1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội

170 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và định giá Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát và Tổng công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội
Tác giả Nhóm 01
Người hướng dẫn ThS. Phạm Thị Bích Thảo
Trường học Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Báo cáo thực tập doanh nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 21,04 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tình hình kinh tế vĩ mô thế giới (13)
    • 1.1.1. FED tăng lãi suất lên mức cao nhất từ 5,25% lên 5,5% (26/3/2020) (13)
    • 1.1.2. Xung đột Nga – Ukraine khiến nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng (14)
  • 1.2. Tình hình kinh tế vĩ mô trong nước (16)
    • 1.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam (16)
    • 1.2.2. Chính sách tài chính (19)
    • 1.2.3. Cán cân thương mại (21)
    • 1.2.4. Hoạt động FDI & FII (23)
    • 1.2.5. Tỷ lệ thất nghiệp (24)
    • 1.2.6. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) (24)
    • 1.2.7. Tỷ giá (25)
  • 2.1 Ngành Thép (27)
    • 2.1.1 Ảnh hưởng của chu kì kinh tế lên ngành (27)
    • 2.1.2 Cung và cầu của ngành (28)
    • 2.1.3 Quy mô ngành (30)
    • 2.1.4 Xu hướng giá sản phẩm của ngành thép (32)
    • 2.1.5 Thị trường tiêu thụ (35)
    • 2.1.6 Nguyên liệu đầu vào của ngành thép (38)
    • 2.1.7 Các yếu tố khác tác dộng lên ngành thép (41)
  • 2.2 Ngành đồ uống (45)
    • 2.2.1 Ảnh hưởng của chu kì kinh tế lên ngành (45)
    • 2.2.3 Quy mô ngành đồ uống (48)
    • 2.2.4 Giá sản phẩm ngành đồ uống (49)
    • 2.2.5 Thị trường tiêu thụ ngành đồ uống (52)
    • 2.2.6. Yếu tố nguyên liệu đầu vào của ngành đồ uống (57)
    • 2.2.7 Các yếu tố tác động lên ngành đồ uống (58)
  • 3.1. Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) (61)
    • 3.1.1. Tổng quan về công ty (61)
    • 3.1.2. Phân tích báo cáo tài chính (68)
    • 3.1.3. Định giá doanh nghiệp (82)
    • 3.1.4. Phân tích kỹ thuật (84)
  • 3.2. Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (BHN) (90)
    • 3.2.1. Tổng quan về công ty (90)
    • 3.2.2. Phân tích báo cáo tài chính (95)
    • 3.2.3. Định giá cổ phiếu (122)
    • 3.2.4. Phân tích kỹ thuật (123)
  • PHỤ LỤC (162)

Nội dung

Ngược lại, giá trị các loại hàng hóanhập khẩu vào Việt Nam sẽ tăng cao.Trong khi đó nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động nhậpkhẩu vì vậy việc FED tăng lãi suất sẽ khiến

Tình hình kinh tế vĩ mô thế giới

FED tăng lãi suất lên mức cao nhất từ 5,25% lên 5,5% (26/3/2020)

Để kìm hãm mức lạm phát từ 3% về 2%, FED đã liên tục tăng lãi suất lên đến mức 5.5%

Hình 1.1 Lãi suất FED qua từng đợt điều chỉnh

1.1.1.1 Tác động tỷ giá và lãi suất

Fed tăng mức lãi suất khiến cho tỷ giá USD/VND tăng Trước tình hình trên, Việt Nam cũng phải tăng lãi suất để giữ giá trị của đồng Việt Nam Việc tăng lãi suất trong nước kéo theo tăng chi phí vay, từ đó sẽ làm giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong nước.

1.1.1.2 Ảnh hưởng tới hoạt động xuất- nhập khẩu

Lãi suất tăng khiến giá trị đồng USD tăng, điều này là tin tốt đối với xuất khẩu do giá trị hàng hóa tăng theo giá trị đồng USD Ngược lại, giá trị các loại hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tăng cao.

Trong khi đó nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động nhập khẩu vì vậy việc FED tăng lãi suất sẽ khiến cho Việt Nam ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2023 đã giảm xuống còn 18,2% so với cùng kì , điều này cho thấy sản xuất trong nước chưa nhập khẩu nhiều, nguyên vật liệu chưa cần nhập khẩu nhiều do đó việc FED tăng lãi suất lên mức 5,5% không tác động đáng kể tới hoạt động sản xuất và nhập khẩu của Việt Nam Nếu sản xuất trong nước được phục hồi và phát triển mạnh khiến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu diễn ra mạnh hơn thì việc tăng lãi suất của FED sẽ tác động nhiều hơn.

Hình 1.2 Mức độ ảnh hưởng của lãi suất FED đối với lãi suất Viêt Nam

Xung đột Nga – Ukraine khiến nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng

Nga và Ukraine là 2 nguồn cung lớn trên thị trường toàn cầu, việc xung đột giữa 2 nước dẫn đến nguồn cung ứng bị đình trệ khiến cho giá cả hàng hóa toàn cầu tăng mạnh.

1.1.2.1 Đứt gãy chuỗi cung ứng, hoạt động thương mại bị ảnh hưởng

Với vai trò là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong khu vực ASEAN , và là đối tác lớn thứ 5 trong hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), do đó hậu quả của xung đột Nga – Ukraine gâu ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tếViệt Nam Chuỗi cung ứng bị đứt gãy khiến nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam bị ngừng trệ đơn hàng, nguồn cung nguyên vật liệu bị thiếu hụt , chậm trễ trong các biện pháp thanh toán Từ đó gây nên áp lực giá cho hàng hóa quốc tế , gây bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam.

1.1.2.2 Sản xuất nông nghiệp gặp rào cản lớn

Hình 1.3 Nửa đầu năm 2022 giá Amoni nitrat đạt 860 EUR/Tấn Nga là nhà sản xuất phân bón hàng đầu thế giới , sản lượng xuất khẩu Amoni nitrat đạt 15 triệu tấn/ năm, chiếm đến 75% nguồn cung toàn cầu Nguồn cung các thành phần của phân bón bị đứt gãy khiến các loại mặt hang phân bón trong nước khan hiếm, giá cả hàng hóa nông nghiệp tăng vọt.

1.1.2.3 Nguồn cung nguyên vật liệu cho sản xuất bị trì trệ

Nga và Ukraine là nguồn cung lớn cho thị trường toàn cầu , trong đó có những vật liệu phục vụ cho việc sản xuất các thiết bị điện, điện tử như niken, neon, krypton, nhôm và palladium Vì vậy việc trì trệ hang hóa từ Nga có thể gây gián đoạn chuỗi sản xuất các thiết bị điện tử Tuy phần lớn các thiết bị này không được Việt Nam nhập khẩu trực tiếp từ Nga và Ukraine nhưng lại mua từ Nhật Bản và Hàn Quốc Vì vậy khi Nga hạn chế kinh tế gây ảnh hưởng gián tiếp tới Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn về nguồn cung nguyên vật liệu Việc nguyên vật liệu tăng giá kéo theo giá cả hàng hóa tăng cao.

Hình 1.4 Giá Niken, nhôm, palladium toàn cầu

Thị phần xuất khẩu dầu mỏ của Nga và Ukraine đối với kinh tế thế giới là rất lớn Riêng đối với Nga, sản lượng xuất khẩu dầu thô là 5 triệu thùng mỗi ngày. Xung đột giữa 2 nước làm ảnh hưởng nặng nề đến gía dầu toàn cầu , sản lượng dầu thô toàn cầu tăng cao do sự đứt gãy nguồn cung và phần lớn lượng dầu được sử dụng làm nhiên liệu vận hành các loại máy móc, phương tiện phục vụ cho chiến tranh 2 nước Việc giá xăng , dầu tăng cao dẫn đến hầu hết các chi phí ngành sản xuất tăng, áp lực lạm phát ngày một cao Giá cước vận tải cũng tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong thương mại hàng hóa.

Hình 1.5 Giá dầu thô thế giới

Tình hình kinh tế vĩ mô trong nước

Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam

Trong 6 tháng đầu năm nay, kinh tế Việt nam chịu tác động xấu từ bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn và thách thức Nhiều nền kinh tế là đối tác thương mại lớn của Việt Nam có mức tăng trưởng chậm lại Trước tình hình đó,dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ,ngành và địa phương, cùng sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và người dân nhằm thực hiện tốt các mục tiêu trong Nghị quyết XIII về phát triển kinh tế – xã hội được đề ra Do vậy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm vẫn đạt3,72%, trong đó động lực chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế là khu vực dịch vụ; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy tăng trưởng ổn định, thể hiện là trụ đỡ của nền kinh tế.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72% ( quý II tăng 4,14%), chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2022 Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,07%, đóng góp 9,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,13%, đóng góp 11,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 78,85%.

Sản xuất trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong 6 tháng đầu năm nay đạt kết quả khá tốt Trong mức tăng 3,07% của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước, ngành lâm nghiệp tăng 3,43% nhưng chiếm tỷ trọng thấp; ngành thủy sản tăng 2,77%.

Khu vực dịch vụ đang trên đà phục hồi mạnh mẽ và là nhân tố đóng góp chủ yếu vào mức tăng chung của nền kinh tế, là cứu cánh cho sự phục hồi chậm của khu vực công nghiệp và xây dựng Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm

2023 tăng 6,33% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,18% và 4,53% của cùng kỳ các năm 2020 và năm 2021, đóng góp 78,85% vào tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,49% so với cùng kỳ năm trước; ngành vận tải, kho bãi tăng 7,18%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,13%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 15,14%. Đóng góp lớn vào mức tăng trưởng của khu vực dịch vụ phải kể đến hoạt động sôi động trở lại của các ngành thương mại, đặc biệt là các hoạt động trong lĩnh vực du lịch đang phục hổi mạnh mẽ và có sức lan tỏa lớn đến phục hồi của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế Trong mức tăng chung 10,9% của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm nay, lĩnh vực lưu trú và ăn uống tăng 18,7%; lĩnh vực du lịch lữ hành tăng 65,9% Thể hiện rõ hơn cho tăng trưởng của 2 lĩnh vực này là sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch khi lượng khách du lịch nội địa trong 6 tháng đầu năm nay đạt 63,5 triệu lượt khách, tăng4,4% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là sự phục hồi mạnh mẽ của lượng khách quốc tế đến Việt Nam với 5,6 triệu lượt khách, gấp 9,3 lần so với 6 tháng đầu năm 2022.

Sự phục hồi của ngành du lịch là động lực lớn trong mức tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của các địa phương có hoạt động du lịch, vui chơi giải trí như: Quảng Ninh tăng 15,1%; Khánh Hòa tăng 13,4%; Đà Nẵng tăng 13,4%; Ninh Bình tăng 19,2%; Thanh Hoá tăng 15,8% …

Hoạt động vận tải trong 6 tháng đầu năm nay có tốc độ tăng tích cực khi vận tải hành khách ước đạt 2.178,8 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,2%) và luân chuyển đạt 118,4 tỷ lượt khách.km, tăng 32,4% (cùng kỳ năm trước tăng 19,5%)

Vận tải hàng hóa ước đạt 1.109 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,2%) và luân chuyển 232,5 tỷ tấn.km, tăng 14,8% (cùng kỳ năm trước tăng 17,5%)

Trong lĩnh vực du lịch, thực hiện hiệu quả của các chính sách thu hút khách quốc tế và kích cầu du lịch nội địa, trong 6 tháng đầu năm nay đã thu hút được gần 5,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, gấp 9,3 lần cùng kỳ năm trước, kết quả này đã có sức lan tỏa đến tốc độ tăng của các ngành dịch vụ khác; lượng khách du lịch nội địa đạt 63,5 triệu lượt khách, tăng 4,4%.

Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm nay, tăng trưởng của nền kinh tế đạt3,72%, đây là mức tăng không cao nhưng các cân đối lớn được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp trong bối cảnh đối diện với nhiều khó khăn thách thức ở cả trong và ngoài nước Đó là nhờ sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước để nền kinh tế duy trì tăng trưởng, tạo đà để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2023.

Chính sách tài chính

Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô, thông qua sử dụng các công cụ của mình, do Ngân hàng trung ương chủ động thay đổi cung ứng tiền hoặc lãi suất nhằm mục tiêu như ổn định tiền tệ, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm lạm phát, tăng trưởng kinh tế,

Năm 2022, khi đại dịch COVID -19 chưa kết thúc thì cuộc chiến căng thẳng giữa Ukraine và Nga vẫn đang tiếp tục và kéo dài dẫn đến khủng hoảng năng lượng trên toàn cầu, làm cho chuỗi cung ứng bị đứt gãy, làm tăng cao giá năng lượng và lương thực, dẫn đến lạm phát chi phí đẩy trên toàn cầu Để thích ứng kịp thời trước những biến động bất thường của thế giới, ngay khi xuất hiện dấu hiệu lạm phát cao ở Mỹ và các nước Châu Âu, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời điều chỉnh chính sách tiền tệ để thích ứng với những biến động đó Ngân hàng Nhà nước đã nâng lãi suất điều hành lên 2% trong tháng 9 và tháng 10, theo đó các Ngân hàng -Thương mại đã kịp thời tăng lãi suất huy động để thu hút dòng tiền vào ngân hàng, góp phần kiểm soát lạm phát.

Sang năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; khó khăn, rủi ro gia tăng; các nền kinh tế phát triển là đối tác chiến lược về thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam đều tăng trưởng thấp đi kèm rủi ro suy thoái trong khi lạm phát vẫn neo ở mức cao; hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng toàn cầu chậm lại Cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine là vấn đề bất ngờ phát sinh, làm chậm quá trình phục hồi của nền kinh tế thế giới, gây đứt gãy chuỗi cung ứng, gia tăng thách thức về an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu Những yếu tố này đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh tế - xã hội nước ta Với quốc gia có độ mở kinh tế lớn như Việt Nam (tỉ lệ xuất khẩu/GDP gần 100%), bối cảnh môi trường quốc tế biến động là thách thức vô cùng lớn Kinh tế thế giới sụt giảm1 khiến cầu nước ngoài giảm theo, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu, đầu tư; thu hút vốn đầu tư nước ngoài; và cuối cùng là tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và các cân đối lớn của nền kinh tế Điều này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung và công tác điều hành CSTT nói riêng.

Lạm phát toàn cầu mặc dù hạ nhiệt nhưng vẫn duy trì ở mức cao tại nhiều quốc gia khiến ngân hàng trung ương (NHTW) các nước tiếp tục neo giữ lãi suất điều hành cao và thậm chí có thể tăng; cộng hưởng với sự biến động khó lường trong giá hàng hóa thế giới đã gây khó khăn cho điều hành CSTT của NHNN, đặc biệt là trong việc kiểm soát lạm phát Bối cảnh lãi suất thế giới vẫn tăng và neo ở mức cao, CSTT thắt chặt, diễn biến giá hàng hóa thế giới khó lường nhưng NHNN vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân; hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế Đây chính là lựa chọn chính sách khó khăn khi vừa phải kiềm chế lạm phát, ổn định hệ thống ngân hàng vừa phải hỗ trợ kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Trong tháng 3 Việt nam có tỷ lệ lạm phát là 3,4%, thuộc nhóm những nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát tương đối thấp trên thế giới.

Tỷ lệ lạm phát của các nền kinh tế gồm Eurozone, Mỹ, Việt Nam, Thái Lan vàTrung Quốc.Lạm phát ở Việt Nam cao hơn so với hai nước láng giềng là Trung

Quốc (1%) và Thái Lan (2,8%), nhưng thấp hơn nhiều nếu so với hai nền kinh tế phát triển là Mỹ (6%) và Eurozone (6,9%).

Cán cân thương mại

Việc FED lần thứ 10 tăng lãi suất cơ bản sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam Với mức lãi suất này, nhà nhập khẩu không muốn mua hàng dự trữ vì chi phí tài chính cao, mà chỉ nhập lượng hàng vừa đủ Không phải chỉ lãi suất tăng mà suy thoái kinh tế thế giới cũng đang ảnh hưởng đến tiêu dùng của người dân nhiều quốc gia Tiêu dùng hàng dệt may tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật giảm mạnh từ cuối năm 2022 đến nay và chưa có dấu hiệu phục hồi Các doanh nghiệp đang cố gắng duy trì sản xuất, bỏ qua yếu tố lợi nhuận mà tập trung giải quyết việc làm cho người lao động

Nhưng với các biện pháp hạn chế nhập khẩu, đẩy nhanh xuất khẩu của nhà nước cán cân thương mại đã có những chuyển biến tích cực Tính đến đầu tháng 8/2023 thặng dư thương mại của Việt Nam đạt 3,09 tỷ USD tăng cao so với tháng trước đó là 2 tỷ USD.

Trong quý II năm 2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 83,4 tỷ USD, giảm14,2% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,9% so với quý I năm 2023.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 164,45 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 43,41 tỷ USD, giảm 11,9%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 121,04 tỷ USD, giảm 12,2%, chiếm 73,6%.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2023, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiê •p chế biến ước đạt 144,82 tỷ USD, chiếm 88,1%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 13,4 tỷ USD, chiếm 8,1%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 4,13 tỷ USD, chiếm 2,5%.

Trong quý II năm 2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 76 tỷ USD, giảm 22,3% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0,2% so với quý I năm 2023.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 152,2 tỷ USD, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 53,22 tỷ USD, giảm 19%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98,98 tỷ USD, giảm 17,8%.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2023, nhóm hàng tư liê •u sản xuất ước đạt 142,66 tỷ USD, chiếm 93,7%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vâ •t liê •u chiếm 49,7%.Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 9,54 tỷ USD, chiếm 6,3%.

Hoạt động FDI & FII

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là điểm nhấn của nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư và thương mại quốc tế Mặc dù 3 tháng đầu năm, đầu tư nước ngoài vào nước ta vẫn đang có chiều hướng giảm so với năm trước, nhưng từ tháng 4 trở đi, FDI đang có sự cải thiện Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/7/2023 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 16,24 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 1.6 Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/7 năm 2019-

2023 (Tỷ USD) Năm 2022 tổng vốn FDI đã giảm 7,1% so với năm 2021 thì qua 7 tháng năm

2023 đã có sự cải thiện rất nhiều được thể hiện qua các số liệu như sau: Vốn đăng ký cấp mới đã đạt 7,94 tỷ USD chiếm 48,9% trong tổng vốn đăng ký tăng 38,6% so với năm 2021; Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần đạt 4,14 tỷ USD chiếm 25,5%, tăng 60,7% so với năm trước; Vốn đăng ký điều chỉnh đạt 4,16 tỷ USD chiếm 25,6% giảm 42,5% Tổng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến đang dẫn đầu chiếm hơn 67,3% đạt 10,93 tỷ USD, xếp sau đó là các ngành: kinh doanh bất động sản, tài chính ngân hàng, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ. Đã có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam được ghi nhận trong 7 tháng năm 2023 Đứng đầu là Singapore, sau đó là các quốc gia: Hàn Quốc,Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan,… Riêng 6 đối tác này đã chiếm tới78,2% trong 7 tháng năm 2023.

Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài này cho môi trường đầu tư của Việt Nam an toàn, chính sách kinh tế vĩ mô ổn định nên các nhà đầu tư nước ngoài vẫn quyết định đầu tư và mở rộng các dự án đang tồn tại tại Việt Nam.

Tỷ lệ thất nghiệp

Do nhiều sự kiện ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế liên tục diễn ra như covid19 , xung đột Nga- Ukraine làm cho nguồn cầu hàng hóa bị suy giảm khiến nhiều doanh nghiệp phải đào thải bớt số lượng lao động để cắt giảm chi phí Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tính tới quý 2 năm 2023 là 2,3% tăng 0.05% so với quí trước và giảm 0,02% so với cùng kì năm trước.

Các doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề đã cắt giảm bớt đơn hàng từ quý 4 năm

2022 cho tới quí 2 năm 2023 tình trạng nguồn cầu suy giảm vẫn tiếp diễn khiến hàng ngàn người lao động bị cắt giảm giờ làm , ảnh hưởng tới đời sống Số lao động mất việc làm chủ yếu tập trung ở các ngành dệt may, da giày, sản xuất linh kiện và sản xuất điện tử

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Nhìn chung trong nửa đầu năm 2023, do giá cả hàng hóa toàn cầu vẫn bị ảnh hưởng bởi các sự kiện kinh tế chính trị giữa 2 nước Nga và Ukraine , và hệ quả của Covid19 để lại khiến chính sách tiền tệ bị thắt chặt dẫn nhu cầu tiêu dung ở nhiều nước trên thế giới bị giảm sút.

Về tình hình trong nước , CPI của tháng 6/2023 tăng 2% so với cùng kì năm trước và tăng 0.27% so với tháng 12 năm trước

Hình 1.7 Tốc độ tăng/ giảm CPI

Tỷ giá

Với diễn biến thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu , các nhà đầu tư phải tìm một phương án mới để giữ giá trị tài sản của chính mình bằng cách giự trữ đồng đô la Mỹ Thêm vào đó việc Fed nâng lãi suất lên them 0.25% cũng làm giá trị đồng đô la Mỹ tăng lên Chỉ số đồng USD tính đến ngày 25/6/2023 tăng lên mức 102.99 điểm

Tại việt nam , tỷ giá VND/USD giao động ở mức giá 23.670 USD tính tới cuối tháng 6/2023, tăng 0.14% so với tháng trước , tăng 1,14% so với cùng kì năm trước.

Hình 1.8 Tốc độ biến động tỷ giá VND/USD tháng 6 từ năm 2019-202

BỘ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGÀNH

Người hướng dẫn: ThS PHẠM THỊ BÍCH THẢO

Nhóm thực hiện: NHÓM 01 Lớp: TTDN2_DHTD16_N1 – 420300180501 Khóa: 2020 - 2024

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

CHUYÊN ĐỀ 2: PHÂN TÍCH NGÀNH

Ngành Thép

Ảnh hưởng của chu kì kinh tế lên ngành

Ngành thép là một trong những ngành nắm vai trò chủ chốt của nền kinh tế. Thép cũng chính là một trong những vật liệu cơ bản cốt lõi của các công trình xây dựng và trong xây dựng cơ sở hạ tầng Không chỉ là vật liệu cấp thiết cho ngành xây dựng trọng nước, tỷ trọng xuất khẩu thép của Việt Nam cũng khá cao

Chu kỳ ngành thép bị tác động bởi chu kì kinh tế Ngành thép sẽ bị ảnh hưởng khi nền kinh tế suy thoái , thu hẹp Lúc này nhu cầu sẽ giảm mạnh và khiến doanh thu của ngành thép giảm Ngược lại trong giai đoạn phục hồi của chu kì kinh tế lợi nhuận ngành tăng cao khi các chính sách tài khóa liên tục được đẩy mạnh, các dự án đầu tư công, xây dựng và sản xuất công nghiệp phát triển thì nhu cầu thép mới tăng lên.

Trong năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và GDP giảm mạnh là cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã ở đáy của chu kì suy thoái và đang dần có dấu hiệu phục hồi Không chỉ Việt Nam , hai cường quốc lớn như Trung Quốc, Mỹ cũng bước vào giai đoạn khủng hoảng

Trong giai đoạn này nguồn cung thép xuất khẩu từ thị trường Trung Quốc bị thắt chặt khiến nhu cầu sử dụng thép toàn cầu tăng cao khiến lợi nhuận của 3 doanh nghiệp đầu ngành thép tăng vọt trong năm 2021.

Kết luận : Doanh thu của ngành thép phụ thuộc rất nhiều vào chu kì kinh tế vì vậy nhóm ngành này mang tính chu kì.

Hình 2.1 Biến động Tỷ lệ thất nghiệp và GDP Việt Nam 2014-2022

Cung và cầu của ngành

Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam

Hình 2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu thép thành phẩm năm 2018-

2022 Sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép trong giai đoạn từ năm 2018 – 2022 đang có xu hướng tăng Việt Nam đã đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp thép và xây dựng các nhà máy sản xuất thép mới để đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu Sự phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng trưởng trong các ngành công nghiệp sử dụng thép, như xây dựng và ô tô, đã thúc đẩy nhu cầu sản xuất và sử dụng thép Tuy nhiên, năm 2022 là một năm đầy khó khăn đối với ngành thép, sản lượng sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 29,3 triệu tấn, giảm 12% và tiêu thụ thép các loại đạt 27,3 triệu tấn, giảm 7,2% so với năm 2021 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nền kinh tế toàn cầu tiếp tục khó khăn khi lạm phát tăng cao, các ngành công nghiệp sử dụng thép tăng trưởng chậm lại Trong khi đó, giá nguyên liệu sản xuất thép lại tăng cao, làm cho chi phí sản xuất tăng cùng với nhu cầu sử dụng thép cũng bị sụt giảm.

Thị trường tiêu thụ thép của Việt Nam năm 2018-2022 diễn biến đa dạng, bao gồm cả xuất khẩu và tiêu thụ nội địa Tuy nhiên xuất khẩu vẫn đóng vai trò quan trọng và chiếm một tỷ trọng lớn trong sản xuất thép của Việt Nam.

Trong giai đoạn 2018-2022, thị trường xuất khẩu thép toàn cầu đã gặp nhiều biến động, bao gồm cả cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Năm 2018, xuất khẩu đạt 4,75 triệu tấn do các nhà sản xuất thép đã tận dụng tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu xây dựng, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu thép, tuy nhiên việc xuất khẩu thép cũng gặp khó khăn do những biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp của các quốc gia nhập khẩu Sang năm 2019, xuất khẩu thép giảm còn 4,59 triệu tấn do sự suy yếu của một số thị trường xuất khẩu chính và các biện pháp bảo hộ thương mại ngày càng gia tăng, một số quốc gia đã áp dụng thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu, làm cho xuất khẩu thép bị giảm Năm 2020 là một năm đầy thách thức cho xuất khẩu thép do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và giảm nhu cầu xây dựng, nhiều quốc gia đã áp đặt các biện pháp bảo hộ thương mại để bảo vệ ngành thép trong bối cảnh suy thoái nền kinh tế, vì vậy xuất khẩu thép trong năm này chỉ đạt 4,55 triệu tấn Đến năm 2021, nền kinh tế đang dần hồi phục từ địa dịch Covid-19, nhu cầu xây dựng và sản xuất công nghiệp đã tăng lên đã làm cho việc xuất khẩu thép tăng mạnh trở lại đạt 7,76 triệu tấn Năm 2022, xuất khẩu thép lại giảm xuống còn 6,28 triệu tấn do những căng thẳng cực độ của cuộc xung đột Nga-Ukraine gây nhiều biến động cho giá nguyên vật liệu và sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất

Các nước xuất khẩu chính của Việt Nam: khu vực ASEAN, khu vực EU, Hoa

Kỳ, Hàn Quốc, Hồng Kông,…

Trong khi xuất khẩu thép có vai trò quan trọng, thị trường tiêu thụ nội địa cũng đóng góp đáng kể vào tiêu thụ thép của Việt Nam Sự phát triển kinh tế và xây dựng tăng trưởng mạnh mẽ đã góp phần thúc đẩy nhu cầu sử dụng thép trong các dự án xây dựng, cơ sở hạ tầng và sản xuất công nghiệp tại Việt Nam Việc tăng cường đầu tư công và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế cũng đã thúc đẩy tiêu thụ thép trong thị trường nội địa.

Tóm lại, thị trường tiêu thụ thép Việt Nam năm 2018-2022 có cả xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đóng góp vào tổng sản lượng thép tiêu thụ Xuất khẩu thép đóng vai trò quan trọng nhưng tiêu thụ nội địa cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ nhờ sự tăng trưởng kinh tế và các dự án xây dựng.

Nhìn chung, giai đoạn 2018-2020, ngành thép tại Việt Nam đã gặp nhiều thách thức Trước đó, ngành thép đã có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng sau đó đã gặp khó khăn do áp lực từ các quy định thương mại quốc tế và sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất thép khác Trong giai đoạn này cầu tiêu thụ thép trong nước đã tăng lên do nhu cầu xây dựng và phát triển hạ tầng và cung cấp thép trong nước cũng tăng lên đặc biệt từ các nhà máy sản xuất thép tại Việt Nam và nhập khẩu từ các nước khác, cùng với đó, xuất khẩu thép cũng tăng lên nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các quốc gia nhập khẩu thép Đến giai đoạn năm 2021-2022 tất cả các ngành nói chung và ngành thép tại Việt Nam nói riêng đều chịu ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, cầu tiêu thụ thép trong nước giảm do sự gián đoạn trong các dự án xây dựng và hạn chế các hoạt động kinh doanh Các ngành công nghiệp chủ chốt như xây dựng, ô tô và sản xuất máy móc cũng chịu ảnh hưởng dẫn đến nhu cầu sử dụng thép giảm đi Cung cấp thép cũng bị ảnh hưởng do gián đoạn chuỗi cung ứng và hạn chế hoạt động sản xuất, tuy nhiên các nhà cung cấp đã áp dụng các biện pháp kiểm soát nhập khẩu thép đã giúp cân đối cung cầu trên thị trường nội địa Ngoài ra, tình trạng xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraine cùng với các khó khăn của nền kinh tế thế giới dẫn đến nhu cầu suy giảm, ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam Sản lượng xuất khẩu suy giảm dẫn đến tăng nguồn cung trong nước và tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa.

Quy mô ngành

Việt Nam đã tăng mạnh do các doanh nghiệp thép trong nước đã có những bước tiến lớn về sản lượng, quy mô và công nghệ tương đương tầm cỡ thế giới hiện nay.Quy mô toàn ngành thép từ năm 2016 đến nay vẫn duy trì ổn định , chiếm khoảng 5% GDP Việt Nam.

Nhiều diễn biến tiêu cực đến với ngành thép từ nửa cuối năm 2022, quy mô ngành thép được dự báo sẽ giảm vào năm 2023.

Dự báo dựa trên 3 yếu tố sau :

Nhu cầu giá thép toàn cầu tụt giảm do chính sách Zero-covid của TrungQuốc

Trung quốc là thị trường tiêu thụ thép lớn của thế giới, việc thực hiện chính sách Zero-covid của nước này khiến cho nhu cầu xây dựng giảm kéo theo nguồn cầu của vật liệu thép cũng giảm hệ lụy là giá thép toàn cầu giảm mạnh.

Hình 2.3 Giá thép xây dựng (USD/Tấn) – Theo VDSC

Xung đột Nga-Ukraina làm đứt gãy nguồn cung nguyên, nhiên liệu Được biết hai nguồn nguyên liệu quan trọng nhất trong việc sản xuất thép chính là quặng sắt và than đá Cuộc xung đột giữa 2 nước làm nguồn cung than đá bị thiếu hụt do lệnh trừng phạt mà Nga phải gánh chịu Hậu quả nguồn giá than đá tăng và chi phí vận chuyển tăng gây khó khan cho các doanh nghiệp sản xuất thép.

Hình 2.4 Giá than đá toàn cầu Áp lực tỷ giá tăng cao

Nửa đầu năm 2023 tình hình lạm phát ở Mỹ tăng cao làm gia tăng tỷ giáUSD/VND khiến chi phí vận chuyển, nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thép tăng cao Đối mặt với nguồn cầu thấp cùng với việc chi phí tăng cao có thể doanh thu của ngành thép trong năm 2023 sẽ giảm.

Hình 2.5 Tỷ giá USD/VND

Xu hướng giá sản phẩm của ngành thép

Năm 2018, theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2018, sản lượng thép sản xuất của nước ta đạt 24,2 triệu tấn, tăng trưởng 14,9% so với năm

2017 Sản lượng bán hàng đạt 21,75 triệu tấn, tăng 20,9% Trong đó, sản lượng xuất khẩu đạt 4,75 triệu tấn, tăng 26,6% Nếu loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng thì sản xuất và bán hàng thép thành phẩm các loại tăng lần lượt 5% và 10%.

Về cơ cấu các mặt hàng, thép xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất với 42% lượng sản xuất và 46% lượng bán hàng Sản phẩm chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất là tôn mạ kim loại và sơn phủ màu với 37% thị phần Lượng sản xuất, tiêu thụ bao gồm xuất khẩu của các mặt hàng thép xây dựng, ống thép hàn, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu trong năm 2018 đều tăng trưởng so với năm 2017 Đáng chú ý, cuối tháng 5/2018, Công ty Formosa Hà tĩnh đưa lò cao số 2 đi vào sản xuất, giúp đưa lượng sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) trong nước tăng 50% so với năm ngoái, lượng tiêu thụ cũng tăng tới 83%.

Năm 2019, Sản xuất đạt 25.263.113 tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ 2018;

Bán hàng đạt 23.126.480 tấn, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, xuất khẩu thép là 4.591.079 tấn, giảm 3,4% so với năm 2018 Giá thép thanh đạt đỉnh vào giữa năm 2018 ở mức 13,6-13,9 triệu đồng/tấn, sau đó giảm xuống 12,7 triệu đồng/tấn vào cuối năm 2018 do nhu cầu suy yếu trong mùa mưa Đồng thời, diễn biến giá thép nội địa cũng bị ảnh hưởng bởi sự giảm giá mạnh của thép Trung Quốc Trong năm 2019, trên cơ sở kỳ vọng về việc mất cân bằng nhẹ cung cầu ngành thép trong nước nên xu hướng giảm giá thép xây dựng được có thể tiếp diễn. Hơn thế nữa, giá nguyên vật liệu đầu vào có chiều hướng giảm tiếp cũng sẽ khiến cho giá thép đầu ra suy giảm

Sau 13 lần giảm liên tiếp, giá thép về quanh 14 triệu đồng một tấn, thấp nhất kể từ cuối năm 2020 khi nhu cầu tiêu thụ vẫn còn yếu Những ngày qua, các thương hiệu thép lần lượt điều chỉnh giá bán sản phẩm Hòa Phát giảm 140.000 đồng cho mỗi tấn thép Mức giảm 140.000-350.000 đồng cũng được các hãng Việt Ý, Việt Đức, Kyoei Việt Nam, Pomina áp dụng Riêng Thép Miền Nam giảm 410.000 đồng một tấn cho thép CB240 Như vậy sau 13 lần điều chỉnh liên tiếp, giá thép trên thị trường hiện về quanh 14 triệu đồng một tấn Theo dữ liệu từ Steel Online - đại lý toàn quốc của nhiều thương hiệu lớn như Hòa Phát, Việt Ý, Kyoie, Pomina , đây là mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020

Cho đến năm 2021, giá quặng & sắt thép có nhiều biến động mạnh trong năm

2021, nhìn chung giá trung bình tăng mạnh so với mặt bằng giá 2020 Năm 2021 cũng là năm đầu tiên Ngành Thép Việt Nam ghi nhận thặng dư thương mại Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thép 2021 tăng mạnh 124% so với năm 2020, trong đó sản lượng tăng 33% Giá sản phẩm thép dao động khoảng 16,410-17,050 đồng/kg tùy chủng loại và thương hiệu Mức giá hiện này đã tăng ~3% so với mức giá điều chỉnh ngày 7/12/2021 và tăng ~15% so với cuối năm 2020, nhưng vẫn giảm ~8% so với mức cao giữa tháng 05-2021

Năm 2022, kinh tế toàn cầu tiếp tục khó khăn khi lạm phát tăng cao, các ngành công nghiệp sử dụng thép ghi nhận tăng trưởng chậm lại Trong khi đó, giá nguyên liệu sản xuất thép lại tăng cao, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cùng với nhu cầu thép sụt giảm đã kéo theo lượng sản xuất thép thô cũng như lượng thép thành phẩm các loại liên tục giảm so với cùng kỳ năm 2021 Tại Việt Nam, năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước ghi nhận điểm sáng với mức tăng trưởng khá cao hơn 8%, nhưng đối với ngành thép lại là một năm đầy khó khăn Cả năm 2022, sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 29,3 triệu tấn, giảm 12% và bán hàng thép các loại đạt 27,3 triệu tấn, giảm 7,2% so với năm 2021, trong đó xuất khẩu thép thành phẩm các loại của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội giảm hơn 20% so với năm 2021 nguồn:tradingeconomics

Hình 2.6 Giá thép xây dựng toàn cầu (Đơn vị: Nhân dân tệ/tấn)

Nguyên nhân khiến cho giá thép tăng "chóng mặt" đầu tiên phải nói đến đại dịch Covid-19 Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tác động đến toàn bộ các ngành kinh tế Tuy nhiên khi đại dịch đang kiểm soát tốt, nền kinh tế đang dần phục hồi trở lại thì nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng là rất cấp thiết, đáng nói ở đây là các loại nguyên vật liệu điển hình trong quy trình sản xuất thép: quặng sắt, graphite, Giá thép tăng xuất phát từ nỗi lo về nguồn cung, chi phí nguyên vật liệu tăng cao, sản lượng thép thì lại rất ít, chính vì thế mà nhu cầu nhập khẩu thép cũng tăng mạnh để có thể đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản trong nước

Sau khoảng thời gian gồng mình chống dịch, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt và nền kinh tế đã bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục trở lại, chính những động thái này cũng sẽ giúp cho những dự án bất động sản, công trình xây dựng sắp sửa được đầu tư và triển khai Chính điều này sẽ giúp cho ngành thép tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong năm 2023 Nếu như Trung Quốc đang có dấu hiệu tiêu thụ thép chậm lại do chính sách giảm thiểu khí thải thì với Mỹ, Nhật và châu Âu; thì nhu cầu tiêu thụ thép tại Việt Nam vẫn đang ở mức cao với các ngành cơ khí, lắp ráp ô tô và xây dựng Đồng thời gói kích thích kinh tế 350.000 tỷ của chính phủ, tập trung mạnh vào xây dựng cơ sở hạ tầng, sẽ đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ thép đầu năm 2023, dự kiến giá thép sẽ tăng từ 5-7% so với cuối năm 2022

Hình 2.7 Giá thép HRC toàn cầu (Đơn vị: USD/năm)

Tại thị trường Việt Nam, mặc dù giá thép chịu ảnh hưởng lớn từ giá thép của thị trường thế giới, tuy nhiên nhu cầu sử dụng trong nước vẫn được đáp ứng đầy đủ, như vậy có thể thấy rằng năng lực sản xuất sắt thép của nước ta đang đạt ở mức cao, điển hình là Nhà máy luyện thép Nghi Sơn, hay dự án liên hợp gang thép Dung Quất - Hòa Phát, đã đóng góp đến hơn 90% sản lượng thép được sử dụng trên toàn quốc.

Dự đoán trong nửa cuối năm 2023, giá thép có thể có xu hướng ổn định do nguồn cung đã được đáp ứng để có thể phục vụ nhu cầu sử dụng, các nhà máy thép cũng sẽ tăng năng lực sản xuất Theo như các sàn chứng khoán dự đoán, giá thép năm 2023 - 2024 sẽ giảm xuống mức 14,5 - 15,2 triệu đồng/tấn, giảm 10 - 8% so với năm 2022.

Thị trường tiêu thụ

Ngành thép là một lĩnh vực quan trọng trong ngành công nghiệp, đóng góp đáng kể vào xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, và nhiều lĩnh vực khác Ngành công nghiệp thép thường chuyên sản xuất và chế tạo các loại sản phẩm từ nguyên liệu là quặng sắt Quá trình sản xuất thép thường bao gồm chế biến quặng sắt thông qua lò cao để tạo ra gang, sau đó chế biến tiếp gang để tạo thành thép Sản phẩm thép có thể là thanh, tấm, cuộn, ống và nhiều loại sản phẩm khác.Thép được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, ô tô, hàng không, công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo và nhiều lĩnh vực khác Nó thường được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu, nhà máy, tòa nhà và các công trình công cộng.Thị trường thép là một phần quan trọng của thương mại quốc tế Các quốc gia xuất khẩu nhiều sản phẩm thép có thể ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu Các yếu tố như giá nguyên liệu, nguồn cung cấp, và nhu cầu cơ cấu lại có thể gây biến động trong thị trường này.Ngành công nghiệp thép đã phát triển nhiều công nghệ tiên tiến để cải thiện quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và hiệu suất hoạt động Các tiến bộ trong công nghệ thép có thể góp phần giảm thiểu tác động tiêu thụ năng lượng và khí nhà kính.

Tổng quan, ngành thép đóng góp quan trọng vào xã hội và kinh tế, tạo ra các sản phẩm cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp và dự án hạ tầng Tuy nhiên, cần quan tâm đến cách sản xuất thép có thể tác động đến môi trường và xem xét các biện pháp để cải thiện hiệu suất và bền vững của ngành công nghiệp này.

2.1.5.2 Ngành thép của Việt Nam

Ngành thép của Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia sản xuất thép lớn trong khu vực Đông Nam Á Các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam như Hoa Sen, Formosa, và các công ty khác đã đóng góp lớn vào sản lượng thép toàn cầu.Việt Nam xuất khẩu thép sang nhiều thị trường quốc tế, bao gồm châu Á, châu Âu và

Mỹ Đồng thời, nước này cũng phải nhập khẩu thép để đáp ứng nhu cầu sản xuất và xây dựng nội địa.Các doanh nghiệp trong ngành thép tại Việt Nam đã đầu tư mạnh mẽ vào cải tiến công nghệ sản xuất và mở rộng quy mô Ví dụ, dự án thép Formosa tại Hà Tĩnh đã đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành này.Ngành công nghiệp thép của Việt Nam đã tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu cao cấp trong ngành xây dựng và sản xuất.Sự phát triển nhanh chóng của ngành thép cũng đôi khi gặp phải thách thức về tác động môi trường Các doanh nghiệp và chính phủ đã tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Chính phủ và các cơ quan có liên quan đã đưa ra các kế hoạch và chiến lược để phát triển bền vững ngành công nghiệp thép, tập trung vào tăng cường hiệu suất, quản lý tài nguyên, và cải thiện công nghệ. Ưu và nhược điểm của ngành thép Việt Nam Ưu điểm

Vị trí địa lý thuận lợi :Gần Trung Quốc một trong những nguồn cung cấp nguyên liệu và một trong những đất nước có lượng tiêu thụ thép lớn điều này làm cho việc vấn chuyển được tối ứu lượng tiêu thụ thép ra quốc tế được thúc đẩy Bên cạnh đó Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi nhiều cảng biển lớn giáp ranh nhiều vức gia điều này là một trong những cơ hội to lớn giúp ngành thép Việt Nam ngành một phát triển

Thị trường nội địa: Việt Nam là đất nước đang phát triển nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tang cao để phát triển cơ sở hạ tằng thì cần rất nhiều thép. Nhân công: Việt Nam có nguồn nhân công lớn ,chi phí nhân công lại khá rẻ làm giảm đi chi phí sản xuất tạo ra nguồn sản phẩm rẻ chất lượng dễ dàng cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thế giới.

Bên cạnh những ưu điểm trên thì Ngành thép Việt Nam vẫn tồn tại các nhược điểm sau:

Vẫn còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài Sự biến động của kinh tế thế giới làm ảnh hưởng tới cung cầu ,tỉ giá hối đoái,làm phát… sẽ tác động một phần đến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp thép tại Việt Nam.

Một số cơ hội hiện tại giúp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất thép phát triển: Giá đầu vào như than đá, than cốc, quăng sắt đang có xu hướng giảm bên cạnh đó giá đầu ra của thép xây dựng đi ngang và có dấu hiệu tăng nhẹ Là một dấu hiệu tương đối tốt giúp doanh nghiệp giảm thiếu gánh nặng đầu vào khi mà kinh tế đang có chiều hướng suy thoái như hiện nay.

Tỷ giá USD/VND ổn định lợi cho doanh nghiệp vậy ngoại tệ nhiều nhưHSG…

Tốc độ giải ngân đầu tư công theo kế hoạch đã cho thấy dấu hiệu tang và kì vọng 6 tháng cuối sẽ tăng mạnh do nhu cầu cơ sở hạ tầng và giao thông tang. Bên cạnh đó số lượng thép xuất khẩu ra thế giới đang trên đà tăng nhẹ cho thấy một dấu hiệu tốt trong thời gian tới.

Trong thời điểm hiện tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự suy thoái của kinh tế toàn cầu Vì vậy cũng sẽ không loại trừ những doanh nghiệp chuyên sản xuất thép việc kinh tế thế giới suy thoái có thể làm ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ thép làm phát sẽ ảnh hưởng đến giải ngân đầu tư công.

Nhu cầu bất động sản Việt Nam và Trung Quốc gặp nhiều khó khăn Hơn nữaViệt Nam còn phụ thuộc quá nhiều của thị trường quốc tế về giá nhập quặng sắt…Tín dụng tăng thấp

Nguyên liệu đầu vào của ngành thép

Trong những năm qua, giá phôi thép trên thế giới hiện đang lên xuống liên tục khiến cho thị trường thép ở Việt Nam đang phải đối mặt với từng cơn

“nóng lạnh” Để không ngã vào bài toán nhập khẩu các doanh nghiệp thép ở trong nước phải tự mình tự sản xuất phôi thép. Để tự chủ trong sản xuất, góp phần ổn định giá cả, ngành Thép phải tự tìm nguyên liệu để sản xuất, bắt đầu từ thượng nguồn: khai thác và chế biến quặng sắt - thiêu kết - luyện gang - tinh luyện - đúc phôi - cán thép thành phẩm.

Theo báo cáo Hiệp hội Thép Việt Nam, ngày 17/1/2023 sản xuất thép thành phẩm tháng 12/2022 đạt 2,135 triệu tấn, tăng 16,95% so với tháng 11/2022, giảm 21,3% so với năm 2021 Tiêu thụ thép các loại đạt 2,159 triệu tấn, tăng 11,17% so với tháng trước nhưng giảm 13,6%

Hình 2.8 Tình hình sản xuất thép thành phẩm năm 2022

Trong quý 4/2022, sản xuất thép thành phẩm đạt phải 6 triệu tấn giảm 30,5% so với năm 2021 Tiêu thụ thép thành phẩm quý 4/2022 đạt 5,99 triệu tấn giảm 20% so với năm trước.

Năm 2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 29,339 triệu tấn giảm 11,9%. Tiêu thụ thép thành phẩm đạt 27,3 triệu tấn giảm 7,2% so với năm 2021.

Hình 2.9 Tình hình tiêu thụ thép thành phẩm năm 2022

Về tình hình xuất khẩu thép thành phẩm, tháng 12/2022 đạt 823 nghìn tấn tăng lên 40,19% so với tháng 11/2022, nhưng giảm 8,93% so với năm

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lũy kế 9 tháng Việt Nam nhập khẩu thép thành phẩm các loại khoảng 8,93 triệu tấn với trị giá hơn 9,56 tỷUSD, giảm 8,3% về lượng nhưng lại tăng 9,9% so với năm 2021.

Nguyên liệu sản xuất thép phần lớn đều phải nhập khẩu, khi tỷ giá tăng làm ảnh hưởng nhiều đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong ở trong nước Thật khó khăn khi phải kiềm chế tỷ giá, Việt Nam đành phải tăng lãi suất Việc tăng lãi suất đã tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, đặc biệt là với các doanh nghiệp ngành thép.

Các doanh nghiệp sản xuất thép đã ghi nhận khoản lỗ lên tới 4.500 tỷ đồng, do chi phí hàng tồn kho cao, giá than cốc lên cao và lỗ tỷ giá do VND mất giá so với USD làm tăng chi phí đầu vào nhưng bán ra với giá thấp. Hiện nay, sản xuất và tiêu thụ thép trong nước sụt giảm do nhu cầu tiêu thụ chậm Ngoài ra, các doanh nghiệp thép trong nước còn phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi Trung Quốc liên tục hạ giá thép xuất khẩu.

Hình 2.10 Giá nguyên liệu sản xuất thép năm 2023

Trong khi sản lượng thép ở trong nước đang có xu hướng giảm mạnh, thì thép nhập khẩu vào Việt Nam vẫn đang tăng với số lượng lớn Trong 5 tháng đầu năm 2023, nhâp khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam trên 4,6 triệu tấn.

Lượng nhập khẩu thép từ Trung Quốc hơn 2,65 triệu tấn chiếm 52% tổng sản lượng thép nhập khẩu từ tất cả các quốc gia vào Việt Nam Đặc biệt trong tháng 3 năm 2023, lượng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên 146% so với năm

2022 Việc thép được nhập khẩu tràn lan khiến cho ngành thép trong nước có thể làm cho 40.000 người lao động mất cơ hội việc làm

Các yếu tố khác tác dộng lên ngành thép

Các công nghệ mang tính đột phá do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để các quốc gia nghĩ ra các biện pháp ứng phó và xử lý hiệu quả hơn với nhiều thách thức, rủi ro an ninh, dịch bênh, chiến tranh, thảm họa thiên nhiên, khủng bố quốc tế, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra con đường phát triển cho nghành nguyên liệu sản xuất thép

Hiện nay, các nhà máy thép và cán thép hàng đầu ở Việt Nam đã được trang bị những dây chuyền công nghệ sản xuất với thiết bị tiên tiến trên thế giới với mức độ tự động hóa cao, để sản xuất ra thép sạch và đồng thời tự loại bỏ những sai sót, đáp ứng đầy đủ và tốt nhất các tiêu chuẩn khắt khe của bộ tiêu chuẩn Việt Nam và thế giới Các nhà máy hàng đầu ở Việt Nam đã sớm áp dụng các công nghệ cũng như công tác quản trị về việc đầu tư phần mềm quản trị doanh nghiệp từ năm 2008 Các doanh nghiệp đã tiến hành cải tiến, đầu tư công nghệ, nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cũng như nỗ lực trong việc đổi mới công nghệ để hướng tới thị trường thế giới, nâng cao vị thế cạnh tranh Để đáp ứng được các nhu cầu khắt khe từ thị trường các doanh nghiệp đã áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật và dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo ra các sản phẩm từ sắt thép tốt nhất.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, giai đoạn năm 2016-2020, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép của Việt nam tăng trưởng bình quân 12,3%/năm, và được ghi nhận mức cao nhất 3,32 tỷ USD vào năm 2019, nhưng sau đó giảm 7,9% vào năm 2020, đạt 3,05 tỷ USD Nguyên nhân gây ra sự sụt giảm này do bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 khiến cho giá trị toàn cầu bị gián đoạn trong những tháng đầu năm 2020. Để ngăn dịch bệnh lây lan nhiều quốc gia đã áp dụng biện pháp giãn cách xã khiến cho nguồn cung ứng bị gián đoạn, các hoạt động sản xuất bị đình trệ, dẫn đến tiêu thụ từ sắt thép bị chậm lại làm cho giá giảm Mặc dù vậy, nhưng Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bênh , việc này khiến cho ViệtNam trở thành một trong những nguồn cung ứng hàng hóa quan trọng trong dây chuyền sản xuất toàn cầu Kim nghạch xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép năm 2020 giảm so với năm 2019, những giá trị xuất khẩu vẫn đạt ở mức cao hơn so với giai đoạn 2016-2018.

Hình 2.11 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sắt thép của Việt Nam giai đoạn 2016-

2020 và 7 tháng Ngoài ra, thị trường xuất khẩu sản phẩm sắt thép lớn nhất của Việt Nam đo chính là thị trường Mỹ, với tốc độ xuất khẩu tăng trưởng bình quân 18,03%/năm, từ 339,56 triệu USD năm 2016 tăng mạnh lên 623,35 triệu USD năm 2020 Điều đáng chú ý hơn, với tốc độ xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam sang một số thị trường lớn tiềm năng như Campuchia, Ấn Độ với mức tăng trưởng bình quân lên tới 41,57%/năm và 44,54%/năm, từ 68,27 triệu USD và 51,45 triệu USD vào năm 2016 tăng lên 160,83 triệu USD và 137,68 triệu USD vào năm 2020.

Kim nghạch xuất khẩu Việt Nam đang được ghi nhân tăng cao so với 7 tháng đầu năm 2020 Tốc độ xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ tăng 62% đạt 530,1 triệu USD; Đức tăng 54,1% đạt 103,26 triệu USD; Ấn Độ tăng 56,3% đạt 99,36 triệu USD;

Mỹ 339.561 361.687 503.378 674.863 623.354 18,03Nhật Bản 289.865 343.355 865.858 479.869 483.140 31,68Campuchia 68.272 79.127 219.092 160.341 160.826 41,57Hàn Quốc 84.606 118.829 158.471 175.060 154.829 18,18 Ấn Độ 51.456 69.535 187.896 184.507 137.682 44,54 Đức 82.776 88.313 109.688 107.795 131.260 12,73 Thái Lan 131.152 168.626 228.610 180.934 122.536 2,75

Bảng 2 1 Tăng/giảm xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam sang 10 thị trường lớn nhất giai đoạn 2016 – 2020 (ĐVT: nghìn USD)

Mặc dù tốc độ xuất khẩu sản phẩm sắt thép ở Việt Nam tăng trưởng cao nhưng vẫn còn hạn chế về mặt công nghệ Để phát triển ngành sắt thép cũng như bắt kịp thời cách mạng công nghiệp 4.0 trong quá trình sản xuất sản phẩm sắt thép là cơ hội để nâng cao trình độ, năng luật sản xuất và cạnh tranh chuỗi giá trị toàn cầu trong tương lai Nếu như các doanh nghiệp không nắm bắt được thì sẽ bỏ lại phía sau so với các doanh nghiệp quốc tế.

EU hiện đang là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của ngành thép Việt Nam Theo nhận định, nếu như các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam không ứng phó tốt với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), để xuất khẩu sang EU thì sẽ đối mặt với nguy cơ mắt đi nhiều thị trường khác trong khi những quốc gia này đang xem xét áp dụng các quy định tương tự như CBAM.

Từ cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới của EU thì sắt thép đang là một trong những ngành chịu tác động trực tiếp Đây chính là chính sách mới của EU cho phép đánh thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu nếu có mức phát thải tăng cao.

Cụ thể, từ tháng 10/2023, các doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo tổng quát thải tích hợp trong hàng hóa theo loại và không chịu phí CBAM Sau khi vận hành chính thức từ ngày 1/1/2026 doanh nghiệp thép sẽ phải mua 1 chứng chỉ CBAM cho mỗi tấn CO tương đương có trong sản phẩm nhập khẩu vào2

EU dựa trên hạn ngạch miễn phí ETS và phần trăm CBAM Đến năm 2034, cơ chế CBAM sẽ có hiệu lực và các doanh nghiệp thép sẽ phải nộp 100% phí.

Ngành đồ uống

Ảnh hưởng của chu kì kinh tế lên ngành

Ngành đồ uống là một ngành kinh tế kỹ thuật đóng góp rất nhiều vào vự phát triền kinh tế xã hội Việt Nam Ngành đồ uống đóng góp cho ngân sách nhà nước Việt Nam khoảng 60.000 tỷ đồng trong đó các doanh nghiệp như Heineiken, Sabeco, Habeco, Coca-cola, Pepsi chiếm khoảng 80% toàn ngành.

Hình 2.12 Lợi nhuận BHN, SAB, IFS giai đoạn 2016-2022

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 2019-2021 diễn ra khiến nền kinh tế Việt Nam lao dốc không phanh hệ quả của đại dịch vẫn kéo dài đến năm 2022 và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau, trong đó có ngành đồ uống Nhiều nghiên cứu cho thấy ngành sản xuất và kinh doanh đồ uống chịu tác động nặng nề bởi suy thoái kinh tế Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành giảm sút mạnh trong năm 2020 với doanh thu toàn ngành giảm 8% so với năm 2019 trong lĩnh vực nước giải khát có mức sụt giảm doanh thu là 17%

Hiệu ứng của đại dịch kéo dài khiến nền kinh tế đi vào suy thoái, tình trạng thiếu hụt lao động tăng cao , hàng hóa bị mắc kẹt tại cá bến cảng và cước phí vận tải cao đã khiến giá nguyên vật liệu gia tăng đáng kể từ đầu năm 2021.

Trước tình hình suy thoái kinh tế, ngành bia rượu còn chịu ảnh hưởng từ việc thay đổi chủ trương, chính sách của nhà nước :

Các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng nghiêm ngặt , hạn chế người dân ra ngoài , cấm tụ tập đông người , lệnh đóng cửa các sơ sở dịch vụ không cần thiết như nhà hàng, karaoke và quán bar Những điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn cầu của toàn ngành đồ uống khiến doanh thu và lợi nhuận ngành giảm mạnh. Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận của ngành đồ uống còn phụ thuộc nhiều vào GDP, tỷ lệ thất nghiệp và chu kì của kinh tế Khi suy thoái kinh tế , nguồn cầu giảm , chi phí tăng cao khiến cho lợi nhuận toàn ngành cũng giảm theo.

2.2.2 Cung và cầu của ngành đồ uống

Hình 2.13 Sản lượng tiêu thụ bia năm 2018-2021 (tỷ lít)

Thị trường đồ uống tại Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, do thu nhập tăng nhanh, cơ cấu dân số vàng, thói quen thay đổi tiêu dùng của người dân và tiềm năng về thị trường xuất khẩu đã tác động tích cực đến cung cầu của ngành Năm

2018, sau gần một thập niên, trong khi dân số Việt Nam đạt mức 96,9 triệu người thì sản lượng tiêu thụ bia trong cả nước đã tăng tới 62% Ngành bia trong nước có khoảng 110 doanh nghiệp sản xuất với sản lượng sản xuất ước tính lên đến 4,3 tỷ lít và sản lượng tiêu thụ cũng ước tính đạt 4,2 tỷ lít bia theo ước tính của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) Năm 2019, theo VIRAC tổng sản lượng sản xuất bia đạt hơn 5 tỷ lít và tiêu thụ đạt hơn 4,4 tỷ lít Về chủng loại tiêu thụ, tiêu thụ bia đóng lon chiếm 66.8% tổng tiêu thụ bia tại Việt Nam, tiếp theo là bia đóng chai 29.9%; bia hơi 3.1% và chiếm 1 thị phần khiêm tốn là bia tươi 0.1% Sản lượng bia nhập khẩu đạt hơn 37 triệu lít, 3 nguồn cung ứng bia chủ yếu là Hà Lan (25%), Mexico (17%) và Bỉ (16%) nhưng bia nhập khẩu vào Việt Nam chiếm tỷ trọng khá nhỏ Về xuất khẩu, sản lượng bia xuất khẩu tăng hơn năm trước đạt hơn 46 triệu lít, trị giá 45,87 triệu USD Năm 2020, ngành đồ uống nói chung và ngành bia, rượu nói riêng bị ảnh hưởng bởi tác động kép do dịch COVID-19 và Nghị định 100 dẫn đến năng lực sản xuất của nhóm doanh nghiệp đồ uống hoạt động ở mức dưới 80% so với trước dịch, một số nhà máy sản xuất bia đã phải tạm dừng hoạt động hoặc giảm sản lượng do gián đoạn chuỗi cung ứng, giãn cách xã hội, giới hạn hoạt động kinh doanh và đóng cửa các quán bar, nhà hàng và các điểm bán lẻ khác đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ bia trong nước sản lượng tiêu thụ bia chỉ còn 4,31 tỷ lít và sản xuất còn 4,39 tỷ lít (VIRAC) Sang năm 2021, sản xuất và tiêu thụ bia vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng từ COVID-19, các hãng bia lớn như Heniken, Sabeco, Habeco, Carlsberg và các hãng bia ngoại đều đẩy mạnh bán hàng qua các kênh thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee, nhưng sản lượng tiêu thụ bia chỉ đạt 3,8 tỷ lít (VIRAC) Theo báo cáo tổng hợp, được biết mức tiêu thụ bia tính đến năm 2022 của Việt Nam đang ở 3,8 triệu lít/năm, chiếm 2,2% thị trường thế giới, Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng đầu toàn khu vực ASEAN, đứng thứ ba châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản) về mức tiêu thụ bia.

Trong giai đoạn từ năm 2018-2022, thị trường tiêu thụ bia của Việt Nam chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa, trong đó tiêu thụ bia trong nước chiếm phần lớn Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ bia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ ba trên thế giới về tiêu thụ bia Khoảng thời gian này, nhu cầu tiêu thụ bia trong nước đã tăng đáng kể do tăng trưởng dân số, tăng thu nhập và thay đổi thói quen tiêu dùng Các công ty sản xuất bia trong nước như Sabeco (SàiGòn Bia - Alcohol - Beverage Corporation) và Habeco (Hanoi Beer Alcohol and

Beverage Joint Stock Corporation) đã tận dụng cơ hội này để mở rộng sản xuất và phân phối sản phẩm trên thị trường trong nước Tuy nhiên, Việt Nam cũng xuất khẩu một lượng nhất định bia sang các quốc gia khác Xuất khẩu bia của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các thị trường khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tiêu thụ nội địa. Ngoài ra, do tác động của đại dịch COVID-19, ngành công nghiệp bia của Việt Nam có thể đã gặp khó khăn trong một số thời gian, các biện pháp hạn chế và giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến hoạt động của quán bar, nhà hàng và các sự kiện công cộng, gây ra sự suy giảm trong tiêu thụ bia nhưng thị trường bia nội địa vẫn giữ vững và dự kiến sẽ phục hồi khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.

Quy mô ngành đồ uống

Theo báo cáo tổng hợp, được biết mức tiêu thụ bia tính đến năm 2022 của Việt Nam đang ở 3,8 triệu lít/năm, chiếm 2,2% thị trường thế giới Nhờ kết quả thống kê này, Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng đầu toàn khu vực ASEAN, đứng thứ ba châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản) về mức tiêu thụ bia.

Dự báo quy mô ngành

Dự báo năm 2023 sẽ là năm tương đối khó khăn đối với ngành sản xuất đồ uống Do tình hình xung đột giữa Ukraina và Nga còn căng thẳng, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp làm tiềm ẩn các nguy cơ về rủi ro tài chính Tỷ giá tăng cao cũng là nỗi lo khiến nhiều yếu tố đầu cũng như chi phí sản xuất kinh doanh tăng theo

Habeco cho biết ,dự kiến một số nguyên liệu cung cấp cho việc sản xuất bia tiếp tục tăng trong năm 2023 như giá của bột trợ lọc tăng khoảng 25%, giá hoa houblon tăng 10%, giá gạo tăng 4%, giá đường tăng 8%

Riêng đối với nguồn nguyên chính cho việc sản xuất bia là Malt, khi bước sang 2023 giá mặt bằng chung của Malt trên thế giới vẫn có xu hướng tăng cao Chi phí nguyên liệu tăng cao có thể sẽ là nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận của ngành đồ uống trong năm 2023 giảm

Nguồn: U.S Bureau of Labor Statistics

Hình 2.14 Giá Malt toàn cầuTrong nửa đầu năm 2023 tỉ giá tăng cao cũng cho cái nhìn rõ nét hơn về tương lai của ngành đồ uống vào nửa cuối năm Tỷ giá đồng USD tăng cao khiến cho chi phí tài chính và giá nguyên liệu đầu vào tăng khiến giá sản phẩm tăng, giá cả tăng cao khiến nhu cầu của người tiêu dùng giảm từ đó gây nhiều bất lợi cho ngành.

Giá sản phẩm ngành đồ uống

Thị trường bia Việt Nam có quy mô 4,2 tỷ lít tiêu thụ trong năm 2018, theo ước tính của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) Mức tiêu thụ này tăng 5% trong năm 2018 so với sản lượng thực tế năm 2017 là 4 tỷ lít theo công bố của Hiệp hội Bia-Rượu-NGK Việt Nam (VBA) Con số này đưa lượng tiêu thụ bia theo đầu người của Việt Nam đạt 43 lít, cao hơn nhiều so với các quốc gia lân cận có thu nhập cao hơn như Thái Lan, Đài Loan, Singapore Ngành bia Việt Nam ghi nhậnCAGR sản lượng 5,7% trong 5 năm qua nhờ CAGR 4,7% đối với lượng tiêu thụ đầu người Thị trường bia của Việt Nam được thống trị bởi nhóm “big 4”, bao gồmSabeco, Habeco, Carlsberg Việt Nam (chủ yếu đến từ Nhà máy Bia Huế, nằm ở miền Trung) và Công ty TNHH Bia Heineken Việt Nam Với Sabeco, Habeco vàCarlsberg là các công ty hàng đầu lần lượt tại các khu vực miền Nam, miền Bắc và miền Trung Trong khi đó, Heineken có sự hiện diện mạnh mẽ tại miền Nam Dựa theo thông tin công bố từ các công ty này, ước tính rằng nhóm 4 ông lớn chiếm khoảng 90% tổng sản lượng bia trong năm 2018.

Năm 2019 tổng sản lượng sản xuất bia đạt hơn 5 tỷ lít (tăng 22.9% so với cùng kỳ năm 2018); tiêu thụ đạt hơn 4 tỷ lít (tăng 29.1% so với cùng kỳ năm trước). Doanh thu thị trường bia đạt hơn 65 tỷ đồng (tăng 0.5% so với cùng kỳ năm trước).

Về chủng loại tiêu thụ, tiêu thụ bia đóng lon chiếm 66.8% tổng tiêu thụ bia tại Việt Nam, tiếp theo là bia đóng chai 29.9%; bia hơi 3.1% và chiếm 1 thị phần khiêm tốn là bia tươi 0.1%

Về nhập khẩu, sản lượng bia nhập khẩu đạt hơn 37 triệu lít (tăng trưởng 8.9% so với cùng kỳ năm 2018), 3 nguồn cung ứng bia chính của Việt Nam là Hà Lan (25%), Mexico (17%) và Bỉ (16%) So với lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam, nhập khẩu bia vào Việt Nam chiếm tỷ trọng khá nhỏ Doanh nghiệp nội địa và FDI chiếm lĩnh thị trường bia trong nước, với ưu thế giá bia rẻ, hợp khẩu vị của đông đảo bộ phận khách hàng.

Năm 2020 là một năm thật sự khó khăn đối với ngành bia Lĩnh vực này chịu tác động kép từ Luật phòng chống tác hại của rượu bia và dịch bệnh COVID-19 bùng phát Hồi đầu năm 2020, SSI dự báo do ảnh hưởng của Luật phòng chống tác hại rượu bia, sản lượng tiêu thụ bia trong năm 2020 sẽ không đạt được mức tăng trưởng hai con số như năm 2019, chỉ vào khoảng 6-7%.

SSI cũng cho hay, năm 2019, sản lượng tiêu thụ bia ở Việt Nam đạt 4,6 tỷ lít trong năm tăng trưởng 10% so với năm trước đó.

Số liệu thống kê ba quý năm 2020 của Công ty nghiên cứu thị trường NielsenViệt Nam cho thấy, sản lượng bia giảm rất mạnh Trong đó quý 2-2020 giảm mạnh nhất với con số hơn 22% do giãn cách xã hội trên toàn quốc, các cơ sở dịch vụ đồ uống được xếp vào nhóm dịch vụ không thiết yếu phải đóng cửa trong thời gian dài hơn các ngành kinh doanh khác từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 6-2020.

Các đại gia hàng đầu trong ngành bia đều nhìn thấy một năm kinh doanh nhiều mất mát Đơn cử Sabeco mất cả ngàn tỉ đồng lợi nhuận Đến năm 2021, thị trường bia sẽ tiếp tục đà phục hồi, song phải đến năm 2022 nhu cầu tiêu thụ bia mới có thể phục hồi hoàn toàn như thời điểm trước dịch COVID-19 Trong đó, ông lớn ngành bia là Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, Mã: SAB), doanh thu năm 2021 sẽ phục hồi 22,1% so với mức thấp nhất năm 2020, với giá bán trung bình tăng 2% do sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm Lợi nhuận sau thuế của SAB ước đạt 5,4 nghìn tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2020 Mặc dù doanh thu năm 2021 có thể thấp hơn năm 2019, song lãi sau thuế có khả năng vượt năm 2019 do tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện Về tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu của SAB được dự báo sẽ lần lượt đạt mức 11% và 10,5% cho năm 2020 và 2021, cao hơn mức trong quá khứ 7,6% -9,9% trong giai đoạn 2015-2019

Hình 2.15 Giá trung bình 1 lon bia từ năm 2014-2027

Năm 2022, tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của SAB lần lượt là 8,2% và 14,3% so với năm 2021 Triển vọng ngành bia Việt Nam trong năm

2022 được đánh giá tích cực, kỳ vọng sẽ giảm dần trong năm 2023 và 2024 về mức 150$/tấn và 149$/tấn khi nguồn cung barley tăng 1.9% so với niên vụ 2021/22 Tuy nhiên, nguồn cung chính barley cho Việt Nam là Australia dự báo sẽ sụt giảm 11.9% sản lượng so với niên vụ trước Theo báo cáo ngành bia 2022, giá sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường ngũ cốc thế giới và dựa vào số lượng/chất lượng thu hoạch thực tế Không có nguồn dự trữ từ vụ mùa đại mạch năm 2021 chuyển sang năm 2022 Điều này có nghĩa là bất kỳ vấn đề vụ mùa nào, ở bất kì khu vực sản xuất đại lúa mạch lớn nào (Anh + EU, Canada, Australia, Argentina) sẽ dự báo dẫn đến thiếu hụt toàn cầu Theo nhận định của các chuyên , giá nguyên vật liệu đầu vào chính có xu hướng điều chỉnh giảm trong 3 tháng cuối năm 2022, giảm bớt áp lực cho các nhà sản xuất

Cho đến thời điểm hiện nay, giá nguyên liệu sản xuất dự kiến tiếp tục tăng mạnh, ảnh hưởng đến lợi nhuận, dự kiến một số nguyên liệu chính trong sản xuất bia điển hình như bột trợ lọc sẽ tăng khoảng 25%, hoa houblon tăng 10%, gạo tăng 4%, đường tăng khoảng 8% Đặc biệt với malt là nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất dự kiến tăng khoảng 60% so với mức giá bình quân thu mua năm 2022 Thói quen chi tiêu của người Việt đang có xu hướng giảm, bên cạnh đó sẽ tăng chi tiêu cho những khoản về sản phẩm tốt cho sức khỏe sau Covid 19 Đồng thời tâm lý chuộng hàng ngoại của người Việt cũng sẽ là thách thức lớn với các hãng bia nội địa Bên cạnh đó, xung đột Nga – Ukraine vẫn căng thẳng cùng với dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp Đây sẽ là những yếu tố tạo nên tiềm ẩn nguy cơ suy thoái kinh tế, các rủi ro về tài chính, lạm phát, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất biến động Những yếu tố này có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn tới yếu tố đầu vào và chi phí sản xuất kinh doanh trong năm nay Ngành bia sẽ tiếp tục phục hồi nhờ các hoạt động mở cửa, khuyến khích cho du lịch của Nhà nước Đây sẽ là cơ hội rộng mở để thúc đẩy tiêu dùng ngành bia nói riêng và ngành đồ uống nói chung.Đặc biệt, đầu năm nay, ngành cũng đặt kỳ vọng khi Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp cho du lịch tăng trưởng mạnh trong năm 2023, từ đó có thể bù đắp một phần sự sụt giảm trong tiêu dùng nội địa, thúc đẩy triển vọng tăng trưởng ngành bia.

Thị trường tiêu thụ ngành đồ uống

Thị trường nước giải khát với những con số ấn tượng

Nước giải khát là một loại sản phẩm thuộc nhóm ngành FMCG, nó có sức tiêu thụ lớn nằm trong top những mẫu sản phẩm có sản lượng bán ra nhiều nhất nhóm ngành này Trên quốc tế, đây cũng là mẫu sản phẩm được nhiều tên thương hiệu nổi tiếng góp vốn đầu tư và tham gia nhất, tại nhiều vương quốc, đây là loại sản phẩm có lượng người sử dụng trung bình/ngày ở mức gần 50% Con số cực kỳ ấn tượng

Ngành giải khác Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam, có những chủng loại sản phẩm nước giải khát chính là: Nước khoáng có ga và không ga, nước tinh khiết, nước ngọt, nước tăng lực, trà uống liền và nước hoa quả các loại.

Theo thống kê thị trường đồ uống Việt Nam năm 2020 :

85% lượng sản xuất và tiêu thụ mỗi năm của thị trường nước giải khát ViệtNam là tới từ nước ngọt, trà uống liền, nước ép hoa quả các loại, nước tăng lực…15% còn lại là do nước khoáng chiếm phần còn lại.

Bình quân người Việt nam tiêu thụ mặt hàng nước giải khát trên 23 lít/người/ năm

85% cũng là con số mà các doanh nghiệp nước giải khát đang nắm giữ tỷ lệ sản xuất trong cả 1 ngành hàng bia rượu.

Kế hoạch của Thương Hội này là đến năm 2021 sản lượng nước giải khát những loại của Việt Nam đạt từ 8,3–9,2 tỷ lít/năm Ngoài điều được thông tin đó, ViettinBank (công ty CP sàn chứng khoán ngân hàng nhà nước công thương) lên tiếng báo rằng năm 2020 vào tháng 9, ngân sách lệch giá tổng của ngành nước giải khát không cồn ở Việt Nam đạt tầm cỡ 80 tỷ đồng Ở thị trường nước giải khát có lượng tiêu thụ cao như Việt Nam, giá trị của nhóm đồ uống không cồn tăng trưởng mạnh vào năm 2018 so với năm trước 7%. Ngoài ra góp phần vào ngành tiêu dùng nhanh là 20% ngang tầm với đồ uống có cồn như bia Hàng tỉ đồng cho việc tiền thuế nhà nước, ngành nước giải khát đã góp phần vào mỗi năm nhằm tăng thêm sự phát triển cho kinh tế cả quốc gia.

Theo thống kê số liệu của cục, vào năm năm ngoái trở đi, ngành nước giải khát trong nước có cồn và không cồn chiếm tận 4,5 % về nghành nghề dịch vụ kinh doanh thương mại dịch vụ và sản xuất, ý nói tương tự góp phần gần 20 tỉ đồng vào vào ngân sách Nhà nước, một số lượng khá lớn.

Bên phía đại diện thay mặt của hiệp hội ngành nước giải khát bia – rượu cho hay: “Cho đến năm 2017, số lượng 20 đã tăng lên đến 50 nghìn tỷ đồng.”Ngành nước giải khát ở Việt Nam luôn có sức hút lớn so với những nhà đầu tư Lý do là sự tăng trưởng trong nước cao luôn duy trì lên tới số lượng ấn tượng với 7%/năm so với 2% của Pháp và Nhật

Tuy nhiên, ngành giải khát cũng không đứng ngoài ảnh hưởng tác động bởi đại dịch Covid-19 Từ năm 2019 tới nay, thị trường nước giải khát trong nước trững lại và sụt giảm đáng kể Tuy nhiên, do đã trở thành nhu yếu tiêu dùng thiết yếu nên thị trường đồ uống giải khát Việt Nam vẫn hứa hẹn sẽ bùng nổ tăng trưởng trong tương lai Ưu nhược điểm của ngành đồ uống Việt Nam Ưu điểm

Sản xuất bia rượu hay nước giải khát của Việt Nam hiện nay đang là một ngành công nghiệp được đánh giá cao về tiềm năng phát triển khi mà Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế Cùng với đó là tỷ lệ dân cư đông đúc lối sống hiện đại hoá cũng một phần nào đó tăng lượng tiêu thụ của ngành công nghiệp này. Thị trường sản xuất bia rượu của Việt Nam đang trên đà phát triển hiện đại hoá nên dần được mở rộng xuất khẩu tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Ngành sản xuất bia rượu của Việt Nam ngày càng phát triển khi mà các sản phẩm ngày càng đa dạng phong phú hơn với các loại đồ uống mang thiên hướng về môi trường sức khoẻ của con người

Kĩ thuật trang thiết càng ngày càng tiên tiến hướng tới cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng năm suất và an toàn thực phẩm.

Khi mà ngành sản xuất bia rượu Việt Nam ngày càng phát triển nhiều doanh nghiệp sản xuất ra đời tạo nên giá cả thị trường này cạnh tranh gay gắt với nhau dẫn đến giá cả thị trường không bình ổn và áp lực về lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên Việc các doanh nghiệp sản xuất bia rượu và nước giải khát ngày càng phát triển tạo nên một lượng chất thải sản xuất khá lớn gây nhiêu tác hại tới môi trường điều này dẫn đến tính bền vừng của ngành đòi hỏi doanh nghiệp phải có cách xử lý tối ưu Bên cạnh đó ngành công nghiệp sản xuất đồ uồng của Việt Nam vẫn còn đang chịu nhiều ảnh hưởng của nguồn cung nhập khẩu như: lúa mạch, hương liệu làm cho giá cả khó thể bình ổn.

Dân số đông đúc và tăng trưởng kinh tế đang thúc đẩy tiêu thụ đồ uống trong nước Điều này tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ uống để mở rộng thị trường và tăng sản lượng.

Có tiềm năng mở rộng thị trường xuất khẩu đồ uống ra nước ngoài Sản phẩm bia, rượu và nước giải khát của Việt Nam có thể tiếp cận được nhiều thị trường quốc tế, đặc biệt là khi thị trường đang tìm kiếm đồ uống đa dạng và chất lượng.

Cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm và công nghệ sản xuất để cạnh tranh trên thị trường Sự cải tiến về công nghệ và chất lượng có thể giúp thu hút người tiêu dùng và cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho thị trường xuất khẩu.

Cơ hội áp dụng công nghệ mới và quy trình sản xuất hiện đại để tối ưu hoá quy trình, tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.

Cơ hội sản xuất và quảng bá các sản phẩm có tính bền vững, thân thiện với môi trường, và đáng tin cậy, đáp ứng xu hướng xã hội ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe.

Thị trường đồ uống ở Việt Nam đang trở nên cạnh tranh mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ, cả trong nước và quốc tế Điều này đặt áp lực lớn lên giá cả, lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Yếu tố nguyên liệu đầu vào của ngành đồ uống

Vào ngày 29/6/2023 vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam Nguyễn Văn Việt chia sẻ: Nghành Đồ uống Việt Nam hiện đang là nghành kinh tế kỹ thuật, các doanh nghiệp sản xuất đồ uống đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội gồm có các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Bia , Rượu, Nước giải khát.

Vào những năm 1990, khi có chính sách mở cửa nền kinh tế Ngành sản xuất Bia ở nước ta bắt đầu phát triển Các nhà máy sản xuất bia Sài Gòn, Hà Nội được đầu tư, đồng thời nhiều hãng bia lớn thâm nhập vào thị trường Việt Nam như Carlsberg, AB-Inbev, Heneiken, Sabeco, Ngày nay tình hình sản xuất bia trong nước đang ngày càng phát triển, cung cấp đủ sản lượng cho người tiêu dùng trong nước cũng như đẩy lùi nạn nhập bia lậu từ nước ngoài Các doanh nghiệp đang có xu hướng sản phẩm những đồ uống có nồng độ cồn thấp như sản xuất bia không cồn , nước trái cây lên men Nhằm đáp ứng thị hiếu cũng như nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong nước các doanh nghiệp sản xuất bia đang nghiên cứu cho ra các sản phẩm mẫu mã mới đa dạng phong phú để thu hút người tiêu dùng. Ngành đồ uống đang là ngành kinh tế trọng điểm trong nước, cho nên giá trị sản xuất công nghiệp của nghành đang không ngừng tăng lên Hiện nay đang diễn ra quá trình hội nhập, các hoạt động du lịch và giải trí mở cửa sau quãng thời gian dài thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội đang bắt đầu phục hồi lại và tăng trưởng tích cực cho ngành bia Việt Nam Việt Nam đang là nước xếp thứ hai trong các nước khu vực Đông Nam Á, và xếp thứ 3 Châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người.

Theo thống kê từ Báo cáo toàn cầu năm 2018 cho thấy mức tiêu thụ rượu bia bình quân/người trưởng thành quy đổi ra cồn nguyên chất đã tăng từ 3,8 lít/người năm 2005 lên 8,3 lít năm 2018 Trong nước có khoảng 110 doanh nghiệp sản xuất với sản lượng sản xuất ước tính lên đến 4,3 tỷ lít Sang năm 2019 tổng sản lượng bia đạt 4.559 tỷ lít. Đến năm 2020, do chịu tác động kép từ Luật phòng chống tác hại rượu bia và dịch bệnh Covid bùng phát, nên nhu cầu tiêu thụ bia bị ảnh hưởng tiêu cực với sản lượng tiêu thụ đạt được 3.955 tỷ lít, giảm 13,3% so với năm 2019.

Qua năm 2021, sau khi dịch bệnh được kiểm soát nền kinh tế và hoạt động tiêu dùng đang dần đi vào quỹ đạo phục hồi thị trường kinh doanh bia xuất hiện nhiều dấu hiệu khởi sắc mới. Đến năm 2022, các biện pháp xã hội đang được nới lỏng, và độ phủ rộng của vắc-xin ngành đồ uống bắt đầu hoạt động trở lại sau khoảng thời gian bị cầm chừng, đây cũng là thời điểm vàng giúp các doanh nghiệp chuyển mình sau 2 năm kinh doanh ảm đạm.

Theo hãng tin Blomberg, ngành sản xuất bia trên toàn thế giới đang bị đe dọa bởi thời tiết biến đổi thất thường khiến cho sản lượng lúa mạch bị suy giảm , nguồn nước sạch dùng để sản xuất bia đang giảm dần do ô nhiễm môi trường trong đó những giống lúa mạch tốt đang dần chết mòn vì nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên Nếu như thời tiết trên toàn cầu vẫn đang tiếp tục nóng lên thì những giống cây trồng có thể giảm 24% vào cuối thế kỷ này. Đối với các doanh nghiệp sản xuất bia sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng mạnh đến kết quả sản xuất kinh doanh do nhiều loại nguyên liệu chính để sản xuất bia đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Các yếu tố tác động lên ngành đồ uống

Trong dây chuyền sản xuất yếu tố công nghệ là yếu tố quan trọng nhất tác động mạnh đến chất lượng sản phẩm bia, rượu , nước giải khát Sự phát triển của công nghệ sẽ cho ra những thành phẩm an toàn hơn loại bỏ được nhiều chất độc hại trong các khâu chế biến Hơn nữa, quy trình sản xuất có thể là những bí quyết riêng để tạo ra một sản phẩm thu hút người tiêu dùng Ngày xưa, các doanh nghiệp sản xuất bia sẽ thực hiện các quy trình sản xuất bia bằng nhiều cách truyền thống thì ngày nay nhờ có máy móc thiết bị công nghệ hiện đại quy trình sản xuất bia được diễn ra nhanh hơn đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ bia của người dân trong nước.

Thời gian tới, Bộ Công Thương đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh đang phải đối mặt với những khó khăn về các hoạt động xuất khẩu , những bất ổn từ xung đột Nga -Ukraine có thể sẽ gây ra những gián đoạn về chuỗi cung ứng.

Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát, cho biết ngành đồ uống đang đặc biệt khó khăn do tác động của Covid, Nghị định 100 Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn luôn cố gắng vượt qua khó khắn để phục hồi.

Năm 2019 ghi nhận tăng trưởng nhẹ, nhưng nộp ngân sách Nhà nước vẫn tăng, cho thấy doanh nghiệp vẫn phát triển Tuy nhiên, năm 2020 do tác động của Covid-19, thuế suất giảm xuống 14,05%, và năm 2021 vẫn ảnh hưởng nên thuế giảm còn 7%.

Trong khi đó, hiện nay, thuế rượu, bia ở Việt Nam còn ở mức thấp, theo tính toán của WHO mới chiếm khoảng 30% giá bán lẻ, trong khi đó, ở nhiều nước tỷ lệ thuế chiếm từ 40-85% giá bán lẻ.Theo khuyến cáo của WHO, chính sách thuế là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát tác hại của rượu, bia, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do rượu, bia gây ra.

WHO cũng khuyến nghị tăng thuế để tăng giá các mặt hàng rượu, bia đã được chứng minh có tác động mạnh đến giảm nhu cầu, đặc biệt người tiêu dùng có thu nhập thấp và thanh thiếu niên sẽ giảm sử dụng nhiều hơn khi thuế và giá rượu, bia tăng.

Theo quan sát, nhiều quốc gia trên thế giới cũng áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn vì ảnh hưởng tiêu cực của sản phẩm này đối với sức khỏe khi người tiêu dùng lạm dụng, sử dụng nhiều.

Cụ thể, các nước trong khu vực ASEAN như: Singapore áp thuế tiêu thụ đặc biệt tuyệt đối 88 SGD/lít độ còn đổi với rượu, 60 SGD/lít độ cồn đối với bia.

Do đó, để góp phần giảm sử dụng rượu, bia trong thời gian tới, Bộ Tài chính nhấn mạnh quan điểm cần nghiên cứu tiếp tục điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, đảm bảo mức tăng giá rượu, bia sau khi điều chỉnh phải tăng kịp theo mức tăng thu nhập và lạm phát.

BỘ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÔNG TY

Người hướng dẫn: ThS PHẠM THỊ BÍCH THẢO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

CHUYÊN ĐỀ 3: PHÂN TÍCH CÔNG TY

Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG)

Tổng quan về công ty

Hòa Phát là tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam Đầu tiên công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, sau đó cảm thấy mình có thể vươn lên nên Hòa Phát lần lượt mở rộng ra các lĩnh vực khác như nội thất, ống thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp Cụ thể là tháng 11/1995, thành lập công ty CP Nội thất Hòa Phát Tháng 8/1996 thành lập Công ty TNHH ốp thép Hòa Phát Năm 2001 Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát, nay là Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên; Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát; Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát Tháng 1/2007 Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên Tháng 8/2007 Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương, triển khai KLH Sản xuất gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG Hiện nay, Hòa Phát vẫn còn hoạt động trong các lĩnh vực nhưng hoạt động chủ yếu vẫn là thép và thép chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận thu về Tập đoàn Từ đó Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á.

3.1.1.1 Những thay đổi về vốn góp

Trong năm 2022, cơ cấu tài chính của Tập đoàn được duy trì ở mức ổn định. Vốn chủ sở hữu tăng 6%, từ 90.781 tỷ đồng lên 96.113 tỷ đồng đến từ dòng lợi nhuận làm ra trong năm Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu giảm dưới mức 1, hệ số nợ vay ngân hàng trên vốn chủ sở hữu giảm còn 0,6 lần, hệ số nợ vay ròng trên vốn chủ sở hữu là 0,24 lần Hệ số nợ ở mức an toàn cho thấy khả năng tự chủ tài chính, ổn định về tài chính của Tập đoàn Mặc dù cơ cấu tài chính của Tập đoàn duy trì ở mức ổn định nhưng doanh thu năm 2022 lại giảm 38% so với năm 2021 Điều này phản ánh một năm qua quả là một năm khó khăn đối với Hòa Phát nói riêng và thị trường ngành thép nói chung khi mà thị trường tiêu thụ giảm sút, giá nguyên liệu đầu vào lại tăng giảm không ổn định làm cho doanh nghiệp khó có thể nắm bắt được và thu lại lợi nhuận cao như mục tiêu đã đề ra.

3.1.1.2 Những thay đổi trong cơ chế quản lý

Trong năm 2022, Hòa Phát từng bước thực hiện những giải pháp quản trị tổng thể hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức quản lý Cụ thể, ngày 1/11/2022, Văn phòng Tập đoàn Hòa Phát đã chính thức Go-live hệ thống văn phòng điện tử E-Office Theo đó, các bộ phận, phòng ban sẽ chính thức sử dụng các văn bản trình ký trên E-Office, không sử dụng văn bản giấy đối với các quy trình online đã có trên hệ thống Mục tiêu xa hơn của việc áp dụng E-Office là sẽ triển khai số hóa tri thức, văn phòng điện tử tại Tập đoàn Đối với các công ty khác trong Tập đoàn, sẽ thực hiện vận hành đúng tiến độ để đầu năm 2024 sẽ hoàn thành hệ thống E-Office Việc ứng dụng Microsoft Office 365, văn phòng điện tử giúp CBCNV có thể truy xuất dữ liệu mọi lúc mọi nơi, trên đa phương tiện, tích hợp nhắn tin, họp hội nghị, gọi điện trực tuyến, giúp công việc được xử lý kịp thời nhanh chóng, thông suốt hiệu quả.

3.1.1.3 Những thay đổi về công nghệ hoặc thiết bị

Các nhà máy của công ty Hòa Phát được trang bị dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, tự động hóa cao của Đức, Đài Loan Các công đoạn sản xuất đều tự động hóa cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe, của Việt Nam, Anh, Mỹ Nhờ vậy mà chất lượng sản phẩm của Hòa Phát luôn luôn đứng đầu về chất lượng, nhiều năm liền đứng vị trí số 1 trong nước mà còn đạt tiêu chuẩn thể xuất khẩu ra các thị trường khó tính như Châu Âu

Hòa Phát luôn đề cao việc sử dụng tiết kiệm các loại năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và khuyến khích áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật triển khai tại các nhà máy sản xuất toàn Tập đoàn Do đó, phong trào sáng kiến cải tiến tại các nhà máy diễn ra hết sức sôi nổi

3.1.1.4 Những thay đổi trong sản phẩm

Là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam, Hòa Phát không ngừng nghiên cứu đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm Việc phát triển sản phẩm mới không chỉ có ý nghĩa phục vụ thị trường tốt hơn mà còn góp phần tăng trưởng doanh thu trong dài hạn cho

Hòa Phát Cụ thể chính là năm 2022 vừa qua, các kỹ sư công nghệ của Hòa Phát đã sản xuất thành công thép cuộn làm tanh lốp xe ô tô Thay vì trước kia phải nhập khẩu với chi phí cao thì ngày nay Hòa Phát đã làm được điều này Từ đó giúp cho nước ta giảm phụ thuộc vào thị trường bên ngoài đồng thời cung cấp cho thị trường những sản phẩm tốt với giá thành vừa phải Cho đến thời điểm hiện tại thì thép cuộn làm tanh lốp xe đã giúp Hòa Phát thu lại được rất nhiều lợi nhuận, tạo được lòng tin trong lòng người tiêu dùng mà còn giúp ổn định thị trường thép đồng thời cũng thu hút được khá nhiều sự chú ý từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Hòa Phát là triết lý Hòa hợp cùng Phát triển Điều này thể hiện trong mối quan hệ giữa các CBCNV, giữa Tập đoàn và đối tác, đại lý, cổ đông và cộng đồng xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan trên cùng một con thuyền, hướng tới sự phát triển bền vững Đặc biệt, Tập đoàn Hòa Phát đã xây dựng được mối quan hệ đối tác bền vững, lâu dài, tin tưởng như người một nhà với các đại lý bán hàng song hành cùng Tập đoàn từ những ngày đầu thành lập

Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Sắt thép xây dựng; Các ngành nghề điện lạnh, nội thất, máy móc thiết bị; Bất động sản, gồm Bất động sản Khu công nghiệp, Bất động sản nhà ở; Lĩnh vực nông nghiệp gồm sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi Cụ thể là:

Sản xuất thép xây dựng, thép cuộn cán nóng;

Buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép;

Sản xuất cán kéo thép, sản xuất tôn lợp, tôn mạ kẽm, tôn mạ lạnh, tôn mạ màu; Sản xuất ống thép không mạ và có mạ;

Sản xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu;

Luyện gang, thép; Đức gang, sắt, thép;

Sản xuất và bán buôn than cốc;

Khai thác quặng kim loại; Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu; Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điều hòa không khí; Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị; Đầu tư, kinh doanh bất động sản;

Sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm, chăn nuôi gia súc, chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt, trứng gà,…;

Vận tải đường thủy nội địa, ven biển, viễn dương;

Sản xuất, buôn bán container.

3.1.1.7 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Năm 2021 là năm Tập đoàn Hòa Phát đạt được doanh thu và lợi nhuận rực rỡ nhất trong lịch sử 30 năm phát triển Tuy nhiên, những biến động lớn về kinh tế, chính trị thế giới diễn ra trong năm 2022 đã ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch sản xuất kinh doanh của Hòa Phát Mặc dù dịch Covid 19 đã được đẩy lùi nhưng xung đột địa chính trị, lãi suất, lạm phát, tỷ giá đã tạo thành lốc xoáy cuốn bay thành quả tích lũy của nhiều nền kinh tế và Hòa Phát Doanh thu năm 2022 của Hoà Phát chỉ đạt 89% kế hoạch đề ra, giảm 5% so với năm 2021 Lợi nhuận cả năm 2022 chỉ 8.444 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 34% kế hoạch Doanh thu của toàn Tập đoàn sụt giảm chủ yếu do ngành thép giảm 76% lợi nhuận và nông nghiệp giảm 92% lợi nhuận so với cùng kỳ Hiện nay, 95% doanh thu lợi nhuận của Hòa Phát đến từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép.

Với một tập đoàn kinh doanh đa ngành như Hòa Phát thì việc nhận diện khó khăn hay lợi thế đều dựa trên tác động toàn cầu Điển hình chính là cuộc xung đột giữa Nga – Ukraina vừa diễn ra đã làm cho giá của nguyên liệu đầu vào thay đổi một cahs bất thường mà khó có thể xác định được Thừa cơ hội này Trung Quốc lại mở cửa để cạnh tranh vào năm 2023 Vì vậy, năm 2023 vẫn còn khá khó khăn trong việc kinh doanh Để chuẩn bị tốt trong hoạt động kinh doanh thì Hòa Phát đã đưa ra các chiến lược như sau: Đẩy mạnh một số dự án chuyển đổi số đang được thực hiện mạnh mẽ trong năm 2022 như dự án nhân sự tiền lương, vận hành hệ thống văn phòng điện tử E- office, Tiếp tục hoàn thiện các dự án chuyển đổi số theo kế hoạch, tiến tới đưa vào áp dụng toàn Tập đoàn trong năm 2023.

Tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành thủ tục pháp lý, đầu tư, xây dựng Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2.

Tăng cường công tác quản trị sản xuất, hàng tồn kho để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt trong bối cảnh kinh tế có nhiều diễn biến bất thường khó dự đoán. Đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường đối với các sản phẩm điện máy gia dụng mới đưa ra thị trường như máy lọc nước, máy làm mát không khí, bếp hồng ngoại, bếp từ,…

Nghiên cứu, phát triển theo chiều sâu đối với các dự án, ngành hàng hiện tại nhằm tận dụng nguồn lực và kinh nghiệm sẵn có, đồng thời nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, lĩnh vực mới.

3.1.1.9 Khả năng sinh lợi (hiện tại và ước đoán trong tương lai)

Trong năm 2022, chỉ số ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) của Hòa Phát đạt 8,8%, giảm so với mức 38% của năm 2021 Chỉ số ROE giảm phản ánh một năm kinh doanh khó khăn của Tập đoàn khi thị trường tiêu thụ giảm sút, giá nguyên nhiên liệu đầu vào diễn biến phức tạp; đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế thắt chặt do chính sách tiền tệ của Chính phủ.

Phân tích báo cáo tài chính

3.1.2 Phân tích báo cáo tài chính

3.1.2.1 Phân tích các nguồn doanh thu

Hình 3.1 Doanh thu của Hòa Phát trong giai đoạn 2018-2022 (ĐVT: triệu đồng) Trong 5 năm 2018-2022 doanh thu thuần của Hòa Phát có mức tăng trưởng đều qua các năm Cụ thể, trong năm 2019 tăng 14,31% so với năm 2018 từ 55.836.458 lên 63.658.193 triệu đồng; năm 2020 chỉ số này vẫn tiếp tục tăng 41,13% được ghi nhận ở mức 90.118.503 triệu đồng mặc dù đại dịch COVID-19 bùng phát trên khắp toàn cầu kèm theo đó là khủng hoảng đối với các ngành nghề kinh doanh nhưng năm 2020 vẫn là một năm đáng tự hào do hệ sinh thái của Hòa Phát đã có sức bật mạnh mẽ dựa trên nền tảng chuỗi sản xuất thép khép kín Đến năm 2021 là một năm rực rỡ với ngành thép nói chung và Hòa Phát nói riêng, có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 65,28% từ 90.118.503 lên tới 149.679.790 triệu đồng, dù COVID-19 đã mang đến nhiều thách thức và khó khăn nhưng xuất khẩu của các doanh nghiệp của ngành thép đã được đẩy mạnh và trở thành quốc gia xuất ròng thép, thêm vào đó, giá thép xây dựng tăng từ đầu năm đã làm cho các doanh nghiệp trong ngành được hưởng lợi Nhưng đến năm 2022 nền kinh tế thế giới lại phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 như: khủng hoảng năng lượng, lạm phát, tăng vọt, tín dụng thắt chặt, bên cạnh đó doanh thu và lợi nhuận của ngành thép bị suy giảm do giá thép thế giới lại bị lao dốc tạo sức thép lên giá thép trong nước giảm 5,37% còn141.409.274 triệu đồng so với năm 2021.Doanh thu hoạt động tài chính chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của Hòa Phát, trong giai đoạn 2018-2022, doanh thu hoạt động tài chính có xu hướng tăng qua các năm Trong đó năm 2018-2019 tăng 60% từ 294.408 lên471.054 triệu đồng Sang năm 2020, doanh thu hoạt động tài chính tăng 113,31% đạt 1.004.790 triệu đồng Năm 2021, có tốc độ tăng trưởng doanh thu hoạt động tài chính cao nhất 205,68% tăng từ 1.004.790 triệu đồng ở năm 2020 lên tới 3.071.441 triệu đồng Đến năm 2022, doanh thu hoạt động tài chính 21,89% tương đương 3.743.651 triệu đồng.

3.1.2.2 Phân tích các loại chi phí

Hình 3.2 Chi phí của Hòa Phát trong giai đoạn 2018-2022 (ĐVT: triệu đồng) Chi phí bán hàng của Hòa Phát trong giai đoạn 2018-2022 tăng từ 676.809 triệu đồng lên 2.665.806 triệu đồng Giai đoạn 2020-2021 là giai đoạn mà doanh nghiệp tăng chí phí bán hàng mạnh nhất khi tăng 94,36% từ 1.090.796 triệu đồng lên 2.120.068 triệu đồng, nguyên nhân là do chi phí xuất khẩu được ghi nhận 246.620 triệu đồng ở năm 2020 và 1.430.562 triệu đồng ở năm 2021, loại chi phí này chiếm hơn 50% trong chi phí bán hàng; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bán hàng khác tăng 147.411 triệu đồng; chi phí nhân viên giảm 1.497 triệu đồng; chi phí vận chuyển giảm 251.005 triệu đồng Chi phí bán hàng tăng do nguyên vật liệu giá thép liên tục tăng cao vì thiếu hụt nguồn cung, nhiều nhà máy tại Châu Âu và Mỹ phải đóng cửa hoặc tạm dừng sản xuất do COVID-19 Mặt khác nền kinh tế đang trên đà khởi sắc sau COVID-19, ngành thép đang có dấu hiệu hồi phục và bứt phá rõ rệt trong năm 2021.

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 444.025 triệu đồng lên tới 1.019.444 triệu đồng trong giai đoạn 2018-2022 Trong đó, giai đoạn 2018-2021 tăng mạnh198% từ 444.025 triệu đồng lên 1.324.262 triệu đồng, nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp tăng trong giai đoạn này là do hàng loạt các loại chi phí đều tăng qua các năm, trong đó chi phí nhân viên tăng 248.730 triệu đồng; chi phí khấu hao tăng42.272 triệu đồng; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí quản lý khác tăng mạnh nhất đạt 609.297 triệu đồng Nhưng đến năm 2022, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 23,02% còn 1.019.444 triệu đồng, nguyên nhân là do các chi phí đều bị giảm

Hình 3.3 Tình hình Tài sản của Hòa Phát giai đoạn 2018-2022 (ĐVT: triệu đồng)

Trong 5 năm, tổng tài sản của doanh nghiệp có sự thay đổi từ 78.223.008 triệu đồng lên 170.335.522 triệu đồng tương ứng 118% qua đó cho thấy doanh nghiệp có quy mô lớn trong nền kinh tế và tốc độ mở rộng vốn nhanh chóng từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động trên thị trường Cụ thể, giai đoạn năm 2018-2021 tăng 128% từ 78.223.008 triệu đồng lên178.236.422 triệu đồng, do tài sản dài hạn tăng 59% từ 52.914.282 triệu đồng lên84.081.563 triệu đồng và tài sản ngắn hạn tăng 272% (tăng từ 25.308.725 triệu đồng lên tới 94.154.860 triệu đồng) vì các chỉ tiêu trong tài sản ngắn hạn hầu hết đều tăng qua các năm, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 272%, đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 389,6%, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 138,7%, hàng tồn kho tăng198,8%, tài sản ngắn hạn khác tăng 109,4% cho thấy khả năng chi tiêu và thanh toán của doanh nghiệp tốt Tuy nhiên năm 2021-2022 lại sụt giảm 4,43% còn170.335.522 triệu đồng trong đó tài sản dài hạn vẫn chiếm phần lớn khi tăng thêm5.739.248 triệu đồng đạt mức 89.820.811 triệu đồng cho thấy quá trình đầu tư vào tài sản cố định vẫn được doanh nghiệp bổ sung tài sản đối với các dự án lớn, nhưng sản ngắn hạn giảm 14,49% tương ứng 80.514.711 triệu đồng chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền giảm 62,95%, hàng tồn kho giảm 18,14% và tài sản ngắn hạn khác giảm 57,87%.

Về cơ cấu tài sản thì đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho, và tài sản cố định là những loại tài sản đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Nhìn chung các chỉ tiêu liên quan đến tài sản hầu như đều tăng từ năm 2018-2021 Đến năm 2022, tài sản ngắn hạn giảm, trong đó chỉ có hàng tồn kho giảm còn các chỉ tiêu còn lại trong tài sản đều tăng cho tháy doanh nghiệp đang đầu tư vào các tài sản khác và giảm bớt đầu tư vào hàng tồn kho.

Hình 3.4 Tình hình Nguồn vốn của Hòa Phát giai đoạn 2018-2022 (ĐVT: triệu đồng)Nguồn vốn của doanh nghiệp trong 5 năm 2018-2022 đã tăng từ 78.223.008 triệu đồng lên tới 170.335.522 triệu đồng Cụ thể, giai đoạn 2018-2021, nợ phải trả tăng 133% trong đó nợ ngắn hạn tăng 225% từ 22.636.149 triệu đồng lên tới87.455.797 triệu đồng nhưng nợ dài hạn lại giảm 6% cho thấy doanh nghiệp dần chuyển đổi từ vay nợ dài hạn qua vay nợ ngắn hạn để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh, vốn chủ sở hữu tăng 123% từ đó cho thấy doanh nghiệp luôn thu hút nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp Đến năm 2022, nguồn vốn lại bị giảm mặc dù chỉ tiêu vốn chủ sở hữu tăng nhưng nợ phải trả đã giảm cho thấy doanh nghiệp đã không cần phải đi vay nhiều để đầu tư và thanh toán các khoản.

Về cơ cấu, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng nguồn vốn qua các năm cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn là vốn vay từ đó có thể thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ và mức độ rủi ro tài chính thấp.

3.1.2.5 Khả năng thanh toán bằng tiền

Hình 3.5 Chỉ số khả năng thanh toán bằng tiền của Hòa Phát giai đoạn 2018-2022 Trong giai đoạn 2018-2022, chỉ số khả năng thanh toán bằng tiền tăng giảm liên tục Cụ thể, giai đoạn 2018-2021, chỉ số này tăng lên đáng kể từ 0,11 lên đến 0,31 lần, nguyên do của sự biến động này là do sự tăng trưởng của chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền tăng qua các năm nhưng đến năm 2022 chỉ số này chỉ còn 0,13 lần Nhìn chung, Hòa Phát đã làm tốt trong việc nắm giữ tiền mặt khi chỉ số này của doanh nghiệp luôn cao hơn so với trung bình ngành Chỉ số khả năng thanh toán bằng tiền của Hòa Phát nằm ở mức thấp dưới 1, tiền mặt không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, vì vậy nếu các chủ nợ đều đòi cùng một lúc thì doanh nghiệp khó có thể đáp ứng được khi phải thanh toán bằng tiền mặt, do đó doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm quỹ tiền mặt để đề phòng các trường hợp có thể sẽ xảy ra.

3.1.2.6 Khả năng thanh toán hiện hành

Hình 3.6 Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của Hòa Phát giai đoạn 2018-

Nhìn chung, chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của Hòa Phát có xu hướng tăng 15% từ 1,12 lần lên 1,29 lần Cụ thể, giai đoạn 2018-2020, chỉ số khả năng thanh toán hiện thời của Hòa Phát tăng giảm qua từng năm và được ghi nhận 1,09 lần ở năm 2020 Nhưng đến năm 2021-2022, chỉ số này tăng trưởng mạnh mẽ trở lại, ghi nhận 1,28 lần ở năm 2021 và 1,29 lần ở năm 2022 Trong toàn ngành thép, chỉ số này của trung bình ngành dao động trong khoảng 1,02 – 1,18 lần, Hòa Phát có xu hướng làm tốt hơn các doanh nghiệp trong ngành khi chỉ số này của doanh nghiệp luôn lớn hơn trung bình ngành Tóm lại, chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của Hòa Phát đều trên 1, cho thấy doanh nghiệp luôn có khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn nhưng doanh nghiệp nên có những chính sách mới để cải thiện chỉ số này tránh để rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả khi các khoản nợ đến hạn.

3.1.2.7 Khả năng thanh toán nhanh

Hình 3.7 Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của Hòa Phát giai đoạn 2018-2022 Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của Hòa Phát tăng 49% từ 0,49 lần lên 0,74 lần vào cuối năm 2022 Cụ thể, giai đoạn 2018-2019, chỉ số này giảm 0,08 lần từ 0,49 xuống 0,41 lần, đến năm 2020 chỉ số này đã được tăng trở lại được ghi nhận ở mức 0,59 lần Bước sang năm 2021, các chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng ở mức dương và giúp cho chỉ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng 21% so với cuối năm 2021, được ghi nhận ở con số 0,71 lần và chỉ số này tiếp tục tăng 4% tương đương 0,74 lần Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của Hòa Phát luôn cao hơn trung bình ngành chỉ trừ năm 2019, chỉ số này của doanh nghiệp thấp hơn so với trung bình ngành Nhìn chung, chỉ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đều dưới 1 cho thấy doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn và có tính thanh khoản thấp.

3.1.2.8 Khả năng thanh toán nợ dài hạn

Hình 3.8 Chỉ số khả năng thanh toán nợ dài hạn của Hòa Phát giai đoạn

2018-2022 Chỉ số khả năng thanh toán nợ dài hạn trong 5 năm giai đoạn 2018-2022 tăng 115% từ 3.54 lần lên 7,59 lần Cụ thể, chỉ số này của doanh nghiệp bị giảm vào năm

2019 từ 3,54 xuống còn 2,64 lần, nhưng sang năm 2020, chỉ số này đã tăng nhẹ 1.04 lần được ghi nhận ở con số 3,68 lần và tiếp tục tăng dần ở năm 2021 và 2022 lần lượt là 6,01 lần và 7,59 lần Nếu so với trung bình ngành, chỉ số khả năng thanh toán nợ dài hạn của Hòa Phát vẫn thấp hơn so với trung bình ngành

3.1.2.9 Vòng quay hàng tồn kho

Hình 3.9 Vòng quay hàng tồn kho của Hòa Phát trong giai đoạn năm 2018-2022Vòng quay hàng tồn kho của Hòa Phát trong 5 năm có xu hướng giảm từ3,42 vòng xuống còn 3,25 vòng Giai đoạn 2018-2020, chỉ số này của doanh nghiệp giảm 9% từ 3,42 vòng xuống còn 3,12 vòng cho thấy doanh nghiệp đang dự trữ hàng hóa nhiều, tuy nhiên điều này không thể nói Hòa Phát đang quản trị hàng tồn kho kém nhưng doanh nghiệp cần phải xem xét lại khi mà doanh nghiệp tồn trữ hàng tồn kho nhiều và lâu thì sẽ làm cho hàng hóa giảm thời gian sử dụng và khi đó doanh nghiệp phải tạo ra các chương trình để tiêu thụ số hàng hóa đó Nhưng đến năm 2021, chỉ số này đã có sự cải thiện khi tăng nhẹ 2% từ 3,12 lên 3,17 điều này cho thấy doanh nghiệp đã có những quyết định để giảm bớt hàng tồn kho và chỉ số này vẫn tiếp tục tăng đến cuối năm 2022 với con số 3,25 vòng Nhìn chung, chỉ số này của doanh nghiệp luôn thấp hơn so với trung bình ngành.

3.1.2.10 Vòng quay khoản phải thu

Hình 3.10 Vòng quay khoản phải thu của Hòa Phát trong giai đoạn năm 2018-

2022Trong giai đoạn 5 năm 2018-2022, vòng quay khoản phải thu của Hòa Phát biến động liên tục qua các năm Cụ thể, năm 2018-2019 chỉ số này của doanh nghiệp tăng mạnh từ 11,44 vòng lên tới 18,08 vòng, sang năm 2020 chỉ số này giảm nhẹ 19% được ghi nhận với con số 18,61 vòng Năm 2021, vòng quay hàng tồn kho của Hòa Phát lại tăng trở lại với con số 21,71 vòng nhưng năm 2022 chỉ số này của doanh nghiệp lại bị giảm mạnh và giảm xuống mức thấp hơn so với năm 2020 với con số 16,11 vòng Nhìn chung chỉ số vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp luôn cao hơn so với trung bình ngành trừ năm 2018 cho thấy tốc độ thu hồi nợ từ các khách hàng của doanh nghiệp nhanh hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành như: Thép Nam Kim, Hoa Sen, Pomina.

3.1.2.11 Vòng quay tài sản ngắn hạn

Hình 3.11 Vòng quay tài sản ngắn hạn của Hòa Phát trong giai đoạn năm 2018-

2022 Vòng quay tài sản ngắn hạn của Hòa Phát trong 5 năm qua 2018-2022 có xu hướng tăng giảm liên tục qua từng năm Giai đoạn 2018-2019, chỉ số này của doanh nghiệp tăng 19,39% từ 1,91 vòng lên 2,28 vòng cho thấy việc sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng Đến giai đoạn 2019-2022, chỉ số này lại bị giảm 29,1% từ 2,28 vòng xuống còn 1,62 vòng cho thấy việc doanh nghiệp sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu đang bị sụt giảm Nhìn chung, chỉ số vòng quay tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp luôn thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành cho thấy doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn để làm tăng doanh thu.

3.1.2.12 Vòng quay tổng tài sản

Định giá doanh nghiệp

Định giá cổ phiếu bằng phương pháp so sanh :P/B

Lý do nhóm chọn phương pháp so sánh P/B

Phương pháp định giá cổ phiếu bằng tỷ lệ giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (P/b) là một cách tiếp cận phổ biến để xem xét giá trị hiện tại của một cổ phiếu so với giá trị sổ sách của nó.

Dễ hiểu và áp dụng: Phương pháp P/b khá đơn giản và dễ hiểu, đặc biệt đối với nhà đầu tư mới Nó chỉ đòi hỏi nhìn vào giá cổ phiếu và giá trị sổ sách của công ty.

Tương đối với lịch sử hoặc ngành công nghiệp: So sánh P/b của một công ty với P/b trung bình trong lịch sử của chính công ty đó hoặc với P/b trung bình của ngành công nghiệp có thể giúp nhà đầu tư đánh giá xem cổ phiếu đang được định giá thấp hay cao hơn so với quy luật thị trường.

Phản ánh giá trị tài sản: Giá trị sổ sách của một công ty phản ánh giá trị tài sản ròng và có thể cho biết mức độ an toàn tài chính của công ty.

Thích hợp cho các công ty tài sản cố định lớn: Phương pháp P/b thường hiệu quả đối với các công ty có tài sản cố định lớn, như công ty trong ngành sản xuất, xây dựng, và bất động sản.

P/B của các doanh nghiệp cùng ngành trong lĩnh vực vật liệu cơ bản về kim loại công nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm chọn

6 công ty cùng ngành sau để phân tích

CTCP B.C.H , với mã cổ phiếu BCA

CTCP Group Bắc Việt , với mã cổ phiếu BVG

CTCP Tập đoàn Hoa Sen ,với mã cổ phiếu HSG

CTCP Thép Nam Kim, với mã cổ phiếu NKG

CTCP Tập đoàn Thiên Quang ,với mã cổ phiếu ITQ

CTCP Kim khí thành phố Hồ Chí Minh, với mã cổ phiếu HMC

Nhóm đã thực hiện tìm kiếm chỉ số giá trị thị trường trên thu nhập (P/B) của năm công ty : BCA, BVG, HSG, NKG,IQT, qua trang finance vietstock để thực hiện tính P/B trung bình

Dưới đây là chỉ số P/B mà nhóm thu thập được

BCA BVG HSG NKG ITQ HMC

Nhóm thực hiện tính P/b trung bình bằng hàm AVERAGE của 6 công ty thu được kết quả là 0,87 lần

Theo số liệu của Vietstock giá cổ phiếu HPG đống cửa ngày 28/09/2023 là 26.600 đồng.

Giá trị sổ sách của HPG= Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả

Giá trị sổ sách trên mỗi của phiếu của HPG = 96.112,939 triệu đồng / 5.814.785.700 = 16.528 đồng / cổ phiếu

P/B = Giá cổ phiếu đang giao dịch / giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu

Từ đó cho thấy so với trung của 6 công ty cùng ngành với HPG cổ phiểu của HPG đang được định giá cao hơn : 1,61 – 0,76 = 0.85 lần

Vậy ta có thể thấy so với các công ty cùng ngành thì giá cổ phiếu của HPG đang được định giá cao hơn điều này cho thấy kì vọng về tăng trưởng lợi nhuận dự kiến và tăng trưởng doanh thu của nhà đầu tư về mã cổ phiếu này rất lớn

Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ có nhiều biến động bới các yếu tố thị trường nếu thị trường ngành thép bị suy giảm giá cổ phiểu của HPG trong tương lại của HPG có thể bị sụt giảm , các nhà đầu tư sẽ phải chiểu một khoản tiền lổ khi đầu tư với HPG và ngược lại.

P thực tế = P/B trung bình * giá trị sổ sách

561 đồng / cổ phiếu Đánh giá

Sau khi nhóm thực hiện định giá bằng phương pháp so sánh P/b ,nhóm nhận thấy được giá cổ phiếu của CTCP tập đoàn Hoà Phát đang được định giá cao hơn giá trị thực của nó

Giá trị chênh lệch = 26.600-12.561 = 14.039 đồng /cổ phiếu

Hiện tại cung cổ phiếu của Tập đoàn Hoà Phát đang tăng lêm do doanh nghiệp đang áp dụng chi trả cổ tức bằng cổ phiếu Bên cạnh đó với tình hình hoạt động của doanh nghiệp hiện đang rất khả quan, thêm nữa cổ phiếu HPG là một trong những cổ phiểu được đánh giá tốt trên thị trường, Hoà Phát cũng là một trông nhưng doanh nghiệp sản xuất thép lớn so với các công ty cùng ngành ở Việt Nam điều này có thể dẫn đến cầu của phiếu HPG sẽ tiếp tực tăng trong tương lai.

Tuy nhiên thông qua việc định giá bằng phương pháp so sánh nhóm đã tính và đánh giá cổ phiếu của HPG đang được định giá cao so với giá trị thực của nó ở thời điểm hiện tại Điều này cũng cho thấy rằng với các biến động xấu của doanh nghiệp giá cổ phiểu của HPG cũng sẽ biến động mạnh theo Nên các nhà đầu tư cần thật sự tập trung khi quyết định đầu tư vào mã cổ phiếu này.

Phân tích kỹ thuật

3.1.4.1 Phân tích xu hướng đồ thị

Xu hướng ngắn hạn của HPG trong tháng 9 đang xu hướng giảm, với vùng giá cao nhất là 29.000 đồng vào đầu tháng 9 sau đó giảm dần từ nửa sau của tháng 9 tới mức giá hiện tại ở quanh vùng 26.000- 26.500 đồng.

Kết luận : Trong giai đoạn hiện tại nên hạn chế các hoạt động đầu cơ ngắn hạn đối với cổ phiếu HPG do tiềm ẩn rủi ro và tỷ lệ giá giảm trong ngắn hạn cao

Xu hướng trung hạn Đồ thị đang biểu thị rõ xu hướng tăng trong trung hạn, đường xu hướng trung hạn vẫn chưa bị phá vỡ bởi đường giá chứng tỏ đây vẫn là một đường xu hướng mạnh và khả năng cao giá sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi xu hướng trung hạn và tiếp tục tăng trong tương lai.

Kết luận : Đường trendline trung hạn vẫn chưa bị xâm phạm bởi vùng giá nên giá cổ phiếu HPG sẽ tiếp tục tăng trong trung hạn.

Xu hướng dài hạn của HPG cho tín hiệu tích cực với đáy sau cao hơn đáy trước, đường trendline vẫn đi lên và không bị xâm phạm bởi đường giá kể từ năm

2007 Cho thấy xu hướng tăng trong dài hạn của Hòa Phát vẫn tiếp diễn.

Kết luận : Gía cổ Phiếu HPG sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

3.1.4.2 Phân tích các chỉ báo kỹ thuật

Sử dụng Fibonacci trong phân tích kỹ thuật giúp nhà giao dịch và nhà đầu tư xác định các mức giá quan trọng, định vị điểm vào và ra khỏi thị trường, và dự đoán xu hướng giá tiềm năng.

Fibo tạo nên các vùng hỗ trợ và kháng cự dựa trên các mức phổ biến là 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, và 78.6% Trên đồ thị của HPG ta có thể thấy khi giá vượt qua mức 23.6% , đường giá đã có sự giằng co ở mức này và tích lũy quanh vùng giá này khoảng 4 tháng trước khi tăng trưởng lên mức 38.2% Sau khi tăng trưởng lên mức 38.2% đường giá lại tiếp tục test lại vào mức này khiến vùng hỗ trợ 38.2% của Fibonanci dàng đáng tin hơn.

Vùng hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ là mức giá dưới mà giá thường khó giảm xuống Khi giá tiệm cận mức hỗ trợ, có thể có sự gia tăng trong lực cầu hoặc giảm lực bán, giúp giá tăng trở lại. Nếu giá đạt mức hỗ trợ và vượt xuống, có thể xem xét việc bán hoặc cân nhắc chốt lời.

Kháng cự là mức giá mà giá thường gặp khó khăn trong việc vượt lên.Khi giá tiệm cận mức kháng cự, có thể có sự gia tăng trong lực bán hoặc giảm lực mua, gây khó khăn cho giá tăng.Nếu giá vượt mức kháng cự, có thể xem xét việc mua hoặc cân nhắc mở lệnh mua mới.

Khi giá chạm vào mức hỗ trợ hoặc kháng cự, cần xem xét các yếu tố khác như khối lượng giao dịch, tin tức, xu hướng tổng thể và các tín hiệu giao dịch khác để đưa ra quyết định tốt nhất Nếu giá vượt qua mức kháng cự hoặc bị đẩy xuống mức hỗ trợ, đây có thể là tín hiệu quan trọng cho một xu hướng mới hoặc một biến động ngắn hạn. Đồ thị giá của HPG đang chạm vào đường hỗ trợ Nếu như không thể phá vỡ qua vùng này , giá cổ phiếu Hòa Phát sẽ tiếp tục tăng lên vùng kháng cự 33.12 nghìn đồng.

Khối lượng khối lượng giao dịch là một chỉ số quan trọng trong phân tích thị trường chứng khoán, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tính thanh khoản, xu hướng, và sự quan tâm của thị trường đối với một chứng khoán cụ thể.

Nhìn chung tổng khối lượng giao dịch của Hòa Phát đang tăng dần , đây là tín hiệu tích cực cho biết Hòa Phát đang được dòng tiền chú ý và đổ dồn vào đầu tư Khiến cổ phiếu có đủ động lực để tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Trong biểu đồ tháng (M) của HPG ,Chỉ báo kỹ thuật MACD đưa ra tín hiệu tích cực khi đường Macd (xanh) cắt lên đường tín hiệu (cam) từ dưới lên , trong khi đó đường RSI đang nằm trong vùng trung lập (40-60) cho thấy lực mua vẫn còn Kết luận : RSI và MACD cho thấy những tín hiệu tăng tích cực trong tương lai, tuy nhiên đà tăng đã đi được nửa đường vì vậy với giá hiện tại cổ phiếu HPG chỉ thích hợp đầu tư trung hạn do RSI đã nằm ở vùng trung lập

Các tín hiệu kỹ thuật đang đưa ra những tín hiệu tốt cho HPG Đây có thể là một cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai

Nhìn chung cổ phiếu HPG đang tăng trưởng khá tốt , trong cả trung và dài hạn tuy có nhiều tín hiện tiêu cực và gây nhiễu trong ngắn hạn nhưng không ảnh hưởng tới xu hướng giá dài hạn Cổ phiếu HPG thích hợp để đầu tư dài hạn do tính tăng trưởng bền vững. Đánh giá cổ phiếu HPG

Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (BHN)

Tổng quan về công ty

Năm 2018, nhà máy bia ở Hà Nội được xây lên bởi tay thực dân Pháp để phục vụ cho họ và những công chức Việt Nam tại một số thành phố lớn ở miền Bắc Tên đầu tiên của nhà máy là tên của 1 người Pháp tên là Hommel, sản xuất chỉ 150l/ngày do 30 người Pháp đào tạo Năm 1954, miền Bắc được giải phóng thì nhà máy này được đổi tên là nhà máy bia Hà Nội nay là Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội.

3.2.1.1 Những thay đổi về vốn góp

Cụ thể, đầu tư tài chính ngắn hạn trong năm 2022 đã tăng hơn 21%, lên 2.964,4 tỷ đồng (chiếm gần 41% tổng tài sản), chủ yếu là các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc trên 3 tháng đến 12 tháng Hàng tồn kho của công ty cũng tăng 30% lên 722,6 tỷ đồng (chiếm 10% tổng tài sản) Đối với nguồn vốn, nợ phải trả của Habeco giảm 14%, xuống còn 1.927,1 tỷ đồng (chiếm 26,5% tổng nguồn vốn), chủ yếu do phải trả ngắn hạn khác, và khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm Vốn chủ sở hữu đã tăng thêm 10,2% lên 5.329 tỷ đồng, chủ yếu do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng gấp 2,4 lần so với năm 2021 khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng gần 29%, lên 440 tỷ đồng, khoản phải trả ngắn hạn khác giảm mạnh từ

767 tỷ đồng xuống 269 tỷ đồng, tương đương giảm tới 65%

Mặc dù, nền kinh tế vẫn còn đang chịu ảnh hưởng từ trận dịch và các cuộc xung đột giữa các quốc gia thì Habeco đã làm rất tốt việc kinh doanh giúp cho doanh thu năm 2022 đă tăng trở lại Điều này rất đáng chú ý Đồng thời, nợ của Habeco cũng đã được giảm đi khá nhiều cho thấy Habeco đã lựa chọn đúng con đường kinh doanh của mình.

3.2.1.2 Những thay đổi trong cơ chế quản lý

Qua sơ đồ trên cho thấy, cấu trúc tổ chức tại tổng công ty Habeco có quy mô khá lớn và phức tạp Điều này giúp cho công ty chuyên môn hóa các khâu, giúp cho công ty có thể dễ dàng kiểm soát được từng quy trình sran xuất Nhưng điều này cũng gây khó khăn trong việc truyền tải thông tin, dữ liệu lẫn nhau từ môi trường kinh doanh

3.2.1.3 Những thay đổi về công nghệ hoặc thiết bị

Theo lãnh đạo Habeco, việc đầu tư đổi mới công nghệ không những nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới sản xuất xanh.

Từ nhà nấu, lò hơi đến hệ thống xử lý nước, nuôi cấy men, lên men bằng tank tự động ngoài trời, hệ thống lọc, lạnh, xử lý nước thải… đã được thay mới và cải tiến bằng nhà nấu liên hoàn, dùng công nghệ nghiền malt ướt… Để chất lượng sản phẩm bia hơi trên thị trường tốt hơn, Habeco cũng trang bị hệ thống vòi, giá rót bia tốt hơn để tránh tình trạng pha trộn với các loại bia khác. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng khâu sản xuất thì Habeco cũng khá chú trọng đến việc xử lý nước thải một cách nghiêm túc Cụ thể là công ty đã đầu tư 30 tỷ để lắp đặt hệ thống thu gom và ử lý nước thải của Đức Sau khi được đưa vào hoạt động thì nước thải sẽ được xử lý sạch sẽ theo quy định của Nhà nước

3.2.1.4 Những thay đổi trong sản phẩm

Năm 1958, bia chai Trúc Bạch được sản xuất Năm 1960, nhà máy sran xuất được 15 triệu lít/năm Năm 1970 thì nâng lên 20 triệu lít/năm Năm 1978 nhà máy cải nhà nấu liên hợp và được đưa vào sử dụng, nâng hiệu suất lên đến 30 triệu lít/năm Cũng trong năm nay nhà máy đổi tên thành Công ty Bia Hà Nội và mở rộng sản xuất từ 30 lên 50 triệu lít/năm Năm 2003 thì Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Công ty Bia Hà Nội và một số đơn vị thành viên Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam Cho đến nay, với nhiều thay đổi ở công nghệ, nâng cao hiệu suất lên đến 100 triệu lít/năm. Năm 2015, Habeco còn tiến hành thay hình ảnh nắp và nhãn cho sản phẩm bia Hà Nội chai 450ml Sự thay đổi đã đem lại cho sản phẩm “diện mạo” mới, hiện đại nhưng vẫn mang cảm giác gần gũi và ấm áp Các họa tiết trên nắp chai được in 4 màu trên nền vàng nhũ ánh kim, phối hợp cùng nhãn chính tạo nên một sản phẩm rất “sáng” và bắt mắt.

Các sản phẩm loại bia và nước đóng chai gồm:

+ Bia lon Hà Nội duy nhất

+ Bia lon Hà Nội Premium

+ Bia lon Hà Nội xanh

+ Bia chai Hà Nội Bold & Light

+ Nước uống đóng chai UniAqua

3.2.1.5 Lịch sử về các quá trình liên kết, hợp tác, giải thể, loại hình kinh doanh của công ty hiện nay

HABECO hiện có 26 công ty thành viên, trong đó, có 16 công ty chiếm tỷ lệ sở hữu trên 50% vốn điều lệ; 06 công ty có tỷ lệ sở hữu từ 20% đến dưới 50% vốn điều lệ và 04 Công ty có tỷ lệ sở hữu dưới 20% vốn điều lệ.

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì ngành nghề kinh doanh của Habeco là sản xuất về bia, rượu, nước giải khát, cồn, vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến sản xuất bia, rượu, nước giải khát các loại

Dịch vụ tư vấn, đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, xây dựnh các công trình bia, rượu, nước giải khát.

Kinh doanh bất động sản, trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở cho thuê, kinh doanh du lịch nhà hàng, dịch vụ ăn uống

3.2.1.6 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Từ trận đại dịch COVID-19 vừa qua, HABECO càng nhận thức rõ các điểm yếu của mình và kiên định với quyết tâm cải tổ để có giải pháp thích hợp Nhờ vậy, năm 2022, Habeco đặt mục tiêu doanh thu đạt 6.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt

221 tỷ đồng Như vậy, Habeco đã hoàn thành vượt 27% mục tiêu doanh thu và vượt 138% kế hoạch lợi nhuận Trừ các loại chi phí, quý này, Habeco ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt gần 52 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ lãi gần 1,4 tỷ đồng

Theo lãnh đạo Habeco, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển nên nhiều hãng bia trên thế giới với tiềm lực dồi dào đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường hàng tiêu dùng Để đứng vững trên thị trường, Habeco đã chủ động thay đổi chiến lược kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định để phát triển và chiếm lĩnh thị trường Trong suốt thời gian qua, Habeco không ngừng đổi mới công nghệ, nỗ lực đầu tư để phân phối ra thị trường những sản phẩm chất lượng nhất, loại bỏ nhiều yếu tố độc hại trong khâu sản xuất

3.2.1.8 Khả năng sinh lợi (hiện tại và ước đoán trong tương lai)

Ngày 28/6, Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, mã BHN) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 Năm

2023, Habeco đặt mục tiêu doanh thu 7.367 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 222 tỷ đồng; giảm lần lượt gần 14% và 56% so với năm ngoái Habeco dự kiến chia cổ tức 8% năm 2023

Trước đó, năm 2022, doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính của Habeco là 6.938 tỷ đồng, tăng 5% so với kế hoạch và tăng 21% so với cùng kỳ Lợi nhuận trước thuế đạt 517,5 tỷ đồng, tăng 88,2% so với kế hoạch và tăng 37,3% so với cùng kỳ Với kết quả kinh doanh khá khả quan, Habeco dự kiến chia cổ tức 15% bằng tiền mặt

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành, vì vậy rất khó có thể tránh khỏi việc cạnh tranh và giành giật thị trường Sự cạnh tranh về sản phẩm không chỉ riêng các doanh nghiệp trong nước mà có cả các doanh nghiệp nước ngoài cũng làm tăng thách thức đối với Habeco Năm nay, các đối thủ của Habeco liên tục thúc đẩy bán hàng của thị trường thì Habeco cũng không kém cạnh khi liên tục nâng tầm chất lượng sản phẩm lên cao

Phân tích báo cáo tài chính

3.2.2.1 Phân tích xu hướng Đơn vị: Tỷ đồng

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Chênh lệch 2018-2019 Chênh lệch 2019-

Chênh lệch 2021- 2022 Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ TÀI SẢN

I Tiền và các khoản tương đương tiền -436,697 -25% -478,300 -37% -95,610 -12% -211,181 -29%

2 Các khoản tương đương tiền 151,305 51% -114,545 -26% -212,899 -64% 46,954 40%

II Đầu tư tài chính ngắn hạn -472,584 -23% 815,672 52% 56,998 2% 529,234 22%

3 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn -472,584 -23% 815,672 52% 56,998 2% 529,234 22%

III Các khoản phải thu ngắn hạn -56,898 -13% 9,942 3% -6,318 -2% 55,414 15%

1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng -63,096 -22% -89,001 -40% 148,969 110% 5,274 2%

2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 7,864 14% -20,126 -31% 9,233 21% 16,840 31%

5 Phải thu về cho vay ngắn hạn 0 0% -2,600 -17% -12,400 -100% 0

6 Phải thu ngắn hạn khác 5,331 4% 117,891 86% -191,244 -75% 34,648 55%

7 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) -6,998 12% 3,778 -6% 39,124 -62% -1,348 6%

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) -355 4% -526 5% -5,057 46% -3,442 21%

V Tài sản ngắn hạn khác -55,684 -15% -1,736 -1% -69,503 -22% -43,710 -18%

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 1,228 6% -360 -2% -2,264 -10% 6,669 33%

2 Thuế GTGT được khấu trừ -7,738 -29% -11,349 -61% -6,786 -94% 32,077 7674%

3 Thuế và các khoản -49,174 -15% 9,972 4% -60,452 -21% -82,455 -37% khác phải thu của nhà nước

I Các khoản phải thu dài hạn 0 10 0 0% 120 1200%

6 Phải thu dài hạn khác 0 10 0 0% 120 1200%

II Tài sản cố định -332,146 -10% -331,016 -11% -371,092 -15% -344,614 -16%

1 Tài sản cố định hữu hình -334,804 -11% -346,557 -12% -393,560 -16% -331,233 -16%

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) -438,881 7% -449,201 7% -440,047 6% -386,396 5%

3 Tài sản cố định vô hình 2,658 5% 15,541 26% 22,468 30% -13,381 -14%

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) -1,934 5% -6,914 17% -12,176 26% -14,268 24%

III Bất động sản đầu tư -122 -2% -824 -12% -825 -14% -825 -16%

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) -807 17% -825 15% -610 10% -825 12%

IV Tài sản dở dang dài hạn 25,060 189% 9,040 24% -11,724 -25% -20,474 -57%

2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 25,060 189% 9,040 24% -11,724 -25% -20,474 -57%

V Đầu tư tài chính dài hạn 18,673 7% -26,902 -9% 1,770 1% 49,020 18%

2 Đầu tư vào công ty liên kết liên doanh 8,671 4% -16,781 -7% 2,135 1% -646 0%

3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%

4 Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*) 1 0% -121 7% -365 20% -333 15%

5 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 10,000 -10,000 -100% 0 50,000

VI Tài sản dài hạn khác 46,740 15% -42,645 -12% -55,596 -18% -39,210 -15%

1 Chi phí trả trước dài hạn 45,453 15% -45,910 -13% -55,285 -18% -41,370 -17%

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 1,204 3,646 303% -90 -2% 2,204 46%

3 Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn 83 4% -381 -16% -221 -11% -45 -2%

1 Phải trả người bán ngắn hạn 163,253 25% -261,831 -32% -145,134 -27% 164,820 41%

2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 14,635 57% -7,526 -19% -18,986 -58% 22,715 166%

3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước -87,424 -23% -33,594 -11% 76,488 29% 96,797 28%

4 Phải trả người lao động -1,330 -1% 47,468 37% -8,233 -5% 15,998 10%

5 Chi phí phải trả ngắn hạn 53,706 109% -17,432 -17% 19,297 23% 60,437 58%

8 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn -1,454 -95% -56 -76% 0 0% -18 -100%

9 Phải trả ngắn hạn khác -1,665,123 -84% 26,244 8% 419,083 121% -520,961 -68%

10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn -19,550 -6% -115,232 -34% -22,526 -10% -101,196 -51%

11 Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0% -256,320 -100% 1,511 1,324 88%

12 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1,883 5% 35,956 96% 37,301 51% -29,393 -27%

1 Phải trả người bán dài hạn 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%

6 Doanh thu chưa thực hiện dài hạn -5,950 -100% 0 0 0

7 Phải trả dài hạn khác -19,463 -13% -26,779 -21% -1,739 -2% 13,841 14%

8 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn -113,262 -46% -32,578 -24% -52,368 -52% -48,500 -100%

11 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả -1,009 -100% 0 0 0

13 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ -389 -17% -388 -21% -389 -26% -389 -36%

1 Vốn góp của chủ sở hữu 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%

- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%

8 Quỹ đầu tư phát triển 7,864 1% 7,429 1% 308,305 25% 6,704 0%

10 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu -1,755 -24% -1,466 -26% 9,256 225% -1,332 -10%

11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 275,811 39% 561,295 57% -1,220,991 -79% 435,264 133%

13 Lợi ích cổ đông không kiểm soát -30,808 -5% -13,014 -2% 3,037 0% 29,589 5%

II Nguồn kinh phí và quỹ khác -304 -13% -268 -13% -267 -15% -251 -17%

2 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ -304 -16% -268 -17% -267 -20% -251 -24%

Bảng 3 1 Bảng phân tích xu hướng trong 5 năm gần nhất của bảng cân đối kế toán

Tốc độ tăng trưởng của các khoản mục tài sản và nguồn vốn

Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của BHN có biến động tăng giảm không đều qua các năm nhưng lại có xu hướng tăng trong các năm gần đây:

Về Tổng tài sản: Tổng tài sản năm 2021 là 596 tỷ đồng giảm 8% so với tổng tài sản năm 2020 là 88 tỷ đồng nhưng so với năm 2022 tổng tài sản tăng 145 tỷ đồng tăng lên đến 2% so với năm 2021 Nhìn chung doanh nghiệp có xu hướng tăng nhưng không đều Tốc độ tăng trưởng của TSNH mạnh hơn tốc độ tăng của TSDH ( chủ yếu là tiền và các khoảng tương đương tiền) Cho thấy doanh nghiệp đang có xu hướng tăng đầu tư.

Tài sản ngắn hạn từ năm 2018 đến năm 2022 có xu hướng tăng nhưng không đều Năm 2019, tài sản ngắn hạn giảm 1.188.874 tỷ đồng giảm tới 22% do Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 23% nhưng đến năm 2022 lại tăng nhanh lên đến 12% tăng 501.433 tỷ đồng cho thấy doanh nghiệp giảm đầu tư Các khoản đầu tư tài chính ngắn làm cho Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 13% cho thấy doanh nghiệp đầu tư nhiều vào các tài sản ngắn hạn có tính thành khoản cao.

Về Tổng nguồn vốn: Trong giai đoạn 5 năm, Tổng nguồn vốn có xu hướng tăng nhưng không đều qua các năm cho thấy doanh nghiệp tăng cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Nợ phải trả năm 2019 có xu hướng tăng mạnh tăng từ 1.681.478 tỷ đồng tăng mạnh đến 304.426 tỷ đồng lên tới 16% Đến năm 2022, giảm 324.526 tỷ đồng tương ứng với giảm 14% so với năm trước doanh nghiệp chưa tận dụng việc vay hoặc kéo dài thời gian thanh toán để tăng nguồn lực vốn. Đơn vị : Tỷ đồng

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Chênh lệch 2018-

Chênh lệch 2021- 2022 Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6.Doanh thu hoạt động tài chính 9,658 7% -29,149 -19% 2,902 2% 22,624 15%

Trong đó :Chi phí lãi vay -14,638 -32% -8,352 -27% -9,653 -42% -4,335 -50%

8 Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết

10 Chi phí quản lý doanh nghiệp 73,191 17% 12,471 2% -73,721 -14% 112,354 20%

11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên kết liên doanh

15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 43,071 7% 97,724 15% -355,678 -46% 220,829 35%

18 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi ích của cổ đông thiểu số -2,351 16% 21,253 -125% 15,480 365% 20,199 51%

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công ty mẹ 41,145 8% 116,209 22% -351,896 -54% 158,397 34%

19 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 222 11% 512 22% -1,494 -53% 596 31%

20 Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 222 11% 512 22% -1,494 -53% 596 31%

Bảng 3 2 Bảng phân tích xu hướng trong 5 năm gần nhất của bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Nhìn chung doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng dần qua các năm Tuy nhiên năm 2020, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh xuống còn 1.890.689 tỷ đồng tương ứng giảm 20% so với năm 2019 do ảnh hưởng bởi dịch Covid19 làm hạn chế đến việc tiêu thụ của công ty khiến cho doanh thu giảm đi và tăng nhanh lên 1.472.023 tỷ đồng tăng lên 17% vào năm 2022 cho thấy công ty đang hoạt động tốt.

Doanh thu hoạt động tài chính nhìn chung có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong năm 2020, doanh thu hoạt động tài chính giảm 29.149 tỷ đồng tương ứng với giảm 19% do tình hình kinh tế khó khăn bởi dịch bệnh Ngược lại, đến năm 2022 tăng lên 22 624 tỷ đồng tăng 15%.

Dường như nguồn thu nhập khác của công ty qua các năm tăng không đều , tăng khoản 31% vào năm 2022 Nhưng năm 2021 lại giảm đáng kể hơn 263.251 tỷ, giảm đến 88%.

Tốc độ tăng trưởng các loại chi phí

Chi phí tài chính giảm dần qua các năm giảm nhẹ vào năm 2020 giảm 6.951 tỷ tương ứng với 22% nhưng sang năm 2021 lại giảm mạnh xuống 9.721 tỷ giảm 40% làm giảm lợi nhuận thuần các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ năm 2018-2022, chi phí bán hàng của BHN có xu hướng tăng qua các năm Năm 2020, chi phí bán hàng của BHN giảm 364.757 tỷ giảm 25% Chi phí bán hàng tăng sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm Do đó, mục tiêu của công tác quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hạn chế tới mức thấp nhất các khoản chi phí bất hợp lý, nâng cao được hiệu quả kinh doanh mà vẫn đảm bảo phục vụ văn minh thương nghiệp.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

I Tiền và các khoản tương đương tiền 19% 17% 11% 10% 7%

2 Các khoản tương đương tiền 3% 6% 4% 2% 2%

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 22% 20% 31% 34% 41%

3 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 22% 20% 31% 34% 41%

III Các khoản phải thu ngắn hạn 5% 5% 5% 5% 6%

1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 3% 3% 2% 4% 4%

2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 1% 1% 1% 1% 1%

5 Phải thu về cho vay ngắn hạn 0% 0% 0% 0% 0%

6 Phải thu ngắn hạn khác 1% 2% 3% 1% 1%

7 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) -1% -1% -1% 0% 0%

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 0% 0% 0% 0% 0%

V Tài sản ngắn hạn khác 4% 4% 4% 3% 3%

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 0% 0% 0% 0% 0%

2 Thuế GTGT được khấu trừ 0% 0% 0% 0% 0%

3 Thuế và các khoản khác phải thu của nhà nước 4% 4% 4% 3% 2%

I Các khoản phải thu dài hạn 0% 0% 0% 0% 0%

6 Phải thu dài hạn khác 0% 0% 0% 0% 0%

II Tài sản cố định 35% 37% 33% 31% 25%

1 Tài sản cố định hữu hình 34% 36% 32% 29% 24%

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) -64% -82% -88% -102% -105%

3 Tài sản cố định vô hình 1% 1% 1% 1% 1%

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 0% -1% -1% -1% -1%

III Bất động sản đầu tư 0% 0% 0% 0% 0%

- Giá trị hao mòn lũy kế

IV Tài sản dở dang dài hạn 0% 0% 1% 1% 0%

2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0% 0% 1% 1% 0%

V Đầu tư tài chính dài hạn 3% 4% 3% 4% 4%

2 Đầu tư vào công ty liên kết liên doanh 3% 3% 3% 3% 3%

3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 0% 1% 1% 1% 1%

4 Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*) 0% 0% 0% 0% 0%

5 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 0% 0% 0% 0% 1%

VI Tài sản dài hạn khác 3% 5% 4% 4% 3%

1 Chi phí trả trước dài hạn 3% 4% 4% 3% 3%

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 0% 0% 0% 0% 0%

3 Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn 0% 0% 0% 0% 0%

1 Phải trả người bán ngắn hạn 7% 10% 7% 6% 8%

2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 0% 1% 0% 0% 1%

3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 4% 4% 3% 5% 6%

4 Phải trả người lao động 1% 2% 2% 2% 3%

5 Chi phí phải trả ngắn hạn 1% 1% 1% 1% 2%

8 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 0% 0% 0% 0% 0%

9 Phải trả ngắn hạn khác 22% 4% 5% 11% 3%

10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 4% 4% 3% 3% 1%

11 Dự phòng phải trả ngắn hạn 3% 3% 0% 0% 0%

12 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0% 0% 1% 2% 1%

1 Phải trả người bán dài hạn 0% 0% 0% 0% 0%

6 Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 0% 0% 0% 0% 0%

7 Phải trả dài hạn khác 2% 2% 1% 1% 2%

8 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 3% 2% 1% 1% 0%

11 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 0% 0% 0% 0% 0%

13 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 0% 0% 0% 0% 0%

1 Vốn góp của chủ sở hữu 25% 30% 30% 33% 32%

- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 25% 30% 30% 33% 32%

8 Quỹ đầu tư phát triển 13% 16% 16% 22% 21%

10 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0% 0% 0% 0% 0%

11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 8% 13% 20% 5% 11%

13 Lợi ích cổ đông không kiểm soát 7% 8% 8% 9% 9%

II Nguồn kinh phí và quỹ khác 0% 0% 0% 0% 0%

2 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0% 0% 0% 0% 0%

Bảng 3 3 Bảng phân tích cơ cấu trong 5 năm gần nhất của bảng cân đối kế toán

Tỷ trọng các khoản mục tài sản và nguồn vốn

Trong giai đoạn 2018-2022, Tổng tài sản ta thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng ít hơn vốn chủ sở hữu

Trong giai đoạn từ 2018-2020, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm một phần lớn trong tổng tài sản, ước khoảng từ 54% đến 59% Tuy nhiên, từ năm 2020-2022, tỷ trọng này đã tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 67% Trong số các khoản mục của tài sản ngắn hạn, đầu tư tài chính ngắn hạn là khoản mục quan trọng nhất, chiếm khoảng 50% tổng tài sản ngắn hạn Trong khi đó, tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 19% vào năm 2018 giảm xuống còn 7% vào năm 2022 Các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho ít biến động và không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản.

Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng tài sản, duy trì khoảng 40% trong suốt giai đoạn 5 năm Tuy có biến động giảm dần qua các năm, từ 41% xuống còn 33% Các khoản mục bao gồm tài sản cố định, tài sản dở dang dài hạn, đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác có biến động tăng giảm không đều qua các năm, tuy nhiên biến động này không lớn Nhìn chung, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản.

Trong giai đoạn này, tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm một tỉ lệ khá cao, luôn vượt qua mức 54% trên tổng nguồn vốn.Trong giai đoạn từ 2018 đến 2022, BHN đã thực hiện việc chuyển đổi đầu tư từ các tài sản dài hạn sang các tài sản ngắn hạn Lý do chính là để đáp ứng nhu cầu luân chuyển vốn cao trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay Do tình hình không chắc chắn và biến đổi nhanh của thị trường, BHN đã quyết định sử dụng vốn để đầu tư vào các khoản tài chính ngắn hạn khác, nhằm giảm thiểu rủi ro và có khả năng tiếp cận lợi ích kinh doanh một cách linh hoạt

BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 101% 101% 101% 101% 102%

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 1% 1% 1% 1% 2%

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ(20-11) 75% 74% 73% 76% 72%

6 Doanh thu hoạt động tài chính 25% 26% 27% 24% 28%

- Trong đó: Chi phí lãi vay 1% 0% 0% 0% 0%

8 Phần lãi lỗ trong công ty liên doanh, liên kết 1% 0% 0% 0% 0%

10 Chi phí quản lý doanh nghiệp 15% 15% 14% 14% 15%

11 Lợi nhuận thuần từ HDKD 5% 5% 7% 6% 7%

15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế(500+40) 0% 0% 4% 0% 0%

16 Chi phí thuế TNDN hiện hành 0% 0% 0% 0% 0%

17 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 7% 7% 10% 6% 8%

18 Lợi nhuận sau thuế TNDN 2% 2% 1% 1% 2%

19 Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 0% 0% 0% 0% 0%

20 Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ không kiểm soát 5% 6% 9% 5% 6%

Bảng 3 4 Bảng phân tích cơ cấu trong 5 năm gần nhất của bảng kết quả hoạt động kinh doanh.

Trong giai đoạn từ 2018-2022, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng, tăng từ 101% lên 102% Đặc biệt, năm 2022 có sự gia tăng nhẹ, tăng hơn 1% so với các năm trước Doanh thu từ hoạt động tài chính đã có sự biến động mạnh, tỷ trọng năm 2021 giảm từ 27% xuống còn 24%, tức là giảm 3% Tuy nhiên, đến năm 2022, tỷ trọng này lại tăng lên 28% Nguồn thu nhập khác của công ty ít biến động, chỉ tăng giảm ở mức 1%

Về chi phí lãi vay, ta thấy công ty đang làm rất tốt về kiểm soát khoản chi phí này Tỷ lệ chi phí lãi vay giảm đáng kể từ 2% vào năm 2018 xuống 0% vào năm

Định giá cổ phiếu

Nhóm chọn phương pháp định giá cổ phiếu BHn tương đối trên cơ sở kết hợp sử dụng 2 chỉ số P/E và P/B Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội hiện là một trong những công ty dẫn đầu trong ngành Sản xuất đồ uống Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) vừa được Forbes Việt Nam bình chọn là một trong 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2021 Hiện nay trong ngành Sản xuất và Sản xuất đồ uống Hiện có khoảng 40 doanh nghiệp lớn nhỏ trên thị trường Việt Nam hiện nay Nhóm em xin chọn ra 9 công ty trong bảng dưới để tính toán các chỉ số quan trọng cho nhóm công ty cùng ngành dựa trên các chỉ tiêu và tiêu chí lựa chọn là các công ty sản xuất đồ uống

CK Giá EPS ROA ROE ROS P/E P/B Nguồn vốn

Dựa vào bảng trên ta có thể tính P/E và P/B trung bình của ngành là:

Tổng vốn hóa của 9 Công ty là: 105,065,500,194,500 đồng

Tỷ trọng vốn của từng công ty

Mã CK Nguồn Vốn Tỷ trọng vốn

Giá của BHN ngày 28/9 là: 41.600, giá mục tiêu của BHN được tính theo Phương pháp P/B sẽ rơi vào khoảng giá: 3.413*41.600 = 141.978 VND/ cổ phiếu Dựa vào EPS của BHN vào 2 quý đầu năm là: 1.935 VND/cổ phiếu, giá mục tiêu của BHN được tính theo phương pháp P/E sẽ rơi vào khoảng giá: 1.935*28.807 = 55.742 VND/cổ phiếu.

Phương pháp Giá mục tiêu Tỷ trọng

Theo phương pháp P/E và P/B thì nhóm định giá cổ phiếu BHN rơi vào khoảng 98.860 VND

Phân tích kỹ thuật

3.2.4.1 Phân tích xu hướng đồ thị

Sau đà giảm mạnh của thị trường , tại vùng giá 44.5 của đồ thị giá BHN xuất hiện 1 cây nến doji Nến doji tại vùng giá này thể hiện sự giằng co giữa lực cung và lực cầu trên thị trường Cho thấy lực bán không còn, tiếp theo đó là 1 cây nến xanh cho thấy lực mua áp đảo Từ đó làm đảo chiều xu hướng giảm trước đó.

Mẫu hình nến Bearish Engulfing pattern Đầu năm 2016 , mẫu hình nến Bearish Engulfing pattern xuất hiện ở vùng giá 145.000 đồng khiến cho xu hướng giảm trước đó đổi chiều và tăng mạnh.

Nhìn chung xu hướng ngắn hạn của BHN đang đi ngang Đường giá giáo động quanh vùng giá 40.0-44.0 Giá sắp chạm tới vùng đáy thấp nhất kể từ khi cổ phiếu được niêm yết trên sàn HSX Vùng giá đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, khả năng cao vùng đáy thấp nhất là 38.0 sẽ bị xuyên thủng và giá tiếp tục giảm sâu

Xu hướng trung hạn đang thể hiện động thái tiêu cực khi liên tục tạo lập đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước tạo nên một trend giảm Thêm vào đó khối lượng mua bán cũng đang giảm dần cho thấy nhà đầu tư không còn quan tâm tới cổ phiếu khiến xu hướng trung hạn ngày càng giảm

Cũng như xu hướng trung và ngắn hạn , xu hướng dài hạn của đồ thị giá BHN cũng đang thể hiện tín hiệu tiêu cực khi giá liên tục giảm qua nhiều lăm Tạo lập đỉnh ngày càng thấp và giá đang dần tiến tới vùng đáy sâu nhấp của BHN , khả năng cao vùng này sẽ bị phá vỡ và giá sẽ còn giảm sâu.

Vùng hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ là mức giá dưới mà giá thường khó giảm xuống Khi giá tiệm cận mức hỗ trợ, có thể có sự gia tăng trong lực cầu hoặc giảm lực bán, giúp giá tăng trở lại. Nếu giá đạt mức hỗ trợ và vượt xuống, có thể xem xét việc bán hoặc cân nhắc chốt lời.

Kháng cự là mức giá mà giá thường gặp khó khăn trong việc vượt lên.Khi giá tiệm cận mức kháng cự, có thể có sự gia tăng trong lực bán hoặc giảm lực mua, gây khó khăn cho giá tăng.Nếu giá vượt mức kháng cự, có thể xem xét việc mua hoặc cân nhắc mở lệnh mua mới.

Vào ngày 29/9 giá BHN giảm xuống mức giá 41.6 nghìn đồng , giá đang dần tiến tới vùng hỗ trợ thấp nhất của đồ thị giá Nếu lực cầu đủ mạnh , trong thời gian tới BHN sẽ đi lên , thoát khỏi vùng tích lũy và chuyển qua trạng thái tăng trưởng.Nếu như lực cầu không đủ mạnh lực cung sẽ đạp giá xuống và phá vỡ vùng hỗ trợ cuối cùng do áp lực cắt lỗ của nhà đầu tư sẽ khiến giá của BHN sẽ giảm sâu Vì vậy nên cân nhắc mua vào cổ phiếu BHN ở giá hiện tại do tiềm ẩn nhiều rủi ro

3.2.4.2 Các chỉ báo kĩ thuật

Fibo tạo nên các vùng hỗ trợ và kháng cự dựa trên các mức phổ biến là 23.6%,38.2%, 50%, 61.8%, và 78.6% Trong đồ thị giá của BHN có thể thấy giá đã đi vào vùng báo động hay còn dc hiểu là mức hỗ trợ mạnh nhất do đây chính là vùng đáy của đồ thị Hiện tại giá vẫn chưa có dấu hiệu phá vỡ vùng hỗ trợ nhưng đang đi ngang và có khả năng cao vùng hỗ trợ này sẽ bị phá vỡ do xu hướng trung hạn và dài hạn đang là xu hướng giảm Vì vậy ở vùng hỗ trợ (0) cần cân nhắc không mua vào trong vùng giá này vì còn tồn tại nhiều rủi ro.

Khối lượng giao dịch của cổ phiếu BHN ngày càng thấp Điều này cho thấy cổ phiếu BHN không còn thu hút dòng tiền vào Điều này khiến cổ phiếu không đủ động lực để tăng trưởng là tỷ lệ giá giảm trong tương lai cao.

MACD và RSI Đường MACD và đường tín hiệu đang có xu hướng đi lên và có thể sẽ cắt qua đường histogram, thêm vào đó RSI đang sắp chạm ngưỡng quá bán điều này cho biết giá của BHN có thể sẽ tăng trong tương lai nhưng độ dốc của MACD không quá cao

Nhìn chung, về trung hạn cổ phiếu BHN có khả năng tăng giá nhưng không quá cao Tuy nhiên về dài hạn có thể BHN sẽ tiếp tục xu hướng giảm

Rất nhiều tín hiệu tiêu cực cho thấy cổ phiếu BHN tiềm ẩn nhiều rủi ro, cả 3 xu hướng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đều thể hiện xu hướng giảm

Nhìn chung , cổ phiếu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, dòng tiền không còn quan tâm đến BHN nên tỷ lệ giá phá qua vùng đáy và giảm sâu trong trung và dài hạn cao. Đánh giá cổ phiếu BHN Tích cực Tiêu cực

Ngày Giá đóng cửa TSSL Ngày Giá đóng cửa TSSL

Tỷ suất sinh lời trung bình và beta của HPG và BHN

Xác định tỷ trọng đầu tư vào các chứng khoán trong dnah mục đầu tư để tỷ suất sinh lời của danh mục là tốt nhất

PS (DMDT) 0,04464% ĐLC 2,11% Đầu tư 10% cổ phiếu HPG và 90% cổ phiếu BHN thì danh mục đầu tư sẽ có tỷ suất sinh lời tốt nhất.

Tài liệu tham khảo https://www.brandsvietnam.com/18313-4-2-ty-lit-bia-trong-nam-2018-Nguoi- Viet-uong-nhieu-hon-Thai-Singapore https://www.satra.com.vn/tin-tuc/thi-truong-bia-viet-nam-thay-doi-ra-sao-sau- gan-10-nam-31495 https://viracresearch.com/thi-truong-bia-viet-nam-va-nhung-co-hoi-vang- trong-nam-2020/#:~:text=N%C4%83m%202019%20t%E1%BB%95ng%20s

%E1%BA%A3n%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng,v%E1%BB%9Bi%20c

%C3%B9ng%20k%E1%BB%B3%20n%C4%83m%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc. https://mbs.com.vn/media/b5ppe35n/sab_b%C3%A1o-c%C3%A1o-l

%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u.pdf https://viracresearch.com/tong-quan-co-hoi-cua-nganh-bia-viet-nam-nam- 2023/#:~:text=T%E1%BB%95ng%20quan%20ng%C3%A0nh%20bia%20Vi

%E1%BB%87t,2%25%20th%E1%BB%8B%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20th

%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi. https://viracresearch.com/bao-cao-nganh-bia-9-thang-dau-nam-2022/ https://mbs.com.vn/media/b5ppe35n/sab_b%C3%A1o-c%C3%A1o-l

Ngày đăng: 22/05/2024, 17:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Lãi suất FED qua từng đợt điều chỉnh - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 1.1. Lãi suất FED qua từng đợt điều chỉnh (Trang 13)
Hình 1.2. Mức độ ảnh hưởng của lãi suất FED đối với lãi suất Viêt Nam - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 1.2. Mức độ ảnh hưởng của lãi suất FED đối với lãi suất Viêt Nam (Trang 14)
Hình 1.4. Giá Niken, nhôm, palladium toàn cầu - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 1.4. Giá Niken, nhôm, palladium toàn cầu (Trang 15)
Hình 1.5. Giá dầu thô thế giới - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 1.5. Giá dầu thô thế giới (Trang 16)
Hình 1.6. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/7 năm 2019- 2019-2023 (Tỷ USD) - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 1.6. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/7 năm 2019- 2019-2023 (Tỷ USD) (Trang 23)
Hình 1.7. Tốc độ tăng/ giảm CPI - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 1.7. Tốc độ tăng/ giảm CPI (Trang 25)
Hình 2.1. Biến động Tỷ lệ thất nghiệp và GDP Việt Nam 2014-2022 - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 2.1. Biến động Tỷ lệ thất nghiệp và GDP Việt Nam 2014-2022 (Trang 27)
Hình 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu thép thành phẩm năm 2018- 2018-2022 - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu thép thành phẩm năm 2018- 2018-2022 (Trang 28)
Hình 2.4. Giá than đá toàn cầu - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 2.4. Giá than đá toàn cầu (Trang 31)
Hình 2.3. Giá thép xây dựng (USD/Tấn) – Theo VDSC - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 2.3. Giá thép xây dựng (USD/Tấn) – Theo VDSC (Trang 31)
Hình 2.7. Giá thép HRC toàn cầu (Đơn vị: USD/năm) - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 2.7. Giá thép HRC toàn cầu (Đơn vị: USD/năm) (Trang 35)
Hình 2.8. Tình hình sản xuất thép thành phẩm năm 2022 - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 2.8. Tình hình sản xuất thép thành phẩm năm 2022 (Trang 39)
Hình 2.9. Tình hình tiêu thụ thép thành phẩm năm 2022 - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 2.9. Tình hình tiêu thụ thép thành phẩm năm 2022 (Trang 39)
Hình 2.10. Giá nguyên liệu sản xuất thép năm 2023 - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 2.10. Giá nguyên liệu sản xuất thép năm 2023 (Trang 41)
Hình 2.11. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sắt thép của Việt Nam giai đoạn 2016- 2016-2020 và 7 tháng - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 2.11. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sắt thép của Việt Nam giai đoạn 2016- 2016-2020 và 7 tháng (Trang 43)
Hình 2.13. Sản lượng tiêu thụ bia năm 2018-2021 (tỷ lít) - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 2.13. Sản lượng tiêu thụ bia năm 2018-2021 (tỷ lít) (Trang 46)
Hình 2.14. Giá Malt toàn cầu - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 2.14. Giá Malt toàn cầu (Trang 49)
Hình 2.15. Giá trung bình 1 lon bia từ năm 2014-2027 - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình 2.15. Giá trung bình 1 lon bia từ năm 2014-2027 (Trang 51)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Chênh lệch 2018-2019 Chênh lệch - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
h ênh lệch 2018-2019 Chênh lệch (Trang 96)
Hình thành TSCĐ -304 -16% -268 -17% -267 -20% -251 -24% - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình th ành TSCĐ -304 -16% -268 -17% -267 -20% -251 -24% (Trang 98)
Hình thành TSCĐ 0% 0% 0% 0% 0% - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
Hình th ành TSCĐ 0% 0% 0% 0% 0% (Trang 105)
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoànhoà phát và tổng công ty cổ phần bia rượu nước giảikhát hà nội
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 106)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w