HO CHi MINH Nguyễn Thị Kiều QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA HỌC TẬP Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 20
Trang 1TRUONG DAI HQC SU PHAM TP HO CHi MINH
Nguyễn Thị Kiều
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA HỌC TẬP Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2015
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HÒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Kiều
QUAN LY HOAT DONG XA HOI HOA
HỌC TẬP Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
TA - ¥030 —
Chuyén nganh: Quan li giao duc THU VIEN |
Mã số: 60 1401 14 Trưởng Đai-Học Su-Ph |
TẾ" HỒ-CHI-MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC: TS VO VAN NAM
Thành phố Hồ Chí Minh — 2015
Trang 3Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến: Ban giám hiệu Trường Đại học Sư
Phạm thành phố Hồ Chí Minh; Phòng Sau đại học và các Phòng ban của Trường Đại
học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh; khoa Khoa học Giáo dục Trường Đại học Sư Phạm thành phó Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tâm giảng dạy, chỉ dẫn cho tôi những
tri thức, những kỷ năng, kinh nghiệm và bài học quý báu
Đặc biệt xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Võ Văn Nam đã tận
tâm hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn nay
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, giáo viên, công nhân viên và học sinh
các trung tâm giáo dục thường xuyên: Quận 12, Tân Bình, Tân Phú, Hóc Môn, Chu
Văn An đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian tôi học và nghiên cứu khoa
học
Chân thành cảm ơn các bạn cùng khóa học (khóa 24), quý đồng nghiệp và
người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong học tập cũng như trong khi tôi thực hiện
luận văn này
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2015
Tác giả
Trang 4Tôi xin cam đoan rằng: đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất
phát từ yêu cầu nảy sinh trong công việc dé hình thành hướng nghiên cứu Toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hay công bố trong bắt kỳ các công trình khác
Mọi sự giúp đỡ trong luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Trang 5THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phô thông
CB-GV-CNV _| Cán bộ-Giáo viên-Công nhân viên CBQL Cán bộ quản lý CSVC Co so vat chat GD Giáo dục GDBT Giáo dục bồ túc GDCQ Giáo dục chính quy GDKCQ Giáo dục không chính quy GDNL Giáo dục người lớn GDQD Giáo dục quốc dân HTSĐ Học tập suôt đời KT-XH Kinh tê-Xã hội PCGD Phô cập giáo dục PGD&DT Phòng giáo dục và đào tạo PPDH Phương pháp dạy học SGD&DT Sở giáo dục và đào tạo TP.HCM Thành phô Hồ Chí Minh
Trang 6
Bang 2.1 Thống kê số lượng mẫu khảo sát
Bảng 2.3 Đánh giá thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động XHH.HT sod Bang 2.4 Thực trạng hinh thitc, phuong phdp hoat déng XHH.HT ở TTGDTX
52
Bang 2.5 Thực trạng về các điều kiện, phương tiện phục vụ hoạt động xã hội hóa học
Trang 7LOI CAM DOAN
DANH MUC CAC TU VIET TAT DANH MUC BANG
MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Chwong 1 CO SO LY LUAN VE QUAN Li HOAT DONG XA HOI HOA HOC TẬP Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
1.1 Lịch sử nghiên cứu vần đề 6
1.1.1 Những nghiên cứu nước ngoài 1.1.2 Những nghiên cứu trong nước
1.2 Những khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1 Quản ly 1.2.2 Quản lý giáo dục 1.2.3 Quản lý nhà trường, .e-ccccccocccceesserrrcoeooee HiNHĐ.0.015003880g8060888 14
1.2.4 Hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục thường xuyên l5
1.2.5 Quản lý hoạt động XHH.HT ở các TT.GDTXX .‹«esesesesesessesesssssse 2Ữ
1.3 Hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục thường xuyên 22 1.3.1 Vai trò, chức năng nhiệm vụ của các trung tâm giáo dục thường xuyên 22
1.3.2 Mục tiêu của hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục thường
XUYÊN e1 RtYSASS0900000800000000150090909000000015808081100088184009080408 23
1.3.3 Nội dung của hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục
thường XUYÊN c«eesesssssessesSSaSEESESES9490008640417005000909090950000n40002008060898 25
1.3.4 Hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục thường XuyÊn «-«esssesesesesesnsesnsssesssmsensnensns ssessssesess 20
1.3.5 Điều kiện, phương tiện thực hiện hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục thường XuyÊn - «osssssssessssseeesesestststesssasnsrsrsrssssrsri 32 1.4 Quản lý hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục thường xuyên
tâm giáo dục thường xuyên
1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động xã hội hóa học tập ở
các trung tâm giáo dục thường XuYÊn .-«.«.s«e« ssessssssesensensnsssses TỔ,
1.4.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động xã hội hóa học tập ở
Trang 81.5.1 Yếu tố tác động từ cộng đồng
1.5.2 Yếu tố tác động từ các cơ sở đào tạo 1.5.3 Yếu tố tác động từ ban ngành, đoàn thẻ
TIEU KET CHUONG 1:
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA HỌC TẬP Ở CÁC TT.GDTX THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
2.1 Vài nét về các Trung tâm giáo dục thường xuyên Tp HCM 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2 Đối tượng và quy mô đào tạo
2.2 Mẫu khảo sát và cách thức xử lý số liệu 2.2.1 Mẫu khảo sát Kế 2.2.2 Cách thức xử ý số liệu 2.3 Thực trạng ,hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục thường
xuyên thành phố Hỗ Chí Minh . « cesseoerrxeertrrrtersrorrrasree 49 2.3.1 Thực trạng nhận thức về hoạt động xã hội hóa học tập 49 2.3.2 Thực trạng thực hiện kế hoạch nội dung, chương trình hoạt động XHH.HT
51
2.3.3 Thực trạng hình thức, phương pháp XHH.HT
2.3.4 Thực trạng điều kiện, phương tiện phục vụ hoạt động XHH.HT 54
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục
thường xuyên thành phố Hồ Chí Minh ssouninasassevsrosnsesasnuesonevereunssesnneasensoneed 55
2.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động XHH.HT ở các TT.GDTX Tp.HCM 55 2.4.2 Thực trang lý tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động XHH.HT ở các TT.GIDTXX .«.-eeeese<cssesssesesssssseseSSE558586858538565e 57 2.4.3 Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động XHH.HT ở các ác p5 58 2.5 Đánh giá chung va nguyên nhân thực trạng quản lí hoạt động xã hội hóa học tập ở các TT.GDTX thành phố Hồ Chí Minh -s<° se 60
2.5.1 Đánh giá chung thực trạng .-s-<esesesesesessssee i4/95855968088068880.6ua00 60 2.5.2 Nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động XHH.HT ở các TT.GDTX 63
TIỂU KẾT CHƯNG 2 -vEEErrrrdddertrttrrrrarreetretstrrrrrrrnroroee 67
Chuong 3 BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG XA HOI HOA HQC TAP O CAC TRUNG TAM GIAO DUC THUONG XUYEN THANH PHO ;09 10:10 1n1: sẽ 68
Trang 93.2 Các biện pháp quản lý hoạt động xã hội hóa học tập ở các TT.GDTX
Tp.HCM „71
3.2.1 Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên của các Trung
tâm giáo dục thường xuyên về hoạt động xã hội hóa học tập 71 3.2.2 Nhom bién phap t6 chitc tap huan, bdi dudng trinh 46 chuyên môn, nghiệp
vụ cho cán bộ, giáo viên về hoạt động XHH.HT ở các Trung tâm GDTX
3.2.4 Nhóm biện pháp cải tiến hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả
hoạt động XHH.HT ở TT.GDTX ceeeesceseeseeeeeererrrrree T1
3.2.5 Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 3.3.1 Mục đích yêu cầu của khảo nghiệm
3.3.2 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính kha thi của các biện pháp TIEU KET CHUONG 3
KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
1 Kết luận - -
2 Kiến nghị
2.1 Đối với Bộ giáo dục và đào tạo
2.2 Đối với Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 10Hầu hết các nước trên thế giới đều quan niệm giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ là yếu tố quyết định tương lai của mỗi dân tộc, là sự phát triển của mỗi quốc
gia, là quốc sách hàng đầu của nhiều nước, là động lực của sự phát triển, nên đầu tư
cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển Đảng ta đã sớm khẳng định: ngay trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã phải xây dựng xã hội
học tập
Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem việc diệt giặc dốt là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Cách mạng Đảng và Nhà nước
đã có những chủ trương, chính sách khuyến khích mọi người học tập và học tập suốt
đời, xây dựng xã hội Việt Nam thành một xã hội học tập Chủ trương, chính sách, quan
điểm trên đã được thể hiện trong các văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 Thủ tướng chính phủ có
ghi: “Phát triển giáo dục không chính quy như là một hình thức huy động tiềm năng
của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của
mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguôn lực ” Đại hội toàn quốc
lần thứ X khẳng định thêm: “chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo
đục mở- mô hình xã hội học tập " Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục nhắn
mạnh: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên cả ba phương
diện: động viên các nguồn lực trong xã hội, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng,
khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học lập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người dân được học tập suốt đời” Ngày 01 tháng 9 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số: 89/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Xây đựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020° Quan điểm chỉ đạo của quyết định ghi rõ:
“Trong xã hội học tập, mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên, suốt đời,
tận dụng mọi cơ hội học tập để làm người công dân tốt; có nghé, lao động với hiệu
Trang 11có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được học tập suốt đời Xây dựng xã hội học tập dựa trên nên tảng phát triển, đông
thời gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, đầy
mạnh các hoạt động học tập suốt đời ở ngoài nhà trường; tru tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ, người bị thiệt thòi ”
Trong bối cảnh đó, giáo dục phải được đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương
trình, hình thức, phương pháp dạy và học, phải đa dạng hóa các loại hình học tập ở cả hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy, đặc biệt là giáo dục không chính quy với ngành học giáo dục thường xuyên Việc đa dạng hóa các loại hình học tập, đáp ứng
nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân không chỉ phụ thuộc vào hình thức giảng dạy (học
tập trung, học tại chức, học qua mạng internet ), vào điều kiện cơ sở vật chất của các trung tâm mà còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên
các bộ môn của trung tâm
Trong điều kiện của yêu cầu đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời ở ngoài
nhà trường, đa dạng hóa các hình thức học tập tiến đến xã hội hóa học tập đòi hỏi phải đổi mới hoạt động quản lý Đổi mới hoạt động quản lý các TT.GDTX trở thành đòi hỏi
cấp bách, trong đó đỗổi mới nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp dạy và học
là vấn đề cơ bản có tác động trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục Để nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội hóa học tập, người lãnh đạo phải là quản lý hoạt động xã hội hóa học tập ở trung tâm Công tác quản lý hoạt động xã hội
hóa học tập có ý nghĩa rất quan trọng vì nó là một trong những nội dung cơ bản của quản lý nhà trường
Trong những năm qua, các TT.GDTX thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần
XMC, phổ cập giáo dục sau khi biết chữ, phổ cập tiểu học cũng như hoàn thành phổ cập bậc trung học cơ sở tiến đến hoàn thành phé cập bậc trung học phỏ thông Hiện nay, các TT.GDTX đáp ứng phần nào yêu cầu học tập của nhân dân, thực hiện xã hội
hóa học tập, nhưng trong quá trình hoạt động các TT.GDTX cũng gặp không ít khó
Trang 12Bên cạnh đó, vấn đề xã hội hóa học tập còn quá mới Để đảm bảo cho việc phát triển
nguồn lực của đất nước, các nhà quản lý cần quan tâm đúng mức đến việc xây dựng xã hội học tập Thực tế nhiều cán bộ quản lý còn lúng túng khi thực hiện hoạt động xã hội hóa học tập, cho nên bên cạnh một số đơn vị thực hiện khá tốt, các TT.GDTX khác
chưa thực hiện hoặc thực hiện theo phong trào, dẫn đến hoạt động xã hội hóa học tập
tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung chưa đồng bộ
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Quản
lý hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục thường xuyên Thành phố Hồ Chí Minh”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Hồ Chí Minh, phân tích thực trạng
quản lý, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm góp phần thúc đẩy các TT.GDTX phát triển đồng bộ, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của tất cả các đối tượng trong xã hội 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động xã hội hóa học tập ở các TT.GDTX 3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động xã hội hóa học tập ở các TT.GDTX Tp.HCM
4 Giá thuyết khoa học
Trong thời gian qua công tác quản lý hoạt động xã hội hóa học tập ở các TT
GDTX thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả nhất định song còn nhiều
bất cập và hạn chế so với yêu cầu đặt ra Nếu đánh giá đúng thực trạng va dé xuất các
biện pháp quản lý hoạt động XHH.HT phù hợp có tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động XHH.HT ở các TT.GDTX TP.HCM
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động xã hội hóa học tập ở trung
Trang 135.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung
tâm giáo dục thường xuyên Tp.HCM
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động XHH.HT ở các trung tâm giáo dục thường xuyên Tp.HCM
6.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ở 6 trung tâm giáo dục thường xuyên nội thành và ngoại
thành của Tp.HCM gồm: TT.GDTX Quận 12, TT.GDTX Quận Tân Bình, TT.GDTX Gò Vấp, TT.GDTX Chu Văn An, TT.GDTX Hóc Môn, TT.GDTX Tân Phú
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh,
phân loại nhằm xác lập cơ sở lý luận về quản lý hoạt động xã hội hóa học tập ở các
trung tâm giáo dục thường xuyên Tp.HCM
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cửu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này xây dựng và sử dụng một hệ thống câu hỏi (phụ lục) để trưng cầu ý kiến của các cán bộ quản lý, giáo viên và học viên các TT.GDTX nhằm khảo sát
thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục thường xuyên Tp.HCM
7.2.2 Phương pháp quan sát
Quan sát công tác quản lý của giám đốc, phó giám đốc, tổ, nhóm trưởng chuyên
môn đối với hoạt động XHH.HT ở các TT.GDTX Tp.HCM
Quan sát một số hoạt động XHH.HT của GV và HV ở các TT.GDTX Tp.HCM Quan sát các hoạt động khác liên quan đến hoạt động XHH.HT và quản lý hoạt
động XHH.HT ở các TT.GDTX Tp.HCM
Trang 147.3 Nhóm các phương pháp thống kê toán học
Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm xác định những thông số cần thiết để xử lý kết quả nghiên cứu Trong đó có sử dụng các phần mềm ứng dụng
như: Microsoft Office Excel, SPSS để xử lý số liệu thu thập được
8 Cầu trúc của luận văn
* Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài; Mục đích nghiên cứu; Khách thể và đối tượng nghiên cứu;
Giả thuyết khoa học; Nhiệm vụ nghiên cứu; Phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên
cứu; cấu trúc luận văn
* Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động XHH.HT ở trung tâm giáo dục thường xuyên Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động xã hội hóa học tập ở các TT.GDTX Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động XHH.HT ở các TT.GDTX Thành phố Hỗ Chí Minh
Trang 15THƯỜNG XUYÊN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.11 Những nghiên cứu nước ngoài
Từ sau đại chiến thứ II, GDKCQ đã trở thành vấn đề quốc tế Hội nghị quốc tế
đầu tiên về GDKCQ tại Elsinore (Đan Mạch) năm 1949 và Hội nghị GDKCQ lần thứ
V (tại Đức) năm 1994 đã khẳng định: “GDKCQ là chìa khóa bước vào thế kỷ XXI” đã có nhiều loại hình GDKCQ trên thế giới như: Tổ hợp trung tâm sản xuất- học tập
(Nga); trung tâm học tập cộng đồng (Nhật); trung tâm học tập nhân dân (Thụy Điển) đến giáo dục cho mọi người (Jomtien-Thái Lan, 1990); xã hội học tập (đề án giáo dục
của Chủ tịch hội đồng Châu Âu gửi ƯNESCO Paris 1997)[43]
Bước sang thế kỷ XXI, nền kinh tế công nghiệp đang chuyển mạnh sang nền
kinh tế trì thức trên phạm vi toàn thế giới trong điều kiện tri thức nhân loại phát triển
vượt bậc, cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục đạt được những thành tựu kỳ diệu
Để có được bước chuyển biến vĩ đại đó, trong nhiều năm qua, nhiều quốc gia trên thế
giới đã rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ sở tiếp thu và
ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để tạo nên ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc
tế Do đó, nhiều quốc gia đã có chiến lược xây dựng xã hội học tap [151] trong đó mọi
người dân đều có cơ hội, có điều kiện học tập và ai cũng có điều kiện học suốt đời Vì
vậy trong khoảng vài chục năm trở lại đây, xây dựng và phát triển XHHT đã trở thành
xu thế lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới
Đối với các nước phát triển, việc phổ cập giáo dục bậc trung học coi như đã
hoàn thành, vì vậy trong xã hội học tập, việc cung cấp những tri thức mới cho người dân có học vấn trung học và sau trung học là cơ bản
Đối với các quốc gia đang phát triển thì việc học tập của người dân được thực
hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau: từ thanh toán nạn mù chữ, bổ túc văn hóa tiểu
học và trung học, đào tạo nghề, cung cấp học vấn đại học, sau đại học, đến việc
Trang 16cơ hội và điều kiện cho mọi người dân đều được học và học suốt đời, một mặt coi
trọng nâng cao dân trí, mặt khác phải ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
cho đất nước
1.1.1.1 Xây dựng XHH.HT ở Hàn Quốc
- Từ năm 1995 Hàn Quốc đã có tầm nhìn xây dựng một xã hội của nền giáo dục mở và suốt đời Đến 1999, Hàn Quốc ban hành luật học tập suốt đời (HTSĐ) (sửa đổi năm 2007) và luật công nhận tín chỉ 9 (sửa đổi năm 2008) Trong thời gian đó, đất nước này đã lập kế hoạch quốc gia lần thứ nhất về thúc đẩy HTSĐ (2002-2006), kế hoạch quốc gia lần thứ hai về thúc đẩy HTSĐ (2008-2012), kế hoạch này được xây
dựng gắn kết với kế hoạch quốc gia về phát triển nguồn nhân lực Đến năm 2013: xây
dựng kế hoạch quốc gia lần thứ ba Trong các kế hoạch chủ yếu là xây dựng một
XHHT tiên tiến, mọi người cùng học, cùng làm, cùng chung sống; học để tự hoàn thiện, học để nâng cao khả năng làm việc, học để gắn kết xã hội Họ quan niệm, cần thiết lập mạng lưới HTSĐ trong đó chính quyền địa phương là trung tâm kết nối Cơ cấu tổ chức gồm có 3 cấp: Ban thúc đẩy học suốt đời trung ương; hội đồng HSĐ cấp tỉnh; hội đồng HSĐ cấp huyện Mỗi một ban đều có chức năng riêng, cụ thể Đối với
ban trung ương có nhiệm vụ là xây dựng chương trình làm việc, phối hợp chính sách giữa các cơ quan chính phủ, khảo sát, đánh giá; xây dựng chương trình và tổ chức đào
tạo; Hội đồng học suốt đời cấp tỉnh: có nhiệm vụ là phối hợp các chương trình học suốt đời; liên kết các tổ chức địa phương; cung cấp thông tin và cơ hội; tư vấn và điều hành chương trình; đối với hội đồng học tập suốt đời ở huyện: có chức năng cung ứng
và tổ chức thực hiện các chương trình học suốt đời 1.1.L2 Xây dựng XHH HT ở Nhật Bản
Đất nước Mặt trời mọc quan niệm HSĐ đòi hỏi thứ nhất là việc học ở mọi giai
đoạn cuộc đời, thứ hai là rà soát lại toàn bộ các hệ thống hiện có, bao gồm cả giáo dục
để xây dựng XHHT Cho rằng XHHT là xã hội trong đó mọi người được tự do chọn cơ
hội học tập vào bất kỳ lúc nào trong đời và kết quả học tập của họ phải được công
Trang 17hành luật khuyến khích HSĐ Thành lập hội đồng HSĐ các cấp Năm 2000: CCGD
hướng tới xây dựng XHHT, năm 2001: Thành lập Bộ giáo dục- văn hóa- thể thao-
khoa học và công nghệ Đến năm 2006: sửa đổi luật cơ bản về giáo dục trong đó coi HSĐ là triết lý phát triển của giáo dục Nhật Bản
Với quan niệm và quá trình hoạt động trên, đất nước này đã lập kế hoạch cơ bản
để thúc đây giáo dục giai đoạn 2008- 2012 với mục đích: đến năm 2012 trở thành XHHT, một quốc gia dựa trên giáo dục Định hướng: vật chất hóa cam kết của toàn xã
hội nhằm hoàn thiện giáo dục; phát triển các sức mạnh cơ bản của dân tộc; phát triển nguồn nhân lực tri thức; tạo mơi trường an tồn cho trẻ nhỏ và gia đình có chất lượng
cao Họ xác định rõ vai trò của trung ương và địa phương trong tổ chức thực hiện, có
giải pháp tài chính và dự kiến các chỉ tiêu thực hiện Đồng thời, phân công theo dõi, giám sát và đánh giá tong kết hàng năm
Chương trình một số ngành tham gia xây dựng XHHT năm 2002 được phân
cho từng bộ phụ trách như: Bộ giáo dục- văn hóa- thông tin- khoa học và công nghệ: tái khởi động chức năng giáo dục của gia đình và cộng đồng; thúc đẩy sự phát triển
lành mạnh của sinh viên; nâng cấp các cơ sở HSĐ, đặc biệt hướng tới thăng tiến; Bộ y
tế-lao động và phúc lợi: phát triển kỹ năng nghề nghiệp; hỗ trợ chăm sóc trẻ nhỏ; hồn
thiện cơng tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông; Bộ kinh tế và công thương: tập
trung vào công trình nâng cao hiểu biết về công nghệ như: sử dụng truyền thông đa phương tiện, mở cửa trường đại học với công chúng, phát triển chương trình học tập
tại bảo tàng, mở các lớp nghề;
1.1.1.3 Xây dựng XHHT ở Trung Quốc
Trung Quốc rất coi trọng XMC và GDKCQ nên đã có những bước tiến lớn
trong việc nâng cao trình độ văn hóa, tỉnh thần, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân đáp
ứng yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trong 4 hiện đại hóa hiện nay Hệ
thống quản lý XMC- sau XMC- GDTX là ủy ban giáo dục công nông ở các cấp, ở bộ
Trang 18ban hành kế hoạch quốc gia về cải cách và phát triển giáo dục trung và dài hạn 2010-
2020, với mục tiêu chiến lược đến năm 2020 cơ bản hiện đại hóa giáo dục, hình thành XHHT, chuyển Trung Quốc thành nước giàu về nhân lực Chính vì thế, đất nước này
xác định rất rõ cơ cầu dân cư, quan hệ cung cầu trong XHHT: họ điều tra nhu cầu của
người dân từ tuổi về hưu đến độ tuổi lao động và dưới tuổi lao động, từ đó thiết kế
chương trình đào tạo phù hợp theo nhu cầu cả trong hệ thống giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy Đồng thời đề ra các giải pháp rất cụ thể như:
- Ban hành luật HSĐ với định hướng chia sẻ trách nhiệm giữa chính quyên, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân
- Vai trò mới của chính phủ: chuyển từ nhà cung ứng chính sang người thay thế, kiến tạo, bỗ sung và điều tiết thị trường Xây dựng quan hệ đối tác hữu hiệu với mọi tổ
chức, cá nhân trong cung ứng giáo dục suốt đời
- Hoàn thiện hệ thống văn bằng quốc gia theo hướng gắn với yêu cầu về năng lực nghề nghiệp và huy động mọi nguồn lực giáo dục hướng tới văn hóa học suốt đời
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam qua hơn nửa thế kỷ, từ bình dân học vụ, bỗ túc văn hóa đến ngành
học giáo dục thường xuyên- ngành học không chính quy, ngành học đáp ứng nhu cầu
học tập nhiều mặt và thường xuyên của nhân dân, mà chủ yếu là những người không
được học ở nhà trường chính quy đã đạt những thành quả đáng ghi nhận Ngày nay,
ngành học này mang tên giáo dục thường xuyên (GDTX)
Trong tập 9 Hồ Chí Minh toàn tập, khi bàn về công tác giáo dục, Hồ Chủ Tịch
đã dạy: “Giáo dục là sự nghiệp của quân chúng, can phải phát huy đầy đủ dân chủ xã
hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy với thay,
giữa thấy với trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường với
nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ ” [96] Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993 Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa VII về tiếp tục đổi mới sự
Trang 19hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Huy déng toan XH lam gido duc, động
viên các tang lop nhân dân đóng góp xây dựng nên giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của Nhà nước ” [28]
Từ yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung và đổi mới hoạt động xã hội
hóa học tập nói riêng, nhiều người nghiên cứu đã nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề huy động toàn xã hội làm giáo dục, huy động mọi nguồn lực từ nhân dân, đáp ứng mọi
nhu cầu học tập của tất cả các tầng lớp nhân dân Luật giáo dục sửa đổi năm 2005 quy
định GDTX thực hiện các nhiệm vụ sau: xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau biết chữ, giáo dục đáp ứng nhu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chương trình giáo dục để lấy các văn bằng của hệ thông giáo dục quốc dân: vừa học
vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dan, cung cấp kiến thức cho người dân để nâng
cao cuộc sống- góp phần nâng cao dân trí cho các đối tượng khó khăn và những người muốn nâng cao kiến thức sau giai đoạn theo học ở các trường trung học ph
thông GDTX đáp ứng yêu câu xã hội học tập và thực hiện chức năng xã hội hóa học
tập cho mọi người [5] Đặng Quốc Bảo, Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà
trường [2] Tac giả Trần Kiểm với những tài liệu, giáo trình chuyên khảo về khoa học
quản lỳ giáo dục như “ Khoa học quản lý nhà trường phổ thông" [22], “ Khoa hoc
quản lý giáo dục- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" [24], “Những vấn đề cơ bản của
khoa học quản lý giáo dục " [23] Chủ tịch hội khuyến học Việt Nam- Nguyễn Mạnh
Cầm “Xây dựng xã hội học tập ở nước ta” [27] Công trình nghiên cứu khoa học do hội Khuyến học Việt Nam ở trung ương cũng như ở các địa phương thực hiện “giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở TT.GDTX và Đa dạng hóa các hình thức học tập
không chính quy đề nâng cao trình độ học vẫn cho người lớn góp phẩn xây dựng xã
hội học tập ở thành phố Hô Chí Minh” [41]
Các nghiên cứu khoa học làm rõ mô hình XHHT nước ta ở nhiều cấp độ khác nhau, từ cấp độ toàn quốc đến cấp tỉnh/thành, quận/huyện, phường/xã Để triển khai đề
án xây dựng XHHT, nhiều địa phương đã chủ động và sáng tạo trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp HTSĐ phù hợp với yêu cầu phát
Trang 20Đến nay, đã có nhiều địa phương như Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Ninh, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất ban hành bộ tiêu chuẩn, tiêu chí công nhận xã,
phường, thị trần, cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn XHHT
Như vậy, vấn đề xã hội hóa học tập từ lâu đã được các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước quan tâm Xã hội càng phát triển thì vấn đề này càng được quan tâm nhiều
hơn, đặc biệt là các nhà nghiên cứu giáo dục, ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể khác nhau nhưng điểm chung mà ta thấy trong các công trình nghiên cứu của họ là:
khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lý trong việc xây dựng xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục thường xuyên
Tóm lại, có rất nhiều tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã nghiên cứu
và đưa ra nhiều biện pháp quản lý hoạt động xã hội hóa học tập ở các TT.GDTX Có
một số luận văn thạc sỹ quan tâm tới đề tài quản lý hoạt động xã hội hóa học tập trong
các cơ sở giáo dục với nhiều cách tiếp cận về vấn đề quản lý khác nhau, ở những địa
phương khác nhau với phạm vi nghiên cứu rộng, hẹp khác nhau Trong hướng nghiên
cứu về quản lý hoạt động xã hội hóa học tập hiện nay một số đề tài đã được nghiên
cứu như:
- Nguyễn Văn Cương, “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm
giáo dục thường xuyên và biên soạn bồ sung tài liệu cho trung tâm học tập cộng dong
tai thanh phé Hé Chi Minh”, Sở khoa học và Công nghệ-2002
- Nguyén Van Cuong, “Da dang héa cdc hinh thức học tập không chính quy để nâng cao trình độ học vẫn cho người lớn góp phân xây dựng xã hội học tập ở thành
phố Hồ Chí Minh", Sở Khoa học và Công nghệ- 2003
- Nguyễn Văn Hiển, “Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở
tỉnh Hòa Bình nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học”, ĐHSP Thái Nguyên- 2013
- Dương Đình Nhiệm, “Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục
ở huyện Ngoc Lac tinh Thanh Hoa”, DH Vinh- 2012
- Huỳnh Tiểu Phụng, “Một số giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo đục
trung học cơ sở ở quận I1 thành phố Hồ Chí Minh", ĐH Vinh- 2011
Riêng đối với việc quản lý hoạt động xã hội hóa học tập ở các TT.GDTX hiện
Trang 21xã hội hóa học tập, đã có nhiều công văn, nghị định triển khai Đặc biệt là UNESSCO
đã tổ chức hai lần Hội thảo: lần thứ nhất là Hội thảo về xây dựng xã hội học tập- học
tập suốt đời tổ chức tại Quảng Bình ngày 17-18/7/2013, thứ hai là Hội thảo về đề án
xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 ngày 23/3 năm 2014 tại trung tâm đào
tạo khu vực SEMEO của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh Các Hội Thảo đã tập hợp
nhiều báo cáo tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các cán bộ quản lý,
giảng viên và giáo viên ở các TT.GDTX
1.2 Những khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý
Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật của người quản lý trong
việc điều khiển hệ thống xã hội, có thể nói: Có tổ chức là có quản lý Hoạt động quản
lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động khi xã hội phát triển, quản lý đóng vai
trò quan trọng trong điều khiển các hoạt động xã hội C Mac đã nói đến sự cần thiết
của quản lý: “Bát kỳ một hoạt động nào vcó tính chất xã hội và chúng trực tiếp được
thực hiện với quy mô tương đối lớn đều ít nhiều cần đến sự quản ly”
Tác giả Trần Kiểm định nghĩa “Quản 1ý là những tác động của chủ thể quản lý
trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguôn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngòai tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [25]
Tác giả Nguyễn Bá Sơn định nghĩa “Quản 1ý là tác động có mục đích đến tập thé người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình lao động” [34]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể xcủa người quản lý đến tập thể người lao động nói chung (khách thể quản
lý) nhằm thực hiện mục tiêu đã dự kiến” [L5]
Khái niện quản lý được các nhà nghiên cứu đưa ra gắn với từng lĩnh vực quản
lý và từng lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu cụ thể nhưng có sự thống nhất về bản chất
hoạt động quản lý Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và
có hệ thống thông tin của chủ thể quản lý đến khách thể quản lj nhằm đạt được mục
Trang 22có định hướng) của chủ thể quản lý đến khách thể quan lý (về các mặt: chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế ) để đạt được mục tiêu quản lý dựa vào các công cụ quản lý và
phương pháp quản lý
Bốn chức năng cơ bản của hoạt động quản lý được bàn đến hầu hết trong các nghiên cứu là: lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, bốn chức năng quản lý này
luôn có quan hệ biện chứng hữu cơ với nhau Khi hoạt động quản lý được tiến hành thì
chúng đều được triển khai, bởi một điều tất yếu là bất cứ người quản lý nào cũng phải làm công việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh gia dé điều chỉnh
Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi một hoạt động của bất kỳ một lĩnh vực nào đều xuất hiện vai trò của hoạt động quản lý Tuy mỗi một lĩnh vực đều có sự khác biệt
nhất định, nhưng chúng ta đều chứa đựng những nét cơ bản chung của hoạt động quản
lý Đồng thời chính các hoạt động chức năng này đã góp một phần hết sức quan trọng
vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của từng tổ chức Thực chất vsi
trò của quản lý chính là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn, liên hoàn của mọi thành
viên trong tổ chức vì mục đích chung là đạt được mục tiêu mà tổ chức đó đề ra Tuy
nhiên, trong sự kết hợp nhịp nhàng đó không thể thiếu được vai trò của người cán bộ quản lý như là người điều phối mọi hoạt động cơ bản của tổ chức theo nhiều cấp độ
khác nhau
1.2.2 Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội, là nhân tố tổ chức, chỉ đạo
việc thực thi, phát triển nền giáo dục ngày càng tiến bộ hơn
Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể xcủa người quản lý đến tập thê người lao động nói chung (khách thé quản
by) nhằm thực hiện mục tiêu đã du kién” [15]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc quang, khái niệm quản lý giáo dục là “ khái niệm đa
cấp, bao gồm cả quản lý hệ giáo dục quốc gia, quản lý các phân hệ của nó, đặc biệt là
quản lý trường học” [3 1]
Trong các nghiên cứu của mình tác giả Trần Kiểm đã đưa ra khái niệm quản lý giáo dục ở hai cấp độ vĩ mô và vi mô ở cấp độ vĩ mô là quản lý một nền/hệ thống giáo
Trang 23có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành
giáo dục” [25] Ở cấp độ vi mô là quản lý một nhà trường, “quản lý giáo dục là hệ
thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp
quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [25]
Như vậy nói đến quản lý giáo dục là nói đến sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thẻ quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt
tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất Quản lý giáo dục theo nghĩa tông
quát nhất là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đây mạnh công
tác đảo tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội
Từ những khái niệm quản lý giáo dục được nêu trên có thể hiểu: “Quản lý giáo
dục là quá trình tác động có mục đích, có hệ thông, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý ở các cơ sở giáo dục khác nhau trong tòan bộ hệ thống giáo đục, nhằm đạt được mục tiêu giao duc dG dat ra”
1.2.3 Quản {ý nhà trường
Nhà trường là một thiết chế hiện đại hóa sứ mệnh của nền giáo dục trong đời
sống kinh tế-xã hội Nhà trường trong nền kinh tế công nghiệp không chỉ là thiết chế sư phạm đơn thuần Công việc diễn ra trong nhà trường có mục tiêu cao nhất là “Nhân cách- Sức lao động”, phục vụ phát triển cộng đồng làm tăng cả nguồn vốn con người (human capital), vốn tổ chức (organizational capital) và vốn xã hội (social capital)
“Nhà trường là vằng tráng của cộng đồng”, bên cạnh đó “cộng đồng là trái tỉm
của nhà trường” Từ nhà trường, hai quá trình “Xã hội hóa giáo dục” và “Giáo dục hóa
xã hội” quyện chặt vào nhau để hình thành “xã hội học tập”, tạo nên sự đồng thuận xã
hội, tăng trưởng kinh tế cho mỗi quốc gia với mục tiêu phát triển nhân văn (Human
Trang 24Quản lý xã hội lấy tiêu điểm là quản lý giáo dục (Giáo dục là quốc sách hàng
đầu) thì quản lý giáo dục phải coi nhà trường là nút bắm thì quản lý hà trường phải coi việc quản lý dạy học là khâu cơ bản, việc dạy học phải xuất phát và hướng vào người
học; từ đó thấy trách nhiệm của nhà trường đối với cộng đồng là chủ động- trung tâm- nông cốt Quyết định nội dung hoạt động của xã hội hóa công tác giáo dục, xãhội hóa
học tập phải là nhà trường, nhà trường phải là chủ và chủ động, vì chỉ có nhà trường
mới hiểu giáo dục, hiểu đường lối, chính sách giáo dục, tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ
năm học, hiểu thực tế giảng dạy và giáo dục, hiểu công việc gắn với hiểu con người, (thầy-trò), hiểu những điều kiện và phương tiện tiến hành hoạt động giáo dục, giảng dạy và cuối cùng là hiểu, nắm được chất lượng và hiệu quả giáo dục
Có thể phân tích quá trình giáo dục của nhà trường như một hệ thống gồm 6
thành tố: Mục đích, Nội dung, Phương pháp giáo dục; Người dạy; Người học; Cơ sở
vật chất và các phương tiện, thiết bị phục vụ giáo dục Hoạt động quản lý của người
quản lý là phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành liên kết chặt chẽ với nhau
đưa đến kết quả mong muốn
Theo tác giả Phạm Minh hạc, “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành
theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành
giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [17]
Từ các định nghĩa trên, có thể khái quát về quản lý nhà trường như sau: Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý
(Hiệu trưởng/Giám đốc) đến khách thể quản lý (con người: GV, cán bộ, nhân viên, học
sinh; các nguồn lực: CSVC, tài chính, thông tin ) nhằm đạt được các mục tiêu của
nhà trường đề ra
1.2.4 Hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục thường xuyên
1.2.4.1 Xã hội hóa
Trang 25XH như là một thành viên Quan điểm trên không phải là khái niệm XHH mà những
năm gần đây ở Việt Nam thường dùng dé chi sy quan tâm cũng như đóng góp của toàn
XH như XHH.GD, xã hội hóa y tế (cho tư nhân đấu thầu những công trình, cơ sở của
nhà nước, nhân dân và kinh phí qua sự thâu vé vào cửa các xa lộ, di tích, khu du lịch hay mua công khó phiếu, )
Trước hết, nói về XHH là thuật ngữ được sử dụng để chỉ cách làm, cách thực
hiện một hoạt động XH nào đó bằng con đường giác ngộ, tổ chức huy động tổng lực
sức mạnh của toàn dân làm cho hoạt động này không chỉ thực hiện ở một ngành, một
đoàn thể hay một tổ chức XH nào đó, mà được tất cả các ngành, các giới, các lực lượng xã hội cũng như mỗi người dân đều nhận thấy đó là trách nhiệm của mình, nên
đều tự nguyện và tích cực phối hợp hành động thực hiện, đồng thời chính họ là người
hưởng thụ mọi thành quả của hoạt động đó đem lại 1.2.4.2 Xã hội hóa giáo dục
Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục
và coi giáo dục là một trong những quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triển đất
nước Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước đã thường xuyên có những chính sách và giải
pháp để thúc đây sự nghiệp phát triển GD của nước nhà Xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục nước ta Trong tập 9, Hồ Chí Minh toàn tập khi bàn về công tác giáo dục, Hồ Chủ
Tịch đã dạy: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, cần phải phát huy đầu đủ dân
chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thây với
thây, giữa thây với trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường
với nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ " [96] Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993 Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa VII về tiếp tục đổi mới sự
nghiệp GD&ĐÐT đã ghi: “Huy động các nguồn đầu tư trong nhân dân, viện trợ của các
tô chức quốc tế, kế cả vay vốn của nước ngoài dé phát triển GD” [7] Văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Huy động toàn XH làm giáo đục, động viên
các tầng lớp nhân dân đóng góp xây dựng nên giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của
Trang 26Như vậy, có thé nói XHH.GD là thực hiện mối liên hệ có tính phổ biến, có tính
qui luật giữa cộng đồng với xã hội Thiết lập được mối quan hệ này là làm cho giáo
dục phù hợp với sự phát triển xã hội: “Mỗi người dân đều nhận thấy đó là trách nhiệm của mình, nên đều tự nguyện và tích cực phối hợp hành động thực hiện, đông thời chính họ là người hưởng thụ mọi thành quả của hoạt động đó đem lại” Xã hội hóa
giáo dục có hai vế: mọi người có nghĩa vụ chăm lo phát triển giáo dục để giáo dục
phục vụ cho mọi người Được học tập, học tập thường xuyên, học suốt đời, học để biết
cách sống trong cộng đồng và lao động đẻ tồn tại và phát triển Hai vế này nêu rõ hai
yêu cầu của xã hội hóa giáo dục là: phải xã hội hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người đối với giáo dục và xã hội hóa quyền lợi về giáo dục Hai yêu cầu này có quan
hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau và thực hiện liên kết hợp đồng với nhau
Trong đó yêu cầu về xã hội hóa quyển lợi về giáo dục là đỉnh cao, là mục tiêu, là cốt
lõi của xã hội hóa giáo dục; phải làm cho toàn xã hội đều được học tập, tiến tới xây
dựng một xã hội học tập Nếu chỉ nghiên về xã hội hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi
người đối với giáo dục là đi chệch hướng với bản chất một nền giáo dục của dân, do
dan va vi dan
Quan điểm này được quán triệt trong Báo cáo chính trị của BCH Trung ương
Dang tại Đại hội Đảng khóa X: “chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình
giáo dục mỏ-mô hình xã hội học tập” [34] Chính vì thế, trong hoạt động thực tiễn, cần
phải phân biệt rõ tính chất xã hội của giáo dục và xã hội hóa giáo dục Nếu không có
định hướng rõ ràng thì tự thân hoạt động giáo dục vẫn có tính chất xã hội nhưng không
bao giờ đạt được trình độ xã hội hóa đích thực theo ý nghĩa xã hội và nhân văn của nó
1.2.4.3 Xã hội hóa học tập
Xã hội hóa học tập là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân
lực, vật lực và tài lực trong xã hội, phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển
Đây không những là chính sách lâu dài trong việc thực hiện các chính sách xã
Trang 27động giáo dục khác còn lại quá ít Nguồn tài chính huy động qua cuộc vận động XHH
HT là nguồn tài chính do các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị, KT, XH tự nguyện đóng góp để các TT.GDTX có thẻ tổ chức thực hiện nội dung,
chương trình của hoạt động XHH.HT
Ý tưởng về xã hội học tập thực chất đã được thảo luận từ cuối những năm 1960,
trong sách xã hội học tập của Robert Hutchins (1968), tác giả nhấn mạnh đến sự cần
thiết của một ‘xa hội học tập" vì các hệ thống giáo dục chỉ có thể đáp ứng một phần các nhu cầu mới đặt ra cho các cá nhân, cộng đồng và xã hội Xã hội không ngừng biến đổi, và mỗi con người, mỗi cộng đồng cũng luôn phải học cách thích nghỉ với
những biến đổi đó, như Margaret Mead, được dẫn trong sách của Hutchins, 'không ai
sẽ sống trọn đời trong thế giới mà người đó đã được sinh ra, và không ai sẽ chết trong
cái thế giới mà người đó đã làm việc trong thời trưởng thành'[65] Bên cạnh đó, Hutchins cũng nhận định rằng một xã hội học tập là một xã hội mà các công dân được tự do nuôi dưỡng trí óc của họ qua giáo dục tự do, Vụ GDTX học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập cũng cho rằng một xã hội dựa trên các giá trị nhân văn [23] Năm
1970 Ủy ban quốc tế về phát triển giáo dục đã nêu hai ý tưởng gắn bó chặt chẽ nhau là học tập suốt đời (HTSĐ) và xây dựng XHHT, thực hiện sự gắn kết hoàn toàn giữa GD
và XH “Một tổ chức XH, chấp nhận một vị trí như vậy cho giáo dục và giao cho giáo dục một thể chế như vậy thì rất xứng đáng được mang một cái tên thích hợp xã hội học tập”
Cảm nang về XHHTcủa tác giả Hồ Thiệu Hing cho ring “XHHT là một xã hội
mà ai cũng học, học suốt đời và ai cũng tạo điều kiện cho người khác học” Từ “ai” ở
đây chỉ cả con người và cả tổ chức [34]
Trong báo cáo “Học tập - Một kho báu tiềm ẩn” của ƯNESCO do Jacques
Delorscông bố năm 1996 Paris, có ba mệnh đề cơ bản được coi là triết lý của nền giáo dục cần thiết cho thế kỷ 21 đó là: “GD phải dựa trên 4 trụ cột: học để biết; học để làm;
học để cùng sống với nhau và học để tự khẳng định, học để làm người; bốn trụ cột này phải đặt trên nền tảng: “học suốt đời” và xây dựng một “xã hội học tập” Quan niệm về
Trang 28đó tất cả đều là cơ hội học tập và phát triển khả năng Cơ hội học tập có đặc điểm là:
chất liệu cho cả học và làm là do toàn bộ cuộc sống cá nhân và XH cung cấp
Theo báo báo của ƯNESCO: XHHT bao hàm ý niệm giáo dục là một chức năng
của toàn thể các cơ quan trong xã hội chứ không riêng gì các cơ quan GD truyền
thống XHHT là một XH trong đó tất cả các tổ chức trong XH đều là người cung cấp GD - tồn thể cơng dân đều phải học tập và triệt để lợi dụng các cơ hội do XHHT cung cấp XHHT là một khả năng thực sự và là một mục tiêu phát triển có kế hoạch
Một XHHT cần có những yêu cầu sau:
Xã hội phải tạo được một hệ thống cung cấp các cơ hội GD như học tập tại cơ
sở GD; học tập tại nhà, cơ quan, xí nghiệp bằng phương thức GD chính quy và không chính quy thông qua việc đa dạng hóa các loại hình học tập và đào tạo
Người học phải tự giác đặt ra kế hoạch học tập và ý thức được rằng có học mới
có cơ hội cải thiện được công việc và cuộc sống của mình, người học đeo đuổi việc
học tập bằng mọi phương tiện có sẵn do nhiều cơ quan trong XHHT cung cấp
XHHT là một triết lý giáo dục được OECD và UNESCO đề cao, theo đó giáo
dục là chìa khóa để phát triển kinh tế quốc gia và giáo dục cần mở rộng phạm vi ra
ngoài các hình thức học tập chính quy (dựa vào các cơ sở giáo dục truyền thống bao
gồm trường phổ thông, trường đại học v.v ) để bao hàm cả các trung tâm học tập phi chính quy, nhằm hỗ trợ nền kinh tế tri thức XHHT là một XH của tương lai Khi đó, hiển nhiên là các hệ thống giáo dục - trước hết là các nhà giáo — và tất cả những ai có
liên quan đến đào tạo phải đóng vai trò chủ chốt Các đối tác xã hội, trong thực thi
nhiệm vụ, kể cả khi tiến hành thương thảo tập thể, có vai trò đặc biệt quan trọng bởi vi
kết quả công việc của họ sẽ tạo nên môi trường làm việc của tương lai Giáo dục và
đào tạo, dù là hệ thống giáo dục chính quy, tại nơi làm việc hay theo cách thức phi
chính quy, là chìa khóa để từng cá nhân làm chủ được tương lai và sự phát triển của
bản thân mình (EC 1997 White paper on education and training Towards the learning socciety)
Nhiều quốc gia ở cả châu Á và châu Âu đã coi việc xây dựng XHHT là một trong những ưu tiên quan trọng trong chương trình nghị sự, họ lấy học tập suốt đời
hướng tới xây dựng XHHT làm quan điểm chỉ đạo toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân
THƯ VIỆN
Trường Đại-Học Sư-Phạm
Trang 29(ví dụ như: Hàn Quốc, Thái Lan, Đan Mạch, Đức ) Báo cáo “Giáo dục: một kho báu
tìm ấn" của Jacques Delors vừa cho thấy học tập suốt đời chính là chìa khóa mở cửa
vào thé kỷ 21, vừa nhắn mạnh sự hình thành XHHT sẽ mang lại cho người dân nhiều
cơ hợi, học tập đa dạng, cả ở trường lớp cũng nhưcác hình thức phong phú khác trong
đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa, điều kiện cho mọi người nhận thức sâu sắc, đầy đủ
hơn về bản thân mình và môi trường xung quanh, động viên mọi người đóng góp hữu
ích hơn cho xã hội, cho cộng đồng
Chúng ta có thể hiểu XHHT là một xã hội mà ở đó ai cũng được học tập và tự
học thường xuyên, suốt đời; ai cũng có trách nhiệm đối với việc học tập từ trong gia đình ra ngoài xã hội; đó là XH toàn dân học tập, nhà nước và toàn dân làm giáo dục
nhằm nâng cao dan tri — dao tao nhân lực - bồi dưỡng nhân tài cho xã hội 1.2.5 Quản lý hoạt động XHH.HT ở các TT.GDTX
1.2.5.1 Giáo dục thường xuyên
Thuật ngữ “GDTX” được nhiều người nói tới, nghe thấy hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng Người học và người nghe dường như không còn xa lạ với thuật ngữ này, nhưng nếu đi sâu vào nội hàm và ngoại diên của nó, tức là xem xét
nó như một khái niệm thì mới vỡ lẽ ra rằng, trong quan niệm của chúng ta, cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn thống nhất về định nghĩa thế nào la “GDTX” [9]
Ở nhiều quốc gia, người ta hiểu rằng, công việc giáo dục phải được tiến hành đối với mọi lứa tuổi, từ lúc lọt lòng cho đến lúc kết thúc cuộc sống Các quá trình giáo
dục đó không phân biệt học trong nhà trường hay học ngoài xã hội, hoặc tại gia đình;
học có mục đích hay học ngẫu nhiên, học theo tri thức hệ thống và kỹ năng hay cần gì học nấy (như ở Nhật Bản) Tất cả các cách học này cần phải được quan tâm và có sự
quản lý chặt chẽ nhưng hợp lý và đều được hiểu là GDTX Với cách hiểu như thế,
GDTX thực sự là một chính sách, đường lối, hướng đi của một xã hội hiện đại, trong
đó học tập là quyền của con người Như vậy, nếu phân chia hệ thống giáo dục ra làm
hai hệ nhỏ thành phần là: hệ thống giáo dục ban đầu và hệ thống giáo dục tiếp tục, thì
sự liên kết, liên thông, kết nối và được tiến hành không đứt đoạn nhờ sự đan xen và
Trang 30GDTX là một hệ thống gồm các loại hình học tập thuộc phạm vi giáo dục tiếp
tục Do vậy, GDTX không bao hàm các hình thức giáo dục chính quy trong hệ thống
giáo dục ban đầu Nói đến GDTX, người ta hiểu rằng đó là giáo dục tiếp tục GDTX
chủ yếu dành cho người lớn, trong trường hợp này, GDTX trùng khớp với giáo dục
người lớn
QD 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt
đề án: “xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010'GDTX là một hệ thống, thành
phân của hệ thống giáo dục quốc dan [3]
Đối với vấn đề GDTX, UNESCO đã đưa ra một quan niệm rất phù hợp với điều
kiện phát triển hiện nay ở Việt Nam Theo quan niệm đó: “GDTX bao gồm tắt cả các
cơ hội học tập mà mọi người đều mong muốn hoặc cân có sau XMC cơ bản và giáo dục Tiểu học Vì vậy, việc cung ứng các cơ hội học tập tiếp theo chương trình XMC có nhiều chương trình khác nhau đã và đang được nhiều nước thực hiện như: Chương
trình nâng cao chất lượng cuộc sống; chương trình tương đương; chương trình tạo thu
nhập; chương trình đáp ứng sở thích cá nhân; chương trình định hướng tương lai Và trên thực tế, những chương trình đại loại như trên thường được nhiều đối tượng hoan nghênh, trong đó nhiều nhất là: Những người bỏ học giữa chừng khi đang học trong nhà trường chính quy, những người nghèo hoặc thất nghiệp, những người di cư,
những người tị nạn, những phụ nữ ít có cơ may học tập, những người về hưu "[12]
Tóm lại, Trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục không chính quy
có những đặc điểm riêng về mục tiêu, đối tượng, hình thức học Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện),
trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, thành phó trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh) Trong Điều 2, chương | cua Quyết định 01/ QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ giáo dục và đào tạo
về quy chế tổ chức và hoạt động của các TT.GDTX “Trưng tâm giáo dục thường
xuyên có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng " [3]
Trang 31Quản lý hoạt động XHH.HT là quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình,
hình thức, phương thức tổ chức thực hiện và điều kiện phương tiện thực hiện cũng như quản lý việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện hoạt động này một cách thống nhất
theo một quy chế nhất định đối với từng ngành học, từng điều kiện học tập và môi trường học tập cũng như đối với từng đối tượng học tập khác nhau
Quản lý hoạt động XHH.HT ở các TT.GDTX là quản lý nhân lực, vật lực, tài
lực, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường trong và ngoài đơn vị, quản lý
việc liên kết với các đơn vị bạn nhằm đáp ứng các cơ hội học tập mà mọi người đều
mong muốn hoặc cần có sau XMC cơ bản và giáo dục Tiểu học, những người bỏ học
giữa chừng khi đang học trong nhà trường chính quy, những người nghèo hoặc thất nghiệp, những người di cư, những người tị nạn, những phụ nữ ít có cơ may học tập,
những người về hưu được học tập tại các TT.GDTX với những mục tiêu, nội dung,
hình thức tổ chức, điều kiện và phương tiện tương tự như các cơ sở giáo dục khác Tuy nhiên, ở Tp.HCM các TT.GDTX có điều kiện, hoàn cảnh và quy mô khác
nhau, nhân sự định biên cũng khác nhau, địa bàn trú đóng cũng khác nhau, điều kiện
kinh tế-xã hội và tình hình dân số khác nhau và còn nhiều nguyên nhân, yếu tố khác
nên có trung tâm thực hiện hoạt động này, có trung tâm không thực hiện Tác giả sẽ dẫn chứng và chứng minh rõ nét hơn trong phần thực trạng quản lý hoạt động
XHH.HT
1.3 Hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục thường xuyên
1.3.1 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm giáo dục thường xuyên
Điều 2, điều 3, điều 4 của Quyết định 01/ QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm
2007 của Bộ giáo dục và đào tạo về quy chế tổ chức và hoạt động của các TT.GDTX
ghi rõ chức năng và nhiệm vụ chính của các TT.GDTX là tổ chức thực hiện các
chương trình giáo dục [5Š]
Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ
Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyên giao công nghệ
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao
Trang 32-truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương
trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số
cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miễn núi theo kế hoạch hằng năm của
địa phương
Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ
thông
Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở
giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng
Tổ chức các lớp học theo các chương trình GDTX cấp trung học cơ sở và trung
học phổ thông cho các đối tượng được hưởng chính sách XH, người tàn tật, khuyết tật,
theo kế hoạch hằng năm của địa phương
Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập
Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống GDTX
Đồng thời, TT.GDTX còn có nhiệm vụ và chức năng khác như: tổ chức liên kết
đào tạo với các trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở GD đại học khi bảo đảm các
yêu cầu về CSVC, thiết bị và cán bộ quản lý phải phù hợp với yêu cầu của từng ngành
được liên kết đào tạo; Việc liên kết đào tạo được thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên
kết đào tạo; trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm
toàn diện về việc liên kết đào tạo
1.3.2 Mục tiêu của hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục thường xuyên
1.3.2.1 Mục tiêu chung
TT.GDTX có mục tiêu chung là tạo cơ hội học tập, giúp cho người học có được
những kiến thức, kỹ năng cần thiết để họ lao động, sản xuất, công tác tốt hơn; hòa
nhập với cộng đồng đang phát triển, mưu cầu hạnh phúc, đồng thời cũng tạo cơ sé dé
người học có nhu cầu có thể tiếp tục học lên bậc học cao hơn Do đó các hoạt động
Trang 33mọi nhu cầu học tập của cộng đồng và mục tiêu của hoạt động XHH.HT ở các trung
tâm GDTX phải đạt được là:
Có một hệ thống học tập mở, đa dạng, chuẩn hóa ở các cấp quốc gia, cũng như khu vuc ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người học tập cuốt đời, bao gồm
hình thức học tập chính quy, không chính quy và phi chính quy;
Có hệ thống công nghệ thông tin truyền thông (ICT) hiện đại và rộng khắp, hỗ trợ học tập, tạo điều kiện phát triển và chia sẻ tri thức ở nhiều hình thức, cấp độ một
cách hiệu quả và có trách nhiệm;
Phát huy và nâng cao truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ và cộng đồng, học giữa các thế hệ, tạo cơ chế và cơ hội nâng cao trách nhiệm và hợp tác giữa
gia đình, nhà trường và cộng đồng;
Mọi công dân đều được đảm bảo có cơ hội học tập, và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết yếu cho cuộc sống, công việc và tham gia đóng góp tích
cực vào đời sống xã hội;
Đảm bảo cơ hội làm việc cho tất cả những ai có nhu cầu và xây dựng môi
trường HTSĐ tại nơi làm việc;
Tạo môi trường cho phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới, sáng tạo và
cách tân, cũng như tăng cường hiểu biết, hòa bình, hội nhập và tính cạnh tranh trong
khu vực và trên thế giới;
Nơi đó con người có lối sống thân thiện với môi trường tự nhiên, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường trong quá trình phát triển kinh tế và do các
hoạt động con người gây ra
1.3.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đảm bảo tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên đạt 96% vào năm 2015
và 98% vào năm 2020, trong đó tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-35 đạt 98% vào
năm 2015 và trên 99% vào năm 2020 Số người mới biết chữ tham gia chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và các chuyên đề giáo dục đáp ứng yêu cầu người
học đạt tỷ lệ 80% vào năm 2015 và 90% vào năm 2020 Ưu tiên XMC cho phụ nữ, trẻ
em gái, người dân tộc thiểu số ở các vùng khó khăn Đảm bảo tỷ lệ biết chữ bằng nhau
Trang 34Phấn đấu huy động được 95% số thanh niên trong độ tuổi 15-18 đã bỏ học được theo học chương trình GDTX cấp trung học cơ SỞ
Tăng tỷ lệ người lao động tham gia học tập qua từng năm: đảm bảo tỷ lệ 95%
vào năm 2015 và 100% vào năm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong
các doanh nghiệp được tham gia chương trình bồi dưỡngvề chuyên môn, nghiệp vụ,
quản lý, chính trị, pháp luật theo yêu cầu của nghề nghiệp và công việc; đảm bảo tỷ lệ
70% vào năm 2015 và 85% vào năm 2020 lao động nông thôn được bồi dưỡng, cập
nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; hầu hết những người ngoài độ tuổi
lao động được tham gia các chương trình học tập đáp ứng yêu cầu người học
Đảm bảo 100% số xã, phường, thị trần có trung tâm học tập cộng đồng vào năm
2015, trong đó tỷ lệ các trung tâm hoạt động có hiệu quả là 40% vào năm 2015 và 70%
vào năm 2020 Hàng năm mỗi trung tâm học tập cộng đồng phần đấu biên soạn hoặc sưu tầm được 5 bộ tài liệu mới để sử dụng trong chương trình đáp ứng yêu cầu người
học Đến năm 2015 có 100% quận, huyện, thị xã có trung tâm giáo dục thực hiện
nhiệm vụ giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, dạy nghề; 100% tỉnh/thành phố có
TT.GDTX cấp tỉnh thành
Đạt tỷ lệ 70% vào năm 2015 và 90% vào năm 2020 các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp xác định được nội dung và triển khai kế hoạch bồi dưỡng hàng năm
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với từng lĩnh vực, ngành, nghề
Đạt tỷ lệ 30% số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được công nhận danh hiệu
“Đơn vị học tập” vào năm 2015 và tăng gấp 2 lần vào năm 2020
1.3.3 Nội dung của hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục thường
xuyên
Hiện nay, nước ta đang thực hiện bốn chương trình theo luật giáo dục năm 1998
là:
Chương trình XMC theo sách giáo khoa dùng chung trong cả nước
Chương trình sau XMC để người học có thể bổ túc tiểu học và các chương
trình tương đương (BT.THCS- BT.THPT, trung học chuyên nghiệp-đại học) để thi lấy
văn bằng của hệ thống GD quốc dân Họ có thể học theo các chuyên đề để vận dụng
Trang 35Chương trình dạy nghề phổ thông ngắn hạn, nghề truyền thống, bổ sung kiến thức nghề
Chương trình chuẩn hóa bồi dưỡng cán bộ công chức về văn hóa, chuyên môn
nghiệp vy dé dao tao cán bộ
Ngoài các chương trình trên, còn phải từng bước xây dựng các chương trình theo sở thích cá nhân, xây dựng các cộng đồng học tập Trong đó, ưu tiên trước hết
vào việc xây dựng các thành phố học tập Đặc biệt là những thành phó có lợi thế hơn,
có điều kiện thuận lợi hơn trong việc xây dựng cộng đồng học tập so với các cộng
đồng dân cư khác như thành phố Hồ Chí Minh Cho nên, khi tiến hành xây dựng XHH.HT, thường tiến hành từ cơ sở Có nghĩa là lấy việc xây dựng các cộng đồng học tập ở xã, phường, thị trấn làm điểm xuất phát và là nền móng trong việc xây dựng
XHH.HT ở các TT.GDTX gồm những nội dung và chương trình hoạt động sau: Chương trình sau xóa mù chữ (XMC)
Các chương trình tương đương
Các chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống
Các chương trìnhđáp ứng sở thích cá nhân Các chương trình tạo thu nhập
Các chương trình hướng tới tương lai 1.3.3.1 Chương trình sau XMC
Chương trình sau XMC là 1 loại chương trình GDTX nhằm duy trì và nâng cao
việc XMC cơ bản, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề đẻ giúp cho người học tham gia hoạt động xã hội và lao động có hiệu quả.Chương trình XMC nhằm: củng cố các kỹ năng biết chữ cơ bản và giải quyết vấn đề, giúp người học có năng lực tham gia tích cực và hiệu quả vào quá trình phát triển của đất nước
Cụ thể là giúp người học:
Nắm vững và vận dụng được các kỹ năng, đọc, viết, tính toán đã quy định
trong chương trình
Có khả năng vận dụng kiến thức hành dụng vào sản xuất và đời sống
Có khả năng định hướng việc học tập theo nhu cầu và bước đầu có khả năng tự
Trang 36Có khả năng định hướng học tập tiếp theo, sau XMC hay còn gọi là giáo dục tiếp tục sau xóa mù
Chương trình này là tiền đề để phát triển xã hội học tập và là điểm xuất phát
đầu tiên của hoạt động XHH.HT
Đối tượng theo học chương trình này là những người đã được XMC, những
người đã bỏ học nửa chừng bậc Tiểu học, những người mù chữ hành dụng (biết chữ
nhưng không thể áp dụng kỹ năng biết chữ vào cuộc sống hàng ngày) Độ tuổi rất đa dạng, thường được phân chia theo độ tuổi để bó trí lớp học cho phù hợp
1.3.3.2 Các chương trình tương đương
Chương trình tương đương (CTTĐ) là một loại chương trình GDTX thay thế,
tương đương với chương trình hiện có trong GDPT hay giáo dục nghề nghiệp hệ chính qui.CTTĐ có ý nghĩa thiết thực vì cung ứng cơ hội học tập tiếp bậc Trung học cho
người muốn theo học nhưng vì lý do nào đó họ phải bỏ học hoặc không theo học được
trung học phổ thông chính quy (do phải lao động kiếm sống; do hoàn cảnh khó khăn;
do hoàn cảnh gia đình; do di cư; do ngân sách hạn hẹp không đáp ứng nhu cầu trường
lớp cho mọi đối tugng ) Hầu hết lực lượng này là người lao động, cần phải tạo điều kiện nâng cao trình độ học lực để tăng năng suất lao động; nâng cao chất lượng cuộc
sống
Cho nên thực hiện CTTĐ là xuất phát từ nhu cầu lao động và phát triển xã hội
Trong xã hội còn có sự phân hóa giàu nghèo, thành thị- nông thôn do đó thực hiện
chương trình tương đương là hết sức cần thiết cho các đối tượng thiệt thòi
CTTĐ dựa trên cấu trúc chương trình chính quy THCS-THPT trong chương trình này có khoảng 75% nội dung chương trình chính quy, 25% được thay thế bằng
kinh nghiệm trong cuộc sống lao động (nội dung gồm khoa học và kỹ thuật; các vấn dé trong cuộc sống và giải đáp; nghề nghiệp và việc tự cải thiện)
Các đối tượng theo học bao gồm thanh thiếu niên không có điều kiện theo học ở
các trường lớp chính quy; người lớn có nguyện vọng nâng cao trình độ học vấn để lao
động, để nâng cao chất lượng cuộc sống; để tìm kiếm cơ hội việc làm hoặc học nâng
Trang 371.3.3.3 Các chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống
Chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống (CLCS) là một loại chương trình
XHH.HT nhằm trang bị cho học viên kiến thức, thái độ, kỹ năng cần thiết giúp họ có khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống bao hàm những yếu tố quan trọng về sức khỏe con người,
môi trường, kinh tế, giáo dục, cuộc sông gia đình và quan hệ xã hội (CLCS được hiểu là mức độ phúc lợi xã hội và sự thỏa mãn một số nhu cầu con người)
Đối tượng người học là những người lớn có nhu cầu tăng hiểu biết kiến thức cuộc sống
Chương trình
Sức khỏe: Sức khỏe sinh sản; Sức khỏe, tuổi thọ, phòng chống bệnh tật, dưỡng sinh; Nước sạch, vệ sinh
Môi trường: Bảo vệ môi trường; Chống ô nhiễm môi trường
Kinh tế: Tăng thu nhập (bằng nghề nghiệp, sản xuất-dịch vụ ); Tạo ra lợi ích cho xã hội, cá nhân, gia đình
Giáo dục: XMC, sau XMC; Bồ túc văn hóa bậc tiểu học- trung học; Tại chức bậc cao đẳng, đại học
Văn hóa: Nếp sống văn hóa; Quan hệ xã hội
1.3.3.4 Các chương trình đáp ứng sở thích cá nhân (ĐUSTCN)
Chương trình ĐUSTCN nhằm cung cấp cho cá nhân có cơ hội tham gia và học
tập đối với những mối quan tâm của họ về xã hội, văn hóa, tinh thần, sức khỏe và văn
nghệ Chương trình ĐUSTCN khuyến khích và tăng cường các hoạt động học tập để
làm tăng khả năng của người học trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi, cải thiện cuộc
sống và tự khẳng định mình Ví dụ:
Những thú chơi và sử dụng thời gian nhàn rỗi: cắm hoa, chụp ảnh, sưu tằm
tem, đánh cờ Văn hóa nghệ thuật: hội họa, ca nhạc, kịch, múa, khiêu vũ Thể dục thể thao: bơi lội, quần vợt, bóng bàn, cầu lông
Trang 38Thật khó phân chia ranh giới giữa các chương trình ĐUSTCN với chương trình tăng thu nhập (TTN) và nâng cao CLCS) Sự khác nhau giữa các chương trình đó tùy
thuộc ở động cơ và mục đích của người học
Các chương trình ĐUSTCN làm tăng thêm tiềm năng con người, tăngcường sự
phát triển cá nhân và từ đó cải thiện chất lượng của nguồn nhân lực góp phần làm đẹp cuộc sóng xã hội
Các chương trình ĐUSTCN khuyến khích sự mê say học tập, lòng khát khao
hiểu biết, tăng cường sự liên kết giữa các chương trình; góp phần vào sự chuyển giao
truyền thống văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác và khuyến khích các hoạt động
văn hóa, thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, làm phong phú cuộc sống
Những người theo học chương trình này là những người có nhu cầu sở thích với các chương trình trên ở mọi độ tuôi, không phân biệt trình độ văn hóa, giới tính
1.3.3.5 Các chương trình tạo thu nhập (TTN)
Chương trình TTN là chương trình giúp người học tiếp thu hoặc nâng cao các
kỹ năng nghề nghiệp đẻ họ có thể tiến hành những hoạt động TTN
Chương trình TTN là nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống cho những
người tham gia, trọng tâm là giảm nghèo và đóng góp vào sự phát triển nguồn nhân
lực
Theo học chương trình này là những người chưa có việc làm hoặc làm việc với
thu nhập thấp, muốn có nghề nghiệp để thu nhập cao hơn Những người đang có việc
làm, muốn được đào tạo lại để tăng thu nhập hoặc thay đổi việc làm để có lương cao
hơn
1.3.3.6 Các chương trình hướng tới tương lai (HTTL)
Chương trình HTTL nhằm giúp cho công nhân, nông dân, các nhà doanh
nghiệp, lãnh đạo nắm được kiến thức, kỹ năng mới, khiến họ thích ứng được với những biến đổi về công nghệ và phát triển xã hội
Chương trình HTTL giúp cho người tham gia hiểu biết và đương đầu với chính
quá trình biến đổi, xây dựng được hình tượng tương lai và thực hiện chương trình biến
Trang 39Với thế giới biến động, đa dạng, phức tạp mà mỗi vùng miền đều phải có những
chương trình cải tổ chính trị, hành chính, KT-XH để hướng tới tương lai Trong quá trình biến đổi, cải tổ luôn nảy sinh các vấn để mới trong xã hội, kể cả trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, tác động đến mỗi người mà chương trình HTTL có thể đào
tạo học viên trở thành những người lập kế hoạch hữu hiệu bằng cách thực hiện một
cách thích hợp các chương trình HTTL
Chương trình này giúp cho cộng đồng hiểu rõ vai trò chủ yếu của khoa học-
công nghệ trong XH hiện đại, chuẩn bị cho cộng đồng đóng góp vào các trào lưu biến
đổi đó
Tóm lại, chương trình HTTL nhằm cung cấp kiến thức, xây dựng thái độ và rèn
luyện các kỹ năng cho học viên thực hành một hình tượng tương lai Trên cơ sở đó học viên có khả năng tham gia vào sự biến đổi cá nhân, biến đổi XH trong sự vận động từ
hiện tại tới tương lai theo một phương thức có kế hoạch, có tổ chức hợp lý Chương
trình này giúp người lớn nâng cao năng lực tham gia các hoạt động XH trong hiện tại và tương lai 1.3.4 Hình thức, phương pháp hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục tường xuyên 1.3.4.1 Hình thức hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục thường xuyên
- Đối với các lớp: dạy BTVH, dạy Ngoại ngữ-tin học, nâng cao trình độ học vấn tổ chức học tập trung, tự học có hướng dẫn tại các TT.GDTX với hình thức vừa
lồng ghép vừa tích hợp
- Các lớp XMC và giáo dục tiếp tục sau XMC: tổ chức dạy và học tại các
TT.HTCĐ và các trường tiểu học theo hình thức lồng ghép hai đối tượng học lại với
nhau thành một lớp: thường các lớp này rất ít học viên và có thể vận động người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ hoặc vận động đoàn thanh niên đứng lớp, cũng có thé
một vài nơi cử giáo viên mới ra trường dạy các lớp này
- Đối với hình thức dạy PCGD tiểu học, trung học cơ sở và trung học phô thông
Trang 40viên khi học đến lớp 12 thì bắt buộc phải về học tập trung tại các TT.GDTX vào buổi
tối hoặc ban ngày, tùy theo từng đơn vị có tổ chức lớp học theo quỹ thời gian riêng
- Bên cạnh đó các lớp dạy nghề hay chuyên đề, tư vấn, giáo dục pháp luật thì tô chức theo hình thức: tuyên truyền miệng vào giờ sinh hoạt dưới cờ, treo băng rôn, tổ chức chuyên đề, tổ chức dã ngoại, tổ chức lớp học ngoại khóa vào thứ bảy hoặc chủ
nhật, cũng đôi khi tổ chức trái buổi học chính thức
- Riêng các lớp về năng khiếu: cắt may, trang điểm, thể dục, khiêu vũ thì chia
lớp theo độ tuổi và theo nhu câu, sở thích cá nhân
- Tất cả các hình thức đào tạo trên hầu hết đều được tổ chức thi kiểm tra và
thống kê danh sách, gửi văn bản đề nghị cấp phát bằng Riêng các lớp chuyên đề, chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và hoàn thành chương trình tiểu học là do giám đốc các TT.GDTX hoặc giám đốc các TT.HTCĐ trực
tiếp cấp chứng nhận
1.3.4.2 Phương pháp hoạt động xã hội hóa học tập ở các trung tâm giáo dục
thường xuyên
- Hoạt động XHH.HT có đối tượng rất đa dạng và phong phú, với rất nhiều chức năng, nên các TT.GDTX cũng áp dụng nhiều phương pháp khác nhau kể cả trong dạy học lẫn trong quản lý và trong phối hợp, liên kết cùng các ban ngành, đoàn thể và
các đơn vị bạn
- Trong quá trình dạy học, truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho học viên thường
các giáo viên vận dụng linh hoạt rất nhiều phương pháp dạy học kể các phương pháp dạy học truyền thống và các phương pháp dạy học hiện đại như: phương pháp thuyết
trình, phương pháp đàm thoại, đóng vai, thảo luận nhóm, phương pháp dạy học cá thể,
lồng ghép và tích hợp kiến thức của nhiều môn vào môn học giúp khắc sâu kiến thức
và sự liên kết khoa học của nhiều môn với nhau Ngoài ra, hoạt động XHH.HT có đối
tượng theo học là người lớn tuổi nên phương pháp dạy học cũng thường được sử dụng là phương pháp dạy học cho người lớn, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo với phương pháp này giúp họ tự tin hơn, tiếp thu kiến thức nhanh và nhớ lâu hơn trong học