1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt Động dạy học môn tiếng anh Ở học viện phật giáo việt nam tại thành phố hồ chí minh

160 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Lan Phương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hồng Tây
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 9,64 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện Phật giáo Việt Nam PGVN và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH

Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH

Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN ii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ix

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Đóng góp của đề tài 4

9 Cấu trúc luận văn 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Những nghiên cứu ở ngoài nước 6

1.1.2 Những nghiên cứu trong nước 8

1.1.3 Nhận xét chung 10

1.2 Các khái niệm chính của đề tài 11

1.2.1 Quản lý và quản lý đào tạo 11

1.2.2 Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học 12

1.2.3 Hoạt động dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam 14

1.2.4 Mục tiêu đào tạo của Học viện Phật giáo Việt Nam 15

1.3 Lý luận về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN 16

1.3.1 Vai trò cần thiết của hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 16

1.3.2 Mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh 17

1.3.3 Nội dung hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 18

1.3.4 Phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng Anh 21

Trang 7

1.3.5 Môi trường và điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 22 1.4 Lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện Phật giáo

Việt Nam 24

1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 24

1.4.2 Xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh 24

1.4.3 Tổ chức dạy học môn Tiếng Anh 27

1.4.4 Chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 28

1.4.5 Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 30

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện Phật giáo Việt Nam 32

1.5.1 Các yếu tố chủ quan 32

1.5.2 Các yếu tố khách quan 33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 36

2.1 Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng 36

2.1.1 Mục đích khảo sát 36

2.1.2 Đối tượng khảo sát và địa bàn khảo sát 36

2.1.3 Nội dung khảo sát 37

2.1.4 Phương pháp khảo sát 37

2.1.5 Xử lý kết quả khảo sát 39

2.2 Khái quát về Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh 39

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 39

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục đích 39

2.2.3 Hoạt động giáo dục và đào tạo 40

2.2.4 Chương trình đào tạo đại học và môn học Tiếng Anh 42

2.3 Thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh 43

2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và TNS về vai trò dạy học môn Tiếng Anh 43

2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động dạy môn Tiếng Anh 44 2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 46

Trang 8

2.3.4 Thực trạng thực hiện phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng

Anh 48

2.3.5 Thực trạng về môi trường và các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Tiếng Anh 50

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại thành phố Hồ Chí Minh 52

2.4.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và TNS về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 52

2.4.2 Thực trạng về xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh 54

2.4.3 Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 56

2.4.4 Thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 58

2.4.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 60

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN 63

2.5.1 Thực trạng các yếu tố chủ quan 63

2.5.2 Thực trạng các yếu tố khách quan 64

2.6 Đánh giá chung về thực trạng 66

2.6.1 Ưu điểm 66

2.6.2 Hạn chế, bất cập 67

2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế và các vấn đề cần giải quyết 68

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 70

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 72 3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 72

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 72

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 72

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 72

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 73

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại TP Hồ Chí Minh 74

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và TNS về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 74

Trang 9

3.2.2 Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng cho GVdạy học môn Tiếng

Anh 77

3.2.3 Tăng cường chỉ đạo hoạt động dạy môn Tiếng Anh của giảng viên 81 3.3.4 Tăng cường chỉ đạo hoạt động học môn Tiếng Anh của TNS 85

3.2.5 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 87

3.2.6 Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bi, các phương tiện phục vụ dạy học môn Tiếng Anh 90

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 93

3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất 94

3.4.1 Mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp khảo nghiệm 94

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp 95

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 101

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu

2.3: Thống kê khảo sát về thực hiện mục tiêu hoạt động dạy học 45 2.4: Thống kê khảo sát về thục hiện nội dung hoạt động dạy học 47 2.5: Thống kê khảo sát về thực hiện phương pháp, hình thức dạy

2.6: Thống kê khảo sát về môi trường và điều kiện hỗ trợ dạy

2.7:

Thống kê khảo sát nhận thức của CBQL, GV và TNS về

tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng

3.1: Ý kiến 80 CBQL, GV, TNS về tính cấp thiết của các biện

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, ngoại ngữ nói chung là phương tiện hữu hiệu giúp mỗi cá nhân tiếp cận, hòa nhập, đặc biệt Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng, giao tiếp quốc tế đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu, nó là điều kiện giúp mỗi

cá nhân dễ dàng tìm kiếm công việc, học tập, nghiên cứu Hiện nay, Tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc từ Tiểu học đến Đại học và sau đại học Người lao động, công chức, viên chức ngày nay cũng cần có trình độ kiến thức ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng phải tương ứng với vị trí việc làm Cùng với sự phát triển của nền giáo dục nước nhà, hệ thống giáo dục Phật giáo cũng đã và đang hoàn thiện Đạo Phật tồn tại và phát triển trong lòng xã hội Việt Nam hơn 02 thế kỉ, cùng phát triển thăng trầm với lịch sử đất nước Do vậy, nền giáo dục Phật học cần phát triển song hành với sự phát triển của nền giáo dục quốc gia

Hội nhập là vấn đề tất yếu của lịch sử, trong đó trình độ ngoại ngữ chiếm phần quan trọng để đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội Đối với hệ thống giáo dục Phật học, không những chỉ giảng dạy cổ ngữ mà Tiếng Anh và Tiếng Hoa đang được các nhà lãnh đạo Học viện đặc biệt quan tâm Mỗi năm, với số lượng Tăng Ni Việt Nam sang các nước du học là rất lớn, do vậy cần thiết phải nâng cao chất lượng giảng dạy Tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục Phật học

Hiện nay, cả nước có 04 cơ sở đào tạo Phật học từ Cử nhân đến Thạc sĩ và Tiến

sĩ Phật học, đây cũng chính là nguồn nhân lực để tiếp tục du học sang các nước khác trên thế giới Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trong

04 cơ sở giáo dục chính trong chương trình đào tạo Cử nhân Phật giáo tại Việt Nam Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo số lượng Tăng Ni sinh lớn nhất cả nước, đã và đang nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Nhà nước Chương trình đạo tạo hiện nay tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh chú trọng đến việc thực hành đời sống tâm linh và nghiên cứu học thuật có áp dụng vào thực tiễn xã hội Với mục đích đào tạo Tăng Ni sinh có đủ năng lực để nghiên cứu kinh điển trong và ngoài nước, Hội đồng điều hành Học viện đã đưa môn Tiếng Anh vào chương trình hệ đào tạo Cử nhân Phật học trong Học viện Phật giáo Việt Nam như một học phần cố định nhằm giúp cho Tăng Ni sinh nâng cao kiến thức Phật học và Thế học thông qua Tiếng Anh, nâng cao

kỹ năng sử dụng Tiếng Anh để học và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao giá trị của Phật giáo cũng như đưa hình ảnh đạo Phật truyền bá rộng khắp trong và ngoài nước Mặc dù dạy học Tiếng Anh ở Học viện đạt được những kết quả trong những năm qua nhưng công tác quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở đây vẫn cón một số bất cập cần có những tác động, điều chỉnh để nâng cao chất lượng giáo dục của Học viện đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới

Trang 13

Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài

nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ với mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần đào tạo Tăng Ni tài đức cho Giáo hội PGVN nhằm phụng sự Giáo hội và đất nước trong thời gian tới

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện Phật giáo Việt Nam (PGVN) và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn

đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần đào tạo Tăng Ni tài đức cho Giáo hội PGVN nhằm phụng sự Giáo hội và đất nước trong thời gian tới

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện Phật giáo Việt Nam

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

4 Giả thuyết khoa học

Trong những năm qua, quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại TP.Hồ Chí Minh đã được quan tâm và đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại TP Hồ Chí Minh còn bộc lộ những hạn chế và bất cập Nếu khái quát, hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại TP.Hồ Chí Minh sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại TP Hồ Chí Minh có tính cấp thiết và khả thi

5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

5.1 Giới hạn về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

(Anh văn Phật pháp) thuộc kiến thức ngoại ngữ bổ trợ trong chương trình đào tạo đại học ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ thể quản lý là Viện trưởng Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh

5.2 Giới hạn về phạm vi khảo sát và thời gian khảo sát

- Tác giả khảo sát lấy ý kiến của các khách thể liên quan trực tiếp đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh (Anh văn Phật pháp) thuộc kiến thức ngoại ngữ bổ trợ trong chương trình đào tạo đại học ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 14

- Về thời gian: Các số liệu thống kê phục vụ khảo sát được thu thập trong năm học 2020-2021, 2021-2022 và đề xuất biện pháp cho Học viện ở giai đoạn 05 năm tới

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu xác định được cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN

- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Mục đích: Nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học để xây dựng bảng hỏi để điều tra, thu thập số liệu về các vấn đề luận văn quan tâm

- Cách thức thực hiện: Thu thập và lựa chọn các tài liệu khoa học trong và ngoài nước liên quan đến công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các tài liệu, các văn bản pháp quy, các công trình nghiên cứu liên quan để tổng quan nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN, từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, thiết

kế công cụ phiếu hỏi để điều tra thực trạng

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Mục đích: Thu thập thông tin để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh và thực trạng quản

lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra còn dùng để khảo sát, đánh giá tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất

- Đối tượng khảo sát: gồm cán bộ quản lý là Viện trưởng, Phó viện trưởng, CBQL các phòng ban chức năng trực thuộc Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh; giảng viên (GV) của Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh; các Tăng, Ni sinh (TNS) đang học tập tại Học viện PGVN tại TP Hồ Chí Minh

- Cách thực hiện: Chọn mẫu, khách thể khảo sát; xây dựng công cụ khảo sát (bảng hỏi, thang đo, thang đánh giá); Thực hiện khảo sát; Xử lý và đánh giá kết quả khảo sát

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn

- Mục đích: Đây là phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách thể khảo sát Nó hỗ trợ thu thập thông tin về thực trạng và đánh giá tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất Cụ thể, bổ sung, kiểm tra và

Trang 15

làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Cách thực hiện: Phỏng vấn một số cán bộ quản lý (CBQL), GV và TNS theo bảng hỏi đính kèm để làm rõ hơn những vấn đề liên quan tới thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh và thực trạng quản

lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh

7.2.3 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

Nghiên cứu các văn bản, hồ sơ đào tạo nói chung và chương trình đào tạo dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh Dựa trên việc tổng hợp, phân tích các văn bản của Học viện, chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu

và nhận định về thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh

7.4 Phương pháp chuyên gia

Chúng tôi tiến hành liên hệ, phỏng vấn một số chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại Thành phố

Hồ Chí Minh

8 Đóng góp của đề tài

8.1 Về lý luận

Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống và tổng hợp các vấn đề lý luận về quản

lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở Học viện PGVN, góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, bổ sung hoặc làm sâu sắc thêm những lý luận về quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở Học viện PGVN, từ đó tác giả sẽ xây dựng khung lý luận về quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở Học viện PGVN, bao gồm: Quản lý mục tiêu hoạt động dạy học Tiếng Anh;: Quản lý nội dung dạy học Tiếng Anh; Quản lý phương pháp, hình thức dạy học Tiếng Anh; Quản lý hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh; Quản lý các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Tiếng Anh Đây là những nội dung cơ bản tập trung vào quản lý tổng thể các yếu tố làm nâng cao chất lượng quá trình quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh tại Học viện PGVN trong giai đoạn hiện nay

Trang 16

8.2 Về thực tiễn

Tác giả lựa chọn và tiến hành điều tra khảo sát, thu thập số liệu về các vấn đề quan trọng của quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh

Từ kết quả xử lý số liệu, trao đổi và tham khảo ý kiến chuyên gia am hiểu về các vấn

đề luận văn quan tâm, đối chiếu giữa lý luận và thực tế, tác giả sẽ có những đánh giá toàn diện về thực trạng quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế

Trên cơ sở đảm bảo một số nguyên tắc: tính mục tiêu, tính thực tiễn, tính hệ thống và tính khả thi, luận văn đề xuất và khuyến nghị 06 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

9 Cấu trúc luận văn

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu ở ngoài nước

Ở nhiều nước trên thế giới, công tác quản lý và quản lý hoạt động dạy học được thực hiện từ rất lâu đời Trong đó việc dạy ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục ngày càng được hoàn thiện từ chương trình cho đến các phương pháp dạy học

Công trình: “Learning teaching: the essential guide to English language teaching” của Jim Scrivener, tác giả cho rằng: “Learning Teaching is the essential guide for new

teachers and is an invaluabl resource for teacher training courses It combines the basic principles of working in a language classroom with practical teaching advice, helping teachers plan and run successful activities, lessons and courses” [1, p 16]

Tạm dịch:

“Nghiệp vụ sư phạm, hay học để dạy, là định hướng cần thiết cho giáo viên mới

và là nguồn tài nguyên vô giá trong các khóa bồi dưỡng, đào tạo giáo viên Đó là sự kết hợp các nguyên tắc mang tính thực hiện để giúp giáo viên biết cách vận hành, tổ chức các lớp giảng dạy ngôn ngữ Từ đó, giáo viên có định hướng để lập kế hoạch và điều phối thành công các hoạt động, tiết dạy và toàn khóa học”

Như vậy, tác giả đề cao việc định hướng, lập kế hoạch giảng dạy ngoại ngữ cho

GV chính là một phương thức để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ Chính công tác bồi dưỡng, đào tạo giáo viên là một trong những phương thức để hoạt động dạy và học ngoại ngữ được nâng cao

Ngoài việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, nhóm tác giả Ana Christina DaSila Iddings, George M Jacobs, Steven G Mc Cafferty đề cập đến việc

chia nhóm để nâng cao chất lượng học ngoại ngữ trong công trình: “Cooperative

learning and second language teaching” [2, p 45], nhận định rằng: “Cooperative learning and second language classroom: Roots of cooperative learning in general education, connections between cooperative learning and second language learning and Teaching”

Tạm dịch:

“Áp dụng phương pháp phân nhóm trong dạy và học ngôn ngữ thứ hai; nguyên lý

của phương pháp học theo nhóm trong giáo dục nói chung, mối tương quan giữa hoạt động nhóm và việc dạy – học ngôn ngữ thứ hai”

Từ cách nhận định trên, phương pháp học tập theo nhóm được nhóm tác giả đánh giá cao, chính nhờ phương pháp học tập theo nhóm mà khả năng tri nhận, thực hành của sinh viên được nâng cao

Trang 18

Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến quản lý giáo dục, nhà trường và hoạt động dạy học đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và hình thành các lý luận liên quan đến dạy và học Tiếng Anh và quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh Có thể kể đến

một số công trình như: “Language in Education: Testing the Tests” [3] do 2 tác giả Broughton và Brumfit, “Second language teaching and learning” [4] do David

Nunan… Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đều đề cập đến công tác quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy và học để nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục

Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu trên thế giới cũng đề cập đến chương trình đào tạo Tiếng Anh với các trường dành riêng cho Phật giáo, đặc biệt là chương trình hệ Cử nhân Phật học

Tại Trung Quốc, một đất nước có truyền thống Phật giáo Đại thừa, hiện nay có khoảng hơn 50 Phật học viện lớn nhỏ [5, p 224] Chương trình Cử nhân Phật học kéo dài trong 4 năm với 8 học kỳ Môn Tiếng Anh được xếp vào môn học bắt buộc, thuộc

về các môn học kiến thức tổng quát và kéo dài suốt khóa học [6] Hiện nay, nhiều Phật học viện tại Trung Quốc, chẳng hạn Phật học viện Phổ Đà Sơn đã liên kết với một số các trường đại học khác trong cả nước và một số trường đại học Phật giáo trên thế giới như Thái Lan, Nhật Bản, Srilanka… để đưa TNS sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học

ở các trường này Mặc dù, bằng cấp của một số Phật học viện tại Trung Quốc chưa được Bộ giáo dục nước này công nhận, nhưng các cơ sở này cũng đã nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là chương trình ngoại ngữ để có thể liên kết và đưa sinh viên du học ở các nước khác trên thế giới

Đối với một số nước khác như: Thái Lan, Srilanka, Nhật Bản… tiếp nhận sinh viên trên thế giới đến theo học, do đó đầu vào chương trình Cử nhân Phật học bắt buộc phải am hiểu Tiếng Anh Do vậy, trong chương trình đào tạo, việc giảng dạy bằng Tiếng Anh là bắt buộc Một số trường đào tạo Phật học tại Đài Loan cho phép sinh viên được chọn chương trình đào tạo bằng Tiếng Anh hoặc tiếng Hoa Mặc dù được phép lựa chọn, nhưng môn Tiếng Anh vẫn là môn học bắt buộc cho sinh viên, dù sinh viên có chọn học bằng Tiếng Hoa

Tác giả Phan Anh Được trong bài viết: “Introduction of English into Biddhist

schools of Vietnam problems and its solutions” có nhận xét: “Nowadays, it can be said due to lack of Buddhist english in Vietnamese Buddhist schools the attraction of Vietnamese Buddhism towards foreigners is regarded as a limited level Therefore, the most relevant solution for the development of Buddhist English in Buddhist schools is

to compose special textbooks of Buddhist English for all levels of Buddhist Schools in Vietnam.” [7, p 33723]

Tạm dịch:

“Ngày nay, có thể nói rằng do thiếu hụt Tiếng Anh Phật giáo trong các trường

Phật học ở Việt Nam, điều này làm hạn chế thu hút đối với người nước ngoài Do đó,

Trang 19

giải pháp hợp nhất cho sự phát triển Tiếng Anh Phật giáo trong các trường Phật học chính là công tác biên soạn giáo trình bằng Tiếng Anh Phật giáo cho tất cả các trình

độ trong hệ thống giáo dục Phật học”

Từ góc độ tìm ra giải pháp để nâng cao trình độ Tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo Phật học là điều cần thiết Tác giả nghiên cứu về các chương trình đào tạo trong hệ thống Phật học Việt Nam từ Trung Cấp, Cao Đẳng cho đến Học viện, từ đó đề xuất một số biện pháp Và giáo trình bằng Tiếng Anh là một trong những sự lựa chọn của tác giả để nâng cao trình độ Tiếng Anh

Tác giả Đặng Thị Phượng trong bài nghiên cứu: “The problems facing Highet

Buddhist Education in Vietnam and Possible solutions” có nhận xét rằng: “I would like

to make a recommendation that prospective students acquire a level of fluency in a language other than their native tongue that is at least comparable to the level of an intermediate speaker before enrolling in Buddhist institutions (English, Chinese or Pali).” [8, p 859]

Tạm dịch:

“Tôi muốn đưa ra một đề xuất rằng, sinh viên cần thành thạo một ngôn ngữ khác

ngôn ngữ mẹ đẻ, trước khi tham gia học tập tại các trường Phật học (chẳng hạn Tiếng Anh, Tiếng Hoa, Tiếng Pali)”

Dựa vào phần trích dẫn trên, tác giả cho rằng chất lượng đầu vào của TNS tại các trường Phật giáo ở Việt Nam cần cải thiện Trước hết là cần xây dựng một khung chất lượng chuẩn cho TNS, khung chuẩn này có thể dựa vào một khung chất lượng có sẵn hoặc các trường Phật giáo tự xây dựng một chuẩn dựa theo yêu cầu của Học viện Từ

đó nâng cao chất lượng giảng dạy Tiếng Anh trong quá trình đào tạo của Học viện Phật giáo tại Việt Nam

Như vậy, trong chương trình đào tạo hệ Cử nhân Phật học ở các nước trên thế giới, đều chú trọng đến ngoại ngữ, đặt biệt là Tiếng Anh Đối với một số nước thì môn Tiếng Anh là môn học bắt buộc Trong chương trình đào tạo tại Học viện PGVN tại

Hồ Chí Minh, Tiếng Anh được xem như một môn học bắt buộc đối với tất cả TNS viên, kể cả những TNS viên đang theo học ngành Tiếng Trung, Sanskrit hoặc Pali Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong các cơ sở đào tạo Phật học trong và ngoài nước

1.1.2 Những nghiên cứu trong nước

Hiện nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng đào tạo cũng như nâng cao chất lượng đào tạo ở Học viện PGVN

Hội thảo “Giáo dục PGVN – định hướng và phát triển” do Ban Giáo dục Tăng Ni

Trung ương tổ chức tại Hà Nội vào năm 2012 Hội thảo đã thu hút nhiều học giả, nhà nghiên cứu tham gia đóng góp ý kiến để nâng cao chất lượng đào tạo tại các Học viện PGVN Trong các bài nghiên cứu về nâng cao chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo

dục Phật giáo thì có nhiều bài đề xuất nâng cao chất lượng môn ngoại ngữ: “Nhằm

Trang 20

giúp TNS có khả năng sử dụng và phân tích văn bản, cổ ngữ quy định trong chương trình giáo dục Phật học nên bao gồm Pali, Sanskrit, Tạng ngữ và Hán ngữ Ngoài ra, tại các cấp Phật học, Tiếng Anh Phật pháp nên được đào tạo” [9, p 125]

Như vậy, môn ngoại ngữ - đặt biệt là Tiếng Anh đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục Phật học

Trần Văn Cát trong luận án Tiến sĩ ngành Quản lý giáo dục, bảo vệ năm 2016 tại

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội với đề tài: “Quản lý đào tạo tại Học viện PGVN theo

tiếp cận đảm bảo chất lượng” [10] Đây là một công trình được tác giả nghiên cứu khá

kỹ về công tác quản lý đào tạo tại Học viện PGVN Từ thực trạng có được, tác giả đề xuất nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo Với mục tiêu chính của luận án

là công tác quản lý đào tạo, do vậy, tác giả phân tích yếu tố ảnh hưởng, tác động đến công tác quản lý đào tào, chưa đi sâu vào hoạt động giảng dạy ngoại ngữ

Năm 2019, Học viện PGVN đã tổ chức hội thảo: Phật học Việt Nam thời hiện đại:

Bản chất, hội nhập và phát triển Hội thảo thu hút nhiều học giả, nhà nghiên cứu tham

gia với nhiều đề tài hướng đến công tác nâng cao chất lượng giáo dục tại Học viện

PGVN Chẳng hạn như Hà Thị Kim Chi với chủ đề: “Định hướng phát triển chương

trình Anh văn Phật pháp vào các trường Phật học tại Việt Nam” [11, p 449], Thích

Nhật Từ trong bài viết: “Giáo dục Phật học tại Việt Nam: Nhu cầu cải cách toàn diện”

[12, p 9] Ngoài ra, với việc phân tích trên các phương diện khác nhau, nhiều học giả

đề xuất phương pháp khác nhau để nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện PGVN Một mặt chúng tôi thừa kế những công trình nghiên cứu trên, mặt khác tự mình tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những giải pháp có giá trị nhất

Thái Cao Đa trong luận án tiến sĩ ngành Quản lý Giáo dục, bảo vệ năm 2020 tại

Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam với đề tài: “Quản lý chương trình đào tạo ở

Học viện PGVN Thành phố Hồ Chí Minh” [13] Luận án được chia thành 4 chương,

trong đó chương 3 đề cập đến thực trạng quản lý chương trình đào tạo tại Học viện PGVN TP Hồ Chí Minh Đây là một công trình nghiên cứu rất có giá trị về hướng đề xuất những giải pháp để quản lý chương trình đào tạo tại Học viện PGVN TP Hồ Chí Minh Tuy nhiên, với mục đích xây dựng chương trình đào tạo, do vậy, luận án đi sâu vào phân tích chương trình đào tạo ở những môn học chuyên ngành Phật học, còn môn ngoại ngữ, được xem như một môn học cơ bản thì chưa được tác giả đề cập và phân tích sâu sắc

Nguyễn Văn Trung với luận văn thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục, được bảo vệ

năm 2022 tại Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng, với đề tài: “Quản lý đào tạo TNS ở

Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh” [14] Tác giả đã khảo sát thực trạng

công tác quản lý đào tạo TNS tại Học viện PGVN tại thành phố Hồ Chí Minh, với việc khảo sát hơn 90 khách thể liên quan đến công tác quản lý đào tạo Tác giả là một tu sĩ Phật giáo, cũng đã có thời gian tham gia học tập tại Học viện, chính vì thế, những nhìn nhận, phân tích của công trình này khá chân thực, đi sâu vào thực trạng quản lý của

Trang 21

Học viện Mặc dù có những thuận lợi như trên, nhưng với mục đích phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp cho công tác quản lý đào tạo, chính vì thế đánh giá về hoạt động giảng dạy môn ngoại ngữ chỉ được tác giả trình bày sơ lược

Ngoài những công trình nghiên cứu công tác quản lý đào tạo, chương trình giảng dạy tại Học viện PGVN, chúng tôi còn tìm thấy nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động giảng dạy, vai trò môn Tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục Có thể kể một số như: Trần Thị Ngọc Liên trong luận văn thạc sĩ ngành Quản lý Giáo dục, bảo vệ năm 2012

tại Trường Đại học Đà Nẵng, với đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn

Tiếng Anh tại Trường Đại học Đông Á – Đà Nẵng” [15], Huỳnh Minh Khánh với luận

văn thạc sĩ ngành Quản lý Giáo dục, bảo vệ năm 2021 tại Trường Đại Học Sư Phạm

Đà Nẵng, với đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại

ngữ trên địa bàn Quận 12 TP.Hồ Chí Minh” [16], Hoàng Thị Cẩm Nhung với luận

văn thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục, bảo vệ năm 2022 tại Trường Đại Học Khoa học

Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh với đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học Tiếng

Anh tại Trung tâm ngoại ngữ Hoàng Gia, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh” [17]…

Ngoài ra, chúng tôi còn tìm thấy một số nghiên cứu về nâng cao chất lượng hoạt động dạy học Tiếng Anh tại các trường Đại học như: Lâm Quang Đông với bài:

“Giảng dạy Tiếng Anh không chuyên: Chuyển biến và định hướng” được in trong Tạp

chí ngôn ngữ và đời sống số 229 Hội thảo khoa học tại Trường Đại học Nha Trang

năm 2016 với chủ đề: “Giải pháp nâng cao chất lượng Tiếng Anh chuyên ngành cho

sinh viên không chuyên ngữ” Trương Tố Loan với đề tài: “Thực trạng quản lý hoạt động học tập Tiếng Anh của sinh viên một số trường đại học không chuyên ngữ ở Hà Nội đáp ứng chuẩn đầu ra” được in trong Tạp chí giáo dục số 1 tháng 5/2020 Hội

thảo “Triển khai chuẩn đầu ra ngoại ngữ trình độ đại học tại Đại học Quốc gia Thành

phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp” do Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí

Minh tổ chức vào 2021…

Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu được xem xét trên đây đều cho thấy sự cần thiết của môn học Tiếng Anh trong chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục Phật học, đã nhận rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới

và trong nước; đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận làm nền tảng cho khung luận văn như: Hệ thống hóa lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường đại học nói chung và các cơ sở giáo dục Phật học nói riêng Ngoài ra, các nghiên cứu cũng khảo sát được thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh các đối tượng khảo sát ở các cơ sở giáo dục đại học khác nhau, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh Trong chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục Phật học, môn Tiếng Anh cũng được đưa vào giảng dạy từ Sơ cấp cho đến bậc Cử nhân Phật học Tuy nhiên, với nhiều lý do chủ quan và khách quan mà chất lượng đào tạo chưa đạt được những kết quả như mong muốn Do đó, để có những biện

Trang 22

pháp, phương án nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh thì cần khảo sát thực trạng một cách chân thực nhất Nhưng điều này, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề này một cách chi tiết Thông qua các nghiên cứu

kể trên, tác giả có thể tiếp thu và kế thừa kết quả nghiên cứu đi trước về hệ thống hóa

về lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở thực hiện đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh” 1.2 Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1 Quản lý và quản lý đào tạo

Có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa Quản lý, tùy theo quan điểm và góc

nhìn khác nhau mà hình thành nên những khái niệm khác nhau Chúng ta có thể kể đến

một số định nghĩa về Quản lý như sau:

Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những

yêu cầu nhất định Là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những điều kiện nhất định” [18, p 772]

Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng

của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức” [19,

p 176]

Trần Kiểm định nghĩa như sau: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý

trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [20, p 22]

Nguyễn Hồng Tây trong Luận án tiến sĩ ngành Quản lý Giáo dục đưa ra định

nghĩa như sau: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công

việc của các thành viên thuộc một hệ thống/ đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định” [21, p 17]

Trần Thị Tuyết Mai trong tài liệu giảng dạy Cao học Quản lý giáo dục định nghĩa:

“Quản lý là một quá trình hoạt động của chủ thể quản lý bằng cách thực hiện tổ chức

các chức năng quản lý, lựa chọn, sử dụng các phương pháp quản lý trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý để tác động đến đối tượng quản lý nhằm dưa hệ thống quản lý đến mục tiêu đề ra” [22, p 7]

Dựa vào những định nghĩa trên, tác giả hiểu rằng: “Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, nhằm liên kết, định hướng và phối hợp với từng cá nhân trong tập thể Qua đó, hướng đến đạt được các kết quả nhất định, tạo ra

sự phát triển hướng tới mục tiêu chung đã đề ra trong quản lý thông qua việc thực hiện các chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và đánh giá”

Sau khi tìm hiểu khái niệm quản lý, tác giả tiếp tục phân tích khái niệm quản lý đào tạo để tìm hiểu chức năng của quản lý đối với hoạt động đào tạo

Lê Quang Sơn cho rằng: “Quản lý đào tạo là quá trình tác động có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể quản lý (gồm các cấp quản lý khác nhau từ Ban giám hiệu, các

Trang 23

Phòng, Khoa, đến Tổ bộ môn và từng GV) lên các đối tượng quản lý (bao gồm GV, SV, CBQL cấp dưới và CB phục vụ đào tạo) thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường” [23, p 125]

Cùng quan điểm với ý kiến trên, Nguyễn Thị Hồng Vân trong Luận án Tiến sĩ

Quản lý Giáo dục, cho rằng: “Quản lý đào tạo là quá trình tác động có hướng đích của

chủ thể quản lý đào tạo ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các yếu tố của quá trình đào tạo cũng như quy trình đào tạo nhằm đạt đến mục tiêu đào tạo đã đề ra” [24,

p 8]

Ở một góc độ khác, Trần Văn Cát cho rằng: “Quản lý đào tạo là một quá trình

mà trong đó diễn ra các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo của toàn hệ thống theo khoa học và cấu trúc nhất định nhằm đạt được các mục tiêu của cơ sở đào tạo” [10, p 32]

Sau khi tham khảo và phân tích các định nghĩa trên, tác giả hiểu rằng: “Quản lý đào tạo là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp quản lý khác nhau đến tất cả các yếu tố bên trong (đầu vào, quá trình và đầu ra) cũng như các yếu tố bên ngoài (nghiên cứu khoa học và nhu cầu xã hội) nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra và đảm bảo sự vận hành ổn định của tổ chức trong hệ thống giáo dục quốc gia”

1.2.2 Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm hoạt động dạy học:

Phạm Viết Vượng đưa ra khái niệm về hoạt động dạy học: “Dạy học là một quá

trình hoạt động bao gồm hai chủ thể, trong đó giáo viên sẽ tổ chức, hướng dẫn và điều khiển còn học sinh tiếp thu và rèn luyện hướng đến hình thành kỹ năng cũng như tạo lập thái độ sống tốt đẹp” [25, p 58]

Tác giả đề cập đến quá trình hoạt động dạy và học, bao gồm giáo viên và học sinh, trong đó giáo viên chịu trách nhiệm định hướng, điều khiển, trong khi đó học sinh tự xây dựng khả năng tiếp thu, kỹ năng học tập của chính bản thân

Theo Trần Thị Tuyết Oanh và nhóm cộng sự đưa ra khái niệm về hoạt động dạy

học: “Hoạt động dạy học bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học luôn thống nhất

biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau nên quá trình dạy học chỉ diễn ra khi có hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh” [26, p 15]

Tác giả đề cập đến hoạt động dạy và học cần có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên thì không thể cấu thành hoạt động dạy và học

Đặng Vũ Hoạt khái niệm hoạt động dạy: “Là hoạt động giáo viên nhằm tạo ra,

tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của học sinh, nhờ đó mà ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của người học” [27, p 112]

Trang 24

Song song đó, hoạt động học: “Là một hoạt động của học sinh nhằm chiếm lĩnh

giá trị tri thức văn hóa của nhân loại, nhờ đó mà hình thành và phát triển những năng lực và nhu cầu của mỗi người” [27, p 113]

Như vậy, hoạt động dạy học là sự thống nhất biện chứng của hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh; nó được thực hiện bằng sự tương tác có tính chất cộng đồng và hợp tác giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, tuân theo lôgic khách quan của nội dung dạy học Trên cơ sở kế thừa những khái niệm trên, tác giả hiểu rằng: “Hoạt động dạy học là hoạt động phối hợp tương tác và thống nhất giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm thực

hiện quá trình dạy học và đạt được mục tiêu dạy học Hoạt động dạy học là sự thống

nhất biện chứng của hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh; nó được thực hiện bằng sự tương tác có tính chất cộng đồng và hợp tác giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, tuân theo lôgic khách quan của nội dung dạy học”

Quản lý hoạt động dạy học

Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lý hoạt động giảng dạy là gồm các hoạt động:

quản lý thực hiện nội dung chương trình giảng dạy, quản lý thực hiện nề nếp giảng dạy, quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý thực hiện hai tốt: dạy tốt và học tốt, quản lý đảm bảo chất lượng” [28, p 75]

Lê Quang Sơn phân tích về hoạt động dạy học tại trường Đại học: “Giáo viên là

chủ thể, giữ vai trò trong quá trình đào tạo Giáo viên bằng hoạt động dạy của mình tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động học của sinh viên, đảm bảo cho sinh viên thực hiện đầy đủ và có chất lượng cao những yêu cầu đã được quy định phù hợp với mục tiêu đào tạo” [23, p 127]

Từ định nghĩa trên, quản lý hoạt động dạy bao gồm các nội dung: quản lý việc giảng dạy thực hiện quy chế đào tạo; quản lý việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương pháp hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Từ đó, những nội dung quản lý hoạt động học của sinh viên bao gồm; đảm bảo sinh viên thực hiện đầy đủ, chính xác quy chế học tập và rèn luyện đã thống nhất; đổi mới phương pháp học tập; xây dựng phương pháp tự kiểm tra, tự đánh giá phù hợp; hướng dẫn sinh viên xây dựng mục tiêu và kế hoạch học tập cá nhân

Phạm Thị Hồng đánh giá quản lý hoạt động giảng dạy: “Quản lý việc chuẩn bị

giảng dạy của giảng viên, quản lý việc thực hiện giảng dạy trên lớp của giảng viên, quản lý việc kiểm tra, đánh giá của GV về kết quả học tập của học viên” [29, p 84]

Như vậy, dựa vào phân tích trên, tác giả hiểu rằng: “Quản lý hoạt động dạy học

là chủ thể quản lý thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức hoạt động dạy học, chỉ đạo hoạt động dạy học và kiểm tra-đánh giá hoạt động dạy học nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh theo mục tiêu đào tạo nhà trường”

Trang 25

Từ phân tích trên, quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh đó là việc chủ thể quản lý thực hiện xây dựng, kế hoạch dạy học, tổ chức hoạt động dạy học, chỉ đạo hoạt động dạy học môn tiếng Anh, chỉ đạo hoạt động dạy học môn tiếng Anh, kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động dạy học môn tiếng Anh, nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường

1.2.3 Hoạt động dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam

Dựa vào định nghĩa về hoạt động dạy học, đó là quá trình tương tác giữa GV

và TNS

Hoạt động dạy của giảng viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam

Trần Văn Cát nhận xét: “Giảng sư được xem là một trong những yếu tố hàng

đầu quyết định việc hướng dẫn tu học cho TNS, họ phải luôn được hoàn thiện kiến thức chuyên môn, tính sư phạm trong giảng dạy, tự trau dồi thân giáo làm mô phạm cho học viên noi gương” [10, p 50]

Như vậy, GV là yếu tố quan trọng trong hoạt động dạy học, ở trong môi trường Học viện PGVN, GV còn là người vừa truyền trao kiến thức, cũng là người truyền trao đạo đức, làm mô phạm cho sinh viên noi theo Chính vì vậy, vai trò GV trong môi trường giáo dục của Học viện PGVN rất quan trọng GV phải là người hội đủ 2 yếu tố:

kiến thức và đạo đức Trong Quy định của Học viện có yêu cầu giảng viên: “Giảng

viên của Học viện, ngoài yêu cầu văn bằng thích hợp và kiến thức chuyên môn, phải là người gương mẫu về đời sống đạo đức và có tư cách nhân thân trong sáng” [30, p 21]

Công tác tuyển dụng GV tham gia giảng dạy, phải đáp ứng đủ yêu cầu của Bộ GDĐT và quy định tại Học viện PGVN Hiện nay, GV tại Học viện PGVN vừa có Tăng Ni và Cư sĩ tham gia giảng dạy Với những Tăng Ni đã tốt nghiệp Thạc sĩ và Tiến sĩ trong và ngoài nước, Học viện luôn có những chính sách thu hút, đào tạo và bồi dưỡng để trở thành lực lượng GV cơ hữu của Học viện Học viện đã liên kết cùng với một số trường Đại học trong và ngoài nước, do vậy, đối với những môn học thuộc kiến thức thế học, Học viện thường xuyên thỉnh mời các GV tại các cơ sở này để tham gia giảng dạy Chẳng hạn, tại Học viện PGVN tại TP.Hồ Chí Minh, liên kết với Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh… Từ đó, số lượng GV tại Học viện rất phong phú, đa dạng, với nhiều GV trong, ngoài nước và cả Tu sĩ và

Cư sĩ tham gia

Ngoài việc tuyển dụng GV được chú trọng, công tác bồi dưỡng cũng được Hội đồng điều hành quan tâm Hàng năm, Học viện thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho GV đang tham gia công tác giảng dạy Để nâng cao kinh nghiệm nghiên cứu, công bố các công trình nghiên cứu, Học viện thường lên

kế hoạch và tổ chức các buổi Hội thảo khoa học Đây là cơ hội để GV và TNS tham gia nghiên cứu khoa học

Nhận thấy tầm quan trọng của giảng viên, do đó, bắt đầu từ khâu tuyển dụng, cho đến đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và nghiên cứu khoa học của giảng viên,

Trang 26

Hội đồng điều hành Học viện đều nghiêm túc thực hiện từng công tác Nhờ đó, chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao, nội dung hướng đến người học Mỗi khoa chịu trách nhiệm trước Hội đồng điều hành về chất lượng giảng dạy, chương trình môn học, số tiết học trên lớp và công tác phân công GV tham gia dạy học Do đó, trước mỗi khóa học, các khoa bắt đầu xây dựng chương trình môn học cho từng khoa, từng môn học, sau đó nộp lên cho Hội đồng điều hành tại Học viện

Về chương trình giảng dạy hệ Cử nhân Học viện PGVN, GV phải hoàn thành

số lượng tiết học trên lớp, cùng với đó là thời lượng tự nghiên cứu dành cho TNS Ngoài ra, GV cần hướng dẫn TNS có phương pháp tu tập, áp dụng kiến thức đã học vào chính đời sống tu tập của bản thân

Hoạt động học của Tăng Ni sinh ở Học viện Phật giáo Việt nam

Để có thể tham gia học tập tại Học viện PGVN, TNS cần tự trang bị những kiến thức nền tảng, kiến thức phổ thông đủ để hoàn thành chương trình thi đầu vào của Học viện Đối với kiến thức Phật học, TNS cần hoàn thành chương trình học Trung cấp Phật học Nắm vững kiến thức cơ bản về lịch sử Phật giáo và một số vấn đề về giáo lý Đối với kiến thức thế học, TNS cần hoàn thành tối thiểu chương trình Phổ thông Đây

là những kiến thức, bằng cấp nền tảng mà TNS cần phải có để tham gia thi đầu vào chương trình học tại hệ Cử nhân Phật học Việt Nam Ngoài ra, TNS cần tự bổ sung kiến thức về cổ ngữ và sinh ngữ: Cổ ngữ bao gồm: Hán cổ, Pali, Sanskrit… Sinh ngữ bao gồm: Tiếng Hoa, Tiếng Anh…

Một trong những yêu cầu của TNS đó là đạo đức, đây chính là điều quan trọng đối với một Tu sĩ Do đó, không thể thiếu trong con người Tu sĩ là đạo đức, đạo đức ở

đây thể hiện 2 khía cạnh: Giới luật và đạo đức Ngoài ra, TNS cũng là những công dân

của xã hội, do đó, cần phải là một người có đạo đức Một người Tu sĩ chân chánh là một người có đạo đức, là một khuôn mẫu để nhiều người noi theo Do đó, không thể thiếu là đạo đức của một người Tu sĩ Chính vì thế, TNS cần phải là một người giữ giới và có đạo đức

Để có thể đáp ứng yêu cầu học tập tại Học viện PGVN, TNS phải hoàn thành các môn trong chương trình học Ngoại trừ khoa Trung văn và Anh Văn Phật pháp, tất

cả các khoa đều học chương trình đại cương trong 2 năm đầu, 2 năm sau đó là các môn học chuyên ngành Do đó, TNS phải xác định Khoa để chọn một cách phù hợp nhất

với bản thân

1.2.4 Mục tiêu đào tạo của Học viện Phật giáo Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam có 04 cơ sở giáo dục thuộc sự quản lý của Giáo hội PGVN được phép đào tạo hệ Cử nhân Phật học, đó là: Học viện PGVN tại Hà Nội, Học viện PGVN tại Huế, Học viện PGVN tại TP.Hồ Chí Minh và Học viện PGVN tại Cần Thơ Mục tiêu chính của công tác đào tạo hệ Cử nhân Phật học tại Việt Nam đó là xây dựng một đội ngũ Tăng Ni tài đức song toàn, có thể đáp ứng những yêu cầu của xã hội

Trang 27

Mục tiêu đào tạo của Học viện PGVN là nhằm đào tạo một thế hệ công dân đức trí song toàn để kế thừa, phát triển đạo Phật và con đường giáo dục Phật giáo Học viện PGVN nỗ lực xây dựng môi trường giáo dục Phật học tiên tiến và nhiều ngành học khác, góp sức thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, gắn kết việc ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, giải quyết các vấn nạn khổ đau của con người Nhận thức được tầm quan trọng của Tăng Ni đối với sự phát triển Phật giáo trong và ngoài nước, Học viện đã xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với xu thế thời đại, có thể đào tạo được đội ngũ TNS sau khi tốt nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu của xã hội, ngay từ khâu tuyển sinh đầu vào, quá trình đào tạo và kiểm tra chất lượng đầu ra cần được Học viện tổ chức một cách nghiêm túc

1.3 Lý luận về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN

1.3.1 Vai trò cần thiết của hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

Môn Tiếng Anh là một trong những môn học quan trọng và cần thiết ở chương trình đào tạo hệ Cử nhân Phật học ở Học viện PGVN Dạy học môn Tiếng Anh không chỉ giúp TNS hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng Tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung, để sống và làm việc hiệu quả hơn,

để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời và để nghiên cứu kinh điển trong và ngoài nước Dạy học môn Tiếng Anh còn cung cấp cho TNS một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp TNS trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân Thông qua việc học Tiếng Anh và tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, TNS có thể hiểu rõ hơn, thêm yêu ngôn ngữ và nền văn hóa của dân tộc mình Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh chương trình đào tạo hệ Cử nhân Phật học ở Học viện PGVN, TNS có thể:

- Sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi và thường nhật

- Có kiến thức cơ bản về Tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua Tiếng Anh, có hiểu biết về đất nước, con người, nền văn hoá của các quốc gia nói Tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới TNS có thể đọc, nghiên cứu các kinh điển Nguyên Thủy và Đại thừa được viết bằng Tiếng Anh

- Có thái độ tích cực đối với môn học và việc học Tiếng Anh, bước đầu biết sử dụng Tiếng Anh để tìm hiểu các môn học khác trong chương trình đào tạo hệ Cử nhân Phật học ở Học viện PGVN

- Hình thành và áp dụng các phương pháp và chiến lược học tập khác nhau để phát triển năng lực giao tiếp bằng Tiếng Anh trong và ngoài lớp học, quản lý thời gian học tập và hình thành thói quen tự học

Trang 28

1.3.2 Mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh

Cùng với sự phát triển của xã hội, yêu cầu của xã hội về năng lực của một người

Tu sĩ ngày càng được nâng cao, chính vì thế, chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục Phật học cũng cần có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thời đại Đối với yêu cầu của một người Tu sĩ sau khi học xong chương trình Cử nhân Phật học với mục tiêu là đào tạo Tăng Ni có khả năng về kiến thức Phật học và thế học, cùng với đó là việc ứng dụng nền tảng kiến thức đó vào đời sống Trong yêu cầu của Bộ GDĐT về mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra là: “Là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ

tự chủ và chịu trách nhiệm cá nhân mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở giáo dục cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện” [31, p 12]

Với mục đích đào tạo TNS có đủ năng lực để nghiên cứu kinh điển trong và ngoài nước, Hội đồng điều hành Học viện đã đưa môn Tiếng Anh vào chương trình hệ đào tạo Cử nhân Phật học trong Học viện PGVN Việc đưa môn Tiếng Anh vào chương trình hệ Cử nhân Phật học cũng thể sự bắt nhịp của môi trường đào tạo Phật học với nhu cầu xã hội Mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh trong chương trình Cử nhân Phật học, thể hiện sự cam kết của Học viện với người học và với xã hội, đó là:

- Nâng cao kiến thức Phật học và Thế học cho TNS thông qua hoạt động học môn Tiếng Anh Hiện nay, Học viện PGVN đã liên kết với nhiều cơ sở đào tạo trên thế giới, không chỉ những cơ sở đào tạo Phật học mà còn liên kết với những trường đào tạo kiến thức Thế học; có đủ kiến thức để truyền bá Phật pháp Do vậy, trong quá trình hoằng pháp cần sử dụng Tiếng Anh thì TNS cũng có đủ kiến thức, kinh nghiệm và khả năng nghiên cứu

- Nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Anh với 04 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, TNS

có thể đọc, nghiên cứu sách báo được viết bằng Tiếng Anh, ngoài ra, người học có nền tảng Tiếng Anh để giao tiếp với nhau TNS phải đạt được các kỹ năng chủ yếu sau: Khả năng NÓI và diễn đạt để người khác hiểu được trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc; Khả năng NGHE và hiểu thông tin người khác diễn đạt trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc; Khả năng ĐỌC và hiểu thông tin trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc; Khả năng VIẾT

và diễn đạt để người khác hiểu trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc

- Phục vụ việc học và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao giá trị của Phật giáo trong và ngoài nước Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh giúp cho TNS có kiến thức nền tảng về Tiếng Anh để nghiên cứu các tác phẩm chuyên ngành Phật học Từ đó, TNS có đủ khả năng dịch thuật, giảng dạy, đi ra nước ngoài du học hoặc học lên những chương trình cao hơn có yêu cầu về Tiếng Anh

- Truyền thông học thuật nhằm đưa hình ảnh đạo Phật truyền bá rộng khắp trong

và ngoài nước Sau khi học xong các môn cơ bản về ngữ pháp Tiếng Anh trong những

Trang 29

học kỳ đầu tiên, TNS được tiếp xúc với từ vựng, giao tiếp Tiếng Anh chuyên ngành Phật học TNS có thể đọc, nghiên cứu các kinh điển Nguyên Thủy và Đại thừa được viết bằng Tiếng Anh, đưa hình ảnh đạo Phật truyền bá rộng khắp trong và ngoài nước

- Ứng dụng vào đời sống: một trong những điều giúp cho Phật giáo tồn tại lâu dài

đó chính là giá trị thực hành ngay trong đời sống hiện tại

Như vậy, mục tiêu về kiến thức môn Tiếng Anh hệ Cử nhân Phật học tại Học viện PGVN giúp TNS có kiến thức nền tảng về Tiếng Anh, song song với đó là khả năng nghiên cứu, đọc các tác phẩm chuyên ngành Phật học Từ đó, TNS có đủ khả năng dịch thuật, giảng dạy, đi ra nước ngoài du học hoặc học lên những chương trình cao hơn có yêu cầu về Tiếng Anh

1.3.3 Nội dung hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

Học viện PGVN là một trong những trường đại học Phật giáo đầu tiên đào tạo trình độ cử nhân Phật học cho TNS, tổ chức các hoạt động dạy học với mục tiêu đào tạo TNS có đức trí song toàn để kế thừa, phát triển Đạo Phật và con đường giáo dục Phật giáo cho Giáo hội PGVN để phụng sự Giáo hội và Đất nước Bản chất của hoạt động dạy học môn Tiếng Anh là sự thống nhất biện chứng của hoạt động dạy môn Tiếng Anh của GV và hoạt động học môn Tiếng Anh của TNS; nó được thực hiện bằng sự tương tác có tính chất cộng đồng và hợp tác giữa hoạt động dạy của GVvà hoạt động học của TNS, tuân theo lôgic khách quan của nội dung dạy học môn Tiếng Anh

Chương trình đào tạo hệ Cử nhân Phật học và môn học Tiếng Anh

Hiện nay Học viện PGVN thực hiện đào tạo theo tín chỉ Với hệ đào tạo Cử nhân Phật học, TNS phải hoàn thành 129 tín chỉ (có thể nhiều hoặc ít hơn 05 tín chỉ tùy theo chuyên ngành) mới được tốt nghiệp Trong đó gồm:

Khối kiến thức đại cương 24 tín chỉ Các môn học đại cương phần lớn là các môn

học xã hội học thuộc học phần học kỳ 1 và 2 đào tạo các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương gồm 24 tín chỉ nhằm cung cấp kiến thức nền tảng liên ngành cho các khoa từ các môn khoa học cho đến các môn nhân văn xã hội do Bộ GDĐT quy định về các môn học đại cương chung cho các ngành xã hội

Khối kiến thức cơ sở ngành 27 tín chỉ Các môn cơ sở là giáo lý nền tảng của

người xuất gia cần phải học, thuộc học phần học kỳ 3 và 4 tiếp tục học các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành gồm 27 tín chỉ thuộc về các môn học đại cương về Phật học như là kiến thức căn bản mà bất kỳ một sinh viên Phật học nào cũng cần nắm vững

Khối kiến thức chuyên ngành Phật học 48 tín chỉ Các môn học chuyên ngành

của các khoa mà do TNS đăng ký chọn ngành và khoa mà mình yêu thích nhất trong các ngành Phật học, thuộc học phần học kỳ 5,6,7 và 8 học các học phần bắt buộc cho mỗi nhóm chuyên ngành Phật học của mỗi khoa là 48 tín chỉ, nhằm nắm vững cung cấp khối kiến thức nền tảng và chuyên sâu về một lãnh vực nghiên cứu Phật học

Trang 30

Khối kiến thức cổ ngữ chuyên ngành 12 tín chỉ Các môn học về cổ ngữ do TNS

được chọn 1 trong 4 cổ ngữ mà mình thích: Phạn, Pali, Hán cổ và Tây Tạng, để hỗ trợ

về ngôn ngữ Phật học, nguồn gốc kinh điền Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa, sinh viên phải hoàn tất 12 tín chỉ cổ ngữ chuyên ngành Phật học Kiến thức cổ ngữ Phật học có thể giúp cho TNS đào sâu vào văn bản gốc Phật học để có thể trở thành những nhà nghiên cứu chuyên sâu vào lãnh vực Phật học

Khối kiến thức ngoại ngữ, thuật ngữ Phật học 12 tín chỉ Ngoài 12 tín chỉ chuyên

ngành cổ ngữ Phật học, TNS còn có cơ hội học thêm 12 tín chỉ ngoại ngữ khác nữa để

hỗ trợ vốn kiến thức sinh ngữ TNS còn học thêm 12 tín chỉ Phật học Tiếng Anh hoặc Tiếng Hoa, nhằm tiếp cận nguồn tài liệu và tham khảo bằng ngôn ngữ quốc tế Tiếng Anh hoặc Tiếng Hoa, đồng thời hỗ trợ TNS khi tốt nghiệp muốn đi du học các nước trên thế giới đào tạo về ngành Phật học như: Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Hàn Quốc, Nhật Bản… Trong 12 tín chỉ dành cho Anh văn Phật pháp, được chia thành 06 kỳ học:

Bảng 1.1: Danh sách môn học Tiếng Anh ở các kỳ

Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh bao gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng là hoạt động dạy môn Tiếng Anh của GV và hoạt động học môn Tiếng Anh của TNS

Hoạt động dạy môn Tiếng Anh của GV

Hoạt động dạy môn Tiếng Anh là sự tổ chức, điều khiển tối ưu quá trình người học lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng Tiếng Anh cho người học Vai trò chủ đạo của hoạt động dạy môn Tiếng Anh với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển quá trình học tập của TNS, giúp cho họ nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ Hoạt động dạy có chức năng kép truyền đạt và điều khiển Nội dung dạy học

Trang 31

môn Tiếng Anh được thực hiện trong một môi trường thuận lợi, chính là trường học, ở

đó được thực hiện một nội dung chương trình qui định, phù hợp với từng chuyên ngành và trình độ đào tạo

Hoạt động dạy môn Tiếng Anh của GV thực chất gồm hai hoạt động:

- Giảng viên nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, trình độ TNS, điều kiện của giảng viên, tài liệu tham khảo, nắm vững các phương pháp dạy, lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với các điều kiện trên Trên cơ sở đó GV xây dựng kế hoạch giảng dạy môn học, giáo án thích hợp nhất để dạy từng bài cụ thể cho từng lớp, lập sổ tay giáo viên (Sổ theo dõi chuyên cần, điểm của HS, ghi chép, dự giờ ), lập hồ sơ nghiên cứu khoa học (Đăng ký đề tài, đề cương nghiên cứu, tư liệu và kết quả nghiên cứu)

- Giảng viên thực hiện giờ dạy trên lớp, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

và thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập GV nêu vấn đề, giảng dạy kiến thức mới, rèn luyện đủ 04 kỹ năng cần thiết để sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp và nghiên cứu, củng cố kiến thức, hướng dẫn TNS tự học Trong quá trình giảng dạy, các hoạt động của giáo viên được phối hợp nhịp nhàng với hoạt động của TNS GV càng tăng cường việc hướng dẫn chỉ đạo thì TNS càng có nhiều thời gian hoạt động tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành phối hợp hoạt động với TNS trên lớp, đây là quá trình giảng dạy của GV

Để giảng dạy cho TNS 04 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết, chương trình giảng

dạy bắt đầu từng kỹ năng trong chương trình học Trong 04 kỹ năng đó, đối với những

TNS năm nhất thì kỹ năng đọc – viết là quan trọng nhất, do vậy, GV có những hoạt động dạy học phù hợp với mục tiêu này; trong năm 2, 3 thì kỹ năng: nghe – nói, cần

được giảng dạy Sau khi TNS đã có được kiến thức nền tảng về từ vựng và ngữ pháp,

thì tiếp tục giảng dạy nghe – nói Như vậy, TNS có đủ 4 kỹ năng cần thiết để sử dụng

Tiếng Anh trong giao tiếp và nghiên cứu.Với môi trường giảng dạy tại Học viện, GV cần chuẩn bị hệ thống từ vựng chuyên ngành Phật học, tôn giáo để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của TNS Ngoài việc giảng dạy kiến thức ngoại ngữ, GV còn bổ sung kiến thức về văn hóa, con người, tín ngưỡng, tôn giáo ở một số nước trên thế giới

Từ đó, TNS vừa có thêm từ vựng, cũng vừa có thêm lượng kiến thức cần thiết để có thể định hướng du học sau khi tốt nghiệp tại Học viện

Như vậy, hoạt động dạy Tiếng Anh của GV, bao gồm những hoạt động: Thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy; Thực hiện hồ sơ chuyên môn như kế hoạch giảng dạy môn học; soạn giáo án; Sổ tay giáo viên (Sổ theo dõi chuyên cần, điểm của HS, ghi chép, dự giờ ); hồ sơ nghiên cứu khoa học (Đăng ký đề tài, đề cương nghiên cứu, tư liệu và kết quả nghiên cứu); Thực hiện giờ dạy trên lớp; Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học; Thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập Bằng những hoạt động trên, TNS có thể cảm nhận, ham thích học tập Tiếng Anh như một sở thích và một nhu cầu trong cuộc sống

Trang 32

Hoạt động học môn Tiếng Anh của TNS

Hoạt động học môn Tiếng Anh là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện Vai trò tự điều khiển của hoạt động học môn Tiếng Anh thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo dưới sự điều khiển của GV, nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học bằng hoạt động tự lực, sáng tạo của TNS để đạt được 03 mục đích: kiến thức - kỹ năng - thái độ

Hoạt động học môn Tiếng Anh của TNS có hai chức năng thống nhất là lĩnh hội

và tự điều khiển Nội dung của hoạt động học môn Tiếng Anh của TNS bao gồm toàn

bộ hệ thống khái niệm khoa học của từng bộ môn, với phương pháp phù hợp để biến kiến thức nhân loại thành học vấn của bản thân

Hoạt động học môn Tiếng Anh của TNS bao gồm:

- Phối hợp hoạt động với GV trên lóp, TNS tiếp thu các kiến thức, kỹ năng mới

- TNS tự học ở nhà để hiểu sâu, mở rộng kiến thức, vận dụng kiến thức mới để giải các bài tập TNS ghi nhớ các kiến thức, kỹ năng cơ bản để có thể biểu đạt lại thành lời nói, chữ viết cho GV và người khác hiểu được

Đối với nhiệm vụ học tập của TNS, điều cần thiết là phải xác định nhu cầu học Tiếng Anh của chính bản thân Chỉ khi xác định được mục đích, nhiệm vụ và những mong muốn cần đạt được khi học Tiếng Anh thì TNS mới có động lực và biết được phương pháp học tập của mình Với những hoạt động trên lớp, TNS cần nỗ lực tham gia các hoạt động học tập, sôi nổi đóng góp ý kiến, không thụ động và lười biếng Trước khi lên lớp cần chuẩn bị bài cũ và mới tốt nhất, đây là một cách để sôi nổi hoạt động trên lớp Với đặc thù môi trường giảng dạy về Phật học tại Học viện, chính vì thế khi học Tiếng Anh, để sử dụng và nhớ từ vựng được lâu, TNS cần thường xuyên sử dụng Tiếng Anh vào trong thực tế cuộc sống tu tập, áp dụng thực hành hàng ngày

1.3.4 Phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng Anh

Nguyễn Văn Tuấn khi đánh giá về bản chất của phương pháp giảng dạy:

“Phương pháp giảng dạy của GV là phương pháp điều khiển quá trình nhận thức và

điều khiển việc thực hành của học viên, đảm bảo phù hợp với quy luật nhận thức và các quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo” [34, p 13]

Phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng Anh là những hình thức, cách thức hoạt động giữa GV(người dạy) và TNS (người học) nhằm đạt được các mục tiêu dạy học xác định Đồng thời, phải đảm bảo phù hợp với nội dung và các điều kiện dạy học

cụ thể Đây là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo môn Tiếng Anh Phương pháp dạy học môn Tiếng Anh có hiệu quả thì mới có thể tạo ra sự đam mê, thích thú của cả GV lẫn TNS Chính từ sự hứng thú đó mà GV cũng như TNS

có thể phát huy tối đa những tương tác cùng khả năng để phát triển tư duy một cách tốt hơn Tùy vào mục đích, nội dung của từng bài học, tùy vào trình độ lĩnh hội của TNS

và cách tiếp cận vấn đề mà mỗi GV có cách lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy

Trang 33

học khác nhau như: Phương pháp thuyết trình, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp dạy học bằng tình huống, phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi, dạy học theo dự án, phương pháp bàn tay nặn bột, phương pháp dạy học theo góc… hình thức dạy học trực tiếp; hình thức dạy học trực tuyến; hình thức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp Việc lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học học môn Tiếng Anh cần thoả mãn các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, việc chọn phương pháp, hình thức dạy học phải phù hợp để thực hiện

được mục tiêu dạy học Mục tiêu dạy học có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp GV lập

kế hoạch cho các hoạt động dạy học của mình; tìm hiểu các tài liệu dạy học, là cơ sở xác định các kết quả học tập, kiểm tra, đánh giá người học, người dạy cũng như giá trị của một bài giảng hay CTĐT Việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp sẽ giúp cho GV thực hiện nội dung bài học một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao theo mục tiêu dạy học đã xây dựng trước đó

Thứ hai, việc chọn phương pháp, hình thức dạy học phải tương thích với nội

dung học tập của TNS Để các phương pháp dạy học đạt được hiệu quả cao nhất thì

GV cần xác định cụ thể các nội dung trọng tâm của bài học Trên cơ sở các nội dung,

GV lựa chọn phương pháp phù hợp với từng nội dung bài học Ở đây, GV cần lưu ý có thể sử dụng một phương pháp hoặc song hành nhiều phương pháp để phát huy tối đa hiệu quả truyền đạt nội dung bài học đến TNS

Thứ ba, việc chọn các phương pháp, hình thức dạy học đáp ứng sự hứng thú,

thói quen của TNS và kinh nghiệm sư phạm của giảng viên Việc lựa chọn phương pháp phải phù hợp với kinh nghiệm giảng dạy của mình Tránh trường hợp GVlựa chọn phương pháp giảng dạy và làm khó cho chính bản thân mình khi triển khai trên lớp học

Thứ tư, việc chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với điều kiện dạy học

cụ thể GV cần chủ động lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học, phát huy được hiệu quả của cơ sở vật chất sẵn có của Học viện, nhất là các phương pháp, hình thức dạy học tích cực phù hợp với mục tiêu dạy học, tương thích với nội dung học tập, kích thích được sự hứng thú, thói quen học tập của TNS và kinh nghiệm sư phạm của mình

1.3.5 Môi trường và điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

Để giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh một cách tốt nhất thì yếu tố môi trường và các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN

có ý nghĩa quan trọng, góp phần kích thích, tạo động lực cho CBQL, GV và TNS trong hoạt động dạy và học Môi trường và điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN gồm:

- Môi trường văn hóa sư phạm trong Học viện

Đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN, nếu môi trường văn hóa sư phạm tốt là điều kiện tích cực để tiến hành các mặt

Trang 34

hoạt động dạy học môn Tiếng Anh thuận lợi và ngược lại nếu môi trường văn hóa không lành mạnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN

- Hệ thống văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành

Hệ thống văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành (Bộ GD&ĐT, Giáo hội PGVN)

là cơ sở pháp lý, định hướng cho chủ thể quản lý xây dựng kế hoạch và chỉ đạo cho TCM thực hiện nhiệm vụ của mình Các văn bản này đồng thời giúp cho GVcó nhận thức đầy đủ về mục tiêu hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN, nắm bắt nội dung và thực hiện nhiệm vụ được giao Hướng sự quan tâm của Học viện đến hoạt động dạy môn Tiếng Anh của GVvà hoạt động học môn Tiếng Anh của TNS là điều kiện quan trọng hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN đạt hiệu quả

- Nguồn nhân lực

Trong hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN, nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trong và trực tiếp để đảm bảo hoat động này được thực hiện đúng quy định và hiệu quả Nguồn nhân lực này gồm CBQL, GV và các TNS Nguồn nhân lực phải có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo các tiêu chuẩn của Bô GDĐT, Giáo hội PGVN ban hành Họ cần năm

rõ các quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá và sử dụng chúng một cách phù hợp và khách quan trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

- Cơ sở vật chất, trang thiết bi, các phương tiện phục vụ dạy học

Cơ sở vật chất, trang thiết bi, các phương tiện phục vụ dạy học dạy học môn Tiếng Anh được trang bị đảm bào đầy đủ là điều kiện quan trọng cho hoạt động dạy học môn Tiếng Anh đạt hiệu quả Phòng học đa phương tiện, được kết nối mạng Internet, trang bị máy tính, màn hình và đầu chiếu, phần mềm dạy học Tiếng Anh; các thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ việc dạy học Tiếng Anh; Số lượng TNS cho một lớp học không vượt quá quy định của Bộ GDĐT Đây là điều kiện quan trọng để thầy

và trò thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học

- Tài chính bảo đảm cho hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

Các nguồn lực tài chính phải được sử dụng hợp lý, trên cơ sở quy định tài chính, được cấp theo quy định, hay phân bổ hoặc huy động từ các nguồn lực khác như dự án, chương trình, tài trợ, xã hội hóa giáo dục… một cách hợp pháp

Như vậy môi trường và điều kiện hỗ trợ là những yếu tố có tính chất xúc tác cho hoạt động dạy môn Tiếng Anh của GVvà hoạt động học môn Tiếng Anh của TNS Hoạt động dạy học dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện PGVN cần diễn ra trong môi trường sư phạm, có nguồn nhân lực đảm bảo, được đầu tư đầy đủ trang thiết bị để đảm bảo tốt công tác dạy và học của TNS viên Tạo môi trường học tập tốt sẽ mang lại hiệu quả cao cho công tác giảng dạy và học tập

Trang 35

1.4 Lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện Phật giáo Việt Nam

1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

Dạy học môn Tiếng Anh là hoạt động truyền thụ và lĩnh hội Tiếng Anh một cách có mục đích, chương trình, nội dung, phương pháp, kế hoạch, biện pháp tổ chức

rõ ràng nhằm hình thành ở người học khả năng hiểu biết, tái tạo và sử dụng ngôn ngữ

được học đạt được mục tiêu nhất định “Tiếng Anh có vai trò và vị trí quan trọng trong

đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế Vì biết Tiếng Anh không chỉ là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà biết Tiếng Anh còn là thể hiểu biết sâu sắc hơn nữa về nền văn minh thế giới,

mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu văn hóa và phát triển tiềm năng của mỗi người” (Trần Xuân Bách, Tạp chí Quản lý Giáo dục số 55 - 12/2013)

Dạy học môn Tiếng Anh hệ Cử nhân Phật học tại Học viện PGVN là góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ văn hóa cho TNS; trang bị cho đội ngũ Tăng Ni vốn từ vựng Phật học phong phú để vận dụng trong công việc tu tập, học tập và nghiên cứu Quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh hệ Cử nhân Phật học tại Học viện PGVN thực chất là quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh của giảng viên, quản lý hoạt động học môn Tiếng Anh của TNS và quản lý các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Tiếng Anh

Để kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh nói riêng và kế hoạch đào tạo tổng thể của Học viện đạt được mục tiêu đề ra, hướng đến đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn Học viện cần phải có sự quản lý trong suốt quá trình thực hiện hoạt động dạy môn Tiếng Anh của GV và hoạt động học môn Tiếng Anh của TNS bằng

năng lực và nghệ thuật của nhà quản lý Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý hoạt động dạy

học là một việc khó khăn và phức tạp, vì vậy trong công tác quản lý hoạt động dạy học của cán bộ quản lý đòi hỏi phải vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật”

[32, p 25]

Vai trò quản lý là hết sức quan trọng và cần thiết, mang tính chất quyết định đến việc đạt mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh hệ Cử nhân Phật học tại Học viện PGVN Không có sự quản lý của cán bộ quản lý sẽ khó đảm bảo được việc tổ chức thực hiện dạy học môn Tiếng Anh theo đúng kế hoạch, sử dụng các nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả nhất và mang lại chất lượng dạy học môn Tiếng Anh cao nhất

1.4.2 Xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh

Xây dựng kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu, nhiệm vụ trong một thời gian nhất định (theo tháng, năm học) và lựa chọn các phương thức thực hiện các nhiệm

vụ để đạt các mục tiêu đó Xây dựng kế hoạch là quy định trước xem sẽ phải làm cái gì,

ai làm, làm như thế nào, khi nào làm, cần chuẩn bị nguồn lực nào và dự kiến kết quả Sản phẩm của giai đoạn xây dựng kế hoạch là bản kế hoạch gồm toàn bộ những điều

Trang 36

vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời hạn nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành

Xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh là xây dựng kế hoạch dạy môn Tiếng Anh của GV và học tập môn Tiếng Anh của TNS, bao gồm: kế hoạch thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy của GV; kế hoạch quản lý hồ sơ chuyên môn của GV; về quản lý giờ dạy trên lớp của GV; về đổi mới phương pháp giảng dạy của GV; về đánh giá kết quả học tập; về quản lý học tập trên lớp và hoạt động tự học Tiếng Anh ngoài giờ lên lớp của TNS Muốn xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học, nội dung dạy học, GVvà CBQL cần phải: “nắm vững kế hoạch, chương trình dạy học, quy chế chuyên môn của tổ chuyên môn, tổ chức – hướng dẫn – chỉ đạo chuyên môn, duyệt kế hoạch, chương trình dạy học của tổ chuyên môn và giảng viên, có những phân tích, trao đổi, thống nhất và chấp thuận kế hoạch, chương trình dạy học của các đối tượng, chỉ đạo việc xây dựng thời khóa biểu” [33, p 7]

Để kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Anh đáp ứng với mục tiêu, sát với tình hình thực tế và có tính khả thi, người lãnh đạo cần thực hiện những công việc cơ bản để xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh:

- Tập huấn xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh cho CBQL, GV

Quán triệt đến CBQL, GV về nhiệm vụ, kế hoạch năm học; về nguyên tắc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học; về quy chế chuyên môn của tổ chuyên môn, tổ chức – hướng dẫn – chỉ đạo chuyên môn, duyệt kế hoạch, chương trình dạy học của tổ chuyên môn và giảng viên, có những phân tích, trao đổi, thống nhất và chấp thuận kế hoạch, chương trình dạy học; về việc xây dựng thời khóa biểu; về xây dựng biểu mẫu, các mục tiêu cần đạt, các yêu cầu về phương pháp, hình thức, nội dung dạy học

- Tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục của nhà trường để xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh cho phù hợp

Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học các cấp đã chỉ đạo và hướng dẫn, Viện trưởng cụ thể vào điều kiện thực tế của Học viện và hướng dẫn lại cho CBQL, GV xây dựng kế hoạch năm học cho phù hợp Kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh là một bộ phận của kế hoạch hoạt động Học viện, do đó xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh phải đồng bộ với các kế hoạch khác của Học viện Hay nói cách khác, để xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh, Học viện cần: xác định tình hình đầu năm học, khóa học, phân tích tình hình và xác định mục tiêu, phân công viết dự thảo kế hoạch,

tổ chức họp góp ý dự thảo kế hoạch, hoàn chỉnh kế hoạch để Hội đồng điều hành phê duyệt, công khai, phổ biến kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh

- Đề ra mục tiêu, phương thức cần thiết để thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh

Dựa vào tình hình thực tế của Học viện khi xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh, phải bám sát mục tiêu chung của chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo năm học của Học viện mà đề ra các mục tiêu, phương thức cần thiết để thực hiện kế

Trang 37

hoạch dạy học môn Tiếng Anh Mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh là cái đích mà GV

và TNS cần hướng tới Khi GVvà TNS thống nhất được mục tiêu dạy học thì họ sẽ cùng cộng tác, nỗ lực cùng nhau để tiến tới cái đích đó Người lãnh đạo phải xác định mục tiêu lớn như mục tiêu năm học, mục tiêu của môn học (học phần), GV căn cứ vào

đó xác định chính xác những gì cần phải dạy và dạy đến mức độ nào, lựa chọn và thực hiện được những phương pháp dạy học phù hợp để TNS học tập có kết quả nhất; TNS căn cứ vào đó xác định chính xác mình phải học những gì để hoàn thành nhiệm vụ môn học cũng như lựa chọn được phương pháp học tập thích hợp, tự đánh giá được kết quả học tập của mình khi so sánh với mục tiêu từ đó tự điều chỉnh việc học tập cho phù hợp để sớm đạt được mục tiêu Mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh sẽ tăng cường

sự cộng tác giữa GV và TNS trong quá trình dạy học môn Tiếng Anh

- Đề ra nội dung dạy học môn Tiếng Anh

Kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh chú trọng việc hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy theo chủ đề và việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức để thực hiện và đạt kết quả mong đợi mà chương trình đào tạo đã đề ra; Hướng dẫn GV xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề,

tự chọn; sử dụng thiết bị dạy học, soạn giáo án theo phân phối chương trình, viết sáng kiến kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học Có kế hoạch tổ chức các cuộc họp chuyên môn theo định kì quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác để kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV thực hiện

hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; kế hoạch dự giờ của các GV ) Nội dung giảng dạy được lựa chọn và trình bày theo hệ thống chủ đề, vừa đảm bảo tính giao tiếp cao, vừa đảm bảo tính cơ bản, chính xác và hiện đại của ngôn ngữ Nội dung phải nhằm thực hiện các mục tiêu của dạy học môn Tiếng Anh tại Học viện nhằm giúp cho TNS nắm vững

được kỹ năng giao tiếp cơ bản dưới dạng nghe – nói – đọc – viết, trên cơ sở trang bị

kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, sự hiểu biết về văn hóa, hình thành nền tảng cơ sở ngôn ngữ chuyên ngành Phật học cho TNS

- Xây dựng mốc thời gian thực hiện các mục tiêu kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh

Kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh phải được cụ thể hoá kế hoạch từng tháng/tuần/ngày về hoạt động dạy học, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề phù hợp và triển khai đến tất cả GVnhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh và các hoạt động giáo dục khác của Học viện

- Xác định nguồn lực để thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh

Kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh phải xác định nguồn lực cần thiết để thực hiện, bao gồm: đội ngũ CBQL, GV và TNS; cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ phục vụ dạy học; nguồn kinh phí để thực hiện Bên cạnh đó việc phân công nhiệm vụ cho từng GV hay từng nhóm GV, huy động nguồn lực có tính phù hợp, khả thi của kế

Trang 38

hoạch dạy học môn Tiếng Anh với kế hoạch đào tạo chung và điều kiện thực tế của Học viện

1.4.3 Tổ chức dạy học môn Tiếng Anh

Tổ chức là một trong những chức năng cơ bản của quản lý, liên quan đến quá trình phân công nhiệm vụ, điều phối các hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra Sau khi xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh, người lãnh đạo căn cứ vào nhiệm vụ (quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy, quản lý hồ sơ chuyên môn của giảng viên; về quản lý giờ dạy trên lớp, đổi mới phương pháp dạy học, công tác tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; về quản lý học tập trên lớp và hoạt động tự học Tiếng Anh ngoài giờ lên lớp) để phân quyền và trách nhiệm đến các thành viên trong

tổ bộ môn Từ đó, tổ bộ môn phát huy vai trò, nhiệm vụ và sự vận hành của tổ chức để triển khai nhiệm vụ dạy học đến từng GVnằm thực hiện nhiệm vụ được giao

Tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh có vai trò thực hiện hóa các mục tiêu, nội dung, chương trình kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh đã đề ra Để tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cần có sự sắp xếp, phân phối các nguồn lực, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên trong tổ bộ môn, người lãnh đạo cần thực hiện những công việc cơ bản để tổ chức dạy học môn Tiếng Anh như sau:

- Tổ chức nhân sự dạy học môn Tiếng Anh: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho GV; sắp xếp, bố trí GV phù hợp với nhiệm vụ giảng dạy

Dựa trên kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh đã được lập, tuỳ thuộc vào tình hình nhân sự của Học viện, tuỳ theo số lượng lớp trong tổ khối, khoa, người lãnh đạo quyết định cơ cấu số giảng viên, Tổ bộ môn cho phù hợp với quy đinh Từ cơ cấu này người lãnh đạo cần quy hoạch phát triển đội ngũ tổ trưởng, tổ phó, giảng viên; lập kế hoạch sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho GV nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học Để thực hiện tốt công tác tổ chức nhân sự, trước hết cán

bộ quản lý phải thực sự sáng suốt và công tâm, phải hiểu biết sâu sắc và nắm vững chuyên môn, phải có cái nhìn khách quan về năng lực và kinh nghiệm của từng GVđể giao việc hợp lý

- Phân công, phân nhiệm một cách hợp lý đối với từng GVvà CBQL

Trên cơ sở sắp xếp một cách khoa học những yếu tố con người, điều kiện cơ sở vật chất, những dạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh, người lãnh đạo xem xét kế hoạch, mục tiêu, nội dung hoạt động dạy học môn Tiếng Anh từng giai đoạn cụ thể để

có sự phân công, phân nhiệm một cách hợp lý đối với từng tổ bộ môn và GVtrong nhà trường để có thể chủ động lựa chọn nội dung, hình thức, cách thức và đề ra biện pháp quản lý phù hợp Để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch dạy học, người lãnh đạo phải quán triệt đầy đủ nhiệm vụ, trách nhiệm từng công việc được giao cho từng cá nhân trong Học viện

Trang 39

- Tổ chức trao đổi, thảo luận về kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Anh;

Tổ chức các cuộc họp chuyên môn theo định kì quy định về hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

Người lãnh đạo tổ chức trao đổi, thảo luận về kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Anh Ngoài những chuyên đề, văn bản chỉ đạo chung của ngành, căn cứ vào tình hình thực tế, nhu cầu của tổ bộ môn, người lãnh đạo tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận về hoạt động chuyên môn dạy học môn Tiếng Anh, thảo luận rút kinh nghiệm sau

dự giờ, thảo luận vấn đề mới, vấn đề khó, vấn đề đang là hạn chế, yếu kém của tổ bộ môn để từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm và lòng yêu nghề, của mỗi giảng viên Người lãnh đạo có kế hoạch tổ chức các cuộc họp tổ bộ môn theo định kì quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác để kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GVcủa tổ (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; kế hoạch

dự giờ của các thành viên trong tổ, )

- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, công nghệ, nhân lực để phối hợp thực hiện

Cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ và nhân lực (bao gồm: Phòng học, thư viện, phòng bộ môn ngoại ngữ có kết nối internet, băng đĩa, phim ảnh, tài liệu bằng Tiếng Anh, sách giáo khoa, sách tham khảo, các phần mềm DH ngoại ngữ, máy chiếu

đa năng, máy photo, máy scan…) trong nhà trường là điều kiện hết sức quan trọng để thực hiện hoạt động dạy học môn Tiếng Anh Vì thế cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cần phải phù hợp với đặc điểm của từng chuyên ngành đào tạo hệ Cử nhân Phật học tại Học viện PGVN và từng bước đáp ứng nhu cầu theo quy định Căn cứ vào tình hình thực tế, nhu cầu của tổ bộ môn, Viện trưởng tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ và các GV, nhân viên cần phối hợp để thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Anh, đảm bảo cho hoạt động dạy học môn Tiếng Anh được thuận lợi và hiệu quả nhất

1.4.4 Chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

Người lãnh đạo sử dụng chức năng chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Anh nhằm kích thích, động viên, chỉ huy, phối hợp nhân sự thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã định và giải quyết các mâu thuẫn khi phát sinh, bao gồm: chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy của giảng viên; chỉ đạo quản lý hồ sơ chuyên môn của giảng viên; chỉ đạo quản lý giờ dạy trên lớp của giảng viên; chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học; chỉ đạo công tác tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; chỉ đạo quản lý học tập trên lớp của TNS; chỉ đạo quản lý hoạt động tự học Tiếng Anh của TNS Người lãnh đạo cần thực hiện những công việc cơ bản để chỉ đạo dạy học môn Tiếng Anh:

Trang 40

- Bám sát kế hoạch đào tạo của Học viện để hướng dẫn, điều khiển việc thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh

Bám sát vào kế hoạch đào tạo của Học viện đã được phê duyệt theo tuần, tháng, học kỳ, năm học, người lãnh đạo hướng dẫn, điều khiển việc thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh để đạt được mục tiêu trong năm học Tổ trưởng chuyên môn phổ biến rõ ràng, cụ thể đến GVnhiệm vụ năm học và kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh từ

đó GVxác định đúng các công việc phải làm theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; Việc phân công công việc đến từng GV trong tổ phải phù hợp với năng lực chuyên môn và nguyện vọng của giảng viên Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh theo chủ đề và việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức để thực hiện và đạt kết quả mong đợi mà chương trình đào tạo đã đề

ra

- Chỉ đạo hoạt động dạy môn Tiếng Anh của giảng viên

Vai trò chủ đạo của hoạt động dạy môn Tiếng Anh với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển quá trình học tập của TNS, giúp cho họ nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ Hoạt động dạy có chức năng kép truyền đạt và điều khiển Chỉ đạo hoạt động dạy môn Tiếng Anh của GV bao gồm: Chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình,

kế hoạch giảng dạy; Chỉ đạo quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên như kế hoạch giảng dạy môn học; soạn giáo án; Sổ tay giáo viên (Sổ theo dõi chuyên cần, điểm của

HS, ghi chép, dự giờ ); hồ sơ nghiên cứu khoa học (Đăng ký đề tài, đề cương nghiên cứu, tư liệu và kết quả nghiên cứu); Chỉ đạo quản lý giờ dạy trên lớp của GV; Chỉ đạo công tác đổi mới phương pháp dạy học; Chỉ đạo công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

- Chỉ đạo hoạt động học môn Tiếng Anh của TNS

Hoạt động học môn Tiếng Anh của TNS có hai chức năng thống nhất là lĩnh hội

và tự điều khiển Chỉ đạo hoạt động học môn Tiếng Anh của TNS bao gồm: Chỉ đạo công tác quản lý học tập trên lớp của TNS và Chỉ đạo công tác quản lý hoạt động tự học Tiếng Anh ngoài giờ lên lớp của TNS

- Có các biện pháp đôn đốc, khuyến khích, động viên; Kịp thời phát hiện, giải quyết các khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện hoạt động dạy môn Tiếng Anh của GVvà hoạt động học môn Tiếng Anh của TNS

Người lãnh đạo xem xét kế hoạch, mục tiêu, nội dung dạy học môn Tiếng Anh

ở từng giai đoạn cụ thể để theo dõi, động viên, đôn đốc GV thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giải đáp thắc mắc, tháo gỡ khó khăn và biểu dương các sáng kiến nâng cao hiệu quả hoạt động dạy môn Tiếng Anh của GV và hoạt động học môn Tiếng Anh của TNS

sẽ tạo điều kiện cho tất cả thầy và trò được khuyến khích thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh hệ Cử nhân Phật học tại Học viện PGVN đạt kết quả tốt

Ngày đăng: 04/12/2024, 09:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w