phân tích sự hình thành và phát triển của dòng họ pháp luật common law ở anh liên hệ với xu thế phát triển của các hệ thống pháp luật trên thế giới hiện nay

32 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
phân tích sự hình thành và phát triển của dòng họ pháp luật common law ở anh liên hệ với xu thế phát triển của các hệ thống pháp luật trên thế giới hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Liên hệ với xu thế phát triển của các hệ thống pháp luật trên thế giới hiện nay.* Sự hình thành và phát triển của Common Law ởAnh:- Khái quát chung về dòng họ pháp luật Common Law+ Khái

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA LUẬT

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: LUẬT SO SÁNH

Lớp học phần: 232_BLAW1911_01Giảng viên: Phạm Minh Quốc

Trang 2

MỤC LỤC

Câu 1: Phân tích sự hình thành và phát triển của dòng họ pháp luật

Common Law ở Anh Liên hệ với xu thế phát triển của các hệ thống pháp luật trên thế giới hiện nay 3Câu 2: Giải thích sự khác biệt điển hình giữa hệ thống pháp luật Anh và pháp luật Mỹ Chứng minh nhận định pháp luật Mỹ là sự tiếp nhận pháp luật Anh một cách có chọn lọc 6Câu 3: Phân tích và làm rõ sự khác biệt trong đào tạo luật của Anh và Mỹ Liên hệ với hoạt động đào tạo nghề luật hiện nay của Việt Nam? 7Câu 4: Trình bày những đặc điểm cơ bản của dòng họ pháp luật Comman Law Phân tích hệ thống nguồn luật của pháp luật Anh Liên hệ với hệ thống nguồn luật của Việt Nam hiện nay 13Câu 5: Phân tích tính phức tạp trong hệ thống Tòa án nước Anh Liên hệ với hệ thống tòa án của Việt Nam hiện nay 16Câu 6: Trình bày ưu điểm và nhược điểm của luật thành văn và án lệ Liên hệ thực tiễn xây dựng pháp luật ở Việt Nam 19Câu 7: Chứng minh hệ thống pháp luật nước Anh được hình thành từ thực tiễn xét xử 21Câu 8: Trình bày quy tắc án lệ “stare decisis” trong pháp luật nước Anh Liên hệ với việc hình thành án lệ, xây dựng và sử dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay 22DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

Câu 1: Phân tích sự hình thành và phát triển của dòng họpháp luật Common Law ở Anh Liên hệ với xu thế phát triển của các hệ thống pháp luật trên thế giới hiện nay.

* Sự hình thành và phát triển của Common Law ởAnh:

- Khái quát chung về dòng họ pháp luật Common Law+ Khái quát về dòng họ pháp luật Common Law:

Dòng họ pháp luật Common law hay dòng họ pháp luậtAnh – Mỹ (Anglo – American legal family), “dòng họ pháp luật ánlệ” (case law family) được hiểu là toàn bộ pháp luật Anh như ánlệ, pháp luật thành văn, tập quán pháp và công bằng Dòng họpháp luật Common law còn hàm chỉ toàn bộ những hệ thốngpháp luật bắt nguồn từ hệ thống pháp luật Anh, ở đó phánquyết của toà giữ vị trí quan trọng trong cấu trúc nguồn luật vàthừa nhận án lệ như là nguồn luật chính thống và nguồn luật cơbản.

+ Sự ra đời của Common law

Nguồn gốc của hệ thống luật này bắt đầu từ năm 1066, khingười Normans xâm chiếm Anh quốc và Hoàng Đế William bắtđầu tập trung quyền lực vào tay triều đình mới Thuật ngữ luậtchung (Common Law) xuất phát từ quan điểm cho rằng các tòaán do nhà vua lập ra, áp dụng các tập quán chung (CommonCustom) của vương quốc, trái ngược với những tập tục luậtpháp địa phương áp dụng ở các miền hay ở các tòa án của điềntrang, thái ấp phong kiến

Trước đó, pháp luật Anh sau thời đế quốc La Mã, thời kỳAnglo-Saxon vẫn duy trì luật bất thành văn tồn tại dưới dạngtập quán địa phương, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.Mãi cho đến thế kỉ thứ X, sau khi Hoàng đế Alfred của vùngWessex thống nhất đất nước, đã tạo tiền đề quan trọng cho sựphát triển Common law và tăng cường sức mạnh chống lại sựảnh hưởng của luật La Mã ở Anh lúc bấy giờ Sau khi William lênngôi hoàng đế, pháp luật Anh hay các tập quán địa phươngcũng vẫn tiếp tục được duy trì.

Trang 4

- Sự hình thành và phát triển của Common Law

Sau triều đại của William đệ nhất, Henry đệ nhị là vị hoàngđế có công lao lớn trong việc thúc đẩy sự ra đời của Commonlaw (luật chung áp dụng thống nhất trên toàn nước Anh) Ngàiđã giành được nhiều thành tựu trong việc trị quốc và một vàithành tựu đó là đã thể chế hóa thành Common law từ việc nângcác tập quán địa phương lên thành tập quán quốc gia Điều nàyđã loại trừ các biện pháp cưỡng chế tùy tiện và phục hồi hệthống bồi thẩm trong việc xét xử các khiếu nại.

Các nguyên tắc bền vững của luật chung - Common Lawđã được tạo ra bởi ba tòa án được vua Henry II (1133 – 1189)thành lập là Tòa án Tài chính (Court of Exchequer) để xét xử cáctranh chấp về thuế; Tòa án thỉnh cầu phổ thông (Court ofCommon Pleas) đối với những vấn đề không liên quan trực tiếpđến quyền lợi của nhà vua; và Tòa án Hoàng Đế ( Court of theKing’s Bench) để giải quyết những vụ việc liên quan trực tiếpđến quyền lợi của Hoàng gia.

Thực chất, trước đó dưới thời của Hoàng đế William, nhữngtập quán của Anh ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa Đức ởChâu u lục địa Tòa án lúc đó là những người dân được triệu tậpđể cùng giải quyết tranh chấp và nếu không xử được người tadùng phương pháp thử tội (ordeal) bằng việc bắt bị cáo cầm vàomột miếng sắt nung đỏ, hoặc cầm một viên đá đã được ngâmtrong nước sôi, hoặc hình thức thề độc Nếu vết thương đó lànhsau một thời gian xác định, anh ta sẽ bị tuyên là vô tội và ngượclại

Đến năm 1154, Vua Henry II đã tạo ra một hệ thống luậtchung và sáng tạo ra một hệ thống tòa án thống nhất đầyquyền năng, ông đưa các thẩm phán từ tòa án Hoàng gia đikhắp nơi trong nước và sưu tầm, chọn lọc cách thức giải quyếtcác tranh chấp Sau đó những thẩm phán này sẽ trở về thànhLondon và thảo luận về những vụ tranh chấp đó với các thẩmphán khác Những phán quyết này sẽ được ghi lại và dần trởthành án lệ (precedent), hay theo Tiếng Latin là “stare decisis”đã phát triển Theo đó, khi xét xử thẩm phán sẽ chịu sự ràngbuộc bởi những phán quyết đã có từ trước đó Trên cơ sở áp

Trang 5

dụng nguyên tắc tiền lệ pháp này, các phán quyết của toà ánngày càng trở nên cứng nhắc, các tập quán địa phương thời tiềnNorman từng bước bị thay thế bằng tiền lệ pháp, áp dụng thốngnhất trên toàn Anh quốc.Thuật ngữ “Common Law” bắt đầuxuất hiện từ thời điểm đó Như vậy trước khi Nghị viện ra đờitrong lịch sử pháp luật của Anh, Common Law đã được áp dụngtrên toàn bộ vương quốc trong vài thế kỷ

Henry đệ nhị đã sáng tạo ra hệ thống tòa án đầy quyền lựcvà thống nhất, hạn chế thẩm quyền của toà án giáo hội và đặtmình vào thế xung đột với nhà thờ Common law được pháttriển bởi các Toà án Hoàng gia và được thừa nhận rộng rãi trêntoàn vương quốc Nếu xét về phương diện pháp luật thành văn,triều đại Edward đệ nhất (1272 – 1307) đã chứng kiến sự giatăng nhanh chóng của các văn bản pháp luật và vì vậy, Edwardđệ nhất được mệnh danh là Justinian của Anh quốc Sự bùng nổvề số lượng của pháp luật thành văn trong giai đoạn này đã làmcho Common law phát triển một cách chậm chạp Chỉ tới thế kỉXIX, khi diễn ra cuộc cải tổ pháp luật, nước Anh mới lại đượcchứng kiến sự phát triển tương tự của pháp luật thành văn.

Đến thế kỷ thứ 15, khi đó xuất hiện một thực tiễn pháp lýlà khi luật “Common Law” không đủ sức để giải quyết một vụviệc, và người đi kiện cho rằng cách giải quyết của CommonLaw là chưa thỏa đáng Ví dụ, trong một vụ kiện về đất đai,người đi kiện cho rằng khoản tiền bồi thường mà theo cách giảiquyết của Common law là không đủ bồi thường cho hành vi màngười xâm phạm đã cướp không của họ, họ yêu cầu rằng ngườivi phạm này còn phải bị đuổi và phải trả lại phần đất lấn chiếmđó Chính điều này là cơ sở để xuất hiện hệ thống mới là hệthống pháp luật công bình (system of equity), đồng thời xuấthiện thiết chế Tòa công bình, do viên Tổng chưởng lý (LordChancellor) đứng đầu Về bản chất thì luật công bình vẫn chiếmưu thế hơn so với luật Common Law trong trường hợp có sựxung đột Điều này đã được nêu trong Đạo luật hệ thống tưpháp (Judicature Acts) năm 1873 và 1875.

Và ngày nay, bên cạnh án lệ với tư cách là một loại nguồnpháp luật đặc thù của hệ thống Common Law, luật thành văn vàcác loại quy tắc khác cũng được coi là một bộ phận cấu thành

Trang 6

của hệ thống pháp luật này Khi xét xử những nước theo hệthống pháp luật Common Law thường căn cứ vào hai câu hỏilớn, đó là câu hỏi sự thật khách quan (question of fact) và câuhỏi về luật – theo nghĩa rộng(question of law) Trong bất cứ vụviệc nào, ngày nay khi xét xử các thẩm phán của Common Lawvẫn dựa cả vào án lệ, luật viết và những căn cứ thực tế để xétxử.

* Liên hệ xu thế phát triển của hệ thống pháp luật trênthế giới hiện nay

Hiến pháp Hoa Kỳ thiết lập và xác định quyền hạn của baphân nhánh riêng biệt và bình đẳng của chính quyền liên bang,đó là phân nhánh lập pháp - ban hành pháp luật, phân nhánhhành pháp - thực thi pháp luật và phân nhánh tư pháp - diễngiải pháp luật Hệ thống chính quyền dựa trên học thuyết phânquyền, mỗi phân nhánh của chính quyền liên bang đều độc lậpvới hai phân nhánh kia, để mỗi phân nhánh hoạt động như mộtcơ chế “kiểm soát và cân bằng" Một hệ luận đáng kể của địnhđề phân chia quyền lực chính là tầm quan trọng cơ bản của“độc lập tư pháp” đối với hệ thống chính quyền ở Hoa Kỳ.

Hệ thống pháp luật của Liên bang Nga là một hệ thốngluật tư dựa trên những bộ luật thành văn Trong số đó có Bộ luậtDân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tốtụng hình sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Hải quan, Luật Bảovệ rừng và Luật Thuế Có rất nhiều đạo luật không được gọi làbộ luật giống như ở các nước theo hệ thống luật tư khác Có thểnói, Hiến pháp và Bộ luật mới về tố tụng đã đưa nước Nga đếngần hơn với mô hình tố tụng tranh tụng kiểu Anh - Mỹ Bộ máytư pháp Italia nhìn chung theo truyền thống dân luật so vớinhiều nền tư pháp khác là truyền thống thông luật, mặc dù sựphân định nói trên cũng không loại trừ là có khá nhiều nền tưpháp đều mang những đặc điểm của cả hai mô hình truyềnthống Sự tiếp thu của hệ thống pháp luật tố tụng ở Italia vốnthuộc mô hình Civil Law đã có sự thay đổi lớn vào năm 1989 khiBộ luật Tố tụng Hình sự mới theo hướng tranh tụng.

Nhật Bản có hệ thống pháp luật có thể coi là điển hình củasự tiếp thu, chuyển hóa rất nhanh các giá trị tiến bộ của các mô

Trang 7

hình tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật và hệ thống tư phápkhác nhau trên thế giới, thể hiện sự độc đáo của quá trình tiếpnhận quy định của pháp luật nước ngoài tại quốc gia này Nếunhư hệ thống tư pháp hình sự của Nhật Bản bị ảnh hưởng rất lớnbởi luật dân sự, thông luật và các truyền thống Khổng giáo củaTrung Quốc song đồng thời vẫn giữ lại đậm nét bản sắc củaNhật Bản

Câu 2: Giải thích sự khác biệt điển hình giữa hệ thống pháp luật Anh và pháp luật Mỹ Chứng minh nhận định pháp luật Mỹ là sự tiếp nhận pháp luật Anh một cách có chọn lọc.

* Những điểm khác biệt điển hình:

Trong hệ thống pháp luật Mỹ có sự phân chia giữa luật liênbang và luật của các bang mà ở Anh không có sự phân chianày: Ở Mỹ có 50 bang tương đương với 50 hệ thống pháp luậtnhưng chúng cũng tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất vì khisoạn thảo các văn bản pháp luật, các bang thường tham khảoluật của các bang khác và thường không ban hành các quyphạm pháp luật quá khác biệt Tuy nhiên, ở Anh do cơ cấu chínhtrị đơn nhất nên hệ thống pháp luật không có sự phân chia này.

Hệ thống tòa án ở Mỹ được tổ chức khác với ở Anh: Thểhiện ở sự tồn tại của hệ thống tòa án kép gồm hệ thống tòa ánliên bang và hệ thống tòa án bang trong khi ở Anh, hệ thốngtòa án lại được phân chia thành tòa án cấp trên và tòa án cấpdưới.

Luật hiến pháp và luật hành chính: Trái với nước Anh, nướcMỹ có Hiến pháp thành văn Hiến pháp Mỹ thừa nhân học thuyếttam quyền phân lập (3 cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháphoàn toàn độc lập) thì ở Anh học thuyết này lại bị phủ nhận(Thượng nghị viện Anh đồng thời là cấp xét xử phúc thẩm caonhất trong hệ thống tòa án Anh) Luật hành chính ở Mỹ điềuchỉnh cả về mặt tổ chức và hoạt động của hàng loạt các ủy banở cấp liên bang và cấp bang mà ở Anh không hề có.

Thuật ngữ pháp lý: “high court” ở Mỹ được hiểu là tòa ántối cao trong khi đó ở Anh thì thuật ngữ này được hiểu là tòa ánsơ thẩm.

Trang 8

* Chứng minh nhận định:

Trong những thập niên đầu sau khi độc lập khỏi Anh, phápluật Hoa Kỳ nhìn chung tương đối giống với của Anh khi vẫn ápdụng cả án lệ và luật công bằng Nếu ở Anh ngày nay vẫn duytrì áp dụng hai loại này thì ở Hoa Kỳ đã không còn phân chianữa; Điều này đảm bảo cho nguyên tắc áp dụng triệt để án lệnhưng vẫn thể hiện lên sự mềm dẻo, sáng tạo hơn là ở Anh.

Việc áp dụng nguyên tắc Stare decisis ở Hoa Kỳ gần nhưkhác hoàn toàn với ở Anh Có thể nói đến sự ngờ vực của giớicầm quyền Mỹ đối với án lệ, thái độ của người Mỹ đối với nhữngán lệ trong quá khứ nay bị tác động bởi sự phát triển nhanhchóng của đất nước vì trên thực tế xã hội Mỹ có rất nhiều sắctộc, tôn giáo khiến cho họ không chấp nhận sự áp đặt, ràngbuộc Chính vì thế, án lệ ở Mỹ được thích ứng linh hoạt nhằmđiều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội phát sinh.

Nếu ở Anh khi nhắc đến luật thành văn thì cũng chỉ lànhững án lệ được tổng hợp xuất bản, việc áp dụng cũng dựavào án lệ, điều này cho thấy một điều rằng ấn lệ có vị trí độctôn chứ không như ở Hoa Kỳ vừa có số lượng rất nhiều vừa tạora một hệ thống luật thành văn thống nhất, áp dụng song songvới án lệ Điều này giúp cho việc áp dụng pháp luật không bịrập khuôn, bó hẹp vào một nguồn duy nhất như ở Anh.

Ở Anh quan niệm rằng vua có vị trí tối cao, tất cả đều phảiphục tùng họ nên không phân chia luật công và luật tư Trongkhi đó, song song với việc áp dụng án lệ, Mỹ vẫn rất tôn trọngluật thành văn, bản Hiến pháp 1787 là một minh chứng cho việcáp dụng cps chọn lọc, linh hoạt pháp luật Thể hiện trình độ lậppháp vượt bậc, các đạo luật, bộ luật luôn ổn định theo thời gian.Tư duy pháp lý của Anh càng mang tính bảo thủ bao nhiêu thì ởMỹ lại là nơi của sự tự do và linh hoạt.

Có thể nói rằng mặc dù 2 quốc gia đều là trụ cột của hệthống Common law nhưng bên trong Mỹ lại có cách tiếp thu, ápdụng hệ thống pháp luật của Anh hết sức độc đáo mà không hềsao chép hay rập khuôn.

Trang 9

Câu 3: Phân tích và làm rõ sự khác biệt trong đào tạo luật của Anh và Mỹ Liên hệ với hoạt động đào tạo nghề luật hiện nay của Việt Nam?

* Phân tích chung về đào tạo luật của Anh và Mỹ

- Đào tạo luật tại Anh

Đào tạo luật ở Anh chia thành hai cấp độ: đào tạo cử nhânluật và đào tạo nghề luật Tương ứng với hai cấp độ này là mụctiêu đào tạo khác nhau: mục tiêu trang bị kiến thức cơ bản vềkhoa học luật đối với chương trình đào tạo cử nhân luật và mụctiêu trang bị kỹ năng hành nghề luật đối với chương trình đàotạo nghề luật Bên cạnh đó, ở Anh còn có chương trình đào tạocấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ luật với mục tiêu trang bị kiến thứcchuyên sâu về khoa học luật.(Giáo trình Luật So sánh Đại họcLuật)

Nghề luật sư được phân biệt cụ thể theo hướng tư vấn vàtranh tụng tụng đã ảnh hưởng trực tiếp mục tiêu, phương pháp,chương trình đào tạo luật Trong khi đó, việc đào tạo thẩm phántiến hành thông qua khóa học chính quy để đào tạo ra các thẩmphán mới và thông qua các khóa học bổ túc để phát triển kĩnăng nghề nghiệp và kiến thức cho các thẩm phán đang hànhnghề Thông thường, con đường trở thành thẩm phán phải xuấtphát từ luật sư tranh tụng

Đào tạo cử nhân luật ở Anh được nhìn nhận có phần nhẹhơn so với nhiều nước khác ở Châu u Đào tạo cử nhân luật làquá trình đào tạo ở bậc đại học do các khoa luật của các trườngđại học thực nghiệm; còn đào tạo nghề diễn ra ở bậc sau đạihọc và thuộc chức năng của cơ sở đào tạo được cấp phép bởiĐoàn luật sư và bởi Hội luật gia.

- Đào tạo luật tại Mỹ

Nước Mỹ có quy trình đào tạo nghề khá đặc biệt, khônggiống với đào tạo ở nhiều quốc gia Đào tạo luật ở Mỹ khôngtách biệt giữa chương trình đào tạo luật hàn lâm và chươngtrình đào tạo kỹ năng hành nghề mà kết hợp trong cùng mộtgiai đoạn Chương trình đào tạo luật không dành cho nhữngngười chưa có bằng đại học, vì vậy đào tạo luật ở Mỹ thường gọi

Trang 10

là đào tạo sau đại học(Giáo trình Luật So sánh Đại học Luật).Yêu cầu trên nhằm tạo nền tảng để tiếp thu các kiến thức pháplý trong từng chuyên ngành hẹp Ví dụ, người muốn hành nghềluật sư trong lĩnh vực kinh doanh thường có bằng cử nhân vềthương mại hoặc quản trị kinh doanh

Sau khi hoàn thành chương trình J.D (Juris Doctor), ngườihọc phải vượt qua kỳ thi do đoàn luật sư của mỗi bang tổ chứcđể có thể hành nghề luật Nhìn chung, đào tạo luật ở Mỹ đòi hỏingười học phải có vốn kiến thức tương đối trên nhiều lĩnh vựctrước khi nghiên cứu chuyên sâu pháp luật Những quy địnhkhắt khe về đào tạo luật đã tạo ra những thế hệ thẩm phán,luật sư có trình độ năng lực cao, tham gia và đóng góp quantrọng trong đời sống xã hội Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nóichung

* Sự khác biệt

Hệ thống pháp luật của Anh và Mỹ đều thuộc hệ thốngCommon law, vì vậy có sự tương đồng nhất định Tuy nhiên vốnlà quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo với văn hóa đa dạng, lãnhthổ rộng lớn và sự thay đổi nhanh chóng về xã hội, kinh tế nênhệ thống pháp luật Mỹ có điểm khác biệt nhất định với hệ thốngpháp luật Anh Điều đó dẫn đến quá trình đào tạo luật ở haiquốc gia này cũng có điểm tương đồng và khác biệt.

- Sự tương đồng

Thứ nhất, về học liệu ở Anh và Mỹ thì án lệ là nguồn luậtchủ yếu để giải quyết vụ án, vì vậy mà khi học các sinh viênđều chú trọng xem xét các bản án đã có, những tình huống trênthực tế và phân tích chúng.

Thứ hai, về tuyển sinh đầu vào, yêu cầu về trình độ vớisinh viên thi đầu vào các trường đại học luật đều phải là sinhviên xuất sắc Ở Anh, yêu cầu đối với các sinh viên muốn theohọc đại học luật là phải có điểm đầu vào đạt mức "A" Vì vậythông thường những người có điểm thi như vậy là những ngườixuất sắc và có trình độ nhận thức cao Ở Mỹ, các khoa luật cũngtuyển chọn người vào học rất khắt khe Một số khoa luật chỉchọn một người trong số năm hoặc mười người dự tuyển.

Trang 11

Thứ ba, thời gian học để được cấp bằng tương đương vớibằng cử nhân luật ở Anh và Mỹ đều là 3 năm.

Thứ tư, nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo đều cósự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tuy nhiên, mức độ kếthợp như thế nào thì ở hai quốc gia lại có sự khác biệt.

- Sự khác biệt

1 Đối tượng đào tạo

+ Tại Anh, đối tượng đào tạo luật là những người đã tốtnghiệp phổ thông, không yêu cầu người đó phải có một bằngchuyên nghiệp nào.

+ Ở Mỹ, đối tượng đào tạo luật lại là những sinh viên đãtốt nghiệp đại học, phải có một bằng chuyên nghiệp, khôngphân biệt đó là bằng về lĩnh vực nào.

2 Mục tiêu đào tạo

+ Ở Anh, hoạt động đào tạo luật có hai cấp độ đào tạo vớimục tiêu nhằm trang bị kiến thức khoa học pháp lý cho ngườihọc và để dạy nghề, trang bị kỹ năng làm việc Tuy nhiên haicấp độ đào tạo này không đi kèm với nhau mà lại được phân rathành hai giai đoạn khác biệt, mỗi giai đoạn có yêu cầu, mụctiêu khác nhau:

Với mục tiêu trang bị kiến thức pháp lý, người học phải trảiqua quá trình đào tạo ở bậc đại học Tuy nhiên sau khi hoànthành khóa học và được cấp bằng cử nhân luật thì người học chỉcó các kiến thức mang tính khoa học hàn lâm nghiên cứu, chưathể ra làm việc được.

Nếu muốn làm việc tốt thì người học phải được đào tạonghề luật Đó là quá trình dạy nghề luật và thuộc về chức năngcủa cơ sở đào tạo được cấp phép của Đoàn luật sư hoặc Hội luậtgia Như vậy ở Anh thì trong trường đại học chủ yếu dạy kiếnthức cơ bản về luật mà không chú trọng đào tạo kỹ năng làmviệc thực thụ như một luật sư.

+ Ở Mỹ có sự khác biệt lớn so với ở Anh, đào tạo luật làđào tạo sau đại học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiếnthức hành nghề luật Sinh viên được đào tạo trong trường để có

Trang 12

thể ra làm việc được ngay Giáo viên đào tạo sinh viên thànhcác luật sư có khả năng thắng kiện trong thực tế hơn là chỉnghiên cứu suông vê luật Nguyên nhân là do Mỹ đào tạo cửnhân luật kết hợp với đào tạo nghề để sinh viên khi ra trường cóthể làm việc được ngay Các trường đào tạo luật ở Mỹ chủ yếudạy sinh viên cách tìm hiểu pháp luật, đề từ đó sinh viên ápdụng một cách chủ động các kiến thức trong nhà trường vớikiến thức từ thực tiền.

3 Nội dung đào tạo, học liệu

+ Các học liệu ở Anh không chỉ gồm những bản án thực tếmà còn bao gồm những giáo trình về các môn khoa học đạicương và các môn về lý luận pháp luật.

+ Các trường luật của Mỹ lại không có giáo trình trình bàyvề khoa học luật mà chỉ dựa vào những bản án, những tìnhhuống trên thực tế.

4 Phương pháp đào tạo.

+ Tại Anh, các môn học chủ yếu được giảng dạy dưới dạngthuyết trình, thảo luận và phụ đạo.Sinh viên đưa ra câu hỏi vàgiải quyết thắc mắc của mình Các sinh viên được khuyến khíchtham gia diễn án và thảo luận để rèn kỹ năng lập luận rõ ràng,thuyết phục Ngoài ra còn phương pháp truyền thống: Phươngpháp thuyết giảng các kiến thức lý luận.

+ Ở Mỹ lại chú trọng phương pháp tình huống Các nguyêntắc pháp lí chung không được trình bày qua những bài giảng lýthuyết trừu tượng mà được rút ra từ việc nghiên cứu những tìnhhuống được đưa ra thảo luận trên lớp Các bài tập thực hànhchủ yếu về giải quyết án và cách phân tích chi tiết các phánquyết dưới hình thức trao đổi, hội thoại giữa giáo viên và sinhviên (phương pháp Socratic) Ngoài ra còn phương pháp đặtsinh viên vào công việc thực sự và họ học luật bằng cách xử lýcác tình huống thực tế đó (phương pháp thực hành luật) Tuynhiên, phương pháp phổ biên nhất vẫn là phương pháp Socratictruyền thống.

Ta thây công tác giảng dạy ở Anh và Mỹ đều chú trọng đếngiải quyết các tình huống cụ thể, những người Mỹ chú ý đến các

Trang 13

tình huống thực tiễn hơn Phương pháp đào tạo khác nhau doyêu cầu đào tạo khác nhau, trong khi ở Anh chỉ yêu cầu hiểubiết về luật ở bậc đại học thì người Mỹ lại yêu cầu cao hơn làphải đủ kỹ năng để giải quyết vụ việc thực tế, phù hợp với xãhội đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi.

5 Đào tạo nghề luật

+ Tại Anh, đào tạo nghề luật có sự tách biệt hoàn toàn vớigiai đoạn đào tạo cử nhân và về thời gian, chương trình, họcliệu Do có quy trình đào tạo khác nhau nên ở Anh hình thành2 nghề luật: Luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng.

+ Ở Mỹ do không chia thành luật sư tư vấn và luật sưtranh tụng nên khi đào tạo luật cũng không có sự phân chia, tấtcả đều được đào tạo chung tại trường đại học.

6 Chi phí đào tạo

+ Tại Anh, mức học phí tuy có sự khác nhau giữa sinh viênbản địa và sinh viên quốc tế, nhưng trung bình từ 12000-18000bảng/năm

+ Ở Mỹ con số thậm chí còn lớn hơn, đặc biệt tại cáctrường luật hàng đầu, con số hàng năm không thấp hơn 50000USD

- Kết luận

Như vậy, những sự tương đồng và khác biệt nêu trên giữahệ thống đào tạo luật ở Anh và Mỹ bắt nguồn từ hoàn cảnh thựctế của nền pháp lý ở mỗi nước Tìm hiểu sự tương đồng và khácbiệt này đồng thời cũng giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn vềnền pháp lý của các nước theo dòng họ Common law nói chungvà ở Anh và Mỹ nói riêng.

* Liên hệ với hoạt động đào tạo nghề luật tại Việt Namhiện nay

Ở Anh, đào tạo nghề luật tiếp nhận cả người có bằng cửnhân luật và không có bằng cử nhân luật nhưng phải có mộtbằng đại học khác Và những người không có bằng cử nhân luậtmà đã có một bằng đại học khác chỉ có thể học nghề luật saukhi đã tham dự khóa học kéo dài một năm để vượt qua kỳ thi

Trang 14

sát hạch nghề nghiệp phổ thông (CPE) hoặc học để lấy bằngDiplom về luật Ở nước Anh, người hành nghề luật sư được phânthành hai nhóm: luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn Việc mởlớp, cơ sở đào tạo nghề luật, bao gồm các cơ sở đào tạo luật sưtư vấn và luật sư tranh tụng đều do cơ quan có thẩm quyền làHội luật gia (đối với luật sư tư vấn) và Đoàn luật sư (đối với luậtsư tranh tụng) cấp phép, quản lý, giám sát và kiểm tra Để mộtcử nhân luật trở thành luật sư tranh tụng hay tư vấn đều baogồm hai giai đoạn: (1) Các cử nhân luật phải tham dự khóa đàotạo nghề một năm, (2) Giai đoạn thực tập, để trở thành luật sưtư vấn, tốt nghiệp sinh phải cam kết thực tập tại một công tyluật sư tư vấn trong vòng 2 năm; còn để trở thành luật sư tranhtụng, tốt nghiệp sinh sẽ phải thực tập 1 năm dưới sự giám sátcủa một luật sư tranh tụng Chúng ta có thể thấy rằng công tácđào tạo luật ở Anh quốc thực sự được chú trọng và quan tâmđặc biệt đào tạo nên các luật gia thực sự giỏi về chuyên môn Đối với Việt Nam, cũng như nhiều nước khác trên thế giới,không có sự phân chia giữa luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng.Đào tạo nghề luật ở Việt Nam là đào tạo các cử nhân luật theocác con đường luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, công chứngviên,… và các nghề khác liên quan tới luật như giáo viên phápluật, chuyên viên pháp lý,… Việc đào tạo nghề được thực hiện ởcơ sở duy nhất là Học viện Tư pháp Chúng ta có thể học tậpnước Anh nên phân chia đào tạo luật sư thành đào tạo luậttrong một số lĩnh vực cụ thể như: đào tạo luật sư tư vấn, luật sưtranh tụng để có thể đào tạo một cách chuyên sâu hơn, tậptrung trong một lĩnh vực cụ thể Từ đó, các luật sư khi hànhnghề sẽ có một khối lượng kiến thức chuyên môn nhất định chomột lĩnh vực cụ thể đã chọn.

Mô hình đào tạo Mỹ cho thấy: Cần chú trọng đào tạo luậtsư ngay ở trường đại học, đặc biệt về phương pháp đào tạo đểngay từ trên ghế nhà trường, sinh viên luật đã được rèn luyện tưduy của luật sư Đây là một trong những luận cứ để đề xuất việcđào tạo cử nhân luật làm tiền đề để đào tạo luật sư ở Học việnTư pháp, Bộ Tư pháp Học viện Tư pháp – “Trung tâm lớn đàotạo cán bộ tư pháp” sẽ xây dựng nguyên lý và công nghệ đàotạo cử nhân của riêng mình làm tiền đề để đào tạo luật sư ở

Trang 15

bước tiếp theo, đáp ứng nhu cầu của cải cách tư pháp và quátrình hội nhập quốc tế ở Việt Nam.

Kinh nghiệm đào tạo luật sư trong các chương trình giáodục thường xuyên ở Mỹ cho thấy: Cần chú trọng đào tạo luật sưngay cả sau khi đã cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và gianhập Đoàn luật sư Ở Việt Nam, việc bồi dưỡng kiến thức saukhi được cấp chứng chỉ đào tạo kỹ năng hành nghề Luật sư cóthể được thực hiện tại các Đoàn luật sư kết hợp với việc chỉ đạocủa Bộ Tư pháp và việc đảm bảo chương trình giảng dạy củaHọc viện Tư pháp Sau khi đã được tiếp thu các kiến thức cầnthiết để hành nghề luật sư tại Học viện tư pháp (chương trìnhđào tạo của Học viện Tư pháp được Bộ tư pháp phê chuẩn), cácĐoàn luật sư tại các tỉnh có thể tùy theo đặc điểm cụ thể củatỉnh, thành phố mình tiếp tục đào tạo thường xuyên bồi dưỡngkiến thức cho các luật sư của mình.

Câu 4: Trình bày những đặc điểm cơ bản của dòng họ pháp luật Comman Law Phân tích hệ thống nguồn luật của pháp luật Anh Liên hệ với hệ thống nguồn luật của Việt Nam hiện nay.

Common Law hay còn gọi là Thông luật, là một hệ thốngpháp luật dựa trên các án lệ, tức là các phán quyết của tòa ántrong các vụ án cụ thể Các án lệ được xem là nguồn luật quantrọng nhất trong hệ thống pháp luật Common Law và các tòa ántrong hệ thống có nghĩa vụ tuân thủ theo các án lệ được xáclập.

Hệ thống pháp luật Common Law bắt nguồn từ Anh, sau đóđược truyền bá sang các nước thuộc đi của Anh bao gồm: HoaKỳ, Canada, Úc, Tân Tây Lan…

* Đặc điểm cơ bản của dòng họ pháp luật Common Law

- Coi trọng án lệ

Common Law là truyền thống pháp luật trong đó các hệthống pháp luật trực thuộc ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của hệthống pháp luật Anh Vì thế, các nước có hệ thống pháp luật nàycông khai các phán quyết của tòa án có giá trị ràng buộc (án lệ)dưới dạng ấn phẩm, nhằm tạo nguồn tài liệu của hệ thống,

Trang 16

đáng tin cậy cho việc nghiên cứu án lệ tại các tòa án trên toànquốc trong công tác xét xử Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gầnđây, các nước common law án lệ không còn là nguồn luật duynhất mà pháp luật thành văn đã và đang ngày càng trở thànhnguồn luật quan trọng, đặc biệt đối với lĩnh vực không có án lệ

- Thẩm phán có vai trò quan trọng trong sáng tạo quyphạm pháp luật

Luật của Anh quốc,cội nguồn của hệ thống pháp luậtcommon law là đạo luật do thẩm phán làm ra Khi đó, pháp luậtở anh không phải là sản phẩm của hoạt động pháp điển hóa,cũng không có những bộ luật chứa đựng quy phạm pháp luậtđiều chỉnh mà luật áp dụng ở Anh được hình thành một cách tựnhiên, từ thực tiễn xét xử của các Tòa án Hoàng gia Hiện naythẩm phán trong các hệ thống pháp luật thuộc truyền thốngcommon law vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việcsáng tạo, phát triển các quy phạm pháp luật.

- Không có sự phân biệt giữa luật công và luật tư

Trước đây các hệ thống pháp luật của Anh trong giai đoạnđầu hình thành có sự phân chia luật công, luật tư nhằm xácđịnh thủ tục tố tụng ương ứng do thủ tục tố tụng vô cùng phứctạp, tuy nhiên giờ đã biến mất bởi hai lý do: Một là , tòa ánHoàng gia mở rộng thẩm quyền vì cho rằng sự can thiệp củaTòa án Hoàng gia là cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của Quốcvương, Hai là sự phân chia giữa luật công và luật tư là dấu hiệucho thấy Nhà nước và Chính phủ có thể không phải tuân thủpháp luật và đó là điều người Anh không mong muốn

- Chế định đặc thù: Ủy thác

Chế định tiêu biểu của hệ thống Common Law là chế địnhủy thác, có cội nguồn từ hệ thống pháp luật Anh, do hoàn cảnhlịch sử riêng của nước Anh Chế định ủy thác ra đời gắn liền vớinhu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phát sinh từ hợp đồng ủythác đất đá thời trung cổ Ngày nay, chế định ủy thác đã đượcmở rộng sang nhiều loại quan hệ xã hội hình thành trong cáclĩnh vực khác như thương mại, hàng hải,

- Ảnh hưởng từ hệ thống pháp luật Anh

Ngày đăng: 16/05/2024, 22:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan