1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt Động xã hội của tăng ni sinh Ở các trường trung cấp phật học khu vực Đông nam bộ

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Management of Social Activities of Monks and Nuns in Secondary Schools of Buddhism Southeast Region
Tác giả Nguyen Van Tay
Người hướng dẫn PGS.TS. Tran Xuan Bach
Trường học University of Danang
Chuyên ngành Educational Administration
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2024
Thành phố Da Nang
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 7,98 MB

Nội dung

Ngoài các chương trình học cố định, những môn học được quy định bởi Trung Ương giáo hội, Ban giáo dục Phật giáo, các trường Trung cấp Phật học cần quan tâm hơn đến các hoạt động xã hội c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN TÂY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA TĂNG NI SINH

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC

KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng, năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN TÂY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA TĂNG NI SINH

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC

KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ

Chuyên ngành : Quản lý Giáo dục

Trang 3

Tac gia xin cam doan lu�n van "Quan ly hogt d(5ng xii h{Ji cita tang ni sinh iJ cac truang Trung cdp Ph(jt h()c khu V({C Dong Nam b9" la cong trinh cua rieng tac gia du&i S\! hu&ng d�n cua PGS.TS Tr� Xuan Bach

Nhfrng k�t qua nghien cuu duqc trinh bay trong lu�n van cua tac gia la chua duqc cong b6 & cong trinh nao Cac tai Ii�u tham khao d�u duqc trich dan ro ngu6n g6c va li�t

ke diy du trong danh ffil,IC tai li�u tham kbao, ngoai ra cac s6 li�u trong lu�n van la trung

thvc Tac gia chiu trach nhi�m v� d� tai nghien d:ru cua minh

Da Nfing, ngay J,,0 thang {}E nam 202 /t

Tac gia

Nguy�n Van Tay

Trang 4

QUAN Lt HO�T D()NG XA H()I CUA TANG NI SINH (J cAc TRUONG

TR UNG CAP PH� T HQC KHU VT/C DONG NAM B()

Nganh: Quan ly giao d1,1c

H9 va ten h9c vien: Nguy�n Van Tay

Nguai huang d�n khoa h9c: PGS.TS TrAn Xuan Bach

Ca SO' dao ti;lO: Truong B?i h9c Su ph?m - B?i h9c Ba Ning

Tom t&t nhirng kit quii chinh:

Nghien cuu da tiSn hanh khai quat h6a ca SO' lis lu�n v� Quan ly ho?t dc;mg xa h(h cua tang ni sinh a cac tnrang Trung c&p Ph�t h9c khu V\fC Dong Nam bo B6ng thm, tren

ca s& v�n d1,1ng cac phuang phap nghien cuu nhu: Phuong phap di�u tra bing bang hoi, phuang phap phong v�n sau, Iu�n van da tiSn hanh phan tich, danh gia th{Jc tr?ng Quan

ly ho?t dong xii hc;,i cua tang ni sinh o· cac truang Trung cdp ph�t h9c khu V\fC Bong Nam b9 K�t qua nghien cuu cho thfiy vi�c Quan ly ho?t d()ng xii hc)i cua tang ni sinh & cac tnrang Trung cfip ph�t h9c khu v{Jc Bong Nam b9 da duqc chu y th{Jc hi�n, song hi�u qua chua cao

B6ng thoi, nghien cuu ciing chi ra nhfrng y�u t& ben trong va ben ngoai truong anh huang dSn Quan ly ho?t d(>ng xa hc;,i cua tang ni sinh & cac tnrang T1ung c&p ph�t h9c khu Vl,rc Bong Nam b9 Tren ca s& khai quat h6a ly lu�n, phan tich th{Jc tr?ng, nghien cuu da d� xuftt b&n bi�n phap nhim nang cao hi�u qua Quan ly ho?t d{mg xa hc;,i cua tang ni sinh

& cac truong Trung cfip ph?t h9c khu V\TC Bong Nam ho Cac bi�n phap d�u duqc danh gia

co tinh c&p thiSt va kha thi thong qua vi�c su d1,1ng phmmg phap chuyen gia

Huung nghien CU'U tiJp theo cua aJ tai:

Trong tuang lai, nghien cuu c6 th� ma rc;mg ph?m vi d&i tuqng la quan ly ho?t dong

xa hoi cua tang ni sinh o cac Tnrang Trung cfip Ph�t h9c trong ca mroc

Tit khoa: Quan ly, ho?t dong xa hc;,i cua tang ni sinh, Trung c§,p Ph�t h9c khu V\fC Bong

Nam Bo

Xac nhin cua giang vien hmmg din

PGS TS Trin Xuan Bach Nguy�n Van Tay

Trang 5

MANAGEMENT OF SOCIAL ACTIVITIES OF MONKS AND NUNS

IN SECONDARY SCHOOLS OF BUDDHISM SOUTHEAST REGION

Industry: Educational Administration

Student's full name: Nguyen Van Tay

Scientific instructor: Assoc.Prof.Dr Tran Xuan Bach

Training facility: University of Danang- University of Science And Education

Abstract of key results:

The study has generalized the theoretical basis on the Management of Social Activities of Monks and Nuns at Buddhist Secondary Schools in the Southeast Region At the same time, based on the application of research methods such as: questionnaire survey method, in-depth interview method, the thesis has analyzed and evaluated the current Management Of Social Activities Of Monks And Nuns In Secondary Schools Of Buddhism Southeast Region Research results show that attention has been paid to the management

of social activities of monks and nuns at Buddhist Intem1ediate Schools in the Southeast region, but the effectiveness is not high

At the same time, the research also points out the factors inside and outside the school that affect the Management Of Social Activities Of Monks And Nuns In Secondary Schools Of Buddhism Southeast Region Based on theoretical generalization and analysis

of the current situation, the study has proposed four measures to improve the effectiveness

of social activities Management Of Social Activities Of Monks And Nuns In Secondary Schools Of Buddhism Southeast Region All measures are assessed as urgent and feasible through the use of expert methods

Further research directions

In the future, the research can expand the scope of subjects to manage social activities of monks and nuns at Buddhist Secondary Schools throughout the country

Keywords: Management, social activities of monks and nuns, Buddhist Intermediate School in the Southeast region

Supervisors's confirmation Student

Assoc Prof Dr Tran Xuan Bach Nguyen Van Tay

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ x

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Phạm vi nghiên cứu 2

6 Giả thuyết khoa học 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA TĂNG NI SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước 6

1.2 Một số khái niệm 7

1.2.1 Quản lý, Quản lý hoạt động xã hội 7

1.2.2 Hoạt động xã hội của tăng ni sinh các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ 8

1.2.3 Quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ 12

1.3 Lí luận về hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường trung cấp Phật học 16

1.3.1 Vị trí, tầm quan trọng của hoạt động xã hội 16

1.3.2 Vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Ban Giám Hiệu các trường trung cấp Phật học 19

1.3.3 Mục tiêu của hoạt động xã hội trường trung cấp Phật học 20

1.3.4 Nội dung của hoạt động xã hội các trường trung cấp Phật học 21

1.3.5 Đánh giá hoạt động xã hội tại các trường trung cấp Phật học 24

1.4 Quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh tại các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ 26

1.4.1 Quản lý chương trình hoạt động xã hội của Tăng ni sinh 26

1.4.2 Quản lý nội dung tăng ni tham gia các hoạt động xã hội 27

Trang 7

1.4.3 Quản lý công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn khi tham gia các hoạt động

xã hội của tăng ni sinh 28

1.4.4 Quản lý các điều kiện tham gia hoạt động xã hội của tăng ni sinh 29

1.4.5 Quản lý công tác phối hợp của các lực lượng tổ chức, đoàn thể 31

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường trung cấp Phật học 32

1.5.1 Văn hoá và giáo dục Phật giáo 32

1.5.2 Lãnh đạo và quản lý 32

1.5.3 Môi trường xã hội 33

1.5.4 Chính sách, quy định và luật pháp 34

Tiểu kết chương 1 36

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA TĂNG NI SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ37 2.1 Mô tả quá trình khảo sát thực trạng 37

2.1.1 Mục tiêu khảo sát 37

2.1.2 Nội dung khảo sát 37

2.1.3 Khách thể khảo sát, mẫu khảo sát và địa bàn khảo sát 37

2.1.5 Phương pháp khảo sát 37

2.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ 37

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 37

2.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội 38

2.2.3 Giáo dục và hoạt động xã hội tại trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ 40

2.2.4 Giới thiệu các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ 41

2.3 Thực trạng hoạt động xã hội tại trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ 43

2.3.1 Thực trạng nhận thức của nhà trường về tầm quan trọng, sự ảnh hưởng của hoạt động xã hội 43

2.3.2 Thực trạng hoạt động xã hội của tăng ni sinh 44

2.3.3 Thực trạng công tác quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh 46

2.3.4 Thực trạng công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn của tăng ni sinh khi tham gia hoạt động xã hội 47

2.3.5 Thực trạng các điều kiện hỗ trợ cho tăng ni sinh khi tham gia hoạt động xã hội 48

2.3.6 Thực trạng công tác phối hợp lực lượng của các tổ chức, đoàn thể 49

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động xã hội tại các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ 50

2.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động xã hội của tăng ni sinh 50

Trang 8

2.4.2 Thực trạng quản lý nội dung hoạt động xã hội của tăng ni sinh 51

2.4.3 Thực trạng quản lý công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn của tăng ni sinh khi tham gia hoạt động xã hội 53

2.4.4 Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho tăng ni sinh khi tham gia hoạt động xã hội 54

2.4.5 Thực trạng quản lý công tác phối hợp giữa lực lượng của các tổ chức, đoàn thể 55

2.5 Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động xã hội tại các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ 57

2.5.1 Những ưu điểm 57

2.5.2 Những hạn chế 57

2.5.3 Nguyên nhân 57

Tiểu kết chương 2 58

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA TĂNG NI SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ 59

3.1 Nguyên tắc chung đề xuất biện pháp 59

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 59

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 59

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 60

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc tính khu vực địa phương 61

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 61

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ 62

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo thọ chủ nhiệm, giảng sư, tăng ni sinh về vai trò của hoạt động xã hội tại trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ 62

3.2.2 Đổi mới các hoạt động xã hội của tăng ni sinh 64

3.2.3 Huy động nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong các hoạt động xã hội của tăng ni sinh 66

3.2.4 Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng cho tăng ni sinh khi tham gia các hoạt động xã hội 68

3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 72

3.3.1 Tính cấp thiết 72

3.3.2 Tính khả thi 74

Tiểu kết chương 3 76

KẾT LUẬN VÀ KH UYẾN NGHỊ 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC PL 1

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu

2 2 Kết quả khảo sát nhận thức của nhà trường về tầm quan trọng,

2 3 Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động xã hội của tăng ni sinh 45

2 4 Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động xã hội

2 5 Kết quả khảo sát công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn của

tăng ni sinh khi tham gia hoạt động xã hội 47

2 6 Kết quả khảo sát các điều kiện hỗ trợ cho tăng ni sinh khi tham

2 7 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động xã hội của tăng

2 8 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác quản lý hoạt động

2 9 Kết quả thực trạng quản lý công tác đảm bảo an ninh trật tự,

an toàn của tăng ni sinh khi tham gia hoạt động xã hội 53

2 10 Kết quả thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho tăng ni sinh

2 11 Kết quả thực trạng quản lý công tác phối hợp giữa lực lượng

3 1 Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp 73

3 2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 74

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

2 1 Kết quả đánh giá công tác phối hợp các lực lượng tham gia hoạt

động xã hội

49

3 1 Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 75

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Hai nghìn năm Phật giáo du nhập trên đất nước Việt Nam, đạo Phật đã trở thành một tôn giáo lớn của dân tộc Với truyền thống Hộ quốc - An dân, Phật giáo và dân tộc như một thực thể không thể tách rời luôn luôn hòa quyện như nước với sữa, và đã trở thành một nét đẹp văn hóa, đạo đức trong lịch sử dân tộc Việt Nam Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời đã trải qua 1/3 thế kỷ, tuy không dài do với 2000 năm Phật giáo Song Giáo hội đã luôn nỗ lực kế thừa, phát huy có chọn lọc những tinh hoa để xây dựng và phát triển làm chỗ quy tụ cho tất cả các tổ chức, hệ phái, các thành viên tăng ni, Phật tử sinh hoạt trên nguyên tắc thống nhất ý chí và hành động, thống nhất tổ chức và lãnh đạo, cũng như tôn trọng các pháp môn tu hành đúng Chính pháp, thực hiện đúng theo Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, theo đúng Luật và các quy định của Nhà Nước,

đúng theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”

Đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế hội nhập quốc tế Sự phát triển kinh tế - xã hội và toàn cầu hóa đã đặt ra những yêu cầu mới cho

sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực Văn kiện Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” [1]

Luật Giáo dục 2019, điều 44 mục 5 đã nêu rõ: “Giáo dục giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội”

Ngoài các chương trình học cố định, những môn học được quy định bởi Trung Ương giáo hội, Ban giáo dục Phật giáo, các trường Trung cấp Phật học cần quan tâm hơn đến các hoạt động xã hội của tăng ni sinh, để việc học Phật học và thế học được kết hợp một cách trọn vẹn, phát triển được hết khả năng của tăng ni sinh Bên cạnh đó, việc phát huy truyền thống yêu nước của Phật giáo Việt Nam, trong 40 năm qua, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, thể hiện rõ vai trò, vị trí của Phật giáo và dân tộc, thực hiện những việc làm thiết thực ích đạo, lợi đời, khẳng định mối quan hệ gắn bó không thể tách rời giữa dân tộc và đạo pháp Một trong những yếu tố để đạt được điều như trên, không thể thiếu hệ thống các trường trung cấp Phật học

Tăng ni sinh tại các trường trung cấp Phật học, hầu hết là những người trẻ, năng động, luôn mang trong mình tinh thần phụng sự, cống hiến, mong muốn chung tay góp sức tạo nên một xã hội tươi đẹp Với những hoạt động xã hội thiết thực trong tinh thần nhập thế, tăng ni sinh trẻ luôn muốn đem các giá trị văn hóa Phật giáo đến với xã hội

Thực tế cho thấy, một số tăng ni sinh sau khi tốt nghiệp gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng, thiếu kỹ năng giao tiếp, tổ chức các hoạt động xã hội Một số

Trang 13

khác lại quá tập trung vào các hoạt động nội vi, xa rời thực tiễn xã hội Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò và vị thế của tăng ni trong cộng đồng Vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh tại các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ là hết sức cấp thiết

Xuất phát từ các lý do trên, tác giả chọn “Quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh

ở các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ” làm đề tài luận văn của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở một số trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở một số trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh

- Điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ

5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường trung

cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ

Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu ở các trường trung cấp Phật học tại khu vực Đông Nam Bộ, cụ thể: Trường trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương, Trường trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai, Trường trung cấp Phật học TP Hồ Chí Minh

Các hoạt động xã hội cụ thể: hoạt động từ thiện xã hội; tổ chức các khoá tu mùa hè; hiến máu nhân đạo

Phạm vi không gian: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu ở các trường trung

cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ

Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giảng sư, tăng ni sinh ở các trường trung

cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ

Phạm vi thời gian: Các số liệu nghiên cứu, khảo sát từ các năm học 2021 - 2022,

2022 - 2023

Trang 14

6 Giả thuyết khoa học

Việc quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh trong thời gian qua đã được quan tâm, đã triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu đổi mới của Giáo dục thì vẫn còn tồn động một số bất cập và hạn chế Nếu nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận và khảo sát, đánh giá đúng thực trạng, thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ phù hợp với điều kiện, đặc điểm nhà trường thì sẽ nâng cao chất lượng các hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Mục đích của phương pháp này là

dựa trên các tài liệu lí thuyết mà tác giả thu thập được, tác giả tiến hành phân tích để hiểu rõ các nội dung và tiến hành tổng hợp để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết: Mục đích của phương pháp

này là dựa trên các tài liệu lí thuyết thu thập được, tác giả tiến hành phân loại cho phù hợp với các vấn đề cần nghiên cứu làm cơ sở cho việc hệ thống hóa để xây dựng cơ sở

lí luận của đề tài

Phương pháp giả thuyết: Đối với phương pháp này trên cơ sở nghiên cứu lí luận

và thực trạng của đối tượng nghiên cứu, tác giả đưa ra phán đoán để xây dựng giả thuyết nghiên cứu Từ đó bằng các thao tác và phương pháp khoa học để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu đó trong lí luận và thực tiễn

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Mục đích phương pháp này là thu thập

thông tin để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ, đánh giá tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất Đây là phương pháp trọng tâm của đề tài, để sử dụng phương pháp này tác giả xây dựng phiếu hỏi, phiếu trưng cầu ý kiến với một hệ thống câu hỏi đóng, và câu hỏi mở (phiếu hỏi được thiết kế dựa trên cơ sở lí luận và khung lí thuyết của đề tài) nhằm thu thập thông tin nghiên cứu về thực trạng hoạt động xã hội của tăng

ni sinh ở các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ Kết quả điều tra được phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra những thông tin đảm bảo tính khách quan và có

độ tin cậy

Phương pháp phỏng vấn: Đây là phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản với

mục đích thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách thể khảo sát để hỗ trợ thu thập thông tin về thực trạng và đánh giá tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất Cụ thể, bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Cách thực hiện thông qua trò chuyện, trao đổi và tọa đàm với cán bộ quản lý, giảng sư ở một số trường trung cấp Phật học tại khu vực Đông Nam

Trang 15

Bộ để đánh giá thực trạng hoạt động xã hội của tăng ni sinh Những thông tin thu được

từ quá trình phỏng vấn sâu sẽ làm cơ sở minh chứng thêm cho các dữ liệu nghiên cứu thực trạng và làm tăng độ tin cậy của thông tin thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Mục đích của phương pháp này

là thu thập các thông tin để hỗ trợ việc phân tích, đánh giá thực trạng thông quan các sản phẩm hoạt động của các cấp quản lý Cách thực hiện: Tác giả tiến hành nghiên cứu các hồ sơ, văn bản, biên bản, kế hoạch, báo cáo về Quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các một số trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Mục đích là thu thập ý kiến đóng góp của

các chuyên gia thuộc lĩnh vực quản lý về các nội dung trọng tâm của đề tài Tác giả tiến hành trưng cầu ý kiến chuyên gia về khung lí thuyết của đề tài nghiên cứu và biện pháp quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ

Phương pháp khảo nghiệm: Mục đích là khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi

của các biện pháp mà tác giả đề xuất

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văn

dự kiến được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường

trung cấp Phật học;

Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường

trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ;

Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường

trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA

TĂNG NI SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Christopher S Queen và Francisco J Varela trong “Socially Engaged Buddhism:

Dimensions of Engaged Practice in Contemporary Buddhism” cho rằng “Các học viên Phật giáo dấn thân trong hệ thống giáo dục tu viện đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý xã hội của các cộng đồng địa phương Họ tích cực tham gia vào các dự án phát triển cộng đồng, bảo tồn môi trường và các chương trình phúc lợi xã hội” [2],

nghiên cứu này tập trung vào vai trò quan trọng của tăng ni sinh đã nhận được đào tạo trong hệ thống giáo dục Phật giáo đối với quản lý hoạt động xã hội của cộng đồng địa phương Tăng ni sinh tham gia chủ động vào các dự án phát triển cộng đồng, bảo tồn

môi trường và các chương trình phúc lợi xã hội

Nghiên cứu của Pattana Kitiarsa trong “Monastic Education and Social Engagement among Buddhist Novices in Thailand” nói rằng “Hệ thống giáo dục tu viện

ở Thái Lan thúc đẩy sự tham gia xã hội của những người mới theo đạo Phật thông qua các sáng kiến phục vụ cộng đồng, chẳng hạn như cung cấp giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các sự kiện tôn giáo và văn hóa, và tham gia vào các nỗ lực cứu trợ thiên tai” [3], nghiên cứu này tập trung vào hệ thống giáo dục tu sĩ tại Thái Lan và

vai trò của việc tham gia xã hội trong việc hướng dẫn các tăng ni mới Hệ thống giáo dục tu sĩ ở Thái Lan đẩy mạnh sự tham gia xã hội của những người mới tập tu Phật giáo bằng cách tham gia vào các hoạt động cộng đồng như cung cấp giáo dục cho trẻ em bất may, tổ chức các sự kiện tôn giáo và văn hóa, và tham gia vào các chiến dịch cứu trợ thiên tai

Nghiên cứu của Christopher S Queen trong “Engaged Buddhism: Buddhist

Liberation Movements in Asia” khẳng định “Các trường tu viện Phật giáo ở các quốc gia châu Á khác nhau đã lồng ghép các hoạt động xã hội vào chương trình giảng dạy của họ, tạo điều kiện cho các tăng ni sinh phát triển kĩ năng lãnh đạo và tham gia vào các dự án liên quan đến xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường”

[4], nghiên cứu này tập trung vào các trường Phật học ở các nước châu Á và việc tích hợp hoạt động tham gia vào đào tạo tăng ni sinh Các trường Phật học ở nhiều nước châu

Á gắn kết hoạt động tham gia vào chương trình học, giúp tăng ni sinh tăng ni sinh phát triển kĩ năng lãnh đạo và tham gia vào các dự án liên quan đến giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường

Nghiên cứu của Emma Tomalin và Caroline Starkey trong “Engaged Buddhism

in the West: A Comparison of Buddhist Monastic Educational Institutions in the United States, United Kingdom, and Australia” so sánh hệ thống giáo dục tu sĩ Phật giáo ở Mĩ,

Trang 17

Vương quốc Anh và Úc và xem xét vai trò và hoạt động của tăng ni sinh trong việc quản

lý hoạt động xã hội Nghiên cứu tìm hiểu cách các viện tu tập trung vào giảng dạy, phát

triển kĩ năng xã hội và tham gia vào các hoạt động cộng đồng để đóng góp cho xã hội [5]

1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước

Thích Thiện Chánh trong “Đề xuất một số hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở những trường Phật học” đã đưa ra những vai trò và lợi ích của hoạt động xã hội của

tăng ni sinh (TNS), đề xuất các hình thức hoạt động của TNS như thành lập Hội TNS,

tổ chức hoạt động tham quan, hoạt động báo chí, truyền thông và xuất bản, tạp chí, nội san, nguyệt san, tập san nghiên cứu, tổ chức hoạt động tình nguyện và thiện nguyện, hoạt động thảo luận, diễn giảng, thuyết trình, tổ chức câu lạc bộ Thiền, tổ chức hoạt động thực tập đa chiều cho TNS [6]

Bài báo “Tinh thần, trách nhiệm của Phật giáo trong bảo đảm an sinh xã hội” khẳng định “Phật giáo tham gia trợ giúp xã hội nhằm hỗ trợ đột xuất và hỗ trợ thường xuyên cho người dân khắc phục các rủi ro khó lường như thiên tai, bão lụt, các rủi ro vượt qua khả năng kiểm soát như mất mùa, đói nghèo; Đối với hoạt động trợ giúp đột xuất, Phật giáo tập trung vào các hoạt động cứu trợ đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc; thăm và tặng quà cho bệnh nhân trại phong, trại tâm thần, nhà dưỡng lão, người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam; tặng xe đạp cho học sinh nghèo; tổ chức bếp ăn từ thiện, nồi cháo tình thương cho bệnh nhân nghèo, Trong thời gian qua, với vai trò và vị thế của mình trong nhân dân, Phật giáo cũng kêu gọi quyên góp kinh phí từ nguồn lực xã hội để thực hiện hoạt động này, cùng với Nhà nước góp phần ổn định đời sống người dân.” [7]

Tác giả Trần Văn Hòa với nghiên cứu “Đổi mới phương pháp quản lý hoạt động

xã hội của tăng ni sinh tại các trường Phật học ở Thành phố Hồ Chí Minh” [26] đã đề

cập đến thực trạng công tác quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh tại các trường Phật học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này Theo kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy một số hạn chế trong công tác quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh như: chương trình, kế hoạch các hoạt động xã hội chưa được xây dựng một cách bài bản; vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan chưa được phân định rõ ràng; phương pháp giám sát, đánh giá hoạt động còn sơ sài Điều này khiến một số tăng ni sinh thiếu cơ hội tham gia các hoạt động xã hội bên ngoài, ít có kinh nghiệm tổ chức và tham gia các sự kiện cộng đồng

Tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc với nghiên cứu “Vai trò của các hoạt động xã hội trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho tăng ni sinh tại Trường Trung cấp Phật học Bửu Quang” [27] tập trung vào vai trò của các hoạt động xã hội trong việc rèn luyện kỹ

năng sống cho tăng ni sinh tại Trường Trung cấp Phật học Bửu Quang

Theo kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy việc tham gia các hoạt động xã hội như tình nguyện, giao lưu văn hóa, phục vụ cộng đồng đã giúp tăng ni sinh rèn luyện và nâng cao nhiều kỹ năng sống quan trọng như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tổ chức

Trang 18

sự kiện, giải quyết vấn đề, v.v Điều này không chỉ tạo điều kiện để các em thực hành

và vận dụng những kiến thức đã học, mà còn giúp các em hình thành và phát triển các phẩm chất tốt đẹp như lòng từ bi, tinh thần phụng sự, trách nhiệm với cộng đồng

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hiện nay hoạt động xã hội của tăng ni sinh tại trường chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu mang tính tự phát, thiếu sự hướng dẫn, quản lý chặt chẽ từ nhà trường Điều này khiến một số tăng ni sinh còn thiếu định hướng, chưa thực sự nhận thức được ý nghĩa và lợi ích của các hoạt động xã hội

Để phát huy vai trò của các hoạt động xã hội trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho tăng ni sinh, nghiên cứu đề xuất các giải pháp như: (1) Xây dựng chương trình, kế hoạch các hoạt động xã hội một cách bài bản và lồng ghép vào hoạt động đào tạo của nhà trường; (2) Tăng cường sự tham gia, hướng dẫn và giám sát của giảng viên, cán bộ quản lý; (3) Tạo cơ chế động viên, khen thưởng đối với tăng ni sinh tích cực tham gia các hoạt động; (4) Thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với các tổ chức Phật

giáo, chính quyền địa phương trong việc tổ chức và triển khai các hoạt động xã hội

Theo tác giả Harol Koontz: “Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu

đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác” [8]

Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra” [9]

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [10]

Tác giả Vũ Dũng đưa ra khái niệm: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó” [11]

Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức Đó là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung

1.2.1.2 Quản lý hoạt động xã hội

“Quản lý hoạt động xã hội là quá trình xác định, kế hoạch, triển khai và đánh giá các hoạt động xã hội để đạt được kết quả xã hội nhất định, đồng thời đảm bảo sự hiệu quả, hiệu lực và tính bền vững của các hoạt động này.” - Tạp chí Quản lý Xã hội

và Chính sách (Social Administration and Policy Management) [12]

Trang 19

“Quản lý hoạt động xã hội là một quá trình liên quan đến việc xác định, lập kế hoạch, triển khai và đánh giá các hoạt động xã hội trong một tổ chức hoặc cộng đồng nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định và tạo ra tác động tích cực trên cộng đồng.” - Quỹ Nghiên cứu Xã hội Mỹ (Social Research Foundation)

“Quản lý hoạt động xã hội bao gồm việc xác định mục tiêu, phân tích nhu cầu, lập kế hoạch, triển khai, theo dõi và đánh giá các hoạt động xã hội nhằm đạt được kết quả xã hội nhất định trong một thời gian nhất định.” - Hiệp hội Quản lý Xã hội học

(Association for Social Administration)

Như vậy có thể hiểu rằng: Quản lý hoạt động xã hội có thể được hiểu là quá trình

tổ chức và điều phối các hoạt động và nguồn lực trong một tổ chức hoặc cộng đồng nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định Nó bao gồm việc xác định, kế hoạch, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động xã hội để tạo ra những tác động tích cực và bền vững trong cộng đồng

1.2.2 Hoạt động xã hội của tăng ni sinh các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ

Khái niệm hoạt động xã hội

Theo Erving Goffman, hoạt động xã hội là những tương tác giữa con người trong cuộc sống hàng ngày, được điều chỉnh bởi các quy tắc và chuẩn mực xã hội Mỗi người thường đóng vai trò khác nhau trong các tình huống khác nhau và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp

Theo Max Weber, hoạt động xã hội là hành động của con người hướng tới người khác, được định hướng bởi ý nghĩa chủ quan của chính người đó Ý nghĩa này có thể bắt nguồn từ những kỳ vọng, động cơ hoặc những động lực khác

Theo Talcott Parsons, hoạt động xã hội là những hành vi có ý thức của cá nhân, được định hướng bởi mục đích, được điều chỉnh bởi các chuẩn mực xã hội và được định hình trong các mô hình tương tác

Tăng ni sinh tại các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ thường tham gia vào nhiều hoạt động xã hội Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào các hoạt động: từ thiện xã hội, tổ chức các khóa tu mùa hè và hiến máu nhân đạo

Tăng ni sinh tại các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ thường tham gia vào nhiều hoạt động xã hội Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào các hoạt động: từ thiện xã hội, tổ chức các khóa tu mùa hè và hiến máu nhân đạo

Hoạt động từ thiện xã hội:

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (Nguyễn Như Ý chủ biên), do nhà xuất bản Văn hóa và Thông tin xuất bản năm 1999,

“Từ thiện có nghĩa là có lòng lành, hay thương người, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó, khổ đau để làm phúc”

Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1994 (do Hoàng Phê chủ biên) giải thích: “Từ thiện: (người có của) có lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó để làm phúc”

Trang 20

Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (Hoàng Phê chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2008 định nghĩa “Từ thiện là có lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó để làm phúc”

Còn “hoạt động”, theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (Nguyễn Như Ý chủ biên), do nhà xuất bản Văn hóa và Thông tin xuất bản năm 1999, có nghĩa là “làm những việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội”

Từ là lòng thương, sự hiền lành Thiện là điều tốt Từ thiện theo nghĩa thông thường là lòng thương yêu, muốn làm điều tốt cho người khác Tiếng Anh/ Pháp: Charity/ Charité, có gốc Latin là Caritas, Carus nghĩa là tình thương quảng đại

Từ thiện được hiểu theo nghĩa là sự giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thường được thể hiện bằng những hoạt động biếu tặng tiền bạc, thức ăn, giúp đỡ những người đang cần giúp đỡ vì họ đang bệnh hoạn, nghèo khổ, không nơi nương tựa… Trong

ý nghĩa này, từ thiện là sự thể hiện của Từ bi, Bác ái Từ bi, Bác ái theo quan niện của Phật giáo và Công giáo không chỉ có nghĩa là thương yêu chúng sinh mà còn có nghĩa

là thể hiện lòng thương yêu ấy bằng hành động, bằng việc làm cụ thể, tức là từ thiện

Như vậy, ta có thể hiểu rằng: TTXH là những việc làm, hành động tốt đẹp hướng đến cá nhân hoặc cộng động xã hội nhằm giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống

Đối với khái niệm “hoạt động xã hội” là toàn bộ những hành động của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho xã hội nói chung, con người nói riêng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội, đem lại cho con người cuộc sống ngày càng hạnh phúc, tươi đẹp hơn

Hoạt động từ thiện xã hội được hiểu là việc tiến hành những việc làm tốt đẹp hướng đến các cá nhân và tập thể trong cộng đồng xã hội nhằm giúp đỡ những người gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống

Đối tượng của hoạt động từ thiện xã hội là những người có hoàn cảnh khó khăn, khiếm khuyết về trí tuệ hoặc thể chất, nghèo đói, neo đơn, bệnh tật, hoặc các nạn nhân thiên tai, những người mắc các căn bệnh xã hội như mại dâm, nghiện ma túy, HIV/AIDS

Nguồn lực để thực hiện hoạt động từ thiện xã hội là nguồn đóng góp của các tổ chức và cá nhân có lòng hảo tâm chia sẻ những khó khăn cho những người bất hạnh

Hoạt động từ thiện xã hội được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức có lòng hảo tâm, thương xót những người có hoàn cảnh bất hạnh

Tăng ni sinh tham gia vào các hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ người nghèo, người già, trẻ em mồ côi, người khuyết tật và những người gặp khó khăn khác, bao gồm việc quyên góp quần áo, thực phẩm, sách vở, chăm sóc và thăm hỏi người khuyết tật, đóng góp vào các dự án xây dựng nhà tình thương, cung cấp nhu yếu phẩm và hỗ trợ trong việc tổ chức các hoạt động xã hội khác

Trang 21

Tổ chức các khóa tu mùa hè

Tổ chức các khóa tu mùa hè là một hoạt động xã hội vô cùng ý nghĩa và thiết thực mà các Tăng Ni sinh tại các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ nên thực hiện Những khóa tu này không chỉ mang lại cơ hội tu tập và rèn luyện tâm tính cho những người quan tâm đến Phật giáo, mà còn góp phần lan tỏa giáo lý nhân văn và thực hành lối sống từ bi của đạo Phật ra cộng đồng

Thông qua các khóa tu mùa hè, Tăng Ni sinh sẽ có cơ hội truyền đạt kiến thức sâu rộng về tâm học, thiền định và đạo đức Phật giáo đến những người tham dự Các buổi giảng dạy về tâm học sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về bản chất của tâm thức con người, cách để kiểm soát và điều phục tâm ý, từ đó có thể sống một cuộc đời an nhiên, tỉnh thức và hạnh phúc hơn Những bài giảng về thiền định sẽ hướng dẫn cho người tham gia cách thực hành thiền định để đạt được sự tĩnh lặng và thanh thản trong tâm hồn, giúp họ đối mặt với những khó khăn và thách thức trong cuộc sống một cách bình tĩnh và sáng suốt hơn

Bên cạnh đó, việc đọc tụng kinh sách và thực hành lối sống từ bi cũng là một phần không thể thiếu trong các khóa tu mùa hè Qua việc đọc tụng kinh điển, người tham gia sẽ được tiếp cận với những lời dạy quý báu của Đức Phật và hiểu sâu sắc hơn về con đường giải thoát khổ đau Đồng thời, việc thực hành lối sống từ bi sẽ giúp họ phát triển lòng trắc ẩn và thương yêu đối với tất cả chúng sinh, từ đó mà sống một cuộc đời có ý nghĩa và đóng góp tích cực cho cộng đồng

Các khóa tu mùa hè không chỉ mang lại lợi ích cho người tham gia mà còn là cơ hội để Tăng Ni sinh và các Tăng đồng tu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong việc trau dồi tâm hồn và phát triển trí tuệ Qua việc tổ chức và giảng dạy trong các khóa tu, Tăng

Ni sinh sẽ có cơ hội thực hành và truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm tu tập của mình, đồng thời cũng có thể học hỏi từ những người tham gia khác nhà

Ngoài ra, việc tổ chức các khóa tu mùa hè cũng góp phần quảng bá hình ảnh đẹp

đẽ của Phật giáo trong cộng đồng Khi nhìn thấy các Tăng Ni sinh tích cực tổ chức và tham gia vào những hoạt động như vậy, mọi người sẽ càng hiểu sâu sắc hơn về tinh thần

từ bi và lòng nhân ái của đạo Phật, qua đó nâng cao sự tôn trọng và yêu mến đối với tôn giáo này

Việc tổ chức các khóa tu mùa hè là một hoạt động xã hội rất có ý nghĩa và đáng được khuyến khích Nó không chỉ mang lại cơ hội tu tập và phát triển tâm linh cho mọi người mà còn góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp của đạo Phật ra cộng đồng, xây dựng một xã hội an lành và hòa hợp hơn

Hiến máu nhân đạo:

Hiến máu nhân đạo là một hoạt động đầy ý nghĩa và nhân văn, phù hợp với tinh thần từ bi và lòng nhân ái của đạo Phật Việc Tăng Ni sinh tham gia và tác động tích cực vào hoạt động này không chỉ góp phần cứu sống nhiều mạng người mà còn giúp lan tỏa những giá trị cao đẹp của Phật giáo ra cộng đồng

Trang 22

Hiến máu là một hành động cứu người vô cùng cao quý và ý nghĩa Một đơn vị máu có thể cứu sống nhiều mạng người đang gặp nguy hiểm tính mạng do thiếu máu hoặc cần phải truyền máu trong quá trình điều trị bệnh Tăng Ni sinh tham gia hiến máu nhân đạo thể hiện lòng từ bi và tình thương vô bờ bến đối với tất cả chúng sinh, không phân biệt nguồn gốc hay hoàn cảnh

Thông qua việc hiến máu, Tăng Ni sinh không chỉ đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc cứu sống mạng người mà còn thể hiện sự hy sinh và lòng vị tha cao cả Đây là cách để họ thực hành giáo lý Phật đào "Từ bi hỷ xả" trong đời sống thực tế, lan tỏa tình thương yêu và sự quan tâm đến cộng đồng xung quanh

Ngoài ra, sự tham gia của Tăng Ni sinh vào hoạt động hiến máu nhân đạo cũng

là một cách để quảng bá hình ảnh đẹp đẽ của Phật giáo trong xã hội Khi nhìn thấy những Tăng Ni tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, mọi người sẽ cảm nhận được tinh thần từ bi và lòng nhân ái vô bờ bến của đạo Phật, qua đó nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng đối với tôn giáo này

Tăng Ni sinh tham gia hiến máu nhân đạo còn thể hiện sự gắn kết giữa đạo Phật với cộng đồng và xã hội Đạo Phật không chỉ là một tôn giáo tâm linh mà còn là một nền văn hóa nhân văn, luôn hướng tới sự an lạc và hạnh phúc cho tất cả chúng sinh Khi tham gia các hoạt động nhân đạo như hiến máu, Tăng Ni sinh góp phần xóa nhòa khoảng cách giữa đạo Phật với cộng đồng, giúp mọi người cảm nhận được sự gần gũi và thân thiện của tôn giáo này

Việc Tăng Ni sinh tham gia và tác động tích cực vào hoạt động hiến máu nhân đạo là một hành động đáng khích lệ và ngợi ca Nó không chỉ thể hiện tinh thần từ bi và lòng nhân ái của đạo Phật, mà còn góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp này ra cộng đồng, xây dựng một xã hội nhân văn và đoàn kết hơn

Tổ chức các buổi diễn thuyết và hướng dẫn về Phật giáo:

Tăng ni sinh được tổ chức các buổi diễn thuyết và hướng dẫn về Phật giáo cho công chúng Điều này giúp lan tỏa kiến thức về Phật giáo và giúp mọi người hiểu rõ hơn

về triết lý và phương pháp của Phật giáo trong đời sống hàng ngày

Thảo luận, diễn giảng và thuyết trình là một bộ môn nghệ thuật cần được rèn luyện cho Tăng ni sinh, không phải để thuyết phục người khác mà để trình bày chân lí, nêu giá trị đạo đức và giá trị giáo dục

Thảo luận rất hữu ích trong lãnh vực giáo dục và rèn luyện kĩ năng tư duy Thảo luận làm cho vấn đề sáng tỏ, đề tài thảo luận cần được lựa chọn và có tác dụng bổ sung kiến thức cho Tăng ni sinh, cần thông báo trước để mọi người tìm hiểu và cần có nhiều người đến tham gia càng nhiều càng tốt

Diễn giảng là một kĩ năng biết vận dụng ngôn ngữ trong sáng để trình bày một vấn đề cho mọi người hiểu, trong đó người diễn giảng phải vận dụng nhiều khả năng cùng một lúc đó là kiến thức, cách sử dụng ngôn từ, sự tự tin, phép phân tích và qui nạp Tăng ni sinh cần có nhiều đề tài và buổi diễn giảng để trau dồi các kĩ năng này của mình

Trang 23

để có sự chuẩn bị và tích luỹ kinh nghiệm cho công việc hoằng pháp sau này của mình

Thuyết trình là một phương pháp để Tăng ni sinh có cơ hội thực tập ngay trên chính bài học, lớp học và cuộc sống ở trường của mình, đưa ra những lập luận đúng sai Hoạt động này thường chia làm nhiều nhóm để cùng tranh luận và phản biện, tìm đáp

án chính xác, bổ sung cho bài học mà mình vừa mới học xong

Những hoạt động này nhằm giúp cho Tăng ni sinh nắm bài vững hơn và sâu hơn,

có thời gian tìm hiểu thực tế và tìm tòi nhiều tư liệu liên quan, tập cho Tăng ni sinh có kinh nghiệm sưu tập tư liệu và xử lí thông tin trên tư liệu Ngoài ra còn trau dồi kĩ năng biện luận, phản biện, lập luận logic và thuyết phục Trong giáo dục Phật giáo những kĩ năng này rất quan trọng, cần phải có chương trình hoạt động thường xuyên có định kì, vạch sẵn đề tài để Tăng ni sinh tự chọn và có thời gian chuẩn bị Ngoài sự bổ sung kiến thức cho Tăng ni sinh, những hoạt động này cung cấp một nguồn thông tin, bài vở, tài liệu nghiên cứu phong phú để phục vụ cho nhu cầu tạp chí, nội san và tập san nghiên cứu định kì của trường

Tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường:

Tăng ni sinh tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như làm vệ sinh môi trường, trồng cây, thu gom rác thải và thực hiện các hoạt động tái chế, thể hiện tinh thần

từ bi và trách nhiệm của Phật giáo đối với sự sống và môi trường tự nhiên

Hoạt động xã hội của Tăng ni sinh phải hiểu theo nghĩa là một khoá học phát triển mở rộng chứ không phải một lớp học thêm, học phụ đạo và càng không thể hiểu là

“ngoại khoá” Những hoạt động này nhằm phát huy và kiện toàn tổ chức giáo dục của nhà trường Thực tế cho thấy một buổi học ngoại khoá dễ bị hiểu nhầm không phải là một môn học nằm trong chương trình, vì thế mất đi tính tự giác cũng như cơ hội học hỏi của Tăng ni sinh Như vậy hoạt động xã hội của Tăng ni sinh là một hoạt động học tập như bao hoạt động học tập khác

Tất cả những hoạt động xã hội này thể hiện tinh thần từ bi và nhân ái của Phật giáo và góp phần vào việc xây dựng cộng đồng với sự rèn luyện trong tu tập và công việc tử tế Đồng thời, những hoạt động này cũng giúp tăng ni sinh phát triển trí tuệ, kĩ năng xã hội và lòng từ bi trong việc giúp đỡ người khác và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn Qua các hoạt động xã hội như từ thiện xã hội, tổ chức khóa tu mùa hè và hiến máu nhân đạo, tăng ni sinh từ các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ góp phần tạo ra một tác động tích cực trong cộng đồng, thể hiện tinh thần từ bi và tình yêu thương của Phật giáo

1.2.3 Quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ

Khái niệm quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh

Quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh bao gồm việc tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động xã hội mà họ tham gia Điều này đòi hỏi các tăng ni sinh phải nắm vững kiến thức về xã hội, về tâm lý con người, về các nguyên tắc và kỹ năng quản lý

Trang 24

Họ cần phải biết cách vận động, tập hợp cộng đồng, huy động nguồn lực, giải quyết các vấn đề xã hội và đáp ứng các nhu cầu của mọi người

Quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh cũng bao gồm việc thực hiện các nguyên tắc đạo đức Phật giáo, như từ bi, bất bạo động, trung thực, trong các hoạt động thực tế Họ cần phải là những người gương mẫu, có khả năng vận động, thuyết phục và lôi cuốn người khác tham gia vào các hoạt động xã hội có ích

Việc quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh góp phần nâng cao vai trò và uy tín của Phật giáo trong xã hội Nó thể hiện sự gắn kết giữa giáo lý và thực tiễn, giữa tôn giáo và đời sống xã hội Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng mà còn giúp tăng ni sinh trau dồi và phát triển bản thân

Quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một cộng đồng tu tập phật giáo khỏe mạnh và ý nghĩa Với vai trò của mình, quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh cần tạo ra môi trường lành mạnh và văn hóa cộng đồng tích cực Ngoài việc

hỗ trợ tăng ni sinh trong quá trình tổ chức hoạt động xã hội, quản lý cũng cần đảm bảo những quy định và nội quy của trường trung cấp Phật học được tuân thủ

Để quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh cần thành lập một ban quản lý giúp xác định, tổ chức và giám sát các hoạt động xã hội được thực hiện Ban quản lý này bao gồm các thành viên chính trực, có kinh nghiệm và sẵn lòng giúp đỡ Các thành viên ban quản lý sẽ chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch, tư vấn và định hướng cho các hoạt động xã hội sẽ diễn ra

Một điều quan trọng trong quản lý hoạt động xã hội là lập kế hoạch và lịch trình chi tiết Điều này đảm bảo rằng mọi hoạt động được tổ chức một cách có hệ thống và không bị trùng lặp hoặc xung đột Lập kế hoạch bao gồm mục tiêu, phạm vi hoạt động, nguồn lực cần thiết và các bước thực hiện

Quản lý hiệu quả các hoạt động xã hội tại các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ đòi hỏi sự cộng tác và chia sẻ trách nhiệm chặt chẽ giữa các Tăng

Ni sinh và ban quản lý nhà trường Đây là một mối quan hệ song trọng, trong đó vai trò

và trách nhiệm của mỗi bên đều rất quan trọng và không thể thiếu

Các Tăng Ni sinh sẽ được giao những trách nhiệm cụ thể trong việc quảng bá, tổ chức và tham gia trực tiếp vào các hoạt động xã hội Với tư cách là những người đã được đào tạo về kiến thức Phật pháp và kỹ năng hoằng pháp, các Tăng Ni sinh sẽ đóng vai trò then chốt trong việc truyền tải thông điệp và ý nghĩa sâu sắc của các hoạt động đến cộng đồng Họ sẽ là những người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm tu tập trong các khóa tu mùa hè, hoặc là những người tình nguyện tham gia các hoạt động

từ thiện, hiến máu nhân đạo và các dự án cộng đồng khác

Tuy nhiên, để các Tăng Ni sinh có thể hoàn thành tốt vai trò của mình, họ cần phải nhận được sự hỗ trợ và định hướng đầy đủ từ ban quản lý nhà trường Ban quản lý

sẽ đóng vai trò hướng dẫn, cung cấp tài liệu và kiến thức cần thiết, đồng thời điều phối

Trang 25

và giám sát quá trình triển khai các hoạt động xã hội Họ sẽ là người xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Tăng Ni sinh phù hợp với năng lực và sở trường của họ

Bên cạnh đó, ban quản lý cũng có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tài chính và nhân lực để các hoạt động xã hội diễn ra thuận lợi và hiệu quả Họ

sẽ phải đảm bảo rằng các Tăng Ni sinh có đủ trang thiết bị, không gian và nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất

Sự cộng tác và chia sẻ trách nhiệm giữa các Tăng Ni sinh và ban quản lý cũng thể hiện qua việc trao đổi thông tin và phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai các hoạt động Ban quản lý cần phải tạo ra một môi trường cởi mở, lắng nghe ý kiến đóng góp và phản hồi từ các Tăng Ni sinh, từ đó điều chỉnh và cải thiện các hoạt động cho phù hợp với thực tế Đồng thời, các Tăng Ni sinh cũng cần phải báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc hoặc ý tưởng mới để ban quản lý có thể hỗ trợ và điều phối kịp thời

Sự cộng tác và chia sẻ trách nhiệm hiệu quả giữa các Tăng Ni sinh và ban quản

lý sẽ góp phần tạo nên sự thành công trong việc quản lý và triển khai các hoạt động xã hội tại các trường trung cấp Phật học Điều này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng mà còn thể hiện sự đoàn kết, hài hòa giữa các thành viên trong môi trường tu học Phật giáo, góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp của đạo Phật

Quản lý hiệu quả các hoạt động xã hội tại các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ không chỉ đơn thuần là tổ chức và triển khai, mà còn đòi hỏi một quy trình đánh giá và cải tiến liên tục Việc đánh giá kết quả và hiệu quả của các hoạt động

xã hội là một khâu vô cùng quan trọng, giúp nhận ra những điểm mạnh cần được phát huy và những khía cạnh cần được cải thiện, từ đó có thể tiến hành các điều chỉnh và cải tiến kịp thời

Quy trình đánh giá cần được thực hiện một cách khoa học, khách quan và toàn diện, dựa trên các tiêu chí và chỉ số cụ thể Các tiêu chí đánh giá có thể bao gồm mức

độ đạt được mục tiêu đề ra, số lượng người tham gia, phản hồi và đánh giá của người tham dự, tác động và ảnh hưởng đối với cộng đồng, hiệu quả sử dụng ngân sách và nguồn lực, v.v Việc thu thập dữ liệu và thông tin phải được thực hiện một cách chính xác, minh bạch và công bằng

Sau khi có được kết quả đánh giá, các nhà quản lý cần phân tích và tổng hợp một cách thấu đáo, nhận diện những yếu tố thành công và những khó khăn, thách thức còn tồn tại Từ đó, họ có thể đề ra các giải pháp cải tiến phù hợp, như điều chỉnh nội dung

và hình thức hoạt động, cải thiện khâu tổ chức và quản lý, tăng cường nguồn lực và hỗ trợ, v.v Các giải pháp này cần được triển khai một cách có hệ thống và liên tục để đảm bảo các hoạt động xã hội ngày càng hiệu quả và ý nghĩa hơn

Sau khi có được kết quả đánh giá, các nhà quản lý cần phân tích và tổng hợp một cách thấu đáo, nhận diện những yếu tố thành công và những khó khăn, thách thức còn tồn tại Từ đó, họ có thể đề ra các giải pháp cải tiến phù hợp, như điều chỉnh nội dung

Trang 26

và hình thức hoạt động, cải thiện khâu tổ chức và quản lý, tăng cường nguồn lực và hỗ trợ, v.v Các giải pháp này cần được triển khai một cách có hệ thống và liên tục để đảm bảo các hoạt động xã hội ngày càng hiệu quả và ý nghĩa hơn

Bên cạnh đó, việc ghi nhận và chia sẻ các thành công và thành tựu của các hoạt động xã hội cũng rất quan trọng Điều này không chỉ thể hiện sự động viên và khích lệ đối với các Tăng Ni sinh và thành viên ban quản lý đã cống hiến và nỗ lực, mà còn tạo

ra động lực và niềm tin để họ tiếp tục cống hiến và phát triển cho các hoạt động xã hội trong tương lai

Việc ghi nhận và chia sẻ thành tựu có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như tổ chức các buổi lễ tôn vinh, đăng tải thông tin trên các phương tiện truyền thông, xuất bản ấn phẩm giới thiệu, v.v Những hình thức này không chỉ giúp lan tỏa những tấm gương tốt đẹp đến cộng đồng mà còn khuyến khích và truyền cảm hứng cho nhiều người khác cùng tham gia và đóng góp cho các hoạt động xã hội

Ngoài ra, việc chia sẻ kinh nghiệm và bài học rút ra từ quá trình triển khai các hoạt động xã hội cũng rất cần thiết Những kinh nghiệm này sẽ là tài sản quý giá giúp các nhà quản lý và các Tăng Ni sinh có thể tránh được những sai lầm và khó khăn đã gặp phải, đồng thời tiếp thu và phát huy những điểm mạnh, chiến lược hiệu quả trong các hoạt động tiếp theo

Quản lý hiệu quả các hoạt động xã hội tại các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ đòi hỏi một quy trình đánh giá, cải tiến liên tục và việc ghi nhận, chia sẻ thành tựu Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động,

mà còn tạo ra động lực và niềm tin để các Tăng Ni sinh và ban quản lý tiếp tục cống hiến và phát triển các hoạt động xã hội vì lợi ích của cộng đồng và xã hội

Quản lý hoạt động xã hội của Tăng Ni sinh đòi hỏi sự chuyên nghiệp, tổ chức và

tinh thần trách nhiệm cao Việc triển khai thành công các hoạt động xã hội không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng mà còn góp phần phát triển toàn diện cho chính bản thân các Tăng Ni sinh

Yếu tố chuyên nghiệp là vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý và tổ chức các hoạt động xã hội Điều này đòi hỏi các Tăng Ni sinh và ban quản lý phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực hoạt động, kỹ năng quản lý dự án, cũng như năng lực lãnh đạo và điều phối nhóm Họ cần phải xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ rõ ràng, quản lý nguồn lực hiệu quả và đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn liên quan

Bên cạnh đó, tổ chức là yếu tố then chốt để đảm bảo các hoạt động xã hội diễn ra thành công Việc tổ chức bao gồm cả công tác chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và tài chính, cũng như triển khai các hoạt động theo đúng lịch trình và

kế hoạch đã đề ra Một hệ thống tổ chức chặt chẽ, phân công rõ ràng và phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sẽ giúp các hoạt động xã hội được thực hiện một cách trôi chảy

và hiệu quả

Trang 27

Hơn nữa, tinh thần trách nhiệm cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quản lý hoạt động xã hội của Tăng Ni sinh Mỗi cá nhân tham gia đều phải có ý thức trách nhiệm cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đóng góp hết khả năng của mình vào sự thành công chung Tinh thần trách nhiệm không chỉ thể hiện trong việc tuân thủ quy định mà còn bao gồm sự chủ động, tận tâm và nhiệt huyết trong công việc

Bằng việc áp dụng các phương pháp quản lý hiệu quả, kết hợp với tinh thần chuyên nghiệp, tổ chức chặt chẽ và trách nhiệm cao, các hoạt động xã hội do Tăng Ni sinh tổ chức sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp Những hoạt động này không chỉ giúp lan tỏa giáo lý và những giá trị tốt đẹp của đạo Phật ra cộng đồng, mà còn góp phần nâng cao nhận thức và tạo ra những tác động tích cực đối với xã hội

Đồng thời, việc tham gia tổ chức và quản lý các hoạt động xã hội cũng là một cơ hội tuyệt vời để các Tăng Ni sinh phát triển bản thân Họ có thể rèn luyện và nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý dự án, giao tiếp và làm việc nhóm Những kinh nghiệm quý báu này sẽ là hành trang vô giá giúp các Tăng Ni sinh phát triển toàn diện và đóng góp hiệu quả hơn cho sự nghiệp hoằng pháp và phục vụ cộng đồng trong tương lai

Ngoài ra, sự thành công của các hoạt động xã hội cũng sẽ góp phần nâng cao uy tín và vị thế của các Tăng Ni sinh trong cộng đồng Khi nhìn thấy những đóng góp tích cực của các Tăng Ni sinh, mọi người sẽ càng tôn trọng và yêu mến hơn đối với đạo Phật, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hoằng pháp và lan tỏa chánh pháp trong tương lai

Quản lý hoạt động xã hội của Tăng Ni sinh đòi hỏi sự chuyên nghiệp, tổ chức và tinh thần trách nhiệm cao Khi áp dụng các phương pháp quản lý hiệu quả, các hoạt động

xã hội sẽ đạt được thành công, góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp của đạo Phật ra cộng đồng, đồng thời giúp các Tăng Ni sinh phát triển toàn diện và nâng cao vị thế của mình trong xã hội

1.3 Lí luận về hoạt động xã hội của tăng ni sinh ở các trường trung cấp Phật học

1.3.1 Vị trí, tầm quan trọng của hoạt động xã hội

Tất cả những hoạt động xã hội của Tăng ni sinh nhằm trang bị cho họ kiến thức

xã hội và tính chuyên môn, hay nói đúng hơn là mục đích giáo dục, vì trường học chịu trách nhiệm điều chỉnh hành vi xã hội Do đó, Tăng ni sinh phải được giáo dục và biết

tự điều chỉnh và điều chỉnh hành vi của mình, người khác và của cả cộng động Những hoạt động của Tăng ni sinh nhằm tạo ra nhiều cơ hội quí giá cho sự thành tựu của giáo dục nói chung và cho giáo dục Phật giáo nói riêng; đồng thời cổ vũ cho sự mở rộng trí

óc và con tim, sự cảm thông, tình người, tình hữu nghị, niềm tin vào nhân loại, những lí tưởng mà con người cần được khuyến khích Trong Phật giáo, giáo dục xã hội tính rất cao trong lí tưởng Bồ tát, phục vụ chúng sanh là nghĩa vụ thiêng liêng, đó là sự đóng góp của Tăng ni sinh áp dụng và thực hành trong xã hội

Trang 28

Tăng ni sinh tham gia những hoạt động xã hội sẽ tạo cơ hội hoà nhập cộng đồng, đem lí tưởng Bồ tát thực hiện vào xã hội Đặc điểm này rất phù hợp với giáo dục hiện đại, một cá nhân xác định mình khi tham gia hoạt động vào một tổ chức xã hội với sự lựa chọn

và tự nguyện, thì họ không còn nghĩ đến cá nhân, mà là một thành viên của nhóm

Hoạt động xã hội của Tăng ni sinh còn trang bị vô số cơ hội cho sự khắc sâu nguyên tắc đạo đức và sự tuân thủ nguyên tắc đạo đức Những hoạt động xã hội của Tăng ni sinh luôn phải lấy nguyên tắc làm đầu Hầu hết các hoạt động của Tăng ni sinh rút ra được một số lượng lớn kiến thức mà trong đó nguyên tắc đạo đức được đem ra thực hành nhiều hơn Từ những bài học về đạo đức, Tăng ni sinh hiểu được danh dự, chân thật, công bằng và thuần thiện rồi được đưa vào trong hoạt động và cho vận hành Qua những hình thức như vậy, Tăng ni sinh tìm thấy cơ hội để quyết định và lựa chọn cái hay cái đúng để làm theo Đặc biệt TNS rèn luyện thành một công dân tốt, đồng thời

là một sự nuôi dưỡng một vị Phật tương lai, lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội và cho lục đạo chúng sanh

Ai cũng biết cuộc đời là ngắn ngủi, thời gian không chờ đợi một ai bao giờ Là một Tăng ni sinh phải biết tận dụng thời gian để học tập, quyết không để thời gian trôi qua một cách vô bổ chứ đừng nói đến lãng phí ở những trò tiêu khiển Chính lúc thư giãn, giáo dục Phật giáo phải biết hướng dẫn cho Tăng ni sinh biết cách, hay nói đúng hơn là thư giãn thông minh, đó là thực hành phép quán niệm hơi thở, xem bài tập này như một trò chơi, thực hành trong những lúc nhàn rỗi, lúc chờ đèn giao thông, lúc ngồi trên xe bus, máy bay, lúc đợi chờ một thủ tục nào đó, nhằm rèn luyện tính kiên nhẫn, tránh bộc phát tâm lí và phát ngôn thô tháo Ngoài ra hướng dẫn Tăng ni sinh có thói quen đọc sách khi rảnh rỗi và đến thư viện hằng ngày Đó là những phương pháp sử dụng thời gian nhàn rỗi hiệu quả nhất

Nói đến lãnh đạo không chỉ hạn hữu trong những chiếc “ngai vàng” được dựng sẵn, mà lãnh đạo ở đây là sự lãnh đạo tâm linh cá nhân và tổ chức Người có khả năng lãnh đạo luôn luôn sáng suốt để vận hành công việc trôi chảy và kiểm soát cả hành vi đạo đức cá nhân Bạn không kiềm chế được tham sân si thì cho dù bạn là một người cao cấp bao nhiêu cũng chỉ là một lãnh đạo kém năng lực; bạn không có năng lực để điều hành một nhóm, một tổ chức, có nghĩa là bạn kém cả đức lẫn tài, mà cả hai phạm vi này đều do rèn luyện mà có

Thông thường ở trong trường học truyền thống người ta chọn lựa một người lãnh đạo là một người có năng lực nổi trội, nhưng ở trong một trường giáo dục hiện đại thì ngược lại, họ nhận ra rằng qua giáo dục để rèn luyện một người lãnh đạo Đặc tính phẩm chất của lãnh đạo là biết lắng nghe, tư duy nhạy bén và trong sáng, tự tin, tầm nhìn thoáng, biết điều chỉnh cho tốt, nhiệt tình với công việc, nhẫn nại, vị tha, sáng suốt và

có tính thuyết phục Những đặc tính này có thể huấn luyện được trong môi trường bình thường Tăng ni sinh qua các hoạt động xã hội của mình có thể rút ra được kinh nghiệm lãnh đạo Cơ hội để Tăng ni sinh học hỏi kinh nghiệm lãnh đạo không chỉ ở tính chuyên

Trang 29

môn mà chính là phù hợp với lứa tuổi, tư duy và khả năng tiếp thu Những vị thầy hướng dẫn đòi hỏi phải nhìn thấy được tính chất của lãnh đạo, định hướng phù hợp cho Tăng

ni sinh trong quá trình giảng dạy, làm các công tác Phật sự, hoạt động xã hội của Tăng

ni sinh thông qua tổ chức

Hoạt động của Tăng ni sinh là cơ hội cho cá nhân phát triển sở trường và năng khiếu của chính mình Qua hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, diễn giảng, điều hành công tác tổ chức, giúp Tăng ni sinh xác minh được sở trường sở đoản của mình và khả năng trong những lãnh vực đó để rồi tự khám phá và phát triển năng khiếu đó ngày càng được hoàn thiện hơn Đó cũng là một nên tảng cho việc nghiên cứu và học tập của Tăng ni sinh

Hướng dẫn sử dụng thời gian nhàn rỗi cũng là một công tác giáo dục quan trọng Sau những giờ học ở trường, Tăng ni sinh phải biết tận dụng thời gian trong việc tu học, nâng cao đời sống tâm linh Quỹ thời gian của một đời người không nhiều, phải nỗ lực nuôi dưỡng và gieo hạt giống từ bi rộng rãi trên toàn xã hội

Hoạt động xã hội là một khía cạnh quan trọng không chỉ trong xã hội mà còn trong lĩnh vực giáo dục, kinh tế, và chính trị Nó đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng và phát triển xã hội, tăng cường sự đoàn kết và tạo dựng một môi trường tốt đẹp

để mọi người có thể phát triển Vị trí của hoạt động xã hội nằm ở trái tim của sự tiến bộ

xã hội Hoạt động xã hội sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của những người trong cộng đồng, đặc biệt là những người khó khăn và bị xã hội bỏ rơi, mang đến nhiều lợi ích như bảo vệ và đảm bảo quyền con người, thúc đẩy công bằng và sự ngang bằng, đồng thời tạo ra cơ hội phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống

Hoạt động xã hội có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và tiến

bộ của cộng đồng Nó tạo điều kiện để mọi người tham gia vào các dự án xã hội, đồng tâm và hợp tác nhằm giải quyết các vấn đề chủ đề Qua đó, thúc đẩy môi trường sáng tạo và thúc đẩy sự tiến bộ của cộng đồng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục,

y tế, môi trường, và phát triển kinh tế

Ngoài ra, hoạt động xã hội còn có tầm quan trọng trong việc xây dựng và duy trì

sự đoàn kết xã hội như tạo ra sự kết nối giữa các thành viên trong cộng đồng, thúc đẩy tình đồng cảm và sự hiểu biết đa văn hóa Qua đó, góp phần vào xây dựng một môi trường sống hòa bình và hòa hợp trong xã hội Về mặt cá nhân, hoạt động xã hội giúp tạo ra một tinh thần phục vụ và sẵn lòng giúp đỡ người khác Nó khơi dậy lòng tử tế và lòng nhân ái trong con người, giúp tăng cường trách nhiệm và ý thức xã hội

Hoạt động xã hội không chỉ tác động đến cá nhân mà còn đóng góp tích cực vào

xã hội và cung cấp cơ hội phát triển cho cả cá nhân và xã hội Việc khuyến khích và tham gia vào hoạt động xã hội có thể mang lại sự thịnh vượng và hạnh phúc cho cộng đồng chung và mỗi người cá nhân

Hoạt động xã hội của Tăng ni sinh là định hướng giáo dục một cách khách quan

và thiết thực trong vai trò hình thành nhân cách của Tăng ni sinh, đem lại một phần giá

Trang 30

trị và ý nghĩa đích thực trong việc xây dựng sự nghiệp giáo dục ở các trường Phật học Chính sự tham gia hoạt động xã hội của Tăng ni sinh là hình ảnh trực tiếp đối với công việc truyền bá Phật giáo và đưa Phật giáo áp dụng vào cuộc sống nhân sinh; hình ảnh của Tăng ni sinh ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình hoạt động đối với xã hội

Một trường Phật học phải đẩy mạnh và tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng phạm

vi giáo dục của mình ra ngoài xã hội thông qua việc đào tạo và xây dựng các chương trình hoạt động xã hội cho Tăng ni sinh, để giúp Tăng ni sinh có cơ hội tiếp cận với thực

tế, là tác nhân kích thích trực tiếp bổ sung và hỗ trợ giáo dục đối với môi trường xung quanh Một ngôi trường chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp giáo dục cao cả ở thời hiện đại khi và chỉ khi giáo viên và học sinh có sự kết nối với nhau thực sự, có tư duy trong sáng và có tính phê phán, lí giải có sáng kiến và độc lập, bi ết gánh vác trách nhiệm, thực hành cái tốt đẹp, tâm hồn cao thượng và thân thể mạnh khoẻ Trong những dự hướng như thế thì chỉ có hoạt động xã hội của Tăng ni sinh mới có thể giúp được nhiều

1.3.2 Vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Ban Giám Hiệu các trường trung cấp Phật học

Ban Giám hiệu là cơ quan đứng đầu và lãnh đạo các trường trung cấp Phật học

Vị trí này đảm nhận trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của trường, bao gồm quản lý khung chương trình học, việc tuyển sinh, tìm kiếm và duy trì nguồn tài chính, đảm bảo chất lượng đào tạo và duy trì quan hệ với cộng đồng bên ngoài

Vai trò của Ban Giám hiệu là lãnh đạo và quản lý toàn bộ tổ chức Họ đảm bảo các quy trình hành chính và quản lý được thực hiện một cách hiệu quả và chuyên nghiệp,

họ đứng đầu trong việc đưa ra quyết định chính trị và quản lý, đảm bảo tuân thủ quy định và quyền lợi của trường Đồng thời, Ban Giám hiệu cũng thúc đẩy mối quan hệ tốt với cộng đồng Phật giáo và xã hội bên ngoài

Ban Giám hiệu có nhiều chức năng quan trọng như: quản lý hoạt động hành chính của trường, đảm bảo các quy trình quản lý nhân sự, tài chính, và tuyển sinh được thực hiện một cách hiệu quả và chuyên nghiệp Thứ hai, Ban Giám hiệu có chức năng quản

lý chất lượng giảng dạy và học tập, đảm bảo rằng chương trình học và quy trình giảng dạy đáp ứng tiêu chuẩn giáo dục và đáp ứng nhu cầu của tăng ni sinh

Nhiệm vụ chính của Ban Giám hiệu là định hướng phát triển chiều hướng và mục tiêu của trường, đảm bảo trường học có một chiều hướng phát triển rõ ràng và mục tiêu

cụ thể Ban Giám hiệu sẽ xác định các ưu tiên và đặt ra các kế hoạch để phát triển trường,

từ việc mở rộng các chương trình đào tạo đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu Họ phải thúc đẩy sự phát triển chung của trường, đảm bảo rằng trường luôn cập nhật với các xu hướng và tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực giáo dục Phật giáo

Ban Giám hiệu có nhiệm vụ quan hệ với cộng đồng Họ tạo mối quan hệ với cộng đồng Phật giáo và xã hội bên ngoài, tham gia vào các hoạt động xã hội và tạo cơ hội cho tăng ni sinh trong trường tham gia và đóng góp vào cộng đồng Ban Giám hiệu xây dựng

Trang 31

mối quan hệ đối tác với các tổ chức và trường học khác để tăng cường hợp tác và trao đổi kiến thức

Một nhiệm vụ quan trọng của Ban Giám hiệu là quản lý tài chính của trường Họ phải lập và thực hiện ngân sách trường, xác định và quản lý các nguồn thu từ học phí và tài trợ, đảm bảo rằng nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả và tiết kiệm Ban Giám hiệu phải liên tục theo dõi tình hình tài chính của trường và đưa ra các biện pháp để đảm bảo sự bền vững và phát triển của trường

Giám sát chất lượng giảng dạy và học tập cũng thuộc vào trách nhiệm của Ban Giám hiệu Họ đảm bảo rằng chất lượng giảng dạy và học tập được duy trì và nâng cao Ban Giám hiệu theo dõi và đánh giá hiệu suất của các giảng sư và tăng ni sinh, đảm bảo việc tuân thủ các quy định và qui định của trường, và đưa ra các biện pháp cải tiến khi cần thiết Họ phải đảm bảo rằng các chương trình học đáp ứng được tiêu chuẩn giáo dục

và đáp ứng nhu cầu của tăng ni sinh Ban Giám hiệu cần liên tục theo dõi và đánh giá chất lượng giảng dạy, đảm bảo rằng các giáo trình và phương pháp giảng dạy đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn và khoa học Họ cũng phải xác định và hỗ trợ sự phát triển nghiên cứu và sáng tạo trong lĩnh vực giáo dục Phật giáo

1.3.3 Mục tiêu của hoạt động xã hội trường trung cấp Phật học

Những hoạt động xã hội của tăng ni sinh nhằm xây dựng tinh thần nhân văn, động viên tình thương và sự chăm sóc đến cộng đồng xung quanh Một trong những mục tiêu của hoạt động từ thiện xã hội là giúp đỡ những người khó khăn và những gia đình nghèo trong cộng đồng Các tăng ni sinh của trường trung cấp Phật học sẽ tham gia vào việc

tổ chức các hoạt động như góp quần áo, thực phẩm, đồ chơi, hoặc đóng góp tiền mặt để

hỗ trợ những người cần giúp đỡ Mục tiêu của hoạt động này là cung cấp sự ủng hộ và giúp đỡ cho những người trong cộng đồng có tình trạng kinh tế khó khăn và góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống của họ

Tổ chức khoá tu mùa hè là một trong những hoạt động quan trọng và diễn ra thường niên tại các trường trung cấp Phật học Mục tiêu của khoá tu mùa hè là tạo ra một môi trường thuận lợi để tăng ni sinh và giảng sư học hỏi và thực hành các giá trị Phật giáo Thông qua việc tham gia vào các buổi thiền định, học các bài giảng về đạo lý

và sự tự tập, tăng ni sinh sẽ được trang bị những kiến thức và kĩ năng để giữ vững một lối sống tốt đẹp và giúp đỡ người khác Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một thế hệ trẻ

có tinh thần cởi mở, tự tôn và đóng góp tích cực cho cộng đồng

Hiến máu nhân đạo là một hoạt động quan trọng nhằm giúp đỡ những người cần nhận máu Trường trung cấp Phật học sẽ hợp tác với các tổ chức y tế và tổ chức từ thiện

để tổ chức các buổi hiến máu nhân đạo Mục tiêu của hoạt động này là chung tay cứu giúp những người gặp khó khăn do thiếu máu, bệnh tật hoặc tai nạn Đồng thời, hoạt động hiến máu cũng truyền tải thông điệp về tình thương và sự chia sẻ đến cộng đồng, khuyến khích sự nhân ái và ý thức về trách nhiệm xã hội

Trang 32

Mục tiêu chung của các hoạt động xã hội là xây dựng một môi trường xã hội tích cực và bền vững Các trường trung cấp Phật học đặt mục tiêu gắn kết và tưởng thân tất

cả tăng ni sinh, giảng sư và nhân viên trong một cộng đồng đoàn kết Các hoạt động xã hội như buổi gặp gỡ, tổ chức cuộc thi hoặc các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp tăng cường mối quan hệ xã hội, giao lưu giữa các thành viên trong cộng đồng và tạo ra sự hài lòng

và hạnh phúc

Ngoài ra, qua các hoạt động như hội thảo, khóa học, trình diễn nghệ thuật và triển lãm văn hóa, cộng đồng có cơ hội học hỏi và khám phá sâu hơn về triết lý Phật giáo, lịch sử và văn hóa Phật giáo giúp nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về Phật giáo trong cộng đồng cũng là mục tiêu lớn của các hoạt động xã hội

Các hoạt động xã hội cũng nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho tăng ni sinh thực hiện những công việc từ thiện và đóng góp xã hội Tăng ni sinh sẽ tham gia vào các dự án từ thiện như dọn dẹp môi trường, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, hoặc tham gia các chương trình xây dựng cộng đồng Mục tiêu của hoạt động này là rèn luyện tinh thần tự nguyện và trách nhiệm xã hội, khuyến khích tăng ni sinh trở thành những công dân có

ý thức và có khả năng đóng góp cho xã hội

Tóm lại, mục tiêu của các hoạt động xã hội là tạo ra một môi trường xã hội tích

cực, thúc đẩy giá trị Phật giáo trong cuộc sống hàng ngày, xây dựng tinh thần đoàn kết, rèn luyện công dân toàn diện, và đóng góp tích cực cho cộng đồng xung quanh, giúp tăng ni sinh phát triển cá nhân và đóng góp vào xã hội một cách ý nghĩa

1.3.4 Nội dung của hoạt động xã hội các trường trung cấp Phật học

Hoạt động xã hội tại trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ bao gồm nhiều nội dung đa dạng và phong phú Những hoạt động này được xây dựng nhằm xây dựng tinh thần nhân đạo, khuyến khích tình yêu thương, đóng góp và chia sẻ với cộng đồng

Hoạt động từ thiện xã hội:

Do đặc trưng của Phật giáo nên tới đâu Phật giáo đều lan tỏa triết lý nhập thế

và cứu khổ cứu nạn Lâu dần cùng thời gian và nếp sống, triết lý Phật giáo đi vào đời sống mỗi dân tộc như một nét đẹp riêng về văn hóa, về phong tục tập quán trong đối nhân xử thế, trong giúp đỡ nhau lúc khó khăn Trên thế giới, mỗi quốc gia có một nếp sống theo phong tục tập quán khác nhau, song giống nhau ở chỗ, cùng tôn trọng giá trị của sự sống, tôn trọng và đề cao sự tốt đẹp của chân thực và tình thương yêu con người Điểm tương đồng của xã hội đã là cơ sở để Phật giáo ăn sâu bén rễ và phát huy hoạt động nhập thế vào đời sống xã hội của các quốc gia khác nhau, các hoạt động từ thiện

xã hội xuất phát từ tâm từ bi của Phật giáo được thể hiện phong phú trong hoàn cảnh đời sống xã hội mỗi nước:

“Đức Phật dạy chúng ta đến bằng tâm đại bi, đến đâu chỉ nhằm mang đến niềm vui và hóa giải được nỗi khổ niềm đau cho con người, không làm được như vậy thì không đến, làm được như vậy người sẽ nghĩ tốt về ta, tự nhiên họ trở thành quyến thuộc Bồ đề của ta”

Trang 33

Việt Nam là một quốc gia thường xuyên bị thiên tai, chiến tranh tàn phá, đời sống con người phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, con người đã trải bao đau khổ mất mát do tàn phá của chiến tranh xâm lược Khi du nhập vào Việt Nam, tinh thần nhập thế Phật giáo nhanh chóng hòa quyện cùng những triết lý sống của người dân Việt và đã trở thành những phương châm sống vì con người, hết sức thiết thực, cụ thể như: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”,….Đối với việc hành thiện tích phúc, người Việt đã đề cao giá trị của việc tôn trọng

sự sống và hạnh phúc của con người khi hành động cứu người hoạn nạn: “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người” Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện tinh thần nhập thế trong hành đạo, thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện, giúp đỡ những người gặp khốn khó và bất hạnh trong xã hội Đây là yếu tố quan trọng giúp cho Phật giáo gắn chặt và đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong tiến trình lịch sử

Các trường trung cấp Phật học tổ chức các hoạt động từ thiện để giúp đỡ những người khó khăn và gia đình nghèo trong cộng đồng Tăng ni sinh và giảng sư sẽ góp quần áo, thực phẩm, đồ chơi hoặc đóng góp tiền mặt để hỗ trợ những người cần giúp

đỡ Các hoạt động từ thiện bao gồm việc quyên góp quỹ xây dựng nhà ở cho người nghèo, cung cấp nhu yếu phẩm cho các tổ chức từ thiện, hoặc tổ chức các buổi gây quỹ

để ủng hộ các dự án xã hội

Trong một xã hội lúc nào cũng cần có những con người mẫu mực, biết hi sinh, biết vì lợi ích chung, vì thế công việc tình nguyện luôn đòi hỏi người có ý thức cao trong công việc mà không đòi hỏi Tăng ni sinh là những người đại diện cho những công việc này bằng cách mỗi tuần 1 buổi hoặc 1 giờ, chẳng hạn như công việc vệ sinh đường phố, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, tình nguyện viên ở các phong trào mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi, bảo vệ môi trường, thăm và chăm sóc ở các viện dưỡng lão Ngoài ra còn làm những công tác thiện nguyện như cứu trợ vùng lũ lụt, hiến máu nhân đạo và y

tế dự phòng Tất cả đó là một việc làm của Bồ tát, của tinh thần phổ độ chúng sanh

Mục đích và giá trị của hoạt động tình nguyện và thiện nguyện là giúp Tăng ni sinh tiếp xúc với môi trường bên ngoài, luyện tập ý chí và tinh thần vì lợi ích cho mọi người và xã hội, rèn luyện tính tự giác, tự kiềm chế, tính chịu đựng, tự giúp mình, biết

hi sinh lợi ích cá nhân, xây dựng cộng đồng và thế giới tốt đẹp hơn

Tổ chức khoá tu mùa hè: Trường trung cấp Phật học tổ chức các khoá tu mùa

hè nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi để tăng ni sinh và giảng sư học hỏi và thực hành các giá trị Phật giáo Các khoá tu bao gồm các buổi thiền định, học các bài giảng

về đạo lý và sự tự tập Các tăng ni sinh sẽ được trang bị những kiến thức và kĩ năng để giữ vững một lối sống tốt đẹp và giúp đỡ người khác với mục tiêu là xây dựng một thế

hệ trẻ có tinh thần cởi mở, tự tôn và đóng góp tích cực cho cộng đồng

Khoá tu mùa hè tại các trường Trung cấp Phật học thường diễn ra trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần, và được thiết kế để mang lại lợi ích to lớn cho các tăng ni

Trang 34

sinh và học viên theo đạo Phật Khoá tu mùa hè mang đến những bài giảng và thảo luận

về các khía cạnh của Phật giáo, như triết học Phật, lịch sử Phật giáo, tín ngưỡng, và thực hành Tăng ni sinh sẽ được tiếp cận với kiến thức sâu sắc và chia sẻ ý kiến với nhau, tạo

ra một môi trường học tập sâu sắc và động viên Trong khoá tu mùa hè, tăng ni sinh có

cơ hội tham gia vào các buổi tu tập và thiền luyện hàng ngày, giúp rèn luyện tâm thức, nâng cao sự tập trung và tinh thần tu học của tăng ni sinh Các buổi tu tập và thiền luyện thường diễn ra tại các đền, chùa hoặc trong tự nhiên, mang lại một không gian yên tĩnh

và thanh thản cho sự chăm sóc và nuôi dưỡng linh hồn Ngoài các hoạt động học tập và

tu học, khoá tu mùa hè cũng cung cấp các hoạt động vui chơi và giao lưu như trò chơi, thiết kế thuyết trình, nghệ thuật và thiện nguyện Những hoạt động này giúp tạo ra mối gắn kết và sự hỗ trợ xã hội giữa các tăng ni sinh, đồng thời mang lại niềm vui và sự thỏa mãn trong quá trình học tập Khoá tu mùa hè cũng cung cấp cơ hội cho tăng ni sinh tham gia vào các hoạt động từ thiện đóng góp vào cộng đồng Các tăng ni sinh có thể thực hiện các hoạt động như viếng thăm các viện dưỡng lão, trường học, bệnh viện hoặc tổ chức từ thiện để giúp những người khó khăn và mang lại niềm vui cho người khác

Hiến máu nhân đạo: Các trường trung cấp Phật học sẽ hợp tác với các tổ chức

y tế và tổ chức từ thiện để tổ chức các buổi hiến máu nhân đạo Mục tiêu của hoạt động này là chung tay cứu giúp những người gặp khó khăn do thiếu máu, bệnh tật hoặc tai nạn Đồng thời, hoạt động hiến máu cũng truyền tải thông điệp về tình thương và sự chia

sẻ đến cộng đồng, khuyến khích sự nhân ái và ý thức về trách nhiệm xã hội Hoạt động hiến máu nhân đạo thường diễn ra định kỳ hoặc khi có nhu cầu cụ thể Các trường Trung cấp Phật học vùng Đông Nam Bộ thường hợp tác với các đơn vị y tế địa phương hoặc các tổ chức từ thiện nhằm tổ chức buổi hiến máu an toàn và hiệu quả Trước khi hiến máu, tăng ni sinh sẽ được thông báo về quy định và quy trình hiến máu cũng như những điều kiện và giới hạn về sức khỏe để đảm bảo sự an toàn và phù hợp Thông qua buổi hiến máu, tăng ni sinh có cơ hội thể hiện sự rất trách nhiệm và tình yêu thương đối với cộng đồng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người khác

Các trường Trung cấp Phật học vùng Đông Nam Bộ thường tổ chức hiến máu nhân đạo như một phần trong việc giáo dục và rèn luyện đạo đức tăng ni sinh Hoạt động này không chỉ giúp tăng ni sinh hiểu về giá trị của việc giúp đỡ người khác mà còn khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động từ thiện và đóng góp xã hội

Các hoạt động xã hội tại trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ đa dạng và phong phú, nhằm xây dựng tinh thần nhân đạo, khuyến khích tình yêu thương

và chia sẻ, và đóng góp tích cực cho cộng đồng Qua các hoạt động từ thiện, khoá tu mùa hè, hiến máu nhân đạo, giúp tăng ni sinh các trường trung cấp Phật học có cơ hội rèn luyện tâm hồn, học hỏi và chia sẻ giá trị Phật giáo trong cuộc sống hàng ngày Những hoạt động xã hội này giúp xây dựng lòng nhân ái, tình yêu thương và ý thức trách nhiệm

xã hội trong tăng ni sinh và giảng sư Ngoài ra, trường trung cấp Phật học cũng thúc đẩy

sự tương tác và giao lưu văn hóa giữa các trường học và cộng đồng Điều này giúp mở

Trang 35

rộng tầm nhìn và hiểu biết về các nền văn hóa, tập quán và giá trị khác nhau Tăng ni sinh được khuyến khích tham gia vào các dự án cộng đồng nhằm đóng góp tích cực cho

xã hội và giáo dục cho cộng đồng xung quanh

1.3.5 Đánh giá hoạt động xã hội tại các trường trung cấp Phật học

Đánh giá kết quả hoạt động xã hội tại các trường Trung cấp Phật học nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của tăng ni sinh trong suốt quá trình học tập môn học,

để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng tăng ni sinh và nâng cao chất lượng giáo dục,

cụ thể:

Giúp xác định mức độ tiến bộ của tăng ni trong việc áp dụng kiến thức và kĩ năng học được vào các tình huống và công việc thực tế, giúp cải thiện chất lượng giảng dạy

và đảm bảo rằng tăng ni phát triển và tiến bộ theo đúng định hướng

Giúp giảng sư và tăng ni hiểu được những điểm mạnh và yếu của tăng ni sinh, hiểu rõ hơn về bản thân, từ đó tìm cách cải thiện cách giảng dạy và đáp ứng nhu cầu học tập của từng tăng ni sinh

Giúp xác định những khía cạnh mạnh và yếu của chương trình giảng dạy và hoạt động xã hội tại trường, tạo điều kiện cho CBQL cải tiến và phát triển chương trình theo hướng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu học tập và sự phát triển của tăng ni sinh

Đánh giá hoạt động xã hội tại các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam

Bộ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Phẩm chất và năng lực Tăng Ni: là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần

được đánh giá trong hoạt động xã hội tại các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ Điều này đòi hỏi phải có một quy trình đánh giá toàn diện và chính xác, bao gồm việc đo lường tiến bộ trong các kỹ năng cốt lõi như kiến thức về Phật giáo, triết học, kỹ năng sáng tạo và tư duy phản biện, sự tự tin và khả năng giải quyết vấn đề

Kiến thức về Phật giáo và triết học là nền tảng vững chắc cho các Tăng Ni sinh, giúp họ hiểu sâu sắc về lịch sử, giáo lý, và các nguyên tắc cơ bản của đạo Phật Điều này không chỉ giúp họ truyền bá và thực hành đạo Phật một cách đúng đắn mà còn mở

ra cánh cửa để họ khám phá và thấu hiểu sâu sắc hơn về nhân sinh quan và vũ trụ quan của Phật giáo

Bên cạnh đó, kỹ năng sáng tạo và tư duy phản biện cũng là những yếu tố quan trọng cần được phát triển và đánh giá Trong thế giới ngày càng phát triển và thay đổi nhanh chóng, các Tăng Ni sinh cần có khả năng suy nghĩ độc lập, phân tích và đánh giá các vấn đề một cách sâu sắc và toàn diện Điều này sẽ giúp họ áp dụng và hiểu biết sâu sắc hơn về Phật giáo, đồng thời cũng giúp họ thích nghi và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trong xã hội một cách linh hoạt và sáng tạo

Ngoài ra, sự tự tin và khả năng giải quyết vấn đề cũng là những phẩm chất quan trọng mà các Tăng Ni sinh cần phải có Họ cần có sự tự tin và sự kiên định trong việc thực

Trang 36

hành và truyền bá đạo Phật, đồng thời cũng phải có khả năng đối mặt và giải quyết các thách thức và vấn đề phát sinh trong cuộc sống và sứ mệnh của mình một cách hiệu quả

Đáp ứng yêu cầu chương trình học: Việc đáp ứng yêu cầu chương trình học sẽ

giúp đảm bảo rằng các Tăng Ni sinh được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực Phật giáo và Văn hóa Phật giáo, đồng thời cũng giúp theo dõi và đánh giá

sự tiến bộ của họ trong việc nắm bắt và áp dụng những kiến thức và kỹ năng này

Chương trình học tại các trường trung cấp Phật học thường bao gồm nhiều môn học khác nhau, từ kinh điển Phật giáo, lịch sử Phật giáo, đến triết lý và văn hóa Phật giáo Mỗi môn học đều có những yêu cầu và mục tiêu riêng, nhằm đảm bảo Tăng Ni sinh có thể hiểu sâu sắc về đạo Phật và có khả năng áp dụng những kiến thức và kỹ năng này vào thực tế

Để đáp ứng yêu cầu chương trình học, hoạt động xã hội tại các trường trung cấp Phật học cần phải tạo ra môi trường học tập phù hợp và hiệu quả Điều này bao gồm việc cung cấp các tài liệu giảng dạy chất lượng, tạo cơ hội cho Tăng Ni sinh thực hành và áp dụng những gì họ đã học, cũng như tạo điều kiện cho họ tham gia các hoạt động ngoại khóa và dự án nghiên cứu liên quan đến Phật giáo và văn hóa Phật giáo

Bên cạnh đó, việc đánh giá và theo dõi sự tiến bộ của Tăng Ni sinh trong việc nắm bắt và áp dụng kiến thức và kỹ năng cũng là một yếu tố quan trọng Các trường cần có hệ thống đánh giá chính xác và khách quan, bao gồm cả đánh giá lý thuyết và thực hành, để đảm bảo Tăng Ni sinh đạt được mục tiêu học tập và phát triển toàn diện

Việc đáp ứng yêu cầu chương trình học sẽ giúp các Tăng Ni sinh có được nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc về Phật giáo và văn hóa Phật giáo, từ đó họ có thể trở thành những người truyền bá và thực hành đạo Phật một cách hiệu quả và phù hợp với thực tế xã hội Điều này không chỉ góp phần phát triển đạo Phật mà còn giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết về Phật giáo trong cộng đồng, qua đó thúc đẩy sự hòa hợp và hòa bình trong xã hội

Bảo đảm sự tiến bộ của Tăng Ni: Điều này đòi hỏi phải có một quy trình theo

dõi và đánh giá sự tiến bộ của từng Tăng Ni sinh một cách công bằng và rõ ràng, nhằm xác định được những điểm yếu và điểm mạnh của từng cá nhân, từ đó có thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ và phát triển phù hợp, đáp ứng nhu cầu cá nhân của họ

Sự tiến bộ của Tăng Ni sinh là rất quan trọng, bởi đây chính là minh chứng cho

sự phát triển và thành công của họ trong quá trình học tập và tu tập Một quy trình theo dõi và đánh giá sự tiến bộ hiệu quả sẽ giúp các trường có thể kịp thời nhận diện những khó khăn và thách thức mà Tăng Ni sinh gặp phải, từ đó có thể đưa ra những giải pháp

hỗ trợ phù hợp

Việc theo dõi và đánh giá sự tiến bộ của Tăng Ni sinh cần phải được thực hiện một cách công bằng và rõ ràng, dựa trên các tiêu chí khách quan và minh bạch Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống đánh giá toàn diện, bao gồm cả đánh giá lý thuyết và thực hành, đánh giá cả kỹ năng và phẩm chất của Tăng Ni sinh Các phương pháp đánh

Trang 37

giá cũng cần phải đa dạng, như kiểm tra viết, thực hành, quan sát, và đánh giá dự án nghiên cứu, để đảm bảo tính khách quan và chính xác

Sau khi có được kết quả đánh giá, các trường cần phải có một quy trình phân tích

và đánh giá kỹ lưỡng, nhằm xác định rõ ràng những điểm mạnh và điểm yếu của từng Tăng Ni sinh Điều này sẽ giúp các trường có thể đưa ra những biện pháp hỗ trợ và phát triển phù hợp, như tư vấn học tập, đào tạo bổ sung, hoặc cung cấp các nguồn lực và công

cụ hỗ trợ cần thiết

Việc bảo đảm sự tiến bộ của Tăng Ni sinh không chỉ giúp họ phát triển toàn diện

về mặt kiến thức và kỹ năng, mà còn giúp họ phát triển về mặt tinh thần và phẩm chất Khi được hỗ trợ và phát triển đúng cách, Tăng Ni sinh sẽ có thể trở thành những người lãnh đạo tâm linh và truyền bá đạo Phật một cách hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của Phật giáo và xã hội

1.4 Quản lý hoạt động xã hội của tăng ni sinh tại các trường trung cấp Phật học khu vực Đông Nam Bộ

1.4.1 Quản lý chương trình hoạt động xã hội của Tăng ni sinh

Quản lý chương trình hoạt động xã hội của Tăng ni sinh là một quá trình quan trọng để đảm bảo sự hiệu quả và thành công của các hoạt động xã hội trong cộng đồng Quản lý được thực hiện thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện và đánh giá các hoạt động Dưới đây là một mô tả chi tiết về quản lý chương trình hoạt động xã hội của Tăng Ni sinh:

Quản lý chương trình bắt đầu bằng việc lập kế hoạch Nhóm quản lý phải xác định mục tiêu và kế hoạch chi tiết cho chương trình hoạt động xã hội của Tăng Ni sinh Điều này bao gồm việc định rõ mục đích, phạm vi, thời gian và nguồn lực cần thiết cho mỗi hoạt động Kế hoạch cần phải được thiết kế một cách cụ thể và hợp lý để đảm bảo

sự tổ chức và tiến hành tốt nhất Sau khi kế hoạch đã được xác định, việc tổ chức là bước quan trọng tiếp theo Người quản lý cần phải quản lý thời gian, nguồn lực, thông tin và các yếu tố khác để đảm bảo rằng các hoạt động diễn ra suôn sẻ Họ phải xác định và liên

hệ với các đối tác liên quan và tạo mối quan hệ tốt để đảm bảo sự hỗ trợ và hợp tác trong quá trình tổ chức

Tiếp theo là bước thực hiện chương trình hoạt động xã hội Quản lý cần phải chắc chắn rằng các hoạt động được thực hiện theo kế hoạch, mục tiêu và tiêu chuẩn đã được định sẵn Họ phải đảm bảo việc tham gia của Tăng Ni sinh và đối tác liên quan, cung cấp sự hướng dẫn và hỗ trợ khi cần thiết Trong quá trình tiến hành, quản lý nắm bắt thông tin quan trọng, lắng nghe phản hồi từ tất cả các bên liên quan và điều chỉnh hoạt động khi cần thiết

Cuối cùng, quản lý chương trình đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động

xã hội Họ thu thập dữ liệu và phản hồi từ cộng đồng, Tăng Ni sinh và các bên liên quan khác để đánh giá xem chương trình đã đạt được mục tiêu hay chưa Dựa trên kết quả đánh giá, quản lý sẽ xác định những điểm mạnh và yếu của chương trình, đề

Trang 38

xuất các cải tiến và thay đổi cần thiết để cải thiện hiệu quả và tầm ảnh hưởng của hoạt động xã hội

Quản lý chương trình hoạt động xã hội của Tăng Ni sinh đòi hỏi sự lập kế hoạch,

tổ chức, thực hiện và đánh giá một cách chặt chẽ và cẩn trọng Qua quá trình này, chương trình có thể nâng cao hiệu quả và ảnh hưởng tích cực của hoạt động xã hội đến cộng đồng

1.4.2 Quản lý nội dung tăng ni tham gia các hoạt động xã hội

Quản lý công tác quản lý Tăng Ni tham gia các hoạt động xã hội là một nhiệm

vụ quan trọng để đảm bảo sự hòa nhập và sự phát triển toàn diện của Tăng Ni sinh trong cộng đồng Việc quản lý này gồm một số yếu tố và hoạt động quan trọng như sau:

Định hướng và lựa chọn hoạt động: CBQL cần có khả năng định hướng và lựa

chọn những hoạt động xã hội phù hợp để Tăng Ni sinh tham gia Điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu và khả năng của Tăng Ni sinh, đồng thời phải đảm bảo rằng các hoạt động đó phù hợp với mục tiêu và giá trị của Tăng Ni

Tạo môi trường thân thiện và an toàn: CBQL cần tạo ra môi trường thân thiện

và an toàn cho Tăng Ni sinh tham gia các hoạt động xã hội Họ cần đảm bảo rằng mọi hoạt động được tổ chức trong một không gian an toàn, bảo đảm sự tôn trọng và đảm bảo trách nhiệm

Xác định và phân công nhiệm vụ: CBQL phải xác định rõ nhiệm vụ và phân công

công việc cho Tăng Ni sinh tham gia các hoạt động xã hội Họ cần đảm bảo rằng mỗi Tăng Ni sinh có nhiệm vụ phù hợp với khả năng và sở thích của họ Đồng thời, quản lý cần kiểm soát và hỗ trợ quá trình thực hiện công việc để đảm bảo sự thành công của hoạt động

Đánh giá và phản hồi: CBQL cần đánh giá hiệu quả và tiến bộ của Tăng Ni sinh

trong các hoạt động xã hội Họ cần thiết lập các bộ tiêu chí để đánh giá và đo lường kết quả, đồng thời cung cấp phản hồi tích cực và xây dựng để khuyến khích sự phát triển và nâng cao của Tăng Ni sinh

Giám sát và đánh giá: CBQL thực hiện việc giám sát và đánh giá các hoạt động

xã hội mà Tăng Ni sinh tham gia để đảm bảo hiệu quả và sự phát triển bền vững Họ cần định rõ các tiêu chí đánh giá và thành lập cơ chế giám sát để đo lường tiến bộ và đánh giá kết quả Đánh giá này sẽ giúp quản lý nhận biết các khía cạnh mạnh mẽ và nhược điểm của các hoạt động và từ đó thực hiện các cải tiến và điều chỉnh cần thiết

Động viên và hỗ trợ: CBQL cần đảm bảo rằng Tăng Ni sinh nhận được sự động

viên và hỗ trợ liên tục trong quá trình tham gia các hoạt động xã hội Họ cần thiết lập cơ chế hỗ trợ như tư vấn, giám sát và tạo điều kiện để Tăng Ni sinh có thể tiếp cận nguồn tài nguyên và sự hỗ trợ khi cần thiết, giúp đảm bảo sự hài lòng và sự tiếp tục tham gia tích cực của Tăng Ni sinh

Quản lý công tác quản lý Tăng Ni tham gia các hoạt động xã hội đòi hỏi một sự kết hợp đầy đủ về kĩ năng lãnh đạo, quản lý, tương tác xã hội và khả năng đánh giá Bằng cách thực hiện những yếu tố này một cách chặt chẽ và hiệu quả, quản lý có thể

Trang 39

đảm bảo sự phát triển và thành công của Tăng Ni sinh trong các hoạt động xã hội, đồng thời tạo ra một cộng đồng văn hóa phát triển và đoàn kết

1.4.3 Quản lý công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn khi tham gia các hoạt động xã hội của tăng ni sinh

Quản lý công tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn khi Tăng Ni sinh tham gia các hoạt động xã hội là yếu tố quan trọng để đảm bảo môi trường an toàn và tự do cho Tăng Ni sinh và các thành viên khác trong cộng đồng Để đảm bảo điều đó, CBQL cần thực hiện các công việc sau:

Thiết lập các quy định: CBQL thiết lập các quy định ràng để hướng dẫn Tăng Ni

sinh trong việc tham gia các hoạt động xã hội, bao gồm quy tắc về hành vi, giữ gìn văn hóa và tôn trọng đạo đức, quy tắc về an toàn cá nhân và quy tắc về trật tự công cộng Quy định về hành vi không chỉ giúp hướng dẫn tăng ni sinh về những hành vi cần thực hiện khi tham gia vào hoạt động xã hội mà còn quy định rõ ràng về những hành vi không chấp nhận được Điều này có thể bao gồm việc giữ gìn trật tự, tôn trọng quyền lợi của người khác và giữ vững các giá trị văn hóa và đạo đức; Quy định về giữ gìn văn hóa và tôn trọng đạo đức định rõ những giá trị và quy tắc đạo đức mà tăng ni sinh cần tuân thủ khi tham gia vào các hoạt động xã hội Điều này bao gồm việc tôn trọng sự đa dạng văn hóa, tránh phân biệt đối xử và đảm bảo tính thân thiện và hòa nhã trong giao tiếp; Quy định về an toàn cá nhân quy định các biện pháp cần thực hiện để đảm bảo an toàn cho tăng ni sinh khi tham gia vào các hoạt động xã hội Điều này bao gồm việc sử dụng trang thiết bị bảo hộ, tuân thủ các quy định về an toàn khi tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ tiềm ẩn; Quy định về trật tự công cộng quy định các biện pháp cần thực hiện để duy trì trật tự và yên bình trong các hoạt động xã hội Điều này bao gồm việc tuân thủ các quy tắc về không gây ra rối loạn công cộng, không quấy rối người khác và tuân thủ các quy định về sử dụng không gian công cộng một cách có trách nhiệm

Giáo dục và huấn luyện: CBQL cung cấp kiến thức giáo dục và huấn luyện cho

Tăng Ni sinh về các quy tắc và kĩ năng an toàn khi tham gia các hoạt động xã hội, đảm bảo cho Tăng Ni sinh hiểu rõ về các biện pháp bảo vệ cá nhân, phòng tránh sai phạm và khắc phục tình huống khi có vấn đề xảy ra

Trước khi tham gia vào các hoạt động xã hội, tăng ni sinh cần được cung cấp kiến thức và thông tin cơ bản về các nguy cơ và mối đe dọa có thể gặp phải trong quá trình tham gia Điều này bao gồm việc hiểu rõ về các tình huống nguy hiểm, nhận diện các biểu hiện của nguy hiểm và biết cách ứng phó khi gặp phải

Ngoài việc cung cấp kiến thức, tăng ni sinh cũng cần được huấn luyện các kỹ năng cụ thể để đảm bảo an toàn cho bản thân trong các hoạt động xã hội Điều này có thể bao gồm việc huấn luyện về cách sử dụng trang thiết bị bảo hộ, kỹ năng tự vệ, cách phản ứng khi gặp phải tình huống nguy hiểm và cách liên hệ với cơ quan chức năng khi cần thiết

Trang 40

Tăng ni sinh cần được thông tin và huấn luyện về các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động xã hội, bao gồm cả các quy tắc về trật tự công cộng, an ninh giao thông và các quy định về an toàn lao động Điều này giúp tăng ni sinh hiểu rõ về trách nhiệm pháp

lý của mình và tránh bị vi phạm pháp luật trong quá trình tham gia hoạt động

Cơ quan quản lý cần đảm bảo rằng tăng ni sinh biết cách liên hệ và nhận sự hỗ trợ khi gặp phải vấn đề trong quá trình tham gia hoạt động xã hội Điều này có thể bao gồm việc cung cấp thông tin liên lạc của các cơ quan chức năng, tổ chức đào tạo thường xuyên về kỹ năng giải quyết vấn đề và thiết lập các cơ chế phản hồi nhanh chóng khi có vấn đề xảy ra

Quản lý sự kiện và giám sát: CBQL thực hiện việc quản lý và giám sát các hoạt

động xã hội mà Tăng Ni sinh tham gia, đảm bảo các hoạt động được tổ chức một cách

an toàn và tuân thủ các quy định đối với an ninh và trật tự công cộng Đồng thời, CBQL cần giám sát sự tham gia và hành vi của Tăng Ni sinh để đảm bảo tuân thủ quy tắc và tránh các tình huống nguy hiểm

Về cơ bản, quản lý công tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn khi Tăng Ni sinh tham gia các hoạt động xã hội đòi hỏi sự quan tâm và chuẩn bị kĩ lưỡng Bằng cách thiết lập các biện pháp phòng ngừa, cung cấp giáo dục và huấn luyện, và tạo ra một môi trường an toàn, quản lý có thể đảm bảo rằng Tăng Ni sinh tham gia các hoạt động xã hội

có thể diễn ra một cách an toàn và có trật tự Việc này cũng giúp tạo ra một môi trường thuận lợi để Tăng Ni sinh phát triển và tận hưởng các hoạt động xã hội một cách tích cực Ngoài ra, quản lý có thể liên tục đánh giá và nâng cao công tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn bằng cách thu thập phản hồi từ Tăng Ni sinh và thành viên khác trong cộng đồng, giúp cải thiện các biện pháp và quy định hiện có, đồng thời tạo ra một môi trường an toàn và tin cậy cho tất cả mọi người tham gia

Quản lý công tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn khi Tăng Ni sinh tham gia các hoạt động xã hội là một nhiệm vụ quan trọng và cần được thực hiện một cách cẩn thận và hiệu quả Với sự quan tâm và nỗ lực của quản lý và cộng đồng, chúng ta có thể đảm bảo môi trường an toàn và tích cực cho Tăng Ni sinh trong mọi hoạt động xã hội

1.4.4 Quản lý các điều kiện tham gia hoạt động xã hội của tăng ni sinh

Quản lý các điều kiện tham gia hoạt động xã hội của Tăng Ni sinh là một quá trình quan trọng và phức tạp Để đảm bảo sự an toàn, trật tự và phát triển lành mạnh cho Tăng Ni sinh, có nhiều yếu tố cần được xem xét và quản lý cẩn thận Một yếu tố quan trọng trong việc quản lý điều kiện tham gia hoạt động xã hội của Tăng Ni sinh là đảm bảo an toàn trên mọi mặt Quản lý cần đảm bảo rằng các hoạt động xã hội được tổ chức trong môi trường an toàn, từ cơ sở vật chất đến các biện pháp bảo vệ cá nhân Điều này bao gồm việc kiểm tra và bảo trì các thiết bị, trang thiết bị và cơ sở vật chất liên quan đến hoạt động xã hội Ngoài ra, việc đào tạo Tăng Ni sinh về an toàn và cách ứng phó với tình huống nguy hiểm cũng cần được thực hiện Quản lý cần cung cấp các hướng dẫn và huấn luyện về phòng ngừa tai nạn, phản ứng sơ cứu và các biện pháp bảo vệ cá

Ngày đăng: 04/12/2024, 09:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w