1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn tài chính doanh nghiệp bài tập nhóm cuối kỳ phân tích báo cáo tài chính công ty vàng bạc Đá quý phú nhuận (pnj) giai Đoạn 2020 – 2023

55 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

4 Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc phân tích tài chính doanh nghiệp trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp đánh giá h

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

MÔN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP BÀI TẬP NHÓM CUỐI KỲ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY VÀNG BẠC

ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN (PNJ) GIAI ĐOẠN 2020 – 2023

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Ngọc Hà

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2024

Trang 2

1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1 Bùi Thị Hoà KTQT48A10194 Chương 1 + Phần 4.2

2 Nguyễn Lê Anh Thư KTQT48A10321 Chương 2

3 Nguyễn Linh Phương KTQT48A10290 Phần 3.1.1 + Mở đầu + Kết

luận

4 Nguyễn Thị Thuỳ Trang KTQT48A10336 Phần 3.1.2 + Phần 3.1.3

5 Nguyễn Phương Chi KTQT48A10149 Phần 3.2.1 + Phần 3.2.2

6 Trịnh Phương Thảo KTQT48A10315 Phần 3.2.3 + Phần 3.2.4

7 Nguyễn Thị Khánh Huyền KT47A10198 Phần 4.1

Trang 3

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP 5

1.1 Giới thiệu tổng quát về công ty 5

1.2 Giá trị doanh nghiệp và giá trị cốt lõi 5

1.3 Quá trình hình thành và phát triển 5

1.4 Vị thế và chiến lược phát triển 6

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ VÀ MÔI TRƯỜNG NGÀNH 7

2.1 Môi trường vĩ mô 7

2.1.1 GDP và GDP bình quân đầu người 7

2.1.2 Lãi suất 10

2.1.3 Tỷ lệ lạm phát 12

2.2 Môi trường ngành 13

2.2.1 Giá vàng và bạc 13

2.2.2 Nhu cầu về vàng bạc và trang sức 15

2.2.3 Nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh 16

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP 18

3.1 Báo cáo tài chính 18

3.1.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán 18

3.1.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua Báo cáo kết quả hoạt động 25

kinh doanh 25

3.2 Phân tích tỷ số tài chính 33

3.2.1 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn 33

3.2.2 Phân tích hiệu quả quản lý tài sản 35

3.2.3 Tỉ số thanh toán dài hạn 36

3.2.4 Phân tích khả năng sinh lời 37

CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP DƯỚI GÓC ĐỘ NHÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 39

4.1 Dự báo và định giá 39

4.1.1 Dự báo 39

4.1.2 Định giá giá trị doanh nghiệp và giá trị cổ phần 43

4.2 Kiến nghị giải pháp dưới góc độ nhà quản lý doanh nghiệp 47

4.2.1 Tăng cường quản trị rủi ro 47

4.2.2 Cải thiện nguồn cung nguyên liệu 48

4.2.3 Nâng cao năng lực của đội ngũ quản trị 49

4.2.4 Nâng cao trình độ lao động của đội ngũ nhân viên 50

4.2.5 Tối ưu về chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 50

KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 4

3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2020-2023 và dự báo giai đoạn

2024-2028 8

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng GDP bình quân đầu người Việt Nam giai đoạn 2020-2023 và dự báo giai đoạn 2024-2028 8

Biểu đồ 2.3: Lãi suất Việt Nam giai đoạn 2020-2023 và dự báo giai đoạn 2024-2028 10

Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 2020-2023 và dự báo giai đoạn 2024-2028 12

Biểu đồ 2.5: Giá vàng Việt Nam giai đoạn 2020-2023 và dự báo giai đoạn 2024-2028 13

Biểu đồ 2.6: Quy mô thị trường vàng Việt Nam giai đoạn 2020-2023 15

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu Tổng tài sản của PNJ giai đoạn 2020-2023 18

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn vốn và nợ của PNJ giai đoạn 2020-2023 22

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu chỉ tiêu doanh thu thuần, giá vốn bán hàng và 25

Biểu đồ 3.4: Biến động lưu chuyển tiền tệ của PNJ giai đoạn 2020-2023 31

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.2: Cơ cấu Tài sản dài hạn của PNJ giai đoạn 2020-2023 21

Bảng 3.3: Cơ cấu Nợ phải trả của PNJ giai đoạn 2020-2023 23

Bảng 3.4: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của PNJ giai đoạn 2020-2023 24

Bảng 3.5: Giá vốn bán hàng của PNJ giai đoạn 2020-2023 27

Bảng 3.6: Lợi nhuận và chi phí của PNJ giai đoạn 2020-2023 28

Bảng 3.7: Các tỉ số thanh toán ngắn hạn của PNJ giai đoạn 2020-2023 33

Bảng 3.8: Các tỉ số sử dụng tài sản của PNJ giai đoạn 2020-2023 35

Bảng 3.9: Các tỉ số thanh toán dài hạn của PNJ giai đoạn 2020-2023 36

Bảng 3.10: Các tỉ số khả năng sinh lợi của PNJ giai đoạn 2020-2023 37

Bảng 4.1: Dự báo một số tỉ số tài chính của PNJ 39

Bảng 4.2: Dự báo doanh thu và một số chỉ số khác của PNJ 40

Bảng 4.3: Dự báo một số tỉ số tài chính của PNJ 41

Bảng 4.4: Dự báo vốn luân chuyển ròng phi tiền mặt của PNJ 41

Bảng 4.5: Dự báo dòng tiền không đòn bẩy (UFCF) của PNJ 43

Bảng 4.6: Giá trị hiện tại của dòng tiền tự do chiết khấu qua các năm từ 2024 – 2028 45

Bảng 4.7: Phân tích độ nhạy cho giá trị cổ phiếu dựa trên hai biến số chính – WACC và tỷ lệ tăng trưởng cuối 47

Trang 5

4

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc phân tích tài chính doanh nghiệp trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp đánh giá hiệu quả hoạt động, sức khỏe tài chính và khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp Qua các số liệu tài chính, nhà đầu tư và các nhà quản lý doanh nghiệp

có thể đưa ra những quyết định chiến lược phù hợp, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh và định vị vững chắc trên thị trường

Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) là một trong những doanh

nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc và trang sức, với thị phần và thương hiệu uy tín đã được khẳng định PNJ không chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc mà còn mở rộng hoạt động sản xuất, gia công và phân phối sản phẩm trang sức cao cấp, phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế Từ năm 2020 đến 2023, PNJ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ thị trường, đặc biệt là những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các biến động giá vàng và sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng Điều này khiến việc phân tích tài chính trong giai đoạn này trở nên đặc biệt quan trọng, giúp đánh giá khả năng ứng phó và tiềm năng phát triển của PNJ trong tương lai

Bài nghiên cứu “Phân tích báo cáo tài chính Công ty Vàng bạc đá quý Phú

Nhuận (PNJ) giai đoạn 2020-2023” sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính

của doanh nghiệp, khả năng quản lý tài sản và hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn nhiều thách thức, khoảng thời gian đặc biệt chứng kiến những biến động lớn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và sự phục hồi kinh tế sau đó Từ các phân tích này, nghiên cứu

sẽ đưa ra những nhận định về tình hình tài chính của PNJ trong giai đoạn 2020-2023, đồng thời dự báo tình hình tài chính giai đoạn 2024 - 2028; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh trong bối cảnh thị trường ngày càng phức tạp

Trang 6

PNJ tập trung vào ba lĩnh vực kinh doanh chính là: Sản xuất và kinh doanh trang sức, phụ kiện thời trang, đồ lưu niệm; Giao dịch đồng hồ và thỏi vàng; và Dịch vụ kiểm định kim cương, đá quý và kim loại quý

1.2 Giá trị doanh nghiệp và giá trị cốt lõi

Trong suốt quá trình hoạt động, PNJ luôn hướng tới tầm nhìn trở thành công ty hàng đầu Châu Á về chế tác trang sức và bán lẻ sản phẩm tôn vinh vẻ đẹp, vươn tầm thế giới; với sứ mệnh, không ngừng sáng tạo để mang lại những sản phẩm tinh tế với giá trị thật để tôn vinh vẻ đẹp cho con người và cuộc sống Bên cạnh đó, công ty luôn quan tâm đến triết lý phát triển bền vững, đặt lợi ích khách hàng và lợi ích xã hội vào lợi ích của doanh nghiệp

Các lĩnh vực của công ty rất đa dạng nhưng đều dựa trên nền tảng giá trị cốt lõi: Chính trực để trường tồn, Kiên định bám mục tiêu, Quan tâm cùng phát triển, Tận tâm

vì khách hàng, Tiên phong tạo khác biệt

1.3 Quá trình hình thành và phát triển

Giai đoạn 1988-1998: “Hình thành và xác định chiến lược” Ngày 28/04/1988,

cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Phú Nhuận ra đời trực thuộc UBND Quận Phú Nhuận Năm 1992, chính thức mang tên công ty Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận và xác định chiến lược phát triển trở thành nhà sản xuất kinh doanh trang sức chuyên nghiệp

Giai đoạn 1999-2008: “Mở rộng mạng lưới, xây dựng thương hiệu và phát triển nhãn hàng cao cấp” PNJ có mặt tại 3 trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam là Hà Nội,

Đà Nẵng và Cần Thơ Năm 2004, PNJ cổ phần hoá và đón nhận Huân chương lao động Hạnh Nhất Năm 2005, PNJ cho ra đời nhãn hiệu trang sức cao cấp CAO Fine Jewellery

Giai đoạn 2009-2018: “Tăng trưởng mạnh mẽ - xác lập nền móng phát triển bền vững” Năm 2009, niêm yết cổ phiếu tại HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố

Trang 7

6

Hồ Chí Minh), trở thành doanh nghiệp kim hoàn đầu tiên và duy nhất niêm yết trên sàn chứng khoán Năm 2017, đoạt giải Doanh nghiệp xuất sắc ASEAN và Top 3 Nhà bán lẻ xuất sắc Châu Á do JNA (Jewellery News Asia) - tạp chí uy tín chuyên ngành trang sức Châu Á bình chọn

Giai đoạn 2019-2023: “Tỏa sáng trường tồn - Chiến lược F5 – REFRESH: Kiến tạo kỳ tích mới” Năm 2019, chiến dịch “Nhấn nút tái tạo - F5 Refresh” đã tạo đà bứt

phá cho chiến lược 5 năm tiếp theo và PNJ đã trở thành nhà bán lẻ xuất sắc nhất ngành kim hoàn châu Á, hợp tác với đối tác quốc tế Walt Disney trong năm này Trong năm

2021 và 2022, PNJ đạt được nhiều giải thưởng cả trong nước và quốc tế như Vinh danh Nhà sản xuất, chế tác trang sức xuất sắc nhất năm 2021 - giải thưởng ngành kim hoàn thế giới JWA (Jewellery World Awards), Top 5 “Doanh nghiệp niêm yết quản trị tốt 2022”, Top 20 doanh nghiệp Phát triển Bền vững trên sàn HOSE (2022), Top 1 Khối Thương mại Dịch vụ trong 100 Công ty PTBV tại Việt Nam (2022), và Giải thưởng Nhân sự vì Sự phát triển Bền vững Việt Nam tại HR Award (2022)

1.4 Vị thế và chiến lược phát triển

PNJ đã thực sự bứt phá về kết quả kinh doanh trong những năm qua, duy trì vị thế hàng đầu trong ngành bán lẻ trang sức tại Việt Nam và mở rộng tầm ảnh hưởng ra thị trường quốc tế PNJ đang chiếm 55% thị phần trang sức thương hiệu với tệp khách hàng trung đến cao cấp Đến tháng 8/2024, PNJ sở hữu 414 cửa hàng trên khắp 57/63 tỉnh thành, việc mở rộng hệ thống cửa hàng nhanh chóng về các thành phố cấp 2 và cấp

3 đã giúp nâng cao độ nhận diện thương hiệu của công ty1 Dự kiến, số lượng cửa hàng

mở mới trong mỗi năm 2024 và 2025 là 25 cửa hàng2 Với mục tiêu tăng cường nhận diện thương, PNJ đang tập trung vào kế hoạch tăng cường mở rộng hệ thống cửa hàng tại địa bàn các tỉnh phía Bắc, khi đây là khu vực duy trì được sức mua tốt nhất trong 3 miền nhưng độ phủ sóng chưa cao (số cửa hàng tại khu vực ĐB Sông Hồng, miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ còn thấp) Không chỉ giữ vững vị thế "đầu tàu" ngành bán lẻ trang sức tại Việt Nam, PNJ còn gia tăng sự hấp dẫn trên trường quốc tế, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và kiên định trước những biến động thách thức của thị trường

1 Hà An (2024), “PNJ: Bùng nổ vào cuối năm, PNJ được khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 105.000 đồng, kỳ

vọng tăng trưởng mạnh mẽ”, nghi-mua-voi-gia-muc-tieu-105000-dong-ky-vong-tang-truong-manh-me , truy cập ngày 07/11/2024

https://ai.vietcap.com.vn/post-detail/pnj-bung-no-vao-cuoi-nam-pnj-duoc-khuyen-2 Lục Giang (2024), “PNJ muốn tăng thị phần, gặp khó do thiếu hụt nguyên liệu”, doanh/pnj-muon-tang-thi-phan-gap-kho-do-thieu-hut-nguyen-lieu-1406487.ldo , truy cập ngày 07/11/2024

Trang 8

https://laodong.vn/kinh-7

Để giữ vững sự vượt trội so với thị trường, trong giai đoạn 2024 - 2030 công ty tiếp tục theo sát định hướng của giai đoạn 2017 - 2023 của Hội đồng quản trị với 5 định hướng chiến lược, bao gồm: Tăng trưởng bền vững; Phát triển năng lực; Làm giàu tài nguyên; Chuẩn bị tương lai; Phát triển kinh doanh mới Ngoài ra, PNJ tiếp tục trung thành với triết lý về phát triển bền vững: “Đặt lợi ích của khách hàng và xã hội vào lợi ích của doanh nghiệp” PNJ sẽ tiếp tục hướng tới sự cân bằng hài hòa các lợi ích của các bên liên quan, tập trung đầu tư để nuôi dưỡng các nguồn lực, sự cam kết và gắn bó của các thành viên nhằm hướng tới sự phát triển mạnh và bền vững trong dài hạn3

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ VÀ MÔI TRƯỜNG NGÀNH 2.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của PNJ, tác động đến các yếu tố như sức mua, chi phí tài chính và tâm lý tiêu dùng của khách hàng Trong giai đoạn 2020-2023, các yếu tố kinh tế vĩ mô đã có những biến động rõ rệt, tạo nên bức tranh toàn diện về nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu Các yếu tố vĩ không chỉ giúp đánh giá tình hình tài chính của PNJ trong những năm qua, mà còn cung cấp

dự đoán về triển vọng kinh tế từ 2024 - 2028, tạo điều kiện cho PNJ chuẩn bị và điều chỉnh chiến lược phù hợp

2.1.1 GDP và GDP bình quân đầu người

Giai đoạn 2020-2023 chứng kiến sự biến động lớn của nền kinh tế toàn cầu, với tác động sâu rộng từ đại dịch Covid-19 và những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu Các yếu tố này đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, nhờ vào những biện pháp kiểm soát dịch bệnh và chính sách kinh tế phù hợp, Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực nhất định trong bối cảnh khó khăn chung

3 PNJ (2023), “Báo cáo thường niên 2023”

Trang 9

8

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2020-2023 và

dự báo giai đoạn 2024-2028

(Đơn vị: tỷ USD)

(Nguồn: Statista)

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng GDP bình quân đầu người Việt Nam giai đoạn 2020-2023

và dự báo giai đoạn 2024-2028

(Đơn vị: tỷ USD)

(Nguồn: Statista, 2024)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng GDP của Việt Nam năm 2020 đạt 346,6 tỷ USD, chỉ tăng trưởng 2,91% so với năm 2019 - mức thấp nhất trong hơn 30 trước đó Đây là giai đoạn mà đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các ngành kinh tế, đặc biệt là các quốc gia phụ thuộc vào giao thương quốc tế như du lịch, dịch vụ và xuất khẩu Tuy vậy, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia

Trang 10

9

có mức tăng trưởng GDP dương, nhờ vào nỗ lực kiểm soát dịch bệnh và duy trì sản xuất

ở mức tối thiểu Đối với GDP bình quân đầu người, Việt Nam chỉ đạt khoảng 3585,35

USD, phản ánh sự sụt giảm trong hoạt động kinh tế và mức sống của người dân

Sang năm 2021, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu tác động nặng nề từ làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư, với các biện pháp dãn cách xã hội nghiêm ngặt kéo dài tại nhiều tỉnh thành lớn Kết quả là GDP đạt 366,5 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 2,58%, GDP bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 3759,95 USD Đây là một giai đoạn khó khăn khi nhu cầu tiêu dùng bị thu hẹp và các hoạt động kinh tế bị gián đoạn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả doanh thu và lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp, bao gồm PNJ

Năm 2022 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế khi chính phủ đưa

ra các biện pháp hỗ trợ khôi phục sản xuất và mở cửa nền kinh tế Bên cạnh đó, khẩu hiệu “vừa chống dịch vừa phục hồi sản xuất, kinh doanh, thực hiện mục tiêu kép” cùng các chính sách kích cầu đã góp phần quan trọng vào quá trình phục hồi Tuy vẫn đối mặt với các thách thức như xung đột quân sự Nga - Ukraina, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và giá cả hàng hoá tăng cao, những GDP Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng ở mức 8,02%, đạt 410,3 tỷ USD - mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây4 GDP bình quân đầu người đạt 4279,01 USD, tăng 393 USD so với năm 2021 Đây là tín hiệu tích cực cho thấy mức sống của người tiêu dùng đang dần cải thiện, cùng với sức mua và nhu cầu tiêu dùng tăng lên

Dù gặp phải những biến động của thị trường tài chính toàn cầu, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 ở mức 5,05% đạt 429,7 tỷ USD Nền kinh tế tiếp tục ổn định với các chỉ số vĩ mô khả quan, GDP bình quân đầu người năm

2023 ước đạt 346,77 USD, đánh dấu một bước tiến nữa trong việc cải thiện mức sống

và khả năng chi tiêu của người dân Các chỉ số này cho thấy sự ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, đặc biệt là cho các ngành hàng tiêu dùng và xa xỉ như trang sức, nơi PNJ có thể tận dụng để mở rộng thị phần

Triển vọng từ 2024-2028 của kinh tế Việt Nam được dự đoán là tích cực, nhờ vào môi trường kinh doanh thuận lợi và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ Theo dự báo của chuyên gia nghiên cứu về dữ liệu lịch sử toàn cầu Aaron O’Neil, nếu Việt Nam duy trì mức tăng trưởng GDP trong khoảng 6-7%/năm, quy mô kinh tế có thể đạt khoảng

4 GS, TS Ngô Thế Chi & TS Ngô Văn Lượng (2024), “Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020-2023 và dự báo năm

2024”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 3, tháng 2/2024

Trang 11

10

657 tỷ USD vào năm 20285 GDP bình quân đầu người dự kiến đạt khoảng 7000 USD theo dự báo của IMF, phản ánh tiềm năng tiêu dùng mạnh mẽ của thị trường nội địa Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành tiêu dùng không thiết yếu như PNJ, tận dụng sức mua ngày càng tăng để mở rộng thị phần và phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng

Nhằm giảm bớt chi phí vay vốn và kích thích nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước

đã ba lần cắt giảm lãi suất điều hành trong năm 2020 Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn giảm

từ 6% xuống 4%, trong khi các mức lãi suất khác như lãi suất trên thị trường mở (OMO6)

và lãi suất tái chiết khấu cũng được điều chỉnh giảm đáng kể Nhờ đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tại các lĩnh vực ưu tiên được điều chỉnh xuống mức thấp, giúp giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Năm 2021, để tiếp tục duy trì thanh khoản dồi dào và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, Ngân hàng Nhà nước duy trì các mức lãi suất thấp của năm trước đó Đến cuối năm,

5 Minh Phong (2024), “Đến năm 2028, GDP của Việt Nam có thể đạt 657 tỷ USD”, nam/den-nam-2028-gdp-cua-viet-nam-co-the-dat-657-ty-usd-1098613.html , truy cập ngày 6/11/2024

https://vnbusiness.vn/viet-6 Thu Thuỷ (2020), “Ấn tượng năm 2020: Lãi suất giảm kỷ lục”, giam-ky-luc-20201224155932654.htm , truy cập 6/11/2024

Trang 12

https://soha.vn/an-tuong-nam-2020-lai-suat-11

lãi suất huy động và cho vay VND giảm nhẹ so với cuối năm 2020, với mức giảm trung bình khoảng 0,5-0,8%/năm Đặc biệt, lãi suất cho vay tại các lĩnh vực ưu tiên duy trì dưới mức trần quy định nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế dần hồi phục

Năm 2022 đánh dấu sự thay đổi khi nhiều NHTW trên thế giới, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tăng lãi suất để ứng phó với mức lạm phát toàn cầu cao kỷ lục Trước áp lực này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng có các đợt điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất vào nửa cuối năm nhằm giữ ổn định kinh tế và giảm thiểu tác động của lạm phát đối với nền kinh tế trong nước

Tuy vậy, đến năm 2023, Việt Nam lại quay trở lại chính sách giảm lãi suất, với bốn lần điều chỉnh nhằm duy trì lãi suất ổn định và giảm gánh nặng vay vốn cho doanh nghiệp Vào cuối năm 2023, lãi suất tiền gửi trung bình tại các ngân hàng thương mại giảm còn khoảng 5,8%/năm, trong khi lãi suất cho vay cũng giảm nhẹ xuống mức 8,9%/năm

Vào cuối năm 2024, dự kiến lãi suất sẽ giảm xuống còn 4.25-4.5% và tiếp tục giảm còn 3.25-3.5%7 vào năm 2025 Việc nới lỏng chính sách này của Fed sẽ kết thúc vào năm 2026 với mức lãi suất khoảng 2.9%, tùy thuộc vào tình hình kinh tế và lạm phát toàn cầu Các chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước sẽ hướng tới mục tiêu duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, đồng thời đảm bảo thanh khoản trong hệ thống ngân hàng và hỗ trợ nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp Trong trường hợp không

có biến động lớn về lạm phát hay khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các mức lãi suất dự báo

sẽ nằm trong khoảng ổn định, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý và thúc đẩy đầu tư vào nền kinh tế

7 Thu Dung (2024), “Chu kì nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ kết thúc vào năm 2026 và lãi suất dự kiến còn 2.9%”,

con-29-

https://thoibaotaichinhvietnam.vn/chu-ky-noi-long-chinh-sach-tien-te-se-ket-thuc-nam-2026-va-lai-suat-du-kien-161029.html#:~:text=D%E1%BB%B1%20ki%E1%BA%BFn%2C%20l%C3%A3i%20su%E1%BA%A5t%20s

%E1%BA%BD%20gi%E1%BA%A3m%20xu%E1%BB%91ng%20kho%E1%BA%A3ng%204%2C25,su%E1

%BA%A5t%20kho%E1%BA%A3ng%202%2C9%25 , truy cập 7/11/2024

Trang 13

12

2.1.3 Tỷ lệ lạm phát

Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 2020-2023

và dự báo giai đoạn 2024-2028

(đơn vị: %)

(Nguồn: Statista, 2024)

Giai đoạn 2020-2023, tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu

tố quốc tế và trong nước, trong đó có đại dịch Covid-19 và các biến động kinh tế toàn cầu Nhờ các biện pháp kiểm soát giá cả của Chính phủ, kết hợp với nhu cầu tiêu dùng giảm trong bối cảnh giãn cách xã hội và hạn chế tiếp xúc, năm 2020 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ở mức 3,22% Sang năm 2021, mức lạm phát thấp giảm xuống thấp ở mức 1,84%, nhờ vào các chính sách kiểm soát vĩ mô và việc nhu cầu tiêu dùng giảm trong thời gian dịch bệnh kéo dài Tuy nhiên, từ năm 2022, tỷ lệ lạm phát đã có dấu hiệu tăng trở lại, lên mức 3,16%, phần lớn do sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch, cùng với

sự tăng giá của nhiên liệu và chi phí vận chuyển trên toàn cầu Tác động của xung đột Nga-Ukraine và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng quốc tế càng làm giá nguyên liệu thô tăng, ảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất Năm 2023, tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ lên mức 3,25%, tiếp tục nằm trong mức kiểm soát của chính phủ, nhờ các chính sách ổn định giá cả và hỗ trợ nền kinh tế8

Năm 2024 dự báo tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đạt mức 3,74% sau đó giảm xuống

và duy trì ở mức 3,39% các năm sau đó Các tổ chức tài chính quốc tế dự báo sự ổn định này có thể đạt được nếu các yếu tố như giá dầu, giá hàng hóa cơ bản, và tình hình kinh

8 Topi (2024), “Dự báo tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam đến 2029”,

https://topi.vn/du-bao-ty-le-lam-phat-o-viet-nam.html , truy cập 6/11/2024

Trang 14

2.2 Môi trường ngành

2.2.1 Giá vàng và bạc

Trong giai đoạn từ 2020 đến 2023, giá vàng trải qua những biến động mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi hàng loạt yếu tố kinh tế và địa chính trị toàn cầu Đây là thời kỳ thị trường vàng không chỉ chứng kiến mức giá cao kỷ lục mà còn đối diện với những thay đổi khó lường, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi giá vàng trong nước thường có mức chênh lệch đáng kể so với giá thế giới

Biểu đồ 2.5: Giá vàng Việt Nam giai đoạn 2020-2023 và dự báo giai đoạn 2024-2028

(đơn vị: triệu đồng/tháng)

(Nguồn: Tạp chí doanh nhân Việt Nam, 2024)

Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã tạo ra sự bất ổn toàn cầu, khiến nhiều người lo ngại về suy thoái kinh tế Trong bối cảnh đó, vàng nổi lên như một tài sản trú ẩn an toàn, đẩy giá quốc tế lên mức cao kỉ lục 2.070 USD/ounce vào tháng 8/2020 Dù có sự điều chỉnh nhẹ vào cuối năm, giá vàng vẫn giữ ở mức cao, tăng 30% so với năm trước, có lúc đạt đỉnh ở mức 60,32 triệu đồng/lượng Tình trạng mất giá đồng tiền và lo ngại về bất ổn chính trị, kinh tế càng làm tăng sức hấp dẫn của vàng, khiến kim loại quý này trở thành không công cụ phòng vệ tài chính hiệu quả trong năm 2020

Trang 15

14

Bước sang năm 2021, giá vàng vẫn dao động rất khó lường, phản ánh rõ sự bất

ổn của nền kinh tế toàn cầu Ngay đầu năm, giá vàng ở Việt Nam khoảng 57,32 triệu đồng/lượng9, nhưng đến cuối năm tăng lên mức 61 triệu đồng/lượng Mặc dù không đạt đến mức đỉnh cao như năm 2020, nhưng giá vàng vẫn tăng giảm thất thường Chính sách tiền tệ của các ngân hàng Trung ương trên toàn cầu, đặc biệt là của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), làm tăng giá đồng USD trên 7% so với các đồng tiền dự trữ khác, gây

áp lực lên giá vàng Đồng thời, sự gia tăng của lạm phát cũng khiến các nhà đầu tư tiếp tục tìm đến vàng Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới có thời điểm chạm mức 12 triệu đồng/lượng, phản ánh sự thiếu ổn định của thị trường trong nước và tâm

lý phòng thủ cao của người tiêu dùng trước bối cảnh dịch bệnh chưa hoàn toàn được kiểm soát

Cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022 đã tạo nên làn sóng bất

ổn mới trên toàn cầu, đẩy giá vàng trong nước lên 66-67 triệu đồng/lượng, cao hơn nhiều

so với giá quốc tế (19 triệu đồng/lượng), với mức chênh lệch đạt khoảng 42% Tuy nhiên, vào nửa cuối năm, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát, giá vàng quốc tế giảm, và sức hấp dẫn của vàng giảm dần, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam

Trong năm 2023, sự ổn định dần dần trong chính sách tiền tệ của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ, khiến nhu cầu vàng trên thế giới hầu hết suy yếu Giá vàng trong nước vẫn duy trì ở mức cao, trong khoảng 55-65 triệu đồng/lượng, nhưng có xu hướng

ít biến động hơn Mặc dù bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức, bao gồm vấn đề lạm phát, nhưng các nhà đầu tư bắt đầu chuyển dần dòng tiền sang các kênh đầu

tư khác thay vì chỉ tập trung vào vàng

Từ năm 2024, giá vàng dự kiến sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh, chịu tác động từ những yếu tố bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu, như bầu cử tại Hoa Kỳ, xung đột Nga - Ukraine, và căng thẳng tại Trung Đông Đầu năm 2024, giá vàng đã đạt mốc 92 triệu đồng/lượng tại Việt Nam, trong khi giá vàng thế giới dao động gần mức

kỷ lục 2.508,14 USD/ounce Dự kiến, nếu Fed tiến hành cắt giảm lãi suất vào cuối năm

2024, giá vàng có thể tăng lên mức 2.700 USD/ounce, với khả năng đạt 3.000 USD/ounce vào giữa năm 2025 Chính sách giảm lãi suất sẽ làm giảm chi phí cơ hội của

9 Hạ An (2024), “Những “cơn sốt” vàng trong 15 năm qua”, 15-nam-qua.html , truy cập 6/11/2024

Trang 16

https://doanhnhanvn.vn/nhung-con-sot-vang-trong-15

vàng, khiến tài sản này hấp dẫn hơn so với trái phiếu và gây áp lực lên đồng USD, góp phần thúc đẩy nhu cầu nắm giữ vàng Với các yếu tố hỗ trợ từ chính sách tiền tệ và nhu cầu trú ẩn an toàn, giá vàng giai đoạn 2024-2028 nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức cao,

dự kiến dao động từ 1.700-3.000 USD/ounce tùy thuộc vào mức độ ổn định của kinh tế toàn cầu

2.2.2 Nhu cầu về vàng bạc và trang sức

Biểu đồ 2.6: Quy mô thị trường vàng Việt Nam giai đoạn 2020-2023

và dự báo giai đoạn 2024-2028

(đơn vị: triệu đồng/tháng)

(Nguồn: Italian Trade Agency, 2023)

Nhu cầu vàng và trang sức tại Việt Nam duy trì xu hướng tăng trưởng do mức sống ngày càng cao Mặc dù đại dịch Covid-19 đã kéo quy mô thị trường xuống còn 0,8810 tỷ USD vào năm 2020 Năm 2021, nhu cầu vàng trang sức tại Việt Nam tăng 11%, đạt 12 tấn, trong khi nhu cầu vàng miếng và tiền xu vàng cũng tăng nhẹ, từ 29 tấn lên 31 tấn11 Quy mô thị trường tăng lên và đạt khoảng 0.96 tỷ USD Đây là dấu hiệu của sự phục hồi sau cú sốc do đại dịch Sự tăng trưởng này phần lớn là nhờ vào nhu cầu

ổn định từ phân khúc trang sức phổ thông, chiếm khoảng 84% Theo Forex Suggest, năm 2022, Việt Nam dẫn đầu về mức tăng nhu cầu vàng trang sức toàn cầu, với mức tăng 37% so với 2021 với mức doanh thu đạt 1.02 tỷ USD Đầu năm 2022, người tiêu

10 Italian Trade Agency (2023), “2023 Vietnam Gold Jewelry Report”,

https://www.ice.it/en/sites/default/files/inline-files/ice-gold-jewelry-report-0828-version.pdf , truy cập 6/11/2024

11 Minh Trang (2022), “Nhu cầu sử dụng vàng trang sức tại Việt Nam tăng 11% trong năm 2021”,

https://tapchicongthuong.vn/nhu-cau-su-dung-vang-trang-suc-tai-viet-nam-tang-11 trong-nam-2021-86979.htm , truy cập 6/11/2024

Trang 17

16

dùng Việt Nam có xu hướng hạn chế mua vàng do đại dịch Đến cuối năm, khi nền kinh

tế phục hồi và niềm tin tiêu dùng tăng, nhu cầu vàng tăng mạnh, với nhu cầu vàng thỏi

và tiền xu vàng tăng 41%, đứng thứ năm thế giới Thị hiếu người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam thúc đẩy nhu cầu trang sức hiện đại, trong khi trang sức thủ công và truyền thống vẫn được ưa chuộng nhờ giá trị văn hóa phong phú

Năm 2023, thị trường vàng và trang sức tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định

dù phải đối mặt với những biến động về giá và kinh tế toàn cầu Theo báo cáo của WGC, nhu cầu vàng tại Việt Nam trong quý III/2023 giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2022, còn 11,9 tấn Quy mô thị trường trang sức đạt 1,09 tỷ USD, chủ yếu nhờ nhu cầu gia tăng đối với trang sức thủ công và sản phẩm có giá trị văn hóa truyền thống

Giai đoạn 2024-2028, thị trường trang sức và đá quý dự kiến tăng trưởng với tốc

độ CAGR khoảng 5,2% nhờ tầng lớp trung lưu tăng lên và thu nhập khả dụng tăng cao Theo nghiên cứu của Grand View Research (2022), nhẫn là phân khúc lớn nhất trên thị trường trang sức toàn cầu, chiếm 33,7% và dự kiến sẽ duy trì vị trí dẫn đầu trong giai đoạn 2024-2030 Nhu cầu trang sức cao cấp và các sản phẩm có thương hiệu, cùng với các dịp lễ hội và quà tặng kỷ niệm, sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong những năm tới

2.2.3 Nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh

2.2.3.1 Nhà cung cấp

Trong giai đoạn 2020-2023, PNJ đã phải đối mặt với không ít thách thức trong việc duy trì và phát triển chuỗi cung ứng do tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 Đại dịch đã gây gián đoạn nghiêm trọng đối với các nhà cung cấp nguyên liệu chính như vàng, bạc và kim cương, những yếu tố thiết yếu trong việc sản xuất các sản phẩm trang sức cao cấp của PNJ Các nhà cung cấp quốc tế từ các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc,

và Nam Phi đã phải tạm ngừng hoặc giảm sản lượng, dẫn đến sự tăng giá nguyên liệu đầu vào Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và biên lợi nhuận của công ty

Để ứng phó với những biến động này, PNJ đã triển khai các biện pháp nhằm đa dạng hóa nguồn cung, không chỉ dựa vào các nhà cung cấp quốc tế mà còn tìm kiếm các đối tác trong nước và khu vực Đông Nam Á Chiến lược này giúp công ty giảm thiểu sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tiết kiệm chi phí vận chuyển Trong năm

2021, PNJ đã chủ động trong việc tìm kiếm nguồn cung vàng, bạc, kim cương trong khu vực và tăng cường đầu tư vào các công nghệ sản xuất tiên tiến, qua đó kiểm soát tốt hơn

Trang 18

17

giá thành sản phẩm và ổn định nguồn cung Dự báo trong giai đoạn 2024-2028, PNJ sẽ tiếp tục duy trì chiến lược này, kết hợp với việc nâng cao công nghệ và tự động hóa quy trình sản xuất để tối ưu hóa chi phí và cải thiện năng suất, từ đó đảm bảo chất lượng và

số lượng sản phẩm cho thị trường

2.2.3.2 Đối thủ cạnh tranh

Trong bối cảnh ngành trang sức Việt Nam ngày càng phát triển, PNJ không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh từ các thương hiệu trong nước mà còn với các thương hiệu quốc tế Tại thị trường trong nước, đối thủ lớn nhất của PNJ là Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý DOJI DOJI đã không ngừng gia tăng thị phần trong suốt giai đoạn 2020-

2023, thông qua chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường Mặc dù PNJ duy trì được vị thế dẫn đầu trong phân khúc trang sức vàng cao cấp, DOJI đã nhanh chóng bắt kịp và thu hút được sự chú ý của nhóm khách hàng trẻ tuổi thông qua các mẫu

mã trang sức mới lạ, hiện đại

Ngoài DOJI, một đối thủ đáng chú ý khác là SJC (Saigon Jewelry Company), một thương hiệu lâu đời có tầm ảnh hưởng lớn tại Việt Nam SJC không chỉ chiếm ưu thế trong thị trường vàng miếng mà còn đang dần mở rộng sang mảng trang sức cao cấp Mặc dù PNJ có lợi thế vượt trội trong việc phát triển mạng lưới bán lẻ và hệ thống cửa hàng, nhưng SJC cũng đang dần gia tăng sức cạnh tranh nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ các dòng trang sức kim cương và vàng cao cấp

Bên cạnh các đối thủ trong nước, các thương hiệu trang sức quốc tế như Cartier, Tiffany & Co., Swarovski và Pandora đã bắt đầu mở rộng mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam, gây áp lực lớn đối với PNJ Các thương hiệu quốc tế này thu hút sự chú ý của phân khúc khách hàng cao cấp nhờ vào sự nổi tiếng của thương hiệu, thiết kế tinh xảo

và chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế Thị trường trang sức Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng, khi các thương hiệu quốc tế ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là đối với những khách hàng tìm kiếm những sản phẩm đẳng cấp và khác biệt

Bên cạnh đó, các cửa hàng nhỏ lẻ và các xưởng gia công nội địa cũng tạo ra sự cạnh tranh không nhỏ Với mức giá thấp hơn và khả năng tùy biến mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng, những cửa hàng này đã thu hút được không ít khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng có thu nhập thấp và trung bình, những người quan tâm đến sản phẩm với chi phí hợp lý Điều này đã thúc đẩy PNJ không ngừng cải tiến và đa dạng hóa các

Trang 19

3.1.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán

3.1.1.1 Cơ cấu tài sản

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu Tổng tài sản của PNJ giai đoạn 2020-2023

(Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp theo số liệu của PNJ)

Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính của PNJ, tổng tài sản của PNJ năm

2020 đạt 8.483 nghìn tỷ đồng, giảm 1,3% so với năm 2019 do những tác động từ đại dịch Covid-19 Giai đoạn 2021 và 2022, công ty đã mở rộng quy mô đáng kể khi tổng tài sản công ty đã có mức tăng trưởng vượt trội khi lần lượt tăng 25,16% và 25,6 so với năm trước đó, đạt 13.337 nghìn tỷ đồng vào năm 2022 Trước bối cảnh kinh tế có nhiều biến động năm 2023, tổng tài sản công ty tăng nhưng có dấu hiệu chậm lại khi chỉ tăng 8,18% so với năm trước và đạt 14.428 nghìn tỷ đồng vào năm 2023

Tài sản ngắn hạn luôn chiếm hơn 80% tổng tài sản, gấp 5-7 lần tài sản dài hạn, phản ánh chiến lược ưu tiên tính thanh khoản cao để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và quản lý rủi ro linh hoạt của công ty Sự ổn định của tài sản dài hạn cho thấy PNJ tập trung vào tài sản có khả năng xoay vòng nhanh thay vì đầu tư dài hạn, nhằm hỗ trợ hiệu

Trang 20

19

quả cho hoạt động kinh doanh hiện tại Nhìn chung, chiến lược tài sản của PNJ thể hiện hướng đi linh hoạt và thận trọng, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng đến tính bền vững

và ổn định tài chính trong dài hạn

Bảng 3.1: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của PNJ giai đoạn 2020-2023

đầu tư tài

(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp theo số liệu của PNJ)

Tổng tài sản ngắn hạn của PNJ tăng liên tục từ 2020 đến 2023, đặc biệt tăng

mạnh trong giai đoạn 2020-2022, khi tăng từ khoảng 7.144 tỷ lên 11.966 tỷ đồng, với tỷ

lệ hơn 25% mỗi năm Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chậm lại trong năm 2023, chỉ đạt 8,3% (tăng 11.761 tỷ đồng) Việc gia tăng tài sản ngắn hạn là dấu hiệu tích cực, cho thấy công ty có đủ nguồn lực để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn và duy trì thanh khoản Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh ngành trang sức có tính cạnh tranh cao và thường gặp biến động về nhu cầu theo mùa Tài sản ngắn hạn tăng lên phần lớn là do hàng tồn kho tăng lên

Hàng tồn kho của PNJ tăng đều qua các năm, từ 6.545 tỷ đồng năm 2020 lên

10.940 tỷ đồng năm 2023, trung bình chiếm khoảng 90% trong tổng tài sản ngắn hạn Hàng tồn kho của PNJ chủ yếu là vàng bạc, đá quý, nguyên nhân hàng tồn kho tăng vì công ty gia tăng nguyên liệu tích lũy đầu vào nhiều hơn, giá vàng tăng khiến nguyên vật

Trang 21

20

liệu trong kho cũng tăng Ngoài ra, chính vì hàng tồn kho của công ty PNJ là thành phẩm, là một loại mặt hàng có tính thanh khoản cao, có thể giúp công ty vẫn đảm bảo được mức độ luân chuyển vốn và hạn chế ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của công ty

Tiền mặt của PNJ có sự biến động qua các năm Năm 2020, tiền mặt ở mức 422

tỷ đồng, sau đó giảm xuống còn 355 tỷ đồng năm 2021 Đến năm 2022, tiền mặt tăng mạnh lên 879 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên 896 tỷ đồng vào năm 2023 Điều này cho thấy PNJ đã điều chỉnh linh hoạt chính sách quản lý dòng tiền, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản, vừa tạo dự trữ để sẵn sàng cho các cơ hội đầu tư ngắn hạn và các nhu cầu thanh khoản tiềm năng

Đầu tư tài chính ngắn hạn xuất hiện từ năm 2022 với giá trị 200 tỷ đồng và tăng

lên đáng kể đạt 810 tỷ đồng vào năm 2023 Điều này cho thấy PNJ đang tích cực tận dụng các cơ hội đầu tư ngắn hạn để gia tăng lợi nhuận tạm thời và tối ưu hóa nguồn vốn lưu động Việc mở rộng danh mục đầu tư ngắn hạn cũng giúp công ty duy trì sự linh hoạt tài chính và gia tăng dòng tiền ngắn hạn

Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng từ 98 tỷ đồng năm 2020 lên 300

tỷ đồng năm 2022, nhưng giảm xuống còn 215 tỷ đồng năm 2023 Sự sụt giảm này cho thấy PNJ đã có những điều chỉnh hiệu quả trong chính sách tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng, đặc biệt trong việc thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro từ các khoản phải thu và cải thiện dòng tiền

Tài sản ngắn hạn khác mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn,

cũng ghi nhận sự tăng trưởng từ 76 tỷ đồng năm 2020 lên 96 tỷ đồng vào năm 2023 Sự gia tăng này phản ánh việc PNJ đã mở rộng các khoản mục ngắn hạn khác nhằm hỗ trợ vận hành kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc tài sản, tạo thêm các nguồn tài chính phụ trợ

cho hoạt động kinh doanh

Trang 22

(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp theo số liệu của PNJ)

Tài sản dài hạn của PNJ trong giai đoạn 2020-2023 có sự biến động không đáng

kể và dao động trong khoảng từ 1300-1500 tỷ đồng, cao nhất vào năm 2023 đạt hơn

1469 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2020 Mức tăng trưởng này cho thấy công ty đã dần mở rộng đầu tư vào các tài sản dài hạn nhằm hỗ trợ cho sự phát triển bền vững Việc giảm nhẹ trong năm 2021 có thể là kết quả của việc đóng cửa một số cửa hàng, nhưng

sự phục hồi mạnh mẽ trong hai năm sau đó phản ánh chiến lược đầu tư lâu dài của PNJ

Do đặc thù về loại hình kinh doanh của công ty là kinh doanh và gia công các sản phẩm

về trang sức nên tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản dài hạn với tỷ trọng đều trên 70%

Tổng tài sản cố định của công ty có xu hướng giảm dần trong giai đoạn

2020-2023 Cụ thể, giá trị tài sản cố định giảm từ 931,6 tỷ VNĐ vào năm 2020 xuống còn 882.7 tỷ VNĐ vào năm 2023, với mức giảm lần lượt là 2.32% năm 2021, 3.03% năm

2022, và tăng nhẹ 0.03% vào năm 2023 và đạt 882,7 tỷ Sự suy giảm này có thể phản ánh quá trình khấu hao tài sản cố định hoặc việc thanh lý các tài sản không còn hiệu quả, đồng thời cho thấy PNJ đã chuyển dần trọng tâm đầu tư từ tài sản cố định sang các tài sản dài hạn khác có tiềm năng sinh lời cao hơn hoặc linh hoạt hơn

Các khoản phải thu dài hạn cũng tăng đều qua các năm, từ 77.3 tỷ VNĐ vào năm

2020 lên 104.6 tỷ VNĐ vào năm 2023, với mức tăng lần lượt là 8.82%, 11.68%, và

Trang 23

22

11.36% mỗi năm Điều này cho thấy công ty đã mở rộng các khoản cho vay dài hạn hoặc phải thu từ đối tác, tạo nguồn thu nhập trong tương lai nhưng cũng đòi hỏi quản lý rủi ro để đảm bảo thanh khoản

Tài sản dở dang dài hạn duy trì mức độ ổn định, dao động nhẹ từ 33 tỷ VNĐ

vào năm 2020 đến 33.08 tỷ VNĐ vào năm 2023, cho thấy chiến lược phát triển các dự

án dài hạn của PNJ khá thận trọng, không mở rộng quy mô đột biến để tránh rủi ro

Tài sản dài hạn khác là khoản mục tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn này,

từ 297.3 tỷ VNĐ năm 2020 lên 449 tỷ VNĐ vào năm 2023, với mức tăng đặc biệt cao trong các năm 2022 và 2023 (tương ứng 20.39% và 23.5%) Sự tăng trưởng này cho thấy PNJ có chiến lược đa dạng hóa đầu tư, tập trung vào các tài sản dài hạn ngoài tài sản cố định, như đầu tư vào công ty con, liên doanh hoặc các khoản đầu tư tài chính dài hạn, góp phần ổn định nguồn thu và nâng cao tiềm năng sinh lời trong dài hạn

3.1.1.2 Cơ cấu nguồn vốn và nợ

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn vốn và nợ của PNJ giai đoạn 2020-2023

(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp theo số liệu của PNJ)

Trong giai đoạn 2020 - 2023, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản của PNJ so với tỷ

lệ nợ/tổng tài sản có xu hướng tăng lên (năm 2020 tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản khoảng 61,8% sau đó tăng lên 68% vào năm 2023), điều này cho thấy công ty ngày càng

ít phụ thuộc vào nợ vay và sử dụng nhiều hơn nguồn vốn nội bộ để phát triển, giảm thiểu rủi ro tài chính trong dài hạn Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy quy mô tài chính

Trang 24

23

của công ty đang ngày một mở rộng, và công ty cũng ngày một chú trọng đến tính bền

vững và ổn định tài chính trong dài hạn, từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư

Bảng 3.3: Cơ cấu Nợ phải trả của PNJ giai đoạn 2020-2023

(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp theo số liệu của PNJ)

Nợ phải trả năm 2021 tăng hơn 1365 tỷ, tương ứng tăng 42,11% so với

năm 2020 Nợ phải trả năm 2022 tiếp tục tăng hơn 287 tỷ, tương ứng 6,22% so với năm

2021 nhưng sang đến năm 2023 lại giảm hơn 271 tỷ, tương ứng giảm 5,55% Những thay đổi này chủ yếu đến từ sự biến động của chỉ tiêu nợ ngắn hạn trong 4 năm đều chiếm tỷ trọng hơn 90% trong tổng số nợ phải trả

Nợ ngắn hạn năm 2021 tăng hơn 1331 tỷ, tương ứng tăng 41.18% so với năm

2020 Sang đến năm 2022, nợ ngắn hạn tiếp tục tăng nhưng tăng ít hơn, tăng 320 tỷ, tương ứng với 7,01% Và đến năm 2023, nợ phải trả đã giảm 271 tỷ, tương ứng với mức giảm 5.55% so với năm 2022

Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nợ phải trả Năm 2021 nợ dài hạn

tăng 34 tỷ so với năm 2020 Tới năm 2022, nợ dài hạn lại giảm về bình thường ở mức dưới 10 tỷ, cụ thể là giảm 33 tỷ, tương ứng với việc giảm 77,02% Năm 2023, nợ dài hạn tiếp tục giảm nhẹ 544 triệu đồng, giảm 5,46%

Trang 25

cổ phiếu 991.261.882.458 991.261.882.458 2.251.376.032.458 1.851.376.032.458

Cổ phiếu quỹ (3.384.090.000) (4.908.890.000) (3.384.090.000) (3.384.090.000)

Quỹ đầu tư

phát triển 372.779.556.918 800.503.556.918 1.212.120.556.918 1.936.397.556.918

(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp theo số liệu của PNJ)

Dựa trên bảng số liệu về cơ cấu vốn chủ sở hữu của PNJ giai đoạn 2020–2023,

có thể thấy rõ sự tăng trưởng ổn định về quy mô vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Cụ thể, tổng vốn chủ sở hữu năm 2021 tăng hơn 770 tỷ, tương ứng tăng 14,7% so với năm

2020 Sang đến năm 2022, tổng vốn tiếp tục tăng và tăng mạnh hơn, tăng 2431 tỷ, tương ứng với 40.43%.Và đến năm 2023, tổng vốn chủ sở hữu đạt giá trị cao nhất, với mức tăng 1362 tỷ, tương ứng tăng 16,13% so với năm 2022 Sự tăng trưởng này cho thấy PNJ đã có những bước phát triển bền vững trong việc mở rộng quy mô tài sản, đồng thời công ty chủ yếu sử dụng vốn đầu tư của chủ sở hữu và nguồn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư

Vốn góp của chủ sở hữu duy trì ở mức 2.276 tỷ đồng trong hai năm 2020 và

2021, nhưng đã tăng lên đáng kể vào năm 2022 và 2023, lần lượt đạt 2.461 tỷ đồng và 3.281 tỷ đồng Điều này phản ánh khả năng huy động vốn mạnh mẽ của PNJ từ các cổ đông, giúp công ty gia tăng nguồn lực tài chính cho các kế hoạch đầu tư và mở rộng hoạt động trong tương lai Việc tăng vốn góp qua các năm cho thấy sự tin tưởng của các

cổ đông vào tiềm năng phát triển của doanh nghiệp

Thặng dư vốn cổ phiếu của PNJ có sự gia tăng đột biến vào năm 2022, đạt 2.251

tỷ đồng so với mức 991 tỷ đồng của năm 2020 và 2021 Tuy nhiên, đến năm 2023, con

số này giảm nhẹ xuống 1.851 tỷ đồng Sự thay đổi này có thể xuất phát từ các hoạt động phát hành cổ phiếu bổ sung hoặc các điều chỉnh tài chính nhằm tối ưu hóa cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việc tăng thặng dư vốn cổ phiếu thường là dấu hiệu tích cực, cho

Trang 26

25

thấy công ty có thể đang trong quá trình mở rộng nguồn vốn thông qua thị trường chứng khoán

Khoản mục cổ phiếu quỹ ghi nhận ở mức âm qua các năm, từ -3.384 tỷ đồng vào

năm 2020 và 2022, giảm xuống 4.908 tỷ đồng vào năm 2021, và quay trở lại mức 3.384 tỷ đồng vào năm 2023 Điều này thể hiện PNJ đã tiến hành mua lại một lượng cổ phiếu nhất định trên thị trường, nhằm điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu lưu hành hoặc tăng giá trị cổ phiếu Việc giữ cổ phiếu quỹ thường là chiến lược của doanh nghiệp để gia tăng quyền kiểm soát và tối ưu hóa lợi ích cho các cổ đông hiện hữu

-Quỹ đầu tư phát triển của PNJ cũng có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong giai

đoạn này Từ mức 372 tỷ đồng vào năm 2020, quỹ này đã tăng lên 800 tỷ đồng năm

2021, 1.212 tỷ đồng năm 2022 và đạt 1.936 tỷ đồng vào năm 2023 Sự gia tăng của quỹ đầu tư phát triển phản ánh chiến lược tập trung vào các hoạt động đầu tư dài hạn của PNJ, cho phép công ty tăng cường năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh phát triển bền vững

Từ báo cáo tài chính giai đoạn 2020-2023, PNJ đã thể hiện khả năng phục hồi

và tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp tác động từ đại dịch và biến động kinh tế Công ty đã

mở rộng quy mô tài sản và nguồn vốn nhờ tăng cường đầu tư vào hàng tồn kho và tài sản cố định, nhằm mở rộng thị phần và năng lực hoạt động Mặc dù sử dụng nhiều nợ vay, PNJ vẫn duy trì được tính độc lập tài chính và quản lý tốt vòng quay hàng tồn kho, khoản phải thu và phải trả, cho thấy năng lực tài chính vững chắc của doanh nghiệp

3.1.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu chỉ tiêu doanh thu thuần, giá vốn bán hàng và

lợi nhuận gộp của PNJ giai đoạn 2020-2023

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Trang 27

26

(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp theo số liệu của PNJ)

Từ năm 2020 đến 2023, PNJ đã duy trì tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và chiến lược kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh nhiều biến động kinh tế Năm 2021, PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 19.547 tỷ đồng, tăng 2.036

tỷ đồng (tương đương 11,63%) so với năm 2020, nhờ vào việc mở rộng hệ thống bán lẻ với 20 cửa hàng Gold và 1 cửa hàng Style by PNJ, … cũng như đóng 21 cửa hàng PNJSilver để tối ưu hóa vị trí và chi phí Bên cạnh đó, doanh thu vàng miếng tăng 25%, góp phần quan trọng vào tổng doanh thu12 Năm 2022, PNJ đạt doanh thu thuần 33.876

tỷ đồng, gần gấp đôi năm 2021 Doanh thu bán lẻ năm này tăng 79,7% nhờ phục hồi sau dịch, mở rộng mạng lưới cửa hàng, và chiến lược marketing hiệu quả; doanh thu vàng miếng và sản phẩm vàng cao tăng 74,6% do nhu cầu cao đối với các sản phẩm này như

là tài sản trú ẩn an toàn hoặc đầu tư/đầu cơ trong bối cảnh lạm phát và bất ổn địa chính trị toàn cầu, trong khi doanh thu bán sỉ tăng 56,1%13 Năm 2023, mặc dù doanh thu thuần giảm nhẹ còn 33.137 tỷ đồng (-2,18% so với năm 2022) do ảnh hưởng của các biến động kinh tế và địa chính trị toàn cầu, nhưng lợi nhuận gộp vẫn tăng trưởng, đạt hơn hơn 6.058 tỷ đồng, tăng 2,22% so với năm 2022 và đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử của công

ty Đây là kết quả của mục tiêu chiếm lĩnh thêm thị phần, tăng lượng khách hàng mới,

mở rộng mạng lưới và ra mắt sản phẩm mới, cùng với đó là doanh thu bán lẻ vàng 24k tăng 20,9% so với cùng kỳ14

12 PNJ (2021), “Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị năm 2021 - Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú

https://cdn.pnj.io/images/quan-he-co-dong/2023/11-Bao-cao-hoat-dong-cua-HDQT-nam-2022-14 PNJ (2023), Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị năm 2023 - Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận,

https://cdn.pnj.io/images/quan-he-co-dong/2024/06.-PNJ_Bao-cao-hoat-dong-cua-HDQT-nam-2023.pdf, truy cập 07/11/2024

Ngày đăng: 04/12/2024, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w