Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khi thực hiện nghiên cứu về chế định đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp giữaViệt Nam, Trung Quốc và Anh, đối tượng nghiên cứu sẽ tập trung vào các q
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
KHOA LUẬT
ĐỀ CƯƠNG LUẬT HỌC SO SÁNH
Đề tài: So sánh chế định đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Anh
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thành Trân
Lớp học phần:
Sinh viên thực hiện - MSSV: Phí Thị Minh Ngọc - 31231020863
Võ Khánh Trân - 31231025471 Trần Hiền Vi - 31231020780 Nguyễn Thị Hải Yến - 31231023500
TP.HCM, ngày 31 tháng 08 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
1 Lí do chọn đề tài 5
2 Mục đích nghiên cứu đề tài 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 6
I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỊNH ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM, TRUNG QUỐC VÀ ANH 6
1 Việt Nam và Trung Quốc 6
2 Anh 8
3 Lý giải sự khác biệt về nguồn gốc của Việt Nam, Trung Quốc và Anh 8
II CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SO SÁNH VỀ CHẾ ĐỊNH ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM, TRUNG QUỐC VÀ ANH 9
1 Khái niệm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 9
1.1 Khái niệm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở Việt Nam 9
1.2 Khái niệm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở Trung Quốc 9
1.3 Khái niệm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở Anh 10
1.4 So sánh 10
2 Phạm vi đại diện theo pháp luật 11
2.1 Phạm vi đại diện theo pháp luật ở Việt Nam 11
2.2 Phạm vi đại diện theo pháp luật ở Trung Quốc 11
2.3 Phạm vi đại diện theo pháp luật ở Anh 12
2.4 So sánh 12
3 Quyền hạn và nghĩa vụ của đại diện theo pháp luật 13
3.1 Quyền hạn và nghĩa vụ của đại diện ở Việt Nam 13
3.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của đại diện ở Trung Quốc 14
Trang 33.3 Quyền hạn và nghĩa vụ của đại diện theo pháp luật ở Anh 14
3.4 So sánh 15
4 Chấm dứt đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 15
4.1 Chấm dứt đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở Việt Nam 15
4.2 Chấm dứt đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở Trung Quốc 15
4.3 Chấm dứt đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở Anh 16
4.4 So sánh 17
III KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Từ khóa: Chế định đại diện, người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp, Việt Nam, Trung Quốc, Anh
1 Lí do chọn đề tài
Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp đang không ngừng hoàn thiện, phát triển và tạokhuôn khổ để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp Song đó, chế địnhngười đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng và chiếmdung lượng lớn các quy định pháp luật Vì một doanh nghiệp lớn nhỏ không có “cơ thểsinh lý” như thể nhân để có được ý thức nên vấn đề quan trọng hàng đầu là “Ý chí củapháp nhân được biểu lộ như thế nào?”
Vì vậy, mọi quy chế pháp lý liên quan đến doanh nghiệp đều phải đề cập đến việc đạidiện và cơ cấu tổ chức để xác định ý chí của nó, đặc biệt đối với các doanh nghiệp cónhiều thành viên Trong đó có chế định người đại diện – chế định có ý nghĩa to lớn vàkhông thể phủ nhận, đặc biệt là trong lĩnh vực luật dân sư và luật doanh nghiệp Tuynhiên, dù đã qua nhiều lần sửa đổi nhưng chế định này trong Bộ luật dân sự Việt Namvẫn còn tồn tại nhiều bất cập Chính vì thế, lựa chọn chế định đại diện theo pháp luậtcủa doanh nghiệp với mục tiêu làm sáng tỏ những điểm còn hạn chế trong chế định này,kết hợp với việc nghiên cứu dưới góc nhìn của pháp luật nước ngoài chính là lý do chọn
đề tài của nhóm em
Hiện nay, ở Việt Nam, pháp luật về pháp nhân đặc biệt là doanh nghiệp còn ở giaiđoạn đầu xây dựng, thiếu đồng bộ, còn nhiều hạn chế và những điều này ảnh hưởng đếnmôi trường pháp lý cho sự phát triển của đất nước Nguyên nhân cơ bản là do chúng tachưa nghiên cứu và quan tâm đầy đủ đến tổ chức nội bộ của pháp luật nói chung và cácthể chế pháp luật nói riêng
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và sự hợp tác ngày càng sâu rộng giữa các quốcgia, việc hiểu rõ sự khác biệt về chế định đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là vôcùng cần thiết Việt Nam,Trung Quốc và Anh đại diện cho các hệ thống pháp luật khácnhau Mỗi hệ thống có cách tiếp cận riêng trong việc xác định quyền hạn, trách nhiệm
và phạm vi của người đại diện Nghiên cứu so sánh này không chỉ làm sáng tỏ các điểmtương đồng và khác biệt mà còn giúp đưa ra những bài học hữu ích cho việc hoàn thiệnquy định pháp luật về đại diện doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốctế
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu này nhằm mục đích so sánh và phân tích các quy định pháp luật về đạidiện theo pháp luật của doanh nghiệp tại ba quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc, Anh Mụctiêu cụ thể bao gồm việc đánh giá các điểm tương đồng và khác biệt trong khung pháp
lý điều chỉnh quyền và trách nhiệm của người đại diện trong từng hệ thống pháp luật
Trang 5Từ đó, nghiên cứu hướng đến việc làm sáng tỏ những vấn đề còn tồn tại trong chế địnhđại diện theo pháp luật của Việt Nam, đồng thời đề xuất các khuyến nghị để cải thiện vàhoàn thiện pháp luật Việt Nam dựa trên các bài học từ Trung Quốc và Anh Việc sosánh này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về sự vận hành của các quy định pháp lý liên quanđến chế định này mà còn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệptrong tình hình kinh tế hiện nay.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khi thực hiện nghiên cứu về chế định đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp giữaViệt Nam, Trung Quốc và Anh, đối tượng nghiên cứu sẽ tập trung vào các quy địnhpháp lý liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế hoạt động của người đại diệntheo pháp luật trong từng quốc gia Đối tượng cụ thể bao gồm các quy định trong LuậtDoanh nghiệp của Việt Nam, Luật Doanh nghiệp của Trung Quốc và Companies Act
2006 của Anh, cùng với các văn bản hướng dẫn và quy định bổ sung liên quan Phạm vinghiên cứu sẽ bao quát các khái niệm cơ bản về đại diện theo pháp luật, quyền và nghĩa
vụ của người đại diện, cũng như cơ chế giám sát và xử lý vi phạm trong ba hệ thốngpháp luật này Bên cạnh đó, việc so sánh và đối chiếu các quy định này sẽ giúp làm rõ
sự khác biệt và tương đồng giữa các quốc gia Nghiên cứu sẽ dựa trên các quy định hiệnhành tính đến thời điểm hiện tại và tập trung vào các loại hình doanh nghiệp phổ biếnnhư công ty cổ phần và công ty TNHH Sự nghiên cứu này không chỉ cung cấp cái nhìntoàn diện về chế định đại diện theo pháp luật mà còn giúp hiểu rõ hơn về cách thức hoạtđộng và quản lý của các doanh nghiệp trong từng hệ thống pháp luật khác nhau
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích pháp lý sẽ được áp dụng để làm rõ các quy định cụ thể trongLuật Doanh nghiệp của mỗi quốc gia, từ quyền hạn đến trách nhiệm của người đại diện
Để hiểu sâu về sự khác biệt và tương đồng giữa các hệ thống pháp luật này, phươngpháp so sánh sẽ được sử dụng nhằm chỉ ra các điểm khác biệt và yếu tố chung trong cácquy định pháp lý Bên cạnh đó, việc phân tích các trường hợp thực tiễn thông quaphương pháp phân tích trường hợp sẽ cung cấp cái nhìn thực tiễn về cách áp dụng cácquy định trong thực tế Để hỗ trợ và làm phong phú thêm các phân tích, nghiên cứu tàiliệu từ các nguồn học thuật và pháp lý hiện có sẽ giúp cung cấp nền tảng lý thuyết vữngchắc Đồng thời, dùng phương pháp lịch sử, còn giúp cho cho chúng ta có thể hiểu rõhơn về sự ra đời của các hệ thống pháp luật cũng như phân tích sâu sắc hơn đối với chếđịnh này Cuối cùng, phương pháp phân tích so sánh theo chủ đề sẽ cho phép tổ chứcnghiên cứu một cách chi tiết các khía cạnh cụ thể của chế định đại diện theo pháp luật,
từ quyền hạn đến cơ chế giám sát Kết hợp các phương pháp này sẽ tạo nên một nghiêncứu toàn diện và sâu sắc, giúp làm rõ các quy định và thực tiễn của ba quốc gia, đồngthời đưa ra những gợi ý cải tiến hiệu quả
5 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài
Trang 6Đại diện là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự, được ghi nhận rộng rãi ởhầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các quốc gia theo hệ thống Civil Law và
hệ thống Common Law Đại diện là một quan hệ pháp luật giữa các chủ thể (ngườiđược đại diện và người đại diện) theo đó, một người (người đại diện) nhân danh và vìlợi ích của một người khác (người được đại diện) để xác lập và thực hiện một giaodịch1 Người đại diện, trong trường hợp hành động trong phạm vi thẩm quyền đại diện
sẽ ràng buộc người được đại diện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hành động đó.Quan hệ đại diện bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền Theo phápluật dân sự Việt Nam và Trung Quốc, đại diện theo pháp luật bao gồm đại diện theopháp luật của cá nhân và pháp nhân Tuy nhiên, ở một số nước khác, đặc biệt là cácquốc gia theo hệ thống Common Law, pháp nhân không có người đại diện theo phápluật Sự khác biệt này đã dẫn đến nhiều công trình nghiên cứu so sánh, phân tích chếđịnh người đại diện theo pháp luật không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn ở các quốc giatrên thế giới
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến người đại diện theo phápluật, điển hình như : “ Chế định pháp nhân nhìn từ cấu trúc bên trong của nó” củaPGS.TS Ngô Huy Cương đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 09 (488), tháng
5/2024 đã khẳng định rằng “Vấn đề quan trọng bậc nhất khi mà pháp nhân không có cơ thể sinh lý giống với thể nhân để có được ý thức là ý chí của pháp nhân được biểu lộ như thế nào Vì vậy, không quy chế pháp lý nào về pháp nhân mà không nói tới đại diện của pháp nhân và bộ máy để xác định ý chí của pháp nhân, nhất là đối với pháp nhân nhiều thành viên; hầu hết quy định về các hình thức công ty dành cho bộ máy của pháp nhân và thiết lập đại diện của pháp nhân.” Một số bài viết khác tiếp cận vấn đề đại diện
dưới góc độ pháp luật dân sự như “Chế định đại điện trong pháp luật Việt Nam và vấn
đề đặt ra trong thực tiễn áp dụng” của TS Nguyễn Vũ Hoàng đăng trên Tạp chí Luật học
số 2 năm 2013 hay “Chế Định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam – Nhìn từgóc độ Luật so sánh”của TS Ngô Huy Cương đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
số 4 năm 2009; đây là những bài viết ngắn, phân tích một số khiếm khuyết của Bộ luậtDân sự 2005 về chế định đại diện2 Bên cạnh đó cũng có những bài viết tiếp cận nhữngvấn đề pháp lý xoay quanh chế định người đại diện theo pháp luật của các loại hìnhdoanh nghiệp như luận văn thạc sĩ luật học năm 2014 của Phạm Lâm Hải Nguyên về
“Chế định người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam” đãđưa ra những nhận xét chi tiết về tình hình nghiên cứu chế định người đại diện củadoanh nghiệp nói chung và người đại diện theo pháp luật , nói riêng Đồng thời tác giảcũng thể hiện góc nhìn và đánh giá của mình đối với vấn đề pháp lý của người đại diệntheo pháp luật của doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp 2014 Theo đó tác giả cũngcho rằng : “ Nội hàm của khái niệm “Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá
1 TS Nguyễn Văn Cương, 'Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp việt nam hiện nay’ (HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI, 2022) <https://tailieuthamkhao.com/dai-dien-theo- phap-luat-cua-doanh-nghiep-theo-phap-luat-doanh-nghiep-viet-nam-1-26757>.
2 PHẠM LÂM HẢI NGUYÊN, ‘Chế Định Đại Diện Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luật Doanh Nghiệp Việt Nam’ (TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2014)
<https://drive.google.com/file/d/1ubw12oZvwxR9xGkGwT-3upxNGXV-wVAa/view?
usp=embed_facebook>.
Trang 7nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịchcủa doanh nghiệp” là chưa bao quát hết vai trò của người đại diện theo pháp luật” Dựthảo lần 5 Luật doanh nghiệp (sửa đổi) cũng chưa làm rõ được việc người đại diện theopháp luật có thể nhân danh doanh nghiệp để chủ động xác lập giao dịch vì lợi ích củadoanh nghiệp hay không Kiến nghị này cùng một số ý kiến khác đã đóng góp đáng kểtrong việc hoàn thiện khái niệm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và điều
đó được ghi nhận tại khoản 1 Điều 12, Luật doanh nghiệp 2020
Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh chế định người đại diệntheo pháp luật của Việt Nam tiếp cận một cách cụ thể các quy định về người đại diệntheo pháp luật của doanh nghiệp Tuy nhiên, chế định đại diện theo pháp luật ở nước tavẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi nghiên cứu, phân tích sâu rộng từ trong ra ngoài
I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỊNH ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM, TRUNG QUỐC VÀ ANH
Trong pháp luật dân sự Việt Nam, một giao dịch dân sự chỉ có thể được xác lập thựchiện đúng với vai trò của nó khi chủ thể khởi tạo nên giao dịch có khả năng nhận thức
và làm chủ hành vi phù hợp với nội dung, lĩnh vực mà giao dịch dân sự được xác lập
Cụ thể là mỗi chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự đều phải đảm bảo điều kiện nănglực chủ thể phù hợp Đó là năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự Theođiều 16, BLDS 2015 của Việt Nam, mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như
nhau.Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người
đó chết Ngoài việc cá nhân phải đáp ứng điều kiện của năng lực pháp luật dân sự, cánhân đó còn phải có năng lực hành vi dân sự Năng lực hành vi dân sự được quy định
trong điều 19 trong BLDS 2015 như sau: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” Khi có
năng lực hành vi dân sự thì cá nhân đó mới có ý chí riêng và nhận được hành vi của họ để có thể
tự mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về những ý chí mà cá nhân đó đã bày tỏ khi xác lập, thực hiện giao dịch 3 Tuy nhiên thì không phải cá nhân nào cũng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự Chính vì thế, chế định người đại diện theo pháp luật ra đời để nhân danh các cá nhân này để tham gia vào các giao dịch dân sự Đối với chủ thể là pháp nhân, theo pháp luật dân sự của Việt Nam, pháp nhân không phải là một thực thể tự nhiên mà là một thực pháp lý và chỉ có thể tham gia vào dịch dân
sự thông qua người đại diện của họ ( theo pháp luật, theo ủy quyền) Tuy nhiên, điều này vô tình
mâu thuẫn với khái niệm về pháp nhân trong Canon Law (một nhánh của Roman Law) và
Thông luật ( Common Law ) - hai hệ thống pháp luật khởi đầu và phát triển chế định pháp nhân 4 Ở trong Common Law, pháp nhân được ví như một “người” và có thể tham gia vào các giao dịch dân sự như một chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân
sự Do đó, pháp nhân không cần “người đại diện theo pháp luật” để nhân danh mình thực hiện, xác lập các giao dịch hành vi dân sự
1 Việt Nam và Trung Quốc
3 Ts Nguyễn Ngọc Điện, Giáo Trình Luật Dân Sự Việt Nam, tập 1.
4 PGS.TS NGÔ HUY CƯƠNG, ‘Chế định pháp nhân nhìn từ cấu trúc bên trong của nó’ (May 2024)
488(9) Tạp chí Nghiên cứu lập pháp <https://lapphap.vn:443/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?
tintucid=211903>.
Trang 8Trước công nguyên, luật La Mã không công nhận vấn đề đại diện do tính chất trọng hình thức của hợp đồng Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ 19, trong các hệ thống pháp luật theo truyền thống thông luật (common law), các án lệ đã khẳng định rằng công ty chỉ có thể hành động qua các giám đốc (directors) - những người quản lý công ty, vì công ty không thể hành động độc lập mà phải thông qua con người cụ thể Đến thế kỷ 20, lý thuyết về đại diện đã được phát triển rộng rãi trong các nghiên cứu của các chuyên gia luật, kinh tế và quản trị ở phương Tây, coi quan hệ giữa cổ đông và người quản lý công
ty như quan hệ đại diện hoặc ủy thác Học thuyết này xem việc quản lý công ty như mộtquan hệ hợp đồng, trong đó cổ đông bổ nhiệm người khác để thực hiện việc quản lý và
ra quyết định về tài sản của công ty, đồng thời làm rõ sự tách bạch giữa quyền sở hữu vàquyền quản lý5
Sau này, vấn đề đại diện được luật hóa để điều chỉnh các quan hệ đại diện phát sinh trong giao dịch dân sự Với sự phát triển của quan hệ đại diện trên thế giới, Việt Nam cũng nhanh chóng học hỏi và đưa chế định đại diện vào các bộ luật Các quy định về người đại diện theo pháp luật cũng được phát triển và trở thành nội dung quan trọng trong chế định đại diện. Luật Doanh Nghiệp 1999 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc quy định người đại diện theo pháp luật tại Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp phải có người đại diện như giám đốc hoặc tổng giám đốc Sau đó Luật Doanh Nghiệp
2005, có hiệu lực từ 1/7/2006, đã làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện
và quy định cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp Luật Doanh Nghiệp 2014, có hiệu lực từ 1/7/2015, mở rộng quyền hạn và làm rõ quy trình bổ nhiệm và thay đổi người đại diện, đồng thời quy định số lượng người đại diện theo pháp luật trong các loại hình doanh nghiệp Luật Doanh Nghiệp 2020, có hiệu lực từ 1/1/2021, tiếp tục hoàn thiện quy định về người đại diện, làm rõ quyền hạn, nghĩa vụ và quy trình đăng ký, phù hợp với các yêu cầu mới của nền kinh tế Các nghị định và thông tư liên quan cũng cung cấphướng dẫn chi tiết về quy trình và trách nhiệm pháp lý của người đại diện
Ở Trung Quốc, hệ thống người đại diện theo pháp luật ở Trung Quốc đã phát triển qua nhiều giai đoạn, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường Trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch, doanh nghiệp hoạt động như mộtphần phụ thuộc của chính phủ, không có tư cách pháp nhân độc lập và không có khái niệm "người đại diện theo pháp luật" Mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ sản xuất đến phân phối lợi nhuận, đều do chính phủ quản lý Sự thay đổi bắt đầu vào cuối những năm
1970, đặc biệt là sau Phiên họp toàn thể lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương ĐảngCộng sản Trung Quốc khóa XI năm 1978, khi nền kinh tế hàng hóa và thị trường bắt đầu phát triển Để phản ánh sự chuyển đổi này, cần phải xây dựng tính độc lập cho doanh nghiệp và công nhận vai trò của người đại diện theo pháp luật "Luật doanh nghiệp liên doanh Trung-Nước ngoài" năm 1979 và "Quy định thi hành Luật doanh nghiệp liên doanh Trung-Nước ngoài" năm 1983 đã quy định rằng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp liên doanh là chủ tịch công ty Chức danh này được sử dụngchính thức lần đầu tiên trong "Luật Hợp đồng kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" năm 1981 Các quy định khác, như “Quy định tạm thời về doanh nghiệp công nghiệp nhà nước” (1983) và “Quy định tạm thời về đăng ký và quản lý công ty” (1985),
5 PHẠM LÂM HẢI NGUYÊN, ‘Chế Định Đại Diện Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luật Doanh Nghiệp Việt Nam’ (TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2014)
<https://drive.google.com/file/d/1ubw12oZvwxR9xGkGwT-3upxNGXV-wVAa/view?
usp=embed_facebook>.
.
Trang 9tiếp tục khẳng định vai trò của người đại diện theo pháp luật, quy định rằng giám đốc hoặc chủ tịch là người đại diện hợp pháp “Những nguyên tắc chung của Bộ luật dân sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” (1986) lần đầu tiên xác nhận hệ thống pháp nhân
và người đại diện theo pháp luật, quy định rõ trách nhiệm pháp lý của họ Người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về các hậu quả pháp lý phát sinh từ hành động của mình, và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc hành chính nếu pháp nhân vi phạmpháp luật Sau khi “Những nguyên tắc chung của Luật dân sự” được ban hành, quy định
về người đại diện theo pháp luật đã được mở rộng và tích hợp vào nhiều luật và quy định khác nhau, bao gồm Luật Công ty (1993) Hiện tại, khái niệm "người đại diện theo pháp luật" đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống pháp luật Trung Quốc, với vai trò là người thực hiện các hành động pháp lý thay mặt công ty và chịu trách nhiệm pháp lý cho những hành động đó6
2 Canada
II CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SO SÁNH VỀ CHẾ ĐỊNH ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM, TRUNG QUỐC VÀ ANH
1 Khái niệm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1.1 Khái niệm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở Việt Nam
Tại khoản 1 Điều 12 Bộ luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật củadoanh nghiệp là cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch củadoanh nghiệp và đại diện doanh nghiệp trước các cơ quan, tổ chức theo quy định củapháp luật Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật, vàĐiều lệ công ty quy định số lượng, chức danh, quyền và nghĩa vụ của từng người Nếu
có nhiều người đại diện, tất cả đều có quyền đại diện đủ thẩm quyền trước bên thứ ba vàphải chịu trách nhiệm liên đới về thiệt hại Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần phải đảmbảo ít nhất một người đại diện cư trú tại Việt Nam Khi người đại diện duy nhất cư trútại Việt Nam xuất cảnh, họ phải ủy quyền cho người khác cư trú tại Việt Nam thực hiệnquyền và nghĩa vụ và vẫn chịu trách nhiệm về việc thực hiện những công việc, tráchnhiệm đã ủy quyền Nếu người đại diện không trở lại Việt Nam hoặc không ủy quyềnkhác sau 30 ngày vắng mặt thì chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan có thẩm quyền sẽ phảichỉ định người đại diện khác Riêng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên,nếu một thành viên là người đại diện theo pháp luật gặp phải tình huống không thể thựchiện nhiệm vụ, thành viên còn lại sẽ hiển nhiên trở thành người đại diện cho đến khi cóquyết định mới của Hội đồng thành viên Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác cóquyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định
1.2 Khái niệm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở Trung Quốc
6 Zhang Zhiliang, ‘浅浅浅浅浅浅浅浅浅浅浅 - 浅浅浅浅 - 浅浅浅浅浅浅浅浅浅浅 - 浅浅浅浅浅浅 - 浅浅浅浅 - 浅浅浅浅浅 (Phân Tích Sơ Lược về Hệ Thống Người Đại Diện Theo Pháp Luật Của Công Ty )’ (30 October 2012)
<https://www.lawyers.org.cn/info/4f80f81bceb747309930c459e6ba1bff>.
Trang 10Đối với Trung Quốc, chế định này căn cứ Điều 10 luật công ty của Cộng hòa nhândân Trung Hoa người đại diện theo pháp luật của công ty phải là chủ tịch, giám đốc điềuhành hoặc người quản lý của công ty, và chỉ có thể là một cá nhân Khi giám đốc hoặcngười quản lý từ chức, họ cũng đồng thời từ chức vị trí người đại diện theo pháp luật.Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật từ chức, công ty phải chỉ định người đạidiện mới trong vòng 30 ngày Những cá nhân không đủ điều kiện làm người đại diệntheo pháp luật bao gồm những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc đã bị kết
án về các tội liên quan đến tham nhũng, hối lộ, phá hoại trật tự thị trường mà thời gianchấp hành án chưa hết 5 năm Đồng thời, người đại diện theo pháp luật không thể đồngthời làm người đại diện pháp lý của các công ty cạnh tranh mà không có sự đồng ý củađại hội đồng cổ đông
1.3 Khái niệm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở Anh
Trong hệ thống pháp luật Anh, đại diện của pháp nhân được hiểu là cá nhân hoặc tổchức được ủy quyền hoặc theo quy định của pháp luật để hành động thay mặt cho phápnhân trong các giao dịch pháp lý Khái niệm này là trung tâm trong luật công ty và luậtthương mại, điều chỉnh cách thức các công ty, hiệp hội và tổ chức khác thực hiện quyền
và nghĩa vụ thông qua các đại diện Thay vì một điều luật tổng quát, khái niệm đại diệncủa pháp nhân được quy định qua nhiều đạo luật, án lệ và tài liệu pháp lý khác nhau,trong đó có Companies Act 2006, điều chỉnh cấu trúc và quyền hạn trong công ty; án lệ,đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập nguyên tắc và tiêu chuẩn cho các trường hợp
cụ thể; và các đạo luật khác như Partnership Act 1890 và Charities Act 2011, điều chỉnhđại diện của các loại hình pháp nhân khác nhau
1.4 So sánh
Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại Việt Nam, TrungQuốc và Anh đều nhằm mục đích bảo đảm rằng có một cá nhân cụ thể thực hiện cácquyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp Tuy nhiên, cách thức quy định và yêu cầuliên quan đến người đại diện theo pháp luật ở từng quốc gia thể hiện những đặc điểm và
sự khác biệt rõ rệt, phản ánh những quan điểm và nhu cầu quản lý khác nhau của từng
hệ thống pháp luật
Ở Việt Nam, theo quy định trong Bộ luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theopháp luật của doanh nghiệp có thể là một hoặc nhiều cá nhân, và quyền hạn cũng nhưtrách nhiệm của họ được quy định chi tiết trong Điều lệ công ty Điều này cho phépdoanh nghiệp linh hoạt trong việc cấu hình cơ cấu quản lý và phân chia trách nhiệmgiữa các người đại diện Một điểm quan trọng là doanh nghiệp phải có ít nhất một ngườiđại diện cư trú tại Việt Nam, đảm bảo rằng có sự liên lạc và xử lý pháp lý ổn định trongnước Khi người đại diện duy nhất cư trú tại Việt Nam vắng mặt lâu dài mà không ủyquyền cho người khác, doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp thay thế, như cửngười đại diện mới hoặc ủy quyền cho người khác, nhằm duy trì khả năng thực hiện cácnghĩa vụ pháp lý Quy định này nhằm duy trì sự liên tục và ổn định trong hoạt độngpháp lý của doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp không thể thực hiện quyền vànghĩa vụ của mình do sự vắng mặt của người đại diện