1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đặc điểm và vai trò của nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân và dân cư đối với sự phát triển kinh tế xã hội việt nam phân tích các giải pháp tăng cường huy động nguồn vốn này cho đầu tư phát triển

30 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm và vai trò của nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân và dân cư đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt nam? Phân tích các giải pháp tăng cường huy động nguồn vốn này cho đầu tư phát triển
Tác giả Hà Thu Phương, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Phương Thảo
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Mai Hoa
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 642,27 KB

Cấu trúc

  • I. Cơ sở lý thuyết (6)
    • 1. Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân (6)
    • 2. Nguồn vốn của dân cư (7)
  • II. Thực trạng nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân và dân cư (8)
    • 1. Thực trạng NVĐT tư nhân (0)
    • 2. Thực trạng NVĐT dân cư (0)
      • 2.1. Tiền gửi ngân hàng (14)
      • 2.2. Vàng (17)
      • 2.3. Ngoại tệ (18)
  • III. Hạn chế và nguyên nhân của nguồn vốn tư nhân và dân cư (19)
    • 1. Hạn chế (20)
    • 2. Nguyên nhân (21)
  • IV. Phân tích các giải pháp huy động nguồn vốn này cho đầu tư và phát triển17 1. Giải pháp huy động nguồn vốn của khu vực tư nhân (23)
    • 2. Giải pháp huy động nguồn vốn từ dân cư (26)
  • KẾT LUẬN (19)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (30)

Nội dung

Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng khẳng định, phát triểnmạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả “thực sự trở thànhmột động lực quan trọng trong phát triển k

Cơ sở lý thuyết

Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân

Nguồn vốn từ khu vực doanh nghiệp tư nhân bao gồm phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh (công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần), các hợp tác xã được đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển. b Đặc điểm

- Nguồn vốn có sự phát triển và thay đổi khá mạnh khi nền kinh tế có sự chuyển biến.

- Đa dạng về quy mô (quy mô rất nhỏ ở các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ; có thể rất lớn trong các tập đoàn tư nhân như Hoàng Anh Gia

Lai, Tân Tạo, Vingroup, …); về hình thức tồn tại (tiền mặt, ngoại tệ, kim loại quý, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán, tài sản có giá khác) … Tính đa dạng của nguồn lực tài chính tư nhân phản ánh sự đa dạng của bản thân khu vực này Do đó, phương pháp và công cụ huy động cũng phải đa dạng, phù hợp với từng quy mô, từng hình thức khác nhau. c Vai trò

- Đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề.

- Phần tích lũy của các doanh nghiệp đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội.

- Nguồn vốn tư nhân có đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vì sự phát triển của kinh tế tư nhân góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự cân đối trong phát triển giữa các vùng, nó giúp cho vùng ở nông thôn phát triển nhờ các khu công nghiệp về sản xuất và dịch vụ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ kinh tế giữa các vùng miền.

- Nguồn vốn tư nhân phát triển góp phần thu hút một bộ phận lực lượng lớn lao động và đào tạo được nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động Hiện nay ở Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của thị trường.

Nhìn chung kinh tế tư nhân có thể thu hút được một lực lao động đông đảo, đa dạng, phong phú cả về số lượng và chất lượng

Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người dân thì để đứng vững trong thị trường cạnh tranh ngày nay, các doanh nghiệp luôn phải tìm những biện pháp tổ chức lao động, quản lí có hiệu quả nhất, vì vậy kĩ thuật lao động được thực hiện rất nghiêm ngặt Chính điều này đã góp phần đào tạo nên đội ngũ lao động có kỹ năng mới cho thị trường lao động.

Nguồn vốn của dân cư

Nguồn vốn của dân cư là phần tiết kiệm của dân cư được đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển. b Đặc điểm

- Phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình.

- Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào:

+ Trình độ phát triển của đất nước: ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp).

+ Tập quán tiêu dùng của dân cư (ví dụ như Miền Bắc sẽ tiết kiệm nhiều hơn, Miền Nam sẽ chi tiêu nhiều hơn)

+ Chính sách động viên của nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp của xã hội: thuế thu nhập cao sẽ chi tiêu ít, tiết kiệm nhiều hơn.

- Nhiều hộ gia đình đã trở thành các đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

- Phân tán trong các hộ gia đình, cá nhân trên nhiều địa bàn khiến việc huy động khó khăn. c Vai trò

- Ở một mức độ nhất định, các hộ gia đình là nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế.

- Góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp.

- Có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề.

Thực trạng nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân và dân cư

Thực trạng NVĐT dân cư

27% (1.818 nghìn tỷ đồng so với 1.431 nghìn tỷ đồng) Như vậy, quy mô nguồn lực tài chính trong dân cư qua các năm càng ngày càng lớn hơn.

=> Nguồn lực tài chính từ khu vực dân cư vẫn còn rất lớn, việc huy động được một phần của nguồn vốn này vào đầu tư phát triển không chỉ tăng quy mô vốn mà còn góp phần bền vững cho nền kinh tế.

Xu hướng nắm giữ vàng và gửi tiền tiết kiệm được người dân lựa chọn, do vàng được coi là kênh trú ẩn an toàn trong thời kỳ lạm phát tăng cao và đồng tiền bị trượt giá mạnh, trong khi tiền gửi tiết kiệm được coi là kênh đầu tư khá an toàn So với các kênh đầu tư khác như chứng khoán thì xu hướng nắm giữ vàng và gửi tiền tiết kiệm vẫn được ưa thích, bởi thị trường chứng khoán tuy có nhiều cơ hội để sinh lời nhưng rủi ro cao, trong khi tính minh bạch của thị trường chưa cao, chưa hấp dẫn được đại bộ phận dân chúng có tiền tiết kiệm đầu tư.

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Tổng tiền gửi NH của 2.972.238 3.489.426 3.961.809 4.376.510 4.829.900 5.141.874 5.300.497 dân cư (Tỷ đồng)

% tỷ trọng trong tổng tiền gửi NH 58.32 58.17 57.90 56.71 54.93 51.32 48.42

Tốc độ tăng định gốc

Tốc độ tăng liên hoàn

Từ biểu đồ đường thể hiện số dư tiền gửi ngân hàng của các nhóm khách hàng thời điểm cuối năm giai đoạn 2012-2021 và bảng số liệu được tính từ các dữ liệu ban đầu, ta có thể thấy Tổng tiền gửi ngân hàng của dân cư có xu hướng tăng qua các năm (Theo dòng số liệu về Tốc độ tăng định gốc: Năm 2016, quy mô tiền gửi

NH của dân cư chỉ mới tăng 17.4% so với năm 2015 và 5 năm sau - năm 2021, con số đó đã là 78.3%).

Tuy nhiên, dù tổng tiền gửi của dân cư tăng, nhưng tốc độ tăng theo từng năm và cơ cấu tỷ trọng của tiền gửi dân cư so với tổng tiền gửi NH và lại giảm.

Về tốc độ tăng liên hoàn: Năm 2016, tổng tiền gửi của dân cư đạt 3.489.426 tỷ đồng, chiếm 58.17% tổng tiền gửi của hệ thống ngân hàng Tăng trưởng tiền gửi của dân cư năm 2016 là 17,4%, năm 2017 chỉ là 13,54% và liên tục giảm 4 năm sau đó. Đỉnh điểm trong năm 2021, con số này chỉ còn là 3.1% Trong năm 2021, thị trường ghi nhận mức tăng trưởng tiền gửi của dân cư thấp kỷ lục trong bối cảnh đại dịch

Covid-19 hoành hành và ảnh hưởng tiêu cực tới tất cả các mặt của nền kinh tế nói chung, cũng như tình hình tài chính của người dân nói riêng

Mặt khác, điều này cho thấy người dân đang có xu hướng bớt gửi tiền vào ngân hàng Trong giai đoạn này, lãi suất tiền gửi của ngân hàng thấp được cho là một phần nguyên nhân khiến dòng tiền chuyển hướng, chảy sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán và bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, hay những kênh rủi ro cao như tiền ảo, … Tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2021 do do Tạp chí

Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times phối hợp với Viện

Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) chủ trì tổ chức, một trong những chuyên gia được mời tham dự - TS Cấn Văn Lực đã phát biểu: "Lãi suất đã giảm rất mạnh khiến dòng tiền đổ vào các lĩnh vực khác tương đối nhanh, trong đó có chứng khoán và chúng ta phải thận trọng đối với xu hướng đó". Đáng chú ý, trong khi tốc độ tăng tổng tiền gửi của dân cư giảm liên tục qua từng năm, thì tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng lên tới 15,7% so với cùng kỳ, đạt hơn 5,645 triệu tỷ đồng đến cuối năm

2021 Với số liệu tăng trưởng kể trên, năm 2021 đánh dấu năm đầu tiên số dư tiền gửi ngân hàng của nhóm khách hàng doanh nghiệp nhiều hơn nhóm khách hàng cá nhân.

Cụ thể, trong những năm trước, số dư tiền gửi ngân hàng của dân cư đều cao hơn từ vài trăm nghìn tỷ cho tới hơn 1 triệu tỷ đồng (giai đoạn 2017-2018) so với nhóm khách hàng doanh nghiệp Tuy nhiên, chênh lệch này đã giảm liên tục trong 4 năm trở lại đây, từ mức 1,08 triệu tỷ năm 2017, xuống 1,035 triệu tỷ năm 2018 và giảm còn 867.151 tỷ đồng năm 2019 Đặc biệt, chênh lệch này đã thu hẹp mạnh trong 2 năm 2020-2021 khi dịch Covid-19 bùng phát Đến cuối năm 2021, số dư tiền gửi ngân hàng của nhóm khách hàng doanh nghiệp đã vượt gần 345.000 tỷ đồng so với tiền gửi của các khách hàng cá nhân

Nguyên nhân dẫn đến thay đổi trên đến từ cả hai chiều, khi tiền gửi của nhóm khách hàng doanh nghiệp tăng nhanh, trong khi tăng trưởng tiền gửi của dân cư lại ghi nhận xu hướng giảm tốc Cụ thể, tính riêng năm 2021, số dư tiền gửi của người dân tại các ngân hàng chỉ tăng hơn 158.600 tỷ đồng, chưa bằng 1/2 so với số tăng thêm trong năm 2020 Năm 2020 trước đó, tăng trưởng số dư tiền gửi của người dân cũng đã giảm gần một nửa so với giai đoạn 2018-2019.

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Tuy nhiên, số liệu cuối tháng 1/2022 đã phát đi những tín hiệu đáng mừng cho thấy tiền gửi tại tổ chức tín dụng đang quay trở về quỹ đạo thông thường, chấm dứt

2 năm lạc nhịp trước đó Theo đó, tiền gửi của người dân đã dồn dập quay lại hệ thống ngân hàng Cụ thể, tính đến cuối tháng 1/2022, tổng phương tiện thanh toán toàn nền kinh tế đạt hơn 13,7 triệu tỷ đồng, tăng 2,59% so với cuối năm 2021 Trong đó, tiền gửi của cư dân đang ở mức 5,4 triệu tỷ đồng, tăng 103.000 tỷ đồng, tương đương tăng 1,95% Đây cũng là tháng người dân gửi ròng tiền vào ngân hàng nhiều nhất trong 10 tháng trở lại về trước

Nguyên nhân lí giải cho việc dòng tiền nhàn rỗi từ người dân dần trở lại, đó là khi hoạt động sinh lời tại các kênh đầu tư khác như BĐS hay đầu tư chứng khoán,

… bắt đầu chững lại Trong khi, nhiều ngân hàng đã liên tục tăng biểu lãi suất huy động từ cuối năm 2021 đến nay, có kỳ hạn tăng đến gần 1%/năm, khiến kênh gửi tiền trở nên hấp dẫn

Hạn chế và nguyên nhân của nguồn vốn tư nhân và dân cư

Hạn chế

Một thực trạng đáng chú ý, dù vốn đầu tư khu vực kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong nhiều năm qua (chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đỉnh điểm năm 2021 con số này còn lên tới 59.5%), nhưng thực tế kết quả kinh doanh lại cho thấy, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư này chưa cao

Dưới đây là biểu đồ đường về Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh phân theo loại hình doanh nghiệp trong những năm gần đây, biểu đồ được vẽ lại dựa trên số liệu lấy từ Tổng cục Thống kê:

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy, tuy lượng vốn đầu tư là lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận mà doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước thu về lại thấp hơn rất nhiều so với đối tượng doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ dao động trong khoảng 1.8 -

2.8% và còn có xu hướng dốc xuống trong 3 - 4 năm trở lại đây) Như vậy, có thể khẳng định rằng nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước vẫn chưa được khai thác triệt để để phù hợp với tiềm năng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, hiệu quả mang lại chưa cao.

PGS TS Hồ Sỹ Hùng - Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) cũng chỉ ra rằng, kinh tế tư nhân nhiều năm qua vẫn không có sự đột phá quá lớn, điểm nổi trội của kinh tế tư nhân chỉ chủ yếu là giải quyết việc làm, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế Ông Hùng chỉ ra nguyên nhân do quy mô doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, không có sự cải thiện qua nhiều năm, đầu tư vào công nghệ thấp nên tài sản cố định bình quân khoảng 7 - 8 tỷ đồng/doanh nghiệp: Đa số các doanh nghiệp tư nhân có quy mô là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99%, trong đó số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chiếm đa số (trên 90%) Mặc dù chiếm ưu thế về số lượng (chiếm hơn 96% tổng số doanh nghiệp) nhưng tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của khu vực doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm khoảng

50% tổng số tài sản cố định và đầu tư dài hạn của toàn bộ khối doanh nghiệp.

Lĩnh vực hoạt động của các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân mới chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực, như dịch vụ, bất động sản, các ngành, nghề thu hồi vốn nhanh,

Mặc dù xét về số lượng doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân đang chiếm ưu thế so với các khu vực khác, song hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp này còn hạn chế Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

(VCCI), gần 70% số doanh nghiệp vẫn kinh doanh không có lãi b Về NVĐT dân cư:

Nguồn lực tài chính từ khu vực dân cư là rất lớn, tuy nhiên việc huy động nguồn vốn này vẫn còn kém, và chưa phát huy được tối đa tiềm năng của nguồn vốn dồi dào này Tỷ lệ tiết kiệm cao, nhưng khả năng huy động thành vốn cho đầu tư phát triển lại khá thấp Lượng vốn thu hút vào đầu tư của khu vực dân cư chỉ chiếm

36%, chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực này.

Lượng tiền nhàn rỗi của dân cư vẫn còn tích trữ tương đối nhiều trong “két”. Điều này là không tích cực đối với nền kinh tế, giảm lượng vốn đầu tư xã hội, đồng thời không thúc đẩy sự phát triển của các trung gian tài chính.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc huy động nguồn vốn tư nhân và dân cư: a Về phía khu vực kinh tế tư nhân:

Thứ nhất, những khó khăn, vướng mắc từ thể chế, chính sách, như thủ tục hành chính còn phức tạp, liên thông giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp còn bất cập hoặc chưa phù hợp với thực tiễn, làm chậm quá trình đầu tư phát triển của kinh tế tư nhân Nhiều vướng mắc đến từ điều kiện đầu tư, kinh doanh khi một số quy định còn chung chung, chưa rõ ràng, làm hạn chế cạnh tranh và tác động bất lợi đến doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ hai, khu vực kinh tế tư nhân thiếu hụt lao động có kỹ năng; năng suất lao động còn thấp Cách thức quản trị của nhiều doanh nghiệp còn theo kiểu gia đình, ít tiếp cận quản trị hiện đại, thông lệ quốc tế.

Thứ ba, các doanh nghiệp tư nhân còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đất đai: một mặt, các thủ tục giải phóng mặt bằng, thu hồi đất thường tốn thời gian gây ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp; phương pháp tính giá đất, thủ tục cấp phép, thông tin quy hoạch còn gây nhiều bức xúc, cản trở tốc độ thu hồi và bàn giao đất sạch cho các nhà đầu tư; mặt khác, giá cho thuê đất, chi phí kinh doanh cao, làm giảm khả năng cạnh tranh cũng như hạn chế khả năng tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp tư nhân và làm tăng chi phí giảm lợi nhuận gây ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp.

Thứ tư, môi trường đầu tư vẫn tồn tại những hạn chế về cơ sở hạ tầng, các chính sách ưu đãi đầu tư…Lợi nhuận từ đầu tư chưa được đảm bảo do vốn đầu tư không chắc chắn sẽ “sinh lời” và có thể không thu hồi lại được vốn.

Thứ năm, các doanh nghiệp tư nhân bị ảnh hưởng nặng nề bởi các yếu tố bên ngoài như trong đại dịch Covid, doanh nghiệp lao đao vì hàng sản xuất ra không bán được, dẫn đến thua lỗ, lợi nhuận giảm khiến cho vốn tích luỹ của doanh nghiệp giảm mạnh. b Về phía dân cư:

- Do yếu tố về văn hoá ăn sâu vào tư tưởng của người dân như “đồng tiền đi liền khúc ruột”, tâm lí “Ghét rủi ro và ưa thích giữ tiền mặt” và thói quen tiêu dùng tiền mặt là chủ yếu nên người Việt có xu hướng tích trữ trong “két” một khối lượng tiền mặt tương đối lớn.

- Các chính sách về lãi suất ngân hàng và lợi tức đầu tư chưa thật sự thu hút được nguồn vốn của dân cư và tư nhân

- Các ngân hàng thương mại chưa tạo được lòng tin cho người dân, mức độ an toàn, bảo mật thông tin hiện nay tại các NHTM Việt Nam chưa cao, sự cố mạng và kỹ thuật vẫn xảy ra đã gây ra tâm lý lo lắng cho khách hàng khi gửi tiết kiệm Vì vậy, số lượng khách hàng tham gia gửi tiết kiệm còn hạn chế

- Người dân có xu hướng tích trữ ngoại tệ và chỉ đổi ra tiền VNĐ khi thực sự cần tiền hoặc khi tỷ giá ngoại tệ/VNĐ cao.

Phân tích các giải pháp huy động nguồn vốn này cho đầu tư và phát triển17 1 Giải pháp huy động nguồn vốn của khu vực tư nhân

Ngày đăng: 23/02/2024, 23:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w