việc cân đối tỷ suất nợ và VCSH

1.2 Phân tích cân bằng tài chính

1.2.1 Các chỉ tiêu cân bằng tài chính

Sau khi khái quát được cấu trúc tài chính của Vinamilk qua tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ Bảng sau đây cho thấy được trạng thái cân bằng tài chính của công ty trong 5 năm vừa qua và xu hướng biến động của cân bằng tài chính

NVTX NVTT VLĐR NCVLĐR NQR

1.2.2 Nhận xét về cân bằng tài chính

Nhìn chung qua 5 năm, chỉ tiêu VLĐR đều lớn hơn 0, cho thấy nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp có sự ổn định trong hoạt động kinh doanh.

Cụ thể, giai đoạn năm 2017-2018, VLĐR của doanh nghiệp có sự giao động nhẹ. Đến năm 2019 giảm mạnh từ 9.493 tỷ đồng xuống còn 6.958 tỷ đồng, nguyên nhân là do năm 2019: doanh nghiệp tăng quy mô tài sản dài hạn 3.171 tỷ đồng trong khi vốn dài hạn chỉ tăng 70 tỷ đồng, làm cho sự cân bằng tài chính giảm xuống; tuy nhiên, doanh nghiệp đã lấy lại sự cân bằng ở năm 2020 với 11.020 tỷ đồng VLĐR Năm 2021, chỉ tiêu VLĐR đạt cao nhất 29.065 tỷ đồng.

Trong 5 năm tài chính, VLĐR đều lớn hơn NCVLĐR do đó ngân quỹ ròng dương, điều này cho thấy doanh nghiệp không phải đi vay để bù đắp cho sự thâm hụt của vốn lưu động ròng và doanh nghiệp cũng đạt được trạng thái cân bằng tài chính.

Có thể nói năm 2019 mất cân bằng nhất với chỉ tiêu VLĐR/ TSNH đạt 35,09%, tuy nhiên trạng thái mất cân bằng tài chính chỉ là tạm thời, đến năm 2021 đạt 99,91% và là năm cân bằng tài chính tốt nhất.

Phân tích hiệu quả tài chính

2.1.1 Các chỉ tiêu biến động

Nhằm đánh giá được sự biến động của các kết quả đạt được trong vòng 5 năm của Vinamilk, bảng sau đây cho cho thấy sự thay đổi của Doanh thu thuần, Giá vốn hàng bán hay các chỉ tiêu lợi nhuận

Biến động DT tài chính 1,19 1,39 1,03 0,58

Biến động Lợi nhuận trước thuế 0,98 1,06 1,05 0,94

Biến động Lợi nhuận sau thuế 0,97 1,06 1,03 0,93

Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu 0,24 0,25 0,24 0,25 0,26

Tăng trưởng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng dần từ năm 2018 đến năm 2019, nhưng đến năm 2020 thì có tốc độ tăng trưởng âm 7% và chững lại ở năm 2021.

Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế tương ứng với xu hướng tăng trưởng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng dần đều qua 3 năm (từ 2018-2020), đến năm

2021 có tốc độ tăng trưởng âm 9%

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có sự giao động nhẹ qua 5 năm nhưng nhìn chung công ty kinh doanh đều có lãi qua các năm.

2.2 Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản

Các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản, bao gồm cả tài sản cố định và tài sản ngắn hạn được thể hiện để đánh giá được hiệu suất sử dụng tài sản của Vinamilk

Hiệu suất sử dụng tài sản 1,15 1,25 1,38 1,40

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 7,29 6,30 5,84 6,15

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn 1,96 2,36 2,65 2,50

Số ngày của một vòng quay của vốn lưu động 186 155 138 146

Về hiệu suất sử dụng tài sản: Mặc dù trong giai đoạn 2018 – 2021, doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân tăng trưởng mạnh mẽ nhưng nhìn chung hiệu quả sử dụng tài sản của công ty có xu hướng giảm dần đều qua các năm; tuy nhiên công ty có hiệu suất sử dụng tài sản đều lớn hơn 1, điều đó cho thấy rằng, một tài sản đầu tư tạo ra nhiều doanh thu thuần Cụ thể, năm 2018, 1 đồng tài sản tạo ra 1,40 đồng doanh thu, đến năm 2020 giảm còn 1,25 đồng và tiếp tục giảm còn 1,15 đồng vào năm 2021

Về hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Nhìn chung, hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty biến động giảm vào năm 2019 và liên tục tăng mạnh vào các năm tiếp theo Vào năm 2018, hiệu suất sử dụng TSCĐ là 6,15 có nghĩa là một đồng TSCĐ tạo ra đc 6,15 đồng doanh thu Sang năm 2019, hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty là 5,84 giảm 0,31 đồng so với năm trước, tức là với một đồng TSCĐ thì công ty chỉ tạo ra được 5,84 đồng doanh thu trong năm Cho đến năm 2020, con số này tiếp tục tăng mạnh và liên tục đến năm 2021, cao nhất là 7,29 Từ bảng số liệu và những phân tích trên cho thấy công ty biết khai thác và sử dụng TSCĐ có hiệu quả nhằm đảm bảo quá trình sản xuất, công việc kinh doanh được diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả kinh tế và đáp ứng mong đợi của các nhà đầu tư.

Về hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: Hiệu suất sử dụng TSNH biến động mạnh trong 4 năm Cụ thể, năm 2018, hiệu suất sử dụng TSNH là 2,50 sau đó tăng lên 2.65 vào năm 2019, nhưng vào năm 2020 thì tỉ số này giảm xuống còn 2.36 và tiếp tục giảm còn 1,96 vào năm tiếp theo Trong 2 năm đầu, công ty đang cho thấy hiệu quả của mình trong việc sử dụng các tài sản ngắn hạn Cụ thể, từ 1 đồng tài sản ngắn hạn thì công ty tạo ra doanh thu trong 2 năm lần lượt là 2,50 đồng và 2,65 đồng Thế nhưng, vào năm 2020 và

2021, với 1 đồng tài sản ngắn hạn thì công ty chỉ tạo ra được 2,36 và 1,96 đồng doanh thu, thấp hơn nhiều so với các năm trước Vì vậy, công ty cần thực hiện các biện pháp để nhằm cải thiện tình trạng này và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp.

2.3 Phân tích khả năng sinh lời của vốn

Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời ROA, ROE, RE, ROI là những chỉ tiêu quan trọng để có thể đánh giá và nhận xét về khả năng sinh lời của vốn Bảng và biểu đồ sau đây cho thấy sự biến động trong vòng 5 năm của Vinamilk

ROA trước thuế và lãi vay (RE) 0,28 0,32 0,34 0,35

Khả năng thanh toán lãi vay 141 121 172 972

ROI: Chỉ số này của doanh nghiệp đều dương trong 4 năm, điều này thể hiện chi phí thấp hơn lợi nhuận tức là các nhà đầu tư có khoản lợi nhuận ròng; tuy nhiên chỉ tiêu này có xu hướng giảm qua các năm cho thấy hiệu quả kinh doanh tổng quát của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm ROI của doanh nghiệp giảm chủ yếu là do tổng nguồn vốn của DN có xu hướng tăng mạnh trong 4 năm, trong khi tổng lợi nhuận sau thuế cộng lãi vay lại không có sự biến động lớn

ROA trước thuế và lãi vay: đều dương trong 4 năm cho thấy công ty đầu tư tài sản có hiệu quả; tuy nhiên chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm dần và giảm mạnh nhất là trong năm 2021 (giảm 4% so với 2020); Năm 2018 1đ tài sản tạo ra 0,35đ lợi nhuận trước thuế và lãi vay; năm 2019 là 0.34đ; 2020 là 0,32đ đến 2021 thì giảm chỉ còn 0,28đ (ROA trước thuế cũng có biến động tương tự)

ROE: chỉ tiêu này của doanh nghiệp đang ở mức cao; tuy nhiên có cùng chung xu hướng với các chỉ tiêu sinh lời khác là giảm dần trong vòng 4 năm; cao nhất vào năm

2018 (40%) thấp nhất vào năm 2021 (34%); điều này có nghĩa là năm 2018 1đ VCSH sẽ tạo ra 0.4đ lợi nhuận sau thuế còn năm 2021 là 0.34đ

Khả năng thanh toán lãi vay: chỉ số này của doanh nghiệp ở mức rất cao cho thấy khả năng thanh toán nợ tốt;Trong năm 2021 thu nhập của doanh nghiệp cao gấp 141 lần chi phí lãi vay và tương tự với các năm sau Chỉ tiêu biến động không có xu hướng nhất định: cao nhất ở năm 2018 là 927; sau đó giảm mạnh trong 2 năm 2019 là 172 và 2020 là

121, sau đó lại tăng trở lại vào năm 2021 với 141

=> Nhìn chung các chỉ số trên phản ánh doanh nghiệp vẫn đang sử dụng vốn có hiệu quả để tạo ra lợi nhuận, tuy nhiên các chỉ số ROI, ROA trước thuế và lãi vay, ROA trước thuế; ROE đều có xu hướng giảm, thể hiện dấu hiệu không tốt về khả năng sinh lời của doanh nghiệp Nguyên nhân của điều này là do tốc độ tăng của các chỉ tiêu lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng của Tổng tài sản (Nguồn vốn), do công ty đầu tư vào các dự án lớn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phân tích rủi ro

3.1 Rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh

3.1.1 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro

Dựa vào BCTC để đánh giá được các rủi ro về tài chính và kinh doanh của công ty cần xem xét đến chỉ tiêu Hệ số đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính

Hệ số đòn bẩy kinh doanh -2,93 3,89 0,69 5,33

Hệ số đòn bẩy tài chính 1,01 1,01 1,01 1,00 1,00

3.1.2 Nhận xét và đánh giá ro

Hệ số đòn bẩy kinh doanh: chỉ tiêu này biến động không có xu hướng nhất định: cao nhất trong năm 2018 (8.13%), giảm vào 2019 (0.69%), tăng trở lại vào năm 2020 (3.89%) và đạt mức âm vào năm 2021 Tức là vào năm 2018 khi doanh thu biến động 1% thì lợi nhuận hoạt động kinh doanh biến động 5.33% và tương tự ở các năm còn lại

Hệ số đòn bẩy tài chính: hệ số này cho thấy khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng lên 1% thì lợi nhuận trước thuế tăng lên bao nhiêu % Ở đây ta có thể thấy chỉ tiêu này của doanh nghiệp ở mức khá thấp và ổn định; chỉ biến động rất nhẹ qua các năm tương đương với rủi ro tài chính là không lớn Có nghĩa là lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng lên 1% thì lợi nhuận trước thuế cũng tăng lên 1%.

3.2.1 Các chỉ tiêu về rủi ro thanh toán

Rủi ro thanh toán của công ty được đánh giá trên 3 chỉ tiêu là khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán cũng phụ thuộc vào khả năng hoán chuyển thành tiền của hàng tồn kho, phải thu ngắn hạn

Khả năng thanh toán hiện hành 1,84 1,85 1,54 2,05 2,09

Khả năng thanh toán nhanh 1,49 1,55 1,24 1,55 1,71

Khả năng thanh toán tức thời 1,18 1,21 0,94 1,06 1,23

Số vòng quay phải thu 14,86 16,43 17,77 15,84

Số ngày của một vòng quay phải thu 24,57 22,22 20,54 23,04

Số ngày của một vòng quay HTK 61,51 54,03 59,62 61,51

3.2.2 Nhận xét và đánh giá rủi ro thanh toán

Về khả năng thanh toán hiện hành: Khả năng thanh toán hiện hành phản ánh khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn Mặc dù khả năng thanh toán hiện hành có xu hướng biến động không đều khi giảm mạnh từ năm 3 năm từ 2017 đến 2019 nhưng đã có xu hướng tăng trở lại trong 2 năm gần đây từ 2020 và 2021 Nhưng nhìn vào tỷ số có thể thấy rằng Vinamilk vẫn có khả năng để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn

Về khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh của công ty trong vòng

5 năm vừa qua cũng có xu hướng biến động tương tự với khả năng thanh toán hiện hành. Đều giảm sâu vào năm 2019 và có xu hướng tăng trở lại trong 2 năm gần đây Không tính đến HTK vì chúng có khả năng chuyển hóa thành tiền lâu nhất trong các TSNH nhưng công ty vẫn có khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

Cuối cùng, về khả năng thanh toán tức thời: Tỷ số này, một mở rộng của tỷ số khả năng thanh toán nhanh, phản ánh lượng tiền sẵn có để thanh toán nợ ngắn hạn Cũng có chung xu hướng biến động với khả năng thanh toán nhanh và hiện hành Tuy nhiên, năm

2019, khả năng thanh toán tức thời của công ty < 1 cho thấy trạng thái báo động về khả năng thanh toán tức thời của công ty Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, khả năng thanh toán đã có xu hướng tăng trở lại

Nếu xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, cần xét đến khả năng chuyển hóa thành tiền của HTK và phải thu ngắn hạn Khi khả năng chuyển hóa càng nhanh thì khả năng thanh toán sẽ được cải thiện Có thể thấy, về phải thu ngắn hạn, tốc độ luận chuẩn nhanh, khoảng 20-25 ngày Tuy nhiên, HTK lại có khả năng chuyển hóa khá lâu khoảng 60 ngày (2 tháng) Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thanh toán

Khuyến cáo: Công ty nên đưa ra chính sách về quản trị HTK và Phải thu ngắn hạn để rút ngắn thời gian chuyển hóa thành tiền Từ đó, giá tăng khả năng thanh toán của công ty.

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH CÔNG TY

Đánh giá tài chính công ty

Từ các số liệu và phân tích, ta có thể thấy rằng, giai đoạn 2017 - 2021, tình hình tài chính của công ty Vinamilk có những biến động bất thường Cụ thể, tỷ suất tự tài trợ của công ty biến động giảm, đồng nghĩa với việc công ty đang gia tăng tỷ suất nợ, tuy tỷ lệ tăng nhưng vẫn đang ở mức thấp (so với mức ⅔ tổng nguồn vốn), điều này tuy có thể giảm rủi ro thanh toán tuy nhiên cũng làm cho doanh nghiệp không tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài, chi phí sử dụng vốn cao hơn, không tận dụng được lá chắn thuế Về VLĐR, NCVLĐR, NQR phản ánh được tình trạng cân bằng tài chính của công ty khá tốt, chỉ có năm 2019 có tình trạng tài chính xấu hơn các năm còn lại Về các nguồn tài sản, công ty đang khai thác hiệu quả nhằm đảm bảo cho các quá trình sản xuất để mang lại kết quả kinh doanh cao Về các chỉ số ROI, ROA trước thuế và lãi vay, ROA trước thuế, ROE đều có xu hướng giảm, thể hiện dấu hiệu không tốt về khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì giai đoạn này công ty đang chú tâm đầu tư vào các dự án lớn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh So với các công ty cùng ngành, Vinamilk vẫn nổi bật hơn về mọi mặt và đứng vững trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Đề xuất

 Doanh nghiệp cần nghiên cứu cho ra mắt thêm nhiều sản phẩm mới và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

 Việc hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn có thể đảm bảo được nguồn hàng trong kho, tuy nhiên nó cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của công ty, nên các nhà quản lý cần xem xét dự trữ lượng hàng tồn kho phù hợp nhất để đảm bảo được dòng vốn luân chuyển

 Đầu tư đổi mới công nghệ, thường xuyên bảo hành, bảo dưỡng nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất.

 Công ty nên đầu tư phát triển vùng nguyên liệu ở trong nước và nước ngoài để không bị phụ thuộc.

 Sử dụng chính sách bán chịu để tăng doanh thu và giảm lượng hàng tồn kho ứ đọng

 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao lao động, nâng cao trình độ quản lý đặc biệt là các bộ phận bán hàng, Marketing

 Thực hiện các chính sách thu tiền mềm dẻo, linh động nhằm tăng khả năng thu hồi nợ, tránh bị khách hàng chiếm dụng vốn

 Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị trường mà vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các đô thị nhỏ.

 Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam.

 Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt nam để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.

 Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn công ty.

 Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý hệ thống cung cấp

 Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả.

 Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng cao với giá cạnh tranh và đang tin cậy.

Ngày đăng: 03/06/2024, 13:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Bảng cân đối kế toán - tiểu luận báo cáo bài tập nhóm môn phân tích tài chính doanh nghiệp
1. Bảng cân đối kế toán (Trang 20)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN