1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các cấp độ phản ánh để chứng minh tâm lý là cấp độ phản ánh tâm lý cao nhất từ đó giải thích tại sao tâm lý của người này khác với tâm lý của người khác

16 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các cấp độ phản ánh để chứng minh tâm lý là cấp độ phản ánh cao nhất từ đó giải thích tại sao tâm lý của người này khác với tâm lý của người khác
Tác giả Võ Thị Thảo Huyên
Người hướng dẫn Đinh Ngọc Thắng
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Bài tập
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 40,96 KB

Nội dung

=> Phản ánh vật lí, hóa học được xem là hai cấp độ phản ánh thấp nhất, nó thể hiện cho những vật chất vô sinh, vô tri vô giác, không biết suy nghĩ và hành vi của nó chỉ dựa trên những bi

Trang 2

Họ tên sinh viên: Võ Thị Thảo Huyên

MSSV: 0023413346

Lớp: ĐHGDTH23L

Học phần: FR10

Giảng viên hướng dẫn: Đinh Ngọc Thắng

BÀI TẬP CHƯƠNG 1 Câu 1: Phân tích các cấp độ phản ánh để chứng minh tâm lý là cấp

độ phản ánh tâm lý cao nhất từ đó giải thích tại sao tâm lý của người này khác với tâm lý của người khác.

Câu 2: Phân tích bản chất xã hội của tâm lý người từ đó giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tâm lý giữa các thế hệ

Bài Làm

Câu 1:

- Theo sự phát triển của thế giới hiện nay thì phần lớn con người đều sẽ bị tác động bởi sự vật, hiện tượng bên ngoài theo một cách nào đó Và nó tồn tại dưới dạng như những cảm xúc, tư duy, sáng tạo, ngôn ngữ, tưởng tượng, tính cách, năng lực, hành vi,… và tất cả những thứ đó đều được gọi chung là tâm lý Nó bị tác động, bị ảnh hưởng bởi thế giới khách quan nên tạo ra những hành vi xúc cảm

từ đó hình thành nên con người và thế giới Ở tâm lý có nhiều mức độ phản ánh khác nhau như vật lý, hóa học, sinh học, tâm lý, ý thức Từng cấp độ phản ánh đều mang một ý nghĩa riêng biệt không giống nhau Chúng phản ánh theo một cách riêng, chuyển hóa và bổ sung cho nhau từng chút

+ Phản ánh vật lý như lực, nhiệt độ, quang, điện từ

+ Phản ánh hóa học để tạo ra những chất mới và trong quá trình đó nó đã tạo ra

vô số phản ánh vật lý

=> Phản ánh vật lí, hóa học được xem là hai cấp độ phản ánh thấp nhất, nó thể hiện cho những vật chất vô sinh, vô tri vô giác, không biết suy nghĩ và hành vi của nó chỉ dựa trên những biến đổi mà con người tác động vào, con người suy nghĩ điều chỉnh để nó như ý muốn và đáp ứng nhu cầu của họ Phản ánh vật lí, hóa học thể hiện qua quá trình biến đổi về cơ, lí, hóa, tức là nó sẽ thay đổi về kết cấu, vị trí, tính chất lí hóa qua quá trình kết hợp, phân giải các chất khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh Dạng phản ánh này mang tính thụ động, phụ thuộc, chưa có định hướng, chưa có lựa chọn của vật nhận tác động

+ Phản ánh sinh học được nâng cao hơn một mức độ thông qua những hình thức sinh trưởng, phát triển của động thực vật, có khả năng thích nghi với môi trường sống, phản ánh sinh học thể hiện qua tính kích thích, cảm ứng, phản xạ Nó đã có tri giác, có hành vi, có sinh sản, có nhận thức,… Hơn hết phản ánh vật lý và phản ánh hóa học đều là một phần của phản ánh sinh học Nó thay đổi chiều hướng

Trang 3

sinh trưởng phát triển khi nhận được sự tác động trong môi trường sống Dễ hiểu hơn sinh học là hữu sinh Động thực vật tự điều chỉnh cơ thể để thích nghi với môi trường Cây cối có thể quang hợp tạo khí O2, thải khí CO2 và vô số những động thực vật khác cũng có khả năng tương tự

+ Phản ánh tâm lý, ý thức: nó được biểu hiện qua vô số những suy nghĩ, xúc cảm của con người, những hành vi mà não bộ nắm bắt, từ đó tạo nên những phản xạ

có điều kiện thông qua những suy nghĩ đó Muốn có các hiện tượng tâm lý này xảy ra thì cần vô số những phản ánh vật lý, hóa học, sinh học diễn ra, phối hợp và liện kết một cách chặt chẽ với nhau Vì vậy, có thể xem phản ánh tâm lý, ý thức

là cấp độ phản ánh cao nhất

- Mọi cấp độ phản ánh cao hơn đều tồn tại một cách phức tạp và tiến bộ hơn Trong đây phản ánh tâm lý, ý thức được xem là cấp độ phản ánh cao nhất thì nó

sẽ bao quát và tồn tại phức tạp hơn rất nhiều so với các cấp độ trước đó

- Tâm lý học cho rằng sự vật, hiện tượng tác động vào não bộ con người để tạo ra biểu tượng tinh thần, cấp độ phản ánh sau cao hơn cấp độ phản trước Mỗi cấp độ phản ánh cao hơn chứa vô số phản ánh của cấp độ trước và biểu hiện một trạng thái tồn tại phức tạp, tiến bộ hơn các cấp độ phản ánh trước đó

- Tâm lý, ý thức tồn tại song song với con người, nói thẳng ra nó tồn tại trong mỗi con người với những mức độ khác nhau Là sự hòa quyện, trộn lẫn giữa sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tác động vào não bộ con người từ đó hình thành nên những hành vi, suy nghĩ, tính cách của mỗi con người và không ai giống Khi hoàn cảnh khác nhau, trạng thái tâm lý khác nhau, hệ thống thần kinh,

tư chất khác nhau, nhận thức trình độ khác nhau, con người khác nhau,… sẽ hình thành nên những trạng thái tâm lý khác nhau Tâm lý của một người đã sử dụng qua chất cấm sẽ không giống tâm lý của một người bình thường Tâm lý của một người lớn sẽ không giống tâm lý của một đứa trẻ Tâm lý tồn tại trong mỗi con người nhưng không tồn tại chung nhất, nó sẽ thay đổi tùy vào trạng thái, hoàn cảnh, thứ não bộ muốn tiếp nhận và còn tùy vào cách thức mà họ nhìn nhận vấn

đề, mỗi biểu hiện sẽ khác nhau hoàn toàn Nó là những hình ảnh, kinh nghiệm, kiến thức, phương pháp sử dụng,…mà con người sẽ trực tiếp nhận vào não bộ từ

đó hình thành nên tâm lý Những thứ mà họ nhận được sẽ hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào mỗi người vì vậy tâm lý người này sẽ không bao giờ có thể giống với tâm lý của người khác

Câu 2:

Trong thời kì hiện đại và phát triển như ngày nay thì con người luôn phải chạy theo những xu hướng, trào lưu của giới trẻ để bắt kịp những thứ mới mẻ và từ đó tâm lý con người cũng thay đổi Như việc một chiếc điện thoại mới ra thứ mà giới trẻ hiện nay làm đó là không ngần ngại bỏ đi chiếc điện thoại cũ vừa mua trước đó vài tháng chỉ để đổi lấy một chiếc điện thoại mới đắt đỏ chỉ để bắt kịp

xu thế Đó là tâm lý của thế hệ trẻ Còn ông bà, cha mẹ những người đi trước họ

có xu thế trân trọng đồ vật cũ, họ không sử dụng nhiều, chỉ đơn giản là nghe gọi bình thường Thứ họ muốn là được vây quanh gia đình và con cháu, thứ con cháu muốn lại là việc chạy theo những xa hoa, những cuộc vui bên bạn bè, chạy theo những xu thế mới Thứ người lớn muốn là những thứ con cháu không thể cho và những thứ con cháu muốn lại là những thứ người lớn không thể đáp ứng Đó

Trang 4

chính là ví dụ điển hình cho việc khác thế hệ, cũng chính là suy nghĩ, tâm lý qua từng thế hệ

- Đất nước thay đổi, con người thay đổi, tâm lý con người cũng sẽ thay đổi Thế giới đã trải qua biết bao nhiêu năm tháng lịch sử, biết bao lần thế giới được lập lại Từ những cái chung, qua mỗi giai đoạn lịch sử nó đã được cải tiến, tách thành từng cái riêng rẽ tồn tại trong mỗi con người Đó là sự hình thành và phát triển não bộ của con người cho thấy sự đi lên của một đất nước Tâm lý người là sự phản ánh của thế giới khách quan với não bộ và bản chất xã hội lịch sử

- Tâm lý con người mang bản chất xã hội và mang tính lịch sử nên sẽ tồn tại và thay đổi qua từng thời kì Tâm lý con người ở thời kì chiến tranh xưa sẽ khác hoàn toàn với tâm lý con người ở thời bình hiện nay Chiến tranh gieo rắc cho con người biết bao nỗi sợ hãi, trốn chạy Thời bình ngày nay họ tận hưởng niềm vui, an nhàn, thoải mái hơn xưa Còn những người sống sót qua chiến tranh cũng phải trải qua nỗi ám ảnh tâm lý nặng nề Họ chạy trốn quá khứ nhưng không sao thoát khỏi cái gọi là bóng ma tâm lý đè nặng cả một đời người

- Thế mới nói tâm lý mang bản chất xã hội vì nó thể hiện qua từng thời kì mà con người xuất hiện, qua từng giai đoạn mà con người muốn hướng đến, qua từng khoảnh khắc mà con người đã trải qua Nhưng nội dung chủ yếu mà nó hướng đến chính xác là nền kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật,… Con người ở đâu thì tâm lý ở đó, chỉ khác là nó sẽ biến đổi qua từng giai đoạn khác nhau và sẽ phản ánh nội dung của thế giới đó

- Tâm lý con người chính là những hoạt động giao tiếp giữa con người với con người, vì thế nên tâm lý người mới mang đầy đủ dấu ấn xã hội - lịch sử của thời đại Và cũng ở đó giáo dục nắm vai trò chủ đạo để hình thành và phát triển nhân cách con người, nâng cao nhận thức, giá trị bản thân Cho họ tiếp cận gần hơn về nền văn minh, xã hội mới của nhân loại để nghiên cứu thêm về thế giới, từ đó nâng cao những suy nghĩ, hiểu biết, hành vi của con người về tâm lý và sự phát triển của tâm lý qua từng thế hệ

- Bản chất xã hội chính là một phần lớn tác động đến tâm lý con người, phải trải qua thời kì lịch sử lâu dài để hình thành nên con người ngày nay Chính vì vậy mỗi con người sẽ mang trong mình những nét đặc trưng của xã hội, vừa mang những nét riêng biệt của bản thân mà không ai giống ai Và cũng từ đó hình thành nên sự khác biệt về tâm lý của con người qua mỗi thế hệ khác nhau

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Câu 1: Khái niệm hoạt động - đặc điểm của hoạt động (chủ thể + đối tượng + mục đích + gián tiếp).

Câu 2: Khái niệm hoạt động chủ đạo - các loại hoạt động chủ đạo

=> giai đoạn phát triển lứa tuổi.

Câu 3: Cơ sở tự nhiên của tâm lý người => não + phản xạ có điều kiện + hệ thống tín hiệu 2 => phân tích?

Câu 4: Khái niệm giao tiếp - phân loại - chức năng?

Trang 5

Câu 5: Ý thức là cấp độ/hình thức phản ánh tâm lý cao nhất ở người - ví dụ.

Câu 6: Cấu trúc và các cấp độ/mức độ của ý thức?

Câu 7: Con đường/điều kiện hình thành ý thức cá nhân.

Câu 8: Chú ý, phân loại (không chủ định + có chủ định + sau chủ định) và các thuộc tính (tập trung + bền vững + phân phối + di chuyển).

Bài Làm

Câu 1:

- Khái niệm hoạt động:

Hoạt động là phương thức vận động tồn tại, tác động qua lại giữa con người với

sự vật - hiện tượng, với thế giới của hiện thực khách quan để tạo ra sản phẩm mà kết quả có ở cả hai phía và khách thể Cuộc sống con người là một dòng hoạt động, con người là chủ thể của các hoạt động thay thế, chuyển hóa lẫn nhau nhau

- Đặc điểm của hoạt động:

+ Tính chủ thể của hoạt động: Có thể là một cá nhân hoặc một nhóm người, luôn

do con người thực hiện => con người đóng vai trò là chủ thể Ví dụ việc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn những hoạt động du lịch, khám phá những vùng đất mới, mở

ra cho con người một thế giới quan độc đáo, tiến bộ mà ở đó con người cùng chung tay thực hiện nó Như vậy cả người tổ chức và người tham gia đều là chủ thể của hoạt động du lịch

+ Tính mục đích của hoạt động: Trong mọi hành động của con người tính mục đích hiện lên rõ rệt Đó là những hình ảnh trong tưởng tượng của con người, định hướng và phát triển hoạt động theo trí óc để đạt được mục đích ban đầu đã tưởng tượng Ví dụ như việc tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người Những hoạt động không có mục đích đều sẽ bị thất bại Phải biết đặt ra những mục đích nhỏ để đạt được những mục đích lớn

+ Tính đối tượng của hoạt động: Đối tượng của hoạt động là những sự vật - hiện tượng mà chủ thể nhắm tới và biến đổi chúng thành sản phẩm, là quá trình tác động vào thế giới Hoạt động này xuất hiện khi có sự tích cực hoạt động Ví dụ con người lao động để tạo ra sản phẩm cung cấp cho đời sống xã hội, học tập tạo

ra tri thức, kĩ năng giao tiếp,… để hiểu và biết rộng hơn về thế giới Mọi hoạt động đều sẽ có đối tượng rõ ràng

+ Tính gián tiếp của hoạt động: Khi con người sử dụng các công cụ, phương tiện, kiến thức tác động gián tiếp vào đối tượng lao động thì công cụ lao động như một vật trung gian giữa chủ thể và đối tượng lao động để tạo ra tính gián tiếp trong quá trình lao động Như vậy, cũng có vô số những hình ảnh tâm lí khác là công

cụ tâm lí được sử dụng để tổ chức, điều khiển thế giới tinh thần ở mỗi con người

Do đó mới nói nền văn minh nhân loại càng phát triển thì mức độ gián tiếp trong hoạt động lao động càng tăng

Câu 2:

Trang 6

- Khái niệm hoạt động chủ đạo:

Hoạt động chủ đạo là hoạt động tác động và quyết định những biến đổi chủ yếu trong tâm lý và trí não con người trong các giai đoạn, lứa tuổi nhất định Được phát triển đúng với hoạt động chủ đạo, con người sẽ được dựng nên những nền móng vững chắc về kiến thức, kĩ năng, hoạt động sống cần thiết Nếu thiếu đi tính hoạt động chủ đạo, cơ hội phát triển của con người sẽ bằng không, ảnh hưởng lớn đến tư duy, nhận thức,… thế giới quan lệch lạc

- Hoạt động chủ đạo có 6 thành phần chính: Động cơ, mục đích, phương tiện, hoạt động, hành động, thao tác

+ Động cơ: là động lực thúc đẩy con người tiến đến mục đích mà mình đã xác định và đặt ra để tiến hành thực hiện hoạt động đó một cách có chủ ý Một động

cơ sẽ chứa nhiều mục đích

+ Mục đích: một hình ảnh hay một sản phẩm mà con người đề ra để đạt đến trong tương lai Mục đích định hướng cho toàn bộ chủ thể

+ Phương tiện: công cụ chủ thể sử dụng để gián tiếp tác động vào đối tượng + Hoạt động: gồm nhiều hành động diễn ra nhằm tác động, chuyển hóa đối tượng thành sản phẩm

+ Hành động: những hành động trong cuộc sống hàng ngày, một hành động nhỏ

sẽ tạo ra một mục đích lớn trong tương lai

+ Thao tác: là một phần của hành động, những cử động của tay, chân,…và của cơ thể nói chung được điều khiển bởi ý thức của con người

- Giai đoạn phát triển của lứa tuổi:

+ Giai đoạn sơ sinh (0-12 tháng): giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn

+ Giai đoạn ấu nhi (1-3 tuổi): chơi đùa với đồ vật, bắt đầu nhận thức

+ Giai đoạn mẫu giáo (3-6 tuổi): vui chơi, hoạt động tập thể

+ Giai đoạn tiểu học (6-12 tuổi): học tập, vui chơi

+ Giai đoạn THCS (12-16 tuổi): học tập, giao tiếp bạn bè thầy cô

+ Giai đoạn THPT (16-18 tuổi): giao tiếp xã hội, bạn bè, hoạt động thanh niên + Giai đoạn trưởng thành: lao động xã hội, gây dựng mối quan hệ

+ Giai đoạn tuổi già: nghỉ dưỡng

Câu 3:

Con người là thực thể sinh vật, xã hội, văn hóa Cần nghiên cứu con người trên

cả ba mặt: sinh vật - tâm lý - xã hội Cơ sở tự nhiên của tâm lý người có rất nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng ở đây chỉ giới hạn chủ yếu một vài thứ

- Não: là cơ quan quan trọng nhất và cũng là cơ quan duy nhất chứa đựng được thông tin, dữ liệu từ bên ngoài truyền vào Vận hành các chức năng tâm lý của con người qua cơ chế vận hành các neuron, tâm lý điều tiết các vùng chức năng trên não bộ Não bị biến đổi, tương ứng với các chức năng tâm lý bị biến đổi

- Phản xạ có điều kiện: tạo ra các liên kết, tổ hợp neuron cùng phản ánh về một

sự vật hiện tượng, hoặc các sự vật hiện tượng đó có liên hệ với nhau điều hành xúc cảm hành vi khác nhau của con người Phản xạ có điều kiện sẽ thay đổi, tạo điều kiện cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới và cũng dễ mất nếu không thường xuyên củng cố Không có phản xạ có điều kiện sẽ không thể hình thành được các chức năng tâm lý xã hội cấp cao, tâm lý sẽ chỉ dừng lại ở mức bản năng bẩm sinh trên cơ sở phản xạ không điều kiện

Trang 7

- Hệ thống tín hiệu thứ 2: là những kí hiệu tượng trưng ( lời nói - chữ viết - ký hiệu,… ) về sự vật hiện tượng được phản ánh vào đầu óc con người Là khái quát hóa các thuộc tính, đặc điểm, mối quan hệ, trạng thái vận động của sự vật hiện tượng thông qua “hệ thống tín hiệu thứ nhất” Hệ thống này là cơ sở sinh lý của

tư duy ngôn ngữ, trừu tượng, ý thức và tình cảm Có quan hệ trong hoạt động thần kinh cao cấp của con người Hệ thống tín hiệu thứ nhất là tiền đề, cơ sở để tạo thành hệ thống tín hiệu thứ hai

Câu 4:

- Khái niệm giao tiếp:

Giao tiếp là sự tương tác tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người với mục đích rõ ràng, có chủ ý thông qua những cử chỉ, hành vi, lời nói,…tác động đến người được tiếp xúc giúp người này truyền tải được thông điệp đến người kia một cách rõ ràng về ý mình muốn nói

- Phân loại giao tiếp:

+ Theo tính chất tiếp xúc:

Giao tiếp trực tiếp: loại hình giao tiếp thông dụng nhất trong hoạt động đời sống con người thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, biểu cảm khi gặp gỡ nhau, tiếp xúc trực tiếp bằng cách mặt đối mặt

Giao tiếp gián tiếp: thông qua những phương tiện, công cụ như điện thoại, email, thư từ,…

Giao tiếp trung gian: giao tiếp thông qua phương tiện có sự hỗ trợ của khoa học-kĩ thuật để tăng tính rõ ràng, rạch mạch trong quá trình giao tiếp như điện thoại, zalo, facebook,…

+ Theo quy cách giao tiếp:

Giao tiếp chính thức: diễn ra trong môi trường trang trọng, cần tuân theo những quy củ nghiêm ngặt, chuẩn mực Ví dụ giao tiếp trong ngoại giao, giao tiếp trong công ty,…

Giao tiếp không chính thức: giao tiếp diễn ra trong xã hội, sinh hoạt hằng ngày, giữa những người đã quen biết, không quan trọng vai vế, tác phong, được nói chuyện một cách thoải mái nhưng không phô trương Giao tiếp với nhau theo cách thân mật thì mối quan hệ của họ ngày càng thâm tình, cùng chia sẽ đời sống, thái độ, lập trường của nhau, cùng nhau đưa ra những cái hay, cái tốt để cùng nhau đi lên

+ Theo khoảng cách giao tiếp:

Giao tiếp ngoại giao ( xã giao ): giao tiếp một cách bình thường, không thân mật và giữa họ có khoảng cách trên 4m

VD: hỏi đường,…

Giao tiếp thân mật ( quen biết ): khoảng cách giữa họ từ 1,5m-4m

VD: trao đổi thông tin về nhau, hỏi han cuộc sống,…

Giao tiếp đằm thắm ( thân thiện ): khoảng cách giữa họ từ 0,5m-1,5m VD: giao tiếp giữa bạn bè trong lớp, hàng xóm, họ hàng,…

Trang 8

Giao tiếp liền kề ( thân cận ): khoảng cách giữa họ từ 0m-0,5m Đây là giao tiếp giành cho những người mà bạn tin tưởng một cách tuyệt đối

VD: cha mẹ, bạn thân - tri kỉ, người yêu,…

+ Theo phương tiện giao tiếp:

Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể để làm cầu nối thực hiện mục đích giao tiếp, sử dụng vật chất để truyền tải nội dung, thông điệp VD: tặng quà, hoa,…

Giao tiếp ngôn ngữ: Dùng lời nói diễn đạt một cách trực tiếp, truyền tải đến người khác thông qua ngôn từ, lời nói

VD: trong thuyết trình, thảo luận, viết và đọc,…

Giao tiếp phi ngôn ngữ: dùng cử chỉ, hành động, cơ thể để ám chỉ truyền đạt

VD: ánh mắt, điệu bộ, hành động của cơ thể,…

- Chức năng giao tiếp:

+ Thông tin: tiếp nhận dữ liệu, khai thác một cách hiệu quả những thông tin trao đổi về những sự kiện, sự việc diễn ra trong đời sống xã hội

+ Biểu lộ cảm xúc: cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người chúng ta vì vậy việc giao tiếp thông qua bày tỏ cảm xúc là điều hiển nhiên Cảm xúc là một khía cạnh quan trọng trong chức năng của tâm lý, nó thể hiện thái độ của mình đối với thông tin, sự kiện, sự việc diễn ra trong cuộc sống hằng ngày VD: vui, buồn, hờn dỗi, hứng thú, đau khổ,…

+ Nhận thức: giao tiếp là quá trình trao đổi, tương tác, học hỏi lẫn nhau Chính vì

đó khi giao tiếp phải biết nhận thức, chính nhận thức sẽ là nền tảng ảnh hưởng lớn đến tính cách, trình độ văn hóa con người, cách thức tiến hành hoạt động,…

để không ngừng phát triển trí tuệ bản thân

+ Điều chỉnh hành vi: dựa vào những quy tắc, quy định, chuẩn mực,… của giao tiếp để điều chỉnh hành vi lệch lạc, không phù hợp, thể hiện khả năng thích nghi, nhận thức và đánh giá lẫn nhau của chủ thể trong giao tiếp

+ Tổ chức - phân phối hoạt động: diễn ra trong các cuộc họp để lập kế hoạch của hoạt động, phân công nhiệm vụ, thống nhất phương án hay điều chỉnh, đánh giá

kế hoạch hoạt động,…

+ Cân bằng tâm lý: giao tiếp là nhu cầu thiết yếu để con người tồn tại bình thường, thiếu giao tiếp, khước từ giao tiếp sẽ dẫn tới mất cân bằng cảm xúc, rối loạn cảm xúc, từ đó có thể dẫn biến đổi tâm lý con người một cách lệch lạc, khó kiểm soát

Câu 5:

Ý thức là cấp độ phản ánh tâm lý cao nhất ở con người, là toàn bộ những nhận thức, tư tưởng, sáng tạo xuất hiện tồn tại trong trí óc con người Nó bao gồm những tri thức, kinh nghiệm, hoạt động, mà con người đã tiếp thu Ý thức tồn tại như một lẽ đương nhiên trong thế giới, là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ

có ở con người

- Là quá trình phản ánh bằng ngôn ngữ: hệ thống tín hiệu thứ 2, một hệ thống tín hiệu phứ tạp, khái quát và chỉ con người mới sử dụng hiệu quả Đa số động vật chỉ sử dụng hệ thống tín hiệu thứ nhất

Trang 9

VD: tiếng gọi của cá voi ( hệ thống tín hiệu thứ nhất ), tiếng trẻ em tập nói ( hệ thống tín hiệu thứ 2 ),…

- Thông hiểu được những gì con người đã tiếp thu trong quá trình tương tác qua lại với thế giới, giúp con người nhận thức bản chất của thế giới và hiểu chính bản thân mình hơn

VD: Toán, lý, hóa,… là sản phẩm của quá trình nhận nhức về những nguyên lý, những khám phá về thế giới của con người để tạo ra Đó là sản phẩm của trí óc, của quá trình dài dày công nghiên cứu và tiếp thu để biến năng lực nhận thức của mình thành sản phẩm

+ Ý thức như “cặp mắt thứ 2” soi vào kết quả của những thông tin, thuộc tính do

“ cặp mắt thứ nhất “ ( các giác quan ) mang lại từ sự vật - hiện tượng

VD: để hiểu được công dụng, chức năng,… của sự vật - hiện tượng thì ý thức phải huy động, xử lý những thông tin ấy để nó được lưu giữ trên các vùng chức năng của não bộ

+ Ý thức còn thể hiện thái độ của con người và điều khiển hành vi, hoạt động của con người Sau khi ý thức thấu hiểu bản chất của sự vật hiện tượng nhờ thông tin

mà giác quan đưa vào não bộ, từ đó ý thức sẽ căn cứ vào kết quả bản chất sự vật hiện tượng để giúp con người tỏ thái độ phù hợp

VD: Có lợi => thích, yêu mến,…

Có hại => ghét, khó chịu,…

Câu 6:

- Cấu trúc của ý thức:

+ Mặt nhận thức: biết, hiểu sâu sắc, toàn diện về sự vật hiện tượng Nó bao gồm tri giác, cảm giác, trí nhớ, tưởng tượng,…đây là kết quả của phản ánh tâm lý và

là kết quả của chiều chuyển vào, chủ thể hoá hoạt động mà con người đã tham gia, tiến hành

+ Mặt thái độ: được thể hiện bằng những rung cảm, xúc cảm, tâm trạng, xúc động, tình cảm, dẫn đến những hành động, hành vi của con người

+ Mặt năng động: Định hướng ( xác định mục tiêu của hoạt động xây dựng kế hoạch ), điều khiển, điều chỉnh hành vi và là quá trình con người vận dụng hiểu biết, kiến thức của mình vào thực tiễn để thích nghi, cải tạo thế giới và cải tạo bản thân mình

- Cấp độ của ý thức:

+ Cấp độ chưa ý thức - vô thức: chứa những hiện tượng tâm lý mà ý thức của con người không thể kiểm soát để điều khiển và điều chỉnh Vô thức là hiện tượng ở tầng bậc chưa ý thức, nơi mà ý thức không thực hiện chức năng của mình

+ Cấp độ tiềm ý thức ( kho nhớ ): hiện tượng tâm lý thuộc phạm vi kiểm soát của trí nhớ, hiện tượng tâm lý này là nguyên liệu của ý thức, ý thức sẽ soi rọi vào đó lấy thông tin cần thiết do giác quan mang vào để xử lý rồi đưa ra lệnh nhằm điều khiển, điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người

+ Cấp độ ý thức ( suy nghĩ ): hiện tượng tâm lý được huy động ở thời điểm hiện tại, bao gồm thông tin về sự vật hiện tượng tác động vào các giác quan được trí não huy động từ trí nhớ nhằm kiểm soát, điều khiển, điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người cho phù hợp với môi trường sống

Trang 10

+ Cấp độ tự ý thức: hiện tượng tâm lý giúp con người tự nhận thức, đánh giá mọi mặt về bản thân mình Hiện tượng này soi rọi vào chủ thể để nhận thức về mình, sau đó dựa vào những giá trị, chuẩn mực,… chung ( đạo đức, văn hóa, tôn giáo, dân tộc,… ) để đánh giá về bản thân Từ đó chỉ ra những cách thức để điều khiển, điều chỉnh hành vi, hoạt động nhằm cải tạo, điều chỉnh để phát triển bản thân một cách trọn vẹn nhất

Câu 7:

Con đường và điều kiện hình thành ý thức:

- Ý thức cá nhân hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân:

+ Trong hoạt động con người phải tìm hiểu, khám phá thuộc tính của đối tượng

để hình thành và phát triển mặt nhận thức của ý thức

+ Con người tỏ thái độ một cách phong phú, đa dạng khi tiến hành hoạt động + Hoạt động đòi hỏi cá nhân phải nhận thức được nhiệm vụ, các phương thức, điều kiện và kết quả hành động Qua đó hình thành và phát triển mặt thái độ của

ý thức, con người tự đánh giá kết quả của hoạt động để điều khiển, điều chỉnh hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao, nâng cao phát triển mặt năng động của ý thức

- Ý thức cá nhân hình thành trong sự giao tiếp với người khác, với xã hội:

+ Trong giao tiếp con người được trao đổi thông tin, truyền đạt kinh nghiệm,…

để hình thành và phát triển nhận thức của ý thức

+ Con người trao đổi và thể hiện cảm xúc với người khác và với bản thân để hình thành và phát triển mặt thái độ của bản thân

+ Quan sát, lắng nghe người khác, góp ý cho người khác để kiểm soát, điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình và của người khác để hình thành và phát triển mặt năng động của ý thức

- Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa, xã hội: + Tri thức là nền tảng của ý thức, văn hóa xã hội, ý thức xã hội là tri thức của loài người đã được tích lũy, tiếp thu qua nhiều thế hệ

+ Qua những cách thức hoạt động đa dạng, có thể bằng con đường giáo dục, giảng dạy hay giao tiếp xã hội, tiếp thu những giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức

xã hội để hình thành ý thức cá nhân

- Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của bản thân

+ Trong giao tiếp xã hội, với những chuẩn mực đạo đực, xã hội, cá nhân biết tự mình tiếp thu các giá trị xã hội

+ Cá nhân biết tự mình quan sát, học hỏi, từ đó hình thành ý thức về bản thân và

có khả năng tự giáo dục, hoàn thiện mình theo chiều hướng tích cực đúng với yêu cầu của xã hội

Câu 8:

- Khái niệm chú ý:

+ Là quá trình tập trung của ý thức của một hay một nhóm sự vật hiện tượng vào đối tượng của hoạt động nhằm chuẩn bị thần kinh - tâm lý cho hoạt động cho hoạt động diễn ra đạt kết quả cao

+ Chú ý tạo điều kiện cho các hoạt động phản ánh tốt nhất đối tượng, đi kèm với các hoạt động tâm lý, chủ yếu là hoạt động nhận thức với các đường dẫn truyền

Ngày đăng: 08/05/2024, 13:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w