QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC VIÊN Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH Ngành: Quản lý giáo dục Họ và tên học viên: Trần Thị Thúy An Người hướng dẫn khoa học: TS.
Trang 1TRAN THI THUY AN
QUAN LY HOAT DONG TU HOC CUA HOC VIEN
O HOC VIEN PHAT GIAO VIET NAM TAI
THANH PHO HO CHI MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng, năm 2023
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRAN THI THUY AN
QUAN LY HOAT DONG TU HOC CUA HOC VIEN
O HOC VIEN PHAT GIAO VIET NAM TAI
THANH PHO HO CHI MINH
Chuyén nganh: Quan ly giao duc
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS VÕ VĂN LUYÉN
Trang 3
Tác giả xin cam đoan luận văn “Quản 1ý hoạt động tự học của học
viên ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hà Chí Minh” là công
trình của riêng tác giả dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Võ Văn Luyến
Những kết quá nghiên cứu được trình bày trong luận văn của tác giả là
chưa được công bố ở bắt kì công trình nào Các tài liệu tham khảo đều được
trích dẫn rõ nguồn gốc và liệt kê đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo,
ngoài ra các số liệu trong luận văn là trung thực Tác giả chịu trách nhiệm về
đề tài nghiên cứu của mình
Đà Nẵng, ngày {Ù tháng À0 năm 2023
Tác giả
x — -
Trần Thị Thúy An
Trang 4QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC VIÊN Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT
NAM TẠI THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
Ngành: Quản lý giáo dục
Họ và tên học viên: Trần Thị Thúy An
Người hướng dẫn khoa học: TS V6 Van Luyén
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm — Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt những kết quả chính
Nghiên cứu đã tiến hành khái quát hóa cơ sở lý luận về hoạt động tự học của học viên ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như quản lý hoạt động tự học của học viên ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời, trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, luận văn đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tự học của học viên ở
học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hé Chi Minh va thực trạng quản lý hoạt động tự học
của học viên ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động tự học của học viên ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đã được chú ý thực hiện, song hiệu quả chưa cao Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, công tác quản lý hoạt động tự học của học viên ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện khá thường xuyên và đạt hiệu quả ở mức độ khá Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự học của học viên ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
Trên cơ sở khái quát hóa lý luận, phân tích thực trạng, nghiên cứu đã đề xuất 4 biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tự học của học viên ở học viện Phật giáo Việt Nam tại
thành phố Hồ Chí Minh Các biện pháp đều được đánh giá có tính cấp thiết và khả thi thông qua
việc sử dụng phương pháp chuyên gia Mặt khác, nghiên cứu cũng đề xuất các khuyến nghị đối với
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam
Hướng nghiên cứu tiếp theo
Trong tương lai, nghiên cứu có thể mở rộng phạm vi đối tượng là hoạt động tự học của học viên tại các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Từ khóa: Quản lý, tự học, quản lý hoạt động tự học, Học viện Phật giáo
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn Người thực hiện đề tài
Trang 5MANAGEMENT OF STUDENTS'S SUBJECTS TO LEARNING AT VIETNAM
BUDDHISM ACADEMY IN HO CHI MINH CITY Industry: Educational Administration
Student's full name: Tran Thi Thuy An
Scientific instructor: Dr Vo Van Luyen
Training institution: University of Education - University of Danang
Abstract of key results
The study has generalized the theoretical basis of students' self-study activities at the Vietnam Buddhist Academy in Ho Chi Minh City as well as the management of students’ self-study
activities at the Vietnamese Buddhist Academy South in Ho Chi Minh City At the same time, on
the basis of applying research methods such as: survey method by questionnaire, in-depth interview method, etc., the thesis has analyzed and assessed the current situation of students’ self-study activities in school Vietnam Buddhist Academy in Ho Chi Minh City and the status of self-study management of students at Vietnam Buddhist Academ: to Chi Minh City Research results show that students’ self-study activities at the Vietnam Euddhist Academy in Ho Chi Minh City have been paid attention to, but the effectiveness is not high On the other hand, the research results also show that the management of students' self-study activities at the Vietnam Buddhist Academy
in Ho Chi Minh City is carried out quite often and is effective at a relatively high level At the same time, the study also shows the factors inside and outside the school that affect the management of students’ self-study activities at the Vietnam Buddhist Academy in Ho Chi Minh City
Further research directions
In the future, the research may f subjects to self-study activities of students at training institutions in the education system ‘ofthe Vietnam Buddhist Sangha
Keywords: Management, self-study, self-study activities management, Buddhist Academy
Trang 63 Khách thể và đối tượng nghiên Cứu - 2 - SE +k#EsEEErkrkeversrererersee 3
4 Giả thuyết khoa lhỌC - + 5s tk S39 3E E999 E1EE 99911 tk ng re rưcvrvep 4
5 Nhiệm vụ và phạm v1 nghiÊn CỨU c5 55533 3323355553SS5555555Exsssss 4
ð ii 83:58) (5:00 11 5
7 Dự kiến đóng góp mới của đề tài 2 - sex £ESEsx+vekeversrevervreeree 6
8 Cầu trúc của luận vănn - tha S98 9181818158981 E888 EEEEEEErerersersrererersrd 7
CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG TU HOC CỦA HỌC VIÊN Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM - ¿ 8
1.1 Tổng quan nghiên CỨU - - 2 SE k£E*EE+E£EEE+EEEEEEEEEExck SE ckcrrerkrrep 8 1.1.1 Các nghiên cứu ở nưỚc TnĐOÀI .- - - - G G5511 3333853 5131855551158, 8 1.1.2 Các nghiên cứu ở trOnØ THƯỚC .- - G G1110 011111 01111180 1 11 ng kg 10
1.2 Các khái niệm chính .- - CC E111 02 022111111 1 00 và II IUAIN Ung ca 11 I6) 80:10:00: 5 (8v 13 1.3 Hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam 15 1.3.1 Vi tri, vai tro hoạt động tự học của học viÊn . << << ss<<sssss2 15 1.3.2 Mục tiêu hoạt động tự học của học vIiÊn - s5 113552 16 1.3.3 Nội dung hoạt động tự học của học VIEN .ccssccsssssseccessseeecsssseecsseees 16 1.3.4 Hình thức hoạt động tự học của học viÊn <5 5S s2 18 1.3.5 Điều kiện và phương pháp hoạt động tự học của học viên 18 1.3.6 Kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của học viÊn -««s << «+ 19 1.4 Quản lý hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam 20 1.4.1 Quản lý mục tiêu hoạt động tự học của học viên - «55 5 << «<2 20 1.4.2 Quản lý nội dung hoạt động tự học của học viên . - 20 1.4.3 Quản lý hình thức hoạt động tự học của học viên . - 21 1.4.4 Quản lý điều kiện, phương pháp hoạt động tự học của học viên 21
Trang 71.4.5 Quan ly kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của học viên 22
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự học của học viên ở Học viện
i80 4i 0 ¡0 23
1.5.1 Các yếu tố khách quan - - + SE k£k#EEESEkeE#ESEEEEEeEeEereverkerrrerers 23 1.5.2 Các yếu tố chủ quạ - «k9 St EESEx SE SE cvg gEvxcvcvgrgrers 24 Tiểu kết Chương - - - ss kk9Es SE 99991 999v E99 ven 25
CHƯƠNG 2 THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG TU HOC CUA
HOC VIEN O HOC VIEN PHAT GIAO VIET NAM TAI THANH PHO
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triỂn . 2 ©- 52k k+E+k£EeEe£keEerrkd 28
2.1.2 Hoạt động giáo dục và đào {ạO LH HH ngàn 29 2.3 Thực trạng hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại
thành phố Hồ Chí Minh + k + + k£E*EE+k£E#EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEECEEkEkrkrEererkre 30
2.3.1 Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trị hoạt động tự học của học viên ở
Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố H6 Chí Minh . . ¿- -:- 30
2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động tự học của học viên ở Học
viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 2 << *£*£S+£ 33
2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động tự học của học viên ở Học
viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh - 2 2 S252: 36
2.3.4 Thực trạng hình thức hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật
giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 22 2+ 2+ E+E£z+E+£z+xz£zcxe£ 38
2.3.5 Thực trạng điều kiện, phương pháp hoạt động tự học của học viên ở
Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hỗ Chí Minh .- 2 2s 2£ 41
2.3.6 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của học viên ở Học
viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh - 2 s2 s£s2 S2: 44
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật giáo Việt
Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 2 2 2 k£Sz+E£EEE£EEE£EeEE£EeEEEEeEkrEerkrsered 48
2.4.1 Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động tự học của học viên ở Học viện
Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh - 2 - 2s s+s+Ez+EzEzzxzz 48
Trang 82.4.2 Thực trạng quản lý nội dung hoạt động tự học của học viên ở Học viện
Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh - 2s E2 +x£E+Ez£EzEeEzzxd 49
2.4.3 Thực trạng quản lý hình thức hoạt động tự học của học viên ở Học
viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 2-5 2 s+s+£s+*S£z 51
2.4.4 Thực trạng quản lý điều kiện, phương pháp hoạt động tự học của học
viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hỗ Chí Minh 53
2.4.5 Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của học viên ở
Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hỗ Chí Minh .-. -5- 5: 55
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự học của học viên
ở Học viện phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh .- 5 57
2.5.1 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố khách quan 2-5 2s s¿ 57 2.5.2 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan . - 5-5 + ssd 59 2.6 Đánh giá chung về thực trạng - - ¿+ kSE*SkEEExEkEEEkEkEETkrkgrrkrkerrrke 60
5N ôn 60 2.6.2 Har CHE n 61
2.6.3 Nguyén nhan ctta thifc trang .ccccssseccesssseceessseeeeesssaseceessaseesessseseeeeeas 62
Tiéu két Chong 2.i.cececcecccsccscscsccscscsesssscscsssscscssscsecssscsscssscsscsssesssasscsssstscsssasscessasseees 62
CHUONG 3 BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG TU HOC CUA HOC VIÊN Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHÓ HÒ CHÍ
MINH .L- LH HT HH HH HH HH ah 64 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp oo esescsssesssssesssssessssssessssssessssssesssassesseas 64
3.1.1 Đảm bảo tính mục tIÊU E55 99 88 8 55 creeee 64
3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn .- ¿5-63 *EEESEEEEEEErrrkrkrererereree 64
3.1.3 Dam bao tính khả tHi 2 - 26 2 E2 EE£E2EE£EEEEESEEEESEEEESEEEESEErreei 64 3.1.4 Đảm bảo tính hệ thống ¿- - 2 & eE*k£EEE+kEEEEEEEEEckeErxckererered 64
3.2 Một số biện pháp quản lý quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở Học
viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 2 2 2 2 s£Sz£E£S2£: 65
3.2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên và sinh viên về vị trí, vai trò hoạt động tự học của sinh viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố
5090181 07 65
3.2.2 Tăng cường quản lý mục tiệu hoạt động tự học của học viên ở học
viện Phật giáo Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh - 2 - 2 2 2 s+£z S2 67
3.2.3 Cai tién quản lý nội dung hoạt động tự học của học viên ở Học viện
Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chi Minh eects 68
3.2.4 Day mạnh quản lý hình thức hoạt động tự học của học viên ở Học viện
Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chi Minh eects 70
Trang 93.2.5 Tăng cường các điều kiện, phương pháp hoạt động tự học của học viên
ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh .- 5-5 55¿ 72
3.2.6 Đối mới kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của học viên ở Học viện
Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh - - - s sk+k#E+EeEe+keveesreei 74
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp . - + + xSkkek#EeESEckekeEeEerkrkrereerers 75
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp - - s5: 76
SN (0v vi 0‹ 3b) 0n 76
SA (UN (i84: v6.) 1 77
3.4.3 Đối tượng khảo nghidm oo ccscsesessssessssesesscsssessssssesssssscssssssesssassesseas 77
3.4.4 Phương phap khao nghiém csscccsssssscccsssseccessseeecessseseecsssseeeeeseees 77
3.4.5 Két qua khdo nghiGm ccccsccscscsssscscssssessssssesssssscsssssscscsssessssssesssssscsseas 77 Tiểu kết Chương 3 cecececccscscscscsscscscsscsesecssscsscscscsscssscsscssscsscsesesssststsassesesasscssasacaseas 79
KẾT LUẬN KIÊN NGHỊ, 2 SE SE SE 9S SE 99kg E99 se 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - << SE se EckeeeExckccee 84 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BÓ 86 PHU LUC
QUYET DINH GIAO DE TAI LUAN VAN (BAN SAO)
Trang 10Thông tư Bộ Giáo duc Hoạt động đào tạo
Cơ sở vật chất
Giảng viên Điểm trung bình
Ủy ban nhân dân Chương trình đào tạo
Thiết bị dạy học
Trang 1123 Đánh giá của cắn bộ, giảng viên vê chất lượng thực hiện mục 7
tiêu hoạt động tự học của học viên
24 Đánh giá của sinh viên về chất lượng thực hiện mục tiêu hoạt 34
20 Đánh giá của cán bộ, giảng viên về chât lượng thực hiện các AI
điêu kiện, phương pháp hoạt động tự học
2 10, Đánh giá của sinh viên về chất lượng thực hiện các điêu kiện, 42
Trang 13Đánh giá hoạt động tự học của học viên ở Học viện
2 Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh „
Đánh giá về quản lý hoạt động tự học của học viên ở
2.2 | Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí| 60
Minh
31 Mỗi tương quan giữa tính khả thi và tính cân thiết của cac bién phap 79
Trang 14
1 Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú ý đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo với mục tiêu chăm sóc và phát huy yếu tô con người Điều đó xuất phát từ nhận thức sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của yếu tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá, nền văn minh của mọi quốc gia Xây dựng và phát triển con người
có trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, phong phú về tỉnh thần, trong sáng về đạo
đức là động lực, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Giáo dục và đào tạo
nhằm tạo ra lớp người phù hợp với yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực, do đó luôn được các quốc gia đặc biệt quan tâm Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập
để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó quan trọng hàng đầu là sự phát triển nguồn
lực con người Đảng ta đã khang định “con người là mục tiêu, là động lực của sự
phát triển”, “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” Từ đó Đảng đã xác định
mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo chủ yếu là “thực hiện giáo dục toàn diện đạo đức, trí dục, thể dục, mĩ dục ở tất cả các bậc học”; hết sức coi trọng giáo dục
chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy chính trị, đạo đức cho học sinh phố thông
Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 “Vê đổi
moi căn bản, toàn diện GD@&ĐT, đáp ứng yêu cẩu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điêu kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tẾ”
đã xác định: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH theo hướng hiện đại; phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đôi mới tri thức, kỹ
năng, phát triển năng lực Chuyên từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học
tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đây mạnh
ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học ” Giáo dục và Đào tạo tập trung
đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực
tự học, tự làm giàu tri thức, sắng tạo của người học
Trong đó, quản lí hoạt động tự học là một trong những nhân tố quan trọng để
nâng cao chất lượng dạy - học Đối với sinh viên (SV), việc tự học là nhân tố trực
tiêp nâng cao hiệu quả học tập cua SV Vi vay, việc tìm ra các biện pháp quản lí
Trang 15hoạt động tự học cho SV đã trở thành một yêu cầu cấp bách trong thời đại công nghệ phát triển thần tốc của xá hội hiện nay
Kỹ năng tự học là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng Nó đánh giá khả năng tự lập, tự phát triển của bản thân Nếu có thể rèn luyện tốt kỹ năng này bản thân người học sẽ cực kỳ có lợi cho con đường phát triển của mỗi cá nhân nói riêng; mà còn đóng góp lớn lao cho sự tư duy sáng tạo, trong sự nghiệp phát triển Giáo dục của một quốc gia đoàn thê xã hội Không ai có thể học giúp cho ta ngoại
trừ chính bản thân mình Đối với việc đổi mới giáo dục và đào tạo thì đổi mới cách
dạy cách học của người dạy và người học, là một trong những nội dung quan trọng
góp phần bảo đảm chất lượng dạy học Điều này cho thấy tầm quan trọng của hoạt
động tự học của người học đối với thực hiện chủ trương đôi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như nhà trường của các
tô chức chính trị-xã hội khác
Luật Giáo dục 2019 - Điều 39 có quy định: “Đào tạo nhân lực trình độ cao,
nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế Đào tạo người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng năm bắt tiễn bộ
khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, khả năng tự học, sáng tạo,
thích nghi với môi trường làm việc; có tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục vụ Nhân
dân”
Trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu tập trung vào
việc phát huy năng lực tự học, tự rèn luyện của người học, chuyển dần từ hệ phương
pháp “tập trung vào người dạy” sang hệ phương pháp “tập trung vào người học”, từ phương pháp dạy học sang phương pháp nghiên cứu Tổ chức quản lí hoạt động tự
học và rèn luyện kĩ năng tự học cho SV trở thành một nội dung đổi mới trong các trường đại học Tuy nhiên, nhiều SV dù đã ý thức được tầm quan trọng của việc tự học, nhưng chưa biến động cơ thành hoạt động tích cực và chưa có cách tự học hiệu
quả
Trong lịch sử nhân loại chưa bao giờ khối lượng tri thức lại phát triển mạnh
mẽ như những năm gần đây Theo dự báo rằng trong những năm gần đây tri thức tăng gấp đôi, nhất là những lĩnh vực mũi nhọn như: Công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học, sức bên vật liệu, vật lý, điều khiển học Kiến thức mà thầy cô truyễn thụ
ở trong nhà trường, nhất là qua những giờ giảng chỉ là một phần quá ít ỏi người lao động cần phải có thể tham gia lao động sản xuất và hoạt động với tư cách là chủ thể
của sự phát triên nhân cách, phát triên xã hội và khai thác có hiệu quả tự nhiên
Trang 16bằng các kênh thông tin khác nhau, không chỉ băng con đường học tập trên lớp
Chính xuất phát từ vị trí vai trò, đặc điểm của đội ngũ sinh viên mà vấn đề tự học
càng trở nên quan trọng trong xã hội hiện đại
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tự học của học viên đối với
việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, vì vậy trong quá trình hình thành và phát triển Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh luôn có sự quan
tâm đặc biệt, có sự lãnh đạo và chỉ đạo sát sao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và
Ban Giám đốc Học viện trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chú
trọng hoạt động tự học của học viên
Tuy nhiên, những năm qua hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm như: Một số học viên tính tự giác trong tự học chưa cao, ít chú trọng đào sâu để tìm hiểu kiến thức về Phật học; hoạt động quản lý tự học có giai đoạn thực hiện chưa tốt
ở những chức năng quan trọng của công tắc quản lý hoạt động tự học như: mục tiêu
đổi mới phương pháp tự học cho học viên chưa phù hợp thiết thực với nội dung,
hình thức dạy học và tổ chức kiểm tra đánh giá
Từ đó, làm cho kết quả giáo dục và đào tạo của Học viện chưa đáp ứng được yêu cầu của các tô chức Phật giáo ở Việt Nam Vì lẽ đó, đối với sự nghiệp đào tạo
nhân tài phục vụ và cống hiến cho giáo dục Phật giáo Việt nam ngày càng vươn xa
tầm với thế giới, thì vấn đề nâng cao quản lý phát triển tinh thần tự học, tự nghiên
cứu của sinh viên được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định việc đây
mạnh chất lượng giáo dục và đào tạo của Học viện Phật giáo Việt nam Xuất phát từ
các lý do trên, tác giả chọn “Quản lý hoạt động tự học của học viên ở học viện
Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu khái quát cơ sở lí luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý
hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh nhắm nâng cao chất lượng dạy học
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam
Trang 17Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
4 Gia thuyét khoa học
Trong những năm qua, quản lý hoạt động tự học của học viên ở Học viện
Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đã được quan tâm và đạt được một
số kết quả nhất định Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu đối mới giáo dục thì còn bộc lộ
những bất cập trong quản lý hoạt động tự học của học viên Do vậy, nếu khái quát,
hệ thống hóa được đầy đủ lý luận về quản lý hoạt động tự học của học viên thì sẽ khảo sát, đánh giá được thực trạng và sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí
Minh có tính cấp thiết vả kha thi cao
5 Nhiệm vụ và phạm vỉ nghiên cứu
3.1 Nhiệm vụ nghiÊn cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học của học viên ở học
viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật
giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên ở Học viện
Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung
Quản lý hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Nội dung của luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động tự học của học viên tại Học viện Phật giáo Việt nam Thành phố Hồ Chí Minh với sự khảo sát ít nhất 200 học viên, 40 giảng viên và cán bộ quản lý;
- Pham vi khong gian
Luận văn tập trung nghiên cứu ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố
Trang 18- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Mục đích của phương pháp này là dựa trên các tài liệu lý thuyết mà tác giả thu thập được, tác giả tiến hành phân tích để hiểu rõ các nội dung và tiễn hành tông
hợp đề xây đựng cơ sở lý luận của đề tài
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Mục đích của phương pháp này là dựa trên các tài liệu lý thuyết thu thập được, tác giả tiến hành phân loại cho phù hợp với các vẫn đề cần nghiên cứu làm cơ
sở cho việc hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý luận của để tài
- Phương pháp giả thuyết
Đối với phương pháp này trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng của đối tượng nghiên cứu, tác giả đưa ra phán đoán để xây dựng giả thuyết nghiên cứu Từ
đó băng các thao tác và phương pháp khoa học để chứng minh cho giả thuyết
nghiên cứu đó trong lý luận và thực tiến
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích phương pháp này là thu thập thông tin để phân tích, đánh giá
thực trạng hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại
thành phố Hồ Chí Minh và đánh giá tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề
xuất
Đây là phương pháp trọng tâm của đề tài, để sử dụng phương pháp này tác
giả xây dựng phiếu hỏi, phiếu trưng cầu ý kiến với một hệ thống câu hỏi đóng, và câu hỏi mở (phiếu hỏi được thiết kế dựa trên cơ sở lý luận và khung lý thuyết của đề
tài) nhằm thu thập thông tin nghiên cứu về thực trạng hoạt động tự học của học viên
ở Học Viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hỗ Chí Minh Kết quả điều tra được
phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra những thông tin đảm bảo tính khách quan và
có độ tin cậy cao
- Phương pháp phỏng vấn
Đây là phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản với mục đích thông qua
việc tiếp xúc trực tiếp với khách thê khảo sát để hỗ trợ thu thập thông tin về thực
trạng và đánh giá tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất Cụ thể, bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Cách thực hiện thông qua trò chuyện, trao đối và tọa đàm với cán bộ quản lý, giảng sư ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá
Trang 19sở minh chứng thêm cho các đữ liệu nghiên cứu thực trạng và làm tăng độ tin cậy
của thông tin thực trạng của vẫn đề nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu sản phâm hoạt động
Mục đích của phương pháp này là thu thập các thông tin để hỗ trợ việc phân
tích, đánh giá thực trạng thông quan các sản phẩm hoạt động của các cấp quản lý
Cách thực hiện: Tác giả tiến hành nghiên cứu các hồ sơ, văn bản, biên bản,
kế hoạch, báo cáo về hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của học viên ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Đặc biệt là việc nghiên
cứu kế hoạch dạy học, giáo án bài giảng của giảng sư để thu thập thông tin thực
trạng van dé nghiên cứu một cách cụ thê nhất
- Phương pháp khảo nghiệm
Mục đích là khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp mà tác
giả đề xuất Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động tự học
của học viên, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên ở
Học Viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Sau đó, các biện pháp
này sẽ được kiêm chứng băng hình thức khảo nghiệm nhằm đánh giá mức độ cần
thiết và tính khả thi của các giải pháp mà tác giả đã đề xuất
số liệu nghiên cứu
7 Dự kiến đóng góp mới của đề tài
- Luận văn đã đúc kết, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
hoạt động tự học của học viên ở học viện Phật giáo Việt Nam
- Công bố những số liệu khoa học trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tiễn về
hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của học viên ở học viện Phật giáo
Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất các giải pháp có tính khoa học và tính khả thi cao nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động tự học của học viên ở học viện Phật giáo
Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 20Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận
văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam
Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học viên ở Học viện
Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật
giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
Trang 21CƠ SỞ LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG TU HOC CUA HỌC VIÊN Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM
1.1 Tông quan nghiên cứu
Tự học đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hóa, phát huy tính sáng tạo của học viên Tự học là vấn đề then chốt dẫn tới thành công trong bất cứ loại hình đào tạo nào từ trước đến nay Một trong những đặc trưng cơ bản, quan trọng
nhất trong xã hội học tập là tư tưởng tự học tập suốt đời Vì “Việc học không bao
giờ là muộn” (Ngạn ngữ) hay “Bác học không có nghĩa là ngừng học” (Đác-uyn)
Quan niệm tự học và học tập suốt đời trong thời đại ngày nay như một chìa khoá mở cửa vào thế kỷ XXI - thế kỷ của nên kinh tế tri thức Xung quanh vẫn đề tự học, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn, gắn với những giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội và giáo dục Dưới đây, chúng tôi xin được tông hợp các nghiên cứu tiêu biểu nhất của các học giả nước ngoài và trong nước về vấn đề tự học Đây có thể coi là những tư liệu tham khảo hữu ích để vận dụng vào trong luận văn này
1.1.1 Các HnghiÊnH CỨN ở nước ngoài
Ngay từ thời cô đại, Không Tử (551-479 Tr.CN) - nhà giáo dục kiệt xuất thời
Trung Hoa cô đại, trong cuộc đời dạy học của mình đã luôn quan tâm và coi trọng
mặt tích cực suy nghĩ của người học Ông đã từng dạy học trò: “không giận vì không muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ thì không bày cho, vật có 4 góc, bảo cho biết 1 góc mà không suy ra được 3 góc kia thì không dạy nữa `
Đến thời cận đại, J.A Comenxky (1592-1670) khăng định: “Kông có khát vọng học tập thì không thể trở thành tài năng ” [16]
Đến thế kỷ XVIHI-XIX, các nhà giáo dục nổi tiếng của thế giới như: J.J
Rutx6 (1712-1778), J.H Petstalogi (1746-1827), A.L Dixtecvec (1790-1886), K.D Usinxky (1824-1890) trong các tác phẩm nghiên cứu của mình đã khắng định: “7 mình giành lấy tri thức bằng con đường tự khám phá, tự tìm tòi, tự suy nghĩ là con đường quan trọng để chiếm lĩnh tri thức ” [13, tr 27]
N.A Rubakin [29], Smith Hecbot [16] da nhân mạnh việc quan tâm giáo dục động cơ học tập đúng đăn là điều kiện cơ bản để học sinh tích cực, chủ động trong
học tập
Trang 22Kết quả nghiên cứu của P.V Exipov đã chỉ ra răng: “Các kỹ năng cơ bản
của tự học là vấn đê hết sức quan trọng đảm bảo cho người học đạt kết quả cao
trong học tập ” [13]
M Machiuskin [22] đã chỉ rõ trách nhiệm của giáo viên trong việc bồi dưỡng, hình thành kỹ nắng tự học cho sinh viên thông qua việc giao bài tập nhận thức cho sinh viên trong thời gian tự học
Trong những năm gần đây, các nước phương Tây nỗi lên cuộc cách mạng tìm phương pháp giáo dục mới dựa trên cơ sở tiếp cận “lẫy người học làm trung tâm” để làm sao phát huy hết năng lực nội sinh của người học, đại diện cho tư tưởng này là J Deway, ông cho răng: “Học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục” [36] Đây là những phương pháp mà người học không
chỉ lĩnh hội kiến thức băng cách nghe thầy giảng mà còn từ hoạt động tự học, tự tìm
tòi để biến kiến thức của sách vở, của thầy thành kiến thức của mình, Giáo viên chỉ
là trọng tài, thiết kế, đạo diễn, tô chức, giúp đỡ học sinh biết cách học, biết cách
làm Các nhà nghiên cứu qua thực nghiệm cũng đã chỉ ra những hạn chế nhất định của các phương pháp đó là không thể ứng dụng cho mọi loại tri thức, không thê vận
dụng mọi lúc, mọi nơi mà còn phải phụ thuộc vào trình độ tô chức và thực hiện của
mỗi giáo viên, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tính tự nguyện học hỏi của mỗi cá nhân người học
Nhiều nhà giáo dục ở Châu Á cũng đã quan tâm đến lĩnh vực tự học của học
sinh Nhà sư phạm nỗi tiếng người Nhật ông T Makiguchi đã trình bày những tư tưởng giáo dục mới trong tác phẩm “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo” Ông cho rằng
giáo dục có thể coi là quá trình hướng dẫn tự học mà động lực của nó là kích thích
người học sáng tạo ra giá trị để đạt tới hạnh phúc của bản thân và của cộng đồng
Trước những thách thức mới của thế kỷ 21 Hội đồng Quốc tế Jacques Delors
về giáo dục cho thế kỷ 21 đã hoàn thành bản báo cáo phân tích nhiều khía cạnh học
tập trong xã hội tương lai, trong đó đặc biệt nhân mạnh vai trò người học, cách học cần phải được dạy cho thế hệ trẻ
Như vậy, có thê thấy rất rõ, ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển (nhất là
giáo dục đại học) luôn đặc biệt quan tâm tới vấn đề tự học Bản chất của dao tao chính là nâng cao tính thần tự học, tư duy sáng tạo của mỗi học viên Đây vừa là điểm xuất phát, vừa là đích đến của chu trình đào tạo Từ đây, đào tạo theo sự phát triển hình thức tự học, đã thực sự trở thành ưu tiên hàng đầu trong lựa chọn mô hình
dao tạo của các quôc gia trên thê g1ới
Trang 231.1.2 Các nghiÊH CỨU Ở fFOHES HHƯỚC
Tự học- tự đào tạo là một con đường phát triển suốt đời của mỗi người Đó
cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam Chất lượng và hiệu quả giáo
dục được nâng cao khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến được
quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục Quy mô giáo dục được mở rộng khi
có phong trào toàn dân tự học
Vấn đề tự học thực sự được phát động nghiên cứu nghiêm túc, rộng rãi từ khi
nền giáo dục cách mạng ra đời (1945), mà Chủ tịch Hỗ Chí Minh vừa là người khởi xướng vừa nêu tâm gương về tỉnh thần và phương pháp dạy học Người từng nói:
“còn sống thì còn phải học”, và cho rằng: “về cách học phải lấy tự học làm cốt” Có thể nói tự học là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh, về phương pháp học tập Những lời chỉ dẫn quý báu và những bài học kinh nghiệm sâu sắc rút ra từ chính tam gương tự học bèn bỉ và thành công của Người cho đến nay vẫn còn nguyên giá trỊ
Đề đáp ứng được nguồn nhân lực có đủ số lượng và chất lượng đề phục vụ cho
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đảng ta xác định mục tiêu chiến
lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001 - 2010) là: “Đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo
nên tảng để đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cầu hạ tang,
tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao ” [7, 24]
Triết lý cơ bản của quá trình nâng cao chất lượng giáo dục là “Tôn trọng
người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo” Nói cách khác, sự
nghiệp đào tạo của giáo dục là hướng về người học, tất cả vì người học Chuyên
sang phương thức đào tạo theo chương trình chú trọng tự học của học viên, sẽ tạo ra
sự thay đổi lớn về phương cách, thói quen dạy — học của người dạy lẫn người học Đối với hình thức đào tạo này thì khối lượng giờ giảng trên lớp sẽ giảm đi, mà sẽ tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu của sinh viên Vì vậy, khi áp dụng theo hình
thức của việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên có vai trò hết sức quan trọng,
mang tính quyết định kết quả chất lượng đào tạo
Có thể thấy, đã có rất nhiều tác giả, có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt
động tự học như Đặng Vũ Hoạt, Bùi Ngọc Quang, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Ngọc
Báo, Nguyễn Cảnh Toàn, Gần đây, dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học, các
giảng viên trường Đại học Giáo dục như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư
Trang 24Phạm Đà Nẵng, Viện Quản lý giáo dục cũng có nhiều luận văn thạc sĩ, luận án
tiễn sĩ đã nghiên cứu về hoạt động tự học và đều khang định tự học không phải là
van đề mới nhưng nghiên cứu về quản lý hoạt động tự học trong đào tạo theo thì vẫn còn ít Vì vậy, trong luận văn này tác giả tập trung vào việc phân tích rõ thực trạng quản lý hoạt động tự học của học viên tại Học viện Phật Giáo Việt nam; đề từ
đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tự học của học viên, nâng cao chất lượng đào tạo của Học Viện Phật giáo nói riêng, sự phát triển
của Giáo hội Phật giáo Việt nam nói chung
Theo tâm lí học MácxiIt, cuộc sống con người là một dòng hoạt động, con
người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội Đó là quá trình chuyên hóa năng lực lao động và các phẩm chất tâm lí khác của bản thân thành sự
vật, thành thực tế và quá trình ngược lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật,
của thực tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể Như vậy, trong hoạt động con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lí
của chính mình Có thê nói tâm lí của con người chỉ có thể được bộc lộ, hình thành
trong hoạt động và thông qua hoạt động
- Tự học
Theo từ điển Giáo đục học của tác giả Bùi Hiền (2001): “Tự học là quá trình
hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành ” [4]
Tự học thể hiện băng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyén hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triển lãm, xem
phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người
hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã
nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề
cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư
viện, tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao Tự học là
một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ
Trang 25với quỹ thời gian không nhiều khi học ở nhà trường Tự học giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn
N.A Rubakin (1973), cho rằng: “Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn
cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng,
kỹ xảo của bản thân chủ thể” [29] (N.A Rubakin (1973), Tu hoc nhu thé nao, Nxb
Thanh nién, tr 35)
Từ những quan điểm tự học nêu trên, có thể đi đến một cách hiểu cơ bản về
tự học: 7T học là hình thức hoạt động nhận thức của người học nhằm chiếm lĩnh tri
thức, tự mình luyện tập các thao tác, hành động để hình thành kỹ năng, kỹ xảo Tự học giúp người học tự tìm ra tri thức mới, cách thức hành động mới bằng chính nỗ lực của bản thân mình Tự học hình thành nên những con người năng động, sảng
tạo
- Hoạt động tự học
Các nhà nghiên cứu, học giả, nhà giáo dục Việt Nam đã đưa ra những định
nghĩa về hoạt động tự học dựa trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau:
Dưới góc độ nghiên cứu hoạt động tự học như là hoạt động nghiên cứu, với sự giúp đỡ gián tiếp của người dạy, thực nghiệm trên mô hình đào tạo giáo viên, tac gia
Nguyễn Cảnh Toàn (1997: 59-60) [14] cho răng: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ như quan sát, so sánh, phân tích, tông hợp và có khi cả cơ bắp khi phải sử dụng công cụ, cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan như tính trung thực, khách quan, ý chí tiễn
thủ không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học để chiếm
lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó.”
Dưới góc độ nghiên cứu hoạt động tự học như là một hình thức tô chức hoạt động dạy học ở đại học, tác giả Lưu Xuân Mới (2000: 276) [11] cho rằng: “Tự học
là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhăm nắm vững hệ thống tri thức và
kĩ năng do chính SV tiến hành ở trên lớp, ở ngoài lớp theo hoặc không theo chương
trình và sách giáo khoa đã được quy định Tự học là một hình thức tổ chức day hoc
cơ bản ở đại học có tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân nhưng có quan hệ chặt chẽ với quả trình dạy học.”
Nhìn chung, các tác giả đều quan niệm rằng, tự học là học với sự chủ động, độc lập và mang tính tích cực, tự giác ở mức độ cao Tự học là quá trình mà trong
đó, chủ thể người học phải tự biến đổi mình, thích nghỉ, tự làm phong phú giá trị
Trang 26của mình trong quá trình lĩnh hội kiến thức thông qua ý chí, nghị lực và sự say mê học tập của cá nhân Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng vẫn đề chính
là chúng ta xem tự học là phương tiện hay là mục đích cuối cùng Hai cách nhìn này đan xen lẫn nhau và cả hai đều có thể là một phần trong quan điểm của chúng ta về việc học ngôn ngữ hay việc học nói chung
Do đó, có thể hiểu ngăn gọn rằng, hoạt động tự học ở đây chính là một quá
trình tự giác tích cực, gắn liền với ý thức, thái độ, động cơ, tình cảm, ý chí, của
người học nhăm biến những kiến thức và kỹ năng nhận được từ kho tàng tri thức
của nhân loại thành tài sản riêng của người học; bên cạnh đó, người học đào sâu
kiến thức và mài giữa các kỹ năng này, cô gắng liên hệ và áp dụng chúng vào cuộc
sống thực tiễn của mỗi cá nhân người học
1.2.2 Quản lÿ hoạt động tự học
- Quản lý
Thuật ngữ “quản lý” tiếng Anh là management có nghĩa là sự quản lý Đây là
một danh từ có nhiều định nghĩa khác nhau, mỗi tác giả khi đề cập đến quản lý đều
có một định nghĩa của riêng mình
Thuật ngữ “Quản 1ý” có rất nhiều định nghĩa khác nhau trong các từ điển và
trong nhiều lĩnh vực khoa học (tâm lý học, giáo dục học, quản lý giáo dục, )
Trong quá trình hình thành và phát triển lý luận quản lý, thuật ngữ quản lý được các nhà nghiên cứu đưa ra theo nhiều cách tiếp cận khác nhau Các quan niệm này phản ánh những mặt, những chức năng cơ bản của quá trình quản lý Về cơ bản, các quan niệm đều hướng đến chủ thể, đối tượng quản lý, nội dung, phương thức và mục đích của quá trình quản lý
Harol Koontz - Những vẫn đề cốt yếu của quản lý Nxb Khoa học - Kỹ thuật
(1993) đã nêu định nghĩa: Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề
ra thông qua việc điều khiến, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác
Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khải niêm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo 1, Hà Nội Theo Nguyễn Ngọc Quang: “QL 1a tac động có định hướng, có kế hoạch của chủ thé QL đến tập thể
những người lao động nói chung là khách thể QL nhằm thực hiện được mục tiêu dự
kiến.”
Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa hoc quan ly, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội Tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhăm đạt
tới mục tiêu đã đề ra.
Trang 27Theo Giáo trình Khoa học quản lý, tap I, Truong Dai hoc Kinh tẾ quốc dân, Nxb KH&KT, Hà Nội (2001): Quản lý là việc đạt tới mục đích của tô chức một
cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tô chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tô chức
Trần Kiểm (2011), Những vấn đê cơ bản của khoa học quản lí giáo đục, Nxb
Đại học sư phạm, Hà Nội Theo tác giả Trần Kiểm: “QL là những hoạch định của chủ
thể quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn
lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tô chức (chủ yếu là nội lực) một cách tôi
ưu nhăm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”
- Tác giả Nguyễn Lộc (2010) cho răng nhiều chuyên gia quản lý nhất trí cho rằng có bốn chức năng quản lý cơ bản: lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo; kiêm
tra và đánh giá Tuy nhiên, để các chức năng quản lý trên đạt được các mục tiêu, hiệu quả cao nhất của tô chức, cần phải đảm bảo các điều kiện nhất định như: Nguồn lực COn nØƯỜI, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực thông tin,
Như vậy, chức năng quản lý được quy định một cách khách quan bởi sự tác động của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý nhăm đạt được mục tiêu đề ra Xét theo góc độ quá trình thực hiện công việc, quản lý có 4 chức năng cơ bản là 4 khâu
liên quan mật thiết với nhau Quản lý hoạt động dạy học ở các học viện được xây
dựng dựa trên các chức năng cơ bản của công tác quản lý Quản lý hoạt động dạy học ở các học viện là quá trình gỗm các chức năng như sau: Lập kế hoạch; Tổ chức; Lãnh đạo; Kiểm tra, đánh giá
- Quản lý học viên
Quản lý học sinh, sinh viên là một lĩnh vực của quản lý giáo dục, là việc tô
chức, điều hành phối hợp các lực lượng trong nhà trường nhăm thực hiện công tác giáo dục, quản lý, trợ giúp học sinh, sinh viên góp phan thực hiện mục tiêu đào tạo
và yêu cầu phát triển của xã hội trong mỗi nhà trường Quản lý học sinh, sinh viên với đặc trưng cơ bản là quản lý con người nên đòi hỏi tính khoa học và tính nghệ thuật cao trong quá trình quản ly
Do vậy, quản lý học viên là công tác quản lý ảnh hưởng vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo chung của nhà trường mà đứng đầu là Hiệu trưởng Mục đích của công tác này là giáo dục, đào tạo học viên thành những con người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có lối sống lành mạnh, có kiến thức, kỹ năng nghê nghiệp, có sức khỏe góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, đất nước phôn vinh gia đình hạnh phúc Trong đó việc quản
lý học viên là một công việc liên quan trực tiếp đến từng cá nhân học viên nhằm giúp cho các học viên học tập tốt, rèn luyện tốt từ đó hình thành nên phẩm chất và
Trang 28năng lực bản thân
- Quản lý hoạt động tự học của học viên
Quản lý hoạt động tự học của học viên là những tác động của các chủ thê
quản lý vào quá trình tự học của học viên thông qua quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, quản lý hình thức, phương pháp, điều kiện tự học và quản lý kiểm tra đánh
giá hoạt động tự học v.v , nhằm nâng cao chất lượng tự học, qua đó góp phần hình
thành và phát triển toàn điện nhân cách học viên theo mục tiêu đào tạo đã xác định của nhà trường
1.3 Hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam 1.3.1 Vị trí vai trò hoạt động tự học của học viên
1.3.1.1 VỊ trí hoạt động tự học của học viên
Tự học là vẫn đề then chốt dẫn tới thành công trong bất cứ loại hình đào tạo nào từ trước đến nay Một trong những đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất trong xã
hội học tập là tư tưởng tự học tập suốt đời Quan niệm tự học và học tập suốt đời
trong thời đại ngày nay như một chìa khoá mở cửa vào thế kỷ XXI - thế kỷ của nền kinh tế tri thức Kết quả nghiên cứu của P.V Exipov đã chỉ ra rằng: “Các kỹ năng
cơ bản của tự học là vấn đề hết sức quan trong dam bảo cho người học dat kết quả
cao frong học fập” [13]
Trong những năm gần đây, các nước phương Tây nổi lên cuộc cách mạng tìm phương pháp giáo dục mới dựa trên cơ sở tiếp cận “lẫy người học làm trung tâm” để làm sao phát huy hết năng lực nội sinh của người học, đại diện cho tư tưởng này là J Deway, ông cho rằng: “Học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy fụ mọi phương tiện giáo dục” [36] Từ những quan điểm trên cho thấy, vai trò hoạt động tự học của học viên là một trong những điều kiện “Cần Có” để sự nghiệp giáo dục của một quốc gia đoàn thể xã hội được nâng cao, phát triển; nhằm xây
dựng đào tạo và hình thành nên con người kiểu mẫu tri thức cho thời đại
1.3.1.2 Vai trò hoạt động tự học của học viên
Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quá học tập cao hơn Khi học sinh
biết cách tự học, họ sẽ có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo
trình, tài liệu, gắn lí thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo
Theo Cao Cự Giác (2010), thì Tự học của học sinh, sinh viên còn có vai trò
quan trọng đối với yêu câu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào
tạo tại các trường THCS, THPT và đại học Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học Vì vậy, tự học chính là con
Trang 29đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và là biện pháp sư
phạm đúng đắn cần được phát huy ở Học Viện Phật giáo TPHCM (Cao Cự Giác
(2010), “Phương pháp tô chức cho sinh viên tự học và tự nghiên cứu đáp ứng theo
yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, Kỉ yếu Hội thảo khoa học - Đổi mới phương
pháp giảng dạy và đánh giá trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, trường Đại học Vinh, tr 41-42.)
Theo phương châm học suốt đời thì việc “tự học” lại càng có ý nghĩa đặc biệt đối với học viên tại Học Viện Phật giáo TPHCM Vì nếu không có khả năng và
phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn như học văn
bằng hai đại học hoặc chương trình sau đại học, học viên sẽ khó thích ứng do đó khó có thê thu được một kết quả học tập và nghiên cứu tốt Hơn thế nữa, nếu không
có khả năng tự học thì chúng ta không thể đáp ứng được phương châm “Học suốt đời” mà Hội đồng quốc tế về giáo dục đã đề ra vào tháng 4 năm 1996 (Phạm Văn
Tuân (2013), “Một số vẫn đề lý luận và hoạt động về dạy tự học tại trường đại học
Trà Vinh”, Tap chi khoa hoc — Truong Dai hoc An Giang (01), tr 76-83)
1.3.2 Mục tiêu hoạt động tự học của học viên
Trong xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là trong đôi mới đào tạo lay người học làm trung tâm thì van dé tu hoc của HV được đặt ra và trở thành một trong những van đề then chốt cho hình thức đào tạo này Chính tự học của HV là chìa khóa cho
sự thành công không chỉ cho chính bản thân HV mà còn góp phân thực hiện thành công đổi mới phương thức đào tạo của nhà trường
Việc nâng cao hoạt động tự học của HV nhăm để hiện thực hóa triết lý giáo dục
lây người học làm trung tâm, phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo của HV thông
qua vấn đề nhận thức, lập kế hoạch tự học trong kế hoạch học tập chung, tiếp cận hệ thống lý luận, rèn luyện các kỹ năng tự học, tự rèn luyện các kỹ năng dạy học, giáo dục, tự kiểm soát và đánh giá việc học của chính mình
Để hoạt động tự học đạt được kết quả tốt nhất thì việc xác định mục tiêu của hoạt động tự học là rất quan trọng và vô cùng cần thiết Mục tiêu hoạt động tự học
là những gì người học đặt ra để phân đấu trong học tập và có khả năng đạt được
mục tiêu đó trong quá trình học tập Việc đặt ra mục tiêu tự học giúp HV thấy được
mục đích, ý nghĩa của việc tự học Giúp cho HV có những suy nghĩ và hành động thống nhất Điều này có nghĩa là tất cả những suy nghĩ và hành động trong hoạt
động tự học của HV đều nhằm đáp ứng mục tiêu học tập mà HV đã xác định
1.3.3 Nội dung hoạt động tự học của học viên
Kiến thức của mỗi môn học được phát triển thông qua những tìm tòi của người học dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giảng viên Nếu sinh viên không tự học thì họ mới
Trang 30chỉ lĩnh hội được 1/3 khối lượng kiến thức của môn học và như vậy đồng nghĩa với
việc họ không đạt được yêu cầu của môn học đó Vì thế mà nội dung của hoạt động tự
học của HV cần triển khai trên những phương diện như:
- Về kiến thức: HV cần năm vững kiến thức các môn học bắt buộc và môn
học tự chọn trong chương trình giáo dục tại Học viện Phật giáo TPHCM Ngoài
những kiến thức bắt buộc nhà trường có thể chọn môn học phù hợp với HV và các
điều kiện hiện có của nhà trường để làm môn học tự chọn
Bên cạnh đó, HV có thê tự học để mở rộng kiến thức về các lĩnh vực tự
nhiên, xã hội, nghệ thuật, theo nhu cầu học tập Những kiến thức này HV có thể
học được trong thực tế cuộc sống hàng ngày khi sống trong cộng đồng nội trú tại
nhà trường cũng như ở tại nhà chùa và xã hội Các kiến thức thông qua hoạt động tự học sẽ giúp người học củng cố, hoàn thiện, cập nhật tri thức mới dé phù hợp với
thực tế cuộc sống, thích ứng với xã hội hiện đại
Đề đạt kết quả tốt trong tự học, HV cần rèn luyện để hình thành và năm vững
những kỹ năng nhất định Kỹ năng tự học bao gôm: Kỹ năng lập kế hoạch tự học,
kỹ năng tô chức thực hiện kế hoạch tự học, kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả hoạt
động tự học Ngoài ra, trong hoạt động tự học, HV cần hình thành các kỹ năng sống
như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng giải quyết vẫn đề, kỹ năng chia sẻ, Trong đó, các kỹ năng chủ yếu của hoạt động tự học có vai trò quan trọng chủ
đạo
- Về kĩ năng: Trong hoạt động tự học, việc xác định mục tiêu, xây dựng động
cơ, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học hợp lý là cần thiết Song điều quan
trọng là cần phải có hệ thống kỹ năng tự học Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi lẽ muốn có kết quả cao trong học tập trước hết HV phải có kỹ năng làm
việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri
thức Vì tri thức là sản phẩm của hoạt động, muốn nắm vững tri thức thì việc rèn
luyện hệ thống kỹ năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc phải được chú trọng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Chính kỹ năng tự học là điều kiện
vật chất bên trong dé HV biến động cơ tự học thành kết quả cụ thé va lam cho HV
tự tin vào bản thân mình như:
+ Kỹ năng lập kế hoạch tự học: Đó là khả năng xây dựng một kế hoạch tự học khoa học, hợp lý trên cơ sở điều kiện hiện có, đáp ứng nhu cầu tự học cũng như yêu cầu của hoạt động học tập trong mỗi quan hệ với hoạt động dạy học
+ Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch tự học: Kỹ năng này cần tuân thủ nguyên tắt là đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của môn
học; thực hiện nghiêm túc, tự giác kế hoạch tự học đã đề ra; xen kẽ hợp lý giữa các
Trang 31hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi; chủ động, độc
lập giải quyết nhiệm vụ học tập
+ Kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học:
Đây là kỹ năng rất cần thiết để giúp người học biết tự kiểm tra mức độ chiếm
lĩnh kiến thức của mình so mục tiêu và kế hoạch học tập đã đề ra, từ đó người học
có thể điều chỉnh phương pháp học tập của mình cho phù hợp với những điều kiện
hiện có
- Về thái độ: Thái độ trong hoạt động tự học được biểu hiện việc xác định rõ
mục tiêu tự học của bản thân HV Mức độ nhận thức về mục tiêu, tầm quan trọng, y nghĩa của hoạt động tự học sẽ là tiền đề để HV có thái độ tích cực về hoạt động tự học Thái độ tự học tích cực được thể hiện ở việc chủ động, độc lập sáng tạo, luôn mong muốn giáo viên giao các nhiệm vụ học tập, hăng hái tìm tài liệu tham khảo,
sách báo để nâng cao, mở rộng kiến thức
Thái độ tích cực trong hoạt động tự học còn được biểu hiện bằng động cơ
học tập đúng đắn (học để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hoàn thiện nhân
cách), ý thức nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, hoàn thành các
nhiệm vụ học tập được giao một cách nhanh chóng, đây đủ, chất lượng Ngoài ra,
HV có thái độ tự học tích cực thường hình thành cho bản thân một thời gian biểu hợp lý, có nề nếp học tập ôn định và cuối cùng là được thể hiện bằng kết quả học
tập tốt
1.3.4 Hình thức hoạt động tự học của học viên
Trong quá trình tự học, HV tiến hành hoạt động tự học dưới nhiều hình thức
- Tự học hoàn toàn độc lập theo hứng thú và sở thích riêng của bản thân HV
mà không có sự hướng dẫn và điều khiển của giáo viên, những tri thức đó nằm ngoài chương trình đào tạo của nhà trường
Tắt cả các hình thức tự học trên của HV đều nhăm mục đích lĩnh hội những
tri thức mới, làm giàu thêm vốn tri thức của bản thân
1.3.5 Điêu kiện và phương pháp hoạt động tự học của học viên
Nói đến điều kiện và phương pháp hoạt động tự học của HV, chính là nói đến yếu tố hỗ trợ quan trọng của cơ sở vật chất nhà trường cũng như việc xây đựng
kế hoạch tự học cho HV có nền tảng phương thức khoa học hắn hoi; nhăm góp phần
Trang 32nâng cao hiệu quả tự học của HV Phương pháp tự học có kế hoạch cụ thê, trong đó
với bảng phân chia nội dung tự học theo thời gian một cách hợp lý dựa trên yêu cầu,
nhiệm vụ tự học, khả năng của bản thân và các điều kiện đảm bảo nhằm hướng tới
mục tiêu đào tạo, mục tiêu môn học
Phương pháp tự học có được kế hoạch cụ thé sẽ giúp cho người học thực hiện các nhiệm vụ tự học một cách khoa học hiệu quả; Hỗ trợ cho HV hình thành
một biểu tượng rõ ràng về trình tự các công việc làm theo ý nghĩa và nhu cầu của
nó Đây là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn giữa cái thích và không thích, giữa
tính tùy tiện và tính nề nếp đòi hỏi HV phải có tính đứt khoát, kiên quyết
Trong quá trình được đào tạo, HV phải tuân theo phương pháp dạy học chung của khoa, của lớp Các nội dung và yêu cầu của phương pháp tự học được cá
nhân xác định trên cơ sở thực hiện kế hoạch dạy học chung, xác định nội dung và
yêu cầu tự học phải hướng tới bố sung và hoàn thiện kiến thức, đào tạo sâu và mở
rộng sự hiểu biết, hoàn thành nhiệm vu hoc tập được giao của từng cá nhân HV
Vì vậy, xây dựng phương pháp tự học phải do chính cá nhân người học thực hiện Xây dựng phương pháp tự học là việc làm thê hiện tính khoa học, tính tích cực chủ động nhằm giúp cho HV bố trí thời gian công việc một cách hợp lý, hoàn thành
đúng tiến độ và chất lượng
Song việc thực hiện kế hoạch một cách có hiệu quả và thường xuyên lại là
một việc khó hơn Đây là quá trình biến những điều đã dự định thành hiện thực, là
sự tiến hành trong thực tiễn các hoạt động theo những phương thức đã lựa chọn,
chính giai đoạn này đòi hỏi sự kiên trì, mạnh mẽ và chủ động ở người học nhằm
vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập
1.3.6 Kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của học viên
Theo nhận định của ThS Trần Thị Ngát —- Trưởng BM QTKD trong bài viết
về “Phương pháp kiểm tra đánh giá người học” thì: “Kiểm tra, đánh giá là hai mặt
của một quá trình, kiểm tra là thu thập thong tin, số liệu, bằng chứng về kết quả đạt
được, đánh giá là so sánh đối chiếu với mục tiêu dạy học đưa ra những phán đoán kết luận về thực trạng và nguyên nhân của kết quả đó nhằm mục đích: làm sáng tỏ
mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học, trình độ kiến thức, kỹ xảo,
kỹ năng và thái độ của sinh viên, từ đó xác định mức độ chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy - học; phát hiện sai lệch và điều chỉnh hoạt động, tìm ra những sal sót,
lệch lạc trong nhận thức sinh viên, giúp họ điều chỉnh hoạt động, giúp giảng viên cho những thông tin ngược để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy.”
Việc tự kiểm tra, đánh giá nhìn nhận kết quả học tập qua quá trình tự học có
thê được thực hiện bằng nhiều hình thức: dùng các thang đo mức độ đáp ứng yêu
Trang 33cầu của GV, bản thân tự đánh giá, sự đánh giá nhận xét của tập thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu Tất cả các hình thức này đều mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm thực hiện thường xuyên Thông
qua nó người học tự đối thoại để thâm định mình, hiểu được cái gì làm được, điều
gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập nghiên cứu để từ đó có hướng khắc phục hay phát
huy, góp phần rèn luyện các thao tác dư duy nhanh, sâu, độc lập, sang tạo
Đề có kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá bản thân HV cần:
- Đặt ra mục tiêu học tập cần hướng tới (xác định lập trường của bản thân)
- Xây dựng kế hoạch tự học cụ thê bao gồm: khung giờ học, thời khóa biểu, gom thu tài liệu học cho các môn học chính, chuyên ngành ưu tiên trước nhất,
- Có khả năng ghi chú và nắm bắt được bao nhiêu phần trăm nội dung các môn học ngay khi rời lớp
- Tự đặt ra câu hỏi và trả lời cho các điều còn nghỉ ngờ trong nội dung môn
học
- Lập được dàn ý khái quát và tự tin thuyết trình trước lớp khi được gọi tên
- Có khả năng điều chỉnh, bố sung nội dung chưa hoàn thiện và có nhiều ý tưởng sáng tạo trong phương pháp tự học hỗ trợ cho các HV khác học tập hiệu quả
1.4 Quản lý hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam
1.4.I Quản lÿ mục tiêu hoạt động tự học của học viên
Quản lý mục tiêu hoạt động tự học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
trong quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà trường nói riêng, là bộ phận cấu thành nên hệ thống quản lý quá trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường
Mục tiêu gần nhất của quản lý hoạt động tự học là giúp HV thực hiện hiệu quả mục tiêu học tập gan với thực hiện nhiệm vụ các môn học và hoạt động trong
chương trình giáo dục; mục tiêu cuối cùng của quản lý tự học là giúp cá nhân người
học hình thành và phát triển năng lực học tập liên tục, học tập suốt đời Việc tự học
là rất cần thiết và có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân HV cũng như
sự nghiệp trồng người của các nhà Giáo dục
1.4.2 Quản lý nội dung hoạt động tự học của học viên
Nội dung tự học, tự đào tạo trong nhà trường đã được xác định một cách chặt chẽ theo mục tiêu đào tạo, bao gồm các khối kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học cơ sở và khoa học chuyên ngành Trong mục tiêu đào tạo từng ngành học, bậc
học đều có nội dung chương trình, khối lượng kiến thức bắt buộc và tự chọn, nhiệm
vụ của HV phải hoàn thành trong thời gian quy định Ngoài nội dung bắt buộc trong
Trang 34khung chương trình, HV có thể tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực tri thức và nghề
nghiệp tương ứng với trình độ được đào tạo
Dé quản lý được nội dung tự học, định hướng cho HV nội dung tự học phù
hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo thì người giáo viên phải hướng dẫn nội dung tự học cho HV gém 2 phan:
- Hệ thống các nhiệm vụ tự học có tính chất bắt buộc
- Tư vấn nội dung tự học cho HV, định hướng nghiên cứu đào sâu, mở rộng
tri thức từ các vẫn đề trong nội dung học tập
1.4.3 Quản lý hình thức hoạt động tự học của học viên
Quản lý hình thức hoạt động tự học của HV được tiến hành trên cả hai
phương diện kiến thức — kỹ năng khi ở trường và ở nhà Bao gồm hai quá trình cơ bản:
- Quản lý hoạt động tự học trong giờ học trên lớp
- Quản lý hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp
Quản lý hình thức hoạt động tự học là tác động của chủ thé quan ly dén toan
bộ quá trình tự học của HV làm cho sinh viên chủ động, tích cực tự mình chiếm lĩnh tri thức bằng sự cỗ gắng nỗ lực của chính mình Quản lý hình thức tự học của HV
có liên quan chặt chẽ với quá trình tô chức dạy học của giáo viên Hoạt động tự học của HV chịu sự tác động của nhiều yếu tố tổ chức và quản lý hoạt động dạy học của
giáo viên có ảnh hướng nhiều nhất
Chính vì vậy để nâng cao kết quả quản lý hình thức hoạt động tự học cho HV thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có ý nghĩa quyết định đó là phải đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên Hình thức quản lý hoạt động tự học của HV bao gồm
nhiều hoạt động, có quan hệ đến nhiều đối tượng, nhiều chủ thể quản lý khác nhau
Các chủ thể tham gia vào quản lý hoạt động tự học không chỉ do nhà trường tô chức
mà còn có quan hệ tương tác, phối hợp giữa nhà trường với các tô chức khác
Do vậy, Quản lý hình thức hoạt động tự học của HV là một hệ thống các tác
động sư phạm có mục đích, có phương pháp, có kế hoạch của các lực lượng trong
và ngoài nhà trường đến toàn bộ quá trình tự học của sinh viên nhằm thúc đây HV
tự giác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gang nỗ lực của chính
bản thân HV
1.4.4 Quản lý điều kiện, phương pháp hoạt động tự học của học viên
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ học tập phải đảm bảo các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học của HV trên các mặt sau:
- Quản lý cơ sở vật chất đảm bảo cho việc học tập trên lớp, tự học, sinh hoạt tập thể như: tu sửa, nâng cấp, hiện đại hóa phòng học, thư viện, phòng ở, Để tăng
Trang 35cường hoạt động đạy - học, tự học việc đầu tư hợp lý đảm bảo cơ sở vật chất, trang
thiết bi dạy học, tự học là vấn đề cấp bách và thiết thực
- Quản lý sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện kỹ thuật dạy học; quản lý khai thác, sử dụng giáo trình, tài liệu tham khảo và các phương
tiện phục vụ dạy - học là biện pháp nhằm đảm bảo đủ điều kiện vật chất - kỹ thuật
để HV có thể tiếp thu nội dung chương trình cả về lý thuyết lẫn thực hành Do đó,
đây là giải pháp tích cực đảm bảo tính hiệu quả của quá trình dạy và học
Đảm bảo sự phục vụ tích cực của thư viện dé giúp HV một mặt khăng định
lại phần kiến thức đã học nhưng chưa rõ, đồng thời bố sung thêm phần kiến thức
chưa hoàn chỉnh sau buổi học Vì vay, can bộ thư viện không chỉ có chức năng coI giữ mà còn phải giới thiệu, giúp đỡ bạn đọc lựa chọn, khai thác tư liệu, sử dụng thư viện điện tử một cách có hiệu quả, thuận lợi Việc đảm bảo sự phục vụ tích cực của
thư viện vừa có ý nghĩa tăng cường hiệu quả tự học vừa góp phần kích thích, củng
cố động cơ học tập tích cực của HV
- Quản lý các hoạt động đảm bảo thời gian tự học của HV
- Quản lý việc xây dựng môi trường thuận lợi tự học cho HV học tập
Dé quan ly phuong phap hoc tap tu hoc phai bắt đầu từ việc xác định mục đích, động cơ học tập đúng đăn, đó chính là cách học, biện pháp học và kỹ thuật
học, Do vậy, HV phải biết sử dụng phương pháp tự học của mình theo kế hoạch
hợp lý, phù hợp, biết tạo ra điều kiện cần thiết để đảm bảo cho việc học tập và tự
học suốt đời, học ở mọi người, mọi lúc, mọi nơi
Phương pháp tự học đối với từng người, từng môn học khác nhau nhưng chúng vẫn có điểm chung mà chúng ta thường sử dụng đó là phương pháp phân
tích, tong hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, quy nạp, diễn dịch, đọc
sách, diễn đạt sự hiểu biết của mình bằng ngôn ngữ, sơ đồ, ký hiệu Bên cạnh các phương pháp học chung còn có các phương pháp đặc thù của từng môn học
Việc quản lý các phương pháp tự học của HV được thực hiện thông qua việc
chỉ đạo, tổ chức thực hiện các phương pháp dạy học tích cực; việc hướng dẫn các
phương pháp tự học; thông qua báo cáo chuyên đề về tự học của HV; thông qua việc tô chức sơ kết, tông kết, biểu đương, nêu gương những HV có phương pháp tự
học hiệu quả,
1.4.5 Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của học viên
Kiểm tra đánh giá góp phần rèn luyện củng cố các phương pháp học tập, kích
thích HV vươn tới đạt kết quả cao trong học tập, hình thành nhu cầu tự đánh giả Kiểm tra, đánh giá được thừa nhận là một hoạt động giữ vai trò động lực thúc đây cho quá trình đào tạo và tự đào tạo.
Trang 36Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học bao gồm:
- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của SV (hàng tuần, hàng tháng,
năm học )
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch theo mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ tự học,
phát hiện sai lệch giúp HV điều chỉnh hoạt động tự học
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả tự học là chức năng của giáo viên
và cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý HV Đối với cán bộ quản lý đào tạo còn phải thực hiện cả nội dung quản lý công tác kiểm tra, đánh giá của giáo viên nhằm dam bao tinh khoa học, thống nhất và công băng (qua việc làm tham mưu, hướng dẫn, giám sát các hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên và chủ nhiệm lớp đối với hoạt động của HV)
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự học của học viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam
1.5.1 Các yếu tô khách quan
C Mác đã từng nói: “Muốn cải tạo bản tính chung của con người để cho nó có được kiến thức và những thói quen khéo léo trong một ngành nào đó nhất định, nghĩa
là muốn cho nó trở thành một sức lao dong phat triển và đặc biệt thì cần phải có một
trình độ học vẫn hay giáo dục nào đó" Sự vận hành cuộc sống muôn đời xưa nay của nhân loại là không ngừng đi lên, phát triển và đôi thay
Trong xã hội thông tin như hiện nay thì nền kinh tế tri thức xuất hiện những thời cơ lớn Đồng thời cũng xuất hiện những nguy cơ đi kèm không kém hiểm nạn, bất trắc khó lường Trong bối cảnh đó thì hướng chung của chất lượng giáo dục là hình thành những năng lực cơ bản mà thời nay đòi hỏi đó là: năng lực thích ứng với những thay đổi, năng lực tư duy sáng tạo, phát hiện và giải quyết vẫn đề, năng lực
tự học thường xuyên suốt đời và tự đánh giá kiểm nghiệm bản thân
Nhiệm vụ của giáo dục, trong tư duy ngày nay, là rèn luyện tính sáng tạo, tính thông dụng và tính cạnh tranh cho cả cộng đồng Giáo dục nhằm tới việc giúp
con người tìm được sự tự do của mình trong hoạt động nhận thức, hướng dẫn công
nghệ ban đầu của nhận thức, trang bị cho người học phương pháp luận nhận thức trên tất cả các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đang đặt ra những yêu cầu mới đối với phát triển năng lực người học Một yếu tố hết sức cần thiết và xem xét ở góc độ quản lý là điệu kiện phát triển công nghệ thông tin, thời kỳ phát triển công nghệ 4.0, đã tác động đến các quá trình
đào tạo của học viện về khả năng tiếp cận với công nghệ mới các thiết bị điện tử và nối kết Internet trong quá trình tự học của học viên Tạo ra môi trường giáo dục
phát triển
Trang 37Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của
Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Cùng với
các bậc học khác, GDĐH đang có sự đổi mới căn bản, toàn diện nhằm mục tiêu “đào
tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự
học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người hoc
Sự đôi mới này sẽ tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý GDĐH, đòi hỏi công tác quản lý, nhất là quản lý HĐHT cũng phải đổi mới theo định hướng
“chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực
tiễn” trong đó đặc biệt là “phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học” và buộc nhà quản lý và đội ngũ giáo viên thực hiện tốt đổi mới phương pháp và hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả giáo dục
Một yếu tố ảnh hưởng đó là đặc điểm tâm sinh lý của người học, trong phạm
vi giáo dục ở học viện là đối tương học viên ngoài phố thông, tiếp cận chương trình
đào tạo của học viện nên đặc điểm tâm lý và ý thức tự học cũng phải xem xét, dé giao duc toan dién hoc vién
Các điều kiện phát triển kinh tế xã hội địa phương cũng tác động đến sự phát
triển giáo dục và đào tạo, huy động các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động giáo dục, tạo tiềm lực cho đầu tư giáo dục
1.5.2 Các yếu tô chủ quan
Đề thích ứng với xã hội và nâng cao tri thức của mỗi HV trong học tập khi còn ngôi ghế nhà trường, có thể bắt kịp tiến độ phát triển của công nghệ kỹ thuật toàn cầu hóa như hiện nay thì đòi hỏi cá nhân HV cũng như cán bộ quản lý, giảng viên tại Học Viện Phật giáo TPHCM phải thay đôi cách học của HV trước đây, mang tính chất thụ
động, chịu sự áp đặt một chiều, nặng về phi nhớ máy móc thì cách học hiện nay của
HV phải là tự học, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Phải
đầu tư CSVC và các thiết bị hiện đại phục vụ quá trình đào tạo Xây dựng môi trường
văn hoá trong học viện, tạo bầu không khí cởi mở, nâng cao trách nhiệm từ CBQL,
đến giáo viên và học viên
Mọi sự đổi mới trong giáo dục có thành công hay không đều phụ thuộc vào người học Bản thân HV cũng phải nhận thức được rằng, việc học tập không phải để
thi hết học phan mà là để phát triển toàn diện nhân cách của chính bản thân mình,
để sau này giúp ích cho bản thân cũng như cống hiến cho Giáo hội Phật giáo Việt
Trang 38nam trong lĩnh vực đào tạo tăng tài, phát triển giáo dục Phật giáo mang đạo vào đời,
lợi ích muôn người Từ đó, HV có thái độ, động cơ học tập đúng dan
TIEU KET CHUONG 1
Qua kết quả nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động tự học của học viện phật giáo Việt Nam tại thành phố Hỗ Chí Minh Luận văn đã tập trung vào việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động tụ học Qua đó, đã xác định các
khái niệm công cụ quản lý hoạt động tự học và quản lý tại Học viện phật giáo Việt
Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở lý luận về hoạt động tự học và quản lý hoạt
động tự học của Học viên ở Học viện cụ thể; đề ra các nội dung quản lý hoạt động
tự học ở Học viện phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh gồm: Quản lý mục tiêu; nội dung: hình thức; diều kiện, phương pháp hoạt động tự học; kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học viên, các nội dung này luôn có sự quan hệ
đồng bộ các yếu tố trong hệ thống hoạt động dạy học, từ mục tiêu, nội dung,
phương tiện, điều kiện dạy học; thực hiện các đào tạo học viên đến cách thức tự học của học viên Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự học của học viện đó là: Nhận thức của học viện; trình độ và năng lực học viên; CSVC và các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học; sự phối hợp của các tô chức tham gia vào quá trình
tự học của học viên
Từ những lý luận cơ bản trên đây là cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu
thực trạng van đề và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên ở
Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh trong đôi mới giáo dục hiện nay
Trang 39CHƯƠNG 2 THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG TU HOC CUA
HỌC VIÊN Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TAI
THANH PHO HO CHI MINH
2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng
2.1.1 Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng là để có cơ sở hiểu rõ thực trạng tô chức các hoạt động tự
học tại học viện tại học viện Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh
Nắm bắt được thực trạng quản lý hoạt động tự học tại tô chức các hoạt động tự
học tại học viện tại học viện Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh Từ đó xác
định được các ưu điểm, hạn chế, bất cập dé tim ra nguyên nhân, thuận lợi, khó khăn
làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp phát triển nâng cao chất lượng
quản lý hoạt động tự học tại tổ chức các hoạt động tự học tại học viện tại học viện
Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2 Nội dung khảo sát
- Thực trạng hoạt động tự học tại tổ chức các hoạt động tự học tại học viện
tại học viện Phật giáo Việt Nam thành phố Hỗ Chí Minh;
- Thực trạng quản lý hoạt động tự học tại tô chức các hoạt động tự học tại học viện tại học viện Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh;
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự học tại tổ chức các hoạt động tự học tại học viện tại học viện Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí
Minh
2.1.3 Đối tượng khảo sát
Đại diện cho Ban lãnh đao, GV và học viên tại học viện Phật giáo Việt Nam
thành phố Hồ Chí Minh, đề tài chọn tông số khách thể tham gia quá trình khảo sát
thực tế là 304 người theo các nhóm đối tượng sau:
-_ CB lãnh đạo và GV: 54 người
- _ Sinh viên: 250 người
Các đối tượng khảo sát nêu trên đều thuộc học viện tại học viện Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh
2.1.4 Phương pháp khảo sát
2.1.4.1 Phương pháp nghiên cứu bằng phiễu hỏi
Phiếu trưng cầu ý kiến gồm các câu hỏi về quản lý hoạt động tự học tại tô chức các hoạt động tự học tại học viện tại học viện Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí
Trang 40Minh Từ khung lý thuyết của đề tài trên cơ sở góp ý giáo viên hướng dẫn để xây
dựng hệ thống câu hỏi liên quan đến các vân đề cần nghiên cứu Phương pháp này
nhằm giúp thu thập số liệu để có cơ sở giúp tác giả phân tích thực trạng, xác định ưu
điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của thực trạng này
2.1.4.2 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng van thực tiếp căn bộ quản lý, GV tại học viện tại học viện Phật giáo
Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh nhăm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng tự học tại
học viện Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh và quản lý hoạt dộng tự học
tại học viện Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh và giải thích nguyên nhân
của vấn đề cần tháo gỡ
2.1.4.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu các văn bản về giáo dục ở học viện Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học qua đó phân
tích, tông hợp, hê thống hoá các nội dung thực tiễn liên quan đến đề tài
Ngoài ra luận văn còn thu thập thêm số liệu, thông tin qua báo cáo, sách, tạp chí, các kênh thông tin hoạt động tự học tại học viện tại học viện Phật giáo Việt
Nam thành phố Hồ Chí Minh làm nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
2.1.5 Phương thức xử lý số liệu
Xử lý số liệu khảo sát: Dựa vào kết quả điều tra khảo sát, các số liệu được
thu thập và tông hợp bằng cách sử dụng phần mềm EXCEL Các chỉ số thống kê được sử dụng trong phân tích sử dụng thống kê mô tả: tỷ lệ phần trăm (%); điểm trung bình (ĐTB) đảm bảo độ tin cậy
liệu, trong đó sử dụng công thức tính điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm (%) cho
việc đánh giá mức độ của hoạt động tự học , quản lý hoạt động tự học, các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự học tại học viện tại học viện Phật giáo Việt
Nam thành phố Hồ Chí Minh mà tác giả tiến hành khảo sát ở thời điểm năm học