- Qua sự lan truyền, bành trướng của Đế quốc Anh, hệ thống pháp luật Common Lawđã lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, áp dụng các nguyên tắc và tiêu chuẩnpháp luật Common Law trong
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Trang 3LỤC MỤC
Câu 1: Phân tích sự hình thành và phát triển của dòng họ pháp luật Common Law
ở Anh Liên hệ với xu thế phát triển của hệ thống pháp luật trên thế giới hiện nay 4 Câu 2: Giải thích sự khác biệt điển hình giữa hệ thống pháp luật Anh và hệ thống pháp luật Mỹ Chứng minh nhận định “Pháp luật Mỹ là sự tiếp nhận pháp luật Anh một cách có chọn lọc” 5 Câu 3: Phân tích và làm rõ sự khác biệt trong đào tạo luật của Anh và Mỹ Liên hệ với hoạt động đào tạo nghề luật ở Việt Nam hiện nay 11 Câu 4: Trình bày những đặc điểm cơ bản của dòng họ pháp luật Common Law Phân tích hệ thống nguồn luật của pháp luật Anh Liên hệ với hệ thống nguồn luật của Việt Nam hiện nay 15 Câu 5: Phân tích tính phức tạp trong hệ thống Toà án nước Anh Liên hệ với hệ thống Toà án của Việt Nam hiện nay 18 Câu 6: Trình bày ưu và nhược điểm của luật thành văn và án lệ Liên hệ thực tiễn xây dựng pháp luật ở Việt Nam 19 Câu 7: Chứng minh hệ thống pháp luật nước Anh được hình thành từ thực tiễn xét xử 22 Câu 8: Trình bày qui tắc án lệ “Stare decisis" trong pháp luật nước Anh Liên hệ với việc hình thành án lệ, xây dựng và sử dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay 23
Trang 4Câu 1: Phân tích sự hình thành và phát triển của dòng họ pháp luật Common Law
ở Anh Liên hệ với xu thế phát triển của hệ thống pháp luật trên thế giới hiện nay.
1 Sự hình thành và phát triển của dòng họ pháp luật Common Law ở Anh
- Pháp luật Anh ở giai đoạn pháp luật Ănglô – Xắc xông chưa có sự thống nhất trênlãnh thổ do pháp luật tập quán chiếm vị trí độc tôn, nên ở giai đoạn sau khi đấtnước thống nhất đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật thống nhất
- Giai đoạn hình thành và phát triển Common Law:
Sau triều đại của William đệ nhất, vị hoàng đế có công lao lớn trong việcthú đẩy sự ra đời của Common Law là Henry đệ nhị Ông đã thể chế hóathành Common Law từ việc nâng cấp các tập quán địa phương lên thànhtập quán quốc gia và kết thức sự kiểm soát của luật bất thành văn ở từng địaphương, loại trừ các biện pháp cưỡng chế tùy tiện và phục hồi hệ thống bồithẩm
Phát triển các tòa án Hoàng gia trên cơ sở Hội đồng cố vấn nhà vua đượcthành lập dưới thời William: Tòa án tài chính (Court of Exchenquer), Tòa
án thẩm quyền chung (Court of Common Pleas), Tòa nhà vua (Court ofKing’s Bench)
Thẩm quyền của tòa án hoàng gia được mở rộng bằng hình thức lưu động,các thẩm phán đi tới từng địa phương trên toàn quốc để giải quyết tranhchấp, phụ thuộc vào cách họ hiểu ra sao và nhận thức như thế nào về tậpquán địa phương Sau mỗi vụ xét xử sẽ được ghi chép lại và được gọt giũa,sắp xếp có hệ thống
Theo thời gian, một nguyên tắc có tên “stare decisis” hay còn được biết đếnnhư “rule of precedent” đã phát triển, theo đó nếu hai vụ việc có tình tiếttương tự thì phán quyết mà tòa án ra để giải quyết hai vụ việc đó sẽ phải cókết cục tương tự Trên cơ sở áp dụng nguyên tắc tiền lệ pháp này, các tậpquán địa phương thời tiền Norman đã từng bước bị thay thế bằng tiền lệpháp, áp dụng thống nhất trên toàn Anh Quốc
Triều đại Eward đệ nhất (1272-1307) đã chứng kiến sự gia tang nhanhchóng của các văn bản pháp luật, do đó ở giai đoạn này, Common Law pháttriển một cách chậm chạp
2 Liên hệ với xu thế phát triển của hệ thống pháp luật trên Thế giới.
Trang 5- Qua sự lan truyền, bành trướng của Đế quốc Anh, hệ thống pháp luật Common Law
đã lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, áp dụng các nguyên tắc và tiêu chuẩnpháp luật Common Law trong việc xây dựng hệ thống pháp luật của mình
- Một số hệ thống pháp luật trên Thế giới cũng thể chế hóa, nâng cấp những tập quánđịa phương thành một pháp luật thống nhất áp dụng trên toàn quốc gia, thừa nhận và
áp dụng tiền lệ pháp để xét xử
- Nhiều quốc gia điều chỉnh và đồng nhất luật lệ của mình để đáp ứng các tiêu chuẩnquốc tế và thúc đẩy sự hợp tác quốc tế Bên cạnh đó, việc này còn để đáp ứng vớicác vấn đề liên quan đến an ninh mạng và quyền riêng tư của con người
Câu 2: Giải thích sự khác biệt điển hình giữa hệ thống pháp luật Anh và hệ thống pháp luật Mỹ Chứng minh nhận định “Pháp luật Mỹ là sự tiếp nhận pháp luật Anh một cách có chọn lọc”
1 Hệ thống pháp luật Anh và Mĩ
Nguồn gốc
Nguồn gốc pháp luật chủ yếu dựa trên nền tảng pháp luật Anh cổ (Anglo - Saxon) với những tập quán được hình thành từ sự phát triển của cộng đồng Như đã đề cập ở trên, cho dù Anh quốc từng bị đế quốc La Mã cai trị nhưng dường như không có dấu vết ảnh hưởng quan trọng của Luật La Mã trong pháp luật Anh Sau khi La Mã suy tàn, nướcAnh chia ra thành nhiều vương quốc nhỏ có các hệ thống pháp luật bao gồm dù ít hay nhiều, các quy định mang tính địa phương Với ưu thế về sự hiện đại, tính hiệu quả và nhận được sự ưa chuộng, các thẩm phán Hoàng gia trở thành "thẩm phán lưu động", họ đikhắp đất nước để xét xử các vụ việc nhưng vẫn giữ chỗ ở thường xuyên về mùa đông tại Luân Đôn Khi đi xét xử lưu động khắp đất nước, các thẩm phán Hoàng gia làm quen với các tập quán pháp khác nhau và mỗi khi gặp nhau tại Luân Đôn họ thường thảo luận với nhau, so sánh các điểm mạnh, điểm yếu của chúng Dần dà, điều này đưa đến kết quả là các thẩm phán Hoàng gia ngày càng áp dụng thường xuyên hơn các quy định pháp luật giống nhau trên khắp đất nước và thế là "luật Common" ra đời Các thẩm phán trong quá trình giải quyết các vụ việc của mình chủ yếu dựa trên những tập quán này để giải
quyết.Chính họ là những người đã tạo ra common law trong quá trình xét xử lưu động ở các địa phương trên toàn Anh quốc bằng việc thỏa thuận áp dụng thống nhất một số tập quán địa phương được lựa chọn và nâng cấp các tập quán đó lên thành tập quán quốc gia.Tuy nhiên, sau khi common law đã được hình thành, thay vì áp dụng tập quán pháp, các
Trang 6thẩm phán hoàng gia đã áp dụng án lệ trong quá trình xét xử trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc tiền lệ pháp (Rule of Precedent).
Sau khi hình thành ở Anh quốc, dòng họ common law đã lan sang khắp các châu lục
từ châu Phi, châu Mỹ đến châu Úc, châu Á và hình thành nên "hệ thống Common Law"
Hệ thống này chủ yếu được mở rộng bằng con đường thuộc địa hóa của Hoàng gia Anh
Khái quát
Ở Anh pháp luật được mở rộng chủ yếu là do công cuộc mở rộng thuộc địa, không
có sự tự nguyện tiếp nhận như hệ thống pháp luật ở Pháp Tuy nhiên có một điểm đặcbiệt là những nước đã tiếp nhận hệ thống pháp luật của Anh thì lại không muốn từ bỏ, bởipháp luật của Anh vừa có tình mềm dẻo vừa có tình thực tiễn đặc biệt Do đó hệ thốngpháp luật Anh đã mở rộng ra nhiều nước trên thế giới, như Đức, Hồng Kông, Canada,…
Còn tại Mĩ, một quốc gia rộng lớn với khoảng 300 triệu dân và dân số tăng lênhàng năm do sự xuất hiện của những người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp từ khắpnơi trên thế giới Sự đa sắc tộc, đa tôn giáo, đòi hỏi pháp luật Mĩ phải có tính điều chỉnhtương đối và ổn định linh hoạt
Tuy nhiên hai hệ thống pháp luật này vẫn có nền tảng chung, pháp luật Mỹ vẫn sửdụng khái niệm, cách thức lập luận, lý thuyết và nguồn luật của pháp luật Anh
Sự khác biệt điển hình giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mĩ
Anh và Mĩ là hai quốc gia hoàn toàn độc lập với nhau, có bộ máy nhà nước, chínhtrị, văn hóa, kinh tế, xã hội, lịch sử hoàn toàn khác nhau Bởi nên cho dù là có cùng mộtnền tảng hay cùng thuộc dòng họ common law thì hệ thống pháp luật của hai quốc gianày vẫn có những điểm khác biệt điển hình
Sự phân chia luật
Trong hệ thống pháp luật Mĩ có sự phân chia giữa luật liên bang và luật của cácbang mà ở Anh không có sự phân chia này Các bang của Mỹ cũng có hiến pháp riêngđược soạn thảo và ban hành dựa trên hiến pháp liên bang Pháp luật của liên bang caohơn pháp luật của bang, nhưng về nguyên tắc thì quyền lập pháp chủ yếu thuộc về cácbang Ở Mỹ có 50 bang tương đương với 50 hệ thống pháp luật nhưng chúng cũng tồn tạitrong một chỉnh thể thống nhất vì khi soạn thảo các văn bản pháp luật, các bang thườngtham khảo luật của các bang khác và thường không ban hành các quy phạm pháp luật quákhác biệt
Trang 7Tuy nhiên ở Anh thì lại không như vậy do cơ cấu chính trị đơn nhất của Anh nên hệthống pháp luật ở Anh có không có sự phân chia này.
Hệ thống tòa án
Ở Mỹ: sự tồn tại của hệ thống tòa án kép gồm hệ thống toàn án liên bang và hệthống tòa án bang Toà án liên bang bao gồm toà án thông thường và toà án chuyênngành; Toà án thông thường bao gồm toà án tối cao liên bang, toà án liên bang phúc thẩm
và toà án liên bang; Toà án chuyên ngành bao gồm các toà án về thuế, khiếu tố và toà ánthương mại quốc tế Đối với toà án bang bao gồm toà tối cao, toà phúc thẩm và toà sơthẩm Giữa toà án liên bang và toà án bang về nguyên tắc toà án cấp bang có nhiều thẩmquyền hơn toà án liên bang, toà án liên bang chỉ có thẩm quyền xét xử khi vụ việc liênquan đến việc giải thích hiến pháp liên bang và luật của liên bang Toà án cấp bang giảiquyết 95 % vụ việc và những vụ việc thuộc thẩm quyền của toà án cấp bang thì quyếtđịnh của toà án cấp bang là chung thẩm và không thể bị kháng cáo
Trong khi ở Anh hệ thống toà án lại được phân chia thành toà án cấp trên và toà áncấp dưới Toà án cấp trên bao gồm toà phúc thẩm và sơ thẩm; Trong phúc thầm có toàphúc thẩm dân sự và toà phúc thẩm hình sự Đối với toà sơ thẩm bao gồm toà công lý cấpcao và toà án triều đình, đối với toà án công lý cấp cao có toà án nữ hoàng, Toà án phápquan và toà án gia đình; đối với toà án triều đình chỉ xét xử các vụ án nghiêm trọng Toà
án cấp dưới bao gồm toà hình sự, toà dân sự và toà hành chính Ngoài ra còn có toà án tốicao Anh bao gồm Uỷ ban phúc thẩm thượng nghị viện và Hội đồng cơ mật hoàng gia.Anh không có viện công tố, Bộ Tư pháp, bởi họ cho rằng sự có mặt của viện công tố thểhiện sự bất bình đẳng giữa bên buộc tội và bị buộc tội trong vụ án hình sự…
có Hiến pháp riêng mà theo cách giải thích của toà án tối cao của tiểu bang thì Hiến pháp
có hiệu lực cao hơn các đạo luật khác của tiểu bang nhưng phải phù hợp với Hiến phápliên bang
Anh là nước không có Hiến pháp thành văn (Hiến pháp được rút ra từ những loạinguồn khác nhau) Các quy định mang bản chất của Hiến pháp Anh có thể tìm thấy trongđặc quyền Hoàng gia, trong một số truyền thống và một số án lệ cũng như văn bản phápluật do Nghị viện ban hành và gần đây còn nằm trong cả một số đạo luật Liên minh Châu
Trang 8Âu Magna Carta năm 1215 được coi là bản Hiến pháp đầu tiên của Anh thừa nhận quyềncon người Ngày nay, một số đạo luật quan trọng làm thành Hiến pháp Anh như: Luậtquyền con người (1688), Luật kế vị ngai vàng (1701), Luật đình quyền giam giữ (1679),Luật hợp nhất với Scotland (1701) và gần đây nhất là Luật Cộng đồng Châu Âu.
Việc ghi nhận quyền con người
Hiến pháp Mỹ khi mới ra đời không quy định về quyền con người mà quyền này chỉđược đưa vào nội dung Hiến pháp sau lần sửa đổi bản Hiến pháp lần thứ 10 Những sửađổi này được tiến hành giữa năm 1789 và 1791
Còn ở Anh, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1215 đã thừa nhận quyền conngười với 4 quyền năng chính: quyền bình đẳng trước công lý, quyền được toà án xét xửtrước khi bị bỏ tù hoặc bị tước đoạt tài sản, quyền không bị phạt tiền đến mức phá sản vàquyền không bị tước đoạt kế sinh nhai
Thừa nhận một số nguyên tắc giám sát bằng thủ tục tư pháp
Hiến pháp Mỹ có đề cập đến việc thừa nhận nguyên tắc giám sát bằng thủ tục tưpháp đối với tính hợp hiến của các văn bản pháp luật Điều này thì không được biết đến ởAnh trong quá khứ
Việc sử dụng án lệ
Đối với Anh thì án lệ rất được coi trọng, còn ở Mỹ thì bị hạn chế phần nào
Án lệ của Mỹ được áp dụng với một vài giới hạn quan trọng như: toà tối cao của cácbang của Mỹ không chịu sự ràng buộc bởi phán quyết trước đó của chính mình Trongkhi đó, ở Anh, việc bám sát vào tiền lệ pháp trong hoạt động xét xử là yêu cầu nghiêmngặt
Trong nhiều năm, Thượng nghị viện, tòa án cao nhất ở Anh đã tự cho rằng mìnhphải tuyệt đối tuân thủ các phán quyết trong quá khứ của chính mình Ngày nay, quyếtđịnh của tòa án vẫn bị giới hạn nghiêm ngặt trong kết quả của các phán quyết trong quákhứ (tiền lệ pháp), vì vậy phát triển chậm chạp và chỉ trong những giới hạn quy định Tuynhiên, chỉ những bản án được xuất bản mới trở thành án lệ và có giá trị ràng buộc Ở Mĩ,tiền lệ pháp của mỗi bang chỉ hoạt động trong phạm vi của bang mình và phán quyết củacác bang không chịu sự ràng buộc với nhau, tuy nhiên các án lệ cũng vẫn được thừanhận Trong các bản án cũng dành rất nhiều chỗ cho quan điểm của thẩm phán về chínhsách chung, đặc biệt những vụ việc mà tòa án coi là quan trọng
So với các thẩm phán Anh, thẩm phán Mĩ rõ ràng đề cập nhiều hơn tới hệ quả thựctiễn của một phán quyết và liệu những hệ quả này có phù hợp với nhu cầu chính sách hơn
Trang 9là với sự kiên định của người thẩm phán trong việc xét xử vụ việc hiện tại trong mối quan
hệ với tiền lệ pháp
Thuật ngữ pháp lý được sử dụng ở hai quốc gia nay cũng khác nhau: Ví dụ “high
court” ở Mĩ được hiểu là tòa án tối cao, trong khi đó ở Anh “high court” lại được hiểu làtòa án sơ thẩm và có thẩm quyền xét sử những vụ việc dân sự có giá trị tranh chấp lớn vàxét sử phúc thẩm với một số vụ việc hình sự từ tòa án hình sự cấp cơ sở
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt.
Nước Mỹ ra đời là sự liên hợp của 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ Người Anh đãmang hệ thống pháp luật của mình đến với các thuộc địa này Mặc dù có nguồn gốc từ hệthống pháp luật Anh nhưng từ sau năm 1776, khi Mỹ tuyên bố độc lập, pháp luật Anh và
Mỹ trở thành hai hệ thống pháp luật độc lập và phát triển theo những hướng khác nhau,kéo theo sự khác biệt nhất định trong hệ thống pháp luật của hai quốc gia
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên là do Anh là một quốc gia có dân cư gầnnhư thuần nhất Mỹ lại là nước có dân số chủ yếu là dân nhập cư, đa tôn giáo, đa sắc tộc
đi cùng với lối sống và đặc trưng về nền kinh tế xã hội cũng khác nhau, nên trong cáchsuy nghĩ và tư duy pháp lý có những điểm khác biệt là điều tất yếu
Bên cạnh đó, nhà nước Mĩ được tổ chức dưới dạng cộng hòa liên bang, trong đó cácbang có chủ quyền độc lập của riêng mình Trên thực tế, sự độc lập này đã mất dần theothời gian nhưng với tư cách là những thực thể pháp lý, các bang này vẫn tồn tại riêng rẽvới hệ thống chính phủ của riêng mình Thực tiễn cho thấy trên nhiều lĩnh vực và vớinhiều người, pháp luật của bang quan trong hơn pháp luật của liên bang Mỗi bang khôngchỉ có chính phủ mà còn có cả hiến pháp riêng mặc dù hầu hết hiến pháp của các bangđược xoạn thảo theo mô hình hiến pháp liên bang, với cùng cơ cấu tổ chức chính phủbang và những quyền dân sự cũng như quyền công dân tương tự nhau giữa các bang
2 Pháp luật Mỹ là sự tiếp nhận pháp luật Anh một cách có chọn lọc.
Cho tới thời điểm tại, Mỹ giữ nguyên tắc pháp luật Anh, nhưng bản chất Mỹ là quốcgia đa văn hóa, đa chủng tộc, đa tôn giáo Như vậy, cùng với phát triển không ngừng nghỉ
xã hội nên Mỹ đang xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật không hoàn toàn giống vớiAnh Hay nói cách khác, Mỹ đã và đang tiếp thu có chọn lọc những giá trị cơ bản của hệthống pháp luật Anh Đặc biệt là trong việc thừa nhận cách áp dụng nguồn luật
Thứ nhất, án lệ
Trang 10Đây được xem là nguồn luật chính, chủ đạo, xuyên suốt hệ thống Common law nóichung Mỹ nói riêng Trong những thập niên đầu sau độc lập khỏi Anh, pháp luật Mỹ nhìnchung tương đối giống với Anh vừa áp dụng án lệ, vừa áp dụng luật công bằng Nếu ởAnh, ngày nay họ vẫn duy trì áp dụng hai loại này thì Mỹ đương đại đã không còn phânchia, cơ quan xét xử - tòa án áp dụng riêng rẽ từng luật cũng đã sáp nhập thành một loạitòa án, một loại luật Điều này đảm bảo cho nguyên tắc áp dụng triệt để án lệ nhưng vẫnthể hiện sự mềm dẻo, sáng tạo hơn ở Anh
Bên cạnh đó, thuộc hệ thống Common law, việc áp dụng nguyên tắc Stare decisis(án lệ được ghi chép, xuất bản), Mỹ gần như khác hoàn toàn với Anh, pháp luật Anh ápdụng có phần triệt để, khắt khe so với Mỹ Thái độ của người Mỹ đối với những án lệtrong quá khứ bị tác động bởi sự phát triển nhanh chóng của một đất nước khai sinh, trênthực tế xã hội Mỹ có nhiều sắc tộc, tôn giáo khiến cho họ không chấp nhận sự áp đặt,ràng buộc Chính vì thế, án lệ ở Mỹ được thích ứng linh hoạt hơn nhằm điều chỉnh kịpthời quan hệ xã hội phát sinh ở nơi đa dạng, phức tạp như nước Mỹ
Nếu ở Anh có sự hà khắc, phải tuân thủ triệt để, tức Thẩm phán cấp dưới bắt buộcphải tuân thủ các phán quyết của Thẩm phán cấp trên đã ban hành, thậm chí đối vớinhững toà án ngang cấp thì ở Mỹ có sự thống nhất hơn khi chỉ có toà án cấp dưới mớituân thủ án lệ của tòa án cấp trên Thẩm quyền của Thẩm phán Mỹ lớn hơn, rộng hơn, họ
có quyền có hoặc không ban hành một án lệ khác đi, điều này thể hiện tính tự do vốn cócủa Mỹ, không bị buộc chặt vào nguyên tắc Stare decisis, tính độc lập xét xử tòa án đượcđảm bảo hơn Như thế, nước Mỹ linh hoạt ở chỗ án lệ không phải là bất di bất dịch, tuyệtđối phục tùng như ở Anh, mà tùy vào từng vụ án, trường hợp cụ thể mà án lệ được ápdụng hoặc không
Thứ hai, luật thành văn
Ở Anh, án lệ được xem quyền lực bậc nhất, luật thành văn chỉ là miễn cưỡng vàkhông được coi trọng Mỹ đã có những thay đổi để phù hợp hơn với bối cảnh đất nướckhi luật thành văn quan trọng không kém án lệ Đặc biệt Hiến pháp thành văn năm 1787,được xem là đạo luật cơ bản, bất kể đạo luật của bang hay liên bang không được mâuthuẫn với Hiến pháp Nếu ở Anh khi nhắc tới luật thành văn cũng chỉ là những án lệ đượctổng hợp, xuất bản, việc áp dụng dựa vào án lệ Điều này cho thấy án lệ có vị trí độc tôn,không như Mỹ vừa có số lượng nhiều, vừa tạo ra một hệ thống luật thành văn thốngnhất, áp dụng song song với án lệ, giúp cho việc áp dụng pháp luật không bị rập khuôn,
bó hẹp vào một nguồn duy nhất như ở Anh
Thứ ba, tư duy pháp lý
Trang 11Ở Anh quan niệm rằng vua có vị trí tối cao, ngày Nữ hoàng Elizabeth II, tất cả đềuphải phục tùng họ nên không phân chia luật Công và luật Tư Bên cạnh đó, án lệ hìnhthành thông qua hoạt động xét xử của tòa án, việc sử dụng án lệ là nguồn chính cho thấynước Anh theo chủ nghĩa kinh nghiệm, các nguồn luật khác chỉ mang tính chất bổ trợ vàkhông được xem trọng
Trong đó, Mỹ kể từ ngày độc lập đã có sự chắt chiu, không rập khuôn theo quốc gia
đô hộ mình là Anh Song song với việc áp dụng án lệ, Mỹ vẫn tôn trọng luật thành văn,Hiến pháp 1787 minh chứng cho việc áp dụng có chọn lọc, linh hoạt pháp luật, thể hiệntrình độ lập pháp vượt bậc, các đạo luật, bộ luật luôn ổn định theo thời gian Điều đó chothấy rằng, tư duy pháp lý Anh mang tính bảo thủ, Mỹ lại nơi tự do, linh hoạt.Ở Mỹ, sựđộc lập khỏi Anh giúp cho nhiều tầng lớp dân cư đem đến nhiều chủng tộc, tôn giáo hội
tụ để tạo lập quốc gia mới, nên việc áp dụng tập quán pháp như ở Anh là điều không thể,
án lệ cũng quan trọng nhưng họ chỉ tiếp thu từ người Anh những ưu điểm về sự linh hoạt,mềm dẻo, không tiếp thu cách áp dụng án lệ của người Anh
Qua phân tích ta thấy rằng, mặc dù là hai quốc gia trụ cột của hệ thống Thông luậtnhưng bên trong nội tại Hoa Kỳ lại có cách tiếp thu, áp dụng hệ thống pháp luật của Anhđộc đáo mà không sao chép hay khuôn mẫu Sự phát triển vược bậc, nhanh chóng đã biếnHoa Kỳ trở thành cường quốc hàng đầu giới, xã hội và kinh tế quốc gia luôn vận độngkhông ngừng nghỉ Hệ thống Common law khai sinh để phục vụ cho xã hội mang tínhbảo thủ, quân chủ đặc trưng như ở Anh nhưng Common law ở Hoa Kỳ lại là sự đổi mới
có chọn lọc để phù hợp với hoàn cảnh đất nước Sự khác biệt về tư tưởng, nguồn luật, thểchế chính trị, văn hóa, xã hội làm cho hai quốc gia điển hình của Common law có nhữngđiểm khác biệt Chính sự khác biệt bên trong điểm tương đồng ấy càng củng cố cho quanđiểm pháp luật Mỹ là sự tiếp nhận pháp luật Anh một cách có chọn lọc
Câu 3: Phân tích và làm rõ sự khác biệt trong đào tạo luật của Anh và Mỹ Liên hệ với hoạt động đào tạo nghề luật ở Việt Nam hiện nay
1 Sự đào tạo luật tại Anh và Mỹ
Điểm tương đồng
Thứ nhất, về học liệu ở Anh và Mỹ thì án lệ là nguồn luật chủ yếu để giải quyết vụ
án, vì vậy mà khi học các sinh viên đều chú trọng xem xét các bản án đã có, những tìnhhuống trên thực tế và phân tích chúng
Trang 12Thứ hai, về tuyển sinh đầu vào, yêu cầu về trình độ với sinh viên thi đầu vào các
trường đại học luật đều phải là sinh viên xuất sắc Ở Anh, yêu cầu đối với các sinh viênmuốn theo học đại học luật là phải có điểm đầu vào đạt mức “A” Vì vậy thông thườngnhững người có điểm thi như vậy là những người xuất sắc và có trình độ nhận thức cao
Ở Mỹ, các khoa luật cũng tuyển chọn người vào học rất khắt khe Một số khoa luật chỉchọn một người trong số năm hoặc mười người dự tuyển
Thứ ba, thời gian học để được cấp bằng tương đương với bằng cử nhân luật ở Anh
và Mỹ đều là 3 năm
Thứ tư, nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo đều có sự kết hợp giữa lý thuyết
và thực hành, tuy nhiên, mức độ kết hợp như thế nào thì ở hai quốc gia lại có sự khácbiệt
Điểm khác biệt
a) Đối tượng đào tạo
Tại Anh, đối tượng đào tạo luật là những người đã tốt nghiệp phổ thông, không yêucầu người đó phải có một bằng chuyên nghiệp nào
Ở Mỹ, đối tượng đào tạo luật lại là những sinh viên đã tốt nghiệp đại học, phải cómột bằng chuyên nghiệp, không phân biệt đó là bằng về lĩnh vực nào
b) Mục tiêu đào tạo
Ở Anh, hoạt động đào tạo luật có hai cấp độ đào tạo với mục tiêu nhằm trang bịkiến thức khoa học pháp lý cho người học và để dạy nghề, trang bị kỹ năng làm việc Tuynhiên hai cấp độ đào tạo này không đi kèm với nhau mà lại được phân ra thành hai giaiđoạn khác biệt, mỗi giai đoạn có yêu cầu, mục tiêu khác nhau:
- Với mục tiêu trang bị kiến thức pháp lý, người học phải trải qua quá trình đào tạo
ở bậc đại học Tuy nhiên sau khi hoàn thành khóa học và được cấp bằng cử nhânluật thì người học chỉ có các kiến thức mang tính khoa học hàn lâm nghiên cứu,chưa thể ra làm việc được
- Nếu muốn làm việc tốt thì người học phải được đào tạo nghề luật Đó là quá trìnhdạy nghề luật và thuộc về chức năng của cơ sở đào tạo được cấp phép của Đoànluật sư hoặc Hội luật gia
Trang 13Như vậy ở Anh thì trong trường đại học chủ yếu dạy kiến thức cơ bản về luật màkhông chú trọng đào tạo kĩ năng làm việc thực thụ như một luật sư.
Ở Mỹ có sự khác biệt lớn so với ở Anh, đào tạo luật là đào tạo sau đại học nhằmcung cấp cho sinh viên những kiến thức hành nghề luật Sinh viên được đào tạo trongtrường để có thể ra làm việc được ngay Giáo viên đào tạo sinh viên thành các luật sư cókhả năng thắng kiện trong thực tế hơn là chỉ nghiên cứu suông về luật
Nguyên nhân là do Mỹ đào tạo cử nhân luật kết hợp với đào tạo nghề để sinh viênkhi ra trường có thể làm việc được ngay Các trường đào tạo luật ở Mỹ chủ yếu dạy sinhviên cách tìm hiểu pháp luật, để từ đó sinh viên áp dụng một cách chủ động các kiến thứctrong nhà trường với kiến thức từ thực tiễn
c) Nội dung đào tạo, học liệu
Các học liệu ở Anh không chỉ gồm những bản án thực tế mà còn bao gồm nhữnggiáo trình về các môn khoa học đại cương và các môn về lý luận pháp luật
Các trường luật của Mỹ lại không có giáo trình trình bày về khoa học luật mà chỉdựa vào những bản án, những tình huống trên thực tế
d) Phương pháp đào tạo
Tại Anh, các môn học chủ yếu được giảng dạy dưới dạng thuyết trình, thảo luận.Sinh viên đưa ra câu hỏi và giải quyết thắc mắc của mình Các sinh viên được khuyếnkhích tham gia diễn án và thảo luận để rèn kĩ năng lập luận rõ ràng, thuyết phục Ngoài
ra, còn phương pháp truyền thống: Phương pháp thuyết giảng các kiến thức lý luận
Ở Mỹ lại chú trọng phương pháp tình huống Các nguyên tắc pháp lí chung khôngđược trình bày qua những bài giảng lý thuyết trừu tượng mà được rút ra từ việc nghiêncứu những tình huống được đưa ra thảo luận trên lớp Các bài tập thực hành chủ yếu vềgiải quyết án và cách phân tích chi tiết các phán quyết dưới hình thức trao đổi, hội thoạigiữa giáo viên và sinh viên (phương pháp Socratic) Ngoài ra, còn phương pháp đặt sinhviên vào công việc thực sự và họ học luật bằng cách xử lý các tình huống thực tế đó(phương pháp thực hành luật) Tuy nhiên, phương pháp phổ biến nhất vẫn là phươngpháp Socratic truyền thống
Ta thấy công tác giảng dạy ở Anh và Mỹ đều chú trọng đến giải quyết các tìnhhuống cụ thể, nhưng người Mỹ chú ý đến các tình huống tthực tiễn hơn Phương phápđào tạo khác nhau do yêu cầu đào tạo khác nhau, trong khi ở Anh chỉ yêu cầu hiểu biết về
Trang 14luật ở bậc đại học thì người Mỹ lại yêu cầu cao hơn là phải đủ kĩ năng để giải quyết vụviệc thực tế, phù hợp với xã hội đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi.
e) Đào tạo nghề luật
Tại Anh, đào tạo nghề luật có sự tách biệt hoàn toàn với giai đoạn đào tạo cử nhân
vả về thời gian, chương trình, học liệu Do có quy trình đào tạo khác nhau nên ở Anhhình thành 2 nghề luật: Luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng
Ở Mỹ do không chia thành luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng nên khi đào tạo luậtcũng không có sự phân chia, tất cả đều được đào tạo chung tại trường đại học
Như vậy, những sự tương đồng và khác biệt nêu trên giữa hệ thống đào tạo luật ởAnh và Mỹ bắt nguồn từ hoàn cảnh thực tế của nền pháp lý ở mỗi nước Tìm hiểu sựtương đồng và khác biệt này đồng thời cũng giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn về nềnpháp lý của các nước theo dòng họ Common law nói chung và ở Anh và Mỹ nói riêng
2 Liên hệ với Việt Nam
Các hình thức đào tạo nghề luật
- Đào tạo chính quy: Là hình thức đào tạo tập trung cho đối tượng chủ yếu là học
sinh vừa tốt nghiệp THPT, có nguyện vọng hành nghề luật sau này Thời gian đàotạo thường là 4 năm
- Đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm: Là hình thức đào tạo cho những người
vừa học vừa đi làm, những người không có điều kiện để tham gia học chính quy
Để theo học loại hình thức này thì phải qua kì tuyển chọn và phải đã tốt nghiệpbậc THPT Thời gian học là 4-5 năm
- Đào tạo từ xa: Là hình thức học có hướng dẫn của cơ sở đào tạo, dành cho mọi đối
tượng đã tốt nghiệp THPT Loại hình thức này không thi mà xét tuyển Thời gian
là 5-6 năm
- Học văn bằng hai: Là hình thức dành cho người đã có một văn bằng đại học thuộc
ngành khác và có nhu cầu muốn học thêm một văn bằng nữa Thời gian học có thể
từ 2-3 năm theo hệ chính quy và 3-3,5 với hệ vừa học vừa làm
Về cấp độ đào tạo
- Đào tạo bậc đại học: Giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kĩ
năng thực hành, có khả năng làm việc thành tạo, có khả năng làm việc và giảiquyết được các vấn đề thuộc ngành đào tạo