Cònkhông chấp nhận thì sẽ yêu cầu sửa đổi Thư tín dụng tuân theo điều 10 UCP 600.Bước 5, xuất trình chứng từ: Sau khi chuyển giao hàng hóa, nhà xuất khẩu tiếnhành lập bộ chứng từ thanh t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TỪ KHI CÓ UCP 600 ICC 2007.
Hà Nội, tháng 9 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯ TÍN DỤNG (L/C) 3
1.1 Khái niệm và đặc điểm của Thư Tín Dụng 3
1.2 Trình tự thanh toán qua Thư Tín Dụng 3
1.3 Các bộ chứng từ liên quan đến Thư Tín Dụng 4
CHƯƠNG 2: CÁC TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM 6
2.1 Các loại tranh chấp trong thanh toán bằng Thư Tín Dụng 6
2.2 Tranh chấp liên quan đến việc xuất trình chứng từ 6
2.3 Tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của các bên liên quan 8
2.4 Tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của ngân hàng 9
2.5 Thực trạng của các tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng Thư Tín Dụng tại Việt Nam 9
2.6 Tranh chấp liên quan đến hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) 9
2.7 Tranh chấp liên quan đến chứng từ bảo hiểm 10
2.8 Tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của các bên tham gia 10
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA CÁC TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG THƯ TÍN DỤNG 12
3.1 Nguyên nhân gây ra các tranh chấp trong thanh toán bằng Thư Tín Dụng 123.1.1 Đối với người nhập khẩu 12
3.1.2 Đối với người xuất khẩu 12
3.2 Giải pháp tránh rủi ro và tranh chấp khi sử dụng phương thức thanh toán bằng Thư Tín Dụng 13
3.2.1 Đối với nhà nhập khẩu 13
3.2.2 Đối với nhà xuất khẩu 14
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HAI TÌNH HUỐNG CỤ THỂ TỪ KHI CÓ UCP 600 ICC 200715
4.1 Tình huống 1 15
Trang 34.1.1 Tóm tắt case (cách toà xử, kết quả vụ án) 15
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, giao dịch thương mại quốc tếtrở thành một xu hướng không thể tránh khỏi Để thực hiện các giao dịch nàymột cách hiệu quả và an toàn, việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế làđiều vô cùng quan trọng Trong số các phương thức thanh toán này, thư tín dụngchứng từ (L/C) nổi lên như một trong những lựa chọn phổ biến và được ưachuộng, với những ưu điểm và lợi ích mà nó mang lại
Với nhận thức về sự quan trọng của việc hiểu biết về cách thức hoạt động của L/
C cũng như vấn đề rủi ro và tranh chấp thường xảy ra, nhóm chúng tôi đã quyếtđịnh tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài "THỰC TRẠNG TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ L/C TẠI VIỆT NAM PHÂN TÍCH 2 TÌNH HUỐNG TRANH CHẤP CỤ THỂ TỪ KHI CÓ UCP 600 ICC 2007."
Bài tiểu luận này sẽ tập trung vào việc đánh giá thực trạng sử dụng phương thứcthanh toán bằng L/C tại Việt Nam, những rủi ro và tranh chấp thường gặp, và đềxuất các giải pháp ngăn ngừa tranh chấp phát sinh trong giao dịch quốc tế bằngL/C Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ phân tích hai tình huống tranh chấp cụ thể dựatrên UCP 600 ICC 2007
Mục tiêu của bài tiểu luận là cung cấp thông tin và phương pháp để giảm thiểucác rủi ro và tranh chấp khi sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C, từ đógiúp các bên tham gia giao dịch quốc tế đưa ra quyết định thông minh và có lợinhất
Mặc dù có những hạn chế về thời gian thực hiện và kiến thức, chúng tôi hy vọngrằng bài nghiên cứu này sẽ nhận được sự đóng góp và đánh giá tích cực từ phíacác bạn Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ L/C 1.1 Khái niệm và tính chất của L/C
Thư tín dụng chứng từ (L/C) là một hình thức thanh toán quốc tế trong đó ngânhàng (ngân hàng phát hành) của người mua hàng cam kết thanh toán cho người bánhàng (người xuất khẩu) một số tiền nhất định theo điều kiện và các chứng từ giao dịch
cụ thể Về khái niệm, L/C được định nghĩa là một công cụ thanh toán được sử dụngrộng rãi trong giao dịch quốc tế, trong đó ngân hàng phát hành cam kết thanh toán chongười bán hàng khi nhận được các chứng từ hợp lệ Các bên liên quan trong giao dịchL/C gồm có ba bên chính: người mua hàng (người nhờ), ngân hàng phát hành (ngânhàng của người mua hàng), và người bán hàng (người ủy thác)
Về tính chất, L/C có 2 tính chất cơ bản Thứ nhất, L/C có tính chất bảo đảm thểhiện ở việc L/C cung cấp một mức độ đảm bảo cho cả người mua hàng và người bánhàng Người mua hàng có thể yêu cầu ngân hàng phát hành cam kết thanh toán chỉ khinhận được các chứng từ hợp lệ Ngược lại, người bán hàng có thể chắc chắn sẽ đượcthanh toán khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong L/C Thứ hai, L/C có tính chất quốc
tế bởi L/C được sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế, giúp tạo ra sự tin tưởng vàbảo vệ lợi ích của các bên trong môi trường thương mại đa quốc gia
Bước 2, ngân hàng phát hành L/C: Ngân hàng phát hành (Issuing bank) sẽ kiểm tra
Trang 6xem hồ sơ xin mở L/C của nhà nhập khẩu đã hợp lệ chưa Nếu đáp ứng đủ các yêu cầu
Trang 7thì ngân hàng sẽ mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng (Beneficiary) thông quanngân hàng thông báo (Advising bank).
Bước 3, ngân hàng thông báo xác minh tính chân thực bề ngoài rồi gửi L/C chongười hưởng lợi Nếu không kiểm tra được tính chân thật bề ngoài của L/C, ngân hàngthông báo phải thông báo lại không chậm trễ cho ngân hàng phát hành, hoặc nếu vẫnquyết định thông báo L/C, thì phải thông báo rằng L/C không thoải mãn tính chân thật
bề ngoài
Bước 4, người bán kiểm tra L/C, nếu chấp nhận thì tiến hành giao hàng Cònkhông chấp nhận thì sẽ yêu cầu sửa đổi Thư tín dụng tuân theo điều 10 UCP 600.Bước 5, xuất trình chứng từ: Sau khi chuyển giao hàng hóa, nhà xuất khẩu tiếnhành lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định của L/C và gửi đến ngân hàng pháthành thông qua ngân hàng thông báo để yêu cầu được thanh toán cho ngân hàng đượcchỉ định
Bước 6, thông báo kết quả kiểm tra chứng từ: Khi nhận được bộ chứng từ, ngânhàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù hợp với quy định trongL/C thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng thôngqua ngân hàng thông báo Nếu chứng từ không phù hợp thì sẽ từ chối thanh toán và trả
hồ sơ cho nhà xuất khẩu
Bước 7, chấp nhận/từ chối thanh toán: Ngân hàng phát hành tiến hành giao lại bộchứng từ cho nhà nhập khẩu, yêu cầu thanh toán với điều kiện người này trả tiền hoặcchấp nhận trả tiền Bên nhập khẩu kiểm tra lại bộ chứng từ và tiến hành hoàn trả tiềncho ngân hàng
Bước 8, thanh toán: Người mua kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp thì hoàn tiềncho ngân hàng mở L/C, nhận chứng từ để đi nhận hàng; nếu phát hiện chứng từ có saisót so với quy định của L/C thì có quyền từ chối hoàn trả tiền, khi đó trách nhiệmthuộc về ngân hàng mở L/C
Vận đơn đường biển (Bill of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằngđường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó ngườivận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển vàcam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượngtốt và số lượng đầy đủ như biên nhận
Trang 8Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List) là bảng kê hàng hóa đóng trong một kiệnhàng, tạo điều kiện cho việc kiểm đếm hàng hóa trong mỗi kiện Về phân loại, phiếuđóng gói thông thường có 02 loại: Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed Packing List);Phiếu đóng gói tập trung (Neutral Packing List)
Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate) gồm có: Đơn bảo hiểm (InsurancePolicy) và Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of Insurance)
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) là loại chứng từ cho biết nguồngốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào Giấychứng nhận xuất xứ bao gồm một vài tác dụng sau: Ưu đãi thuế quan; Áp dụng thuếchống phá giá và trợ giá; Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch; Xúctiến thương mại.Giấy chứng nhận xuất xứ được phân thành nhiều loại: như CO form
A, CO form C, CO form E,
Ngoài các chứng từ kể trên, còn có một vài chứng từ khác có thể bao gồm trong bộchứng từ thanh toán L/C bao gồm: Chứng từ đòi tiền người bán (Hối phiếu, hoặc kỳphiếu, séc, ); Các loại giấy chứng nhận liên quan tới hàng hóa (export permit); Giấychứng nhận số lượng; Giấy chứng nhận trọng lượng; Giấy chứng nhận chất lượng;Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật/ thực vật (Sanitary/Phytosanitary Certificate);Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Certificate of Health) do cơ quan có thẩmquyền cấp,
Trang 9CHƯƠNG 2: CÁC TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI
VIỆT NAM 2.1 Các tranh chấp trong thanh toán bằng L/C
2.1.1 Các tranh chấp liên quan tới chứng từ xuất trình
Về nguyên tắc, trong phương thức thư tín dụng chứng từ, các bên giao dịch chỉcăn cứ vào các chứng từ Nếu người xuất khẩu lập được các chứng từ phù hợp vớicác quy định trong L/C thì ngân hàng sẽ thanh toán cho người xuất khẩu Ðối vớicác chứng từ, ngân hàng phát hành thường yêu cầu người thụ hưởng phải thoả mãncác yêu cầu sau:
- Số loại chứng từ phải xuất trình và số lượng bản chính, bản sao của mỗi loại
- Các chứng từ phải thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các điềukiện của thư tín dụng
- Các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng là không được mâu thuẫn lẫnnhau
- Yêu cầu ký phát từng loại chứng từ đó như thế nào?
Tuy nhiên, trong thực tế thanh toán theo L/C, đã có khá nhiều tranh chấp phátsinh do bộ chứng từ người bán lập không đáp ứng được các yêu cầu nói trên.Thường có 3 loại chứng từ được coi là chứng từ quan trọng trong các chứng từxuất trình đòi tiền theo L/C, bao gồm: Vận đơn đường biển, hoá đơn thương mại vàbảo hiểm đơn
a) Tranh chấp liên quan đến vận tải đơn đường biển (Ocean Bill of Lading)
Theo Ðiều 20 UCP 600, yêu cầu chung cho vận đơn đường biển xuất trình baogồm:
- Vận đơn phải được cấp bởi một trong ba đối tượng sau: Người chuyên chởhàng hóa; thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng.Người ký vận đơn, ngoài việc ghi rõ tên thì còn phải ghi rõ năng lực của họ nữa
- Vận đơn phải ghi rõ hàng hóa đã được bốc lên đích danh một con tàu(Shipped on board)
- Vận đơn phải chỉ rõ là việc gửi hàng từ cảng tới cảng trên một con tàu chỉđịnh theo yêu cầu của L/C
b) Tranh chấp liên quan tới hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
Trong TTQT bằng L/C, hoá đơn thương mại là một loại chứng từ thương mại
do Người thụ hưởng L/C tạo lập cho Người yêu cầu mở L/C sau khi Người thụhưởng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
Theo Ðiều 18 UCP 600, hóa đơn thương mại phải đảm bảo được các yêu cầusau:
- Hóa đơn thương mại chỉ mô tả hàng hoá thực giao hoặc những dịch vụ hoặccác thực hiện đã cung ứng và phải phù hợp với mô tả hàng hoá dịch vụ và các thực hiện trong L/C
Trang 10- Số lượng, trọng lượng và thể tích hàng hoá kê khai trong hoá đơn không đượcmâu thuẫn với các kê khai trên các chứng từ khác của cùng một lần xuất trình.
- Ðiều kiện thương mại là một bộ phận của mô tả hàng hoá trong L/C vàthường được thể hiện hoặc là gắn kết với đơn giá hoặc ghi kèm với thư tín dụng
- Hóa đơn thương mại không nhất thiết phải có chữ ký của người phát hành(theo Ðiều 18a (iv) UCP 600), nhưng phải thể hiện trên bề mặt là được phát hànhbởi người hưởng lợi L/C và lập theo tên người mở L/C, trừ trường hợp L/C chuyểnnhượng
c) Tranh chấp liên quan đến chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy)
Chứng từ bảo hiểm là loại chứng từ chỉ xuất hiện khi người bán chịu tráchnhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu, ví dụ như trường hợp mua bán vớiđiều kiện CIF (Cost, Insurance and Freight) – “Tiền hàng, bảo hiểm và cước”, CIP(Carriage and Insurance Paid to…) - “Cước phí và bảo hiểm trả tới…” Về chứng
từ bảo hiểm, Ðiều 28 UCP 600 quy định:
- Chứng từ bảo hiểm thể hiện trên bề mặt đã được lập, ký tên bởi công ty bảohiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý của họ phát hành Các phiếu bảo hiểm (covernotice) do người môi giới của công ty bảo hiểm cấp thường không được ngân hàngchấp nhận
- Trị giá bảo hiểm phải bao gồm ít nhất giá CIF hay CIP của hàng hóa cộngthêm 10% nhưng chỉ khi nào giá CIF hay CIP có thể định rõ trên chứng từ TrongL/C cũng cần phải quy định rõ loại bảo hiểm phải mua và nếu cần bao gồm cảnhững loại rủi ro phụ phải mua bảo hiểm
- Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và cùng loại tiền của thư tíndụng
- Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm không được muộn hơn ngày giao hàng,trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực kể từ ngày khôngchậm hơn ngày giao hàng
d) Các vấn đề khác liên quan tới chứng từ xuất trình
Ngoài những nội dung liên quan tới các chứng từ xuất trình như đã nói ở trên,quan điểm như thế nào là sự mâu thuẫn giữa các chứng từ vẫn còn có nhiều tranhluận và không ít trường hợp sự không thống nhất về quan điểm cũng thường dẫnđến các tranh chấp Ví dụ, theo yêu cầu của L/C, hóa đơn thương mại phần mô tảhàng hóa ghi: Mặt hàng: A xít sun phu rich, nhưng trong chứng từ giám định lạighi: H2SO4 Xét về mặt bản chất, thì dù có 2 cách ghi khác nhau ở 2 chứng từnhưng ngân hàng, với sự cẩn thận hợp lý, có thể phán xét được đây là chứng từkhông mâu thuẫn Nhưng trong những trường hợp khác, ngân hàng không thể pháthiện ra bản chất bên trong của chứng từ so với hình thức bên ngoài của nó thì sao?
Do vậy, giải pháp an toàn nhất cho các doanh nghiệp và để tránh các tranh chấp cóthể phát sinh, tốt nhất là nên loại bỏ các mâu thuẫn về hình thức khi tạo lập cácchứng từ theo yêu cầu của L/C
Trang 112.1.2 Các tranh chấp liên quan tới trách nhiệm của các bên liên quan:
a) Ðối với người nhập khẩu
Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, nhiệm vụ của người nhập khẩu là dựa vàocác nội dung khung đã thoả thuận trong hợp đồng để viết yêu cầu mở L/C Các lỗi
mà người nhập khẩu thường gặp, đó là:
Thứ nhất, khi ký hợp đồng xong, người mua, có thể vì một lý do nào đó màkhông mở L/C hoặc mở L/C chậm so với thời hạn quy định trong hợp đồng muabán Mở L/C chậm là việc người mua mở L/C sau khi thời hạn mở L/C quy địnhtrong hợp đồng đã chấm dứt Như vậy, nếu hợp đồng quy định một thời hạn cụ thểcho việc mở L/C thì rất dễ xác định thế nào là mở L/C chậm
Thứ hai, trong nhiều trường hợp, người mua đưa vào L/C một số nội dungkhác với hợp đồng mua bán Nguyên nhân chính vẫn là do năng lực đàm phán củamột số doanh nghiệp còn hạn chế, trình độ tiếng Anh chưa tốt, hiểu sai hoặc hiểukhông hết các điều khoản trong hợp đồng mẫu, tranh chấp phát sinh khi người muaphát hiện ra khâu ký kết hợp đồng chưa chặt chẽ, có nhiều kẽ hở Nếu tiếp tục thựchiện mở L/C đồng nghĩa với việc chấp nhận hợp đồng không hiệu quả
Về mặt nguyên tắc, người mua không được quyền can thiệp vào quá trìnhthanh toán của ngân hàng phát hành cho người hưởng lợi Nhưng cũng có trườnghợp, người bán không giao hàng hoặc giao hàng rởm nhưng vẫn lập được bộ chứng
từ phù hợp với L/C Và, nếu ngân hàng không phát hiện được hành vi lừa đảo nóitrên thì ngân hàng vẫn phải trả tiền cho người bán, do ngân hàng chỉ xử lý bộchứng từ mà không cần quan tâm đến số phận thực của hàng hoá Cam kết trả tiềncủa ngân hàng là một cam kết chỉ dựa vào chứng từ và sự phù hợp chứng từ vớithư tín dụng, nó độc lập hoàn toàn với các quan hệ thương mại khác Ðây chính làmột vấn đề mà cho đến nay UCP 600 vẫn chưa đưa ra được một chế tài xử lý phùhợp
b) Ðối với người xuất khẩu
Khi tham gia vào phương thức thanh toán theo thư tín dụng, người bán thường
vi phạm các lỗi như:
Thứ nhất, lập các chứng từ thanh toán không phù hợp với các quy định trongL/C Trong giao dịch bằng thư tín dụng, Ðiều 5, UCP 600 đã nêu rõ: “Các ngânhàng giao dịch bằng các chứng từ và không giao dịch bằng hàng hoá, dịch vụ hoặccác thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan” Việc lập và xuất trình một bộchứng từ phù hợp đòi tiền ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận L/C lànghĩa vụ cơ bản của người hưởng lợi
Thứ hai, do người bán không thể tạo lập được các chứng từ phù hợp do ngườimua khống chế Trong thực tế, có thể do sức ép của thị trường, cũng có thể donghiệp vụ non kém mà người bán đã chấp nhận một L/C trong đó yêu cầu một haymột số loại chứng từ do người mua hoặc thay mặt người mua cấp Chính vì vậy,
Trang 12khi người mua không có thiện chí hoặc không thể cung cấp các chứng từ do phíamình cung
Trang 13cấp thì người bán không thể lập được bộ chứng từ phù hợp với L/C và không thểnhận được tiền hàng, từ đó tranh chấp phát sinh.
Thứ ba, người bán có hành vi gian lận thương mại, lập một bộ chứng từ phùhợp với L/C nhưng đó là bộ chứng từ giả mạo Trên thực tế, người bán không giaohàng hoặc giao hàng giả nhưng với mục đích lừa đảo anh ta vẫn lập chứng từ giả
để đòi tiền ngân hàng phát hành Như vậy, ở đây, người bán vừa vi phạm nghĩa vụgiao hàng vừa vi phạm nghĩa vụ giao chứng từ giả mạo Trường hợp này thườngxảy ra khi người mua không nắm rõ đối tác nên đã gặp phải các công ty lừa đảo.Nếu không phát hiện được hành vi lừa đảo, không có chứng cớ rõ ràng thì ngânhàng vẫn phải trả tiền và không chịu trách nhiệm gì Vì vậy, người mua lúc này chỉ
có một cách duy nhất để ngăn chặn việc trả tiền của ngân hàng là cung cấp cácbằng chứng về sự lừa đảo cho toà án để xin lệnh đình chỉ thanh toán
2.1.3 Các tranh chấp liên quan tới trách nhiệm của ngân hàng
Trong phương thức thư tín dụng, vị thế của ngân hàng phát hành L/C và ngânhàng thông báo L/C phương thức này là các bên độc lập Trách nhiệm của các ngânhàng này là đảm bảo việc thanh toán được thực hiện đúng quy định chứ không chỉ
là trung gian giúp các bên thực hiện thanh toán và không chịu trách nhiệm Tranhchấp phát sinh ở đây thường do quan điểm khác nhau của ngân hàng phát hành vàngân hàng thông báo về các văn bản liên quan hoặc do ngân hàng thông báo khôngthực hiện đúng chỉ dẫn trong chỉ thị của ngân hàng phát hành
Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quyđịnh của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán haykhông có khả năng thanh toán Vậy trong trường hợp nhà nhập khẩu phá sản thìquy trình giải quyết hàng hóa còn lại sẽ dẫn đến tranh chấp
Ngân hàng thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thưtín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửithông báo cho nhà xuất khẩu Các tranh chấp sẽ xảy ra khi ngân hàng thông báogặp phải một L/C giả mà không có ghi chú gì Theo thông lệ quốc tế thì ngân hàngthông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan
2.2 Thực trạng tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C tại VN
2.2.1 Tranh chấp liên quan tới hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Thực tế thanh toán quốc tế bằng L/C tại Việt Nam cho thấy, các tranh chấpphát sinh liên quan đến hóa đơn thương mại thường do 2 vấn đề: (i)Trị giá hóa đơn
và (ii)Mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại
Về trị giá hóa đơn: Số tiền của L/C có thể bằng 100% trị giá của hóa đơn hoặclớn hơn Nếu số tiền ghi trên hóa đơn vượt quá giá trị của L/C thì ngân hàng cóquyền từ chối thanh toán Nếu ngân hàng chấp nhận một hóa đơn thương mại nhưthế thì chỉ có số tiền cao nhất được ấn định trong L/C sẽ được thanh toán và quyếtđịnh này sẽ ràng buộc các bên có liên quan Tuy nhiên, việc giao chứng từ có thểkhông được thực hiện vì còn phụ thuộc vào việc thanh toán khoản tiền chưa được
Trang 14trả Trong những trường hợp như vậy, khoản tiền vượt này thường được chuyểnsang nhờ thu Ngược lại, nếu ngân hàng không chấp nhận thanh toán và người mualại không hợp tác thì trị giá hóa đơn vượt quá không được thanh toán kia sẽ trởthành mấu chốt của các tranh chấp phát sinh.
Về mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại: Việc mô tả hàng hóa trên hóa đơnthương mại cũng được các ngân hàng kiểm tra kỹ lưỡng Như đã phân tích ở trên,UCP 600 quy định, việc mô tả hàng hóa trong trong hóa đơn thương mại phải phùhợp với mô tả trong L/C Bằng việc mô tả chính xác hàng hóa như được nêu trongL/C, người bán xác nhận rằng, hàng hóa đã được gửi đi đúng theo thỏa thuận tronghợp đồng Chỉ cần một khác biệt nhỏ giữa mô tả hàng hóa trong hóa đơn thươngmại và mô tả hàng hóa trong L/C cũng có thể khiến cho ngân hàng từ chối thanhtoán và là nguyên nhân gây ra tranh chấp
Từ thực tế nêu trên, các doanh nghiệp Việt Nam khi lập bộ chứng từ thanh toáncần hết sức lưu ý đến mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại nói riêng và cácchứng từ khác nói chung, sao cho các mô tả này phải khớp từng câu, từng chữ nhưyêu cầu của thư tín dụng Ðây là một biện pháp vừa đơn giản, dễ thực hiện lại vừahiệu quả, đảm bảo tránh được những tranh chấp không đáng có về hóa đơn thươngmại
2.2.2 Tranh chấp liên quan tới chứng từ bảo hiểm
Thực tiễn thanh toán tín dụng chứng từ tại Việt Nam cho thấy, các vụ tranhchấp liên quan tới chứng từ bảo hiểm thường phát sinh từ những nguyên nhân sau:
- Chứng từ bảo hiểm không bao gồm loại rủi ro quy định trong L/C
- Loại tiền tệ trên chứng từ bảo hiểm khác với loại tiền tệ ghi trong L/C
- Bảo hiểm có hiệu lực sau ngày ghi trên vận đơn hoặc trên các chứng từ vậntải khác
- Số tiền bảo hiểm nhỏ hơn 110% giá CIF của hàng hóa
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp thường xuất khẩu theo điều kiện FOB nênkhông phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu Thực tế nàykhiến các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực tạo lậpchứng từ nay lại càng yếu kém hơn do họ ít có cơ hội cọ xát với thực tế, đặc biệt làviệc mua bảo hiểm Hiện nay, hình thức mua bán hàng qua trung gian rồi xuất khẩusang một nước thứ 3 đã trở nên phổ biến hơn Việc thiếu kinh nghiệm trong muabảo hiểm cho hàng hóa đã khiến nhiều thương vụ bị thua lỗ do chứng từ bảo hiểmlập có sai sót và bị ngân hàng từ chối thanh toán
2.2.3 Tranh chấp liên quan tới trách nhiệm của các bên tham gia
Doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bất cẩn trong thanh toán quốc tế, đặc biệt làviệc lập và kiểm tra chứng từ Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là khi thanhtoán quốc tế không xem kỹ các chứng từ L/C, không hiểu biết đầy đủ các hợp đồng
và điều khoản đi kèm; không nắm bắt được một cách đầy đủ về các thủ tục giao
Trang 15nhận
Trang 16hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ,lãi suất, tỷ giá…
Một ví dụ điển hình đã xảy ra tại Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - BộThương Mại đó là một hợp đồng xuất khẩu sợi bông sang Singapore, hợp đồng đã
ký kết, thỏa thuận, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ và Công ty đãgiao hàng Trong quá trình hàng được vận chuyển, bên nước người nhập khẩu, giásợi bông giảm hơn rất nhiều so với giá mà Công ty xuất khẩu và họ đã không muốnmua lô hàng này với giá đó nữa Rất không may, trong bộ chứng từ Công ty lập ra
có một sai sót, dù rất nhỏ về địa chỉ giao hàng, sai sót này có thể hoàn toàn thươnglượng được nhưng bên nhập khẩu không chấp nhận và ngân hàng phục vụ cho bênnhập khẩu từ chối thanh toán
Trước tình huống đó, Công ty đã phải tiến hành thương lượng với phía nhậpkhẩu, chấp nhận hạ giá thành xuống so với hợp đồng để giải quyết số hàng và vớihợp đồng này, Công ty đã phải chịu thiệt hại