1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn học thanh toán quốc tế Đề tài phân tích quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (ucp 600) Điều 20, 21, 22

38 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Quy Tắc Và Thực Hành Thống Nhất Tín Dụng Chứng Từ (UCP 600) - Điều 20, 21, 22
Tác giả Đặng Hồng Hà, Cao Thị Hoàng Dung, Vương Ái Vy, Nguyễn Thị Như Ý, Trần Ngọc Ánh Tâm, Nguyễn Thị Thùy Nhung
Người hướng dẫn Trần Thanh Long
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thanh Toán Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 562,02 KB

Cấu trúc

  • ĐIỀU 20: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (5)
    • 1.1. Khoản a - Điều 20 (7)
      • 1.1.1. Điểm i (7)
      • 1.1.2. Điểm ii (7)
      • 1.1.3. Điểm iii (8)
      • 1.1.4. Điểm iv (9)
      • 1.1.5. Điểm v (9)
    • 1.2. Khoản b, c, d - Điều 20 (10)
    • 1.3. Vận dụng đọc hiểu và phân tích B/L (12)
  • ĐIỀU 21: GIẤY GỬI HÀNG ĐƯỜNG BIỂN KHÔNG CHUYỂN NHƯỢNG (18)
    • 2.1. Khoản a - Điều 21 (18)
      • 2.1.1. Điểm i (18)
      • 2.1.2. Điểm ii (19)
      • 2.1.3. Điểm iii (20)
      • 2.1.4. Điểm iv (21)
      • 2.1.5. Điểm v (21)
      • 2.1.6. Điểm vi (22)
    • 2.2. Khoản b - Điều 21 (23)
    • 2.3. Khoản c - Điều 21 (24)
      • 2.3.1. Điểm i (24)
      • 2.3.2. Điểm ii (25)
    • 2.4. Khoản d - Điều 21 (26)
    • 3.1. Khoản a - Điều 22 (28)
      • 3.1.1. Điểm i (28)
      • 3.1.2. Điểm ii (30)
      • 3.1.3. Điểm iii (33)
      • 3.1.4. Điểm iv (33)
    • 3.2. Khoản b - Điều 22 (35)

Nội dung

PHẦN I.ĐIỀU 20: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN Vận đơn đường biển Bill of lading - B/L là chứng từ chuyên chở hàng hoábằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

Khoản a - Điều 20

Một vận đơn đường biển, dù được gọi như thế nào, phải: i chỉ rõ tên của người chuyên chở và đã được ký bởi:

* người chuyên chở hoặc đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt người chuyên chở,hoặc

Thuyền trưởng hoặc đại lý được chỉ định đại diện cho thuyền trưởng có trách nhiệm ký kết các tài liệu Chữ ký của người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý cần phải rõ ràng và dễ nhận biết để phân biệt ai đã thực hiện ký kết.

Các chữ ký của đại lý cần phải được ghi rõ ràng, cho biết rằng đại lý ký thay cho hoặc đại diện cho người chuyên chở, hoặc thay cho hoặc đại diện cho thuyền trưởng.

Về việc ký vận đơn

B/L phải chỉ rõ tên của người chuyên chở và có chữ ký xác thực của một trong hai bên sau:

1 Người chuyên chở (carrier) hoặc đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt người chuyên chở.

2 Thuyền trưởng (master) hoặc đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt thuyền trưởng.

Người ký chứng từ cần làm rõ tư cách pháp lý của mình để đảm bảo tính xác thực Chữ ký của người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý phải được phân biệt rõ ràng Nếu B/L được ký bởi đại lý, cần ghi rõ tư cách đại lý và chỉ rõ người mà đại lý ký thay hoặc đại diện, có thể là người chuyên chở hoặc thuyền trưởng.

1.1.2 Điểm ii ii Chỉ rõ hàng hóa đã được xếp lên một con tàu chỉ định tại cảng giao hàng quy định trong tín dụng, bằng:

* cụm từ in sẵn, hoặc

Một ghi chú hàng hóa đã được xếp lên tàu sẽ ghi rõ ngày xếp hàng Ngày phát hành vận đơn được xem là ngày giao hàng, trừ khi vận đơn có ghi chú cụ thể về hàng đã xếp lên tàu và ngày giao hàng Trong trường hợp này, ngày ghi trong ghi chú xếp hàng sẽ được xác định là ngày giao hàng.

Nếu vận đơn ghi "con tàu dự định" hoặc tên tàu tương tự, cần ghi chú rõ ràng rằng hàng đã được xếp lên tàu, bao gồm ngày giao hàng và tên con tàu thực tế.

Về việc ghi chú đã xếp hàng lên tàu

B/L cần phải chỉ rõ hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng giao hàng theo quy định trong tín dụng, đảm bảo rằng hàng hóa đã sẵn sàng cho việc vận chuyển đến cảng đích Điều này có thể được thể hiện bằng hai cách khác nhau.

1 Sử dụng cụm từ in sẵn

2 Sử dụng một ghi chú là hàng đã được xếp lên tàu, có ghi ngày xếp hàng lên tàu. Điều khoản này liên quan đến việc xác định ngày giao hàng trong B/L Đối với trường hợp sử dụng cụm từ in sẵn, ngày phát hành vận đơn sẽ được coi như ngày giao hàng Đối với trường hợp sử dụng một ghi chú là hàng đã được xếp lên tàu, có ghi ngày xếp hàng lên tàu thì ngày đã ghi trong ghi chú này sẽ được coi là ngày giao hàng.

Nếu vận đơn ghi “con tàu dự định” hoặc tương tự, cần ghi chú rõ ràng trên B/L Bên cạnh việc xác định hàng đã được xếp lên tàu và ngày xếp hàng, tên con tàu cũng phải được ghi rõ Điều này giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong việc xác định ngày giao hàng.

1.1.3 Điểm iii iii Chỉ rõ chuyến hàng được giao từ cảng xếp hàng tới cảng dỡ hàng quy định trong tín dụng

Nếu vận đơn không xác định rõ cảng xếp hàng trong tín dụng hoặc có từ “dự định” liên quan đến cảng xếp hàng, việc ghi chú về hàng đã xếp lên tàu, bao gồm cả cảng xếp hàng theo quy định trong tín dụng, ngày giao hàng và tên tàu là rất cần thiết Quy định này vẫn áp dụng ngay cả khi việc xếp hàng lên tàu hoặc giao hàng đã được ghi rõ bằng từ in sẵn trên vận đơn.

Về cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng

Cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng theo yêu cầu của L/C cần được ghi rõ trên B/L Cảng xếp hàng có thể được thể hiện ở ô "Nơi nhận hàng" hoặc tương tự, trong khi cảng dỡ hàng có thể ghi ở ô "Nơi đến cuối cùng" nếu thông tin về hàng hóa đã được xác định rõ ràng.

Nếu L/C chỉ định một khu vực địa lý hoặc nhiều cảng xếp hàng và dỡ hàng, thì B/L cần ghi rõ cảng xếp hàng và dỡ hàng thực tế Điều kiện là các cảng này phải nằm trong khu vực địa lý hoặc là một trong các cảng được quy định trong L/C.

1.1.4 Điểm iv iv Là bản vận đơn gốc duy nhất hoặc nếu phát hành hơn một bản gốc là trọn bộ bản gốc như thể hiện trên vận đơn.

Về bản gốc được phát hành.

B/L được phát hành là bản vận đơn gốc duy nhất hoặc một bộ đầy đủ các bản gốc, như thể hiện trên vận đơn Điều này có nghĩa là khi phát hành B/L, chỉ có một bản gốc duy nhất hoặc nếu có nhiều hơn một bản gốc, tất cả các bản gốc đó phải được xuất trình cùng lúc với vận đơn.

Theo điều 23 UCP 600, các chứng từ vận tải được ghi chú là "bản gốc thứ nhất", "bản gốc thứ hai", "bản gốc thứ ba" hoặc các ghi chú tương tự đều được xem là bản gốc Điều này có nghĩa là B/L không nhất thiết phải có chữ "Original" để được công nhận là bản gốc.

1.1.5 Điểm v v Chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở hoặc có dẫn chiếu các nguồn khác chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở (Vận đơn rút gọn hoặc trắng lưng) Nội dung các điều kiện và điều khoản chuyên chở sẽ không được xem xét.

Về điều khoản và điều kiện chuyên chở

Vận đơn (B/L) phải bao gồm các điều kiện và điều khoản liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, như thông tin về hãng vận tải, người gửi hàng, người nhận hàng, tên hàng hóa, số lượng và trọng lượng Trong một số trường hợp, vận đơn có thể được rút gọn hoặc không đầy đủ thông tin, được gọi là vận đơn rút gọn hoặc trắng lưng, và loại này sẽ chỉ dẫn chiếu đến các nguồn khác chứa đựng các điều kiện vận chuyển Tuy nhiên, các điều kiện và điều khoản liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa sẽ không được xem xét hoặc áp dụng đối với vận đơn rút gọn hoặc không đầy đủ thông tin.

Khoản b, c, d - Điều 20

b Không thể hiện là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu.

Điều khoản này định nghĩa chuyển tải là quá trình dỡ hàng từ một con tàu và xếp hàng lên con tàu khác trong hành trình từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng theo tín dụng Một vận đơn có thể ghi rõ rằng hàng hóa sẽ hoặc có thể chuyển tải, miễn là toàn bộ hành trình sử dụng một vận đơn duy nhất Việc ghi nhận chuyển tải trong vận đơn là chấp nhận được, ngay cả khi tín dụng cấm chuyển tải, nếu hàng hóa được giao bằng container, xe moóc hoặc xà lan tàu LASH Ngoài ra, các điều khoản trong vận đơn quy định rằng quyền chuyển tải của người chuyên chở sẽ không bị xem xét.

Về việc chuyển tải hàng hóa

Chuyển tải là quá trình dỡ hàng từ một con tàu và xếp lên một con tàu khác trong quá trình vận chuyển từ cảng xuất phát đến cảng đích theo quy định trong L/C Hình thức chuyển tải hàng hóa này không bị ràng buộc bởi hợp đồng thuê tàu.

Nếu B/L ghi rằng hàng hóa có thể chuyển tải, ngân hàng sẽ chấp nhận với điều kiện toàn bộ hành trình vận chuyển chỉ sử dụng một B/L duy nhất Trong trường hợp B/L cho phép chuyển tải, ngay cả khi L/C cấm chuyển tải, ngân hàng vẫn có thể chấp nhận B/L đó với các điều kiện nhất định.

1 Trên B/L có ghi sẽ chuyển tải khi mà những hàng hoá liên quan được chuyên chở bằng container, các xe moóc hoặc các sà lan tàu LASH, miễn là toàn bộ hành trình đường biển chỉ dùng cùng một vận tải đơn

2 Trên B/L có ghi điều khoản về người chuyên chở bảo lưu quyền chuyển tải

Việc chuyển tải không bị ràng buộc bởi hợp đồng thuê tàu, do đó các điều khoản trong vận đơn quy định rằng quyền chuyển tải của người chuyên chở sẽ không được xem xét.

Vận dụng đọc hiểu và phân tích B/L

1 B/L No (Mã số vận đơn)

Mỗi B/L (Bill of Lading) được cấp một mã số định danh riêng biệt, do người phát hành quy định Mã số này được sử dụng để tra cứu thông tin B/L, theo dõi lô hàng và thực hiện khai báo hải quan.

2 Consignor/ Shipper (Người gửi hàng)

Để đảm bảo quy trình khai báo hải quan tại cảng đi và cảng đến diễn ra thuận lợi, tên và địa chỉ của người xuất khẩu hoặc người bán hàng cần được ghi chính xác.

 Đối với House B/L: “Tên + địa chỉ của người xuất khẩu”

 Đối với Master B/L: “Tên + địa chỉ của người giao nhận”

Ngoài ra, một số quốc gia sẽ yêu cầu thêm thông tin mã số thuế được ghi vào ô này.

Ví dụ: APEX EXIM COMPANY LIMITED

32, GROUP 7, CHANH LOC 2 QUARTER, CHANH MY WARD, THU DAU MOT CITY, BINH DUONG PROVINCE, VIETNAM

Để đảm bảo quy trình khai báo hải quan diễn ra suôn sẻ tại cảng đi và cảng đến, tên và địa chỉ người nhận hàng cần phải được ghi chính xác Cách thức thể hiện thông tin này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại B/L được phát hành và phương thức thanh toán đã được quy định trong hợp đồng xuất nhập khẩu.

 B/L đích danh (Straight B/L): “tên + địa chỉ người nhập khẩu”

 B/L theo lệnh (To order B/L): “To order of + tên + địa chỉ ngân hàng”,

“To order” hoặc “To order of shipper”

 B/L vô danh (To bearer B/L): để trống ô này, không ghi

Ngoài ra, một số quốc gia sẽ yêu cầu thêm thông tin mã số thuế được ghi vào ô này.

Ví dụ: EUROBERRY (PTY) LTD

27 FIRGROVE WAY, FIRGROVE INDUSTRIAL ESTATE FIRGROVE, SOUTH AFRICA

4 Notify party (Người được thông báo)

Thông thường, người được thông báo sẽ được ghi là “Same as Consignee”, tức là người nhận hàng được thể hiện trong mục Consignee Tuy nhiên, theo yêu cầu của người nhập khẩu, có thể ghi rõ “tên + địa chỉ người nhập khẩu” hoặc “tên + địa chỉ của bên thứ ba”.

Tùy vào hình thức thanh toán mà Consignee và Notify party có thể giống hoặc khác nhau:

 Nếu thanh toán bằng L/C: Consignee sẽ là Ngân Hàng phát hành L/C (Issuing Bank), Notify party sẽ là người nhập khẩu.

 Nếu thanh toán bằng T/T và các hình thức khác: Consignee và Notify party giống nhau và đều là người nhập khẩu.

Ví dụ: EUROBERRY (PTY) LTD

27 FIRGROVE WAY, FIRGROVE INDUSTRIAL ESTATE FIRGROVE, SOUTH AFRICA

5 Place of receipt (Nơi nhận hàng để chở)

Nếu việc nhận hàng diễn ra trong nội địa thì ghi rõ địa điểm nhận hàng tại mục này

Ví dụ: HO CHI MINH, VIETNAM

6 Place of delivery (Nơi giao hàng)

Nếu việc nhận hàng diễn ra trong nội địa thì ghi rõ địa điểm nhận hàng tại mục này

Ví dụ: CAPE TOWN, SOUTH AFRICA

7 Vessel/ Voyage No (Tên tàu và Số chuyến)

Tên riêng của con tàu chở hàng và mã hiệu chuyến đi (Voyage no.) là thông tin quan trọng để tra cứu lô hàng và thực hiện khai báo hải quan.

8 Port of Loading (Cảng bốc hàng)

Tên cảng bốc hàng lên tàu ở nước xuất khẩu cần được thể hiện rõ ràng, và có thể bổ sung thêm thông tin về Nơi nhận hàng để chở (Place of Receipt) nếu việc nhận hàng diễn ra trong nội địa.

Ví dụ: HO CHI MINH, VIETNAM

9 Port of Discharge (Cảng dỡ hàng)

Tên cảng dỡ hàng xuống tàu ở nước nhập khẩu cần được ghi rõ, đồng thời có thể bổ sung thông tin về Nơi giao hàng (Place of Delivery) nếu việc giao hàng diễn ra trong nội địa.

Ví dụ: CAPE TOWN, SOUTH AFRICA

10 For delivery of goods please apply to (Đại lý giao hàng)

Thể hiện đầy đủ thông tin của Đại lý giao hàng tại Cảng dỡ hàng hoặc Nơi giao hàng, bao gồm các mục như:

Ví dụ: LCL LOGISTICS SOUTHERN AFRICA PTY LTD

BRICKFIELD OFFICE 2,13 ALBERTO DRIVE, DEVONBOSCH CNR BOTTELARY ROAD AND R304,STELLENBOSCH

11 Final destination (Nơi giao hàng cuối cùng)

Thể hiện địa chỉ giao hàng tại cảng đích ở nước nhập khẩu

12 Particulars furnished by consignor/shipper

 Container No and Seal No (Số container và Mã niêm phong)

Ghi rõ số container (mã container) và số chì (mã niêm phong container) để thuận tiện cho công việc giao nhận hàng và khai báo hải quan.

 Description of goods (Mô tả hàng hóa)

Thể hiện tên hàng hóa hoặc sản phẩm.

 Nếu có 2 loại hàng hóa trở lên, hàng consol, liệt kê cụ thể tên của từng loại hàng, phân cách nhau bằng dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;”

 Nếu là hàng cont lạnh, thì phải thể hiện nhiệt độ cài đặt cho cont.

Khi vận chuyển hàng nguy hiểm trong container nguyên, ngoài tên thương mại theo hợp đồng, cần phải ghi rõ các thông tin quan trọng như Tên Vận Chuyển Đúng (Proper Shipping Name - PSN), Lớp IMO, Số UN, Nhóm Đóng Gói, và Rủi Ro Phụ.

 Nếu Người gửi hàng tự đóng hàng vào cont và bấm seal thì thể hiện là

 Nếu là hàng nguyên cont, thí dụ có 2×40’GP, sẽ thể hiện là “2×40’GP container STC”

 Nếu là hàng lẻ, thể hiện “Part of container STC” hoặc “Part of 1×20’GP/1×40’GP container STC”.

 Nếu L/C yêu cầu thể hiện đặc điểm, tính chất hàng hóa hoặc các thông tin khác, phải thể hiện nội dung giống như L/C đã qui định.

Additional notes from the carrier will be included in the Goods Description section, such as: "Local charges at Destination will be for Receiver’s account," "14 days free Liner detention at Destination," or "Charges for dismantling of hanging equipment at Destination to be for the account of the consignee."

MANGO IQF CHUNKS 20MM PACKING IN CARTON 10 KG TEMPERATURE SETTING: -23.0 C & CLOSED VENTILATION SHIPPER’S LOAD,STOW,WEGHT, COUNT AND SEAL

 Gross weight (Trọng lượng tổng cộng)

Trọng lượng tổng của hàng hóa cần được thể hiện bằng đơn vị KGS (kilograms) hoặc LBS (pounds) với hai số thập phân, không sử dụng đơn vị MTS (Metric Tonnes) Bên cạnh đó, trọng lượng tịnh của hàng hóa (Net Weight) cũng có thể được ghi rõ theo quy định trong Hợp đồng hoặc L/C.

Mỗi nước sẽ có quy định về giới hạn Tổng trọng lượng cả bì của hàng hóa đóng trong cont khi vận tải đường bộ.

Nếu người nhận hàng rút ruột tại cảng dỡ hàng, tổng trọng lượng cả bì của hàng hóa sẽ bị giới hạn theo mức tải trọng tối đa (Max Payload) quy định cho từng loại container.

Thể hiện tổng thể tích của hàng hóa bằng đơn vị CBM (Cubic Meter) hoặc CFT (Cubic Feet) lấy 3 số thập phân.

13 Total Number of Containers or Packages (Tổng số container/ kiện hàng)

Thể hiện tổng số kiện hàng bằng chữ.

Ví dụ: SAY: ONE 40´ REFEER CONTAINER(S) ONLY

14 Freight & Charge Amount (Cước phí)

Thể hiện cước tàu và phụ phí phải trả.

Nếu mua bán bằng hình thức Incoterm CIF, CFR, thì người mua trả cước và trên B/L sẽ ghi chú “FREIGHT COLLECT”

Nếu mua bán bằng hình thức Incoterm FOB thì người bán trả cước và trên B/L sẽ ghi chú “FREIGHT PREPAID”

15 Place and Date of issue (Địa điểm và thời gian phát hành B/L)

Thể hiện tên Thành phố và ngày phát hành B/L Đặc biệt, đối với loại Shipped B/L, ngày phát hành phải trùng với ngày tàu chạy.

Nơi phát hành B/L có thể tại Cảng xếp hàng, Cảng dỡ hàng hoặc 1 địa điểm trong nước hoặc nước thứ 3 khác theo yêu cầu của khách hàng.

Chỉ phát hành B/L cho khách hàng khi đã hàng xuất đã thông quan, cont đã hạ bãi chờ xuất tàu (FCL) hoặc đã đóng vào kho CFS (LCL).

Ví dụ: HO , VIETNAM 18 Jun, 2023

16 No of Original B/L (Số bản gốc B/L)

Thể hiện số bản gốc được phát hành.

Ba bản hợp đồng sẽ được người bán gửi nhanh cho người mua Người mua sẽ sử dụng một bản để nhận Lệnh giao hàng từ đại lý hoặc hãng tàu, một bản để làm thủ tục hải quan và nộp cho cơ quan hải quan, và một bản để lưu trữ.

GIẤY GỬI HÀNG ĐƯỜNG BIỂN KHÔNG CHUYỂN NHƯỢNG

Khoản a - Điều 21

2.1.1 Điểm i a Một giấy gửi hàng đường biển không chuyển nhượng, dù gọi như thế nào, phải: i Ghi rõ tên người chuyên chở và được ký bởi:

* Người chuyên chở hoặc một đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt người chuyên chở;

Thuyền trưởng hoặc đại lý được chỉ định thay mặt cho thuyền trưởng có trách nhiệm rõ ràng Chữ ký của người chuyên chở, thuyền trưởng và đại lý phải được phân biệt một cách rõ ràng để xác định ai là người chịu trách nhiệm.

Chữ ký của đại lý cần phải được ghi rõ ràng, thể hiện rằng đại lý đã ký thay mặt cho người chuyên chở hoặc đại diện cho thuyền trưởng.

Một NNSWB không chuyển nhượng (non-negotiable sea waybill) phải:

1 Ghi rõ tên người chuyên chở (carrier)

 Người chuyên chở hoặc đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt người chuyên chở.

 Thuyền trưởng hoặc đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt thuyền trưởng.

 Chữ ký phải phân biệt rõ là của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý

 Nếu là chữ ký của đại lý, phải ghi rõ là đại lý ký thay mặt hoặc đại diện cho người chuyên chở hoặc thuyền trưởng.

NNSWB ghi "Người chuyên chở: Công ty Vận tải Biển ABC" và được ký bởi

"Nguyễn Văn A, Đại lý của Công ty Vận tải Biển ABC".

Khoản (a) i Điều 21 quy định rằng NNSWB phải cung cấp đầy đủ thông tin xác định người chuyên chở và chữ ký hợp lệ, nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa.

2.1.2 Điểm ii ii Chỉ rõ rằng hàng hóa đã được xếp lên một con tàu chỉ định tại cảng xếp hàng quy định trong tín dụng, bằng:

Ghi chú hàng đã xếp lên tàu sẽ ghi rõ ngày hàng được xếp lên tàu Ngày phát hành NNSWB được xem là ngày giao hàng, trừ khi có ghi chú cụ thể trong NNSWB về ngày giao hàng; trong trường hợp này, ngày ghi trong ghi chú hàng đã xếp lên tàu sẽ được coi là ngày giao hàng.

Nếu NNSWB ghi chú “con tàu dự định” hoặc thông tin liên quan đến tên con tàu, việc ghi rõ hàng hóa đã được xếp lên tàu cùng với ngày giao hàng và tên con tàu thực tế là rất quan trọng.

NNSWB cần xác định rõ rằng hàng hóa đã được xếp lên tàu chỉ định tại cảng xếp hàng theo quy định trong tín dụng.

- Cụm từ in sẵn trên NNSWB;

- Ghi chú "Hàng đã xếp lên tàu" kèm theo ngày xếp hàng.

Nếu không có ghi chú "Hàng đã xếp lên tàu", ngày phát hành NNSWB sẽ được xem là ngày giao hàng Tuy nhiên, nếu có ghi chú "Hàng đã xếp lên tàu" kèm theo ngày giao hàng, thì ngày ghi trong ghi chú này sẽ được xác định là ngày giao hàng.

Nếu NNSWB ghi "Con tàu dự định" hoặc các cụm từ tương tự liên quan đến tên con tàu, cần phải có ghi chú "Hàng đã xếp lên tàu" kèm theo ngày giao hàng và tên con tàu thực tế.

Giả sử tín dụng yêu cầu xếp hàng lên tàu Việt Nam Express Nếu NNSWB chỉ ghi

"Con tàu dự định Việt Nam Express", thì cần có thêm ghi chú "Hàng đã xếp lên tàu Việt Nam Express ngày 01/06/2024".

Khoản (a) ii Điều 21 yêu cầu NNSWB cung cấp thông tin chi tiết về xếp hàng lên tàu, ngày giao hàng và tên con tàu thực tế, nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến địa điểm và thời gian giao nhận hàng.

2.1.3 Điểm iii iii Thể hiện việc giao hàng từ cảng xếp đến cảng dỡ hàng quy định trong tín dụng Nếu NNSWB không thể hiện cảng xếp hàng quy định trong tín dụng là cảng xếp hàng hoặc nếu có ghi từ “dự định” hoặc tương tự liên quan đến cảng xếp hàng, thì việc ghi chú đã xếp hàng, nói rõ cảng xếp hàng là cảng xếp quy định trong tín dụng, ngày giao hàng và tên con tàu là cần thiết Điều quy định này cũng áp dụng ngay cả khi việc xếp hàng lên tàu hoặc giao hàng cho con tàu chỉ định được thể hiện bằng từ in sẵn trên NNSWB.

NNSWB phải thể hiện chi tiết về việc giao hàng từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng như được quy định trong tín dụng.

Nếu NNSWB không thể hiện cảng xếp hàng đúng quy định trong tín dụng hoặc có ghi chú "dự định" liên quan đến cảng xếp hàng, người chào hàng cần bổ sung thông tin cần thiết.

- Ghi chú đã xếp hàng lên tàu

- Xác định rõ cảng xếp hàng là đúng như quy định trong tín dụng

- Tên con tàu Điều này áp dụng cả khi NNSWB ghi chú về việc xếp hàng lên tàu hoặc giao hàng cho con tàu bằng những từ in sẵn.

Trong trường hợp tín dụng yêu cầu cảng xếp hàng là Hải Phòng, nhưng NNSWB chỉ ghi "Dự định xếp hàng tại Hải Phòng", ngân hàng sẽ không chấp nhận NNSWB này theo Điều 21a (iii) Để được chấp nhận, NNSWB cần ghi rõ "Đã xếp hàng tại Hải Phòng" cùng với các thông tin bổ sung như ngày giao hàng và tên con tàu.

Khoản (a) iii Điều 21 yêu cầu NNSWB phải phản ánh chính xác địa điểm xếp hàng và dỡ hàng theo quy định trong tín dụng, nhằm ngăn ngừa rủi ro liên quan đến địa điểm giao nhận hàng và nâng cao tính minh bạch trong các giao dịch.

2.1.4 Điểm iv iv Là bản gốc duy nhất hoặc nếu phát hành nhiều hơn một bản gốc thì toàn bộ bản gốc như thể hiện trong NNSWB.

NNSWB phải có một bản gốc duy nhất để đảm bảo tính nhất quán và tránh nhầm lẫn Nếu có nhiều bản gốc NNSWB được phát hành, tất cả đều phải được chấp nhận như một phần của NNSWB Quy định này giúp ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng hoặc sử dụng nhiều bản gốc, giảm thiểu rủi ro liên quan.

Nếu NNSWB ghi "Một trong ba bản gốc" nhưng ngân hàng nhận cả ba bản gốc, theo Điều 21a (iv), ngân hàng phải chấp nhận tất cả ba bản gốc này Số lượng bản gốc được nêu trong NNSWB là cơ sở để ngân hàng thực hiện nghĩa vụ chấp nhận.

Khoản b - Điều 21

Theo điều khoản này, "chuyển tải" được hiểu là quá trình dỡ hàng từ một con tàu và xếp hàng lên một con tàu khác trong suốt hành trình vận chuyển, từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng đã được quy định trong tín dụng.

Hàng hóa có thể cần chuyển tải giữa các tàu trong quá trình vận chuyển, không chỉ đơn thuần từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng Điều 21b quy định rằng việc chuyển tải phải được thực hiện trong hành trình vận chuyển đã chỉ định trong tín dụng và không vi phạm quy định về vận chuyển trực tiếp.

Một tín dụng yêu cầu vận chuyển hàng hóa từ cảng Thượng Hải (Trung Quốc) đến cảng Rotterdam (Hà Lan) Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa có thể được dỡ xuống tàu tại cảng Singapore và sau đó được xếp lên một tàu khác để tiếp tục hành trình Theo Điều 21b, việc chuyển tải hàng hóa từ tàu này sang tàu khác tại cảng Singapore là hợp lệ, miễn là nó diễn ra trong hành trình từ cảng Thượng Hải đến cảng Rotterdam theo quy định trong tín dụng.

Khoản (b) Điều 21 UCP 600 quy định về việc chuyển tải hàng hóa trong tín dụng, mang lại sự linh hoạt cho các giao dịch tín dụng chứng từ Điều này đặc biệt quan trọng khi hàng hóa cần trải qua quá trình chuyển tải trong quá trình vận chuyển.

Khoản c - Điều 21

2.3.1 Điểm i i NNSWB có thể ghi hàng hóa sẽ hoặc có thể chuyển tải miễn là toàn bộ hành trình vận chuyển chỉ sử dụng một và cùng một NNSWB.

Ngân hàng sẽ chấp nhận hàng hóa hoặc việc chuyển tải trong quá trình vận chuyển, với điều kiện toàn bộ hành trình, bao gồm cả việc chuyển tải, chỉ được thực hiện bằng một loại NNSWB (Người Vận Chuyển Đường) duy nhất.

Trong quá trình vận chuyển, không được phép thay đổi giữa các loại NNSWB khác nhau, bao gồm Bộ, Đường Sắt, Đường Thủy Nội Địa hoặc Hãng Hàng Không.

Giả sử một tín dụng chứng từ yêu cầu:

"Vận tải bằng container từ Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đến Osaka, Nhật Bản."

Trong tài liệu vận tải được xuất trình, có ghi:

"Hàng hóa sẽ được chuyển tải tại cảng Hong Kong."

Theo Điều 21c (i), ngân hàng sẽ chấp nhận điều kiện này nếu toàn bộ hành trình vận chuyển, bao gồm cả việc chuyển tải tại Hong Kong, được thực hiện hoàn toàn bằng đường biển và với cùng một Hãng Tàu.

Ví dụ, nếu tài liệu vận tải thể hiện rằng:

- Vận chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Hong Kong bằng tàu biển A

Chuyển tải tại Hong Kong

- Vận chuyển từ Hong Kong đến Osaka bằng tàu biển B

=> Thì ngân hàng sẽ không chấp nhận, vì đã có sự thay đổi giữa các Hãng Tàu(Hãng Tàu A và Hãng Tàu B) trong suốt hành trình vận chuyển.

Nếu toàn bộ quá trình vận chuyển, bao gồm cả việc chuyển tải, được thực hiện bởi một Hãng Tàu duy nhất, ngân hàng sẽ đồng ý chấp nhận.

Theo Khoản (c) ii Điều 21 UCP 600, ngân hàng chỉ chấp nhận vận chuyển hàng hóa nếu toàn bộ hành trình, bao gồm cả việc chuyển tải, được thực hiện bởi cùng một Hãng Tàu Nếu có sự thay đổi về Hãng Tàu trong quá trình vận chuyển, ngân hàng sẽ không chấp nhận giao dịch.

2.3.2 Điểm ii ii Một NNSWB ghi chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra là có thể chấp nhận, ngay cả khi tín dụng cấm chuyển tải, nếu hàng hóa được giao bằng container, xe moóc hoặc xà lan tàu LASH thể hiện trên NNSWB.

Ngân hàng chấp nhận NNSWB khi có ghi chú chuyển tải, miễn là hàng hóa được vận chuyển bằng container, xe moóc hoặc xà lan tàu LASH Đây là một ngoại lệ so với quy định thông thường, vì ngân hàng thường không chấp nhận NNSWB ghi chuyển tải khi tín dụng cấm chuyển tải Tuy nhiên, với các phương tiện vận chuyển cụ thể như container, xe moóc và xà lan tàu LASH, ngân hàng vẫn có thể chấp nhận.

Trong trường hợp một tín dụng yêu cầu "vận tải hàng hóa từ Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đến Osaka, Nhật Bản" và cấm chuyển tải, nhưng trên Vận đơn Đường biển (NNSWB) lại ghi rõ "hàng hóa sẽ được chuyển tải tại cảng Hong Kong", điều này có thể gây ra mâu thuẫn trong việc thực hiện hợp đồng vận chuyển.

Theo Điều 21c (ii) của UCP 600, ngay cả khi tín dụng cấm chuyển tải, ngân hàng vẫn có thể chấp nhận NNSWB này với điều kiện là:

- Hàng hóa được vận chuyển bằng container.

- Hoặc được vận chuyển bằng xe moóc.

- Hoặc được vận chuyển bằng xà lan tàu LASH.

Ngân hàng vẫn có thể chấp nhận NNSWB khi sử dụng một trong những phương tiện vận chuyển này, mặc dù có ghi chú rằng việc chuyển tải sẽ diễn ra tại Hong Kong Đây là một ngoại lệ so với quy định thông thường.

Khoản (c) ii Điều 21 tạo ra sự cân bằng giữa nhu cầu tín dụng và thực tế vận chuyển hàng hóa bằng cách cho phép một số hình thức chuyển tải, mặc dù tín dụng có thể cấm Điều này không chỉ mang lại sự linh hoạt mà còn tăng khả năng thích ứng trong giao dịch thương mại quốc tế.

Khoản d - Điều 21

d Các điều khoản trong NNSWB quy định rằng người chuyên chở dành quyền chuyển tải sẽ không được xem xét đến.

Trong hợp đồng vận tải, người vận chuyển, chẳng hạn như hãng tàu, thường được phép thực hiện việc chuyển tải hàng hóa Điều này được quy định rõ ràng trong Điều 21d của UCP.

Trong giao dịch tín dụng chứng từ, các điều khoản về quyền chuyển tải của người vận chuyển sẽ không được xem xét, nhằm đơn giản hóa và làm rõ yêu cầu vận chuyển Việc chuyển tải hàng hóa chỉ được chấp nhận nếu đáp ứng các yêu cầu theo Điều 21b, mà không liên quan đến quyền chuyển tải trong hợp đồng vận tải.

Khi công ty ABC mở tín dụng chứng từ để mua hàng từ công ty XYZ, hợp đồng vận tải với hãng tàu cho phép chuyển tải hàng hóa Tuy nhiên, khi nộp chứng từ cho ngân hàng để nhận thanh toán, ngân hàng chỉ kiểm tra việc chuyển tải có tuân thủ Điều 21b trong UCP 600 hay không, mà không xem xét điều khoản chuyển tải trong hợp đồng vận tải Nếu chứng từ chứng minh hàng hóa đã được chuyển tải tại cảng trung gian theo yêu cầu tín dụng, ngân hàng sẽ chấp nhận mà không cần quan tâm đến quyền chuyển tải của hãng tàu.

Khoản (d) Điều 21 UCP 600 đóng vai trò quan trọng trong việc đơn giản hóa và chuẩn hóa các yêu cầu vận chuyển trong giao dịch tín dụng chứng từ, không phụ thuộc vào các điều khoản trong hợp đồng vận tải.

Khoản a - Điều 22

3.1.1 Điểm i a Một vận đơn, dù được gọi tên như thế nào, có ghi là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu (vận đơn theo hợp đồng thuê tàu) phải: i được ký bởi:

* thuyền trưởng hoặc một đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt thuyền trưởng, hoặc

* chủ tàu hoặc đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt chủ tàu

* người thuê tàu và đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt người thuê tàu.

Chữ ký của thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu hoặc đại lý cần được phân biệt rõ ràng để xác định đúng danh tính của từng bên liên quan.

Chữ ký của đại lý phải thể hiện là đại lý đã ký thay mặt cho hoặc đại diện cho thuyền trưởng, chủ tàu hoặc người cho thuê.

Một đại lý khi ký cho hoặc thay mặt cho chủ tàu hoặc người thuê tàu phải ghi tên của chủ tàu hoặc của người thuê tàu.

Khi ký một vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, chữ ký cần phải rõ ràng và phân biệt, bao gồm chữ ký của thuyền trưởng, đại lý của thuyền trưởng, chủ tàu, đại lý của chủ tàu, người thuê tàu, hoặc đại lý chỉ định thay mặt cho người thuê tàu Đại lý ký thay phải ghi rõ đại diện cho ai và nêu tên cụ thể của chủ tàu hoặc người thuê tàu.

Tàu KT Voyager có thuyền trưởng là ông Adam, đại lý được chỉ định trong trường hợp ký thay mặt thuyền trưởng là ông Smith.

 Vận đơn ký bởi thuyền trưởng:

Shipped on board KT Voyager on 1st June 2024 at X Port

 Vận đơn ký bởi đại lý của thuyền trưởng (ghi tên ký thay cho thuyền trưởng)

Shipped on board KT Voyager on 1st June 2024 at X Port

As agent on behalf of Master Adam

Kết luận, việc đảm bảo tính hợp lệ và được chấp nhận trong giao dịch quốc tế là rất quan trọng Đồng thời, cần xác nhận quyền hạn và trách nhiệm trong việc ký vận đơn để tránh tranh chấp và giảm thiểu rủi ro pháp lý liên quan đến quyền sở hữu và trách nhiệm đối với hàng hóa.

Hình ảnh minh họa thực tế

(as agent on behalf of the owner) – đại lý được chỉ định ký thay của chủ tàu ( Saudi Ship Broker Services Company Ltd ) – chủ tàu ( Saudi Bulk Fleet of

3.1.2 Điểm ii ii thể hiện hàng hóa đã được xếp lên con tàu chỉ định tại cảng xếp hàng quy định trong tín dụng, bằng:

* cụm từ in sẵn, hoặc

* ghi chú hàng đã xếp lên tàu có ghi ngày mà vào ngày đó hàng hóa đã được xếp lên tàu.

Ngày phát hành vận đơn theo hợp đồng thuê tàu được xem là ngày giao hàng, trừ khi vận đơn có ghi chú về ngày giao hàng khi hàng đã được xếp lên tàu Trong trường hợp này, ngày ghi trong ghi chú sẽ được xác nhận là ngày giao hàng.

Giải thích Để vận đơn được chấp nhận, “hàng đã xếp” phải thể hiện ngày và tên của tàu được chỉ định Bằng hai cách sử dụng:

Cụm từ "Shipped on board" hoặc "Loaded on board" xuất hiện trên vận đơn để xác nhận rằng hàng hóa đã được xếp lên tàu.

Hàng đã được xếp lên tàu sẽ được ghi chú rõ ràng, bao gồm cả ngày xếp hàng, để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình vận chuyển.

 Ngày phát hành vận đơn: Ngày phát hành vận đơn sẽ được coi là ngày giao hàng nếu không có ghi chú riêng về ngày xếp hàng.

Ghi chú về ngày xếp hàng trên vận đơn sẽ được xem là ngày giao hàng, bất chấp việc ngày này có thể khác với ngày phát hành vận đơn.

Công ty ở Việt Nam đã xuất khẩu 500 tấn gạo sang Singapore, sử dụng tàu MV Ocean Trader để vận chuyển từ cảng Hải Phòng đến cảng Singapore Theo thỏa thuận tín dụng chứng từ (L/C), hàng hóa cần được xếp lên tàu trước hoặc vào ngày 15 tháng 6 năm 2024.

1 Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party Bill of Lading) có thể thể hiện hàng hóa đã được xếp lên tàu như sau:

 Bằng cụm từ in sẵn: "Shipped on board" hoặc "Loaded on board"

Ví dụ: "Shipped on board MV Ocean Trader on 15th June 2024 at Haiphong Port."

Hàng hóa đã được xếp lên tàu sẽ được ghi chú rõ ràng, bao gồm cả ngày xếp hàng, để đảm bảo thông tin chính xác và minh bạch Nếu không có cụm từ in sẵn, người ghi chú sẽ tự tay ghi lại thông tin này.

Ví dụ: Trên vận đơn: "Received for shipment on 12th June 2024"

Ghi chú: "Shipped on board on 15th June 2024"

2 Cách ngân hàng xác định ngày giao hàng:

 Ngày phát hành vận đơn:

Nếu vận đơn được phát hành vào ngày 15 tháng 6 năm 2024 mà không có ghi chú về ngày xếp hàng, thì ngày 15 tháng 6 năm 2024 sẽ được xác định là ngày giao hàng.

 Ghi chú hàng đã xếp lên tàu:

Nếu vận đơn có ghi chú rằng hàng hóa đã được xếp lên tàu vào ngày 15 tháng 6 năm 2024, thì ngày 15 tháng 6 năm 2024 sẽ được coi là ngày giao hàng.

Khoản a (ii) điều 22 UCP yêu cầu tính chính xác và minh bạch trong việc xác định ngày giao hàng bằng cách ghi rõ ngày hàng hóa được xếp lên tàu và tên con tàu Điều này giúp đảm bảo rằng các giao dịch thương mại quốc tế diễn ra đúng thời hạn, đồng thời giảm thiểu tranh chấp liên quan đến việc không ghi rõ ngày xếp hàng.

Hình ảnh minh họa thực tế

Shipped on board on 12th March 2012

3.1.3 Điểm iii iii thể hiện việc giao hàng từ cảng xếp hàng tới cảng dỡ hàng quy định trong tín dụng Cảng dỡ hàng cũng có thể ghi là một loạt cảng hoặc một khu vực địa lý như quy định trong tín dụng

Cảng dỡ hàng là địa điểm nơi hàng hóa được dỡ xuống sau khi vận chuyển Trong hợp đồng tín dụng (L/C), cảng dỡ hàng có thể được chỉ định cụ thể hoặc là một chuỗi cảng, hoặc khu vực địa lý đã được quy định, nhằm mang lại sự linh hoạt trong quá trình giao nhận hàng hóa, đồng thời vẫn đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của tín dụng.

Một công ty xuất khẩu gạo Việt Nam đã ký hợp đồng với đối tác Đức để xuất khẩu 10.000 tấn gạo Hợp đồng quy định việc vận chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng đến một trong ba cảng ở Châu Âu: Hamburg, Rotterdam hoặc Antwerp.

L/C có thể ghi như sau:

Cảng xếp hàng (Port of Loading): Hải Phòng, Việt Nam

Cảng dỡ hàng (Port of Discharge): Hamburg, Rotterdam hoặc Antwerp

Khoản b - Điều 22

b Ngân hàng sẽ không kiểm tra các hợp đồng thuê tàu, ngay cả khi các hợp đồng thuê tàu này phải xuất trình theo yêu cầu của tín dụng.

Ngân hàng sẽ không kiểm tra nội dung của hợp đồng thuê tàu mà:

Ngân hàng chỉ thực hiện việc kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc rút tiền từ tín dụng L/C khi bạn nộp hồ sơ Họ sẽ xác nhận rằng bạn đã cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết theo yêu cầu trong thư tín dụng.

Ngân hàng không kiểm tra chi tiết hợp đồng thuê tàu khi cấp tín dụng, mặc dù hợp đồng này phải được nộp Họ chỉ xác nhận rằng người xuất trình đã cung cấp hợp đồng thuê tàu mà không quan tâm đến các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng đó.

Công ty Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu 500 tấn gạo sang Ý và thuê tàu "KT Sea Voyager" để vận chuyển hàng hóa thông qua hợp đồng thuê tàu (Charter Party) Người mua hàng đã mở một tín dụng tại ngân hàng của họ và yêu cầu xuất trình vận đơn theo hợp đồng thuê tàu cùng với một số chứng từ khác để thực hiện thanh toán Tín dụng này sẽ yêu cầu các chứng từ cần thiết để hoàn tất giao dịch.

 Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.

 Giấy chứng nhận xuất xứ.

Ngân hàng sẽ xác minh rằng bạn đã nộp đầy đủ vận đơn, hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ và hợp đồng thuê tàu, mà không cần kiểm tra chi tiết nội dung của hợp đồng thuê tàu.

Tạo sự linh hoạt và đơn giản hóa quy trình kiểm tra giúp bảo vệ ngân hàng khỏi các điều khoản và tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê tàu Điều này không chỉ giảm rủi ro cho ngân hàng mà còn giúp họ tập trung vào việc xử lý các chứng từ tài chính chuyên môn một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Ngày đăng: 05/12/2024, 12:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w